Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ lớp ở trường THPT
lượt xem 2
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là tìm ra những biện pháp để xây dựng được một đội ngũ cán bộ lớp có năng lực quản lí tốt, đồng thời tạo ra tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ lớp ở trường THPT
- PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu …..................................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ….................................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................2 6. Đóng góp mới của đề tài.................................................................................3 PHẦN 2: NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp...................................................................................................4 1.1 Cơ sở lí luận............................................................................................... 4 1.1.1. Một số khái niệm .................................................................................4 1.1.2. Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp trong việc nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm.....................................................................4 1.1.3. Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ lớp......................................5 1.1.3.1. Cơ cấu đội ngũ cán bộ lớp...........................................................5 1.1.3.2. Nhiệm vụ chung của đội ngũ cán bộ lớp.....................................5 1.1.4. Tiêu chuẩn của cán bộ lớp..................................................................6 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp ở trường THPT.............................................................................6 1.2.1. Tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm.............................................6 1.2.2. Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm..........................................7 1.2.3. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp tốt đã được các cấp từ bộ, ngành, sở giáo dục đặc biệt coi trọng........................................................................................7 1.2.4. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THPT.............................................8 1.2.4.1. Đặc điểm tâm sinh lý...................................................................8 1.2.4.2. Đặc điểm hoạt động học tập........................................................8 2. Thực trạng của việc bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp........................................................................................................................9 2.1. Phương pháp, thời gian, địa điểm, đối tượng khảo sát điều tra về thực trạng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp ở trường THPT.........9 1
- 2.2. Cơ cấu đội ngũ GVCN, cán bộ lớp ở trường THPT Quỳ Hợp 2.............9 2.3. Phân tích và đánh giá thực trạng của việc bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp.............................................................................. 9 2.3.1.Kết quả điều tra........................................................................................9 2.3.2. Đánh giá thực trạng của việc bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp ở trường THPT.........................................................................15 2.3.3. Nguyên nhân của thực trạng..................................................................16 3. Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp...........................................................................................................................16 3.1. Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ lớp...............................................16 3.1.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ lớp....................16 3.1.2. Tập huấn năng lực quản lí cán bộ lớp...................................................17 3.1.2.1. Năng lực học tập........................................................................17 3.1.2.2. Năng lực phối hợp làm việc.......................................................18 3.1.2.3. Năng lực lập kế hoạch...............................................................19 3.1.2.4. Năng lực triển khai kế hoạch.....................................................20 3.1.2.5. Năng lực đánh giá, tổng kết, xếp loại.........................................21 3.1.2.6. Năng lực vận động, đoàn kết quần chúng..................................21 3.1.2.7. Năng lực chuẩn bị, hoàn thiện hồ sơ..........................................22 3.2. Cụ thể hóa nhiệm vụ và hướng dẫn cho từng thành viên trong ban cán sự lớp...............................................................................................................29 3.2.1. Lớp trưởng.........................................................................................29 3.2.2. Lớp phó học tập.................................................................................29 3.2.3. Lớp phó lao động...............................................................................30 3.2.4. Lớp phó phụ trách văn- thể - mỹ.......................................................30 3.2.5. Tổ trưởng các tổ.................................................................................31 3.2.6. Thư kí lớp...........................................................................................31 3.3. GVCN là người kiểm tra, đôn đốc, giám sát, tư vấn, giúp đỡ và tạo môi trường để cho ban cán sự lớp phát triển năng lực......................................31 4. Kết quả .........................................................................................................32 4.1. Đối với ban cán sự lớp...........................................................................32 4.2. Đối với tập thể lớp..................................................................................41 4.3. Tồn tại.....................................................................................................42 2
- PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận.........................................................................................................42 2. Bài học kinh nghiệm.....................................................................................43 3. Kiến nghị.......................................................................................................43 3
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CBL Cán bộ lớp GVCN Giáo viên chủ nhiệm THPT Trung học phổ thông 4
- PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo”. Chính vì nó là nghề sáng tạo ra những con người sáng tạo nên trong công tác giáo dục phải biết tăng cường tính chủ động, sáng tạo và phát huy tính tích cực của học sinh để tạo ra những con người năng động, có kĩ năng tốt, có ích cho xã hội. Giáo dục hiện nay đang hướng tới sự đổi mới toàn diện về cả phương pháp dạy học lẫn giáo dục, trong đó những phương pháp quản lý mới trong công tác chủ nhiệm lớp cũng được đặc biệt quan tâm. Luật giáo dục đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”. Đó cũng là phương châm để áp dụng cho công tác chủ nhiệm lớp - một trong những hoạt động giáo dục nổi bật ở trường phổ thông. Trong trường học, nếu hiệu trưởng được coi là người có vị trí quan trọng trong việc quy tụ mối đoàn kết thống nhất để phát huy sức mạnh của đội ngũ cán bộ giáo viên nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường thì người giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp có vai trò hết sức quan trọng trong một lớp học, là người quyết định mọi sự phát triển và tiến bộ của lớp, là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất về mọi hoạt động của học sinh lớp chủ nhiệm. Nếu các giáo viên bộ môn có nhiệm vụ thông qua dạy chữ để dạy người, thì ngược lại GVCN lại thông qua việc dạy các em làm người tốt để học chữ tốt. Một người giáo viên chủ nhiệm tốt sẽ góp phần xây dựng nên một tập thể lớp tốt. Do đó để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức, phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như: nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ lớp; phối hợp thường xuyên với phụ huynh; đầu tư các phong trào mũi nhọn nhà trường tổ chức; nêu gương và khen thưởng; giáo dục học sinh cá biệt... trong đó, biện pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ lớp có ý nghĩa quan trọng. Đội ngũ cán bộ lớp là cánh tay đắc lực của GVCN trong việc xây dựng và quản lý một tập thể lớp có nề nếp tốt. Nâng cao năng lực hoạt động quản lý lớp cho đội ngũ cán bộ lớp vừa giúp giáo viên không tiêu tốn nhiều thời gian mà lớp chủ nhiệm vẫn đạt chất lượng toàn diện, bền vững, đích thực. Nó vừa tạo cơ hội để các em tập dượt, rèn luyện tính tự giác, tự quản, năng động, sáng tạo ngay từ khi còn ngồi trên nghế nhà trường phổ thông, vừa thoả mãn tâm lý thích hoạt động, ham hiểu biết, có ý thức muốn thể hiện mình, chứng tỏ mình và cũng muốn tập thể công nhận mình của các em. Ngoài ra, việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán 5
