intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Bảo tồn Ca trù qua hoạt động dạy học môn Ngữ văn trong trường THPT ở huyện Diễn Châu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

27
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đem đến một số giải pháp giúp bảo tồn Ca trù - di sản quý báu của dân tộc và nhân loại. Đồng thời nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho học sinh, tạo hứng thú trong học tập.Từ đó đưa các giá trị tinh thần, văn hóa của dân tộc, quê hương gần hơn trong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ. Giáo dục tinh thần trách nhiệm cho học sinh trong việc bảo tồn và gìn giữ các DSVHPVT của nhân loại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Bảo tồn Ca trù qua hoạt động dạy học môn Ngữ văn trong trường THPT ở huyện Diễn Châu

  1. Phần I. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Văn hóa là một trong bốn trụ cột của quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, Đại hội lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của văn hóa và phát huy vai trò của văn hóa trong điều kiện mới. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc là bảo tồn, giữ gìn thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa nhằm nâng cao sức mạnh nội sinh của dân tộc, tạo động lực để phát triển đất nước bền vững. Giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa giúp giữ được tính độc đáo, bảo đảm tính thống nhất, khơi dậy, phát triển niềm tự hào dân tộc. Sự kết nối quá khứ và hiện tại chính là cơ sở, nền tảng, hành trang cho tương lai của đất nước. Hướng dẫn Số: 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16 tháng 01 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ rõ: Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm Giáo dục thường xuyên nhằm hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa; rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của học sinh. Thấm nhuần quan điểm chỉ đạo của Đảng, Bộ và ngành Giáo dục, việc dạy học gắn với bảo tồn và gìn giữ di sản là một yêu cầu bắt buộc đối với hệ thống giáo dục. Thông qua giáo dục, những chủ trương chính sách, cũng như giá trị nhân văn của tư tưởng được triển khai một cách hệ thống bài bản. Quan trọng hơn là qua giáo dục thế hệ trẻ sẽ được đánh thức tinh thần trách nhiệm và tình yêu đối với các di sản văn hóa quý báu của ông cha. Ngày 1 tháng 10 năm 2009, ca trù được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Đây là một loại hình nghệ thuật có từ lâu đời, kết tinh những giá trị tinh thần văn hóa và lịch sử của dân tộc. Nghệ an là 1/16 tỉnh phía bắc có sự hiện diện của thể loại ca trù. Vào thời nhà Lê ca trù phát triển mạnh ra các huyện trong vùng như: Vinh, Yên Thành, Diễn Châu, Thanh Chương, Nam Đàn... Nhưng hiện nay chỉ ở huyện Diễn Châu còn bảo tồn và gìn giữ thể loại này. Đây là đơn vị đại diện cho Nghệ An tham gia các đợt Liên hoan tiếng hát ca trù toàn quốc hàng năm. Ca trù có một vị trí danh dự trên bảng vàng di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) của nhân loại. Tuy nhiên, việc bảo tồn và gìn giữ di sản này vẫn chưa xứng tầm của nó. Nhất là trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung, huyện Diễn Châu nói riêng. Việc dạy học gắn với bảo tồn di sản ca trù vẫn chưa được chú trọng trong nhà trường. Mặc dù đây là một di sản mà văn học đã nhắc đến qua thể thơ Hát nói được đưa vào chương trình nhà trường giảng dạy từ những năm 1990. 1
  2. Là người có cơ duyên được biết đến ca trù và khi nghe một nghệ nhân ca trù trăn trở: Mỗi lần tham gia Liên hoan tiếng hát ca trù toàn quốc vẫn chỉ là những khuôn mặt thân quen của các ca nương luống tuổi. Một mai thể loại này cũng mai một, lãng quên trên mảnh đất Diễn Châu ta vốn vẫn được biết đến là giàu giá trị văn hóa và tinh thần....(cười buồn, ngậm ngùi) - Nghệ nhân ưu tú Cao Xuân Thưởng, CLB ca trù Diễn Châu, bản thân thấy mình cần phải làm một điều gì đó góp phần bảo tồn và gìn giữ một loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc và của quê hương Diễn Châu. Xuất phát từ những lí do trên đã thôi thúc tôi lựa chọn đề tài “Bảo tồn Ca trù qua hoạt động dạy học môn Ngữ văn trong trường THPT ở huyện Diễn Châu”. 1.2. Mục tiêu, ý nghĩa, tính mới của đề tài 1.2.1. Mục tiêu Đề tài đem đến một số giải pháp giúp bảo tồn Ca trù - di sản quý báu của dân tộc và nhân loại. Đồng thời nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho học sinh, tạo hứng thú trong học tập.Từ đó đưa các giá trị tinh thần, văn hóa của dân tộc, quê hương gần hơn trong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ. Giáo dục tinh thần trách nhiệm cho học sinh trong việc bảo tồn và gìn giữ các DSVHPVT của nhân loại. 1.2.2. Đề tài có ý nghĩa Tạo cơ hội cho học sinh được đi sâu tìm hiểu, khám phá về một loại hình nghệ thuật đặc sắc của dân tộc. Giúp phát triển năng lực tư duy nghệ thuật. Phát hiện những nhân tố có sở trường đam mê với hoạt động sáng tạo nghệ thuật văn chương, âm nhạc. Góp phần bảo tồn loại hình nghệ thuật ca trù - di sản VHPVT của nhân loại. Mặt khác hình thành và phát triển một số kĩ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, trình bày, lắng nghe, hợp tác, biểu diễn, truyền thông... 1.2.3. Tính mới của đề tài Đề tài được triển khai lần đầu tiên ở trường THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu, nhằm giúp giáo viên hướng đến giải quyết các vấn đề dạy học gắn với bảo tồn các di sản văn hóa ở địa phương. Đề tài được thực hiện có giá trị về lý thuyết và thực tiễn. Giúp học sinh tiếp cận giá trị độc đáo của ca trù - di sản văn hóa của nhân loại, nâng cao ý thức bảo vệ, bảo tồn di sản. Đồng thời tạo niềm đam mê, bồi dưỡng các nhân tố có năng khiếu, sở trường tham gia vào quá trình gìn giữ ca trù. Đề tài cũng hướng đến sự đổi mới trong phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Nâng cao chất lượng giờ học Ngữ văn. 1.3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp so sánh - Phương pháp thông kê bằng biểu mẫu - Phương pháp thực nghiệm khoa học 2
  3. 1.4. Phạm vi nghiên cứu đề tài Nghiên cứu áp dụng cho học sinh trường THPT Diễn Châu 3 trong năm học 2020-2021, 2021-2022. Nghiên cứu văn bản Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ, Bài ca phong cảnh Hương sơn - Chu Mạnh Trinh và các văn bản của Câu lạc bộ Ca trù ở địa phương Diễn Châu. Phạm vi và khả năng nhân rộng cho các đối tượng học sinh, áp dụng cho học sinh đại trà từ tiểu học đến trung học, góp phần nuôi dưỡng phát triển các tài năng văn học, âm nhạc. 3
  4. Phần II. NỘI DUNG 2.1. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Dạy học gắn với bảo tồn và phát triển di sản văn hóa phi vật thể nhằm thực hiện các mục tiêu: Hình thành và nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo tồn, phát huy, tôn trọng, giữ gìn những giá trị di sản văn hóa; rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của học sinh. Dạy học gắn với bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục. Qua tìm hiểu các đề tài SKKN đã làm của các giáo viên, tôi thấy đã có nhiều đề tài đề cập đến vấn đề dạy học gắn với bảo tồn di sản văn hóa cho học sinh qua môn Ngữ văn. Tuy nhiên, các đề tài thường hướng đến giáo dục ý thức qua các di sản vật thể, hoặc nói đến các vấn đề chung của dạy học gắn với bảo tồn chứ chưa đi sâu vào di sản VHPVT của nhân loại có mặt ở Nghệ An như Ca trù. Trong các công trình nghiên cứu, sách, bài viết sưu tầm được, như 2 cuốn “Tuyển tập Hát nói”, “Ca trù nhìn từ nhiều phía” của tác giả Nguyễn Đức Mậu; “Đặc khảo ca trù Việt Nam” của Nhạc viện Hà Nội; những bài viết của PGS Ninh Viết Giao, ... chủ yếu nghiên cứu chuyên sâu về nghệ thuật ca trù và ca trù trong đời sống của nhân dân. Ca trù trong nhà trường và nhất là trên địa bàn Nghệ An chưa được nói tới. Ngày 1 tháng 10 năm 2009 UNESCO công nhận ca trù là di sản VHPVT của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp. Trách nhiệm không riêng một ai. Đặc biệt giáo dục ý thức bảo tồn di sản, các giá trị tinh thần của đất nước, của nhân loại là việc làm của tuổi trẻ và của cả nền giáo dục. Biết rằng để bảo tồn và trả lại thời kì vẻ vang cho ca trù không thể chỉ dựa vào đội ngũ giáo viên và học sinh, của dạy học môn Ngữ văn mà nó đòi hỏi sự đồng lòng cả hệ thống chính trị, văn hóa, cả xã hội mới có thể nhanh chóng đưa ca trù thoát khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có những đóng góp về mặt lí luận và thực tiễn cho hành trình bảo tồn các giá trị của ca trù Việt Nam nói chung và nhất là trên quê hương xứ Nghệ nói riêng. 2.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài 2.2.1. Ca trù - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại 2.2.1.1. Khái niệm Ca trù thực chất là một từ chữ Nôm, là loại hình diễn xướng bằng âm nhạc thính phòng rất được ưa chuộng tại Bắc bộ và Bắc trung bộ Việt Nam. Ngoài ra hình thức âm nhạc này còn được gọi với cái tên khác là hát cô đầu, hát nhà trò, rất được thịnh hành ở thế kỷ 15. Ca trù là một loại hình âm nhạc kinh điển, đỉnh cao của việc kết hợp thơ ca và âm nhạc. 4
  5. Một chầu hát cần có ba thành phần chính: Một nữ ca sĩ (gọi là “đào” hay “ca nương”) sử dụng bộ phách gõ lấy nhịp. Một nhạc công nam giới (gọi là “kép”) chơi đàn đáy phụ họa theo tiếng hát. Nhạc công đàn đáy có lúc hát thể cách hát sử và hát giai, vừa đàn vừa hát. Người thưởng ngoạn (gọi là “quan viên”, thường là tác giả bài hát) đánh trống chầu chấm câu và biểu lộ chỗ đắc ý bằng tiếng trống.Vì là nghệ thuật âm nhạc thính phòng, không gian trình diễn ca trù có phạm vi tương đối nhỏ. Đào hát ngồi trên chiếu ở giữa. Kép và quan viên ngồi chếch sang hai bên. Khi bài hát được sáng tác và trình diễn ngay tại chỗ thì gọi là “tức tịch,” nghĩa là “ngay ở chiếu”. 2.2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Ca trù khởi nguồn từ lối hát Đào nương, một lối hát lấy giọng nữ làm trọng và đã xuất hiện trong đời sống người Việt. Thời Tiền Lê, năm Thiên Phúc thứ 8 (987), Đại Hành Hoàng đế sai Khuông Việt chế khúc để hát tiễn sứ thần phương Bắc Lý Giác về nước. Khác với lối làm thơ, chế khúc là viết ca từ cho một ca điệu có sẵn, ca nương dựa vào điệu mà “bẻ thành làn hát” đây chính là tiền thân của hát ca trù.. Thời Lý, năm Thuận Thiên thứ 16 (1025) tại Thăng Long vua Lý Thái Tổ định ra hát xướng, con trai gọi là Quản giáp, con gái gọi là Ả đào (dân gian vẫn gọi là quản – đào). Lần đầu tiên trong lịch sử nước nhà, nghề ca xướng, và những người làm nghề ca xướng được nhà nước coi trọng và lập ra tổ chức để họ hành nghề. Do vậy mà nghệ thuật quản – đào ngày càng phát triển và hoàn thiện.. Thời Trần (1225 -1400), âm nhạc có quản giáp, ả đào ngày càng thịnh hành, ngày càng thể hiện vai trò “bao sân” trong đời sống xã hội. Thời Lê Sơ, năm thứ 4 Thiệu Bình (1437), vua Lê Thái Tông sai Lương Đăng định ra quy chế lễ nhạc. Sinh hoạt nhạc quan – đào thu hẹp dần quy mô và phân chia thành hai bộ phận Nhạc bát âm và Hát ả đào. Từ niên hiệu Hồng Đức (1470) đến niên hiệu Đức Nguyên (1675), những người hành nghề âm nhạc phải sinh hoạt trong một tổ chức mới gọi là ty giáo phường. Nghệ thuật trình diễn phục vụ cúng tế ấy là những canh hát thờ thần, sau này quen gọi là hát cửa đình. Từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX nhu cầu nghe hát ca trù phát triển rầm rộ khắp nước. Nhiều đào nương ở nông thôn đua nhau ra Hà Nội và các tỉnh thành, phố thị mưu sinh. Người nhiều tiền thì thuê địa điểm mở nhà hát ca trù ngay ven đường, người ít tiền thì đi hát thuê. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phát triển quá nóng nhà hát ca trù ở các đô thị Việt Nam thời bấy giờ. Để thu hút khách, các chủ nhà hát đã chiêu mộ thêm những cô gái trẻ không biết hát làm công việc chiêu đãi khách gọi là cô đầu rượu. Theo Nguyễn Xuân Diện trong Đặc khảo ca trù Việt Nam thì ca trù được hoàn thiện cơ bản về lối chơi vào thế kỷ thứ XV. Trong khi các tư liệu mỹ thuật và khảo cổ học chưa đủ chứng lý khẳng định ca trù có từ thời Lý (Thế kỷ XI), thì bài 5
  6. thơ của Lê Đức Mao là tư liệu sớm nhất về ca trù và đáng tin cậy nhất để có thể chắc chắn vào thế kỷ XV ca trù đã có mặt ở nước ta. 2.2.1.3. Đặc điểm của hệ thống bài bản ca trù - Bản chất âm thanh của ca trù: Ca trù vừa là loại khí nhạc (vocal music), vừa là loại thanh nhạc (instrumental music). Có một ngôn ngữ âm nhạc độc đáo, tinh vi. Thanh nhạc: Người hát ca trù phải có giọng cao, trong, thanh và phải vang, khi hát phải biết ém hơi, nhả chữ và hát tròn vành rõ tiếng, biết nảy hạt (đổ hột), đổ con kiến. Người hát ca trù vừa hát, vừa gõ phách. 5 khổ phách cơ bản phải biết rất rõ, tiếng phách phải giòn, chắc, dứt điểm. Lời ca và tiếng phách phải ăn khớp với nhau. Khí nhạc: Đàn đáy chính là kép đàn dùng làm phụ họa. Bản đàn không nhất thiết phải đi theo bài hát, vì phải theo khổ đàn, nhưng khổ phách, khổ đàn và tiếng ca phải hòa quyện vào nhau. Có những cách đàn ca chân phương- theo lề lối hay hào hoa, bay bướm và sáng tạo. Quan viên là người cầm chầu, tiếng trống chầu vừa chấm câu khi tham gia vào cuộc diễn tấu. Quan viên sẽ có nhiệm vụ phê phán, khen chê đúng chỗ, để khích lệ ca nương – kép đàn, giúp cho thính giả biết được đoạn nào chưa hay và hay. - Danh xưng nghệ thuật trình diễn ca trù: Hát ả đào: Theo Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên: Đời vua Lý Thái Tổ (1010-1028) có người ca nương tên là Đào Thị giỏi nghề ca hát, thường được nhà vua ban thưởng. Người thời bấy giờ ngưỡng mộ danh tiếng của Đào Thị nên phàm con hát đều gọi là Đào nương. Theo đó, Ả đào được coi là tên gọi cổ xưa nhất của thể loại âm nhạc ca trù. Hát cửa đình: Đây là hình thức sinh hoạt ca trù phục vụ cho nghi thức tế lễ thần thánh ở các đình hay đền làng. Hát ca trù: Xưa có lệ hát thẻ. Thẻ gọi là Trù, làm bằng mảnh tre ghi mức tiền ứng với giá trị mỗi thẻ, dùng để thưởng ả đào thay cho tiền mặt. Vì thế hát ả đào còn được gọi là ca trù, nghĩa là hát thẻ. Hát cửa quyền:Đây là hình thức sinh hoạt nghệ thuật ca trù trong nghi thức cung đình thời phong kiến. Hát nhà trò: Ả đào miệng hát tay múa uốn éo lên xuống, làm bộ điệu người điên, người say rượu, người đi săn… Vì vừa hát vừa làm trò nên gọi là hát nhà trò. Hát nhà tơ: Được gọi là Hát nhà tơ, nghĩa là hát ở trong ty quan. Hát cô đầu:Những ả đào danh ca dạy con em thành nghề, mỗi khi đi hát đình đám bọn con em phải trích ra một món tiền để cung dương thầy gọi là tiền Đầu. Sau người ta dùng tiếng cô thầy tiếng ả cho rõ ràng và tiếng đầu thay tiếng đào để 6
  7. tỏ ý tán tụng là bậc danh ca lão luyện đã dạy nhiều con em thành tài và được tặng nhiều món tiền đầu nên gọi là Cô đầu. Hát ca công: Ca công là danh từ được dùng để chỉ các nghệ sĩ chốn giáo phường. Theo đó, Hát ca công hàm ý là âm nhạc giáo phường. Ca nương – Ả đào: Ca nương – Ả đào là thành viên quan trọng của tiệc ca trù, vai trò của ả đào là làm ca sĩ cho tiệc hát nhưng khác với ca sĩ ở chỗ ả đào vừa hát vừa gõ phách. Kép, kép đàn:Kép cùng với đào là những thành viên quan trọng trong tổ chức hát ca trù, thông thường cũng được gọi chung là đào kép, hay thời nay gọi là ca nương. Kép đàn, trong đó vai trò chính của kép là gảy đàn (nhạc công), đào là người hát. Quan viên, cầm chầu: Khái niệm quan viên trong ca trù dùng để gọi những người tham gia nghe hát. Trong một cuộc hát ca trù, quan viên cũng có thể tham gia cầm chầu. Họ có thể vừa là công chúng thưởng thức và cũng có thể là thành viên của ban nhạc. Ngoài danh xưng các chủ thể văn hóa trong ca trù, để tạo nên giá trị nghệ thuật âm nhạc trong ca trù, cần có sự hòa quyện của nghệ thuật diễn xướng, các nhạc cụ và lời ca tiếng hát của đào nương, trong đó, cỗ phách, đàn đáy, trống chầu là linh hồn của nghệ thuật ca trù. - Hệ thống bài bản ca trù liên quan đến tổ chức, thiết chế: Quản giáp: Theo Việt Nam ca trù biên khảo thì người đứng đầu trong giáo phường gọi là ông trùm, đứng đầu các trùm là các quản giáo hoặc nếu quản giáp là người đứng đầu giáo phường thì là kép hát, không nên hiểu quản giáp như một chức trách. Giáo phường là một tổ chức của hát ca trù gồm nhiều họ. Cô đầu và kép từng vùng đều có một tên họ riêng, đào, kép ở họ nào mang tên họ ấy kèm theo tên của mình. Trong tổ chức giáo phường thời Lê, giáo phường có hai loại là giáo phường cung đình và giáo phường dân gian. Giáo phường cung đình có trách nhiệm như một Ty giáo phường. Ngoài ra, còn có một tên gọi khác nữa của giáo phường là giáo phòng. Bên cạnh đó còn có các xóm Nhà trò, thôn Ả đào cũng là những không gian văn hóa ca trù tương tự như giáo phường. Ty giáo phường là một sự liên kết, tập hợp của các giáo phường các địa phương các xã, các giáp, các họ. Ty giáo phường là cơ quan chuyên nắm giữ tục nhạc (âm nhạc dân gian), là nơi thu thập, chỉnh lý và truyền bá nhạc vũ dân gian. Có Ty giáo phường cấp phủ (tỉnh, thành hiện nay) và Ty giáo phường cấp huyện bao gồm giáo phường các xã, các giáp, các họ mà thành. - Các vùng ca trù trên cả nước 7
  8. Hiện nay, cả nước có 16 tỉnh, thành phố có hoạt động của các CLB, giáo phường ca trù. Đại đa số nằm ở các tỉnh, thành Bắc Bộ đến Hà Tĩnh, Quảng Bình và Thành phố Hồ Chí Minh. Theo tài liệu của Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Phó Giáo sư Ninh Viết Giao, Ca trù ở Nghệ An có 2 loại: Tiểu hàng và Đại hàng Tiểu hàng là phường ca trù hay còn gọi gánh hát nhà trò, nhà tơ ít thành viên, thường chỉ vài kép hát với vài ba đào nằm gọn trong một gia đình hay một gia tộc, gánh hát nhà tơ hoạt động theo kiểu đánh lẻ, thường phục vụ các đám đình nhỏ. Đại hàng là phường ca trù của một dòng họ nổi tiếng, thành viên là những người trong họ, nên gọi là “Tộc giáo phường”. Phường Đại hàng có thế lực khá lớn, những hội hè, tế tự của làng xã , hay đình đám của tư gia như khao lão, vọng sắc... đều do Đại hàng đảm nhiệm hoặc được phép thông qua. Nghệ An có 3 phường Đại hàng nổi tiếng: 1. Ở thôn Tiên Cung, xã Cát Ngạn, Thanh Chương 2. Ở Kẻ Gám, tức làng Xuân Nguyên, Yên Thành 3. Ở Yên Lý, nay thuộc Diễn Yên, Diễn Châu Ở Diễn Châu có cả Tiểu hàng và Đại hàng. Các xã Đào Viên, Hạnh Lâm, Đồng Tháp, Văn Vật, Bút Trận, Mỹ Quan, Kim Lũy, Hoàng La, Xuân Sơn... trước đây có hàng Tiểu hàng. Ở Đào Viên và Hạnh Lâm (nay thuộc xã Diễn Hoa và Diễn Hạnh ngày nay), việc hát ca trù được đưa vào hương ước hẳn hoi. Ở Yên Lý có Tộc giáo phường ca trù đại hàng họ Trần. Vào đời Lê, tộc giáo phường Đại hàng này do Trần Mập tổ chức và làm quản giáp thường được hát ở cung đình, nổi tiếng là một ngự giáo phường. Phường nhà tơ Đại hàng Yên Lý tính đến nay đã có gần 400 năm tuổi. Tại nhà thờ họ Trần còn lưu giữ 11 đạo sắc vua phong. Đó là cái nôi ca trù không chỉ huyện Diễn châu hiện nay mà cả phủ Diễn Châu, cả tỉnh Nghệ An trước kia. Ngày nay, các CLB chủ yếu còn ở các xã: Diễn Hoa, Diễn Liên, Diễn Yên, Diễn Mỹ, Diễn Xuân. Với những lần “mang chuông” đi đánh ở các cuộc thi như Liên hoan Tiếng hát làng Sen, Liên hoan Ca trù toàn quốc..., Câu lạc bộ ca trù Diễn Châu đã được nhiều người biết đến và để lại những dấu ấn trong lòng công chúng. Năm 2002, Câu lạc bộ ca trù Diễn Châu chính thức được thành lập với 40 hội viên có niềm đam mê và yêu thích ca trù. Sau 12 năm được thành lập, Câu lạc bộ ca trù Diễn Châu mặc dù chỉ còn khoảng 20 người nhưng các ca nương, tay đàn, tay trống đều đã trưởng thành. Không bõ công những năm tháng tập luyện và duy trì, thành quả mà câu lạc bộ ca trù dành được là 3 lần tham gia Liên hoan Ca trù 8
  9. toàn quốc đều có giải; 4 lần tham gia Tiếng hát làng Sen, trong đó 2 lần được giải A, 2 lần tập huấn ở Nhạc viện Hà Nội. 2.2.1.4. Giá trị di sản ca trù - Giá trị âm nhạc, nghệ thuật trình diễn, văn học, giải trí Giá trị âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn: Có thể nói, về nghệ thuật âm nhạc, ca trù là tên gọi chung của rất nhiều điệu hát bài bản cần phân loại trong 46 điệu hát (Theo Đỗ Bằng Đoàn - Đỗ Trọng Huề trong Việt Nam ca trù biên khảo) cơ bản chia thành 3 lối: Hát chơi 15 điệu; Hát cửa đình 12 điệu; Hát thi gồm các điệu còn lại. Số lượng điệu hát đến nay vẫn chưa được xác định. Ca trù vô cùng kén khách, kén không gian biểu diễn, kỹ thuật thanh nhạc phức tạp, tinh vi và có thể nói hát ca trù là khó nhất. Chính vì vẻ đẹp trong tiếng hát ca trù như vậy nên dù nghệ thuật biểu diễn ca trù được thể hiện trong một không gian tĩnh lặng, khá nhỏ hẹp của các cửa đình, thì người nghe vẫn thấy hết sự trong trẻo, rõ nét qua từng nhịp phách, từng tiếng đàn và từng nhịp phách hòa với giọng ca của ca nương. Giá trị âm nhạc, giá trị trình diễn nằm ở chỗ đó. Giá trị văn học: Từ ca trù, một thể thơ độc đáo đã ra đời và có vị trí sáng giá trong dòng văn học chữ Nôm của dân tộc, đó là thể hát nói với hàng ngàn bài thơ chữ Nôm chứa đựng rất nhiều tâm trạng và biến thái tinh tế của tâm hồn Việt Nam qua nhiều thế kỷ. Những nhà thơ lớn của thế kỷ 18, 19 đều đã sáng tác nên nhưng bài hát nói đến nay vẫn con giá trị như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, Chu Mạnh Trinh... Giá trị giải trí, ngoại giao: Theo Nguyễn Xuân Diện trong Lịch sử và nghệ thuật ca trù thì ngày đó, giáo phường An Thanh huyện Lập Thạch đã được mời về kinh đô để hát xướng đón sứ bộ các nước, cho thấy các giáo phường trong dân gian xưa đã được góp phần tham gia vào các hoạt động lễ tiết ngoại giao của nhà nước. Giá trị di sản ca trù còn được thể hiện trên 8 khía cạnh giải trí. Thời xưa, hát ca trù để vua, quan và nhân dân thưởng thức, giao lưu và sinh hoạt cộng đồng làng xã. Thời Pháp thuộc, hát ca trù ở nội thành Hà Nội bị biến thể thành hát cô đầu, cô đầu rượu để phục vụ mục đích giải trí (theo khía cạnh giải trí không lành mạnh) của giới ăn chơi. - Giá trị phản ánh một số giai đoạn lịch sử, văn hóa, xã hội Ca trù xuất hiện trong xã hội phong kiến Việt Nam từ thế kỷ thứ XI, sau đó được thể hiện rõ nét ở thế kỷ XV thời nhà Lê. Ca trù với những tên gọi khác như hát nhà tơ, hát cửa đình, hát cửa quyền, hát ả đào, hát cô đầu,… đều thể hiện những giai đoạn lịch sử khác nhau, những không gian văn hóa khác nhau ở nông thôn, làng xã phong kiến Việt Nam thời xưa hay ở các đô thị với các tổ chức giáo phường, nhóm, hội. Thực tế, trong các giai đoạn phong kiến, ca trù không phải là nghệ thuật đại chúng, đa dạng công chúng, đa dạng người nghe nên sẽ có giá trị phản ánh một số giai đoạn lịch sử nhất định nhưng sức ảnh hưởng không lớn. Ngoài ra, ca trù còn có giá trị văn hóa, giáo dục, tín ngưỡng sâu sắc trong những giai đoạn lịch sử. 9
  10. Ngày 1 tháng 10 năm 2009, ca trù được xác định là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp thế giới. Đây là danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng tác động rộng lớn, có phạm vi tới khoảng 16 tỉnh, thành phố ở nửa phía Bắc Việt Nam bao gồm: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.. .Ca trù là kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại đứng thứ hai sau ả đào pansori của Hàn Quốc. Ngày 23 tháng 2 năm 2020 vừa qua, nhằm ngày giỗ tổ nghiệp ca trù, Google lần đầu tiên tôn vinh loại hình nghệ thuật truyền thống này bằng biểu tượng đặc biệt thay thế tạm thời trên trang chủ. 2.2.2.Thực trạng bảo tồn ca trù trong trường học Ca trù là loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc, là di sản văn hóa của nhân loại. Cho đến nay UNESCO vẫn đặt di sản ca trù trong tình trạng cần được bảo tồn khẩn cấp. Điều đó chứng tỏ rằng theo thời gian ca trù đã bị mai một. Nguyên nhân của thực trạng trên có thể nói cả yếu tố tự thân và những tác động của thời đại xã hội. Mặc dù đã có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, các ban ngành từ trung ương đến địa phương nhằm bảo tồn các giá trị di sản của dân tộc gắn với các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên việc bảo tồn ca trù trong các nhà trường chưa được quan tâm, chú trọng. Trong các hoạt động giao lưu văn hóa, các hội thi văn nghệ chào mừng ngày lễ lớn của nhà trường, các loại hình nghệ thuật ca nhạc hiện đại được học sinh và giáo viên quan tâm thể hiện, còn các loại hình nghệ thuật truyền thống ít được nhắc đến, đặc biệt ca trù hoàn toàn vắng bóng. Trong hoạt động dạy và học: Từ những năm 1990 của thế kỉ trước, khi đổi mới SGK Ngữ văn nhà XBGD đã đưa thể Hát nói vào trường học qua 2 tác phẩm tiêu biểu “Bài ca phong cảnh Hương Sơn” của Chu Mạnh Trinh và “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ. Tuy nhiên khi tiếp cận 2 tác phẩm này giáo viên (GV) và học sinh( HS) mới chỉ dựa trên phương pháp truyền thống và cảm nhận với tư cách là một văn bản thơ trữ tình chứ chưa chú trọng đến môi trường diễn xướng, âm nhạc của nó. Qua cuộc khảo sát đối với GV và học sinh trên địa bàn các trường THPT ở Diễn Châu, kết quả cho thấy (Phụ lục 4): 10
  11. Có đến 85,1 % HS không biết đến ca trù, hoặc chưa quan tâm đúng mức đối với hát ca trù, 74,4% giáo viên chưa tìm hiểu sâu, chưa có cách tổ chức hiệu quả các giờ dạy giúp HS tiếp cận loại hình nghệ thuật ca trù; 15,1% tức là 183 HS/1240 em đã nghe nói đến ca trù; 15,5% tức 7/45 GV đã quan tâm đến việc bảo tồn ca trù trong dạy học Văn. Những con số biết nói không khỏi khiến mỗi chúng ta trăn trở. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là: ca trù là loại hình nghệ thuật thính phòng, nghệ thuật bác học nó không quần chúng hóa giống như dân ca ví dặm. Ca trù kén người hát và kén cả người nghe. Người biểu diễn và thưởng thức phải có kiến thức về văn học, nghệ thuật âm nhạc. Ngày nay các dòng nhạc trẻ, hiện đại, gây sốt trên các cộng động mạng, khả năng lăng - xê, đánh bóng bằng ngôn từ, kỹ xảo và cả những scandal để gây thu hút, chưa nói đến các dòng “nhạc chợ”, “nhạc đạo”...ngôn từ rất hợp “gu” với giới trẻ là một rào cản đối với quá trình bảo tồn và phát huy giá trị của âm nhạc truyền thống. Giáo viên dạy Ngữ văn trong các nhà trường hiện nay chủ yếu ở độ tuổi 30 - 45 tức sinh từ những năm 1975 trở lại đây, thời điểm này ca trù đã không còn thịnh hành, các hoạt động truyền bá, giao lưu không xuất hiện. Chỉ những ai thật sự có mối quan hệ với ca trù (sinh ra gia đình có truyền thống) mới có những hiểu biết nhất định với loại hình nghệ thuật này. Tuy nhiên với vị trí, vai trò và giá trị của ca trù đối với lịch sử văn hóa tinh thần và đời sống tâm hồn dân tộc; đặc biệt trên mảnh đất Diễn Châu nên thơ, khoa bảng, một di sản văn hóa phi vật thể vẫn chưa được chú trọng quan tâm là điều hết sức đáng tiếc. Các cơ sở giáo dục vẫn luôn nêu cao khẩu hiệu dạy học gắn với phát triển toàn diện, xây dựng trường học thân thiện gắn với các di tích, di sản của dân tộc. Trong chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 mà Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành, một trong những nhóm nhiệm vụ trọng tâm được đề cập là “bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc” với giải pháp cụ thể là bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống, phát huy các di sản được UNESCO ghi danh, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Vậy mà buồn thay sự quan tâm đầu tư để bảo tồn các di sản của các cấp chính quyền, các trường học vẫn chưa thật sự đúng mức. Một sự trăn trở lớn không 11
  12. chỉ có của các nghệ nhân ca trù. Nó là mối bận tâm của tất thảy những ai tha thiết với các giá trị di sản của dân tộc nói chung và ca trù nói riêng. Xuất phát từ thực tiễn ấy chúng tôi mạnh dạn đề xuất giải pháp Bảo tồn Ca trù qua hoạt động dạy học môn Ngữ văn trong trường THPT ở huyện Diễn Châu ”. 2.3. Bảo tồn di sản ca trù qua dạy học Ngữ văn trong nhà trường. 2.3.1. Bảo tồn di sản ca trù qua việc nâng cao hiểu biết và truyền ngọn lửa yêu thích từ sinh hoạt chuyên đề Ngữ văn Sinh ra và trưởng thành khi ca trù đã mất dần những vị thế độc tôn của nghệ thuật âm nhạc. Những kiến thức chuyên sâu về ca trù ít được phổ biến. Các tài liệu, sách báo viết về thể loại này cũng không nhiều. Đặc biệt vì những đặc trưng riêng mà ca trù không phải là loại hình nghệ thuật bình dân. Giáo viên và học sinh không biết đến ca trù phổ biến như dân ca ví dặm hay các thể loại nhạc trẻ đương đại. Vì vậy, việc truyền ngọn lửa đam mê, sự hiểu biết về ca trù cho giáo viên và học sinh là việc làm đầu tiên cho hành trình bảo tồn ca trù. Để làm được điều này, chúng tôi đã tiến hành tổ chức sinh hoạt chuyên đề. Đây là hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn trong nhà trường, tạo điều kiện cho giáo viên đầu tư, trau dồi năng lực giảng dạy. Đặc biệt qua chuyên đề giáo viên hiểu đầy đủ hơn về loại hình nghệ thuật ca trù - DSVHPVT của nhân loại từ khái niệm, đặc điểm, lịch sử hình thành phát triển cho đến giá trị văn hóa tinh thần trong đời sống dân tộc; nhận diện thực trạng và tìm ra phương pháp dạy học phù hợp. Học sinh tham gia chuyên đề, bước đầu tiếp cận thể loại, có những cảm nhận và xác định vai trò trách nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ và bảo tồn các di sản của dân tộc. Từ đó quan tâm, yêu mến đối với môn học và loại hình nghệ thuật ca trù. Chúng tôi thực hiện tổ chức chuyên đề theo các bước sau: Thứ nhất, lập kế hoạch chuyên đề thông qua nhà trường, tổ nhóm chuyên môn. Dự kiến nội dung, hình thức, thời gian và công tác tổ chức( Phụ lục 1). Sau khi kế hoạch được phê duyệt, giáo viên và học sinh viết tham luận theo nội dung của chuyên đề đặt ra. Thứ hai, tổ chức thực hiện chuyên đề. Để nâng cao hiểu biết cho học sinh và giáo viên về loại hình nghệ thuật ca trù, chúng tôi quan tâm đầu tư chất lượng vào các tham luận (Phụ lục 1) Ví dụ: để GV và học sinh hiểu về khái niệm, lịch sử ra đời và quá trình phát triển của ca trù nói chung và ca trù ở Diễn Châu, Nghệ An nói riêng. Tham luận “Ca trù trong đời sống tinh thần của người dân Diễn Châu” của nghệ nhân ưu tú Cao Xuân Thưởng đã cung cấp một cách khá đầy đủ “Sách xưa chép lại: Tư Không Đinh Lễ là tướng quân của Lê Lợi, sau khi thắng lớn quân Minh, giải phóng thành Tài đã tổ chức hát nhà trò để khao quân. Hiện nay tại đình Cồn – Diễn Trường vẫn còn lưu dấu tích”, “Đến thời Lê - Trịnh ca trù Diễn Châu được biết đến danh tiếng Đại hàng kẻ Lứ. Hiện nay nhà thờ họ Trần ở Yên Lý, Diễn Yên 12
  13. còn giữ 11 đạo sắc phong cả triều Lê và triều Nguyễn cho các quản giáp xuất sắc. Căn cứ bản phả và các đạo sắc, ông tổ sư ca trù Kẻ Lứ là cụ Trần Đức Chính, huý Mập, từng lập nên giáo phường ca trù Tư Chính nổi tiếng đất Thăng Long, được vời vào đàn hát trong phủ Chúa Trịnh. Đại hàng Kẻ Lứ nổi tiếng là một ngự giáo phường tính đến nay đã có gần 400 năm tuổi. Hiện nay mộ phần Tổ sư Trần Mập và nhà thờ họ Trần được Sở văn hóa tỉnh Nghệ An công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh. Ca trù kẻ Lứ nổi tiếng đã đào tạo được nhiều ca nương nổi tiếng. Hàng năm vào ngày 18/3 âm lịch tại đình Cháy Yên Lý tổ chức cúng Tổ Ca trù.” Hay khi nói đến thể thơ nổi bật nhất của ca trù là thể Hát nói, tham luận “Hát nói - thể cách chính của ca trù” của cô Phan Thị Hồng , GV Ngữ văn Diễn Châu 3 đã cung cấp cho sinh hiểu được quá trình ra đời và nhận diện được những đặc điểm cơ bản của thể Hát nói “Hát nói là thể loại điển hình,là thể cách chính của Ca Trù. Hát nói là một điệu hát ca trù (tức hát ả đào hay hát cô đầu) có nhạc kèm theo và có một hình thức thơ riêng. Hát nói là thể thơ được sáng tạo ra nhằm để biểu đạt một nội dung thẩm mỹ mới, một tâm thế mới của một lớp tác giả mới: nhà nho tài tử. Các nhà nho tài tử đã tìm tòi một hình thức thể hiện phóng khoáng nhất mà thời bấy giờ họ có thể làm được, trên cơ sở kế thừa các yếu tố thi pháp của các thể thơ ca đương thời (kể cả dân gian và bác học) để cấu trúc thành thể thơ hát nói.” Về thực trạng dạy học ca trù trong trường học, tham luận “Thực trạng dạy – học ca trù trong trường học” của cô Cao Thị Huyền Lam, GV Ngữ văn Diễn Châu 3 cũng đã chỉ rõ:“Việc dạy học gắn với bảo tồn và phát triển các giá trị tinh thần, các di sản văn hóa và nhất là ca trù chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức.Giáo viên chưa đầu tư trong phương pháp và cách thức tổ chức dạy học để góp phần bảo vệ các di sản. Học sinh chưa chủ động, chưa thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với các di sản tinh thần của quê hương.Các nhà trường, phòng ban vẫn chưa thực sự quan tâm nhiều đến công tác dạy và học gắn với bảo tồn giá trị di sản ca trù. Ngoài ra các biện pháp bảo tồn và trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn di sản ca trù cũng đã được nêu lên. Những giải pháp mà các tham luận đưa ra đều mang tính khả thi, dễ tổ chức, dễ thực hiện. Trong tổ chức chuyên đề chúng tôi đặc biệt chú trọng việc kết hợp giữa kiến thức lý thuyết và hoạt động diễn xướng. Các nghệ nhân đến từ Câu lạc bộ ca trù Phủ Diễn đã trình bày các điệu cơ bản nhất của ca trù, nhất là những tác phẩm đạt giải cao trong các kì Liên hoan toàn quốc mà các nghệ nhân đã biểu diễn. Ưu tiên diễn xướng những tác phẩm học trong chương trình nhà trường như Hát nói: Bài ca ngất ngưởng, Bài ca phong cảnh Hương Sơn; Xẩm huê tình như “Sông Thương”, hát ru “Ả phiền ba mươi sáu giọng”, điệu tỳ bà... Việc làm này đã cung cấp kiến thức, sự hiểu biết cho giáo viên và học sinh về ca trù. Đặc biệt được hòa mình trong môi trường diễn xướng ca trù (một môi trường khiến những tài tử xưa kia bao lần “đi hát mất ô”) đã truyền đến những người tham gia chuyên đề một ngọn lửa đam mê, yêu thích với ca trù. 13
  14. Thứ ba, sau khi thực hiện chuyên đề, chúng tôi đã sử dụng phiếu thăm dò để đánh giá mức độ quan tâm, hiểu biết, yêu thích của giáo viên và học sinh đối với ca trù. Đồng thời nhóm chuyên môn họp bàn, thảo luận đánh giá ưu điểm và rút kinh nghiệm của hoạt động chuyên đề. Như vậy để tổ chức hoạt động chuyên đề thành công cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, các tổ chức, tổ nhóm chuyên môn. Công tác chuẩn bị phải công phu, đầu tư chất lượng kể cả vật chất và tinh thần. Muốn cho giáo viên và học sinh tiếp cận với ca trù và yêu mến từ “cái nhìn đầu tiên” chúng ta phải thật sự tâm huyết và có những người tâm huyết truyền lửa – đây là một yếu tố không thể thiếu trên hành trình bảo tồn các giá trị của di sản ca trù. Một số hình ảnh khi thực hiện chuyên đề (Thầy giáo Phan Trọng Đông - Hiệu Trưởng và Bà Trần Thị Phương Thu, đại diện Phòng Văn hóa huyện Diễn Châu đã phát biểu trong buổi sinh hoạt chuyên đề) (Giáo viên và học sinh trình bày tham luận trong chuyên đề) (Các nghệ nhân tham gia biểu diễn trong chuyên đề) 14
  15. Chuyên đề đã thu hút được những trang truyền thông của nhà trường và các tổ chức, cá nhân. Một số nhận xét của Đại biểu, GV, HS sau khi tham gia chuyên đề - Bà Trần Thị Phương Thu ( Phó phòng Văn hóa huyện Diễn Châu) nhận xét: Chúng tôi rất vui mừng khi tham gia vào hoạt động của nhà trường. Đây là hoạt động mà chúng tôi mong muốn từ rất lâu nhưng chưa thể làm được. Chính 15
  16. nhà trường, các thầy cô giáo nhóm Ngữ văn đã tiếp cho chúng tôi sự quyết tâm để thực hiện các giải pháp bảo tồn ca trù ở huyện Diễn Châu ta hiệu quả hơn. - Cô giáo Nguyễn Thị Lan Phương ( GV Ngữ văn – Diễn Châu 3) nêu cảm nghĩ: Đây là lần đầu tiên tôi được hòa mình trong môi trường diễn xướng của ca trù. Ca trù thì tôi đã nghe đến và cũng đã tìm hiểu qua, nhưng qua chuyên đề này tôi mới nhận ra được những giá trị độc nhất của nó. Thật hãnh diện khi Diễn Châu là một cái nôi của Ca trù. - Học sinh Võ Thị Linh ( lớp 11D1) phát biểu: Ca trù thật đặc biệt, từ không gian, người biểu diễn, đến nhạc cụ. Cái gì cũng khiến người ta phải tò mò. Em thấy việc tham gia chuyên đề rất hữu ích. Chuyên đề cần tổ chức với quy mô lớn hơn nữa để tuổi trẻ chúng em được biết nhiều hơn nữa. - Học sinh Phan Thị Nương ( lớp 11D1) nêu cảm nghĩ: Lịch sử ca trù Diễn Châu thật đáng tự hào, nhưng tiếc là chúng ta còn biết ít về nó. Qua chuyên đề em mới biết được điều này. Em sẽ tiếp tục về tìm hiểu và góp một phần công sức nhỏ bé của mình cho hành trình bảo tồn di sản ca trù của đất nước và của quê hương Diễn Châu. 2.3.2. Bảo tồn di sản Ca trù qua dạy học chủ đề “Hát nói Việt Nam thời trung đại” Hát nói là thể thơ dân tộc. Nó là kết quả quá trình sáng tạo của tri thức người Việt. Hát nói tuy ra đời muộn hơn nhưng ngay sau khi ra đời nó trở thành thể thơ chiếm được vị trí “danh dự” của ca trù, đưa lại những giá trị thiết thực cho ca trù. Ca trù làm cho hát nói vinh danh và ngược lại chính hát nói làm ca trù trở nên đặc sắc hơn, thể hiện sự bác học của nó. Thể hát nói trở thành một điệu chính gọi là thể cách của ca trù. Lúc này tên gọi ca trù hay hát nói tuy 2 là một, có khi người ta gọi hát nói để chỉ ca trù và ngược lại. Những bài hát nói hay nhất, đẹp nhất vẫn là những tác phẩm của các đại khoa, tài tử thế kỷ 18, 19 là Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Phan Bội Châu... Để say mê hát nói không chỉ là điệu hát, nhịp phách mà cái hấp dẫn người nghe ở chính vẻ đẹp ngôn từ, kết tinh các giá trị tư tưởng của người nghệ sĩ tài hoa - đó cũng là ý thức hệ của một thời kì lịch sử, văn hóa dân tộc, những triết lí nhân sinh, tâm tư rất con người của biết bao nhà thơ lớn. Vì vậy để tìm hiểu sâu hơn, kĩ hơn giá trị ca trù việc tiếp cận một bài thơ theo đặc trưng thể loại là điều không thể thiếu. Chúng tôi tiến hành dạy học chủ đề Hát nói Việt nam thời trung đại gắn với bảo tồn ca trù. Qua hoạt động dạy học này, giúp HS có cơ hội đi sâu tìm hiểu đặc điểm thể loại hát nói từ phương diện ngôn từ, vần nhịp... để thấy được sức hấp dẫn 16
  17. của văn bản hát nói cũng như hình thành những phẩm chất, năng lực cần thiết cho quá trình bảo tồn giữ gìn các giá trị của ca trù và bồi đắp tâm hồn, nhân cách cho người học. 2.3.2.1.Chủ đề “Hát nói Việt Nam thời trung đại” Chủ đề: HÁT NÓI VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI Ngữ văn 11 THPT, thời lượng dạy học: 2 tiết I. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA CHỦ ĐỀ VÀ THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN 1. Chủ đề bài: - Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ 2. Thời lượng: 2 tiết 3. Hình thức: - Tổ chức dạy học trên lớp. - Ở nhà, thực hành, nghiên cứu. 4. Thiết bị dạy học, học liệu : Giáo án, SGK, tivi, tranh ảnh, bảng phụ… II. BẢNG MÔ TẢ CHUẨN KIẾN THỨC, NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT - Nêu được thông tin về tác giả, tác phẩm. - Nêu được đề tài cảm hứng và thể thơ, chủ thể trữ tình, đối tượng Kiến trữ tình thế giới hình tượng (thiên nhiên, cảnh vật, không gian, thời thức gian…) trong bài thơ. - Giá trị nội dung, nghệ thuật. - Năng lực đọc hiểu về thể thơ Hát nói thời trung đại. - Năng lực sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về một bài Hát nói trung đại Năng lực - Năng lực thu thập thông tin, giải quyết vấn đề, đọc hiểu một văn bản Hát nói trung đại theo đặc trưng thể loại, sáng tạo, hợp tác, thưởng thức văn học. - Năng lực tự học - Trân trọng và đồng cảm với vẻ đẹp tâm hồn của các nhà thơ trung đại. Phẩm - Yêu nước qua việc gìn giữ các giá trị giá trị tinh thần, các di sản chất của dân tộc. - Trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội dân tộc qua việc biết tự hào, tôn trọng các giá trị các di sản văn học, nghệ thuật. 17
  18. III. BẢNG MÔ TẢ CÂU HỎI/ BÀI TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng thấp Vận dụng cao Nêu những Chỉ ra những biểu - Vận dụng những - Vận dụng các nét chính về hiện về con người tác hiểu biết về tác giả đặc điểm phong tác giả. giả được thể hiện (cuộc đời, con cách nghệ thuật trong tác phẩm. người), hoàn cảnh ra của nhà thơ vào đời của tác phẩm để hoạt động tiếp lí giải, đọc – hiểu cận và đọc hiểu văn bản văn bản. Nêu hoàn Phân tích tác động - Vận dụng hiểu biết Nêu những việc cảnh sáng của hoàn cảnh ra đời về hoàn cảnh ra đời sẽ làm nếu ở vào tác bài thơ. đến việc thể hiện nội vào phân tích, lý hoàn cảnh tương dung tư tưởng của bài giải các hình tượng tự của tác giả. thơ. nghệ thuật Xác định thể Chỉ ra những đặc Đánh giá tác dụng Nhận ra kĩ năng thơ. điểm về bố cục, vần, của thể thơ trong đọc hiểu của thể nhịp, … của thể thơ việc thể hiện nội loại trong bài thơ. dung bài thơ. Liệt kê được Lí giải nội dung tư - Biết đánh giá hình - Biết bình luận những từ tưởng, tình cảm thể tượng nghệ thuật những ý kiến về ngữ, hình hiện ở hình tượng trữ tác phẩm thơ đã ảnh, các dấu tình được học. hiệu nghệ - Biết cảm thụ thuật tiêu thơ, tập phê bình biểu câu, đoạn thơ và hình tượng thơ - Vận dụng hiểu biết về tác phẩm vào giá trị sống hiện tại - Biết cách tự nhận diện, phân tích và đánh giá thế giới hình tượng nghệ thuật trong hai tác cùng thể loại cùng thời kì văn học. 18
  19. Lý giải thái độ của - So sánh các hình - Khái quát về nội các nhà văn khi xây tượng nghệ thuật dung và những dựng hình tượng trữ của các tác phẩm đóng góp của các tình tác phẩm trong . thơ ca trung đại Việt Nam nói riêng và văn học Việt Nam nói chung - So sánh với những đặc trưng nghệ thuật của thơ ca trung đại Cắt nghĩa một số dấu - Đánh giá giá trị - Tự phát hiện và hiệu nghệ thuật tiêu nghệ thuật của tác đánh giá giá trị biểu phẩm nghệ thuật của những tác phẩm tương tự không có trong chương trình - Hiểu và cắt nghĩa ý - Đọc sáng tạo nghĩa của hình tượng (không chỉ thể trữ tình hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả mà còn bộc lộ những cảm nhận, cảm xúc riêng của bản thân). - Lí giải tư tưởng của - Đọc nghệ thuật nhà văn bộc lộ trong (đọc có biểu diễn) các hình tượng - Có thể ngâm các bài thơ IV.BIÊN SOẠN CÂU HỎI, BÀI TẬP MINH HỌA Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao - Kể tên tác phẩm - Liên hệ một số của Nguyễn Công tác giả, tác phẩm Trứ? Hát nói cùng thời - Xác định bố cục - Mối liên hệ giữa - Nhận xét kết cấu 19
  20. của bài thơ? các phần? của tác phẩm - Từ ngất ngưởng - Xác định nghĩa Đánh giá thái độ - So sánh cái được sử dụng mấy của từ ngất ngất ngưởng của ngất ngưởng lần? ngưởng trong từng nhà thơ khi tại của Nguyễn văn cảnh sử dụng? triều và khi về Công Trứ và hưu? những nhà thơ trung đại khác? - Nguyễn Công - Tại sao làm quan - Bình luận quan So sánh với chí Trứ so sánh việc mất tự do nhưng điểm về chí làm làm trai của các làm quan với việc vẫn làm? trai của Nguyễn nhà nho xưa gì? Công Trứ - Hãy chỉ ra những - Nêu ý nghĩa của - Cảm nhận của - Chỉ ra tính câu thơ bằng chữ những câu thơ anh, chị về nội thống nhất về tư Hán trong bài thơ bằng chữ Hán? dung mà câu thơ tưởng của nhà chữ Hán mang lại. thơ trong hai câu thơ chữ Hán Nêu cách ngắt Ý nghĩ của cách Thay đổi cách nhịp, cách gieo ngắt nhịp, cách ngắt nhịp câu vần trong câu hát gieo vần đó thơ hát nói sẽ nói? biến đổi như thế nào? Chân dung cái tôi Những biểu hiện Đánh giá So sánh với tác trữ tình Nguyễn của chân dung đó giả, tác phẩm Công Trứ gửi gắm khác qua tác phẩm V . TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 2.3.2.2.Tổ chức dạy học chủ đề “Hát nói Việt Nam thời trung đại”gắn với bảo tồn di sản ca trù Trong những năm gần đây việc dạy học gắn với các chủ đề đã trở nên quen thuộc trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Những ưu điểm của dạy học chủ đề các nhà giáo dục chúng ta đã thấm nhuần. Dạy học chủ đề “Hát nói Việt Nam thời trung đại” không phải là một nội dung mới. Bởi trong chương trình Ngữ văn 11 khi xây dựng các chủ đề dạy học chúng ta đã tổ chức và thiết kế một cách bài bản. Tuy nhiên, trong phạm vi của đề tài, chúng tôi muốn chú trọng đầu tư vào việc tổ chức thiết kế, lựa chọn hình thức, kĩ thuật và phương pháp dạy học gắn với việc bảo tồn giá trị của ca trù. Trong hoạt động Khởi động, chúng tôi lựa chọn hình thức biểu diễn ca trù ở Diễn Châu qua một video được CLB ca trù Phủ Diễn cung cấp. Điều này vừa giúp học sinh nhập vào không gian nghệ thuật của ca trù và đặc biệt ý thức được giá trị của di sản ngay trên mảnh đất của quê hương, từ các nghệ nhân vốn gần gũi mỗi 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2