Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp xây dựng văn hóa và truyền thống cho tập thể lớp chủ nhiệm ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng
lượt xem 1
download
Đề tài nghiên cứu nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới dạy học phù hợp với điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội của đất nước và xu thế giáo dục hiện đại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp xây dựng văn hóa và truyền thống cho tập thể lớp chủ nhiệm ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA VÀ TRUYỀN THỐNG CHO TẬP THỂ LỚP CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM 1
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA VÀ TRUYỀN THỐNG CHO TẬP THỂ LỚP CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM Tác giả: Nguyễn Thị Vinh Tổ bộ môn: Tự nhiên Năm thực hiện: 2021 Số điện thoại: 0986704776 2
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 I. Lý do chọn giải pháp ....................................................................................... 1 II. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 2 III. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 2 IV. Cấu trúc của đề tài ........................................................................................ 2 NỘI DUNG ........................................................................................................ 3 I. Cơ sở lí luận và thực tiễn ................................................................................ 3 1. Cơ sở lí luận ................................................................................................... 3 1.1. Văn hóa và truyền thống của lớp học ........................................................... 3 1.2. GVCNvà việc xây dựng văn hóa và truyền thống cho tập thể lớp ................ 3 2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 6 2.1. Thực trạng của việc xây dựng văn hóa và truyền thống của tập thể lớp chủ nhiệm khảo sát từ phía học sinh.......................................................................... 6 2.3. Thực trạng việc đánh giá thi đua và tài liệu hướng dẫn cho GVCN ............. 9 II. Giải pháp xây dựng văn hóa và truyền thống của lớp chủ nhiệm ................... 9 1. Xác định giá trị chung làm nền tảng, chuẩn mực văn hóa và truyền thống cho tập thể lớp chủ nhiệm ............................................................................................... 10 1.1. Căn cứ để xác định giá trị chung cho tập thể lớp chủ nhiệm ........................ 10 1.2. Cách thức tổ chức cho tập thể lớp chủ nhiệm xác định giá trị chung làm nền tảng, chuẩn mục văn hóa và truyền thống ........................................................... 11 2. Tổ chức các hoạt động giáo dụcđể xây dựng văn hóa và truyền thống cho lớp chủ nhiệm........................................................................................................... 11 2.1. Xây dựng văn hóa và truyền thống cho tập thể lớp chủ nhiệm qua hoạt động thiết lập nội quy lớp học ..................................................................................... 11 2.2. Xây dựng văn hóa và truyền thống cho tập thể lớp chủ nhiệm qua hoạt động thiết lập mục tiêu của bản thân trong cả cấp học ................................................. 13 2.3. Xây dựng văn hóa và truyền thống cho lớp chủ nhiệm qua hoạt động thiết kế không gian lớp học ............................................................................................. 14 2.4. Xây dựng văn hóa và truyền thống lớp chủ nhiệm qua hoạt động đổi mới dạy học tiết sinh hoạt lớp .......................................................................................... 15 3
- 3. GVCN phối hợp với gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội đểtạo điều kiện cho HS phát huy, lan tỏa văn hóa và truyền thống của lớp chủ nhiệm ....................... 20 3.1. GVCN khuyến khích HS phát huy và lan tỏa giá trị văn hóa và truyền thống của tập thể lớp mình qua tiết chào cờ đầu tuần vàhoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ............................................................................... 20 3.2. GVCN khuyến khích HS tổ chức hoạt động ngoại khóa mang tính nghệ thuật để phát huy và lan tỏa văn hóa và truyền thống của tập thể lớp mình ................. 21 3.3. GVCN khuyến khích HS tổ chức các hoạt động trải nghiệm như hoạt động tình nguyện, nhân đạo, lao động công ích…để phát huy và lan tỏa văn hóa và truyền thống của lớp mình ............................................................................... 21 4. Biện pháp tạo động lực và truyền cảm hứng cho mỗi HS trong việc xây dựng văn hóa và truyền thống cho tập thể lớp ............................................................. 22 4.1. Tạo động lực và truyền cảm hứng cho HS bằng chính tấm gương mẫu mực của người GVCN ...................................................................................................... 23 4.2. Tạo động lực và truyền cảm hứng qua những câu chuyện về “lớp học lí tưởng” trong lịch sử truyền thống trường THPT Huỳnh Thúc Kháng và ở những ngôi trường trong và ngoài nước ................................................................................ 23 4.3. Tạo động lực và truyền cảm hứng bằng những hình thức khen thưởng của GVCN ................................................................................................................ 24 III. Hiệu quả của đề tài ............................................................................... 26 1. Phạm vi ứng dụng .......................................................................................... 26 2. Mức độ vận dụng............................................................................................ 26 3.2. Phân tích kết quả khảo sát ........................................................................... 28 4. Những kết quả đạt được ................................................................................. 29 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 31 I. Những đóng góp của đề tài.............................................................................. 31 1. Tính mới của đề tài ......................................................................................... 31 2. Tính khoa học ................................................................................................. 31 3. Tính hiệu quả ................................................................................................. 31 II. Một số kiến nghị, đề xuất ............................................................................... 32 1. Với các cấp quản lí giáo dục ........................................................................... 32 2. Với giáo viên .................................................................................................. 32 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 50 4
- DANH MỤC VIẾT TẮT GVCN: Giáo viên chủ nhiệm HS: Học sinh THPT: Trung học phổ thông 5
- MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài 1. Giáo dục Việt Nam nhiều năm qua đã đạt được những thành tựu đáng tự hào trong quá trình nỗ lực “đổi mới cơ bản và toàn diện”. Song, không thể phủ nhận toàn ngành đang có chung mối lo và trăn trở: một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên Việt Nam trước cơn lốc hội nhập đang có sự xuống cấp, lệch chuẩn đạo đức, sự khủng hoảng niềm tin bản thân và cộng đồng, thiếu ý thức bảo vệ môi sinh; tình trạng bạo lực, phạm pháp, sa vào các tệ nạn xã hội… Trong những năm qua, các phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”, đề án “Tăng cường giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 -2020”, “Mô hình Trường học hạnh phúc”, “Mô hình lớp học hạnh phúc”… chính là một trong số những định hướng chỉ đạo của ngành nhằm tăng cường giáo dục đạo đức, nhân cách cho HS. Trong các nhà trường, có nhiều tổ chức và đối tượng có chức năng và nhiệm vụ này, tuy nhiên, công tác chủ nhiệm của giáo viên đóng vai trò chủ đạo, mà hạt nhân cốt lõi của công tác này đó là xây dựng tập thể học sinh phát triển và thân thiện để nhân cách của mỗi người học ngày càng được hoàn thiện tốt đẹp đáp ứng mục tiêu giáo dục phổ thông. 2. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề xây dựng tập thể lớp và môi trường học tập thân thiện trong việc giáo dục và phát triển nhân cách cho người học, các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An và trường THPT Huỳnh Thúc Kháng nói riêng đã chú trọng đổi mới công tác chủ nhiệm của trường mình bằng nhiều hoạt động như: tập huấn bồi dưỡng và nâng cao năng lực, đạo đức nhà giáo cho đội ngũ GVCN; trao đổi kinh nghiệm với các trường bạn về hoạt động chủ nhiệm; khuyến khích đội ngũ giáo viên chủ nhiệm của nhà trường tích cực tự học, tự sáng tạo và đổi mới…Tuy nhiên, qua ghi nhận thực tế, nếu hoạt động đổi mới công tác chuyên môn giảng dạy của mỗi giáo viên diễn ra tích cực và đồng bộ thì hoạt động đổi mới công tác chủ nhiệm của các giáo viên trong nhà trường còn chưa đều tay, vẫn còn một độ vênh, một khoảng cách nhất định trong sự nỗ lực, tâm huyết cũng như khao khát đổi mới của các GVCN. Nhiều GVCN chỉ làm việc một cách máy móc và cầm chừng những công việc được quy định trong công tác chủ nhiệm lớp; số ít GVCN đã nhận thức sâu sắc về “sứ mệnh của người thầy” trong việc xây dựng văn hóa và truyền thống cho lớp chủ nhiệm để các em được phát triển đồng đều về phẩm chất nhân cách trong “ngôi nhà chung” của mình. 3. Trước yêu cầu và thực tiễn dạy học đó, tôi trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu các biện pháp xây dựng tập thể lớp chủ nhiệm một cách tối ưu và mới mẻ trong phạm vi hoạt động quản lí và giáo dục HS của người GVCN. Đề tài nghiên cứu nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới dạy học phù hợp với điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội của đất nước và xu thế giáo dục hiện đại. Trên tinh thần đó, tôi đã tiến hành lựa chọn và áp dụng đề tài: “ Các biện pháp xây dựng văn hóa và truyền thống cho tập thể lớp chủ nhiệm ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng”. 6
- II. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp để xây dựng văn hóa và truyền thống cho tập thể lớp qua công tác quản lí và giáo dục của GVCN. III. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận - Phương pháp khảo sát thực tiễn - Phương pháp Test - Phương pháp phân tích tổng hợp - Phương pháp đối chiếu so sánh IV. Cấu trúc của đề tài - Phần một: Đặt vấn đề - Phần hai: Nội dung - Phần ba: Kết luận 7
- NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận và thực tiễn 1. Cơ sở lí luận 1.1. Văn hóa và truyền thống của lớp học Văn hóa lớp học được hiểu là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử,… đặc trưng của một lớp học, tạo nên sự khác biệt với các lớp học khác, có một phong cách riêng để mỗi khi nhắc về lớp mình, mọi thành viên đều có thể nhớ được và tự hào về truyền thống, phong cách đặc trưng của lớp mình. Như vậy, văn hóa của một tập thể lớp liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của lớp học. Nó biểu hiện trước hết ở tầm nhìn, sứ mạng, triết lí, mục tiêu, các giá trị, phong cách quản lí lớp, bầu không khí tâm lí trong lớp học,… thể hiện thành hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử … được xem là tốt đẹp và được mỗi thành viên trong lớp học chấp nhận và trở thành truyền thống, được mọi người trong lớp đều trân trọng giữ gìn; trở thành niềm tự hào truyền thống, phong cách đặc trưng mỗi khi nhắc về lớp mình, mọi thành viên đều có thể nhớ được và tự hào. (Dẫn theo Tài liệu Bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán đổi mới nội dung và phương pháp tư vấn cá nhân và tham vấn nhóm lớn cho giáo viên THPT làm công tác chủ nhiệm, trang 46) 1.2. GVCN và việc xây dựng văn hóa và truyền thống cho tập thể lớp 1.2.1. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của GVCN a) Vai trò của GVCN - GVCN là thành viên của tập thể sư phạm và hội đồng sư phạm, là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện HS lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường ở lớp. - Đối với HS và tập thể lớp, GVCN là nhà giáo dục và là người lãnh đạo gần gũi nhất; người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển, kiểm tra toàn diện mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc phạm vi lớp mình phụ trách dựa trên đội ngũ tự quản là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn và tính tự giác của mọi HS trong lớp. - GVCN là người cố vấn công tác Đoàn ở lớp chủ nhiệm. - Trong quan hệ với lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường, GVCN là nhân vật trung tâm để hình thành, phát triển nhân cách cho HS là cầu nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội. b) Chức năng của GVCN Nhìn tổng thể, chức năng của người GVCN lớp là lãnh đạo, tổ chức quản lí, giáo dục tập thể lớp trên cơ sở tổ chức các hoạt động giáo dục, các mối quan hệ giáo dục của HS theo mục tiêu giáo dục nhân cách HS toàn diện trong tập thể phát triển và môi trường học tập thân thiện. Quan niệm trên đã phản ánh sự thống nhất giữa: 8
- - Chức năng quản lí và chức năng giáo dục. - Tổ chức các hoạt động giáo dục và các quan hệ của HS theo định hướng phát triển toàn diện nhân cách. - Giáo dục tập thể và giáo dục cá nhân. - Tập thể phát triển với môi trường học tập thân thiện. Như vậy, có thể thấy, công tác của GVCN gồm có hai hoạt động lớn: hoạt động quản lí tập thể HS và hoạt động giáo dục HS. + Với tư cách là nhà quản lí, công tác quản lí tập thể HS của GVCN bao gồm những công việc sau: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm; Tổ chức bộ máy tự quản; Triển khai kế hoạch chủ nhiệm; Giám sát, thu thập thông tin về lớp chủ nhiệm; Cập nhật hồ sơ công tác chủ nhiệm và hồ sơ HS; Cố vấn cho Ban chấp hành chi đoàn; Phối hợp với các lực lượng khác. + Với tư cách là nhà giáo dục, công tác giáo dục HS của GVCN bao gồm những hoạt động sau: Phát triển tập thể HS thành môi trường lớp học thân thiện; Triển khai các nội dung giáo dục toàn diện trong lớp chủ nhiệm; Tổ chức các hoạt động và giao lưu tập thể; Giáo dục giá trị sống và giáo dục kĩ năng sống cho HS ; Thực hiện giáo dục kỉ luật tích cực; Giải quyết những tình huống bất ngờ; Tư vấn, tham vấn cho HS trong việc ra quyết định giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống. 1.2.2. Ý nghĩa của việc xây dựng văn hóa và truyền thống cho tập thể lớp chủ nhiệm Từ cơ sở lý thuyết nêu trên, có thể khẳng định rằng,phát triển tập thể HS thành môi trường lớp học thân thiệnvừa là chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệmcủa GVCN trước nhà trường và cha mẹ học sinh, vừa là mục đích và phương tiện để giáo dục nhân cách từng HS. Tuy nhiên, đối với người giáo viên chủ nhiệm giỏi và tâm huyết, giàu tinh thần trách nhiệm yêu cầu đặt ra không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ và mục tiêu phát triển tập thể HS thành môi trường lớp học thân thiện; mà ở một trạng thái phát triển cao hơn đó là phải xây dựngtập thể lớp chủ nhiệm thành môi trường lớp học thân thiệnmang “bản sắc” văn hóa và truyền thống riêng. Mỗi người GVCN nếu xây dựng được văn hóa và truyền thống của tập thể lớp chủ nhiệm sẽ mang lại hiệu quả giáo dục vô cùng ý nghĩa: - Nhân cách của mỗi thành viên HS trong lớp ngày càng được hoàn thiện tốt đẹp với sự hòa quyện giữa phẩm chất chung của người học sinh trong mục tiêu giáo dục của nhà trường và mục tiêu giáo dục của lớp chủ nhiệm. - Mỗi thành viên HS lớp chủ nhiệm luôn cảm thấy tự hào vì được học tập trong một môi trường tập thể lớp vững mạnh và có bản sắc riêng, từ đó biết trân trọng giữ gìn những giá trị truyền thống, phong cách đặc trưng của lớp mình không chỉ quãng thời gian 3 năm học tập dưới mái trường THPT mà cả những chặng đường đời sau này. Một tập thể lớp có nền tảng truyền thống được xây dựng từ 9
- những ngày còn ngồi ghế nhà trường sẽ là một trong những điểm tựa tinh thần để mỗi thành viên được phát triển bản thân và cũng như vượt qua được những chông gai thử thách để trưởng thành và đạt được thành công và hạnh phúc trong cuộc sống. - Đối với mỗi người giáo viên, mọi hoạt động giáo dục của bản thân đều hướng đến mục đích giáo dục trí tuệ và nhân cách cho mỗi học sinh ngày càng hoàn thiện, hôm nay tốt hơn hôm qua. Mục đích cao quý đó chỉ có thể đạt được khi tuân thủ một trong những nguyên tắc căn cốt đó là nguyên tắc giáo dục trong tập thể bằng tập thể. Nhờ đó, hiệu quả giáo dục của người GVCN sẽ đạt được theo cấp số nhân đồng thời khẳng định được năng lực tài hoa của “một nhà giáo dục và người lãnh đạo gần gũi nhất” - Mỗi tập thể lớp là một thành tố để cấu thành tập thể nhà trường, mỗi tập thể lớp phát triển vững mạnh có văn hóa và truyền thống riêng vừa góp phần tạo nên sức mạnh của tập thể nhà trường, vừa làm phong phú thêm nét đẹp văn hóa truyền thống cho nhà trường, tạo được uy tín cao trong phụ huynh và dư luận xã hội. - Mỗi GVCN trong các nhà trường nếu xây dựng được văn hóa và truyền thống cho lớp chủ nhiệm chính là sự hưởng ứng tích cực và hiện thực hóa cụ thể chủ trương xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động, chỉ đạo. 1.2.3. Yêu cầu của GVCN đối với việc xây dựng văn hóa và truyền thống cho tập thể lớp chủ nhiệm Để xây dựng văn hóa và truyền thống cho tập thể lớp chủ nhiệm, yêu cầu đặt ra đối với GVCN như sau: - GVCN chịu trách nhiệm giáo dục toàn diện cho HS nên cần nhận thức sâu sắc tầm quan trọng, nội dung và phương pháp của việc xây dựng văn hóa và truyền thống cho tập thể lớp chủ nhiệm, để chủ động triển khai tổ chức đa dạng các hoạt động, áp dụng nhiều biện pháp giáo dục mang tính đặc thù riêng của lớp mình. - Việc xây dựng văn hóa và truyền thống cho tập thể lớp chủ nhiệm cần phải đảm bảo được nguyên tắc thống nhất. Có nghĩa là những đặc trưng văn hóa và truyền thống của lớp chủ nhiệm mà GVCN muốn xây dựng cho tập thể lớp mình cần hòa hợp với giá trị cốt lõi mà nhà trường đang hướng tới, góp phần đạt mục tiêu chung trong việc giáo dục HS trong dòng chảy truyền thống của nhà trường. - Việc xây dựng văn hóa và truyền thống cho tập thể lớp chủ nhiệm cần phải đảm bảo nguyên tắc tiến trình và thay đổi hành vi. Nghĩa là giáo dục không phải hình thành ngày một ngày hai mà đòi hỏi phải có một quá trình và mục đích cao nhất là thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Điều này đòi hỏi và thử thách lòng kiên trì, nhẫn nại của GVCN trong sứ mệnh trồng người. 10
- -Việc xây dựng văn hóa và truyền thống cho tập thể lớp chủ nhiệm chỉ có hiệu quả khi nó tuân thủ cơ chế hình thành các chuẩn mực, giá trị. GVCN phải tạo cơ hội cho chủ thể (cá nhân đó) được trải nghiệm, được đánh giá trên cơ sở đó lựa chọn chuẩn mực, giá trị, không áp đặt các cá nhân phải thừa nhận các chuẩn mực, giá trị vô điều kiện. Yêu cầu này có nghĩa là những nội dung xây dựng văn hóa và truyền thống lớp chủ nhiệm của GVCN không mang tính lí thuyết, giáo điều, học tập phải đi liền với trải nghiệm, học tập phải đi liền với thực tế nếu không mọi cái chỉ dừng lại ở lí thuyết suông. Như vậy, công tác xây dựng văn hóa và truyền thống lớp chủ nhiệm vừa là sứ mệnh cao cả nhưng cũng là công việc hết sức vất vả gian nan của người GVCN, phụ thuộc phần lớn vào tài hoa, năng lực sư phạm và tình yêu học trò từ chính trái tim mình của người GVCN. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng của việc xây dựng văn hóa và truyền thống của tập thể lớp chủ nhiệm khảo sát từ phía học sinh Để có kết luận xác đáng, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu thực trạng nhận thức và nhu cầu của HS về việc xây dựng văn hoá và truyền thống của một lớp học. Nội dung khảo sát như sau: Phiếu khảo sát thực trạng nhận thứcvà nhu cầu của học sinh Họ và tên học sinh............................................................................................ Lớp.................................................................................................................. Trường............................................................................................................ Em hãy chọn phương án trả lời cho những yêu cầu dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào ô trống trong bảng Nội dung Đúng Sai Văn hóa lớp học được hiểu là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử… đặc trưng của một lớp học, tạo nên sự khác biệt với các lớp học khác, có một phong cách riêng để mỗi khi nhắc về lớp mình, mọi thành viên đều có thể nhớ được và tự hào về truyền thống, phong cách đặc trưng của lớp mình Văn hóa của một tập thể lớp liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của lớp học. Nó biểu hiện trước hết ở tầm nhìn, sứ mạng, triết lí, mục tiêu, các giá trị, phong cách quản lí lớp, bầu không khí tâm lí trong lớp học,… thể hiện thành hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử … 11
- Nội dung Có Không Em có mong muốn tập thể lớp mình sẽ xây dựng văn hóa và truyền thống đặc trưng của lớp hay không? - Kết quả thu được như sau: Nội dung khảo sát TT Năm học Lớp Có Không Hiểu Hiểu đúng mong mong sai muốn muốn 26/41 15/41 38/41 3/41 1 2020 -2021 10A7 63% 37% 92% 0,8% 17/48 31/48 42/48 6/48 2 2020 -2021 10D3 35 % 65% 87,5% 12,5% 32/45 13/45 33/45 12/45 3 2020 -2021 11A8 71% 29% 73% 27% 12/42 29/42 39/42 2/42 4 2020 -2021 11A5 29% 71% 93% 7% 15/48 27/48 46/48 2/48 5 2020 -2021 12A1 31% 56% 96% 4% 13/50 37/50 44/50 6/50 6 2020 -2021 12A7 26% 74% 88% 12% - Kết quả khảo sát trên cho thấy: + HS các lớp phần lớn nhận thức chưa đúng về khái niệm và nội dung của văn hóa và truyền thống tập thể lớp học. + Phần lớn HS các lớp đều mong muốn GVCN lớp mình sẽ có kế hoạch xây dựng văn hóa và truyền thống lớp chủ nhiệm của mình thể hiện trong các hoạt động đa dạng của lớp. Kết quả khảo sát đó là một trong những minh chứng thuyết phục để tôi thực hiện nghiên cứu đề tài Các biện pháp xây dựng văn hóa và truyền thống lớp chủ nhiệm ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng. 2.2. Thực trạng của việc xây dựng văn hóa và truyền thống của tập thể lớp chủ nhiệm khảo sát từ phía giáo viên Tôi đã tiến hành tìm hiểu thực trạng của việc xây dựng văn hóa và truyền thống của tập thể lớp chủ nhiệm khảo sát bằng phiếu điều tra khảo sát GVCN của trường THPT Huỳnh Thúc Kháng. 12
- - Nội dung khảo sát như sau: Phiếu khảo sát thực trạng nhận thức và nhu cầu giáo dục của giáo viên Họ và tên giáo viên……………………………………………………………….. Giảng dạy môn…………………………………………………………………….. Chủ nhiệm lớp……………………………………………………………………… Trường…......................................................................................................... Thầy cô hãy chọn phương án trả lời cho những yêu cầu dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào ô trống trong bảng Nội dung Đúng Sai Văn hóa lớp học được hiểu là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử… đặc trưng của một lớp học, tạo nên sự khác biệt với các lớp học khác, có một phong cách riêng để mỗi khi nhắc về lớp mình, mọi thành viên đều có thể nhớ được và tự hào về truyền thống, phong cách đặc trưng của lớp mình Văn hóa của một tập thể lớp liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của lớp lớp học. Nó biểu hiện trước hết ở tầm nhìn, sứ mạng, triết lí, mục tiêu, các giá trị, phong cách quản lí lớp, bầu không khí tâm lí trong lớp học,… thể hiện thành hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử … Nội dung Có Không Thầy/cô có mong muốn xây dựng văn hóa và truyền thống cho lớp chủ nhiệm của mình hay không? - Kết quả thu được như sau: Nội dung khảo sát Giáo viên chủ Có Không TT Năm học Hiểu nhiệm Hiểu sai mong mong đúng muốn muốn 2020 - 32/43 11/43 41/43 2/43 1 43 GVCN 2021 74% 26% 95% 5% Từ kết quả khảo sát đó, chúng tôi nhận thấy: Phần lớn GVCN hiểu đúng về khái niệm và nội dung của văn hóa và truyền thống tập thể lớp học, nhưng chưa đầu tư thời gian và tâm huyết vào việc xây dựng vấn đề này. Công tác chủ nhiệm 13
- của họ còn nặng ở hoạt động quản lí HS và có tâm lí ỷ lại vào các kế hoạch và hoạt động giáo dục chung của nhà trường. Hoặc cũng có những giáo viên tâm huyết hơn họ đã có ý thức xây dựng nét đẹp riêng cho lớp chủ nhiệm, nhưng thực hiện không thường xuyên và bài bản. 2.3. Thực trạng việc đánh giá thi đua và tài liệu hướng dẫn cho GVCN a) Thực trạng của việc đánh giá thi đua của HS và tập thể lớp - Về đánh giá hạnh kiểm của HS: Lâu nay, việc đánh giá hạnh kiểm HS của các GVCN thường chủ yếu dựa vào chấm điểm theo quy chế thi đua của tập thể lớp đề ra dựa trên nội quy của nhà trường, do ban tự quản của lớp theo dõi. Các GVCN vì chưa lập được kế hoạch và nội dung các hoạt động để xây dựng văn hóa và truyền thống tập thể lớp chủ nhiệm nên việc đánh giá thi đua và hạnh kiểm của HS chưa mang tính kỷ luật tích cực, chưa truyền động lực và cảm hứng cho học sinh nỗ lực vươn lên trong học tập và rèn luyện cũng như xây dựng tập thể lớp vững mạnh đoàn kết. - Về việc đánh giá thi đua của tập thể lớp: Hầu như các trường trên địa bàn và trường THPT Huỳnh Thúc Kháng nói riêng chưa đưa nội dung xây dựng văn hóa và truyền thống lớp học vào tiêu chí thi đua của nhà trường, bởi vậy chưa thúc đẩy được phong trào xây dựng văn hóa và truyền thống lớp học trong các nhà trường. Việc đánh giá thi đua các lớp lâu nay vẫn còn dựa vào các tiêu chí trên các mặt hoạt động quản lý và giáo dục của nhà trường theo thang điểm cụ thể, đánh giá định kỳ và đánh giá theo từng đợt phát động phong trào thi đua theo chủ điểm. b) Thực trạng về tài liệu tham khảo Trong khả năng có thể, tôi đã tìm kiếm và khai thác các nguồn tài nguyên tham khảo trên các nhiều phương tiện kết quả cho thấy hiện nay chưa có bất kỳ nguồn tài liệu nào nghiên cứu lý thuyết và hướng dẫn thực hành cho giáo viên về việc xây dựng văn hóa và truyền thống của lớp chủ nhiệm. Cẩm nang để chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu là Tài liệu Bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán đổi mới nội dung và phương thức tư vấn cá nhân và tham vấn nhóm lớn cho giáo viên THPT làm công tác chủ nhiệm năm 2019, cuốn tài liệu này chỉ đề cập đến khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của việc xây dựng văn hóa và truyền thống lớp chủ nhiệm với dung lượng gần 01 trang. Đó là lí do giải thích vì sao hầu hết các GVCN còn xa lạ với khái niệm văn hóa và truyền thống lớp học cũng như cách thức triển khai hoạt động này trong công tác chủ nhiệm. Vì vậy, việc nghiên cứu và áp dụng giải pháp của tôi hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho GVCN trong công tác giáo dục vô cùng quan trọng và ý nghĩa này. II. Các biện pháp xây dựng văn hóa và truyền thống của lớp chủ nhiệm Đề tài sẽ nêu một cách cụ thể và tường minh các biện pháp xây dựng văn hóa và truyền thống của tập thể lớp chủ nhiệm. Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ thống nhất, được trình bày theo thứ tự thang đo về nhận thức và hành vi và được 14
- xếp từ thấp đến cao cùng hướng đến mục tiêu giáo dục nhân cách cho từng HS trong lớp vừa tạo ra được văn hóa và truyền thống cho tập thể lớp. 1. Xác định giá trị chung làm nền tảng, chuẩn mực văn hóa và truyền thống cho tập thể lớp chủ nhiệm 1.1. Căn cứ để xác định giá trị chung cho tập thể lớp chủ nhiệm - Giá trị chung của lớp học là tập hợp các giá trị quan trọng, hàng đầu, được tập thể lớp xem như là quan niệm và nguyên tắc cơ bản, thiết yếu, mang tính lâu dài. Giá trị chung này là nền tảng, chuẩn mực, hướng dẫn toàn bộ hành vi nội bộ của tổ chức lớp cũng như mối quan hệ của tập thể lớp đó với thế giới bên ngoài, tạo nên văn hóa và truyền thống của tập thể lớp khác biệt so với các lớp khác. - Căn cứ để xác định giá trị chung cho lớp chủ nhiệm: + Các giá trị sống phổ quát: Năm 1995, chương trình giá trị sống lần đầu tiên được đưa ra, 186 thành viên trong tổ chức Liên hợp quốc đã chọn ra 12 giá trị cốt lõi nhất mang tính chung toàn cầu. Các giá trị này đều đã có trong mỗi con người bất kể sự khác nhau về quốc tịch, màu da và văn hóa. Khi mọi người cùng vươn tới những giá trị đó, họ sẽ xích lại gần nhau, chia sẻ, cảm thông với nhau và cuộc sống của tất cả mọi người trên trái đất đều thống nhất với nhau trong thế giới hòa bình, tôn trọng, hạnh phúc. Các tổ chức quốc tế hi vọng đưa những giá trị sống này vào giáo dục cho thế hệ trẻ trên toàn thế giới có thể sẽ xây dựng thế giới thành ngôi nhà chung toàn cầu tự do, hòa bình, hợp tác, hạnh phúc. 12 giá trị sống phổ quát đó là: Hòa bình, Tôn trọng, Yêu thương, Khoan dung; Trung thực; Khiêm tốn; Hợp tác; Hạnh phúc; Trách nhiệm; Giản dị; Tự do; Đoàn kết. + Giá trị truyền thống của nhân cách con người Việt Nam như lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, lao động cần cù và sáng tạo, lạc quan yêu đời, nhân nghĩa, lòng yêu thương và quý trọng con người… + Các giá trị cốt lõi của nhà trường: chính là triết lí, mục tiêu của nhà trường trong giáo dục HS mang truyền thống, văn hóa, phong cách đặc trưng của trường mình. Ví dụ: Giá trị cốt lõi của trường Quốc học Vinh - THPT Huỳnh Thúc Kháng đó là hướng đến mục tiêu giáo dục HS trường Huỳnh: TRÍ TUỆ - NĂNG ĐỘNG – TÀI HOA – NGHĨA TÌNH - Yêu cầu đặt ra là giá trị chung được xác định xây dựng cho lớp chủ nhiệm phải có sự thống nhất hài hòa với giá trị phổ quát, giá trị truyền thống của dân tộc cần giáo dục cho HS THPT và giá trị cốt lõi, mục tiêu, triết lí giáo dục của nhà trường. Xác định giá trị chung của tập thể lớp chính là xác định mô hình “lớp học lí tưởng” cho lớp mình. 15
- 1.2. Cách thức tổ chức cho tập thể lớp chủ nhiệm xác định giá trị chung làm nền tảng, chuẩn mực văn hóa và truyền thống a) Thời gian thực hiện: Việc xác định giá trị chung – triết lí giáo dục riêng của lớp chủ nhiệm phải được thực hiện ngay từ đầu cấp học, ngay sau khi GVCN nhận lớp theo sự phân công của nhà trường, đón chào một khóa HS mới trong hành trình nghề giáo của mình. b) Tiến trình xác định giá trị chung được thực hiện qua các hoạt động * Hoạt động 1: GVCN giới thiệu về 12 giá trị phổ quát, giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và giá trị cốt lõi của trường THPT Huỳnh Thúc Kháng. * Hoạt động 2: Giáo viên tổ chức cho các nhóm HS thảo luận giá trị chung của tập thể lớp mình bằng những yêu cầu sau: - Trên cơ sở các giá trị sống phổ quát, giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và giá trị cốt lõi của nhà trường, chọn 3-5 giá trị mà nhóm mình mong muốn hướng tới để xây dựng một tập thể vững mạnh, có văn hóa và truyền thống riêng. - Viết và trang trí Cây giá trị của lớp mà nhóm mình mong muốn hướng tới? * Hoạt động 3: Sau khi các tổ thảo luận, trình bày ý kiến, GVCN đi đến thống nhất hệ giá trị chung (cây giá trị) cho lớp trên cơ sở định hướng của mình và sự đồng thuận của các tổ, tất cả các thành viên trong lớp. Ví dụ: Lớp A7 niên khóa 2020 - 2023 xác định giá trị chung mà tập thể hướng đến xây dựng là: NỖ LỰC – TRÁCH NHIỆM – HỢP TÁC – YÊU THƯƠNG 2. Tổ chức các hoạt động giáo dục để xây dựng văn hóa và truyền thống cho lớp chủ nhiệm 2.1. Xây dựng văn hóa và truyền thống cho tập thể lớp chủ nhiệm qua hoạt động thiết lập nội quy lớp học a) Nội quy của lớp Nội quy, nề nếp kỉ luật của lớp là những điều rất cần thiết để giáo dục, nuôi dưỡng và đảm bảo sự phát triển lành mạnh, an toàn cho HS. Nội quy, quy tắc ứng xử trong lớp học là rất quan trọng và cần thiết. Nội quy, nề nếp phản ánh giá trị chung, văn hóa, truyền thống của tập thể lớp, là cơ sở để HS hiểu xem những hành vi nào là phù hợp, những hành vi nào là không phù hợp và đâu là giới hạn không được vượt qua. GVCN có vai trò định hướng xác định giá trị chung cho tập thể lớp và khắc sâu giá trị chung ấy trong nội quy lớp học. Tuy nhiên, GVCN không phải là người đưa ra nội quy mà tổ chức cho HS trực tiếp tham gia xây dựng nội quy trên nền tảng giá trị chung vừa xác định và nội quy nhà trường 16
- b) Cách thức xây dựng nội quy lớp học trên nền tảng giá trị chung b1) Thời gian thực hiện: Thực hiện ngay từ đầu cấp học, ngay sau khi GVCN và tập thể HS đã xác định được giá trị chung của tập thể lớp. b2) Tiến trình thực hiện: - Bước 1: GVCN giới thiệu cho HS về giá trị chung của lớp (Cây giá trị) và Nội quy của nhà trường. - Bước 2: GVCN chia HS thành nhóm nhỏ, thảo luận và trả lời các câu hỏi: + Nêu 05 hành vi cụ thể để thể hiện cho mỗi giá trị chung của lớp. + Từ các hành vi đó, lập thành bảng nội quy liệt kê những điều HS nên làm và không nên làm? (ứng xử, giao tiếp, kỉ luật, học tập) + Viết và trang trí Cây giá trị - Bảng nội quy Từng cá nhân nêu ý kiến, sau đó thống nhất và đưa ra các ý kiến của nhóm. - Bước 3: Yêu cầu từng nhóm chia sẻ ý kiến của nhóm mình cho cả lớp biết. Sau khi tất cả các nhóm đã trình bày xong, GVCN và cả lớp cùng xem xét, tìm ra những ý kiến chung cho tất cả HS để thống nhất nội quy lớp học. - Bước 4: Quy định hình thức khen thưởng và xử phạt: HS và GVCN cùng nhau thỏa thuận về hình thức khen thưởng và xử phạt cho các hành vi đáng khen và đáng chê. Cả lớp tiếp tục thảo luận các câu hỏi sau: + Ai sẽ giám sát việc thực hiện nội quy? + Nên làm gì để khuyến khích cả lớp thực hiện nội quy? + Nếu vi phạm nội quy sẽ xử lí như thế nào? Nếu thực hiện tốt nội quy thì sẽ khen thưởng như thế nào? + Khuyến khích HS đưa ra các hình thức khen thưởng/xử phạt - Bước 5: GVCN hoàn thiện nội quy và phổ biến cho HS, trang trí trong lớp học để ai cũng có thể đọc được và giao cho cán bộ lớp theo dõi việc thực hiện nội quy theo sự phân công. Những nội dung đã thống nhất trong buổi thảo luận xây dựng nội quy sẽ được giáo viên hoàn thiện. Việc hoàn thiện một bảng nội quy nhằm hướng đến giá trị chung – nền tảng văn hóa và truyền thống của tập thể lớp cũng nên được mềm hóa bằng cách gia tăng tính cảm xúc và thẩm mĩ, khác với những bản nội quy cứng nhắc và khô khan như lâu nay. Ví dụ: Trên cơ sở các nhóm xây dựng, tập thể lớp A7 niên khóa 2020 – 2023 xây dựng được nội quy lớp học trên nền tảng giá trị chung của văn hóa và truyền thống của lớp là: 17
- NỖ LỰC - TRÁCH NHIỆM - HỢP TÁC - YÊU THƯƠNG 2.2. Xây dựng văn hóa và truyền thống cho tập thể lớp chủ nhiệm qua hoạt động thiết lập mục tiêu của bản thân trong cả cấp học a) Mục tiêu bản thân Mục tiêu bản thân là những trạng thái, cột mốc mà bản thân muốn đạt được trong một khoảng thời gian xác định. Thông thường có 2 loại mục tiêu: Mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn là mục tiêu mà con người muốn sớm đạt được. Còn mục tiêu dài hạn là những mục tiêu mà con người phải ước tính phải mất một khoảng thời gian kha khá mới đạt được. Mục tiêu ngắn hạn thường là mục tiêu ngày, tuần, tháng. Mục tiêu dài hạn thường là mục tiêu năm và chục năm trở lên. Nếu bản thân muốn đạt được thành công cần phải đặt ra mục tiêu. Nếu không có mục tiêu, bản thân sẽ thiếu tập trung và định hướng. Thiết lập mục tiêu không chỉ giúp con người điều khiển định hướng của cuộc sống mà còn là chuẩn mực để xác định xem bản thân có đang thực sự thành công hay không. Thiết lập mục tiêu giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về bản thân và thực tại của chúng ta như thế nào. Mình đang có gì, mình muốn có gì và mình phải làm gì để những điều mình muốn thành hiện thực. Tiêu chí của Mục tiêu thông minh (SMART) là: cụ thể, dễ hiểu, đo lường được, vừa sức, đạt được, thích hợp, có thời hạn. b) Cách thức tổ chức HS thiết lập mục tiêu cá nhân trên nền tảng giá trị chung của tập thể lớp b1) Thời gian thực hiện: Thực hiện ngay từ đầu cấp học, ngay sau khi GVCN và tập thể HS đã xác định được giá trị chung của tập thể lớp. b2) Tiến trình thực hiện: - Bước 1: GVCN giới thiệu tầm quan trọng của xác lập mục tiêu, cách xác lập mục tiêu thông minh (smart), giá trị chung là nền tảng văn hóa và truyền thống của tập thể lớp. - Bước 2: GVCN yêu cầu HS tự xác lập mục tiêu của mình với các thao tác sau: Vẽ bàn tay của mình (hoặc ngôi sao) lên giấy Suy nghĩ và viết ra 3 mục tiêu về học tập – kĩ năng sống – giá trị sống của mình trong 3 năm học theo tiêu chí SMART Kí tên để xác lập cam kết Những giải pháp/hành động cụ thể cho từng mục tiêu đó là gì? Tạo nhóm 3 người và chia sẻ. - Bước 3: GVCN tập hợp các bản mục tiêu để cho trang trí trong lớp học. 18
- Như vậy, khi mỗi HS trong lớp học đều biết cách xác định mục tiêu để hoàn thiện bản thân trên các phương diện học tập tri thức – rèn luyện kĩ năng – hoàn thiện nhân cách theo định hướng nền tảng giá trị chung của lớp, nghĩa là công tác chủ nhiệm của giáo viên đã có thành công bước đầu trên hành trình vun trồng, hi vọng về mùa quả ngọt. Ví dụ: Một học sinh lớp A7 niên khóa 2020 – 2023 thiết lập mục tiêu của bản thân trên nền tảng giá trị chung của tập thể lớp như sau: * NỖ LỰC - Đạt HS giỏi toàn diện trong 3 năm học - Đạt HS giỏi trường - Đạt HS giỏi tỉnh * TRÁCH NHIỆM - Giúp đỡ gia đình khi rảnh rỗi - Rèn luyện sức khỏe - Tham gia lao động công ích - Xây dựng môi trường Xanh – Sạch – Đẹp. * HỢP TÁC - Chấp hành nội quy trường lớp - Xây dựng đôi bạn cùng tiến… * YÊU THƯƠNG - Vui vẻ, kiểm soát cảm xúc - Quan tâm giúp đỡ bạn khi khó khan - Yêu thương, kính trọng thầy cô. 2.3. Xây dựng văn hóa và truyền thống cho lớp chủ nhiệm qua hoạt động thiết kế không gian lớp học a) Không gian lớp học Lớp học hay phòng học là một căn phòng thường được bố trí trong nhà trường chuyên sử dụng cho hoạt động giảng dạy và học tập của thầy cô giáo và các em HS. Lớp học là một không gian tương đối tách biệt và yên tĩnh, nơi mà việc học tập có thể diễn ra một cách không bị gián đoạn bởi những phiền nhiễu. Lớp học là nơi diễn ra hoạt động chính nhất của HS tại trường: học tập, vui chơi, nên không gian lớp học ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả học tập và giáo dục HS. Trách nhiệm của mỗi GVCN là phải xây dựng được lớp học hạnh phúc – nơi khiến cô và trò đều có cảm giác “muốn đến”, khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự 19
- mong chờ và những rung cảm. Một trong những cách để lớp học trở nên hạnh phúc, mang màu sắc văn hóa và truyền thống của tập thể lớp đó là GVCN cần có kĩ năng tổ chức cho HS trang trí lớp học trên cơ sở, nền tảng giá trị chung của lớp mình. b) Cách thức tổ chức cho HS thiết kế không gian lớp học trên nền tảng giá trị chung của tập thể lớp b1) Thực hiện ngay từ đầu cấp học, ngay sau khi GVCN và tập thể HS đã xác định được giá trị chung của tập thể lớp. b2) Cách thức thực hiện: - Bước 1: GVCN tổ chức cho các nhóm HS thảo luận về ý tưởng trang trí lớp học trên nền tảng giá trị chung. Cách trang trí Cây giá trị và Bảng nội quy Cách trang trí Góc thi đua Cách trang trí Bảng mục tiêu cá nhân Cách trang trí Bảng tin hoạt động nổi bật trong tuần Cách trang trí Góc Học đường xanh (tủ sách và cây xanh trong lớp học) - Bước 2: Các nhóm chia sẻ ý tưởng và GVCN chốt thống nhất một ý tưởng chung. - Bước 3: Triển khai trang trí lớp học dưới sự điều hành của GVCN và Ban tổ chức sự kiện của lớp. Ví dụ: Tập thể lớp A7 niên khóa 2020 – 2023 thiết kế không gian lớp trên nền tảng giá trị văn hóa và truyền thống của lớp là: + Trang trí cây giá trị và nội quy lớp. + Các hoạt động diễn ra trong tuần: Điều đã làm được, điểm cần khắc phục. + Danh sách học sinh xuất sắc tuần qua + Trang trí cây xanh, tủ sách học đường. + Các phương tiện hỗ trợ cho hoạt động giáo dục khác: Ti vi, loa, máy chiếu có wifi để học sinh khai thác thông tin, học liệu. Như vậy, đổi mới không gian lớp học để hiện thực hóa giá trị chung thể hiện văn hóa và truyền thống của tập thể lớp chủ nhiệm là chuyện không quá khó. Không gian lớp học sẽ không còn đơn điệu với bốn bức tường trắng mà được “thay áo mới”, bài trí tao nhã, hài hòa phù hợp với nền tảng giá trị văn hóa truyền thống của tập thể lớp. 2.4. Xây dựng văn hóa và truyền thống lớp chủ nhiệm qua hoạt động đổi mới dạy học tiết sinh hoạt lớp a) Đưa nội dung xây dựng văn hóa và truyền thống cho tập thể lớp chủ nhiệm vào giáo dục trong tiết sinh hoạt lớp 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 141 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 32 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng câu hỏi của bài đọc điền từ thi THPT Quốc gia
73 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp một số phương pháp trong dạy học STEM Hóa học tại Trường THPT Nho Quan A - Ninh Bình
65 p | 21 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p | 53 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 31 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng toán tích phân hàm ẩn
11 p | 20 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn