Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong nội dung Giáo dục địa phương lớp 10 để bồi đắp tình yêu quê hương và năng lực tự học cho học sinh trường THPT Hà Huy Tập
lượt xem 1
download
Sáng kiến "Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong nội dung Giáo dục địa phương lớp 10 để bồi đắp tình yêu quê hương và năng lực tự học cho học sinh trường THPT Hà Huy Tập" được hoàn thành với mục tiêu nhằm áp dụng hình thức lớp học đảo ngược vào dạy nội dung GDĐP, chúng tôi muốn bài học được triển khai theo cách hiện đại và sinh động, khai thác tối đa nguồn tư liệu sẵn có trên hệ thống kho dữ liệu số và nền tảng công nghệ, từ đó học sinh phát huy năng lực tự học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong nội dung Giáo dục địa phương lớp 10 để bồi đắp tình yêu quê hương và năng lực tự học cho học sinh trường THPT Hà Huy Tập
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN -------- SÁNG KIẾN ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 10 ĐỂ BỒI ĐẮP TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG VÀ NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP (Lĩnh vực: Giáo dục địa phương) Năm học: 2023-2024
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN -------- SÁNG KIẾN ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 10 ĐỂ BỒI ĐẮP TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG VÀ NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP (Lĩnh vực: Giáo dục địa phương) Người thực hiện : Lê Thị Kiều Nga Bùi Thị Thi Thơ Đỗ Thị Minh Phương Tổ : Ngữ Văn Điện thoại : 0985 338 282 Năm học: 2023-2024 DANH MỤC VIẾT TẮT
- TT VIẾT TẮT NỘI DUNG 1 GV Giáo viên 2 HS Học sinh 3 GDĐP Giáo dục địa phương 4 GDPT Giáo dục phổ thông
- MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................2 3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu.................................................................2 4. Giả thuyết khoa học........................................................................................2 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu...................................................................2 6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài..........................................................3 8. Đóng góp mới của đề tài.................................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...........................................................3 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN...........................................................................................3 1.1.Lớp học đảo ngược.......................................................................................3 1.2. Nội dung Giáo dục địa phương tỉnh Nghệ An lớp 10.................................6 1.3. Lí thuyết mô hình tháp thông tin DIKW.....................................................6 2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................7 2.1. Phương án phân công giáo viên dạy nội dung GDĐP lớp 10......................7 2.2. Tài liệu dạy học GDĐP lớp 10.....................................................................9 2.3. Cách tiếp cận và triển khai nội dung GDĐP lớp 10 của giáo viên..............9 2.4. Hiểu biết và thái độ của học sinh với nội dung GDĐP lớp 10...................12 3. Giải pháp triển khai mô hình lớp học đảo ngược vào nội dung giáo dục địa phương lớp 10...................................................................................................13 3.1. Thiết kế các hoạt động ngoài không gian lớp học......................................13 3.1.1. Lựa chọn bài học phù hợp với mô hình..................................................13 3.1.2. Xác định mục tiêu bài học.......................................................................14 3.1.3 Chuẩn bị tài liệu, bài học, bài tập phục vụ hình thức tự học....................16 3.1.4. Chia sẻ bài học, tài liệu với học sinh trên các nền tảng trực tuyến.........19 3.2. Tổ chức các hoạt động trong không gian lớp học......................................21 3.2.1. Hoạt động 1: Kiểm tra việc tự học của học sinh....................................21 3.2.2. Hoạt động 2: Điều hành phần thảo luận và giải đáp băn khoăn, thắc mắc của học sinh.......................................................................................................24 3.2.3. Hoạt động 3. Cùng học sinh giải quyết các tình huống, các vấn đề thực tiễn của địa phương có liên quan đến bài học...................................................27 3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp.................................................................30
- 3.4. Hiệu quả của các giải pháp........................................................................31 3.4.1. Đánh giá định tính...................................................................................31 3.4.2. Đánh giá định lượng................................................................................32 3.5. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp..................................34 3.5.1. Nội dung khảo sát...................................................................................34 3.5.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá................................................34 3.5.3. Đối tượng khảo sát..................................................................................34 3.5.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất....................................................................................................................34 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................38 1. Kết luận.........................................................................................................38 1.1. Tính mới.....................................................................................................39 1.2. Tính khoa học.............................................................................................39 1.3 Khả năng áp dụng của đề tài.......................................................................39 2. Khuyến nghị..................................................................................................39 2.1. Với Ban giám hiệu.....................................................................................39 2.2. Với giáo viên..............................................................................................39 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Chương trình giáo dục phổ thông đã nêu rõ: nội dung giáo dục của địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,.. của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương. Ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp với Hoạt động trải nghiệm. Ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, nội dung giáo dục của địa phương có vị trí tương đương các môn học khác. 1.2. Mặc dù là nội dung bắt buộc, có vị trí tương đương các môn học khác, tuy nhiên việc triển khai nội dung GDĐP ở trường THPT Hà Huy Tập nói riêng, một số trường ở phạm vi cả tỉnh Nghệ An nói chung chưa đáp ứng được vị trí và tầm quan trọng của bộ môn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó như: tài liệu phát hành chưa kịp thời nên người học gặp khó khăn, môn học không đánh giá bằng điểm số mà đánh giá bằng nhận xét nên học sinh có phần xem nhẹ; chương trình lớp 10 gồm 8 chủ đề với nội dung xoay quanh truyền thống, văn hoá, kinh tế, xã hội, môi trường... của tỉnh Nghệ An, trong khi đó mỗi giáo viên chỉ được đào tạo chuyên sâu ở một bộ môn và phông nền không thể phủ khắp các lĩnh vực. Kho dữ liệu, tư liệu trên nền tảng số chưa nhiều nên nguồn tham khảo cho thầy cô và học sinh chưa phong phú. Vì mới năm thứ hai thực hiện chương trình nên việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực còn hạn chế, GV chỉ giúp HS tái hiện lại các nội dung trong tài liệu. Vì vậy, việc triển khai dạy học GD ĐP chưa thật hiệu quả. 1.3. Trung thành với mục tiêu mà chương trình tổng thể đã nêu, thực hiện nội dung giáo dục địa phương tỉnh Nghệ An lớp 10 bằng mô hình lớp học đảo ngược, chúng tôi muốn mang lại hứng thú cho người học, trang bị cho học sinh những hiểu biết sâu sắc hơn về truyền thống, văn hoá, kinh tế, xã hội, môi trường của tỉnh Nghệ An, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương Nghệ An. Mặt khác, vận dụng hình thức dạy học hiện đại này còn góp phần hình thành năng lực tự học cho học sinh. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong nội dung Giáo dục địa phương lớp 10 để bồi đắp tình yêu quê hương và 6
- năng lực tự học cho học sinh trường THPT Hà Huy Tập làm đề tài sáng kiến. 2. Mục đích nghiên cứu - Áp dụng hình thức lớp học đảo ngược vào dạy nội dung GDĐP, chúng tôi muốn bài học được triển khai theo cách hiện đại và sinh động, khai thác tối đa nguồn tư liệu sẵn có trên hệ thống kho dữ liệu số và nền tảng công nghệ, từ đó học sinh phát huy năng lực tự học, - Áp dụng hình thức lớp học đảo ngược vào dạy nội dung GDĐP, chúng tôi muốn bài học được triển khai theo cách hiện đại và sinh động, từ đó người học hứng thú với bài học, có hiểu biết sâu sắc và có tình yêu, niềm tự hào về quê hương Nghệ An, có trách nhiệm giải quyết một số vấn đề của quê hương trong khả năng của mình. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu HS trường THPT Hà Huy Tập các lớp 10D2, 10D3, 10D4 năm học 2022- 2023, lớp 10D1, 10D2, 10D3, 10D4 năm học 2023-2024. 3.2. Đối tượng nghiên cứu. Cách tổ chức dạy học nội dung Giáo dục địa phương lớp 10 bằng hình thức lớp học đảo ngược. 4. Giả thuyết khoa học Nếu áp dụng hình thức lớp học đảo ngược vào các bài, các đơn vị kiến thức phù hợp trong nội dung GD ĐG lớp 10 thì học sinh sẽ có hứng thú học tập, có niềm tự hào về quê hương, có những hiểu biết sâu sắc về một số vấn đề của Nghệ An, có trách nhiệm giải quyết một số vấn đề của quê hương, đồng thời năng lực tự học được củng cố. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận về hình thức lớp học đảo ngược. - Khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học nội dung GDĐP lớp 10 tại trường THPT Hà Huy Tập và một số trường trên địa bàn thành phố Vinh. - Đề xuất giải pháp áp dụng hình thức lớp học đảo ngược vào dạy một số bài, đơn vị kiến thức trong nội dung GDĐP lớp 10. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu áp dụng một hình thức dạy học 7
- hiện đại là lớp học đảo ngược vào một nội dung mới là GDĐP lớp 10 của chương trình mới là GDPT 2018 - Về thời gian: trong năm học 2022- 2023 và 2023- 2024 6. Phương pháp nghiên cứu - Nhóm phương pháp lí thuyết - Nhóm phương pháp điều tra, khảo sát - Nhóm phương pháp thực nghiệm 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài Luận điểm 1: Mô hình lớp học đảo ngược là một mô hình dạy học hiện đại, có thể áp dụng và đưa lại hiệu quả cho nhiều bộ môn, nhiều nội dung dạy học, trong đó có một số chuyên đề của chương trình Giáo dục địa phương tỉnh Nghệ An. Luận điểm 2: Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược vào những chủ đề phù hợp của nội dung giáo dục địa phương sẽ giúp nâng cao năng lực tự học và bồi đắp tình yêu quê hương cho học sinh tỉnh nhà. 8. Đóng góp mới của đề tài - Lớp học đảo ngược là một mô hình dạy học mới và hiện đại, được áp dụng ở một số bài học cụ thể trong các môn học như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Hóa học.. . Đề tài đề xuất một phạm vi mới là áp dụng cho nội dung giáo dục địa phương. - Giáo dục địa phương tỉnh Nghệ An là một nội dung mới trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trước đây, trong chương trình 2006, nội dung này tích hợp vào môn lịch sử phần lịch sử địa phương. Vì vậy, các sáng kiến đó chủ yếu tập trung vào việc tổ chức dạy học lịch sử địa phương. Đề tài của chúng tôi không chỉ đề xuất giải pháp dạy giáo dục địa phương chung chung mà chú trọng phát triển năng lực tự học và tình yêu quê hương cho người học. PHẦN HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận 1.1. Lớp học đảo ngược 1.1.1. Khái niệm Lớp học đảo ngược (Flipped classroom) là một mô hình đào tạo mới, hiện đại. Bản chất của nó nằm ngay trong thuật ngữ “lớp học đảo ngược”, hàm ý chỉ ra sự khác biệt so với mô hình đào tạo truyền thống, quen thuộc. Nếu ở mô hình đào tạo truyền thống, nội dung học tập được cung cấp chủ yếu trong giờ lên lớp và bằng hình thức giáp mặt trực tiếp thì ở mô hình lớp học đảo ngược, nội dung học 8
- tập được cung cấp cho người học trước khi vào lớp và chú trọng vận dụng hình thức đào tạo trực tuyến. Ở lớp học đảo ngược, thời gian lên lớp được sử dụng để khám phá sâu hơn các chủ đề. Với 6 cấp độ học tập trong thang Bloom, trong lớp học đảo ngược, người học sẽ chú trọng nhớ và hiểu khi tự học ngoài giờ lên lớp. Việc học ở lớp chú trọng với các hoạt động ứng dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo. Điều này ngược lại với lớp học truyền thống, vốn rất chú trọng việc giúp người học hiểu và nhớ lý thuyết tại lớp. Ý tưởng và mô hình lớp học đảo ngược hình thành tại Mỹ từ những năm 1990. Với hình thức đào tạo online, tài liệu học tập được giảng viên cung cấp trên hệ thống E-Learning. Người học sẽ học tập ở cả hai không gian trong và ngoài phạm vi lớp học, điều này làm tăng thời lượng và hiệu quả học tập. Hoạt động của Người dạy Người học người tham gia - Tự học, xem, tìm hiểu bài - Soạn tài liệu giảng dạy, giảng Ngoài không video bài giảng gian lớp học - Ghi chú những điều chưa rõ, - Chia sẻ với người học trên chưa hiểu, chuẩn bị các câu Hệ thống quản lý học tập hỏi dành cho người dạy - Điều phối lớp học - Chủ động tham gia lớp học Trong không gian lớp học - Trả lời câu hỏi, tình huống - Đặt câu hỏi, thực hành, thảo thực tế của người học luận, ứng dụng các kiến thức 9
- Phương pháp Flipped classroom thường được triển khai theo 3 bước. Bước 1: học trước trên Learning Bước 2: Học trên livestream hoặc trực tiếp tại lớp Bước 3: hoàn tất môn học trên eLearning. Sau đây là bảng mô tả cụ thể về phương pháp dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược (Theo https://thinkingschool) :1 1.1.2. Ưu điểm của Flipped Classroom Tuy vẫn còn những hạn chế tất yếu, Flipped classroom đã chứng tỏ được ưu thế của một mô hình học tập và đào tạo online với hiệu quả nổi bật, cụ thể là có thể giúp nhà trường triển khai đào tạo với quy mô lớn, với nhiều lớp học, số lượng học sinh và trên nhiều địa bàn khác nhau. Mô hình này cũng giúp duy trì các hình thức hoạt động học tập đa dạng, giúp người học có thể đào sâu kiến thức và thực hành vận dụng các kĩ năng học tập cần thiết (ví dụ, kĩ năng sử dụng CNTT) một cách hiệu quả. Trong sự so sánh lớp học đảo ngược với lớp học truyền thống, đánh giá dựa vào mô hình tháp Bloom cho thấy hiệu quả tối ưu của lớp học đảo ngược như sau: Trong lớp học truyền thống, giáo viên chỉ hướng dẫn, truyền đạt kiến thức. Vì thế, khi ở trên lớp học sinh chỉ đạt hai mức đầu của thang đo cấp độ tư duy là ghi nhớ, thông hiểu. Để đạt được mức độ cao hơn là ứng dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo, học sinh phải nỗ lực tự học và nghiên cứu ở nhà. Còn trong lớp học đảo ngược, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ tự học, nghiên cứu bài giảng và tài liệu ở nhà để đạt hai mức đầu là ghi nhớ, thông hiểu. Sau đó, học sinh lên lớp tương tác, thảo luận, thuyết trình với giáo viên và các bạn cùng lớp để đạt bốn mức độ cao hơn là ứng dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo. Giáo viên có thời gian để cùng học sinh đi sâu và ứng dụng vào thực tiễn. Học sinh có thể biến kiến thức trong sách thành kiến thức của mình thay vì chỉ dừng lại ở mức hiểu và nhớ nhưng không biết cách áp dụng vào thực tiễn. Đây cũng chính là vấn đề của mô hình giáo dục truyền thống trước đây mà mô hình lớp học đảo ngược đã giải quyết được. 10
- 1.2. Nội dung Giáo dục địa phương tỉnh Nghệ An lớp 10 Khung chương trình tổng thể của nội dung GDĐP có 17 chủ đề sắp xếp theo 3 nhóm vấn đề do đặc điểm tích hợp của tài liệu: văn hóa, lịch sử truyền thống của địa phương; địa lí, kinh tế, hướng nghiệp của địa phương; chính trị, xã hội, môi trường của địa phương. Căn cứ chương trình giáo dục phổ thông, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, thẩm định, chỉnh sửa tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương; chỉ đạo việc tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và báo cáo để Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Theo chủ trương đó, Tài liệu GDĐP tỉnh Nghệ An lớp 10 được biên soạn, phê duyệt gồm 8 chủ đề: Chủ đề 1. Tổ chức làng, bản ở Nghệ An Chủ đề 2. Thành tựu âm nhạc ở Nghệ An Chủ đề 3. Nghệ An trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Chủ đề 4. Giáo dục ở Nghệ An trong lịch sử Chủ đề 5. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở Nghệ An Chủ đề 6. Đa dạng sinh học ở Nghệ An Chủ đề 7. Chính sách an sinh xã hội ở địa phương Chủ đề 8. Thiên tai và biến đổi khí hậu ở Nghệ An 1.3. Lí thuyết mô hình tháp thông tin DIKW Theo lí thuyết, toàn bộ thông tin tồn tại ở 4 mức độ: Mức 1: Dữ liệu (Data): là các sự vật hiện tượng khách quan, các dữ kiện rời rạc của môi trường 11
- Mức 2: Thông tin (Infomation): dữ liệu trong bối cảnh cụ thể được xử lí và tổ chức lại một cách ích để trả lời câu hỏi: ai, cái gì, khi nào. Như vậy thông tin là dữ liệu có ý nghĩ trong bối cảnh với người quan tâm. Mức 3: Kiến thức (Knowledge): mối liên hệ giữa các sự kiện, cách vận hành, quy trình hành động. Như vậy, kiến thức là sự kết nối thông tin để sử dụng, vận hành có hiệu quả Mức 4: Trí tuệ (Wisdom): là khả năng suy nghĩ và hành động sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết, ý thức chung và cái nhìn sâu sắc. Như vậy, trí tuệ là sự vận dụng kiến thức linh hoạt, phát hiện quy luật chi phối, áp dụng vào những tình huống mới. Chiếu mô hình lí thuyết thông tin sang thang năng lực mà chương trình GDPT hướng đến, chúng ta thấy có sự tương ứng giữa các cấp độ: nhận biết (mức 1), thông hiểu (mức 2), vận dung (mức 3), vận dụng cao (mức 4). Nhìn sâu hơn, chúng ta thấy mô hình lớp học đảo ngược là sự cụ thể hóa chính xác 4 mức của tháp thông tin cũng như thang năng lực giáo dục. Các hoạt động ngoài lớp học (đọc tài liệu, học bài online) để nắm thông tin cơ bản là khâu nhận biết, thông hiểu. Các hoạt động trong không gian lớp học (thảo luận, thắc mắc; giải quyết tình huống thực tiễn ) là mức vận dụng, vận dụng cao. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Phương án phân công giáo viên dạy nội dung GDĐP lớp 10 Từ học kì 2 năm học 2022-2023, chương trình được triển khai đại trà trên toàn tỉnh Nghệ An. Trường THPT Hà Huy Tập bố trí giáo viên dạy trong 2 năm học như sau: 12
- Giáo viên Chủ đề Thời lượng 2022-2023 2023-2024 Chủ đề 1. Tổ chức làng, bản ở Nghệ 4 tiết Ngữ văn Ngữ văn An Chủ đề 2. Thành tựu âm nhạc ở 4 tiết Ngữ văn Ngữ văn Nghệ An Chủ đề 3. Nghệ An trong lịch sử chống 4 tiết Lịch sử Ngữ văn ngoại xâm của dân tộc Chủ đề 4. Giáo dục ở Nghệ An trong 4 tiết Lịch sử Ngữ văn lịch sử Chủ đề 5. Sử dụng hợp lí tài nguyên 4 tiết Địa lí thiên nhiên ở Nghệ An Chủ đề 6. Đa dạng sinh học ở Nghệ 4 tiết Sinh học Bố trí GV An phù hợp Chủ đề 7. Chính sách an sinh xã hội ở định biên 3 tiết GDCD địa phương Chủ đề 8. Thiên tai và biến đổi khí hậu 3 tiết Địa lí ở Nghệ An Cách phân công chuyên môn trong năm 2022-2023 có thuận lợi cho GV là được dạy chuyên đề gần gũi nhất với chuyên ngành đào tạo. Nội dung dạy học giới hạn trong 1-2 chuyên đề hẹp. Vì vậy, GV khá chủ động trong xây dựng kế hoạch bài dạy, tìm tài liệu tham khảo. Khó khăn mà cả giáo viên gặp phải là phải làm việc với nhiều đối tượng học sinh (chỉ dạy 1-2 chuyên đề nhưng ở rất nhiều lớp). Giáo viên không có thời gian làm quen, tìm hiểu đối tượng; học sinh cũng chưa có thời gian để làm quen với phương pháp dạy học của giáo viên này đã phải chuyển sang giáo viên khác ở chuyên đề khác. Sang năm học 2023-2024, cả 8 chuyên đề trên phân công cho giáo viên ở một số môn đảm nhiệm. Cách phân công mới này khắc phục được khó khăn đã nêu về việc tìm hiểu đối tượng của giáo viên, về việc thích nghi phong cách người dạy ở học sinh. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất lại là chương trình. Nội dung GDĐP 2018 là phần rất mới, không có giáo viên được đào tạo cơ bản từ đầu để thực hiện nội dung này như các môn truyền thống mà tất cả các trường đại học đều đào tạo. Vốn kiến thức, kĩ năng của mỗi người chỉ có thể đáp ứng được một số chuyên đề gần 13
- gũi nhất với chuyên môn đào tạo như cách phân công của năm 2022. Đây là một nhiệm vụ khó khăn của giáo viên. 2.2. Tài liệu dạy học GDĐP lớp 10 Một vấn đề của việc thực hiện nội dung GDĐP trong hai năm qua là nguồn tài liệu hạn chế. Trước hết, về tài liệu dạy học chính thức, trở lên trên, chúng tôi đã đề cập đến chủ trương, các thức biên soạn tài liệu GDĐP và nội dung chương trình lớp 10 của tỉnh Nghệ An. Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi không đề cập tới chất lượng tài liệu mà muốn nói tới một số khó khăn, hạn chế của việc tiếp cận tài liệu này. Chương trình GDPT 2018 được triển khai ở lớp 10 từ tháng 9/2023 với tất cả các môn học, các hoạt động, ngoại trừ GDĐP vì chưa có tài liệu. Công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 của sở có chỉ đạo: “đối với nội dung GDĐP, các cơ sở giáo dục thực hiện theo mục 1.4 phần II của công văn 804/SGD&ĐT-GD TrH. Với lớp 7, lớp 10, các trường có thể tổ chức dạy học dựa trên Chương trình nội dung GDĐP hoặc bố trí dạy sau khi có tài liệu (dự kiến tháng 11/2022). Trường THPT Hà Huy Tập và các trường trên địa bàn thành phố Vinh triển khai dạy sau khi có tài liệu, và trên thực tế sang tháng 1/2023 mới có tài liệu để triển khai. Việc tài liệu đến muộn dẫn đến một số khó khăn, bất cập trong phân công giáo viên dạy mà chúng tôi sẽ trình bày ở phần tiếp theo. Thứ hai, về tài liệu tham khảo, có sự khác biệt rất lớn giữa tài liệu tham khảo phục vụ cho GV, HS trong nội dung GDĐP với các môn học khác. Các môn học bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử hay các môn tự chọn có rất nhiều tài liệu tham khảo và phát hành trên nhiều hình thức: từ sách in tới sách mềm, từ phát hành trực tiếp tới nền tảng trực tuyến. Lượng tác giả soạn tài liệu đông đảo, và cả nước hiện tại chỉ có ba bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh, diều, Chân trời sáng tạo. Trong khi đó, tài liệu tham khảo của nội dung GDĐP rất hạn chế về số lượng, về nguồn thông tin, bởi mỗi tỉnh thành có một bộ nên GV và HS gặp khó khăn khi tiếp cận tài liệu tham khảo. 2.3. Cách tiếp cận và triển khai nội dung GDĐP lớp 10 của giáo viên Trong bối cảnh phân công chuyên môn và nguồn tài liệu như trên, các giáo viên dạy GDĐP ở trường THPT Hà Huy Tập đã triển khai chương trình như thế nào? Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 27 giáo viên có dạy GDĐP. Kết quả như sau: 14
- 15
- Qua kết quả khảo sát, chúng tôi thấy: - Về nhiệm vụ chuẩn bị bài: GDĐP cũng như các môn học khác, tất cả GV đều giao bài về nhà cho HS (chủ yếu giao trực tiếp) với nhiều nhiệm vụ khác nhau, trong đó đọc sách và chuẩn bị bài thuyết trình là 2 nhiệm vụ cơ bản. - Về các phương pháp, kĩ thuật dạy học, + Các GV áp dụng nhiều phương pháp, đa dạng các hình thức xử lí thông tin như: thảo luận, làm việc với SGK, dạy học dự án, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật bể cá, vấn đáp, thuyết trình… Điều này cho thấy xu hướng áp dụng các phương pháp dạy học tích cực ngày càng phổ biến. + Trong đó, việc áp dụng dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược ở GDĐP cũng chiếm tỷ lệ thấp (18,5%, tức 5/27 người). Tỷ lệ này thấp hơn mức 33.3% trung bình ở tất cả các môn. Điều này cho thấy, mặc dù nhiều GV nắm được lí thuyết phương pháp (hiểu biết cụ thể về lớp học đảo ngược- 40,7%) nhưng chỉ 33.3% GV từng áp dụng vào thực tế. - Con số phản ánh hiệu quả giờ dạy DGĐP có sự phân hóa theo 3 cấp độ, trong đó, chiếm tỷ lệ gần 1 nửa (48,1%) là đáp ứng hầu hết các yêu cầu cần đạt, vẫn còn 14,8% chỉ đáp ứng một phần yêu cầu cần đạt; chỉ có 22,2% số giờ dạy tạo 16
- hứng thú cho HS. Mặc dù nhiều GV sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại, sử dụng nhiều phần mềm, trò chơi phục vụ dạy học (85,2%). Qua trao đổi trực tiếp với GV về hiệu quả giờ dạy và lí do không vận dụng mô hình lớp học đảo ngược vào nội dung GDĐP, chúng tôi nhận thấy có mấy nguyên nhân sau: Từ tâm lí người dạy cho rằng: mỗi GV đều có môn dạy chính theo đúng chuyên môn đào tạo, GDĐP là môn được phân công dạy cho đủ định mức lao động nên không đủ thời gian đầu tư nhiều cho bài dạy. Mặt khác, GV muốn ưu tiên, dành thời gian cho HS tập trung các môn cơ bản khác. Từ nhận thức về phương pháp mô hình lớp học đảo ngược: rất nhiều GV cho rằng đây là mô hình cao siêu, nhiều công đoạn, phải đầu tư công nghệ nhiều, cần phải có nền tảng số mới áp dụng được. Từ yếu tố khách quan về tài liệu tham khảo: nguồn tài liệu tham khảo, bài giảng trên kho tài liệu trực tuyến rất hạn chế nên giáo viên không có nguồn để tiếp cận, đưa vào lớp học đảo ngược 2.4. Hiểu biết và thái độ của học sinh với nội dung GDĐP lớp 10 GDĐP là nội dung hoàn toàn mới đối với các em lớp 10 bởi ở THCS (theo chương trình 2006) các em chỉ được học một vài phần ít ỏi về lịch sử địa phương. Mặt khác, tên gọi 8 chủ đề cũng rất mới mẻ với các em. Trước triển khai, chúng tôi đã khảo sát ngẫu nhiên về hiểu biết và năng lực của học sinh theo bộ câu hỏi trong đề tài qua https://forms.gle/YuyUWnDBEJVWecvSA. Kết quả như sau: 17
- Kết quả khảo sát cho thấy, hiểu biết của HS về những vấn đề của địa phương trong phạm vi 3 chủ đề chúng tôi đề cập khá hạn chế, chỉ 36% số HS nhận diện được âm hưởng của âm nhạc quê hương, mặc dù đó là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; chỉ 10% HS kể được 5 nhân vật/sự kiện lịch sử của Nghệ An, mặc dù các em đều hiểu và tự hào về mảnh đất quê hương anh hùng. Ý thức trách nhiệm với những vấn đề của địa phương cũng hạn chế, thể hiện qua con số 30% số HS được khảo sát nghĩ đến sự cần thiết phải có giải pháp khắc phục hậu quả thiên tai- điều mà các em đối mặt hàng năm. Ý thức tự học của các em ở lứa tuổi này cũng chưa tốt. Con số đó phản ánh thực trạng hiểu biết có phần hạn hẹp và thái độ chưa thật tích cực của các em tới các vấn của quê hương. Mặt khác, suy nghĩ của HS về tầm quan trọng của môn học cũng như sự cần thiết tự học GDĐP có phần lệch lạc. Có hơn một nửa số HS cho rằng GDĐP không cần thiết, chỉ 25,8% số HS cho rằng cần tư học là cần thiết. Có thể do mức độ hiểu biết lứa tuổi, có thể do đặc điểm tâm lí hoặc nhu cầu quan tâm của các em, nhưng đó là một thực trạng cần tác động để thay đổi. Chúng tôi nhận thức đây là một vũng trũng của người học cần phải làm đầy, và giải pháp pháp theo trình tự logic, dễ vận hành được chọn là mô hình lớp học đảo ngược. 18
- 3. Giải pháp triển khai mô hình lớp học đảo ngược vào nội dung giáo dục địa phương lớp 10 3.1. Thiết kế các hoạt động ngoài không gian lớp học 3.1.1. Lựa chọn bài học phù hợp với mô hình Sự đột phá trong nền giáo dục hiện đại bắt nguồn từ quan điểm dạy học và các phương pháp dạy học. Các giáo viên theo đuổi triết lí dạy học tích cực thường nhắc đến phương pháp hoạt động nhóm (với các kĩ thuật như khăn trải bàn, mảnh ghép, hỏi chuyên gia...), dạy học dự án, dạy học nêu vấn đề, phương pháp đóng vai, phương pháp trò chơi, phương pháp bàn tay nặn bột, dạy học theo góc... Mỗi phương pháp, mỗi kĩ thuật phù hợp với một đơn vị kiến thức và đối tượng học sinh nhất định. Mô hình lớp học đảo ngược cũng như vậy. Chúng tôi không áp dụng mô hình cho cả 8 chuyên đề. Khâu đầu tiên của phương pháp là chọn bài, chọn nội dung phù hợp. Qua quá trình nghiên cứu lí thuyết cũng như áp dụng thử nghiệm, chúng tôi nhận thấy, mô hình lớp học đảo ngược phù hợp với các bài, các đơn vị kiến thức có một trong các đặc điểm như sau: - Thứ nhất, thích hợp cho việc học những kiến thức cơ bản, lý thuyết, và khái niệm. Học sinh có thể tự học những nội dung này ở nhà, GV tận dụng thời gian lớp học để áp dụng kiến thức vào các bài tập thực hành hoặc thảo luận sâu hơn. - Thứ hai, là lựa chọn tốt để GV có thể hướng dẫn học sinh giải các bài tập, thực hành kỹ năng và ứng dụng kiến thức đã học. Thời gian lớp học được sử dụng để giải đáp thắc mắc và hỗ trợ cá nhân. - Thứ ba, nếu mục tiêu của môn học là phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, mô hình lớp học đảo ngược làm cho học sinh có thời gian nhiều hơn để thực hành và áp dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề thực tế. - Thứ tư, phù hợp với các nội dung sử dụng nền tảng kỹ thuật số, bài giảng video, tài liệu trực tuyến, và các hoạt động tương tác qua internet. Những môn học có sẵn nhiều tài nguyên trực tuyến sẽ hỗ trợ mô hình lớp học đảo ngược. Trên cơ sở đó, chúng tôi lựa chọn ba chủ đề phù hợp: Chủ đề 2 - Thành tựu âm nhạc ở Nghệ An. Đây là chủ đề có nhiều tài nguyên trực tuyến là video các ca khúc dân ca ví dặm, các chương trình nghệ thuật đặc sắc về thành tựu âm nhạc, có nhiều hình ảnh, thông tin vê nghệ sĩ của nền âm nhạc Nghệ An... 19
- Chủ đề 3 - Nghệ An trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Đây là chủ đề có nhiều kiến thức cơ bản, lí thuyết, HS cần tự học, tự đọc trước ở nhà để trên lớp thảo luận sâu. Chủ đề 8 - Thiên tai và biến đổi khí hậu ở Nghệ An. Đây là chủ đề có nhiều tài nguyên trực tuyến, nhiều tài liệu như hình ảnh, báo chí, các tin bài, video về thiên tai. HS có thể xem trước, dành thời gian trên lớp để giải quyết vấn đề của thực tiễn. 3.1.2. Xác định mục tiêu bài học Nằm trong chương trình GDPT 2018, nội dung GDĐP có mục tiêu chung của toàn bộ chương trình gồm 5 phẩm chất và 10 năng lực. Mục tiêu của môn học là: - Trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống; - Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương. Trên cơ sở đó, khi vận dụng các phương pháp dạy học cụ thể, GV còn có định hướng hình thành một số năng lực đặc thù gắn với đặc trưng phương pháp. Với mô hình lóp học đảo ngược, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến năng lực tự học của học sinh. Từ mục tiêu chung, chúng tôi cụ thể hóa các mục tiêu của từng bài cụ thể. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp thực hiện công tác vệ sinh trường học
20 p | 1794 | 120
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải bài toán tím số phức có môđun lớn nhất, nhỏ nhất
17 p | 261 | 35
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng phương pháp học qua các bài tập lớn Project-based learning để phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong các nhóm nhỏ
19 p | 149 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng kĩ thuật dạy học theo dự án vào môn Giáo dục công dân 12 trường THPT Trần Phú
13 p | 286 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học viên sử dụng sách giáo khoa trong dạy học môn Lịch sử lớp 10
19 p | 123 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng tính liên tục của hàm số, định lí Lagrange, định lí Rolle để giải toán
25 p | 13 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp giải bài toán cơ học cổ điển
19 p | 78 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng một số bài tập thể lực cho học sinh lớp 10 để nâng cao thành tích môn Cầu lông
14 p | 23 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng phương pháp dạy học theo góc trong dạy học chương Nitrogen – Sulfur Hóa học 11 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh
78 p | 5 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học chủ đề tích hợp chương Cacbohdrat theo mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến - Hóa học 12 cơ bản
16 p | 7 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp khắc phục Áp lực đồng trang lứa cho học sinh lớp chủ nhiệm ở trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương
56 p | 6 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng một số biện pháp đổi mới tổ chức hoạt động trong tiết sinh hoạt lớp nhằm góp phần giáo dục phẩm chất trách nhiệm cho HS khối 12 tại trường THPT Quỳ Hợp 2
52 p | 2 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng một số hoạt động dạy học tích cực vào chủ đề Tổ chức làng, bản ở Nghệ An để tăng hứng thú và hiệu quả học tập môn Giáo dục địa phương cho học sinh lớp 10 tại trường THPT Quỳnh Lưu 4
49 p | 6 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng các bài tập nâng cao trong huấn luyện môn cầu lông
25 p | 7 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng dạy học tích cực trong giảng dạy chương 1 chương 2 Công nghệ 10
53 p | 1 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược vào dạy học Chuyên dề Ngữ văn 11 Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề Văn học trung đại Việt Nam nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
70 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn