intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp vận dụng kiến thức liên môn hướng dẫn học sinh THPT làm và sử dụng enzim bồ hòn góp phần bảo vệ môi trường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:23

10
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Giải pháp vận dụng kiến thức liên môn hướng dẫn học sinh THPT làm và sử dụng enzim bồ hòn góp phần bảo vệ môi trường" được thực hiện với mục tiêu giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn về enzim, quá trình phân giải của vi sinh vật, các hiện tượng bề mặt chất lỏng để làm enzim bồ hòn thay thế cho hóa chất tẩy rửa, vận dụng kiến thức văn thuyết minh để báo cáo trải nghiệm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp vận dụng kiến thức liên môn hướng dẫn học sinh THPT làm và sử dụng enzim bồ hòn góp phần bảo vệ môi trường

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng công nhận sáng kiến tỉnh Ninh Bình. Chúng tôi ghi tên dưới đây: TT Họ và tên Ngày tháng Nơi công tác Chức vụ Trình độ Tỷ lệ (%) năm sinh chuyên đóng góp vào môn việc tạo ra sáng kiến 1 Trần Thị Mai 02/04/1988 Trường THPT Giáo viên Thạc sĩ 50% Gia Viễn C 2 Lê Thị Hạnh 17/6/1980 Trường THPT Giáo viên Đại học 15% Gia Viễn C 3 Trần Thị Hải Yến 8/4/1985 Trường THPT Giáo viên Đại học 15% Gia Viễn C 4 Vũ Xuân Tứ 10/9/1983 Trường THPT Giáo viên Đại học 10% Gia Viễn C 5 Trịnh Thị Thanh Loan 21/7/1988 Trường THPT Giáo viên Đại học 10% Gia Viễn C Là đồng tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến “Giải pháp vận dụng kiến thức liên môn hướng dẫn học sinh THPT làm và sử dụng enzim bồ hòn góp phần bảo vệ môi trường”. 1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực giáo dục. 2. Nội dung 2.1. Giải pháp cũ thường làm Thứ nhất, trong quá trình giảng dạy, chúng tôi thấy, ở một số bộ môn trong trường THPT hiện nay có nhiều bài học có nội dung kiến thức liên quan chặt chẽ với nhau, giúp học sinh giải quyết các vấn đề của cuộc sống thực tiễn nhưng lại được dạy một cách tách bạch, chưa được đưa vào chuyên đề liên môn, trải nghiệm của các trường THPT trong toàn tỉnh. Cụ thể như sau: Ở chương trình Sinh học 10, học sinh được học các bài: + Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất + Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật. + Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật. Ở chương trình Vật lí 10, học sinh được học bài 37: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng. Ở chương trình Ngữ văn 10, học sinh được học “Chủ đề văn thuyết minh”. Thứ hai, hiện nay, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh đang được nhiều trường THPT quan tâm và đẩy mạnh. Tuy nhiên, khi triển khai hoạt động này, hầu hết các trường đều tổ chức theo hướng cho học sinh đến trải nghiệm tại các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, các trường đại học,… Đặc biệt, khi đại dịch Covid 19 1
  2. diễn ra phức tạp, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm theo xu hướng này trở thành một vấn đề khó khăn đối với nhiều nhà trường. Thứ ba, trong chương trình THPT, giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường là một trong những nội dung trọng tâm của nhiều bộ môn. Tuy nhiên, nội dung này chủ yếu được giảng dạy nặng về lí thuyết, chủ yếu tác động đến ý thức của học sinh nhiều hơn là việc đưa ra những hành động, biện pháp cụ thể. Với phương pháp dạy và học như trên, có thể nhận thấy những ưu, nhược điểm như sau: a. Ưu điểm của giải pháp cũ - Cung cấp cho học sinh kiến thức chuẩn của từng bài, đảm bảo nhu cầu nắm kiến thức “cấp tốc” để phục vụ kiểm tra, thi cử. - Giáo viên và học sinh không tốn nhiều thời gian. b. Hạn chế và những tồn tại của giải pháp cũ Thứ nhất, khi dạy những bài học trên một cách tách bạch, phần lớn giáo viên chủ yếu tập trung cung cấp kiến thức lí thuyết theo những phương pháp dạy học truyền thống. Học sinh cũng chủ yếu ghi nhớ, tái hiện kiến thức và ít được thực hành. Do vậy, kiến thức của từng bài học trở nên khô khan, khó hiểu, ít có tính ứng dụng. Cụ thể như sau: - Ở môn Sinh học: học sinh được học được enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất, được học quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật, quá trình lên men nhưng chỉ dừng lại ở kiến thức lí thuyết; học sinh không được quan sát, không được thực nghiệm và khó nắm được bản chất của từng vấn đề. Khả năng thực hành và vận dụng những kiến thức này vào thực tiễn sẽ bị hạn chế. - Ở môn Vật lí: học sinh được học về các hiện tượng bề mặt của chất lỏng, cơ chế tẩy rửa của xà phòng nhưng sẽ không tự làm được các chất tẩy rửa có hoạt tính tương tự như xà phòng. - Ở môn Ngữ văn, học sinh được học về văn thuyết minh nhưng chủ yếu là thuyết minh về danh nhân, về danh lam thắng cảnh nhưng ít khi sử dụng loại văn bản này để trình bày những vấn đề liên quan đến các bộ môn khoa học khác, ít được vận dụng kĩ năng thuyết minh vào thực tiễn đời sống. - Học sinh được giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nhưng chưa thấy được sự tác động của hóa chất tẩy rửa đến môi trường, chưa tìm được biện pháp, cách thức để hạn chế rác thải nhựa và các hóa chất độc hại vào môi trường. Thứ hai, khi dạy các bộ môn này một cách tách bạch, học sinh không thấy được mối quan hệ khoa học giữa các bộ môn, ít có cơ hội được vận dụng kiến thức tổng hợp, liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn của đời sống. Thứ ba, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm ở những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh mặc dù đem lại hứng thú học tập cho học sinh nhưng có hạn chế là tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro, mất an toàn; tốn kém chi phí trong quá trình tổ chức; ít gắn liền với bài học của học sinh trên lớp; khó tổ chức trước diễn biến phức tạp của dịch Covid 19. 2
  3. Thứ tư, việc giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường trong những giờ học trên lớp chủ yếu được tiến hành theo hướng nặng về lí thuyết, ít gắn liền với thực tiễn, chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể để giúp học sinh có hành động thiết thực góp phần bảo vệ môi trường. Trong khi đó, hiện nay, cách làm garbage enzim hay còn gọi là enzim rác, enzim sinh học được làm từ quả bồ hòn để phục vụ cho mục đích tẩy rửa, vệ sinh, lau chùi đã trở nên tương đối phổ biến ở các nước trên thế giới, đặc biệt là Ấn Độ và Thái Lan. Ở Việt Nam, quả bồ hòn cũng rất phổ biến và có giá thành tương đối rẻ. Tuy nhiên, trong chương trình học, học sinh ở các trường phổ thông hầu hết đều chưa được cập nhật những kiến thức này. Khái niệm enzim sinh học vẫn còn tương đối xa lạ với các em. Trong khi đó, những bài học trong chương trình Sinh học, Vật lí, Công nghệ 10 lại có nội dung kiến thức liên quan trực tiếp đến vấn đề này. Mặc dù vậy, trong quá trình giảng dạy, nhiều giáo chưa đề cập đến ứng dụng thực tiễn của enzim sinh học, chưa cho học sinh cơ hội để trải nghiệm. Đây cũng là một tồn tại của giải pháp cũ. Với những hạn chế này, chúng tôi mạnh dạn đề xuất giải pháp mới: “Hướng dẫn học sinh trường THPT Gia Viễn C làm và sử dụng enzim bồ hòn để thay thế hóa chất tẩy rửa nhằm bảo vệ môi trường”. 2.2. Giải pháp mới cải tiến: a. Mô tả bản chất của giải pháp mới Về bản chất, giải pháp mới mà chúng tôi sử dụng là dạy học các bài học này theo chủ đề liên môn kết hợp với trải nghiệm, từ đó, giúp học sinh vận dụng kiến thức vào ứng dụng trong thực tế. Cụ thể, với giải pháp mới, chúng tôi tiến hành như sau. Bước 1: Xây dựng chủ đề dạy học liên môn Ở bước này, chúng tôi tập trung xác định những kiến thức của từng môn học có liên quan đến chủ đề để xây dựng chủ đề. Theo đó, những nội dung kiến thức trọng tâm được chúng tôi xác định trong chủ đề và mục tiêu hướng tới về kiến thức, năng lực, phẩm chất của chủ đề cụ thể như sau: Môn Bài học Kiến thức Năng lực Phẩm chất học Lớp 10: Chủ Giúp HS: Nhận - Biết cách trình bày - Có ý thức trách đề văn thuyết diện được các hình và tạo lập văn bản nhiệm đối với việc minh thứ kết cấu của văn thuyết minh. bảo vệ môi trường. bản thuyết minh, - Vận dụng kiến Ngữ cách sử dụng các thức để thuyết minh văn phương pháp để về hóa chất tẩy rửa làm tăng tính chuẩn và quả bồ hòn. xác cho văn bản thuyết minh. Vật Lớp 10: Các - Mô tả được thí - Giải các bài tập - Có đam mê tìm lí hiện tượng bề nghiệm về hiện tính lực căng mặt tòi, vận dụng kiến mặt của chất tượng căng bề mặt; ngoài. thức bài học vào 3
  4. lỏng nói rõ được - Vận dụng được ý thực tiễn đời sống. phương, chiều và nghĩa của lực căng độ lớn của lực căng bề mặt giải thích bề mặt. được cơ chế tẩy rửa - Nêu được ý nghĩa của xà phòng và và đơn vị đo của hệ enzim từ quả bồ số căng bề mặt. hòn. Lớp 10: Bài - Nêu được khái - Vận dụng kiến - Có ý thức tăng 14: Enzim và niệm, cấu trúc và cơ thức bài học giải cương sử dụng vai trò của chế tác động của thích một số hiện thuốc trừ sâu vi enzim trong enzim. tượng thực tiễn: Sử sinh, các sản phẩm quá trình − Phân tích được dụng enzim từ bồ có nguồn gốc sinh chuyển hóa các yếu tố ảnh hòn để làm chất tẩy học, từ tự nhiên, vật chất hưởng đến hoạt rửa hạn chế thuốc trừ động xúc tác của sâu hóa học, bảo vệ enzim. môi trường sống. - Trình bày được vai trò của enzim trong quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. Sinh Lớp 10: Bài - Trình bày được - Vận dụng được để - Có ý thức trách học 22: Dinh khái niệm vi sinh giải thích và xử lý nhiệm đối với việc dưỡng, vật và đặc điểm một số hiện tượng bảo vệ môi trường. chuyển hóa chung của vi sinh trong đời sống và vật chất và vật. sản xuất: quá trinh năng lượng -Trình bày được lên men để tạo ở vi sinh vật. quá trinh hô hấp và enzim bồ hòn lên men Lớp 10: Bài - Trình bày được -Giải quyết vấn - Có ý thức tăng 23: Quá trình quá trình phân giải đề: vai trò của vi cương sử dụng các tổng hợp và các chất ở vi sinh sinh vật phân giải sản phẩm có nguồn phân giải các vật. các ứng dụng prôtêin; vai trò của gốc sinh học, từ tự chất ở vi sinh của quá trình phân vi sinh vật phân nhiên, hạn chế vật. giải các chất ở vi giải polisaccaric, thuốc trừ sâu hóa sinh vật phân giải lipit,… học, bảo vệ môi trường sống. Bước 2: Phân công nhiệm vụ cụ thể và xây dựng, thực hiện kế hoạch dạy học Từ việc xây dựng chủ đề, chúng tôi tiến hành xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề liên môn (kế hoạch dạy học được thể hiện ở phần phụ lục); phân công giáo viên xây dựng nội dung kế hoạch, giáo viên thực hiện kế hoach. Cụ thể như sau: 4
  5. STT Nhiệm vụ cụ thể Giáo viên phụ trách Thời gian hoàn thành 1 Xây dựng nội dung kế hoạch bài dạy Trần Thị Mai Tháng Lê Thị Hạnh 10/2020 Trần Thị Hải Yến 2 Giáo viên dạy kiến thức lí thuyết để học Trần Thị Mai Tháng sinh áp dụng vào thực tế Lê Thị Hạnh 11/2020 Trần Thị Hải Yến 3 Giáo viên hướng dẫn học sinh trải nghiệm, Trần Thị Mai Tháng thực hành làm enzim bồ hòn Lê Thị Hạnh 12/2020 Trần Thị Hải Yến 4 Giáo viên hướng dẫn học sinh viết báo Trần Thị Mai Tháng cáo trải nghiệm, xây dựng ý tưởng tham Lê Thị Hạnh 12/2020 gia cuộc thi Khoa học kĩ thuật dành cho Trần Thị Hải Yến học sinh THPT 5 Giáo viên hướng dẫn học sinh lập kênh Vũ Xuân Tứ Tháng you tube và trang web để lan tỏa sản phẩm Trịnh Thị Thanh Loan 12/2020 Bước 3: Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn để thực hành, trải nghiệm, làm và sử dụng enzim bồ hòn. Sau khi đã giúp học sinh hiểu được những vấn đề cơ bản như vai trò của quả bồ hòn, vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất; quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật; cơ chế tẩy rửa của xà phòng, chúng tôi hướng dẫn học sinh áp dụng kiến thức này để làm và sử dụng enzim bồ hòn. Cụ thể như sau: Chuẩn bị: Nguyên liệu: Chuẩn bị nguyên liệu để làm enzim theo tỉ lệ: 1kg quả bồ hòn; 3kg vỏ dứa, sả, chanh; 1 kg đường vàng; 10 lít nước, 1 thùng chứa lớn bằng nhựa. Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch, để ráo, sau đó trộn đều với đường. Ủ nguyên liệu và đường trong thời gian 24 tiếng, sau đó đổ nước. Đậy kín xô và để nơi có ánh nắng. Trong 10 ngày đầu mỗi ngày đảo nguyên liệu một lần để nguyên liệu không bị mốc. Sau đó đậy kín chờ lên men. Sau ba tháng chắt nước để sử dụng lau nhà, rửa bát, giặt quần áo, tẩy rửa bồn cầu, lau chùi cửa kính… Những lưu ý đối với học sinh để các em vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn: - Quá trình lên men để tạo enzyme bồ hòn là quá trình lên men lactic. - Quá trình lên men enzyme bồ hòn diễn ra như sau: Vi sinh vật phân giải đường và rác thải hữu cơ cùng saponin trong quả bồ hòn để tạo thành axit lactic, khiến enzyme có mùi chua. Chính saponin được phân giải từ quả bồ hòn và axit lactic được chuyển hóa giúp enzyme bồ hòn có bọt và có mùi chua, có tác dụng tẩy rửa dầu mỡ, bụi bẩn. - Yếu tố ảnh hưởng: nhiệt độ. + Nhiệt độ cao từ 50 - 600c, enzim sẽ mất đi hoạt tính. 5
  6. + Nhiệt độ quá thấp, Enzyme giảm hoặc ngừng hoạt động. => Nhiệt độ lí tưởng để làm enzim bồ hòn là từ 20 – 40 độ. - Dung dịch enzim có hệ số căng bề mặt nhỏ hơn hệ số căng bề mặt của nước nên khi hòa vào nước, sẽ làm giảm sức căng của nước, nước thấm sâu vào xơ sợi. Nhờ vậy, nước có thể đẩy vết bẩn ra. Khi chà sát lại bề mặt bằng nước thông thường, lực căng bề mặt của nước trở về mức ban đầu, do vậy, nước có thể chống tái bám chất bẩn. Chất hoạt động bề mặt tạo bọt, chất bẩn không tan tập trung lên bề mặt bọt và bị đẩy ra ngoài hay phân tán vào trong dung dịch ở dạng huyền phù, treo lơ lửng. - Do hệ số căng bề mặt phụ thuộc vào nhiệt độ, giảm khi nhiệt độ tăng nên enzyme bồ hòn sẽ phát huy hiệu quả tối ưu khi pha loãng với nước ấm hoặc nước nóng. Bước 4: Hướng dẫn học sinh báo cáo thực hành, trải nghiệm sau khi làm và sử dụng enzim bồ hòn; đồng thời lan tỏa sản phẩm đến gia đình và xã hội. Ở bước này, chúng tôi hướng dẫn học sinh báo cáo thực hành và nêu kết quả sau khi trải nghiệm; hướng dẫn học sinh làm và sử dụng enzim tại nhà, tại trường, đồng thời, lập kênh you tube và trang web để giới thiệu cách làm enzim bồ hòn đến nhiều người. b. Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp Giải pháp được xây dựng dựa trên hai hướng dạy học mới được Bộ giáo dục và đào tạo khuyến khích giáo viên vận dụng và thực hiện trong những năm gần đây đó là dạy học liên môn và dạy học trải nghiệm. Qua quá trình thực hiện, chúng tôi nhận thấy tính mới và tính sáo tạo của giải pháp được thể hiện ở những điểm chủ yếu sau: Thứ nhất, giải pháp đã kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn. Nhờ đó, tránh được sự trùng lặp quá nhiều các nội dung ở một số bộ môn, đồng thời, giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức ở các bộ môn mà các em đã học. Thứ hai, giải pháp đã giúp học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng lực giải quyết tình huống thực tiễn, cụ thể là học sinh vận dụng kiến thức sinh học và vật lí, hóa học để tạo ra nước tẩy rửa sinh học từ quả bồ hòn để hạn chế sử dụng hóa chất tẩy rửa, từ đó bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, học sinh cũng có thể vận dụng kiến thức về văn thuyết minh để trình bày các vấn đề khoa học, các vấn đề của thực tiễn đời sống, từ đó, mở rộng kiến thức và nâng cao kĩ năng thuyết minh của các em. Thứ ba, giải pháp đã giúp học sinh vừa học tập, vừa vận dụng, trải nghiệm, kết hợp giữa lí thuyết và thực tế để từ đó khắc sâu hơn kiến thức, đồng thời, nâng cao khả năng tự học, tự sáng tạo, phát huy năng lực học tập, năng lực vận dụng kiến thức, năng lực làm việc nhóm của học sinh. Thứ tư, so với giải pháp cũ, giải pháp mới đã giúp học sinh có thêm một biện pháp thiết thực để bảo vệ môi trường. Các em hiểu được tác dụng của quả bồ hòn, enzim bồ hòn, từ đó, tự làm và sử dụng trong gia đình cũng như trong nhà trường để bảo vệ môi trường, đồng thời, lan tỏa biện pháp thiết thực này đến nhiều người xung quanh để cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường. 6
  7. Thứ năm, giải pháp đã góp phần thay đổi tư duy của các nhà trường THPT trong việc lựa chọn hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm; đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên trong dịch Covid 19. Thứ sáu, giải pháp đã giáo dục cho học sinh tình yêu đối với lao động và đam mê nghiên cứu, ứng dụng khoa học vào thực tiễn. Đồng thời, nhờ giải pháp, học sinh hứng thú hơn với bài học vì được nhìn thấy ngay sản phẩm của quá trình học của mình. 3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được 3.1. Hiệu quả kinh tế Sau quá trình thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy sáng kiến này có thể được áp dụng trong tất cả các trường trung học phổ thông của tỉnh và đem lại những hiệu quả kinh tế nhất định. Cụ thể như sau: a. Về phía ngành giáo dục: - Giải pháp có thể áp dụng để xây dựng chủ đề dạy học liên môn, dạy học trải nghiệm ngay tại nhà trường, tiết kiệm chi phí đi lại, ăn ở trong quá trình trải nghiệm so với những hướng trải nghiệm khác. - Giải pháp có thể áp dụng để tạo ra enzim bồ hòn dùng để tẩy rửa sàn lớp học, nhà hiệu bộ, lau cửa kính, lau bàn ghế, bồn rửa tay, nhà vệ sinh,… ngay trong nội bộ trường học. So với việc sử dụng chất tẩy rửa công nghiệp, việc sử dụng enzim không chỉ an toàn hơn, bảo vệ môi trường tốt hơn mà lợi ích kinh tế đem lại cũng cao hơn. Điều đó được thể hiện rõ ở bảng so sánh về số tiền chi cho việc sử dụng hóa chất tẩy rửa, dọn dẹp tại trường THPT Gia Viễn C trong năm học 2019- 2020 và chi cho việc làm enzim bồ hòn để phục vụ cho việc tẩy rửa năm học 2020 – 2021 sau đây: Tiêu chí so sánh Hóa chất tẩy rửa Enzim bồ hòn Số tiền/ 1 lít 38.000đ 15.000đ Số lít dùng/ 1 tháng 5 6 Số tiền phải chi để phục vụ việc tẩy rửa, 190.000 90.000 dọn dẹp vệ sinh/ 1 tháng Số tiền phải chi để phụ vụ việc tẩy rửa, 2.280.000 1.080.000 dọn dẹp vệ sinh/ 1 năm Như vậy, so với việc sử dụng hóa chất tẩy rửa công nghiệp, việc làm và sử dụng enzim bồ hòn đã giúp trường THPT Gia Viễn C tiết kiệm được 1.200.000 đồng trong kinh phí chi cho việc tẩy rửa, dọn dẹp vệ sinh hàng năm. b. Về phía xã hội - Giải pháp có thể giúp các hộ gia đình tận dụng các chất thải nhà bếp như vỏ dứa, vỏ chanh, sả, vỏ bưởi để làm enzim tẩy rửa sinh học, giúp tiết kiệm chi phí mua nước tẩy rửa trong gia đình và bảo vệ môi trường. - Giải pháp có thể thay thế việc dùng băng zôn, khẩu hiệu để tuyên truyền cho việc bảo vệ môi trường, tiết kiệm được rất nhiều kinh phí cho việc làm băng zôn, khẩu hiệu. 3.2. Hiệu quả xã hội a. Về phía ngành giáo dục 7
  8. - Giải pháp góp phần nâng cao nhận thức, giáo dục đạo đức, lối sống và bản lĩnh cho học sinh; tạo cho học sinh môi trường, điều kiện, cơ hội để các em thể hiện bản thân, chung tay bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó xây dựng, phát triển hoàn thiện phẩm chất, nhân cách và năng lực của mình để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ, của cuộc sống. - Giải pháp có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông về cách thức tổ chức xây dựng chủ đề dạy học liên môn, chủ đề dạy học trải nghiệm. - Trong bối cảnh đổi mới toàn diện nền giáo dục, chú trọng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, giải pháp này có thể được xây dựng và đưa vào thành một chủ đề trong kế hoạch dạy học của tất cả các trường THPT trên toàn tỉnh để đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới hiện nay. - Giải pháp có thể được xây dựng để đưa vào thực hiện trong Hoạt động trải nghiệm trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018. - Đặc biệt, khi dịch Covid 19 đang diễn ra tương đối phức tạp, việc hướng dẫn học sinh trải nghiệm làm enzyme bồ hòn còn đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên, góp phần đảm bảo an toàn xã hội, nâng cao chất lượng dạy học. b. Về phía xã hội - Thông qua việc hướng dẫn học sinh làm và sử dụng enzim bồ hòn thay thế hóa chất tẩy rửa, giải pháp đã lan tỏa enzim sinh học đến rất nhiều gia đình phụ huynh học sinh và gia đình các thầy cô giáo trên địa bàn huyện Gia Viễn. Đồng thời, thông qua trang “Nhịp sống xanh” và nhóm “Enzim bồ hòn –quà tặng từ thiên nhiên”, giải pháp đã góp phần lan tỏa cách làm và sử dụng enzim bồ hòn đến những ai yêu lối sống xanh, từ đó, nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người trong việc bảo vệ môi trường. - Nhờ việc sử dụng enzim bồ hòn, học sinh có thể tận dụng nguồn rác thải nhà bếp để tạo nước tẩy rửa sinh học thay thế cho hầu hết các hóa chất tẩy rửa trong gia đình như xà phòng, nước tẩy rửa bồn cầu, nước lau nhà,… từ đó, giảm thiểu được lượng rác thải nhà bếp và rác thải nhựa từ chai lọ của các loại hóa chất này. - Giải pháp có thể giúp các nhà trường tổ chức và xây dựng những chuyên đề liên môn, trải nghiệm tương tự ngay tại nhà trường một cách thiết thực, hiệu quả. - Trong năm học 2020 -2021, giải pháp đã giúp học sinh trường THPT Gia Viễn C xây dựng đề tài khoa học hành vi để báo cáo trong cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh THPT cấp tỉnh và đã đạt giải Khuyến khích tại cuộc thi này. - Giải pháp cũng hướng tới việc tạo ý tưởng cho các nhà sản xuất sử dụng quả bồ hòn để sản xuất các chất tẩy rửa sinh học thay thế cho hóa chất tẩy rửa công nghiệp nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng. Đặc biệt, nếu enzim tẩy rửa sinh học được sử dụng phổ biến sẽ tạo điều kiện cho những người dân ở các vùng đất đang trồng bồ hòn như Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hòa Bình, Quảng Trị, Đồng Nai, Gia Lai phát triển kinh tế nông nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Hiện nay, nhờ sự lan tỏa của giải pháp, Hợp tác xã Sinh Dược xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình đã đưa Bồ hòn Trường Sơn Xanh vào nhóm các mặt hàng của Hợp tác xã, đồng thời, sử dụng bồ hòn để tạo ra dầu tắm Bồ hòn- một sản phẩm thân thiện với môi trường, an toàn với trẻ nhỏ. 8
  9. 4. Điều kiện và khả năng áp dụng 4.1. Điều kiện áp dụng: Điều kiện áp dụng không khó khăn, phù hợp với tình hình thực tế của nhiều trường phổ thông trong tỉnh Ninh Bình nói riêng và trong cả nước nói chung. Giải pháp sẽ có thể áp dụng hiệu quả nếu được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp quản lí, lãnh đạo, giáo viên các bộ môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Ngữ văn. Nguồn kinh phí để thực hiện giải pháp: có thể trích từ nguồn kinh phí của nhà trường trong việc mua hóa chất tẩy rửa hàng năm và nguồn kinh phí chi cho các chuyên đề dạy học trải nghiệm. 4.2. Thời gian áp dụng giải pháp Giải pháp đã được áp dụng ở trường THPT Gia Viễn C trong năm học 2020 - 2021 và học kì I năm học 2021 – 2022. 4.3. Khả năng áp dụng: Qua hơn một năm áp dụng sáng kiến, chúng tôi thấy giải pháp đã thu nhận được những kết quả khả thi. Học sinh hứng thú với việc trải nghiệm và đã tạo ra sản phẩm enzim bồ hòn. Cùng với những cơ sở lí luận và thực tiễn, quá trình thực nghiệm trực tiếp tại trường THPT Gia Viễn C đã chứng minh đây là một giải pháp có hiệu quả và có tính khả thi cao. Nhờ quá trình thực hiện giải pháp, hai em học sinh lớp 10B4 của trường THPT Gia Viễn C là Trần Thúy Giang và Nguyễn Hải Yến đã thực hiện đề tài khoa học hành vi liên quan đến chủ đề này và nhận được giải tư cuộc thi Khoa học kĩ thuật dành cho học sinh THPT của Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình. Giải pháp có khả năng áp dụng rộng rãi cho tất cả các trường THPT trong toàn tỉnh trong những năm học tiếp theo. Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Gia Viễn, ngày 10 tháng 10 năm 2021 Xác nhận của lãnh đạo đơn vị Người nộp đơn PHẦN PHỤ LỤC PHỤ LỤC I KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ LIÊN MÔN VÀ TRẢI NGHIỆM Ngày soạn: 01/10/2020 Ngày dạy : …../…./……. Khối lớp 10: Số tiết: 05 tiết GIẢI PHÁP VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN HƯỚNG DẪN HỌC SINH THPT LÀM VÀ SỬ DỤNG ENZIM BỒ HÒN GÓP PHẦN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. Vấn đề cần giải quyết Học sinh vận dụng kiến thức liên môn về enzim, quá trình phân giải của vi sinh vật, các hiện tượng bề mặt chất lỏng để làm enzim bồ hòn thay thế cho hóa chất tẩy rửa, vận dụng kiến thức văn thuyết minh để báo cáo trải nghiệm. 9
  10. II. Nội dung – chủ đề bài học 1. Phần lí thuyết - Enzime và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất. - Quá trình phân giải của vi sinh vật - Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng. 2. Phần thực hành - Thuyết minh về quả bồ hòn và enzim bồ hòn. - Thuyết minh về cách làm và cách sử dụng enzim bồ hòn. - Trải nghiệm làm enzim bồ hòn. III. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức - Học sinh hiểu được bản chất của enzim, vai trò của enzim đối với quá trình chuyển hóa vật chất - Học sinh hiểu được quá trình phân giải của vi sinh vật. - Học sinh nắm vững kiến thức về các hiện tượng bề mặt của chất lỏng, đặc biệt là độ căng của nước và ứng dụng của những hiện tượng này trong thực tế. - Học sinh hiểu được tác hại của hóa chất tẩy rửa đối với sức khỏe và môi trường, đồng thời, thấy được tác dụng của enzim bồ hòn, cơ chế tẩy rửa của enzim bồ hòn. 2. Về năng lực - Năng lực giao tiếp: Rèn luyện và bồi dưỡng cho học sinh năng lực thuyết minh, năng lực trình bày vấn đề. - Năng giải quyết vấn đề: Thông qua việc học tập các kiến thức của chủ đề, học sinh sẽ vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề trong thực tiễn, đó là vấn đề bảo vệ môi trường. - Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông: Học sinh sẽ sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào việc lan tỏa cách làm, cách sử dụng enzim tẩy rửa sinh học từ quả bồ hòn. 3. Về phẩm chất - Nâng cao ý thức và trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ sức khỏe và môi trường. IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Đối với giáo viên - Sách giáo viên, sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 2. - Sách giáo viên, sách giáo khoa Vật lí 10. - Sách giáo viên, sách giáo khoa Sinh học 10. - Kế hoạch dạy học theo chủ đề. - Các bài tập vận dụng cụ thể. - Tranh ảnh minh họa. 2. Đối với học sinh - Sách giáo khoa. - Vở ghi. - Quả bồ hòn, vỏ dứa, chanh, sả, đường vàng, xô nhựa để thực hành. V. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Mở đầu (Giáo viên Ngữ văn phụ trách) Mục tiêu: Giúp học sinh có tâm thế tích cực để tiếp nhận bài mới và nắm được nhiệm vụ của bài. B1: GV chiếu một số hình ảnh về quả bồ hòn lên màn hình máy chiếu và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết, đây là quả gì? Hãy cho biết những hiểu biết của em về loại quả này? GV đưa ra gợi ý: Một loại quả có liên quan đến những câu thành ngữ sau: 10
  11. 1. Yêu nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau quả….. cũng méo. 2. Ngậm…. làm ngọt. B2: Học sinh thảo luận nhóm, dựa vào hình ảnh và gợi ý để trả lời câu hỏi. B3: HS trả lời. HS nhóm khác nhận xét B4: Giáo viên nhận xét, chuẩn hóa kiến thức, giới thiệu bài mới: Đây là những hình ảnh về quả bồ hòn, một loại quả có tên khoa học là Sapindus mukorossi Gartn. Khi hái về người ta có thể xay thành bột hoặc để nguyên nấu nước làm chất tẩy rửa. Trong quả bồ hòn có chứa rất nhiều saponin - một chất tẩy rửa tự nhiên, có hiệu quả làm sạch rất tốt. Chính vì vậy, từ xa xưa, quả bồ hòn đã được trồng, phơi khô để giặt quần áo, đánh cốc chén trong gia đình. Hiện nay, ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh Nam Trung Bộ, quả bồ hòn đã được rất nhiều người sử dụng làm enzim để tẩy rửa nhằm bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và góp phần bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, ở huyện Gia Viễn nói riêng và tỉnh Ninh Bình nói chung, quả bồ hòn và enzim bồ hòn vẫn còn tương đối xa lạ. Do vậy, việc tìm hiểu cách làm và sử dụng enzim bồ hòn để thay cho các hóa chất tẩy rửa công nghiệp sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường. Vậy làm thế nào để có thể làm enzim bồ hòn? Cơ chế nào tạo ra khả năng tẩy rửa của enzim bồ hòn? Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng vận dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu trả lời câu hỏi này. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức I. Enzim và vai trò của enzim trong quá 2.1. Tìm hiểu về enzim và vai trò của enzim trình chuyển hóa vật chất đối với quá trình chuyển hóa vật chất - Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng Mục tiêu: Giúp học sinh năm được cấu trúc, hợp trong các tế bào sống. cơ chế hoạt động của enzim, đồng thời vận 1) Cấu trúc của enzim: dụng kiến thức để giải thích các yếu tố ảnh - Enzim có bản chất là prôtêin hoặc prôtêin hưởng đến quá trình ngâm ủ enzim bồ hòn. kết hợp với chất khác không phải là prôtêin. Các bước thực hiện - Trong phân tử enzim có trung tâm hoạt B1: GV chuyển giao nhiệm vụ: động tương thích với cấu hình không gian *Hoạt động cá nhân: Dựa vào sách giáo của cơ chất mà nó tác động. khoa, em hãy cho biết enzim là gì? 2) Cơ chế tác động của enzim: * Hoạt động nhóm: - Enzim liên kết với cơ chất tại TTHĐ Nhóm 1: Dựa vào hình ảnh cấu trúc không phức hợp enzim - cơ chất. gian của enzim hãy cho biết cấu trúc không - Enzim tương tác với cơ chất sản phẩm. gian của E có gì đặc biệt? E + S [E-S] E + P Nhóm 2: Quan sát hình 14.1 trong sách giáo - Liên kết enzim - cơ chất mang tính đặc thù khoa và mô tả cơ chế tác động của enzim? nên mỗi loại enzim thường chỉ xúc tác cho Việc liên kết giữa enzim và cơ chất có tính một phản ứng nhất định. đặc thù như thế nào? 3) Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của Nhóm 3: Có yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt enzim: tính của enzim? - Nhiệt độ: Mỗi enzim cần nhiệt độ tối ưu, tại Nhóm 4: Trình bày vai trò của enzim đối với đó E có hoạt tính tối đa. quá trình chuyển hóa vật chất? + Nhiệt độ cao: 50 - 600c E mất hoạt tính. * Hoạt động cặp đôi: Qua việc tìm hiểu về + Nhiệt độ thấp: E giảm -> ngừng hoạt động. enzim, em hãy chỉ ra những yếu tố ảnh - Độ pH: hưởng đến quá trình ngâm ủ enzim bồ hòn? - Nồng độ cơ chất: Trong quá trình ngâm ủ, chúng ta cần lưu ý - Nồng độ enzim điều gì? - Chất ức chế hoạt tính của E B2: Thực hiện nhiệm vụ VD: DDT ức chế E trong hệ thần kinh người B3: Báo cáo kết quả và thảo luận và động vật. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện 4. Vai trò của enzim trong quá trình chuyển nhiệm vụ hóa vật chất B4: Giáo viên nhận xét thái độ làm việc của - Làm cho tốc độ phản ửng xảy ra nhanh. các nhóm, của học sinh và kiểm tra lại sự - Các chất trong tế bào chuyển hoá từ chất 11
  12. nắm bắt kiến thức của học sinh này sang chất khác thông qua hàng loạt các phản ứng. Mỗi phản ứng được điều khiển bởi 1 loại enzim đặc hiệu. - Cơ thể tạo ra enzim ở dạng chưa hoạt động rồi khi cần thì hoạt hoá chúng. 5.Vận dụng kiến thức về enzim để chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng, tác động đến quá trình làm enzim bồ hòn. -Yếu tố ảnh hưởng: nhiệt độ. + Nhiệt độ cao từ 50 - 600c, enzim sẽ mất đi hoạt tính. + Nhiệt độ quá thấp, enzim giảm hoặc ngừng hoạt động. => Nhiệt độ lí tưởng để làm enzim bồ hòn là từ 20 – 40 độ. 2.2. Tìm hiểu về quá trình phân giải các II. Quá trình phân giải các chất ở vi sinh chất ở vi sinh vật vật Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được bản chất 1) Phân giải proteinotein và ứng dụng: của việc phân giải prôtêin, polisaccarit và - Các vi sinh vật tiết enzim proteinôtêaza ra ứng dụng. Qua đó, học sinh vận dụng kiến môi trường phân giải proteinotein ở môi thức để lí giải được quá trình lên men tạo trường thành axit amin rồi hấp thụ. enzim bồ hòn. - Ứng dụng làm tương, nước mắm… Các bước thực hiện: 2) Phân giải polisaccarit và ứng dụng: B1:Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: - Vi sinh vật tiết enzim phân giải ngoại bào *Hoạt động cá nhân: polisaccarit (tinh bột, xenlulôzơ) thnành các - Qúa trình phân giải prôtêin diễn ra như thế đường đơn (monosaccarit) rồi hấp thụ. nào? Trình bày ứng dụng của quá trình phân + Ứng dụng: giải prôtêin? - Lên men rượu êtilic từ tinh bột (làm rượu) - Quá trình phân giải polisaccarit diễn ra như (Tinh bột Glucôzơ Êtanol + CO2) thế nào? Trình bày ứng dụng của quá trình - Lên men lactic từ đường (muối dưa, cà..) phân giải polisaccarit? (Glucôzơ Axit lactic (vi khuẩn dị hình có - Phân biệt lên men ê tilic và lên men lactic ? thêm CO2, Êtanol, axit Axêtic…) * Hoạt động nhóm: Giáo viên chia lớp thành - Phân giải xenlulôzơ nhờ vi sinh vật tiết 4 nhóm: enzim xenlulaza xử lý rác thực vật… Nhóm 1, 2: Giáo viên chia lớp thành 4 3) Tác hại của quá trình phân giải các chất nhóm: Quá trình phân giải của vi sinh vật có ở vi sinh vật gây hại đối với đời sống của con người - Do quá trình phân giải tinh bột, protein, không? xenlulôzơ mà vi sinh vật làm hỏng thực Nhóm 3,4 : Quá trình phân giải và lên men phẩm, đồ ăn uống, thiết bị có xenlulôzơ… bồ hòn là lên men êtilic hay lên men lactic ? 4. Vận dụng kiến thức để lí giải quá trình Quá trình lên men tạo enzim bồ hòn diễn ra phân giải, lên men để tạo enzim bồ hòn như thế nào ? - Quá trình lên men để tạo enzim bồ hòn là quá trình lên men lactic. - Quá trình lên men enzim bồ hòn diễn ra như sau: Vi sinh vật phân giải đường và rác thải hữu cơ cùng saponin trong quả bồ hòn để tạo thành axit lactic, khiến enzim có mùi chua. Chính saponin được phân giải từ quả bồ hòn và axit lactic được chuyển hóa giúp enzim bồ hòn có bọt và có mùi chua, có tác dụng tẩy rửa dầu mỡ, bụi bẩn. 2.3. Tìm hiểu bản chất của lực căng bề mặt III. Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng 12
  13. và ứng dụng của nó trong đời sống (lực căng bề mặt) Mục tiêu: Mô tả được thí nghiệm về hiện 1. Thí nghiệm. tượng căng bề mặt; Nói rõ được phương, - Chọc thủng màng xà phòng bên trong vòng chiều và độ lớn của lực căng bề mặt; Nêu dây chỉ ta thấy vòng dây chỉ được căng tròn. được ý nghĩa và đơn vị đo của hệ số căng bề - Hiện tượng cho thấy trên bề mặt màng xà mặt; Giải thích được một số hiện tượng phòng đã có các lực nằm tiếp tuyến với bề thuộc hiện tượng căng bề mặt trong một số mặt màng và kéo nó căng đều theo mọi trường hợp; Nắm được các bước xác định hệ phương vuông góc với vòng dây chỉ. số căng bề mặt của nước ở nhiệt độ phòng; - Những lực kéo căng bề mặt chất lỏng gọi là Những ứng dụng của hệ lực căng bề mặt lực căng bề mặt chất lỏng. chất lỏng. 2. Lực căng bề mặt. Các bước thực hiện: Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn B1: Giáo viên đặt vấn đề: đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng luôn *Hoạt động cá nhân luôn có phương vuông góc với đoạn đường - Ở trò chơi thổi bong bóng xà phòng, các em này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có đều quan sát thấy bong bóng có dạng hình chiều làm giảm diện tích bề mặt của chất cầu. Vì sao như vậy? lỏng và có độ lớn tỉ lệ thuận với độ dài của - Tại sao con nhện nước có thể đứng yên và đoạn đường đó : di chuyển trên mặt nước một cách dễ dàng, f = l. Với là hệ số căng mặt ngoài, đơn vị trong khi con ruồi lại bị chìm xuống? là N/m. - Tiến hành thí nghiệm nêu hiện tượng: Kim Hệ số phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ khâu đặt nằm ngang trên mặt nước thì nổi của chất lỏng : giảm khi nhiệt độ tăng. nhưng nếu thả thẳng đứng hoặc nghiêng lại 3. Đo hệ số căng bề mặt của chất lỏng chìm. Vì sao? Lực căng bề mặt của chất lỏng: FC = F - P * Hoạt động nhóm: Giáo viên chia lớp thành Tổng chu vi ngoài và trong của vòng 4 nhóm: xuyến: L = π(D + d) Nhóm 1, 2: Tất cả các hiện tượng trên đều Hệ số căng bề mặt của chất lỏng: liên quan tới mặt ngoài của chất lỏng: đó là 4. Ứng dụng. hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng. Vậy 4.1. Ứng dụng thông thường hiện tượng căng bề mặt là gì? Nó phụ thuộc Do tác dụng của lực căng bề mặt nên vào những yếu tố nào? Nêu ứng dụng của lực nước mưa không thể lọt qua các lỗ nhỏ giữa căng bề mặt? các sợi vải căng trên ô dù hoặc trên mui bạt ô Nhóm 2: Dựa vào những hiểu biết của em về tô tải; nước trong ống nhỏ giọt chỉ có thể lực căng bề mặt, em hãy lí giải tại sao enzim thoát ra khỏi miệng ống khi giọt nước có kích bồ hòn có thể thay thế hóa chất để tẩy rửa thước đủ lớn để trọng lượng của nó thắng trong gia đình? Dựa vào sự ảnh hưởng của được lực căng bề mặt của nước tại miệng bản chất và nhiệt độ của chất lỏng đến hệ số ống;... căng mặt ngoài, em hãy chỉ ra cách để sử Hoà tan xà phòng vào nước sẽ làm giảm dụng enzim bồ hòn đạt hiệu quả cao nhất? đáng kể lực căng bề mặt của nước, nên nước B2: Học sinh quan sát thí nghiệm, suy nghĩ. xà phòng dễ thấm vào các sợi vải khi giặt để B3: Học sinh thảo luận, trình bày câu trả lời làm sạch các sợi vải,... vào bảng phụ và báo cáo kết quả. 4.2. Ứng dụng với enzim bồ hòn B4: Học sinh nhóm khác nhận xét, giáo viên - Dung dịch enzim có hệ số căng bề mặt nhỏ nhận xét, chuẩn hóa kiến thức. hơn hệ số căng bề mặt của nước nên khi hòa vào nước, sẽ làm giảm sức căng của nước, nước thấm sâu vào xơ sợi. Nhờ vậy, nước có thể đẩy vết bẩn ra. Khi chà sát lại bề mặt bằng nước thông thường, lực căng bề mặt của nước trở về mức ban đầu, do vậy, nước có thể chống tái bám chất bẩn. Chất hoạt động bề mặt tạo bọt, chất bẩn không tan tập trung lên bề mặt bọt và bị đẩy ra ngoài hay phân tán 13
  14. vào trong dung dịch ở dạng huyền phù, treo lơ lửng. - Do hệ số căng bề mặt phụ thuộc vào nhiệt độ, giảm khi nhiệt độ tăng nên enzim bồ hòn sẽ phát huy hiệu quả tối ưu khi pha loãng với nước ấm hoặc nước nóng. Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức thông qua một số câu hỏi ứng dụng thực tế. B1: GV chia lớp thành 4 nhóm Nhóm 1: Thuyết minh về chất tẩy rửa hóa học và tác hại của chất tẩy rửa hóa học đối với môi trường. Nhóm 2: Thuyết minh về quả bồ hòn. Nhóm 3: Thuyết minh về enzim bồ hòn, cách làm enzim bồ hòn. Nhóm 4: Thuyết minh về tác dụng và cách sử dụng enzim bồ hòn. B2: Các nhóm: - Phác qua dàn ý đại cương để thuyết minh và trả lời các câu hỏi thực tế về enzim bồ hòn. B3: - Các nhóm lần lượt trình bày đề cương và đoạn văn. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (Hoạt động trải nghiệm ) Mục tiêu:Giúp học sinh vận dụng kiến thức để trải nghiệm làm và sử dụng enzim bồ hòn tại trường THPT Gia Viễn C. B1: Giáo viên chia học sinh thành 4 nhóm, hướng dẫn học sinh cách làm enzim bồ hòn. Về nguyên liệu: cần chuẩn bị 1kg bồ hòn đã tách hạt, 1kg đường nâu, 3kg vỏ dứa (hoặc phế phẩm từ hoa quả được dùng trong gia đình như vỏ táo, vỏ cam, vỏ bưởi), sả, chanh (hoặc quế), 10 lít nước. Cách làm: nguyên liệu rửa sạch, để ráo nước; vỏ dứa thái lát mỏng (có thể sử dụng vỏ hoa quả khác để thay thế); sả đập dập, cắt khúc; chanh thái lát mỏng. Trộn đều nguyên liệu với 1kg đường nâu (hoặc đường vàng) trong thùng nhựa, chờ đường thấm đều, đổ 10 lít nước vào thùng. Trong 10 đến 15 ngày đầu, mỗi ngày đảo nguyên liệu một đến hai lần để tránh tình trạng bị mốc. Sau khi quả đã chìm sấp mặt nước thì dừng đảo để bồ hòn lên men. Sau ba tháng, chiết enzim và sử dụng. Yêu cầu thành phẩm: enzim có màu vàng hoặc màu nâu cánh gián; nước trong, có mùi thơm của dứa, sả, chanh hoặc quế. Sau khi thành phẩm: Các nhóm sử dụng enzim bồ hòn để tẩy rửa tại gia đình và tẩy rửa bồn rửa tay, nhà vệ sinh tại trường THPT Gia Viễn C. Mỗi nhóm lập một kênh truyền thông để lan tỏa sản phẩm đến những người xung quanh nhằm bảo vệ môi trường. Lưu ý: Enzim bồ hòn chỉ lên men tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 20 – 40 độ. Sau khi làm enzim, trong 10 ngày đầu cần đảo mỗi ngày một lần để nguyên liệu chìm xuống. Sau 10 ngày đậy kín nắp, để nơi có nhiều ánh sáng. Enzim bồ hòn sẽ phát huy hiệu quả tẩy rửa nếu được sử dụng với nước ấm. B2: Học sinh: - Chuẩn bị nguyên liệu. - Tiến hành làm enzim bồ hòn theo hướng dẫn. B3: Học sinh nộp sản phẩm, báo cáo, sử dụng sản phẩm tại nhà trường. B4: Giáo viên nghiệm thu sản phẩm, nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm, chuẩn hóa kiến thức. Tiêu chí đánh giá 14
  15. Tiêu chí Thang điểm Nhóm có nhóm trưởng, thư kí, có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng 1,0 điểm thành viên Nhóm chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ, đúng tỉ lệ, đúng với yêu cầu. 1,0 điểm. Tất cả các thành viên trong nhóm tham gia tích cực vào quá trình thực 1,0 điểm nghiệm. Thảnh phẩm đạt yêu cầu 4,0 điểm. Báo cáo trải nghiệm tốt, mạch lạc, có hình ảnh minh họa. 2,0 điểm Kênh thông tin truyền thông lan tỏa sản phẩm enzim bồ hòn có nhiều 1,0 điểm. người xem, theo dõi, like. VI: Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………… Người soạn Gia Viễn, ngày ….. tháng …..năm …. Duyệt của Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn Nguyễn Thị Thanh Hà PHỤC LỤC II BÁO CÁO CỦA HỌC SINH PHẦN LUYỆN TẬP 1. Nhóm 1: Thuyết minh về chất tẩy rửa hóa học và ảnh hưởng của chất tẩy rửa hóa học   đối với môi trường Chất tẩy rửa là một chất hoạt động bề mặt hoặc một hỗn hợp của các chất hoạt động bề  mặt với tính chất làm sạch  ở trạng thái dung dịch loãng. Các chất này thường là alkylbenzene  sulfonate, một họ các hợp chất tương tự xà phòng nhưng dễ hòa tan hơn trong  nước cứng, bởi  vì sulfonate cực (của chất tẩy rửa) ít có khả  năng liên kết với  carboxylate (của xà phòng) để  liên kết với canxi và các ion khác tìm thấy trong nước cứng. Chất tẩy rửa được phân thành hai nhóm rộng, tùy thuộc vào điện tích của chất hoạt  động bề mặt. Thứ nhất  là chất tẩy rửa ainon. Chất   tẩy   rửa   anion   điển   hình   là alkylbenzene   sulfonates.   Phần   alkylbenzene   của  các anion này là kỵ  nước và sulfonate là  ưa nước. Hai giống khác nhau đã được phổ  biến,  những giống có nhóm alkyl phân nhánh và những giống có nhóm alkyl tuyến tính. Trước đây   phần lớn bị loại bỏ trong các xã hội phát triển kinh tế vì chúng có khả năng phân hủy sinh học   15
  16. kém.  Ước tính có khoảng 6 tỷ kg chất tẩy rửa anion được sản xuất hàng năm cho thị trường tẩy   rửa gia đình. Thứ  hai là chất tẩy rửa cation.Các chất tẩy cation tương tự  như  các chất anion, với  thành phần  ưa nước, nhưng, thay vì nhóm sulfonate anion, các chất hoạt động bề  mặt cation  có amoni bậc bốn là cực cuối. Trung tâm amoni sulfat được tích điện dương.  Về  công dụng, hóa chất tẩy rửa đều là sản phẩm được điều chế  ra từ  những chất hoá  học có tác dụng làm sạch mọi bề mặt như: Sàn, bề  mặt gỗ, bề mặt kim khí. Hoá chất tẩy rửa   được  ứng dụng vào đời sống sinh hoạt cũng như  trong công nghiệp để: Lau sàn, vệ  sinh máy   móc, vệ sinh thiết bị dụng cụ sản xuất, vệ sinh đồ dùng trong gia đình như bát đĩa, quần áo, bàn  ghế,… Trong hóa chất tẩy rửa có chứa các chất hóa học, chất tẩy trắng, nhuộm màu, chất ổn   định nhằm mang lại hiệu quả cao nhất khi tẩy rửa. Ngoài ra, chất tẩy rửa hiện nay còn có thêm   hương liệu để tạo mùi thơm.  Về cơ chế hoạt động, hóa chất tẩy rửa có tác dụng là đánh bay các vết bẩn có trên các   bề mặt. Chính vì thế, cơ chế hoạt động của hóa chất tẩy rửa sẽ được chia thành 3 quá trình.  Thứ  nhất, dung dịch tẩy rửa sẽ làm giảm độ  căng của nước, để nước thấm sâu vào các   vết bẩn Thứ hai, khi chất tẩy rửa thấm vào chất bẩn, nó sẽ đánh tan và loại bỏ chất bẩn. Thứ ba, quá trình chống bám bẩn: Sau khi loại  bỏ chất bẩn, hóa chất tẩy rửa sẽ phủ một   lớp lên bề mặt nhằm ngăn chặn vết bẩn bám vào bề mặt vật dụng, quần áo,… Hiện nay, hóa chất tẩy rửa được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống, trong đó  có hai loại hóa chất tẩy rửa chủ  yếu là hóa chất tẩy rửa công nghiệp và hóa chất tẩy rửa sinh   hoạt. Hóa chất tẩy rửa công nghiệp là loại  hoá chất tẩy rửa cực mạnh để  xử  lý bề  mặt kim   loại, tẩy rửa dầu mỡ công nghiệp và một số hoạt động rửa máy móc và dụng cụ máy. Với chất   tẩy rửa kim loại, nếu sản phẩm trước khi xử lý bề  mặt không sạch, chắc chắn chất lượng sau   khi hoàn tất công đoạn đánh bóng bề mặt của sản phẩm sẽ không thể sánh bằng chất lượng của   nó khi được làm sạch. Đây là công đoạn tuy đơn giản nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả  đánh bóng kim loại. Hóa chất tẩy rửa sinh hoạt là hóa chất sử dụng để phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày   trong các hộ gia đình. Ở đây, thuật ngữ chất tẩy rửa thường đề cập cụ thể đến bột giặt, nước lau   sàn, lau kính, cọ  rửa bồn cầu, rửa tay, rửa chén, bột giặt, dầu gội đầu, nước xả  vải, nước tẩy  trắng… Chất tẩy rửa thường có sẵn dưới dạng bột hoặc dung dịch cô đặc. Các loại hóa chất tẩy rửa này được  ứng dụng rộng rãi trong sinh hoạt. Tuy nhiên, do   làm bằng hóa chất nên chất tẩy rửa sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn nếu bạn sử dụng nó mà  không có đồ bảo hộ như: khẩu trang, kính, găng tay,... Thành phần chính của các chất tẩy rửa là chất hoạt động bề  mặt, ngoài ra còn có các   chất phụ gia, màu, hương liệu. Đối với sản phẩm có công dụng diệt khuẩn còn có thêm các hợp   chất của clo, peoxit… tiền thân của hợp chất NDMA ­ một chất ô nhiễm có thể  gây ung thư  trong các nguồn nước. Các nhà khoa học cho biết chất tẩy rửa có khả  năng làm sạch các chất   cáu bẩn bám vào đồ  dùng, nhưng không thể  diệt các chất này. Vì vậy, khi tẩy rửa xong, hỗn   hợp chất tẩy rửa và chất bẩn sẽ  theo dòng nước thải đổ  vào các bể  chứa, ao hồ, cống rãnh,  sông, suối… gây ô nhiễm. Đặc biệt, nếu như  các chất cáu bẩn sau khi bị  chất tẩy rửa tách ra   khỏi các dụng cụ dễ dàng bị phân hủy bởi các vi khuẩn, vi sinh vật, thì các loại chất tẩy rửa lại   rất khó bị phân hủy. Do đó, sau khi chất tẩy rửa thải xuống ao, hồ, sông, suối sẽ tồn tại trong  nước một thời gian dài (theo nghiên cứu, trên một quãng đường di chuyển 200km, chỉ có 30%  bị các vi khuẩn phân giải). Hiện nay, nếu quan sát các dòng sông, ao hồ, chúng ta có thể thấy   một hiện tượng phổ biến là mặt nước thường có nhiều bọt. Nguyên nhân của hiện tượng này là   do chất benzen sun­pho­nat gốc ankin tạo nên. Khi nồng độ chất này có khoảng 0,5 miligam/lít  16
  17. nước sông sẽ nổi bọt. Lượng bọt lớn sẽ gây trở  ngại cho tiếp xúc với không khí, làm cho khả  năng tự  làm sạch của nước giảm đi. Ngoài ra, chất tẩy rửa được thải xuống nước sẽ  tiêu hao   lượng dưỡng khí hòa tan trong nước, làm cho cá ngạt thở  mà chết. Chất tẩy rửa còn gây độc  đối với các sinh vật thủy sinh, dễ tạo nên các loại cá dị dạng. Ngoài ra, sunphát ở trong chất tẩy   rửa chảy vào nước làm cho nước trở  thành nhiều chất dinh dưỡng phá hoại môi trường sinh   thái của nước. Không chỉ  gây ô nhiễm nguồn nước, các hóa chất tẩy rửa sau khi sử  dụng còn có thể  tồn dư  trong nước thải sinh hoạt,   có khả  năng ngấm vào đất, lan tỏa vào không khí, gây ô  nhiễm rất lớn đối với môi trường. Ngoài ra, việc sử  dụng quá nhiều các sản phẩm tẩy rửa từ  hóa chất cũng tạo ra một lượng rác thải nhựa tương đối lớn, gây nguy hại thực sự  đến môi  trường sống của con người. Điều đáng nói là dù nhận thức được tác hại của hóa chất tẩy rửa với sức khỏe và môi  trường nhưng hầu hết các gia đình đều không thể  loại bỏ  những hóa chất này khỏi cuộc sống   của mình. Hầu hết mọi người đều đang đối phó với sự  độc hại của hóa chất tẩy rửa bằng cách   đeo khẩu trang, dùng găng tay khi sử dụng; sử dụng hạn chế chất tẩy rửa hoặc giặt kĩ, rửa kĩ lại  bằng nước sau khi đã sử  dụng hóa chất tẩy rửa. Trên thực tế, đây chỉ  là những giải pháp tạm  thời và chỉ có thể khắc phục được phần nào tác động của hóa chất đối với sức khỏe con người.  Riêng những tác hại của hóa chất tẩy rửa đối với môi trường sống, hầu hết các gia đình đều  chưa chú trọng. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trước hết, hóa chất tẩy rửa thực sự  tiện dụng khi giúp con người có thể  làm sạch bát đĩa, quần áo, đồ  dùng hàng ngày một cách   nhanh chóng; sau nữa, hóa chất tẩy rửa cũng có giá thành tương đối rẻ. Nhanh chóng, tiện lợi,   đó là những điều làm cho con người khó từ  bỏ  được thói quen sử  dụng hóa chất tẩy rửa hàng   ngày trong gia đình. Do vậy, để bảo vệ môi trường và sức khỏe, chúng ta cần từ  bỏ thói quen  tiện lợi  nhưng nguy hại này và nói không với hóa chất tẩy rửa. 2. Nhóm 2: Thuyết minh về quả bồ hòn  Bồ hòn là cây thân gỗ, cùng họ với nhãn, vải. Cây thường ra quả  vào mùa thu. Ở  Việt  Nam, loài cây này được trồng ở khá nhiều nơi, phân bố rải rác ở các tỉnh thuộc vùng trung du   và miền núi thấp dưới 1000m như  Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên   Quanh, Yên Bái,…. Hiện nay, cây bồ hòn còn được trồng khá nhiều ở các tỉnh Nam Trung Bộ  như Quảng Trị, Quảng Ngãi,… Bồ hòn là loại cây ưa sáng, mọc nhanh, có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau.   Tuy nhiên, nơi để  cây bồ  hòn sinh sôi và phát triển mạnh nhất là những khu vực có tầng đất   dày, ẩm, tương đối màu mỡ. Tùy vào điều  kiện phát triển mà cây bồ hòn có thể có kích thước   khác nhau, dao động từ  8 đến 30m. Lá bồ  hòn mọc so le, hai đầu thoi nhọn, mép nguyên, có   gân nổi lên ở cả hai mặt lá. Hoa bồ hòn thường mọc thành chum, gồm  rất nhiều hoa nhỏ, chồi   lên  ở phía đầu cảnh, khi còn non thường có long tơ. Hoa có màu xanh lục nhạt, gợi cảm giác  tươi mát và thuần khiết. Mùa hoa bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 9.  Một bộ phận quan trọng và có nhiều công dụng hữu ích nhất của cây bồ  hòn là quả  bồ  hòn. Quả bồ hòn có tên khoa học là Sapindus mukorossi Gartn. Ngoài ra, loài quả  này còn có  nhiều tên gọi khác như quả xà phòng, quả vô hoạn,… Quả bồ hòn có dáng tròn, đều nhau. Khi   chưa chin, quả  thường có màu xanh, căng mịn, tròn như  hạt nhãn. Khi bước vào thời kì thu   hoạch, lớp vỏ phía ngoài của quả dần chuyển sang màu vàng sẫm hoặc màu nâu đất, dần nhăn  nheo lại, khá giống với hình dáng của quả táo tàu khô.  Quả bồ hòn rất giàu saponin – một chất có đặc tính tạo bọt, có vị đắng, có khả năng tẩy   rửa tốt. Theo ghi chép của giáo sư  Nguyễn Tất Lợi trong cuốn “Những cây thuốc và vị  thuốc  Việt Nam” thì “thịt   quả   chứa   18%   saponizit   g ọi   là   sapindus   saponozit   C 41H61O13”   ,   đây  chính là lí do khiến cho quả b ồ hòn có vị đắ ng, một đặ c tính đã đượ c nhân dân ta khái quát   trong công thành ngữ “đắ ng như bồ hòn”. 17
  18. Các saponin có trong quả  b ồ  hòn bao gồm   Sapindosid A, B, E, E1, C, Y2, X, Y,…  Ngoài ra, trong quả bồ hòn còn chứa một phần chất Mukoroyosid Ia, Ib, IIa, IIb, đây là những   saponin có hoạt tính bề  mặt mạnh mẽ, có khả  năng thay thế  cho các chất hoạt động bề  mặt   trong hóa chất tẩy rửa công nghiệp. Chính vì vậy, từ  xa xưa, quả bồ hòn đã được nhân dân ta  sử dụng để giặt giũ, rửa bát, lau chùi trong gia đình.  Quả bồ hòn có thể được sử dụng để  nấu thành nước để tẩy rửa, có thể dùng để vò trực   tiếp vào quần áo để làm sạch quần áo, có thể được xay thành bột để pha vào nước làm chất tẩy   rửa. Tuy nhiên, hạn chế của những cách làm này là không bảo quản được lâu, không phát huy  được tối ưu hiệu quả của quả bồ hòn. Do vậy, dùng quả  bồ  hòn làm enzim bồ  hòn là  phương  pháp hiệu quả để tận dụng  thứ quả tuyệt vời  này từ thiên nhiên. Hiện nay, bồ hòn đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng để tạo nên sản phẩm enzim  sinh học để  tẩy rửa trong gia đình. Giữa thời điểm hóa chất tẩy rửa đang gia tăng và không   ngừng ảnh hưởng xấu đến môi trường, việc sử dụng quả bồ hòn để làm enzim tẩy rửa sinh học   chính là một trong biện  pháp thiết thực để chúng  ta cùng chung tay bảo vệ môi trường và sức  khỏe của con người. 3. Nhóm 3: Thuyết minh về enzyme bồ hòn Trong trang web  enzymesos.com, enzim sinh thái được định nghĩa là một dung dịch  phức hợp được sản xuất bằng cách lên men rác thải nhà bếp tươi (bã rau quả) với đường  (đường nâu, đường thốt nốt hoặc đường mật) và nước. Đây là một chất lỏng gia dụng có khả  năng tẩy rửa cao. enzim sinh thái được phát triển bởi tiến sĩ Rosukon từ  Thái Lan. Tiến sĩ  Rosukon đã có hơn 30 năm nghiên cứu về enzim sinh thái từ rác thải nhà bếp. Trong phản  ứng sinh hóa, enzim có thể  tham gia hàng loạt các phản  ứng trong chuỗi   phản ứng để giải phóng hoàn toàn năng lượng hóa học có trong vật chất. Dựa vào cơ  chế hoạt  động sinh hóa này của enzim, người ta đã ngâm quả bồ hòn với đường vàng và một số loại hoa   quả  khác để tạo men (enzim). Trong quá trình ngâm, enzim sẽ giải phóng chất saponin từ  quả  bồ hòn và axit lactic để tạo ra nước tẩy rửa dùng trong đời sống hàng ngày.  Như  vậy, nhìn một cách khái quát, enzim bồ hòn là sản phẩm của quá trình  ủ (ngâm,  lên men) quả  bồ hòn để  giải phóng saponin và axit lactic, tạo ra chất tẩy rửa từ loại quả này.   Enzyme bồ hòn được tạo nên từ các nguyên liệu hoàn toàn tự  nhiên, lành tính nên rất an toàn   với sức khỏe của người sử dụng và thân thiện với môi trường. Quá trình lên men để tạo enzim  bồ hòn chính là ứng dụng của quá trình phân  giải pôlisaccarit và lên men latic. 4. Nhóm 4: Thuyết minh về cơ chế tẩy rửa, tác dụng, cách sử dụng enzim bồ hòn            Sự tẩy rửa được định nghĩa là làm sạch bề mặt của một vật thể rắn, với một tác nhân   riêng biệt. Chất tẩy rửa theo một tiến trình lý hóa khác hẳn với việc hòa tan thông  thường.            Ban đầu, sợi có dính vết bẩn dạng dầu mỡ được ngâm trong môi trường nước. Do sức   căng bề mặt của nước lớn nên nước không thể tách hoặc hòa tan vết bẩn. Khi hòa tan enzim vào nước, dung dịch enzim này có sức căng bề mặt nhỏ hơn nước.  Dung dịch có thể thấm sâu vào sợi vải và lôi các vết dầu mỡ ra, các vết dầu mỡ được lấy ra và   treo lơ lửng ở dạng nhũ tương hoặc dung dịch đồng nhất.                Quá trình tẩy rửa xảy ra theo các bước như sau: ­ Dung dịch enzim trong nước làm giảm sức căng của nước, nước thấm sâu vào xơ sợi. ­ Quá trình lấy bẩn ra. ­ Quá trình chống tái bám chất bẩn. ­ Chất hoạt động bề mặt tạo bọt, chất bẩn không tan tập trung lên bề  mặt bọt và bị  đẩy   ra ngoài hay phân tán vào trong dung dịch ở dạng huyền phù, treo lơ lửng.       Về công  dụng,  enzim bồ hòn rất dễ sử dụng và có rất nhiều công dụng. Enzim bồ hòn   có thể dùng rửa bát, lau nhà, giặt quần áo, rửa cá tôm, ngâm rửa hoa quả, phun diệt côn trùng  cho rau và cây cảnh, tẩy lồng máy giặt, lau chùi, vệ sinh đồ đạc, cọ rửa bồn cầu, nhà tắm,… 18
  19. Với việc rửa bát, chỉ  cần pha loãng 10ml  enzim  với 300ml nước  ấm, có thể  rửa một  mâm bát cho 6 người ăn. Enzyme hoàn toàn có thể làm sạch bát ngay cả khi bát có chứa nhiều   dầu mỡ. Với việc giặt quần áo, dùng 50ml enzim để  giặt 7 đến 8 kg quần áo trong máy giặt.   Dùng enzyme bồ hòn như nước giặt thông thường cho máy giặt.  Với việc lau nhà, pha loãng 20ml enzim trong 2 lít nước và giặt chổi lau, vắt khô, lau  nhà như lau với nước lau sàn nhà thông thường. Enzim bồ hòn đặc biệt có tác dụng khử  mùi tanh của tôm cá, loại bỏ bớt hóa chất độc   hại ở hoa quả. Đặc biệt, do enzim bồ hòn có vị đắng nên có thể phun trừ sâu, diệt côn trùng cho   rau và cây cảnh. Chúng em đã tiến hành thử nghiệm trên vườn rau của gia đình và kết quả, nếu  pha loãng 10ml enzim với 1 lít nước và phun đều đặn trên rau và cây cảnh 1 tuần 2 lần thì có   thể loại bỏ hoàn toàn sâu và côn trùng gây hại. Điều đặc biệt là enzim bồ  hòn rất ít bọt, bọt lại không bền vững lại rất an toàn, thân   thiện với sức khỏe và môi trường nên khi rửa bát và giặt quần áo, chỉ cần giặt và rửa từ 2 đến 3   lần nước thì bát đĩa và quần áo sẽ  sạch hoàn toàn. Enzim bồ  hòn vì thế  còn có tác dụng tiết   kiệm nước hơn rất nhiều so với hóa chất tẩy rửa thông thường. Một lợi ích khác của enzim bồ hòn là khi lau nhà, ngoài việc làm sạch sàn nhà, enzim   bồ hòn hoàn toàn không để lại mùi tanh như những sản phẩm tẩy rửa thông thường. Ngoài ra, enzim bồ hòn có thể giúp rửa sạch bình sữa, lau chùi đồ  đạc hàng ngày như  máy tính, cửa kính, các loại đồ  đạc khác bằng cách xịt trực tiếp enzim lên đồ  đạc và lau  lại   hoặc thấm enzyme lên vải và lau chùi.  Enzim bồ hòn còn có khả  năng cọ  rửa bồn cầu, nhà tắm, nhà vệ sinh mà không để  lại   mùi. Enzim bồ hòn cũng có thể dùng để tẩy lồng máy giặt như chất tẩy rửa thông thường. Các công trình nghiên cứu về enzim sinh thái của tiến sĩ Rokuson đã chứng minh, một   lít enzim sau khi sử dụng và thải ra ngoài môi trường có khả năng lọc tiếp 1000ml nước. Ngoài  ra với đặc tính có thể phân hủy các loại rác thải sinh học khác nên enzim có thể dùng để thông   cống. Nế dùng enzim bồ hòn thường xuyên, các gia đình có thể phòng chống được hiện tượng  tắc ống thoát nước. PHỤC LỤC III MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH, TRẢI NGHIỆM LÀM VÀ SỬ DỤNG ENZIM BỒ HÒN CỦA HỌC SINH Hình ảnh 1: Thùng enzim bồ hòn của học sinh sau khi làm được ba tháng và chuẩn bị chiết tách để sử dụng 19
  20. Hình ảnh 2: Sản phẩm enzim bồ hòn làm tại trường THPT Gia Viễn C Hình ảnh 3: Gia đình học sinh trường THPT Gia Viễn C dùng enzim bồ hòn để rửa bát và cốc chén. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2