intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng kĩ thuật dạy học theo dự án vào môn Giáo dục công dân 12 trường THPT Trần Phú

Chia sẻ: Trinh Nga | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

289
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nhằm tìm hiểu một cách hệ thống từ các lí thuyết của kĩ thuật dạy học theo dự án, hình dung cách thực hiện, áp dụng một cách sáng tỏ, thuần thục.áp dụng vào dạy học cụ thể ở môn Giáo dục công dân khối 12, từ đó đánh giá rút ra những bài học kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện trong các giai đoạn tiếp theo,cũng như làm tư liệu để trao đổi giữa các đồng nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng kĩ thuật dạy học theo dự án vào môn Giáo dục công dân 12 trường THPT Trần Phú

  1. CHUYÊN ĐỀ: ÁP DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀO MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ Người thực hiện: Trịnh Thị Thanh Nga Tổ : GDCD ­ Lịch Sử ­ Địa Lý A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Năm học 2020 – 2021 với chủ đề “Tiếp tục đổi mới quản lí, nâng cao chất lượng  giáo dục”, cùng với các phong trào thực hiện Hai không với bốn nội dung,cuộc vận  động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ  Chí Minh, mỗi thầycô giáo là tấm  gương đạo đức, tự học và sáng tạo, xây dựng trường học thânthiện học sinh tích cực,  năm học diễn ra trong thời điểm đất nước diễn ra nhi ềusự kiện chính trị, kinh tế văn  hoá xã hội trọng đại của đất nước đã đặt ra cho thầy và trò của nhà trường nói riêng   và ngành giáo dục nói chung không ítnhững thời cơ để phát triển cũng như thách thức.  Một trong những nhiệm vụ  trọng tâm được chọn là khâu đột phá để  giải quyết cơ  bản các nhiệm vụ của năm học là đổi mới phương pháp dạy và học, thúc đẩy tính tích cực của người họctheo   phương châm lấy học sinh làm trung tâm. Nhận thức sâu sắc được điều đó bản thân tôi trong những năm qua đã cố gắng bồi   dưỡng chuyên môn, đặc biệt là học hỏi để áp dụng các phương pháp, kĩthuật dạy học  tích   cực   bên   cạnh   các   phương   pháp   dạy   học   truyền   thống.   Trongđợt   bồi   dưỡng  chuyên môn đầu năm học vừa qua chúng tôi được học tập nhi ều kĩ thuật dạyhọc mới  và đã thống nhất áp dụng cụ thể vào một số bài học trong năm nay đểthí điểm, từ đó  rút kinh nghiệm cho các giai đoạn tiếp theo.
  2. Một trong những kĩ thuật mới đó mà bản thân tôi đã áp dụng là kĩ thuật dạyhọc  theo dự  án, đây là một kĩ thuật dạy học tích cực, được đánh giá là hiệu quả, đã áp   dụng phổ biến ở cấp THCS nhưng lại mới mẻ ở cấp THPT. Chính vì lẽ đó tôi quyết  định chọn đề tài “ÁP DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC THEO DỰ ÁNVÀO MÔN GIÁO  DỤC CÔNG DÂN 12” để  làm đề  tài kinh nghiệm cho mình,vừa là đánh giá lại kết  quả thực tế, vừa muốn qua đây để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp. 2.Tình hình nghiên cứu của đề tài. Trong các tài liệu nghiên cứu hiện nay về kĩ thuật dạy học theo dự án thìchủ  yếu  chuyển tải phần lí thuyết đại cương nói chung dưới dạng các công trình nghiên cứu,  được giới thiệu qua các lớp tập huấn hoặc trên các trang mạng mà chưa có một tài  liệu chính thống mang tính pháp quy. Có chăng là một số  bài soạn  ở  những môn tự  nhiên được các nhà nghiên cứu dùng để minh hoạ cho tài liệu của mình mà chưa có cụ  thể về môn Giáo dục công dân cấp THPT. 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài. Đề tài nhằm tìm hiểu một cách hệ thống từ các lí thuyết của kĩ thuật dạyhọc theo  dự  án, hình dung cách thực hiện, áp dụng một cách sáng tỏ, thuần thục.áp dụng vào  dạy học cụ thể ở môn Giáo dục công dân khối 12, từ đó đánh giá rút ra những bài học   kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện trong các giai đoạn tiếp theo,cũng như làm tư liệu  để trao đổi giữa các đồng nghiệp. 4. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 12A1, 12A2, 12A3, 12A4, 12A7, 12A9 của  trường THPT Trần Phú năm học 2019 ­ 2020. Phương pháp nghiên cứu được áp dụng là: logic lịch sử, quy nạp, diễn dịch... 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Đề  tài sẽ  góp phần nhất   định trong việc phân tích, đánh giá thuận lợi, khókhăn  cũng như hiệu quả vận dụng kĩ thuật dạy học theo dự án trong môn Giáodục công dân  lớp 12 trong thời gian qua. Đề xuất một số kinh nghiệm vận dụng.
  3. Đề tài có thể  xem như là một tư liệu tham khảo cho giáo viên trong việcđổi mới  phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh. B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Định nghĩa Dạy học theo dự án Dạy học theo dự án (Project Work) là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội chohọc  sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập, và áp dụng một cách sáng tạo vào  thực tế cuộc sống. Dạy học theo dự  án là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm.Nó giúp  phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thông qua những nhiệmvụ mang tính mở,  khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức đã học trong quá trình  thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Chương   trình   dạy   học   theo   dự   án   được   xây   dựng   dựa   trên   những   câu   hỏi  địnhhướng   quan   trọng,   lồng   ghép   các   chuẩn   nội   dung   và   tư  duy   bậc   cao   trong  nhữngbối cảnh thực tế. Bài học thiết kế theo dự án chứa đựng nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau,có thể lôi  cuốn được mọi đối tượng học sinh không phụ  thuộc vào cách học củahọ. Thông  thường học sinh sẽ được làm việc với các thầy cô giáo và nhữngthành viên trong lớp,   trong cộng đồng để  giải quyết vấn đề, hiểu sâu nội dung hơn. Các phương tiện kỹ  thuật cũng được sử  dụng để  hỗ  trợ  việc học. Trong quátrình thực hiện dự  án có thể  vận dụng nhiều cách đánh giá khác nhau để  giúphọc sinh tạo ra những sản phẩm có  chất lượng. Những đặc điểm của bài học được thiết kế theo dự án một cách hiệu quả. Có rất  nhiều kiểu dự án được tiến hành trong lớp học. Một dự án được coi làhiệu quả khi nó  đạt được sự  cân bằng giữa khả  năng thực hiện của học sinh với ýđồ  thi ết kế  của  giáo viên, chỉ rõ những công việc học sinh cần làm. Những đặc điểm dưới đây sẽ giúp   nhận diện rõ thế nào là bài học theo dự án hiệu quả. 2. Học sinh là trung tâm của quá trình dạy học
  4. Bài học theo dự án được thiết kế cẩn thận, lôi cuốn học sinh vào những nhiệmvụ  mở  và có tính thực tiễn cao. Các nhiệm vụ  của dự  án kích thích khả  năng ra quy ết  định, niềm cảm hứng, say mê của học sinh trong quá trình thực hiện và tạo ra sản   phẩm cuối cùng. Học sinh lĩnh hội kiến thức bài học thông qua việc tìm hiểu và tự  quyết định mức độ  hoàn thành các nhiệm vụ  của dự  án. Giáo viên giữ  vai trò người  hỗ  trợ  hay hướng dẫn. Học sinh hợp tác làm việc với nhau trong các nhóm, phát huy  tối đa năng lực cá nhân khi đảm nhận những vai trò khác nhau. 3. Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với cácchuẩn   kiến thức kĩ năng của môn học. Những dự án tốt được phát triển dựa trên những nội dung cốt lõi của chương trình  đáp ứng các chuẩn quốc gia và địa phương. Dự án có các mục tiêu rõ ràng gắn với các  chuẩn và tập trung vào những hiểu biết của học sinh sau quá trìnhhọc. Từ  việc định  hướng vào mục tiêu, giáo viên sẽ  chọn lựa hình thức dạy họcphù hợp, lập kế hoạch  đánh giá và tổ chức các hoạt động dạy và học. Kết quả của dự án được thể hiện kết  tinh trong sản phẩm của học sinh và quá trình thựchiện nhiệm vụ, ví dụ phần thuy ết  trình đầy thuyết phục hay ấn phẩm thông tin thể hiện sự lĩnh hội các chuẩn nội dung  và mục tiêu dạy học. 4. Dự án được định hướng theo bộ câu hỏi khung. Câu hỏi khung chương trình sẽ  giúp các dự  án tập trung vào những hoạt độngdạy  học trọng tâm. Học sinh được giới thiệu về  dự  án thông qua các câu hỏi gợi mở  những ý tưởng lớn, xuyên suốt và có tính liên môn. Học sinh sẽ buộc phải tư duy sâu   hơn về các vấn đề nội dung của môn học theo các chuẩn và mục tiêu. Có ba dạng câu hỏi khung chương trình: Câu hỏi khái quát, Câu hỏi bài học vàCâu  hỏi nội dung. Câu hỏi khái quát là các câu hỏi rộng, có tính mở, đề  cập đến các ý  tưởng lớn và các khái niệm xuyên suốt. Câu hỏi loại này thường mang tính liên môn,  giúp học sinh hiểu được mối quan hệ giữa các môn học. Các câu hỏibài học được gắn  trực tiếp với dự  án, hỗ  trợ  việc tìm kiếm lời giải cho câu hỏi khái quát. Các câu hỏi 
  5. bài học thể hiện mức độ hiểu những khái niệm cốt lõi vềdự án của học sinh. Các câu  hỏi nội dung thường mang tính thực tiễn cao, bám sát các chuẩn và mục tiêu đã đề ra. 5. Dự án đòi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên Ngay   từ   khi   triển   khai   dự   án,   các   kết   quả   dự   kiến   cần   phải   được   làm   rõ   và  phảiluôn   được   rà   soát   nhiều   lần   để   kiểm   chứng   mức   độ   lĩnh   hội   bằng   các  phươngpháp đánh giá khác nhau. Học sinh sẽ  được xem mẫu và hướng dẫn trước   đểthực hiện công việc có chất lượng nhất, và phải biết rõ điều gì đang chờ đợingay  từ  khi bắt đầu dự  án. Cần phải tạo cơ hội để  rà soát, phản hồi hay điềuchỉnh trong  suốt quá trình thực hiện dự án. 6. Dự án có liên hệ với thực tế Dự án phải gắn với đời sống thực tế của học sinh, có thể mời các chuyên giangoài  cùng tham gia để tạo ra những tình huống dạy học. Học sinh có thể thể hiện việc học   của mình trước những đối tượng thực tế, liên hệ với các nguồn lựccộng đồng, tham  khảo các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu, hoặc trao đổithông qua công nghệ hiện   đại. Học  sinh   thể   hiện  sự  hiểu  bi ết  của  mình  thông  qua  sản  phẩm  hoặc  quá  trình  thựchiện. Thông thường các dự  án được kết thúc với việc học sinh thể  hiện thành  quảhọc tập của mình thông qua các bài thuyết trình, các văn bản tài liệu, các môhình  dàn dựng, các đề án hoặc thậm chí là các sự  kiện mô phỏng như một hội thảo giả.  Những sản phẩm cuối cùng này giúp học sinh thể hiện khả năng diễn đạt và làm chủ  quá trình học tập. 7. Công nghệ thông tin hỗ trợ và thúc đẩy việc học của học sinh Học sinh được tiếp cận với nhiều công nghệ  khác nhau giúp hỗ  trợ  phát triển kỹ  năng tư duy, cho ý kiến đánh giá về nội dung và hỗ trợ tạo ra sản phẩm cuối.Với sự  trợ giúp của công nghệ, học sinh tự chủ hơn với kết quả cuối cùng, có cơhội “cá nhân  hoá sản phẩm”. Học sinh có thể  vươn ra khỏi 4 bức tường lớp học bằng cách cộng  tác với các lớp học từ  xa qua email và các trang web tự  tạo, hoặc trình bày việc học  của mình qua các chương trình đa phương tiện.
  6. Kỹ  năng tư duy là không thể thiếu trong làm việc theo dự  án. Làm việc theo dựán  sẽ  hỗ  trợ phát triển cả kỹ năng tư duy siêu nhận thức lẫn tư duy nhận thứcnhư hợp  tác, tự giám sát, phân tích dữ liệu, và đánh giá thông tin. Trong suốt quá trình thực hiện  dự án, các câu hỏi khung chương trình sẽ kích thích học sinh tư duy và liên hệ với các  khái niệm mang ý nghĩa thực tiễn cao. Chiến lược dạy học  đa dạng hỗ  trợ  phong cách học đa dạng. Các chiến lược  dạyhọc sẽ  tạo ra một môi trường học tập đa dạng hơn, thúc đẩy tư  duy bậc cao  hơn.Những chiến lược dạy học sẽ giúp đảm bảo cho học sinh được tiếp cận với toàn  bộ  học liệu của chương trình, tạo cơ hội thành công cho mỗi học sinh. Tronggiảng  dạy có thể kết hợp các kỹ thuật dạy học hợp tác, làm việc nhóm, phân nhánh tổ chức,   nhận xét phản hồi từ giáo viên hoặc từ bạn học. 8. Thiết kế kế hoạch dạy học theo dự án. * Có nhiều tài liệu nghiên cứu đưa ra các mô hình thiết kế  khác nhau về kĩ  thuật dạy học theo dự án, qua nghiên cứu và học hỏi tôi thấy rằng mô hình thiết kế  gồm 5 bước sau đây là đầy đủ và dễ dàng thực hiện hơn cả: Tên dự án I. Mục tiêu dự án 1. Kiến thức 2. Kĩ năng 3. Thái độ II. Các bước tiến hành 1. Xác định chủ  đề và mục đích dự  án (từ  dự  án lớn có thể  chia thành nhi ều dự  án   nhỏ hơn) hoặc nghiên cứu cả dự án lớn. 2. Xây dựng kế hoạch làm việc. ­ Phác thảo đề cương. ­ Bảng phân công công việc cho các thành viên trong nhóm. 3. Thực hiện. HS làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch.
  7. ­ Thu thập tài liệu. ­ Tổng hợp kết quả nghiên cứu, tìm hiểu của các thành viên trong nhóm. ­ Viết báo cáo và chuẩn bị các tài liệu liên quan. 4. Giới thiệu sản phẩm trước lớp ­ Mỗi nhóm cử một đại diện lên trình bày vấn đề đã tìm hiểu. ­ Cả lớp thảo luận để xây dựng hoàn thiện. 5. Đánh giá. ­ Tổ chức cho HS tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau. ­ GV tổng kết đánh giá. Rút kinh nghiệm. * Xác định chủ đề, mục đích của dự án Là bước đầu tiên quan trọng, GV cùng tất cả  các thành viên trong nhóm (hoặclớp)   cùng tham gia xây dựng và xác định được: ­ Mục đích của dự án ­ Đề xuất ý tưởng dự án ­ Thảo luận về ý tưởng dự án ­ Quyết định chủ đề, mục đích dự án. Xác định chủ đề bằng cách đề ra ý tưởng hoặc chủ đề lớn ban đầu được pháttriển  thành nhiều chủ đề nhỏ (tiểu chủ đề) bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy. Tiểu chủ  đề  chính là đối tượng nghiên cứu. Sử  dụng sơ  đồ  tư  duy để  tập hợp  ýkiến của các thành viên, kết hợp các ý tưởng, xây dựng cấu trúc kiến thức, xácđịnh  quy mô nghiên cứu, xác định các hoạt động học tập cần thực hiện. * Xây dựng kế hoạch Sau khi lựa chọn đựơc chủ đề nghiên cứu, HS với sự hướng dẫn của GV xâydựng  đề cương cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án. Cần xác địnhnhững công việc   phải làm, thời gian dự  kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháptiến hành và phân công  công việc trong nhóm… * Tìm kiếm và thu thập dữ liệu: Sau khi có chủ đề dự án và xây dựng các tiểuchủ  đề, bước tiếp theo là thu thập thông tin. Có thể bắt đầu thu thập thông tinbằng cách: 
  8. Đọc báo, tìm trên Internet, tìm trong thư viện, thực nghiệm, quan sát,điều tra, phỏng  vấn… Khi tìm thông tin qua báo chí, internet, thư viện, …có thể sử dụng phiếu ghi dữliệu. Bên cạnh đó để giúp HS ghi lại quá trình thực hiện các nhiệm vụ đa dạng trongdự  án học tập, có thể lập “Sổ theo dõi dự án” để sự dụng. HS ghi lại thông tinđã thu thập   và các kết quả  thảo luận trong sổ  theo dõi cho đến khi dự  án kếtthúc. GV có thể  rà  soát lại sổ theo dõi để kiểm tra tiến độ thực hiện dự án củaHS. * Làm thực nghiệm hoặc quan sát: Khi làm thực nghiệm hoặc quan sát, cần thiết kế trước các hoạt động. Thựcnghiệm  nhằm chứng minh hoặc phủ  nhận một giả  thuy ết. Một thực nghiệm baogồm: Mục  tiêu, phương pháp, đo lường hoặc quan sát, kết quả và thảo luận, kếtluận. * Điều tra hoặc phỏng vấn: Trước khi điều tra, phỏng vấn, cần thiết kế các câuhỏi. Ví dụ các câu hỏi điều tra: 1. Khi bị xâm hại tình dục, cách tốt nhất là im lặng, ý kiến của bạn về quan điểm này   là: ( Trả lời bằng cách đánh dấu vào ô của một trong câu trả lời sau) ? không đồng ý ? đồng ý 2. Bạn có hay đụng chạm vào cơ thể người khác để trêu đùa không ? ? Có ? Không Ví dụ các câu hỏi phỏng vấn: Tại sao chúng ta cần quan tâm đến vấn đề giáo dụcgiới  tính? Bạn sẽ làm gì khi có người tìm cách tiếp cận, đụng chạm vào cơ thể mình?  * Thiết kế câu hỏi hiệu quả bằng cách nào:  Mỗi câu hỏi CHỈ  HỎI một nộidung, sử  dụng ngôn ngữ  đơn giản, thử  nghiệm câu  hỏi với bạn bè để điều chỉnhnếu cần. Nếu việc điều tra, phỏng vấn trên đường phố khó thực hiện thì có thể ti ến hànhvới  các đối tượng sau: HS trong trường, các GV trong trường, Cha mẹ HS.
  9. * Phân tích và giải thích các kết luận:  Sau khi thu thập dữ liệu, cần phân tíchđể thu được thông tin có giá trị, tin cậy và có   ý nghĩa. Các kết luận rút ra sau khi phân tích đầy đủ các dữ liệu là minh chứng cho các   phát hiện của dự án. Sau khi lập bảng và biểu đồ, cần giải thích các bảng biểu bằng   cách: ? Mô tả các dữ liệu lớn nhất/nhỏ nhất ? Mô tả các dữ liệu nổi bật ? So sánh dữ liệu ? Giải thích các nguyên nhân * Tổng hợp thông tin:  Các dữ liệu thô cần được tổng hợp lại để chỉ  đưa vàobáo cáo các kết luận có liên  quan và đã được phân tích. Chú ý rằng chỉ  liệt kêcác ý chính, tóm tắt thông tin bằng   MỘT hoặc HAI câu. * Xây dựng sản phẩm dự án:  Sau khi thu thập được các thông tin qua hoạtđộng tìm kiếm, điều tra, phỏng vấn và  phân tích, HS có thể tập hợp lại thànhmột sản phẩm của dự án. Tổng hợp tất cả các   kết quả  đã phân tích thành sản phẩm cuối cùng. Sản phẩm cuối cùng có thể  được   trình   bày   dưới   nhiều   dạngkhác   nhau:   bài   thuyết   trình,   biểu   diễn   (kịch,   hát,   múa,  thơ…), trưng bày triển lãm (tranh ảnh, vật thật, báo tường, mô hình,…), powerpoint… Báo cáo sản phẩm dự án thường bao gồm: Tên dự án • Lý do nghiên cứu • Mục tiêu dự án • Các hoạt động tìm hiểu • Dữ liệu và bàn luận • Kết luận • Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện dự án * Đánh giá dự án: 
  10. GV và HS đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng nhưkinh nghiệm đạt được.  Từ  đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện cácdự  án tiếp theo. Có thể  sử  dụng phiếu đánh giá trong học theo dự án như sau: II. CƠ SỞ THỰC TIỄN A. Bài soạn minh hoạ: Bài soạn minh hoạ cũng như mô tả lại quá trình thực hiện dự án của học sinhnhằm   thể hiện việc đã áp dụng kĩ thuật dạy học theo dự án. Bài soạn này đượcsử dụng để  dạy học môn Giáo dục công dân 12, bắt đầu thực hiện từ đầu nămhọc song song với   quá trình dạy học và kết thúc để trình bày kết quả vào giờngoại khoá cuối của kì học,  các hoạt động của học sinh, tìm hiểu, thực hiện dựán được thực hiện ngoài giờ  lên   lớp trong suốt một quá trình Tên dự án: PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC I. Mục tiêu dự án 1. Kiến thức: Học sinh nắm được thực trạng hiện nay về tệ nạn xâm hại tình dục ở  Việt Nam,  tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh, xử lý. Biết tham gia tuyên truyền cho bạn bè, gia đình, cộng đồng cùng xử lý vấn nạn này. 2. Kỹ năng: Biết nhận biết và xử lý khi rơi vào trường hợp bị xâm hại Biết tư vấn, giúp đỡ nạn nhân của xâm hại tình dục Lên án, tố cáo những hành vi xâm hại tình dục. Viết được bài luận, trình bày kết quả trước đám đông. Sử  dụng được các phương  tiện hỗ trợ để thực hiện dự án 3. Thái độ: Tôn trọng bản thân và người khác, nhận biết được các hành vi xâm hại. Kiên quyết xử lý các hành vi xâm hại đúng theo quy định của pháp luật, bảo vệ nạn   nhân bị xâm hại. II. Các bước tiến hành
  11. 1. Xác định chủ đề và mục đích dự án : Chủ đề của dự án: Phòng chống xâm hại tình dục. Mục đích của dự án: Thu thập thông tin v ề vấn nạn xâm hại tình dục , đặc biệt đối  với nạn nhân là trẻ  em. Từ  đó biết cảnh giác, phòng tránh, nhận biết và xử  lý đúng  cách đối với hành vi này. 2. Xây dựng kế hoạch làm việc. (Do các nhóm học sinh tự thực hiện dưới sự hướng   dẫn của giáo viên)  a ­ Đ ề     cươ    ủa dự án:     ng c ­ Tìm hiểu thực trạng xâm hại tình dục ở nước ta. ­ Nguyên nhân, hậu quả của xâm hại tình dục. ­ Cách phòng tránh xâm hại tình dục. ­ Biện pháp xử lý thích hợp, điều trị tâm lý đối với nạn nhân. b ­ Bảng phân công công việc cho các nhóm: ­ Nhóm 1: Tìm hiểu thực trạng xâm hại tình dục ở nước ta. ­ Nhóm 2: Nguyên nhân, hậu quả của xâm hại tình dục ­ Nhóm 3: Cách phòng tránh xâm hại tình dục. ­ Nhóm 4: Biện pháp xử lý thích hợp, điều trị tâm lý đối với nạn nhân. 3. Thực hiện HS làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch ­ Thu thập tài liệu ­ Tổng hợp kết quả nghiên cứu, tìm hiểu của các thành viên trong nhóm ­ Viết báo cáo và chuẩn bị các tài liệu liên quan 4. Giới thiệu sản phẩm trước lớp ­ Mỗi nhóm cử một đại diện lên trình bày vấn đề đã tìm hiểu. ­ Cả lớp thảo luận để xây dựng hoàn thiện. 5. Đánh giá. ­ Tổ chức cho HS tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau ­ GV tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm.
  12. B. Hiệu quả đạt được khi áp dụng kinh nghiệm này với bản thân. Có rất nhiều phương pháp dạy học đưa lại hiệu quả  cho môn học. Việc lựachọn   một hoặc một số phương pháp, kĩ thuật phù hợp cho nội dung bài học, môn học là rất  cần thiết. Đặc biệt nếu ứng dụng vào tiết ngoại khóa thì rất phù hợp. Khi đưa kĩ thuật dạy học này vào bài học thì hiệu quả của liên hệ thực tiễnđã được  phát huy tích cực. Học sinh học theo cách lồng ghép câu và tự  giác, chủđộng, các em  sẽ  cảm thấy hứng thú và tăng tính liên hệ  thực tiễn. Hầu h ết học sinh đã cảm thấy  hứng thú và thích học bộ môn vì nó giảm đi tính khô khan. Những tư liệu, công việc  và con người có thật đã tạo cơ hội cho các em nắm bắt thực tế vào nội dung bài học  dễ dàng hơn rất nhiều. Đa số học sinh chịu khó tìm tòi tư liệu, chuẩn bị tốt cho công việc củamình. Các em  có cơ hội trao đổi với nhau về nội dung tư liệu mà giáo viên cungcấp hoặc mình tự  tìm được. Thông qua việc trao đổi, bàn luận nhóm, lớp các em đã đưa ra những thắc  mắc, câu hỏi với giáo viên hoặc bạn bè mình. Các em đãmở rộng tầm nhận thức là tự  học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ những côngviệc đó. Các em học sinh được tự thể  hiện khả năng của mình về mọi phương diện nên rất hứng thú với môn học. PHẦN KẾT LUẬN Có rất nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học môn GDCD , baogồm các phương  pháp dạy học truyền thống (trực quan, giảng giải, vấn đáp...) vàcác phương pháp, kĩ  thuật dạy học mới (như đóng vai, liên hệ thực tiễn, dựán...). Mỗi phương pháp và kĩ  thuật dạy học đều có mặt mạnh và mặt hạn chế  riêng. Các phương pháp sẽ phù hợp  với từng loại bài riêng, từng hoạt động trong tiết dạy. Do đặc trưng của môn học Giáo dục công dân lớp 12 nên việc áp dụng  kĩ thuật   dạy học theo dự án là rất cần thi ết. Thông qua những hoạt động mà kĩ thuật dạy học   theo dự án tạo ra các em được tiếp xúc với thực tiễn nhiều hơn và phân tích để hiểu  sâu sắc nội dung bài học, môn học. Học sinh biết vận dụng kiến thức và thực tiễn  biết đánh giá thực tiễn và phát huy được tính tích cực trong họctập.
  13. Quá trình vận dụng kĩ thuật dạy học theo dự án vào môn Giáo dục công dân lớp 12  đã đạt được những kết quả  nhất định. Đa số  học sinh trong lớp thấy hứngthú với   phương pháp và kĩ thuật dạy học mới này. Lớp học sôi nổi, học sinh phát huy được  tính chủ động, sáng tạo trong học tập. Học sinh cũng được tạo cơ hộitìm tòi các kiến  thức mới và khó có liên quan đến nội dung bài học. Bên cạnh những thuận lợi vận dụng kĩ thuật dạy học này giáo viên và họcsinh còn  gặp phải một số khó khăn nhất định như: Quỹ thời gian hạn chế, tài liệu tham khảo  trong nhà trường chưa nhiều, một số học sinh còn thờ ơ với môn học... Như  vậy để  phát huy được tính tích cực của kĩ thuật dạy học này và khắcphục  được những hạn chế là yêu cầu đặt ra cho mỗi giáo viên khi vận dụng vào bài dạy.   Muốn phát huy tính tích cực cũng như khắc phục hạn chế của kĩ thuậtnày đòi hỏi cả  giáo viên và học sinh phải nỗ lực hết mình trong quá trình dạy và học. Đây cũng là yêu  cầu trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học nóichung và của bộ  môn Giáo dục  công dân lớp 12 nói riêng.                                                                                                    Người thực hiện Trịnh Thị Thanh Nga
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2