- bộ lớp còn tạo cho các em cơ hội để được trải nghiệm, chia sẻ và được nuôi dưỡng, rèn luyện, phát triển theo hướng tích cực. Hiện nay chất lượng đội ngũ cán bộ lớp mặc dù có sự chuyển biến tích cực song vẫn còn nhiều hạn chế: số lượng, cơ cấu đội ngũ chưa phù hợp; nhiều em thiếu hụt về kiến thức, kĩ năng quản lí....nên còn lúng túng và sai sót trong công việc. Bởi vậy việc nghiên cứu một cách toàn diện tìm giải pháp khả thi nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế khuyết điểm nêu trên là vấn đề cần thiết và cấp bách. Những lí do trên đã thôi thúc bản thân tôi lựa chọn đề tài “Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ lớp ở trường THPT” để tìm tòi, nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp. 2. Mục đích nghiên cứu: Trong nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn suy nghĩ để tìm ra những biện pháp để xây dựng được một đội ngũ cán bộ lớp có năng lực quản lí tốt, đồng thời tạo ra tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận giải rõ những vấn đề lí luận về bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp ở trường THPT. Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng năng lực quản lí của đội ngũ cán bộ lớp ở đơn vị tôi đang công tác, chỉ ra nguyên nhân, kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Tìm hiểu một số biện pháp để bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp ở trường THPT. 4. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: trong phạm vi hạn hẹp của đề tài, tôi chỉ xin nêu ra một số biện pháp để bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp ở trường THPT. - Về thời gian nghiên cứu: từ năm 2010 đến 2021 - Địa điểm nghiên cứu: Trường THPT Quỳ Hợp 2 5. Phương pháp nghiên cứu: - Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: đọc tài liệu nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài. - Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp khảo sát điều tra... - Phương pháp thống kê toán học 6
- 6. Đóng góp mới của đề tài: Có nhiều tài liệu nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực công tác cho đội ngũ CBL, phát huy năng lực của CBL...song chưa có tài liệu nào viết một cách đầy đủ, có hệ thống các giải pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ CBL. Ở đề tài “Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ lớp ở trường THPT” đã sắp xếp một cách logic, hệ thống, tương đối đầy đủ các nội dung từ khái niệm, vai trò, ý nghĩa của đội ngũ CBL đến các giải pháp nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ CBL và có đánh giá, kiểm chứng một cách cụ thể, khoa học chính là đóng góp to lớn và mới mẻ của đề tài. 7
- PHẦN 2: NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp. 1.1 Cơ sở lí luận 1.1.1. Một số khái niệm. Cán bộ lớp là những học sinh được giao nhiệm vụ theo dõi, quản lý, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của lớp nhằm hỗ trợ cho giáo viên chủ nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tổ chức, quản lí, giáo dục học sinh trong suốt năm học. Bồi dưỡng là một thuật ngữ được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo Đại từ điển Tiếng Việt: “Bồi dưỡng là làm cho tốt hơn, giỏi hơn”. Theo nghĩa rộng, bồi dưỡng là quá trình đào tạo nhằm hình thành năng lực và phẩm chất nhân cách theo mục tiêu xác định. Như vậy, bồi dưỡng bao hàm cả quá trình giáo dục và đào tạo nhằm trang bị tri thức, năng lực, chuyên môn nghiệp vụ và những phẩm chất nhân cách. Quá trình bồi dưỡng diễn ra cả trong nhà trường và trong đời sống xã hội. Nó không những trang bị kiến thức, năng lực chuyên môn cho người học trong nhà trường mà còn tiếp tục bổ sung, phát triển, cập nhật nhằm hoàn thiện phẩm chất và năng lực cho họ sau khi đã kết thúc quá trình học tập. Theo nghĩa hẹp, bồi dưỡng là quá trình bổ sung, phát triển, hoàn thiện nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn và những phẩm chất, nhân cách. Hoạt động này diễn ra sau quá trình người học kết thúc chương trình giáo dục và đào tạo ở nhà trường. Như vậy, theo nghĩa hẹp, bồi dưỡng là một bộ phận của quá trình giáo dục và đào tạo, là khâu tiếp nối giáo dục và đào tạo con người khi họ đã có những tri thức, năng lực chuyên môn và phẩm chất nhân cách nhất định được hình thành trong quá trình đào tạo ở nhà trường. Năng lực quản lý là kiến thức và khả năng của cá nhân ở vị trí quản lý để hoàn thành một số hoạt động hoặc nhiệm vụ quản lý cụ thể. Kiến thức và khả năng này có thể được học và rèn luyện. Tuy nhiên, chúng cũng có thể đạt được thông qua việc triển khai thực tế các hoạt động và nhiệm vụ được yêu cầu. Bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ lớp là quá trình tác động theo kế hoạch và mục đích đã xác định của các chủ thể quản lý để cập nhật, bổ sung kiến thức, rèn luyện kỹ năng học tập và nghiệp vụ quản lý cho cán bộ lớp, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của học tập và nhiệm vụ quản lý lớp học. 1.1.2. Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp trong việc nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn cho rằng: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Đó là một 8
- chân lý nhất định”. Vì vậy, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ lớp sẽ tạo ra được một tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết, thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra. Thông qua các hoạt động rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao kiến thức, trau dồi các kỹ năng và nâng cao kinh nghiệm thực tiễn cho học sinh để các em hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của công tác chủ nhiệm. 1.1.3. Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ lớp 1.1.3.1. Cơ cấu đội ngũ cán bộ lớp. Theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT Điều lệ trường THCS và THPT, điều 16 nói rõ: “Học sinh được tổ chức theo lớp học. Mỗi lớp học có lớp trưởng và các lớp phó do học sinh ứng cử hoặc giáo viên chủ nhiệm giới thiệu, được học sinh trong lớp bầu chọn vào đầu mỗi năm học hoặc sau mỗi học kỳ. Mỗi lớp học được chia thành nhiều tổ học sinh; mỗi tổ học sinh có tổ trưởng và tổ phó do học sinh ứng cử hoặc giáo viên chủ nhiệm giới thiệu, được học sinh trong tổ bầu chọn vào đầu mỗi năm học hoặc sau mỗi học kỳ” Như vậy cơ cấu đội ngũ cán bộ lớp có thể gồm 9 thành viên: - Một lớp trưởng phụ trách chung - Một lớp phó phụ trách về học tập - Một lớp phó phụ trách lao động - Một lớp phó phụ trách Văn – thể - mỹ - Bốn tổ trưởng - Một thư kí lớp Nhiệm kỳ của cán bộ lớp là một năm (tính theo năm học). 1.1.3.2. Nhiệm vụ chung của đội ngũ cán bộ lớp: - Ðiều hành, quản lý lớp thực hiện chương trình học tập, rèn luyện tư tưởng, đạo đức tác phong, tham gia các hoạt động xã hội, chấp hành đầy đủ và nghiêm túc các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo và của nhà trường. - Xây dựng phong trào thi đua rèn luyện và học tập của tập thể lớp. - Truyền đạt, phổ biến và tổ chức thực hiện các thông báo, quy định của nhà trường tới các thành viên trong lớp, đồng thời đại diện cho lớp đề đạt ý kiến, phản ánh nguyện vọng của các bạn trong lớp với GVCN, nhà trường. - Thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm để báo cáo về tình hình lớp, xin ý kiến tư vấn nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến diễn biến tư tưởng, học tập, rèn luyện và sinh hoạt của các bạn trong lớp. - Định kỳ cuối mỗi tháng tổ chức họp ban cán sự lớp và mời giáo viên chủ nhiệm dự họp. 9
- - Phối hợp chặt chẽ với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh... trong các hoạt động tổ chức và quản lý học tập, rèn luyện chính trị tư tưởng, trau dồi đạo đức tác phong. 1.1.4. Tiêu chuẩn của cán bộ lớp. Để xây dựng được đội ngũ cán bộ lớp có khả năng quản lí và điều hành công việc của lớp tôi đã đề ra những tiêu chuẩn và được sự nhất trí của tập thể lớp để lựa chọn như sau: - Lớp trưởng: yêu cầu phải là học sinh có sức khỏe tốt, nhanh nhẹn, hoạt bát, học lực từ khá trở lên, có kĩ năng giao tiếp, mạnh dạn, luôn gương mẫu trong mọi mặt, có uy tín với các bạn trong lớp, được các bạn tin yêu... - Lớp phó phụ trách học tập: phải có sức khỏe tốt, học lực khá giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt, hòa nhã, có tinh thần giúp đỡ bạn trong học tập, cởi mở... - Lớp phó lao động: yêu cầu có sức khỏe tốt, học lực từ khá trở lên, hạnh kiểm tốt, có đức tính cần cù lao động nhưng luôn phải có năng lực sáng tạo trong công việc, có khả năng bao quát tốt... - Thư kí lớp: học lực từ khá trở lên, đạo đức tốt, chữ viết đẹp, sạch sẽ, có kĩ năng trình bày rõ ràng, khoa học. - Lớp phó phụ trách văn nghệ: có giọng hát hay được các bạn bình chọn, học lực từ trung bình trở lên, hạnh kiểm khá hoặc tốt, nhiệt tình tham gia các phong trào văn hóa văn nghệ, có khả năng hát múa, biết đạo diễn và tổ chức đội văn nghệ khi tham gia biểu diễn. - Tổ trưởng: có sức khỏe tốt, học lực từ khá trở lên, nghiêm túc trong công việc và trong học tập, có khả năng kiểm tra, đôn đốc, có tinh thần giúp đỡ bạn trong học tập. 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp ở trường THPT. 1.2.1. Tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm. Nếu hiệu trưởng là “con chim đầu đàn” của tập thể giáo viên nhà trường thì GVCN là “linh hồn” của lớp học. Có thể nói GVCN là người quyết định mọi sự phát triển và tiến bộ của lớp, người chịu ảnh hưởng nhiều nhất về mọi hoạt động của học sinh. Không những thế, đội ngũ GVCN còn là một lực lượng hỗ trợ đắc lực cho hiệu trưởng, sẽ “nối thêm đầu, gắn thêm mắt, nối dài tay và mở rộng vòng tay” bao quát mọi hoạt động của nhà trường. Vai trò của GVCN đặc biệt quan trọng là vậy, cho nên để làm tròn trách nhiệm và vai trò của mình, GVCN phải đảm nhiệm một khối lượng lớn công việc. - Giáo viên chủ nhiệm lớp, trước hết phải quản lý toàn diện lớp học, quản lý học sinh lớp học và cần nắm nắm vững: 10
- + Hoàn cảnh và những thay đổi, những tác động của gia đình đến học sinh của lớp chủ nhiệm. + Hiểu biết những đặc điểm của từng em học sinh (về sức khỏe, tâm sinh lý, trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, năng khiếu, sở thích, nguyện vọng, quan hệ xã hội, bạn bè….) + Nắm vững mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục cấp học, lớp học và khả năng thực hiện, kết quả của lớp phụ trách so với mục tiêu giáo dục về mọi mặt (học tập, rèn luyện đạo đức, thể dục thể thao, văn nghệ và các hoạt động khác…). + Quản lý toàn diện đặc điểm học sinh của lớp, nắm vững mục tiêu đào tạo, giáo dục cả về mặt nhân cách và kết quả học tập của học sinh, đồng thời nắm vững hoàn cảnh của từng em để kết hợp giáo dục. - Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa hiệu trưởng (Ban giám hiệu), giữa các tổ chức trong trường; giữa các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Nói một cách khác, giáo viên chủ nhiệm là người đại diện hai phía, một mặt đại diện cho các lực lượng giáo dục của nhà trường, mặt khác đại diện cho tập thể học sinh. Với tư cách đại diện cho tập thể các nhà sư phạm, giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm truyền đạt tới học sinh của lớp mình tất cả yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường tới tập thể và từng học sinh của trong lớp không phải bằng mệnh lệnh mà bằng sự thuyết phục, cảm hóa, bằng sự gương mẫu của chính mình để học sinh chấp nhận một cách tự giác, tự nguyện mục tiêu giáo dục. Với kinh nghiệm sư phạm và uy tín của mình, giáo viên chủ nhiệm có khả năng biến những chủ trương, kế hoạch đào tạo của nhà trường thành chương trình hành động của tập thể lớp và của mỗi học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người tập hợp ý kiến, nguyện vọng của từng học sinh của lớp phản ánh với hiệu trưởng, với các tổ chức trong nhà trường và với các giáo viên bộ môn. Giáo viên chủ nhiệm với tư cách là đại diện cho lớp còn có trách nhiệm bảo vệ, bênh vực quyền lợi mọi mặt học sinh của lớp,là cố vấn tổ chức hoạt động tự quản của tập thể học sinh, phối hợp với các lực lượng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của lớp chủ nhiệm. 1.2.2. Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm. Đội ngũ cán bộ lớp là những người đem chủ trương, chỉ đạo của GVCN để giải thích cho các thành viên trong lớp hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của lớp báo cáo cho GVCN, để GVCN nắm bắt và đưa ra quyết sách thích hợp. Vì vậy, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm. 1.2.3. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp tốt đã được các cấp từ bộ, ngành, sở giáo dục đặc biệt coi trọng. 11
- Công tác giáo dục luôn được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước cùng với bộ, ngành và sở giáo dục, sự hỗ trợ tích cực từ phía xã hội. Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục của nhà trường ngày một khang trang, đầy đủ, đảm bảo cho việc dạy và học. Cán bộ quản lí trong nhà trường luôn quan tâm, giúp đỡ giáo viên trong công tác chủ nhiệm và triển khai chuyên đề tập huấn cho GVCN. Ngay từ đầu năm học nhà trường đã xây dựng quy chế thi đua. Ban thi đua đã đề ra những tiêu chí cho lớp xuất sắc, tiên tiến. Đó là các căn cứ cho GVCN xây dựng kế hoạch, đưa ra các biện pháp để phấn đấu cho lớp của mình góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường. 1.2.4. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THPT 1.2.4.1. Đặc điểm tâm sinh lý - Đặc điểm cơ thể: Tuổi thanh niên là tuổi đạt được sự trưởng thành về mặt thể lực, đây là thời gian có sự phát triển tương đối êm ả về mặt sinh lí, nhịp độ tăng trưởng chiều cao và trọng lượng cơ thể đã chậm lại, nhường chỗ cho sự thay đổi mạnh về hệ thần kinh cấu trúc bán cầu não có những đặc điểm giống của người lớn. - Hoạt động của các em ngày càng phong phú và đa dạng vai trò thể hiện là người lớn trong gia đình, xã hội ngày càng được biểu hiện đi theo đó là quyền lợi và trách nhiệm lớn hơn. - Sự phát triển trí tuệ: Tính chủ định được phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức. Tri giác có chủ định đã đạt tới mức rất cao, ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong các hoạt động trí tuệ, khả năng tư duy lí luận, tư duy trừu tượng được phát triển. Nhìn chung ở tuổi học sinh trung học phổ thông những đặc điểm chung của con người về mặt trí tuệ thông thường đã được hình thành và chúng vẫn còn tiếp tục phát triển. 1.2.4.2. Đặc điểm hoạt động học tập - Học sinh trung học phổ thông ý thức động cơ học tập ngày càng tốt, có tính thực tiễn, năng động, độc lập, chủ động ở mức độ cao. Với những nhu cầu học tập ngày càng cao, nội dung học tập sâu, rộng và phức tạp hơn. Đặc điểm quan trọng nhất và có tính chất bao hàm là tính năng động và tính độc lập cao so với lứa tuổi trước đó. - Một mặt các em rất tích cực học các môn mà các em cho là quan trọng đối với nghề mình đã chọn, mặt khác lại có sự sao nhãng với các môn học khác. Tóm lại, với sự phát triển tâm lí và nhận thức của học sinh THPT, các em đã trưởng thành về nhiều mặt, đặc biệt là năng lực nhận thức, khả năng tri giác có ý thức, tư duy lí luận phát triển mạnh và độc lập. Các em đã hình thành được một số kĩ năng sống cần thiết ở các lớp học trước. Đây là điều kiện thuận lợi cơ bản để giáo viên có thể phát triển năng lực tự quản cho các em 12
- 2. Thực trạng của việc bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp. 2.1. Phương pháp, thời gian, địa điểm, đối tượng khảo sát điều tra về thực trạng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp ở trường THPT. * Chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng bằng các phương pháp: điều tra thực tế thông qua các câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn, phương pháp quan sát, phỏng vấn, thực nghiệm. * Các phương pháp điều tra thực hiện trên hai đối tượng chủ yếu - Đội ngũ cán bộ lớp toàn trường - Giáo viên chủ nhiệm toàn trường * Thời gian tổ chức điều tra: Tháng 9/2010 (trước khi thực hiện đề tài) * Địa điểm tổ chức điều tra: Quá trình điều tra được tổ chức tại trường THPT Quỳ Hợp 2. 2.2. Cơ cấu đội ngũ GVCN, cán bộ lớp ở đơn vị công tác - Đội ngũ GVCN: Số lượng 36 giáo viên Về cơ cấu: + Giới tính: nam 19 giáo viên, nữ 16 giáo viên + Trình độ: Trên đại học: 04; đại học:32 - Đội ngũ cán bộ lớp: Số lượng: 288 em Về cơ cấu: + Giới tính: Nữ: 169 em, nam: 119 em + Học lực: Giỏi 56 em, khá 175 em, trung bình 58 em. 2.3. Phân tích và đánh giá thực trạng của việc bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp 2.3.1.Kết quả điều tra Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 35 GVCN, 288 học sinh là cán bộ các lớp. Phương pháp chính được sử dụng là điều tra bằng phiếu hỏi 13
- TRƯỜNG THPT… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Số: …NQ… Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------o0o----- ….ngày …tháng …năm….. PHIẾU ĐIỀU TRA Thầy (cô) vui lòng khoanh tròn vào các đáp án mà mình cho là đúng đối với các nội dung bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ CBL được đề cập trong phiếu: Phần I: Thông tin cá nhân Họ và tên: …………………………………….GVCN lớp:…………………… Phần II: Nội dung Câu 1: Theo thầy (cô) công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ CBL ở trường THPT có vai trò A. rất quan trọng. B. quan trọng. C. bình thường. D. không quan trọng. Câu 2: Thầy (cô) có nhu cầu tổ chức tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ CBL không? A. Có B. Không Câu 3: Thầy (cô) đánh giá năng lực của mình trong công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ CBL ở mức A. tốt B. khá C. trung bình D. yếu Câu 4: Thầy (cô) đánh giá sự chú ý bồi dưỡng năng lực quản lí cho đội ngũ CBL của mình ở mức A. tốt B. khá C. trung bình D. yếu Câu 5: Việc tổ chức tập huấn công tác chủ nhiệm về bồi dưỡng năng lực quản lí cho đội ngũ CBL hiện nay là A. ít được thực hiện. B. được thực hiện nhiều. C. không thực hiện. 14
- TRƯỜNG THPT… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Số: …NQ… Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------o0o----- ….ngày …tháng …năm….. PHIẾU ĐIỀU TRA Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở trường THPT, cô tiến hành khảo sát việc bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ CBL bằng 13 câu hỏi. Xin các em vui lòng khoanh tròn vào các đáp án mà mình cho là đúng Phần I: Thông tin cá nhân Họ và tên: …………………………………….Lớp:…………………… Phần II: Nội dung Câu 1: Em có thích làm CBL không? A. Có B. Không Câu 2: Theo em CBL phải có học lực A. giỏi B. khá C. trung bình D. từ khá trở lên Câu 3: Theo em, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ CBL có vai trò A. rất quan trọng. B. quan trọng. C. bình thường. D. không quan trọng. Câu 4: Việc tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ CBL hiện nay là A. ít được thực hiện. B. được thực hiện nhiều. C. chưa thực hiện. Câu 5: Cơ hội để rèn luyện năng lực quản lí cho đội ngũ CBL là A. nhiều cơ hội. B. bình thường. C. ít cơ hội. Câu 6: Trong quá trình làm CBL, em đã biết lập kế hoạch hoạt động chưa? A. Biết lập kế hoạch B. Chưa biết lập kế hoạch Câu 7: Trong quá trình làm CBL, năng lực triển khai kế hoạch hoạt động của em ở mức A. tốt B. khá C. trung bình D. yếu Câu 8: Trong quá trình làm CBL, năng lực đánh giá, tổng kết, xếp loại của em ở mức A. tốt B. khá C. trung bình D. yếu 15
- Câu 9: Trong quá trình làm CBL, năng lực phối hợp của em ở mức A. tốt B. khá C. trung bình D. yếu Câu 10: Trong quá trình làm CBL, năng lực vận động quần chúng của em ở mức A. tốt B. khá C. trung bình D. yếu Câu 11: Trong quá trình làm CBL, năng lực chuẩn bị hồ sơ và hoàn thiện hồ sơ của em ở mức A. tốt B. khá C. trung bình D. yếu Câu 12: Em được bồi dưỡng năng lực quản lí lớp thông qua hình thức A. tập huấn. B. tự bồi dưỡng. C. cả A và B. D. năng lực vốn có của bản thân. Câu 13: Em có nhu cầu được bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho bản thân không? A. Có B. Không Kết quả điều tra như sau Bảng 1. Kết quả khảo sát giáo viên chủ nhiệm đối với hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ CBL TT NỘI DUNG KẾT QUẢ Theo thầy (cô) công tác Rất quan Quan Bình Không bồi dưỡng nâng cao năng trọng trọng thường quan trọng 1 lực quản lí cho đội ngũ CBL ở trường THPT có 35 0 0 0 vai trò Thầy (cô) có nhu cầu tổ Có Không chức tập huấn bồi dưỡng 2 nâng cao năng lực quản lí 35 0 cho đội ngũ CBL không? Thầy (cô) đánh giá năng Trung Tốt Khá Yếu lực của mình trong công bình 3 tác bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội 4 6 25 0 ngũ CBL ở mức Thầy (cô) đánh giá sự Trung Tốt Khá Yếu chú ý bồi dưỡng năng lực bình 4 quản lí cho đội ngũ CBL 6 7 21 1 của mình ở mức 16
- Việc tổ chức tập huấn Ít Nhiều Không công tác chủ nhiệm về 5 bồi dưỡng năng lực quản lí cho đội ngũ CBL hiện 29 2 4 nay là - Kết quả điều tra dành cho giáo viên chủ nhiệm cho thấy: + Có 100% giáo viên chủ nhiệm cho rằng bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp ở trường THPT là rất quan trọng. + Có 100% giáo viên chủ nhiệm có nhu cầu được tổ chức tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp. + 66% ý kiến cho rằng năng lực bồi dưỡng công tác quản lí của GVCN cho đội ngũ cán bộ lớp chỉ ở mức trung bình + Sự chú ý của giáo viên chủ nhiệm về bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp trong công tác chủ nhiệm chủ yếu ở mức trung bình chiếm 58%. + 81% ý kiến cho rằng việc tổ chức tập huấn để bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp ít được thực hiện. Bảng 2. Kết quả khảo sát đội ngũ CBL đối với hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp. TT NỘI DUNG KẾT QUẢ Em có thích làm CBL Có Không 1 không? 231 57 Từ khá trở Theo em CBL phải Giỏi Khá Trung bình 2 lên có học lực 0 0 57 231 Theo em bồi dưỡng Rất quan Bình Không Quan trọng nâng cao năng lực trọng thường quan 3 quản lí cho đội ngũ 288 0 0 0 CBL có vai trò Việc tổ chức bồi Ít được Được thực Chưa thực hiện. dưỡng nâng cao năng thực hiện hiện nhiều 4 lực quản lí cho đội 46 12 230 ngũ CBL hiện nay là Cơ hội để rèn luyện Nhiều cơ Bình Ít cơ hội. 5 năng lực quản lí cho hội thường đội ngũ CBL là 12 75 201 Trong quá trình làm Biết lập kế hoạch Chưa biết lập kế hoạch CBL, em đã biết lập 6 kế hoạch hoạt động 58 230 chưa? 17
- Trong quá trình làm Tốt Khá Trung bình Yếu CBL, năng lực triển 7 khai kế hoạch hoạt 30 48 66 144 động của em ở mức Trong quá trình làm Tốt khá Trung bình yếu CBL, năng lực đánh 8 giá, tổng kết, xếp loại 46 67 173 2 của em ở mức Trong quá trình làm Tốt Khá Trung bình Yếu 9 CBL, năng lực phối 42 43 196 7 hợp của em ở mức Trong quá trình làm Tốt Khá Trung bình Yếu CBL, năng lực vận 10 động quần chúng của 40 39 201 8 em ở mức Trong quá trình làm Tốt Khá Trung bình Yếu CBL, năng lực chuẩn 11 bị hồ sơ và hoàn thiện 30 66 48 144 hồ sơ của em ở mức Năng lực Em được bồi dưỡng Tự bồi Tập huấn Cả A và B vốn có của 12 năng lực quản lí lớp dưỡng bản thân thông qua hình thức 8 48 2 230 Em có nhu cầu được Có Không bồi dưỡng nâng cao 13 năng lực quản lí cho 273 15 bản thân không? - Kết quả điều tra dành cho học sinh: + Có 100% CBL cho rằng bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp ở trường THPT là rất quan trọng. + 80% ý kiến cho rằng chưa được bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp. + 80% ý kiến cho rằng CBL phải có học lực khá trở lên + 70% ý kiến cho rằng CBL ít có cơ hội được rèn luyện + 80% ý kiến cho rằng CBL chưa biết cách lập kế hoạch hoạt động. + 50% ý kiến cho rằng cách triển khai kế hoạch hoạt động của CBL ở mức yếu. + 60% ý kiến cho rằng năng lực đánh giá, tổng kết, xếp loại của CBL ở mức trung bình. + 70% ý kiến cho rằng năng lực vận động quần chúng ở mức trung bình. 18
- + 50% ý kiến cho rằng năng lực chuẩn bị hồ sơ và hoàn thiện hồ sơ của CBL ở mức yếu. + 59% ý kiến cho rằng năng lực phối hợp của đội ngũ CBL ở mức trung bình + 80% ý kiến cho rằng hình thức bồi dưỡng năng lực quản lí cho CBL: chủ yếu dựa vào năng lực vốn có của bản thân + 95% ý kiến cho rằng có nhu cầu được bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho CBL 2.3.2. Đánh giá thực trạng của việc bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp ở trường THPT * Quan điểm của giáo viên chủ nhiệm về bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp - Đa số GVCN cho rằng bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp là một vấn đề rất cần thiết. - Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp giúp các em có được những năng lực cần thiết để quản lí, điều hành tập thể lớp. Đây là những năng lực quan trọng để khi ra trường các em vận dụng tốt vào chính cuộc sống của mình. - GVCN cho rằng bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp nên xác định là một mục tiêu quan trọng cùng với các mục tiêu khác trong công tác chủ nhiệm. - Cần tăng cường hơn nữa việc tập huấn bồi dưỡng năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp. Thực tế trong công tác chủ nhiệm, GVCN vẫn ít chú ý đến bồi dưỡng năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp, còn ôm đồm về mình hoặc dựa vào năng lực vốn có của học sinh. - Việc tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp của nhà trường và GVCN ít được tiến hành. - Việc tiến hành bồi dưỡng năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp chủ yếu thông qua sinh hoạt 15 phút đầu giờ hoặc tiết sinh hoạt cuối tuần. * Quan điểm của đội ngũ cán bộ lớp về bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp. - Đa số các em cho rằng bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp là rất cần thiết và có nhu cầu được bồi dưỡng. - Đa số các em chưa được bồi dưỡng năng lực quản lí lớp, đang chủ yếu dựa vào “vốn sẵn có” của bản thân. 19
- - Qua kết quả điều tra cho thấy năng lực quản lí lớp của các em còn yếu: + Đa phần các em chưa có năng lực lập kế hoạch, chuẩn bị hồ sơ và hoàn thiện hồ sơ. + Hầu hết các năng lực như: năng lực triển khai kế hoạch; tổng kết, đánh giá, xếp loại; năng lực vận động quần chúng; năng lực giao tiếp và phối hợp; kĩ năng giải quyết xung đột; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; kĩ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc... chỉ ở mức trung bình + Các em hầu như chưa định hướng được cách tổ chức, quản lí tập thể lớp + Cơ hội để cán bộ lớp được thể hiện và rèn luyện năng lực lãnh đạo, quản lí không nhiều. 2.3.3. Nguyên nhân của thực trạng - Với xu hướng đổi mới giáo dục phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa nội dung bồi dưỡng năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp vào trường học. - Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp chưa được chú trọng đúng mức, thập chí coi nhẹ. - Những hiểu biết về năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp của nhiều GVCN còn chưa cao, nhà trường chưa có đội nhũ GVCN giỏi cấp tỉnh dẫn đến hiệu quả giáo dục còn thấp. - Một số cán bộ lớp năng lực quản lí còn hạn chế, chưa tích cực trong công việc được giao. - Một số cán bộ lớp đảm nhận 2 nhiệm vụ. 3. Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp. 3.1. Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ lớp. 3.1.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ lớp Để đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra trước hết cần tạo nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của việc bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp. GVCN cho các em biết được mục đích, ý nghĩa của việc bồi dưỡng cán bộ lớp là tạo ra một đội ngũ quản lí, tổ chức lớp có năng lực tốt và từ đó lãnh đạo tập thể lớp thành một tập thể vũng mạnh, đoàn kết. Gương mẫu trước các bạn, trong các hoạt động của nhà trường, của lớp, các em phải là người luôn luôn đi đầu trong các phong trào đó. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 194 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giảng dạy ngôn ngữ lập trình C++ cho đội tuyển học sinh giỏi Tin học THPT
22 p | 31 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các bài hát, tục ngữ, ca dao trong dạy học Địa lí 10, 12
31 p | 66 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p | 47 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
29 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải một số dạng bài tập di truyền phần quy luật hoán vị gen - Sinh học 12 cơ bản
24 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000)
24 p | 119 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 12 thông qua đoạn trích Vợ nhặt (Kim Lân)
33 p | 31 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11
28 p | 69 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 17 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dùng bất đẳng thức để giải bài tập Hóa học
19 p | 38 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Bồi dưỡng năng lực vật lý học sinh THPT thông qua việc xây dựng, sử dụng bài tập sáng tạo
17 p | 34 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 32 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp chỉ đạo trong công tác bồi dưỡng Học sinh giỏi ở trường THPT Kim Sơn A, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
23 p | 39 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia phần Thí nghiệm Cơ - Nhiệt
35 p | 11 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua bài tập hoá học
15 p | 39 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn