Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các bước xử lý, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường của giáo viên chủ nhiệm
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là để giáo dục đạo đức cho học sinh và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thì cần giải quyết phần gốc của vấn đề chứ không phải là phần ngọn. Phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đến nay đã và đang tiếp tục nhận được sự đồng thuận cao của toàn xã hội vì sự hướng đến giáo dục một nhân cách toàn diện cho những chủ nhân tương lai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các bước xử lý, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường của giáo viên chủ nhiệm
- Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Sáng kiến kinh nghiệm SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc An Giang, ngày 16 tháng 02 năm 2019 BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ và tên: LÊ THỊ KIM CHI Nam, nữ: nữ - Ngày tháng năm sinh: 1986 - Nơi thường trú: Ấp Thương I, TT Trấn Phú Mỹ - Phú Tân - An Giang. - Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Chí Thanh - Phú Tân - An Giang. - Chức vụ hiện nay: Giáo viên. - Trình độ chuyên môn: Đại học Tin Học - Lĩnh vực công tác: Giáo viên dạy tin học. II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: 1. Đặc điểm tình hình đơn vị: Qua nhiều năm giảng dạy ở trường THPT Nguyễn Chí Thanh- Phú Tân - An Giang, bản thân nhận thấy đa số các em học sinh có lực học trung bình, kỹ năng ứng xử với mọi người còn chưa tốt đặc biệt là kỹ năng sống cơ bản vẫn còn thấp, còn các em có học lực khá giỏi thì vẫn còn lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, ngại va chạm với bạn bè chính vì thế dễ dẫn đến mẫu thuẫn. 2. Những Khó Khăn và Thuận lợi: a. Về phía nhà trường: * Những thuận lợi: + Được Ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn có sự quan tâm và tạo nhiều điều kiện trong công tác của giáo viên chủ nhiệm. + Có sự hỗ trợ tích cực của quý thầy cô trong tổ bộ môn. + Bản thân luôn nhiệt tình, tâm huyết trong công tác giảng dạy, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, đặc biệt trong việc giáo dục tư tưởng cho các em . + Đa số học sinh chăm ngoan. + Hoạt động của đoàn thanh niên chủ động và sáng tạo. GV: Lê Thị Kim Chi Trang 1
- Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Sáng kiến kinh nghiệm * Những khó Khăn: + Việc giáo dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh chưa thường xuyên và chưa thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau. + Đa số học sinh rất hiếu động, đây cũng là nhược điểm lớn của các em khi thực hiện. Vì nếu có một mâu thuẫn nhỏ các em cũng có thể dẫn đến các hành vi bạo lực học đường. Các hành vi bạo lực học đường diễn ra rất phức tạp nó diễn ra ở mọi lúc mọi nơi; nên giáo viên chủ nhiệm chưa xử lí kịp thời. + Các hành vi bạo lực học đường không chỉ đơn thuần là giữa các thành viên trong lớp chủ nhiệm, giữa lớp này với lớp kia trong trường, mà còn diễn ra phức tạp hơn khi có sự tham gia của các thanh niên ngoài trường học và cả thân nhân của học sinh với nhau… + Phần lớn giáo viên chủ nhiệm còn trẻ chưa có kinh nghiệm xử lí triệt để khi có các hành vi bạo lực học đường diễn ra, giáo viên chỉ xử lí qua loa cho các em viết tự kiểm là xong; nên đôi khi các vấn đề càng diễn ra nghiêm trọng hơn. Mặt khác giáo viên chủ nhiệm còn dành nhiều thời gian cho chuyên môn nên thời gian dành cho công tác rèn luyện đạo đức, kỹ năng sống cho các em còn hạn chế… b. Về phía lớp 10C6 * Những thuận lợi: - Sĩ số lớp không quá đông: 42 học sinh. Gồm 20 học sinh nam và 22 học sinh nữ. - Đa số học sinh nhà ở gần khu vực trường học, thuộc địa phương. - Hầu hết các em có ý thức kỷ luật tốt, lễ phép với thầy cô, hoà đồng với bạn. - Tích cực tham gia hoạt động tập thể do Đoàn thanh niên và nhà trường tổ chức. - Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, sát sao trong vấn đề bảo đảm an ninh trường lớp. - Đội ngũ giáo viên bộ môn trẻ có chuyên môn khá vững nhiệt tình trong giảng dạy. - Ban chi hội phụ huynh học sinh rất nhiệt tình với công việc của lớp, luôn quan tâm tới học sinh và thường xuyên phối hợp với GVCN để giải quyết các vấn đề liên quan tới học sinh trong lớp. GV: Lê Thị Kim Chi Trang 2
- Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Sáng kiến kinh nghiệm * Những thuận lợi: - Trường nằm trên địa bàn TT Chợ Vàm – Phú Tân – An Giang có những phức tạp về các tệ nạn xã hội, tập trung nhiều trường học, trong các giờ cao điểm rất dễ xảy ra các hiện tượng xích mích, mất trật tự ATGT,… - Một số học sinh trong lớp chưa có ý thức trong học tập và tu dưỡng đạo đức. - Các em đang ở lứa tuổi 16- 17, có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, dễ thay đổi, dễ bị kích động, thích thể hiện mình….. - Một số em thiếu thốn tình cảm: bố mất sớm ( em Lâm Văn Ca), bố mẹ li dị ( em Hồ Thị Kim Hên, Đỗ Thị Kim Ngân), đa số các em sống với ông bà do ba mẹ đi làm ăn xa ở THPT Hồ Chí Minh, Bình Dương… - Tên sáng kiến: CÁC BƯỚC XỬ LÝ, NGĂN CHẶN HÀNH VI “BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG” CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM. - Lĩnh vực: công tác chủ nhiệm lớp. - Đối tượng nghiên cứu: là học sinh lớp 10C6 trường trung học phổ thông Nguyễn Chí Thanh - Phú Tân - An Giang. III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến: 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến Bây giờ chúng ta dễ dàng bắt gặp một bộ phận học sinh bậc phổ thông có tính tình hung hăng, ngang ngược; các em sẵn sàng đánh các bạn trong trường dù có khi vì một lý do rất đơn giản. Một học sinh dù học giỏi đến đâu mà thiếu đạo đức cũng trở thành người vô dụng. Tệ hại hơn có tài mà không có đức thì các em có thể dùng trí tuệ của mình làm hại người khác với mức độ nguy hiểm hơn một người ít học. Để chú tâm vào việc rèn luyện đạo đức cho học sinh trong nhà trường không chỉ là những khẩu hiệu suông mà cần có biện pháp cụ thể và cần làm lâu dài. Trong những năm gần đây vì áp lực chất lượng bộ môn đã đè nặng lên giáo viên; nên giáo viên bộ môn chỉ tập trung sâu vào chuyên môn. Vì vậy việc dạy đạo đức cho học sinh không được thường xuyên, chỉ khi nào phát hiện học sinh vi phạm thì mới nhắc nhở nên dần dần các học sinh cá biệt đã lôi kéo theo các em khác trong lớp gây mất trật tự trong giờ học cũng như gây mâu thuẫn đánh nhau. Như vậy, để giáo dục đạo đức cho học sinh và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thì cần giải quyết phần gốc của vấn đề chứ không phải là phần ngọn. Phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” GV: Lê Thị Kim Chi Trang 3
- Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Sáng kiến kinh nghiệm đến nay đã và đang tiếp tục nhận được sự đồng thuận cao của toàn xã hội vì sự hướng đến giáo dục một nhân cách toàn diện cho những chủ nhân tương lai. Tuy nhiên, để tới đích, vẫn có không ít khó khăn, trở ngại. Nhất là trong thời gian gần đây, một số tệ nạn xã hội vẫn tiếp tục xâm nhập vào trường học, trong đó, đáng báo động là tình trạng bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng ở tất cả các bậc học, cấp học. Nhận thức rõ điều này, chúng ta cần phải tìm ra các giải pháp phối kết hợp “Ngăn chặn và phòng chống bạo lực học đường”. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến Gần đây vấn đề bạo lực học đường đang được dư luận rất quan tâm và được coi là một hiện tượng xã hội đã đến mức nguy hiểm và nghiêm trọng. Có rất nhiều cuộc hội thảo về chuyên đề phòng chống bạo lực trong nhà trường để đưa ra những biện pháp nhầm giải quyết hiện tượng bạo lực trong học sinh. Có ý kiến cho rằng “Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới hiện tượng trên đó chính là tình trạng nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người làm giảm hiệu quả của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, chưa quan tâm đầy đủ và huy động các nguồn lực cần thiết cho công tác giáo dục đạo đức học sinh”. Việc giáo dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh là việc làm thường xuyên và cần phải thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau. Tuy nhiên, trong nhà trường vấn đề tu dưỡng đạo đức cho học sinh là trách nhiệm của các thầy cô giáo, không thể phủ nhận vai trò của người giáo viên chủ nhiệm trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Với thực trạng bạo lực trong học đường hiện nay, người giáo viên chủ nhiệm cần phải làm gì để ngăn chặn và giúp học sinh phát triển nhân cách trở thành những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước, có đức có tài? Là một giáo viên trẻ còn rất ít kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm, song tôi cũng mạnh dạn nêu ra một vài kinh nghiệm của bản thân, một số công tác giáo dục học sinh đã làm tại lớp chủ nhiệm, đã thực hiện tại đơn vị đang công tác trong việc ngăn ngừa tình trạng học sinh đánh nhau mang tính bạo lực. Với những cách làm này nó sẽ ngăn chặn, răn đe các em còn lại và đồng thời xóa hết những mâu thuẫn mà các em đã gây ra. IV. Nội dung sáng kiến 1. Cơ sở lý luận của vấn đề: 1.1. Bạo lực học đường là gì? GV: Lê Thị Kim Chi Trang 4
- Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Sáng kiến kinh nghiệm Bạo lực học đường là một thuật ngữ dùng để chỉ các hành động làm tổn hại đến thể chất, tinh thần và vật chất đến những người đang trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trong nhà trường, dưới những hình thức khác nhau diễn ra trong môi trường học đường. 1.2. Hành vi bạo lực học đường là gì? Hành vi bạo lực học đường là hành vi sử dụng sức mạnh từ một học sinh hay nhóm học sinh này đến học sinh khác hoặc nhóm học sinh khác làm tổn hại đến thể chất, tinh thần và vật chất của người khác dưới hình thức khác nhau diễn ra trong môi trường học đường. 1.3. Phân Loại bạo lực học đường: có 4 loại: bạo lực về vật chất, bạo lực về thể chất, bạo lực về tâm lí tình cảm, bạo lực về tình dục. 1.4. Nguyên tắc giáo dục học sinh có hành vi bạo lực học đường 1.4.1. Vì sao chúng ta phải quan tâm giáo dục học sinh có hành vi bạo lực học đường: - Trong tập thể nhà trường luôn tồn tại những học sinh dễ giáo dục và những học sinh khó giáo dục, hay có những hành vi không mong đợi. Những học sinh khó giáo dục là những em thường có những thái độ, hành vi không phù hợp với giá trị, nội quy, truyền thống của tập thể, không thực hiện tròn bổn phận và trách nhiệm của người học sinh, hoặc thiếu văn hóa, thiếu đạo đức trong quan hệ ứng xử với mọi người mặc dù đã GV: Lê Thị Kim Chi Trang 5
- Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Sáng kiến kinh nghiệm được nhà trường, gia đình quan tâm chỉ dẫn, giáo dục… Nếu hành vi không mong đợi của các em lặp lại thường xuyên và trở thành hệ thống thì trong thực tiễn nhà trường hiện nay được gọi là học sinh cá biệt. Những học sinh này được giáo viên coi là khó dạy, thậm chí hư hỏng. - Trách nhiệm của giáo dục nói chung và giáo viên nói riêng về lý thuyết không được để còn những học sinh có hành vi chưa phù hợp với giá trị, chuẩn mực xã hội và những qui định chung của nhà trường, lớp học, cộng đồng. Bởi giáo dục có sứ mạng là hình thành và phát triển nhân cách vừa có cá tính (mang bản sắc riêng của mình) nhưng phải biết sống hài hòa với các giá trị chung của loài người, dân tộc và cộng đồng để có cuộc sống hạnh phúc. - Nếu trong lớp tồn tại những học sinh cá biệt, luôn có những hành vi tiêu cực, không phù hợp thì sẽ ảnh hưởng đến tập thể, những thành viên khác. Trong thực tế nhiều giáo viên chủ nhiệm cảm thấy rất bị áp lực, có khi bất lực khi trong lớp có những học sinh được gọi là cá biệt. Bởi vì giáo viên chủ nhiệm không chỉ gặp khó khăn trong ứng phó với chính học sinh đó, mà đôi khi còn gây ảnh hưởng đến học sinh khác, đến tập thể lớp. Biểu hiện phổ biến của học sinh được coi là cá biệt có thể như sau: + Có những thay đổi khác lạ trong thái độ, cách cư xử: trở nên lãnh đạm, không chan hòa, không muốn hòa đồng, cáu kỉnh, xúc phạm người khác, thậm chí gây gổ dẫn đến đánh nhau. + Không quan tâm, hứng thú với những trường học và việc học, học sa sút, thậm chí là bỏ học. + Thiếu tự tin vào bản thân, không tin cậy người khác. + Thường xuyên vi phạm nội qui của lớp, trường. + Cố thu hút sự chú ý của người khác bằng những hành vi như phá phách, vô lễ, ăn cắp, nói dối… + Hay đánh đập bạn, hay ồn trong giờ học, bỏ học trốn học để đi chơi. + Thậm chí có những em rơi vào con đường nghiện ngập ma túy và các tệ nạn xã hội khác…Tóm lại học sinh cá biệt là những học sinh có sự bất thường về tính cách, không có động cơ học tập, tâm lý không ổn định. + Trong số những học sinh được coi là cá biệt, đôi khi có những em có tiềm năng về cá tính, do giáo viên không hiểu được, không có cách tiếp cận và tác động phù GV: Lê Thị Kim Chi Trang 6
- Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Sáng kiến kinh nghiệm hợp hoặc không được sự giúp đỡ kịp thời, đúng cách… mà dẫn đến sự biểu hiện những hành vi không phù hợp của học sinh. Vì vậy, đối với học sinh cá biệt, giáo viên chủ nhiệm thực sự cần là kỹ sư tâm hồn, có trách nhiệm phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, mà trước hết là với tập thể lớp giúp những em này điều chỉnh, thay đổi niềm tin, thái độ, hành vi của mình để các em có tương lai tốt đẹp hơn. 1.4.2. Tìm hiểu các căn nguyên của hành vi bạo lực học đường: a. Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng này. * Nguyên nhân do yếu tố sinh học: Một số em sinh ra đã có vấn đề, bản thân tính hay gây gổ, hung hăng… do tình trạng cha mẹ yếu về thể chất, tinh thần, học sinh kém dinh dưỡng… * Nguyên nhân do yếu tố tâm lí – xã hội: Các chuyên gia tâm lí và những người nghiên cứu về hành vi của học sinh ở trường học kết luận rằng những vấn đề thái độ và cách cư xử bất thường của các em phần lớn bắt nguồn từ những vấn đề thực tế mà các em phải đối mặt trong cuộc sống. Đó là những vấn đề có liên quan đến môi trường, hoàn cảnh sống của các em. Có thể các em gặp các vấn đề trong gia đình, hoặc trong quan hệ với bạn bè, thầy cô, hoặc những trở ngại khác… nên luôn gây khó chịu trong các mối quan hệ khiến mọi người không bằng lòng. Do đó mọi người lại đối xử khắt khe, không thông cảm. Chính sự khắt khe, thiếu quan tâm, bỏ mặc, không lắng nghe, thiếu thông cảm và tha thứ của mọi người lại càng làm cho các em thấy cô đơn, dẫn đến sa sút trong học tập, buông thả trong lối sống. Trong số những học sinh có những hành vi không mong đợi, thậm chí trở thành học sinh cá biệt có cả những học sinh tiềm năng nhưng vì nguyên nhân nào đó cảm thấy chán nản về năng lực của mình, mất dần hứng thú, động cơ học tập, hoạt động. Học sinh đó tin rằng mình không thể “khá” lên được, đánh giá thấp về bản thân mình, không vượt qua được khó khăn, dễ bỏ giữa chừng, kém tự tin. Các nhà nghiên cứu về giáo dục đã kết luận rằng “tất cả những học sinh “hư” hay có hành vi không phù hợp đều là những học sinh chán nản”. Khi chán nản, học sinh không còn hứng thú hoạt động và động cơ hoạt động nữa. Chán nản là nguyên nhân GV: Lê Thị Kim Chi Trang 7
- Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Sáng kiến kinh nghiệm của hầu hết những thất bại học đường, đặc biệt với những học sinh mới lớn. Một số em cho rằng mình không đáp ứng được mong mỏi của thầy cô, cha mẹ. Cảm giác, tâm trạng chán nản của học sinh nảy sinh còn do những nhu cầu cơ bản như: an toàn, yêu thương, tôn trọng… không được đáp ứng, hoặc gặp những vấn đề trong tình cảm, học sinh sẽ buồn rầu, có cảm xúc tiêu cực, cảm thấy bất hạnh, có thể không kiềm chế được bản thân. b. Mục đích hành vi tiêu cực của học sinh: Giáo viên cần phải tìm hiểu mục đích hành vi tiêu cực của học sinh. Có rất nhiều lí do được đưa ra nhưng lại không giúp lí giải được mục đích hành vi tiêu cực của học sinh. Xét cho cùng tất cả các hành vi đều có mục đích và có lí do, nó không xảy ra một cách ngẫu nhiên. Giáo viên cần xác định được mục đích hành vi tiêu cực hay cư xử không phù hợp của học sinh để hiểu được tại sao học sinh lại làm như vậy và có cách xử trí thích hợp, hiệu quả. Mục đích hành vi tiêu cực của học sinh thường tồn tại dưới các dạng sau: + Thu hút sự chú ý: Đằng sau hành vi thu hút sự chú ý là suy nghĩ sai lệch của học sinh “Mình chỉ cảm thấy quan trọng khi nhận được sự quan tâm, chú ý của cha mẹ, thầy cô”. Đến tuổi mới lớn, học sinh thường hướng hành vi này tới bạn cùng tuổi nhiều hơn. Muốn được chú ý là nhu cầu, động cơ phổ biến ở bất cứ học sinh nào. Nếu không thu hút được sự chú ý thông qua việc được điểm cao, thành tích thể thao, hoạt động nhóm lành mạnh thì học sinh sẽ làm bằng cách tiêu cực khác. + Thể hiện quyền lực: Học sinh liên tục cố gắng khám phá xem mình “mạnh” đến mức nào. Đằng sau hành vi chứng tỏ mình cũng có “quyền lực” có thể để ra oai với bạn bè, hoặc muốn chứng tỏ mình xứng đáng làm thủ lĩnh… “Mình chỉ cảm thấy quan trọng nếu là người điều khiển và có những gì mình muốn” là suy nghĩ sai lệch của học sinh. Hoặc là một số học sinh chỉ cảm thấy quan trọng khi chúng thách thức quyền lực của người lớn, vi phạm nội quy, không làm theo lời cha mẹ, thầy cô. + Trả đũa: Học sinh cho rằng “Mình cảm thấy bị tổn thương và không được yêu quý, không được đối xử tôn trọng, công bằng, bị trừng phạt, mình phải đáp trả”. Học sinh làm người khác (anh chị em hay bạn cùng lớp) và cha mẹ, thầy cô bị tổn thương vì trước đó học sinh cảm thấy bị tổn thương, bị đối xử không công bằng. Do đó để GV: Lê Thị Kim Chi Trang 8
- Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Sáng kiến kinh nghiệm tránh học sinh có thái độ và hành vi với mục đích là trả đũa nhà trường, cha mẹ học sinh cần rất thận trọng trong ứng xử với các em sao cho không để lại những ấn tượng tiêu cực này. + Thể hiện sự không thích hợp: Hành vi thể hiện sự không thích hợp chính là hành vi rút lui, né tránh thất bại của học sinh vì cảm thấy nhiệm vụ quá sức so với mong mỏi của thầy cô. Trong trường hợp này học sinh sẽ thiếu tự giác, không muốn thực hiện các nhiệm vụ, bổn phận của người học sinh, có thể có biểu hiện của sự tự ti trước những yêu cầu chung của lớp. c. Những dạng suy nghĩ không hợp lí cũng dẫn đến học sinh có hành vi bạo lực học đường trong quan hệ với người khác hoặc đối với những sự việc, hiện tượng hay những việc cần làm. - Suy nghĩ trắng – đen: nhìn sự vật, hiện tượng một cách tuyệt đối hoặc trắng hoặc đen. - Khái quát hóa quá mức: Nhìn sự vật hiện tượng như một khuôn mẫu luôn như vậy. - Định kiến: Chỉ tập trung vào điểm tiêu cực, bỏ qua điểm tích cực. - Hạ thấp các điểm tích cực: Cho rằng những gì đã đạt được là không đáng kể. - Kết luận vội vã: Nhanh chóng cho rằng người khác phản ứng với mình một cách tiêu cực khi chưa có bằng chứng rõ ràng. - Phóng đại hoặc đánh giá thấp: Phóng đại sự việc, hiện tượng hoặc hạ thấp tầm quan trọng của sự việc, hiện tượng. - Suy đoán cảm tính: Suy đoán từ trạng thái cảm xúc. - Suy nghĩ là “phải” thế này hay thế kia: phê phán bản thân hay người khác, cho rằng mình hay người khác “phải” hay “không được” thế này hay thế kia. - Chụp mũ: Đồng nhất mình với những khiếm khuyết của bản thân. Đáng lẽ nghĩ “mình có sai lầm” thì lại nghĩ “mình đúng là thằng ngu”. - Cá nhân hóa và đổ lỗi: Đổ lỗi cho bản thân và người khác về những gì mà bản thân hay họ không phải chịu trách nhiệm hoàn toàn. GV: Lê Thị Kim Chi Trang 9
- Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Sáng kiến kinh nghiệm 1.4.3. Nội dung và biện pháp giáo dục học sinh có hành vi bạo lực học đường: a. Nội dung cần giáo dục học sinh có hành vi bạo lực học đường: Từ nguyên nhân và mục đích của những hành vi không mong đợi, để cho các em có thể tự thấy cần phải thay đổi… ta cần giáo dục các em bao gồm: * Nhận thức đúng điểm mạnh và điểm yếu của bản thân: Để học sinh có những ứng xủ phù hợp trong mối quan hệ, trong các tình huống, trước hết cần giúp học sinh nhận thức đúng được bản thân, trong đó xác định được đúng mình là ai? Mình có điểm mạnh, điểm yếu gì? Đây vừa là một kĩ năng sống quan trọng của mỗi cá nhân, nó càng trở nên quan trọng đối với những người hay có những thái độ, hành vi ứng xử không phù hợp, gây khó chịu, phản cảm cho mọi người. * Nhận thức được những giá trị đối với bản thân: Việc nhận thức được điều gì có nghĩa và quan trọng đối với mình và những điều đó có phải thực sự là chân giá trị của con người và đời người không? Rất quan trọng nữa là cần nhận thấy bên cạnh những hạn chế nhất định, mình là người có giá trị thì học sinh mới có nhu cầu, động lực để hoàn thiện bản thân. * Tự tin về giá trị và những điểm mạnh của mình để làm điểm tựa cho những hành vi và ứng xử một cách tích cực: Trên cơ sở làm cho học sinh nhận thức được những điểm mạnh, giá trị của bản thân khích lệ để các em tự tin phát huy những điểm mạnh và giá trị đó, đồng thời cố gắng khắc phục những hạn chế, những niềm tín vào cái phi giá trị hoặc phản giá trị để thay đổi hành vi, thói quen xấu, tiêu cực theo hướng lành mạnh và tích cực lên. * Nhận thức được hậu quả của những hành vi tiêu cực và tất yếu phải thay đổi thói quen hành vi cũ: Giáo viên phối hợp với tập thể lớp giúp học sinh dần nhận thức được nếu cứ hành động, ứng xử theo cách làm mọi người khó chịu, làm mọi người tổn thương, cản trở sự phát triển chung… thì không chỉ làm khổ, làm hại người khác, mà nguyên tắc sống trong tập thể, xã hội không cho phép bất cứ ai làm cũng vậy. GV: Lê Thị Kim Chi Trang 10
- Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Sáng kiến kinh nghiệm Nếu không thay đổi hành vi, thói quen tiêu cực thì sẽ ảnh hưởng đến tương lai, đến sự thành công và chất lượng cuộc sống của bản thân. Thay đổi hay là chấp nhận mọi sự rủi ro, thất bại? Sau khi nhận thức được điều này và học sinh có nhu cầu thay đổi hành vi, thói quen tiêu cực thì giáo viên chủ nhiệm cần giúp các em xây dựng kế hoạch thay đổi hành vi, thói quen cũ. Thay đổi thói quen, hành vi tiêu cực không phải là chuyện dễ, không chỉ cần có kế hoạch thực hiện mà còn phải có ý chí, quyết tâm, kiên định thực hiện kế hoạch để biến kế hoạch thành hiện thực, do đó giáo viên chủ nhiệm và tập thể lớp cần luôn theo dõi sự tiến bộ để khích lệ và phòng ngừa hoặc hỗ trợ, giúp đỡ khi có dấu hiệu lập lại thói quen cũ. * Suy nghĩ tích cực và suy nghĩ trước khi hành động: Cùng với việc khắc phục những suy nghĩ, niềm tin, thói quen, hành vi tiêu cực của học sinh, giáo viên cần tạo cho học sinh thói quen suy nghĩ cẩn trọng trước khi hành động để tránh những hành vi không mong đợi và các hậu quả đáng tiếc khác. * Giáo dục kỉ luật tích cực: Thông thường đối với những học sinh có hành vi bạo lực học đường, giáo viên chủ nhiệm thường khó kiểm soát cảm xúc nên rất dễ có những lời nói hoặc hành vi gây tổn thương cho học sinh về tinh thần hoặc thể chất. Cách ứng xử này đang bị ngành giáo dục nghiêm khắc xử lý. Để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc như giáo viên sử dụng hình thức trừng phạt đối với học sinh có hành vi tiêu cực, một mặt giáo viên chủ nhiệm cần học cách kiểm soát cảm xúc, mặt khác cần giáo dục kỉ luật tích cực cho các em. Giáo dục kỉ luật tích cực thay thế cho trừng phạt là giải pháp không chỉ có ý nghĩa nhân văn, mà còn đem lại hiệu quả giáo dục cao. Giáo dục kỉ luật tích cực dựa trên sự điều chỉnh bên trong hơn là kiểm soát bên ngoài. Giáo dục kỉ luật tích cực là giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của học sinh, mang tính phòng ngừa, tôn trọng trẻ, không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của các em, có sự thỏa thuận của giáo viên và học sinh và phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh. b. Giáo viên chủ nhiệm cần phải làm như thế nào để thay đổi thái độ, hành vi tiêu cực của học sinh: GV: Lê Thị Kim Chi Trang 11
- Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Sáng kiến kinh nghiệm Một là: Giáo viên chủ nhiệm cần phải quan tâm đến những khó khăn của học sinh. Việc tìm hiểu những trở ngại trong học tập và những khó khăn về mặt tâm lí của học sinh để kịp thời hỗ trợ, khích lệ các em hành động đúng sẽ giúp các em tránh được những hành vi không mong đợi. Hai là: Giáo viên chủ nhiệm cần phải tìm hiểu mục đích hành vi tiêu cực của học sinh để có cách ứng xử phù hợp. Nhiều người cho rằng học sinh hư vì bản thân học sinh có tính hay gây gổ hoặc được nuông chiều quá mức, hư vì cha mẹ hay anh chị đều hư, vì gia đình quá nghèo hoặc quá giàu… có rất nhiều lí do được đưa ra nhưng lại không giúp lí giải được mục đích hành vi tiêu cực của học sinh. Xét cho cùng tất cả các hành vi đều có mục đích và lí do, nó không xảy ra một cách ngẫu nhiên. Hành vi tiêu cực hay cư xử không phù hợp của học sinh cũng vậy. Giáo viên chủ nhiệm cần xác định được mục đích hành vi tiêu cực của học sinh để hiểu được tại sao học sinh lại làm như vậy và có cách xử trí thích hợp, hiệu quả. Điều đáng lưu ý là nhiều khi học sinh không ý thức được những suy nghĩ, niềm tin sai lệch của mình. Do đó giáo viên chủ nhiệm cần cố gắng bình tĩnh, hiểu học sinh, tôn trọng học sinh và dùng các phương pháp kỷ luật tích cực, lắng nghe tích cực, khích lệ, kiềm chế bản thân để giải quyết. GV: Lê Thị Kim Chi Trang 12
- Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Sáng kiến kinh nghiệm Ba là: Giáo viên chủ nhiệm cần tiếp cận cá nhân đối với những học sinh có hành vi bạo lực học đường: Giáo viên một mặt cần phát huy tối đa được những điểm mạnh, phát triển tiềm năng, mặt khác phải hạn chế, phòng ngừa những hành vi không mong đợi của từng học sinh. Muốn đạt được điều đó, giáo viên cần quán triệt cách tiếp cận cá nhân. Bốn là: Trong tình huống học sinh thực hiện các hành vi không mong đợi, giáo viên chủ nhiệm cần đặt mình vào vị thế của các em để lắng nghe tích cực các vấn đề của các em, khích lệ những suy nghĩ và thái độ hành vi tích cực đối với những vấn đề các em đang phải đương đầu. Tôn trọng quyền tự ra quyết định và giải quyết vấn đề của các em. Giáo viên chỉ giữ vai trò khơi gợi những hướng giải quyết tích cực, hoặc phản biện những suy nghĩ, thái độ có thể dẫn đến hành vi có nguy cơ rủi ro. Nguyên tắc chủ yếu là trong các tình huống đó, giáo viên chủ nhiệm cần cố gắng bình tĩnh, hiểu học sinh, tôn trọng học sinh và dùng các phương pháp kỷ luật tích cực, khích lệ, kiềm chế bản thân để giải quyết. Giáo viên chủ nhiệm cần kiềm chế, không nên thể hiện thái độ quá nóng nảy, căng thẳng trước mặt học sinh. Nếu giáo viên chủ nhiệm không kiểm soát được cảm xúc thì có thể khiến học sinh trở nên tức giận hơn, làm học sinh suy nghĩ tiêu cực dẫn đến hậu quả không lường. Đồng thời cũng cần tránh hồ đồ và quan liêu đưa ra những lời chỉ trích chưa tìm hiểu nguyên nhân, mục tiêu của hành vi không mong đợi. Năm là: Giáo viên chủ nhiệm muốn thay đổi hành vi của học sinh một cách hiệu quả, giáo viên chủ nhiệm cần có sự hợp tác của học sinh, được học sinh tin cậy. Do đó, giáo viên cần chủ động tiếp xúc với học sinh để nắm bắt về điều kiện, hoàn cảnh, tâm sự, sức khỏe… của học sinh. Học sinh cần được giáo viên hiểu những khó khăn, nhu cầu tình cảm của mình. Do đó giáo viên chủ nhiệm cần quan sát và tìm ra nguyên nhân không được đáp ứng những nhu cầu tình cảm của các em và phải quan tâm đến những khó khăn của học sinh. Việc tìm hiểu những trở ngại trong học tập và những khó khăn về mặt tâm lí của học sinh sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm không phải dùng biện pháp xử phạt mà vẫn giáo dục học sinh có kết quả. GV: Lê Thị Kim Chi Trang 13
- Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Sáng kiến kinh nghiệm Sáu là: Giáo viên chủ nhiệm cần sử dụng biện pháp khích lệ và củng cố tích cực: Khi giáo viên chủ nhiệm giao cho các em nhiệm vụ gì cần thức tỉnh lòng tự trọng, kết hợp với tin tưởng và tôn trọng học sinh, kể cả trong quá trình các em thực hiện bằng những câu hỏi mang tính khích lệ như: “thầy/cô tin tưởng ở em đấy; thầy/cô nghĩ em có thể làm được hơn thế.” Bảy là: Giáo viên chủ nhiệm cần sử dụng phương pháp sử dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả lôgic: Mục đích chủ yếu của việc sử dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả lôgic dạy cho học sinh có ý thức trách nhiệm về các hành vi của chính mình, khích lệ học sinh đưa ra những quyết định có trách nhiệm, do đó cách làm này có thể thay thế cho trừng phạt: học sinh vẫn học được cách ứng xử tốt giúp cho mối quan hệ ấm áp hơn, ít xung đột hơn. Tám là: Giáo viên chủ nhiệm cần sử dụng những hình thức xử phạt phù hợp nhất quán: Khi những yêu cầu, mong đợi đã được đặt ra rõ ràng thì cũng cần có những biện pháp xử phạt cụ thể, rõ ràng đối với những hành vi vi phạm và các biện pháp phải được áp dụng một cách nhất quán. Giáo viên chủ nhiệm cần lưu ý những điều sau đây khi sử dụng các biện pháp xử phạt: Các biện pháp xử phạt phải nhằm mục đích dạy học sinh biết rằng thái độ, hành vi của các em như vậy là sai. Không bao giờ sử dụng những hình phạt khiến học sinh cảm thấy mình là đồ bỏ đi, vô dụng. Tuyệt đối không sử dụng hình thức phạt mang tính bạo lực. Sử dụng những hình phạt bạo lực không những không có tác dụng đối với học sinh mà chỉ thể hiện sự bất lực và còn vi phạm những điều giáo viên chủ nhiệm không được làm và vi phạm pháp luật. Các hình thức phạt cần phù hợp với mức độ vi phạm. Những hình phạt nên mang tính tích cực để thông qua những hình phạt học sinh có thể học thêm được một kỹ năng nào đó. GV: Lê Thị Kim Chi Trang 14
- Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Sáng kiến kinh nghiệm * Biện pháp xử phạt có thể vận dụng là: - Tước bỏ hoạt động yêu thích cho đến khi khắc phục được lỗi. - Tạm dừng việc học tập để học sinh tự kiểm điểm bản thân với mục đích để giúp học sinh thoát ra khỏi trạng thái căng thẳng để kiềm chế bản thân và tạo điều kiện cho học sinh bình tĩnh trở lại. - Yêu cầu viết báo cáo hằng ngày với mục đích là để học sinh nhận biết được những lỗi thường xuyên mắc phải và tạo cho các em cơ hội điều chỉnh. Lưu ý: không nên phạt học sinh bằng cách giao thêm bài tập, hoặc nhiệm vụ lao động cho học sinh sẽ khiến cho các em nghĩ rằng học tập hay lao động là sự trừng phạt. Chín là: Giáo viên chủ nhiệm cần phát huy tối đa vai trò của tập thể thân thiện, các mối quan hệ gắn bó, chia sẻ, thiện chí, tạo điều kiện để các em tham gia vào các hoạt động đa dạng của lớp để các em được trãi nghiệm những cảm xúc tích cực. Mười là: Giáo viên chủ nhiệm cần phải nói chuyện với cha mẹ các em về vấn đề của các em để cùng phối hợp hỗ trợ. Trong những trường hợp đó, tình yêu thương, sự động viên của cha mẹ, thầy cô sẽ có sức thuyết phục giúp các em phát triển những suy nghĩ tích cực khắc phục được những tâm trạng căng thẳng. Mười một là: Những điều giáo viên chủ nhiệm cần tránh trong giáo dục học sinh có hành vi bạo lực học đường, học sinh cá biệt: - Không dùng các biện pháp trừng phạt thể chất hoặc tinh thần đối với học sinh. Nếu giáo viên trừng phạt học sinh thì không những không mang lại hiệu quả mà còn gây hại cho học sinh, làm học sinh lo âu và hạn chế kết quả học tập và phát triển của bản thân. Nếu dùng các hình phạt mang tính xúc phạm sẽ đẩy học sinh đi xa hơn, làm cho học sinh muốn chống đối hơn là hợp tác. Nếu học sinh có thay đổi thì có thể vì ép buộc nhiều hơn là muốn hay tự nguyện thay đổi. - Đánh giá học sinh thiếu khách quan, thiếu thận trọng. Trong trường hợp bị đánh giá không đúng, học sinh sẽ quyết định không đáp lại các mong mỏi, các yêu cầu do GV: Lê Thị Kim Chi Trang 15
- Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Sáng kiến kinh nghiệm người lớn đặt ra cho học sinh nữa. Học sinh mất dần hứng thú và cố gắng. Hầu hết người lớn thường nhìn nhận học sinh đang có vấn đề về cảm xúc hoặc hành vi một cách tiêu cực hơn thực tế (“bôi đen”). Khi đó, các em có thể biểu hiện sự chán nản, cảm thấy giận dữ, bất lực, có khi trầm cảm. Học sinh cảm thấy chán đến trường, dần dần học sinh sợ đi học và không cố gắng nữa. Học sinh mất dần động cơ hoạt động. Khi các hành vi của người lớn ở nhà và ở trường tạo cho học sinh cảm xúc bất lực, đau đớn, sợ hải, ngượng ngùng và bất an thì học sinh khó phát triển bình thường, khỏe mạnh. Giáo viên cũng cảm thấy căng thẳng và bất lực khi có những học sinh hư, gây rối trong lớp. - Tập thể lớp không nên có thái độ thiếu thiện chí đối với bạn. Nếu một học sinh cảm thấy bất lực và gặp thêm những thất bại, học sinh sẽ càng cảm thấy không có hy vọng. Nếu bị bạn học trêu chọc thêm, học sinh càng cảm thấy chán nản hơn. 2. Các biện pháp mà bản thân đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Ở đề tài này tôi chỉ tập trung vào việc xử lí những vụ việc gây mâu thuẫn đánh nhau trong và ngoài nhà trường. Ở đầu năm học các em mới vào trường có nhiều cảnh vật mới, con người mới, bạn bè mới nên em nào cũng muốn thể hiện mình. Nắm được điều này nên đầu năm học thông qua phiếu thông tin học sinh giáo viên chủ nhiệm cần chọn được một đến hai em cán sự lớp làm công tác theo dõi an ninh trật tự của lớp trong và ngoài trường học. Nếu có mâu thuẫn hoặc đe dọa đón đường đánh nhau là lên báo cho giáo viên chủ nhiệm hoặc các đồng chí trong Ban thường vụ Đoàn trường để kịp thời giải quyết. Đây là một biện pháp ngăn chặn có hiệu quả nhất vì nó đã ngăn chặn được trước khi có hành vi bạo lực diễn ra. Với nhiệm vụ là giáo viên chủ nhiệm lớp và phụ trách an ninh trật tự của lớp chủ nhiệm nhiều năm liền đã cho tôi những kinh nghiệm và việc làm có hiệu quả sau: 1. Bước thứ nhất: Khi phát hiện hoặc có nguồn tin từ các em báo lên thì chúng ta phải xác minh và mời tất cả các em có liên quan lên để điều tra làm rõ nguyên nhân vì đây là một bước ngoặc khá quan trọng, muốn được như thế thì người phụ trách phải tách riêng từng em một cho các em viết tường trình. Trong quá trình viết đó ta phải GV: Lê Thị Kim Chi Trang 16
- Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Sáng kiến kinh nghiệm xâu chuỗi lại sự việc nếu phát hiện có sự dối trá, bao che thì chúng ta sẽ làm việc với từng em một để cho các em tường trình lại cho đúng vì khi viết tường trình em nào cũng muốn khai những cái sai của đối phương, nói cái đúng của mình và bao che cái sai của mình đã gây ra. Từ đó nắm được mấu chốt quan trọng để các em khai đúng có được điểm chung thống nhất giữa các em (nếu các em khai không đúng thì phải cho các em viết lại đến khi nào đúng mới thôi). 2. Bước thứ hai: Sau khi đã có được điểm chung tiếp tục mời các em liên quan trực tiếp để phân tích cho các em tìm ra cái sai, cái đúng, cái lợi, cái hại trong việc làm của các em. Sau đó cho các em nhận xét rút kinh nghiệm và ký cam kết bảo lãnh cho nhau từ đó về sau. 3. Bước thứ ba: Giáo viên chủ nhiệm sẽ gọi các em lại để các em tường trình lại vụ việc để kể từng giai đoạn, diễn biến, nguyên nhân của sự mâu thuẫn. Trong lúc này có thể sẽ xuất hiện nhiều tình tiết mới, chúng ta phải tôn trọng các em, không nên thiên vị hay đàn áp các em vì rất dễ dẫn đến xung đột thậm chí đánh nhau trong lúc ta đang xử lí đối với những em có cá tính mạnh, bất đồng… Tường trình song các em đã thống nhất tình tiết của sự mâu thuẫn chúng ta cho từng em một nhận xét về hành vi và khuyết điểm của mình trước các bạn. Việc làm này nhằm để từng em một thấy được cái sai của mình, cái đúng của bạn để rút kinh nghiệm. Sau khi từng em một nhận xét xong chúng ta chốt lại cái sai, cái đúng của các em như thế nào, mức độ nào, tự nhận hình thức kỷ luật nào. Sau đó cho các em ký cam kết bảo lãnh cho nhau và bắt tay giải hòa. 4. Bước thứ tư: Sau khi bắt tay giải hòa xong tôi kêu viết một bản tự kiểm gởi giáo viên chủ nhiệm. Tiếp theo giáo viên chủ nhiệm mời phụ huynh học sinh của các em lên cùng một ngày để hòa giải trước bước một. Khi mời phụ huynh học sinh lên chúng ta phải là trung gian hòa giải. Còn những mâu thuẫn xuất phát từ gia đình của các em thì chúng tôi cố gắng là trung tâm hòa giải, làm sao cho gia đình hòa thuận để cùng dạy dỗ các em vì chuyện học của các em là quan trọng. Còn những mâu thuẫn không thể giải quyết thì chúng tôi phải nhờ đến Đoàn trường và ban giám hiệu vào để cùng làm việc. GV: Lê Thị Kim Chi Trang 17
- Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Sáng kiến kinh nghiệm 5. Bước thứ năm: Ra hội đồng kỷ luật sau khi nghe tường trình lại vụ việc song, các thành viên còn lại tiếp tục phân tích cái đúng, cái sai của các em và hội đồng ra mức kỷ luật đối với từng em một. Lưu ý: Tùy vào mức độ của các hành vi và sự thống nhất của gia đình và sự thành khẩn nhận lỗi mà chúng ta đề nghị hay không đề nghị đưa ra hội đồng kỷ luật, Trong khi xử lý thì chúng ta phải đặt công tác giáo dục và hoàn thiện nhân cách cho các em là chính, rèn luyện kỹ năng sống cho các em, hướng các em đến chổ phải biết kiềm chế bản thân và biết từ chối trước những lời nói khích tướng của bạn bè… 3. Tình huống cụ thể tại lớp 10C6 Sự việc vào ngày 3/10/2018 được thông báo của nhà trường 2 em Huỳnh Nguyễn Phước Duy và em Bùi Quốc Thái có mâu thuẫn với các bạn lớp 10C2. Sau khi nhận thông tin từ đoàn trường, bản thân là giáo viên chủ nhiệm bắt đầu tiến hành: Bước 1: Bản thân đi xác minh lại chính xác sự việc mâu thuẫn giữa các em thông qua thông tin từ Ban giám hiệu, từ đoàn trường, và một số em học sinh tại sự việc xãy ra mâu thuẫn. Sau đó, tách 2 em Duy và Thái ra và viết tường minh sự việc. Bước 2: Sau khi biết rõ sự việc và dựa vào hoàn cảnh của từng em mà trước đó giáo viên chủ nhiệm đã tìm hiểu đầu năm, bản thân đua ra hướng giải quyết + Đối với em Duy do gia đình là con một gia đinh rất là chiều em nên tính tình rất ỷ lại và rất thích thể hiện bản thân mình. + Đối với em Thái do ba mẹ lớn tuổi lo làm ăn không có thời gian giáo dục em, chỉ thông qua người anh hai quản lí em. Do giữa em Thái và người anh Hai không gẫn gũi nên không có sự đồng cảm dẫn đến tính tình của em ít nói, suốt cả ngày chỉ biết chơi game. Bản thân đã phân tích sự việc mâu thuẫn giữa các em, đưa ra những việc đúng và sai cho các em nhân xét và rút kinh nghiệm của thân. Bước 3: Báo thông tin về gia đình các em. Bước 4: Mời Phụ huynh của các em và các em ngồi lại với nhau để hòa giải mâu thuẫn giữa các em và sau đó cho các em viết cam kết gửi lại giáo viên chủ nhiệm. GV: Lê Thị Kim Chi Trang 18
- Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Sáng kiến kinh nghiệm Bước 5: Tại lớp, giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở các em đồng thời cũng để các em học sinh trong lớp rút kinh nghiệm cho bản thân. Đồng thời bản thân cũng sắp xếp thực hiện mô hình đôi bạn cùng tiến cho em Duy được ngồi kế Tiến học sinh rất ngoan luôn luôn có trách nhiệm, tham gia tốt phong trào của lớp. Còn Thái thì được xếp ngồi kế bạn Hồng là phó học tập, tính tình rất mềm mỏng. Sau thời gian thực hiện cách này đồng thời bản thân giáo viên chủ nhiệm luôn theo dõi hai em và tình hình lớp, đã thấy hai em có sự tiến bộ rất rõ, ít vi phạm nội vi hơn, học có tiến bộ. Đặc biệt tính tình của hai em Duy và Thái đã hòa đồng hơn với các bạn trong lớp. V. Hiệu quả đạt được: Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã tìm hiểu trao đổi với một số học sinh về thái độ đối với vấn đề nguyên phân phát sinh và cách phòng tránh bạo lực học đường. Kết quả khảo sát 1 lớp khối 10C6 như sau : Còn chưa rõ và Hoàn toàn Hiểu nắm chắc Cơ bản hiểu về mơ hồ về bạo chưa hiểu về Số phiếu về bạo lục học kiến thức bạo lục học đường bạo lục học phát hành đường lục học đường đường SL % SL % SL % SL % Tổng số 2 4,7% 13 31% 22 52,4 % 5 11,9% phiếu 42 - Học sinh lớp 10C6 gồm 42 học sinh, gồm đa số các em đạt học lực trung bình, nhưng lại thích thể hiện bản thân, cái “tôi” lớn… các em không thích bị áp đặt nhưng lại chưa ý thức được vai trò, vị trí của mình trong lớp, trường cũng như trong gia đình. Do đó các em thực hiện nội quy của lớp, của trường không tốt. Nhưng do thiếu các kĩ năng sống cơ bản thuộc nhóm kĩ năng giao tiếp – hòa nhập cuộc sống nên các em được xếp vào nhóm học sinh cá biệt dễ dẫn đến nạn bạo lực học đường. (Phiếu khảo sát giáo dục kiến thức về bạo lực học đường ) – PHẦN PHỤ LỤC Sau một thời gian thực hiện một số biện pháp giáo dục bạo lực học đường vơi vai trò giáo viên chủ nhiệm, bản thân đã nhận ra rằng nếu chúng ta càng quan tâm đến các em và giải quyết triệt để các mâu thuẫn thì số học sinh vi phạm nội qui giảm đi rất nhiều. ví dụ: khi vào đầu năm học, khi nhận chủ nhiệm học sinh lớp 10 mới vào trường, do các em quá hiếu động nên chỉ có một mâu thuẫn nhỏ thì các em có thể đánh GV: Lê Thị Kim Chi Trang 19
- Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Sáng kiến kinh nghiệm nhau. Nhưng sau thời gian học tập tại trường thì các em đã nhận thức được vấn đề, nên mâu thuẫn đó giảm đi rất nhiều. Vào đầu năm học bản thân là giáo viên chủ nhiệm phải giải quyết các mâu thuẫn giữa các em rất nhiều nhưng dần dần đến cuối học kì I và học kì II thì không còn nữa và đặc biệt hơn là những mâu thuẫn đó chỉ thường xảy ra với học sinh khối 10. Chỉ sau nửa học kì thực hiện những biện pháp trên bản thân thấy sự gắn bó giữa các em ngày càng mật thiết hơn, bạn bè thêm thương nhau hơn, những vướng mắc mâu thuẫn của học sinh không còn nữa và thay vào đó là những tình bạn, tình đồng đội… Ngoài ra các em còn biết quan tâm đến mọi người, hăng hái đóng góp xây dựng lớp học tốt hơn, các em còn biết đoàn kết gắn bó giúp đỡ các bạn gặp khó khăn trong lớp, góp phần giữ gìn sự đoàn kết của trường THPT Nguyễn Chí Thanh ngày càng tốt hơn. Nội dung khảo sát Học kỳ I Học kỳ II Số lần xử lý kỷ luật 01 cuộc 00 Số lần học sinh đánh nhau 01 lần 00 lần Số học sinh vi phạm an toàn giao thông. 00 00 Không có giấy phép lái xe. Học sinh vi phạm tệ nạn xã hội. 00 00 Học sinh vi phạm nội qui của lớp 10C6 12 5 trên 1 tuần Kết quả khảo sát lại kiến thức bạo lục học đường sau học kì 1 năm học 2018- 2019 tại lớp 10C6 là: Còn chưa rõ Hoàn toàn Hiểu nắm chắc Cơ bản hiểu về và mơ hồ về chưa hiểu về Số phiếu về bạo lục học kiến thức bạo bạo lục học bạo lục học phát hành đường lục học đường đường đường SL % SL % SL % SL % Tổng số 26 61,9% 15 35.8% 1 2,3 % 0 0% phiếu 42 GV: Lê Thị Kim Chi Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 40 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng câu hỏi của bài đọc điền từ thi THPT Quốc gia
73 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh lớp 12 trường THPT Trần Đại Nghĩa làm bài kiểm tra đạt hiệu quả cao
41 p | 56 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 25 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 19 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p | 53 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác hóa
39 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 62 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng toán tích phân hàm ẩn
11 p | 17 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn