intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực văn thư - lưu trữ tại trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An - Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

21
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm đưa ra một số lý luận chung về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực văn thư - lưu trữ; Đánh giá thực trạng công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực văn thư - lưu trữ tại Trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An trong thời gian qua.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực văn thư - lưu trữ tại trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An - Thực trạng và giải pháp

  1. Đề tài: Công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực văn thư - lưu trữ tại trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An - Thực trạng và giải pháp. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG PT DTNT THPT SỐ 2 ---------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: CÔNG TÁC BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC VĂN THƢ – LƢU TRỮ TẠI TRƢỜNG PT DTNT THPT SỐ 2 NGHỆ AN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LĨNH VỰC: QUẢN LÍ Nhóm tác giả: 1. NGUYỄN ĐẬU TRƢƠNG – ĐT: 0913056344 2. ĐẬU THỊ QUỲNH MAI ĐT: 0983585338 3. HOANG THỊ TUYẾT ĐT: 0964262655 Năm học: 2022 - 2023
  2. Đề tài: Công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực văn thư - lưu trữ tại trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An - Thực trạng và giải pháp. MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG 1 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 2 1. Lý do chọn đề tài 1 3 2. Nhiệm vụ của đề tài 2 4 3. Phương pháp nghiên cứu 2 5 4. Bố cục của đề tài 3 6 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 7 Chương I. Lý luận chung về công tác bảo vệ bí mật nhà nước 4 và công tác văn thư - lưu trữ 8 1. Khái niệm, đối tƣợng, phƣơng pháp và mục đích của công 4 tác bảo vệ bí mật nhà nƣớc trong lĩnh vực văn thƣ - lƣu trữ 9 2. Nội dung công tác bảo vệ bí mật nhà nƣớc trong lĩnh vực 6 văn thƣ - lƣu trữ 10 2.1. Bảo vệ bí mật nhà nước trong công tác văn thư 6 11 2.2. Bảo vệ bí mật nhà nước trong công tác lưu trữ 17 12 2.3. Trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước 18 13 Chương II. Thực trạng công tác bảo vệ BMNN trong lĩnh vực văn 20 thư - lưu trữ 14 1. Kết quả công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực văn 20 thư - lưu trữ tại Trường PT DTNT THPT số 2 15 1.1. Quán triệt nâng cao nhận thức công tác bảo vệ bí mật nhà 23 nước và công tác văn thư – lưu trữ cho đội ngũ cán bộ, viên chức, giáo viên của nhà trường. 16 1.2. Xác định chức năng, nhiệm vụ của cán bộ làm công tác 24 văn thư - lưu trữ 17 2. Nhận xét đánh giá ƣu điểm, nhƣợc điểm và nguyên nhân 26 18 2.1. Ưu điểm 26 19 2.2. Một số tồn tại 26 20 2.3. Nguyên nhân 27 21 Chương III. Dự báo và một số giải pháp nâng cao chất lượng 29 hiệu quả công tác bảo vệ BMNN trong lĩnh vực văn thư-lưu trữ 22 1. Dự báo tình hình 29
  3. Đề tài: Công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực văn thư - lưu trữ tại trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An - Thực trạng và giải pháp. TT NỘI DUNG TRANG 23 2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả công tác bảo 29 vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực văn thư - lưu trữ 24 2.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, lãnh đạo nhà trường 29 đối với công tác bảo vệ BMNN trong lĩnh vực văn thư – lưu trữ 25 2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt các quy định của 30 pháp luật về bảo vệ BMNN gắn liền với công tác văn thư - lưu trữ 26 2.3. Quan tâm đầu tư cơ sở, vật chất, con người cho công tác bảo vệ BMNN 30 27 3. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 30 28 3.1. Mục đích khảo sát 30 29 3.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 30 30 3.3. Đối tượng khảo sát 33 31 3.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải 33 pháp đã đề xuất 32 4. Đánh giá kết quả của đề tài 35 33 4.1. Kết quả đạt được 35 34 4.2. Bài học kinh nghiệm 36 35 PHẦN III. KẾT LUẬN 37 36 1. Hiệu quả của sáng kiến 37 37 1.1. Phạm vi ứng dụng của đề tài 37 38 1.2. Mức độ vận dụng 37 39 2. Kết luận và kiến nghị 37 40 2.1. Kết luận 37 41 2.2. Kiến nghị 38 42 CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 3
  4. Đề tài: Công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực văn thư - lưu trữ tại trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An - Thực trạng và giải pháp. CÁC DANH MỤC VIẾT TẮT TT Danh mục Viết tắt 1 Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học phổ thông PT DTNT THPT 2 Trung học phổ thông THPT 3 Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước KT1 4 Bí mật nhà nước BMNN 5 Hội đồng nhân dân HĐND 6 Viện kiểm sát nhân dân VKSND 7 Giáo dục công dân GDCD 8 Công nghệ CN 9 Ủy ban nhân dân UBND 4
  5. Đề tài: Công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực văn thư - lưu trữ tại trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An - Thực trạng và giải pháp. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Bảo vệ bí mật nhà nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Bảo vệ bí mật nhà nước gắn liền với tất cả hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, giáo dục... Đối với lĩnh vực văn thư - lưu trữ, hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước được hình thành bắt đầu từ quá trình soạn thảo, tạo ra văn bản chứa nội dung bí mật nhà nước cho đến các khâu phát hành, vận chuyển, giao, nhận, sao chụp, lưu trữ, bảo quản, cung cấp và tiêu hủy bí mật nhà nước. Vì vậy, bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực văn thư - lưu trữ là một trong những yếu tố quan trọng cho sự thành công trong các quyết định đối nội, đối ngoại, quốc phòng và an ninh của Đảng và Nhà nước; góp phần phòng ngừa, ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động thu thập thông tin tình báo của các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm khác, tạo môi trường ổn định cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới. Do vậy, công tác bảo vệ bí mật nhà nước ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, nhất là khi nước ta tăng cường hội nhập khu vực và thế giới. Luật bảo vệ bí mật nhà nước được Quốc hội khóa XIV nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 15/11/2018, có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2020 đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Giáo dục & Đào tạo Nghệ An quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện và đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc thực hiện pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An (trong đó có trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An) nói riêng còn nhiều lúng túng và bất cập, cụ thể là: (1)Ý thức trách nhiệm trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước của một bộ phận cán bộ, giáo viên chưa cao; (2) Nhận thức của một bộ phận cán bộ, giáo viên trong bảo vệ bí mật nhà nước còn chưa đầy đủ dẫn đến tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước như: Không xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước; Sao chụp, vận chuyển, giao nhận, cung cấp, tiêu hủy bí mật nhà nước trái quy định... Cá biệt còn xảy ra tình trạng cán bộ, giáo viên sao chụp và truyền đưa bí mật nhà nước trên hệ thống quản lý văn bản VNPT.Ioffice, Zalo, gmail… dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ cao lộ, mất bí mật nhà nước trên không gian mạng. Mặc dù những vụ lộ, mất bí mật nhà nước có liên quan đến lĩnh vực văn thư - lưu trữ trong ngành giáo dục Nghệ An chưa để lại những hậu quả nghiêm trọng nhưng đây là sơ hở mà các thế lực thù địch, phản động có thể lợi dụng để tiến hành thu tin tình báo. Trong thời gian gần đây, số lượng người nước ngoài nhập cảnh vào địa bàn Nghệ An ngày càng tăng, hoạt động trên nhiều lĩnh vực và có chiều hướng phức tạp. Vì thế, công tác bảo vệ bí mật nhà nước nói chung và bảo vệ bí 1
  6. Đề tài: Công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực văn thư - lưu trữ tại trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An - Thực trạng và giải pháp. mật nhà nước trong lĩnh vực văn thư - lưu trữ cần phải được chú trọng và nhận được sự quan tâm đúng mức, kịp thời. Căn cứ tình hình thực tiễn việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước tại trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An. Cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn của cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ bí mật nhà nước tỉnh Nghệ An. Chúng tôi là lãnh đạo, giáo viên, nhân viên trực tiếp, thường xuyên tiếp nhận, xử lí các văn bản của trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An thống nhất lựa chọn đề tài “Công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực văn thư - lưu trữ tại trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An - thực trạng và giải pháp” làm sáng kiến kinh nghiệm năm học 2022 - 2023. 2. Nhiệm vụ của đề tài Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực văn thư - lưu trữ tại trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An thời gian qua, sáng kiến kinh nghiệm sẽ tổng hợp, đưa ra những dự báo và đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực văn thư - lưu trữ tại trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An nói riêng và triển khai áp dụng đồng bộ trong hệ thống cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung nhằm phòng ngừa tình trạng làm lộ, làm mất bí mật nhà nước hoặc vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Qua đó góp phần chủ động phòng ngừa các hoạt động thu thập thông tin bí mật nhà nước của các thế lực thù địch, bọn phản động và các loại tội phạm khác. Để đạt mục tiêu trên, sáng kiến kinh nghiệm thể hiện các nội dung sau: - Đưa ra một số lý luận chung về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực văn thư - lưu trữ. - Đánh giá thực trạng công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực văn thư - lưu trữ tại Trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An trong thời gian qua. - Dự báo và đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực văn thư - lưu trữ. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực văn thư - lưu trữ. Bên cạnh đó sáng kiến kinh nghiệm còn sử dụng một số phương pháp cụ thể: - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp tổng kết thực tiễn. 2
  7. Đề tài: Công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực văn thư - lưu trữ tại trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An - Thực trạng và giải pháp. - Phương pháp phân tích. 4. Bố cục của đề tài Ngoài phần đặt vấn đề, nội dung và kết luận, sáng kiến kinh nghiệm gồm 03 chương: Chƣơng I: Lý luận chung về công tác bảo vệ bí mật nhà nƣớc và văn thƣ - lƣu trữ. Chƣơng II: Thực trạng công tác bảo vệ bí mật nhà nƣớc trong lĩnh vực văn thƣ - lƣu trữ. Chƣơng III: Dự báo và một số giải pháp nâng cao chất lƣợng hiệu quả công tác bảo vệ bí mật nhà nƣớc trong lĩnh vực văn thƣ - lƣu trữ. 3
  8. Đề tài: Công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực văn thư - lưu trữ tại trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An - Thực trạng và giải pháp. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chƣơng I. Lý luận chung về công tác bảo vệ BMNN và công tác văn thƣ - lƣu trữ 1. Khái niệm, đối tƣợng, phƣơng pháp và mục đích của công tác bảo vệ BMNN trong lĩnh vực văn thƣ - lƣu trữ 1.1. Khái niệm 1.1.1. Khái niệm về bí mật nhà nước và công tác bảo vệ bí mật nhà nước - Theo Từ điển Tiếng Việt và ngoài xã hội “Bí mật là những điều cần giữ kín trong phạm vi một số ít người, không để lộ cho người ngoài biết”. Điều 2, Sắc lệnh số 69 ngày 10/12/1951 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định “Bí mật quốc gia là những việc, những tài liệu, những địa điểm và những điều gì mà để tiết lộ ra thì có hại cho ta, có lợi cho địch”. Điều 1, Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000 quy định: Bí mật nhà nước là những tin về vụ, việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà Nhà nước không công bố hoặc chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Khoản 1, Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước xác định rõ: Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác. Do vậy, ở thời kỳ nào thì bí mật nhà nước vẫn luôn được coi là “tài sản” đặc biệt thuộc sở hữu Nhà nước; do Nhà nước quản lý, nắm giữ, bảo vệ và khai thác hoặc chuyển giao để phục vụ cho hoạt động đối nội, đối ngoại của đất nước. Bí mật nhà nước có liên quan trực tiếp đến sự ổn định về chính trị, vững mạnh về quốc phòng - an ninh và phát triển bền vững về kinh tế - xã hội. Bí mật nhà nước là của Nhà nước, do Nhà nước quy định để bảo vệ lợi ích của quốc gia, của dân tộc. Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân; do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Do đó, việc xác định bí mật nhà nước hiện nay xuất phát từ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Theo đó, bí mật của Đảng và bí mật của Nhà nước là thống nhất vì Đảng Cộng sản là Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo đất nước và toàn xã hội; đường lối, nghị quyết của Đảng đều thể chế thành pháp luật để thực hiện trong thực tiễn, không có khái niệm bí mật của Đảng tách riêng khỏi bí mật nhà nước. 4
  9. Đề tài: Công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực văn thư - lưu trữ tại trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An - Thực trạng và giải pháp. Do vậy, từ xưa đến nay các thế lực thù địch, tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia và các loại tội phạm khác luôn tìm mọi cách để thu thập, khai thác bí mật nhà nước nhằm gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc. - Công tác bảo vệ bí mật nhà nước là một trong những nội dung quan trọng của công tác bảo vệ an ninh quốc gia nói chung, an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh văn hoá - tư tưởng… nói riêng. Bảo vệ bí mật nhà nước có ý nghĩa trong cách mạng dân tộc dân chủ giành độc lập cho dân tộc trước đây và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Khoản 2 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật nhà nươc quy định: Bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước. Trong đó, Nhà nước (Chính phủ) là chủ thể đặc biệt chỉ đạo vĩ mô về công tác bảo vệ bí mật nhà nước; Công an là chủ thể giúp Nhà nước (Chính phủ) trong quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước; các cơ quan, ban, ngành địa phương trực tiếp triển khai lực lượng, phương tiện, biện pháp bảo vệ. Đồng thời, Luật cũng chỉ rõ đối tượng đấu tranh bao gồm: Cơ quan đặc biệt nước ngoài, thế lực thù địch, cá nhân trong và ngoài nước, các loại tội phạm khác có hành vi thu thập thông tin, tài liệu bí mật nhà nước nhằm gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc. 1.1.2. Khái niệm về công tác văn thư - lưu trữ Công tác văn thư lưu trữ là những công việc liên quan đến lưu trữ và cất giữ giấy tờ, sổ sách, công văn, từ văn cho đến hồ sơ. Những người làm công tác văn thư lưu trữ sẽ chịu trách nhiệm giải quyết những công việc, vấn đề liên quan đến hồ sơ và giấy tờ. Theo đó, trong mọi hoạt động quản lý nhà nước hiện nay, trên mọi lĩnh vực, hầu hết các công việc từ chỉ đạo đến điều hành, quyết định, thi hành đều gắn liền với văn bản cũng có nghĩa là gắn liền với soạn thảo, ban hành và tổ chức sử dụng văn bản nói riêng, với công tác văn thư và lưu trữ nói chung. Do đó, vai trò của công tác văn thư và lưu trữ đối với hoạt động quản lý hành chính nhà nước là rất quan trọng, thể hiện ở 4 điểm sau: - Góp phần quan trọng đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý; cung cấp những tài liệu, tư liệu, số liệu đáng tin cậy phục vụ các mục đích chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đồng thời cung cấp những thông tin cũ, những căn cứ, những bằng chứng phục vụ cho hoạt động của các cơ quan. Giúp cho cán bộ, công chức cơ quan nâng cao hiệu quả công việc và giải quyết xử lý nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Hồ sơ tài liệu trở thành phương tiện theo dõi, kiểm tra công việc một cách có hệ thống, qua đó cán bộ, công chức có thể kiểm tra, đúc rút kinh nghiệm góp phần thực hiện tốt 5
  10. Đề tài: Công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực văn thư - lưu trữ tại trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An - Thực trạng và giải pháp. các mục tiêu quản lý, năng suất, chất lượng, hiệu quả và đây cũng là những mục tiêu, yêu cầu của cải cách nền hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay. - Tạo công cụ kiểm soát việc thực thi quyền lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân, góp phần giữ gìn những căn cứ, những bằng chứng về hoạt động của cơ quan, phục vụ việc kiểm tra, thanh tra, giám sát. - Góp phần bảo vệ bí mật những thông tin có liên quan đến tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và bí mật nhà nước. 2. Nội dung công tác bảo vệ BMNN trong lĩnh vực văn thƣ - lƣu trữ 2.1. Bảo vệ bí mật nhà nước trong công tác văn thư 2.1.1. Trang bị cơ sở vật chất phục vụ công tác bảo vệ bí mật nhà nước Theo quy định của Thông tư 24/2020/TT-BCA ngày 10/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an thì biểu mẫu phục vụ công tác bảo vệ bí mật nhà nước bao gồm 04 loại sổ đăng ký, quản lý bí mật nhà nước và 18 mẫu dấu mật. Căn cứ vào tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước tại nhà trường thấy rằng việc trang bị các biểu mẫu phục vụ công tác bảo vệ bí mật nhà nước là rất cần thiết. Tuy nhiên, tùy theo mức độ quy định của pháp luật về mặt công tác này mà trang bị biểu mẫu cho phù hợp với thực tiễn. Theo đó, đối với trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An nói riêng và các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung chỉ cần trang bị các biểu mẫu theo thẩm quyền, trách nhiệm của Hiệu trưởng, cụ thể như sau: a) Mẫu “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đi”: Sổ đăng ký bí mật nhà nước đi được in sẵn, kích thước 210mm x 297mm. - Bìa và trang đầu của sổ đăng ký bí mật nhà nước đi: ………..(1)……………. ………..(2)……………. SỔ ĐĂNG KÝ BÍ MẬT NHÀ NƢỚC ĐI Năm…..(3)…. Từ ngày… đến ngày….(4)... Từ số: …. Đến số…….(5)… Quyển số:….(6)… 6
  11. Đề tài: Công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực văn thư - lưu trữ tại trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An - Thực trạng và giải pháp. Cách ghi bìa và trang đầu của sổ đăng ký bí mật nhà nước đi: (1): Tên cơ quan, tổ chức chủ quản cấp trên trực tiếp (nếu có). (2): Tên cơ quan, tổ chức. (3): Năm mở sổ đăng ký bí mật nhà nước di. (4): Ngày, tháng bắt đầu và kết thúc đăng ký văn bản trong sổ. (5): Số thứ tự đăng ký văn bản mật đi đầu tiên và cuối cùng trong sổ. (6): Số thứ tự của quyển sổ. - Phần đăng bí quản lý bí mật nhà nước đi được trình bày trên trang giấy khổ A4 (210mm x 297mm) bao gồm 10 cột. Số, ký Ngày hiệu tháng xác Số tài Tên loại và trích yếu nội định tài Ngƣời Đơn Số Ghi thứ liệu, dung tài liệu, vật chứa Độ mật Nơi nhận liệu, vật ký vị lƣu lƣợng chú tự vật BMNN chứa chứa BMNN BMNN (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) Cách ghi phần đăng ký quản lý bí mật nhà nước đi: Cột 1: Ghi số thứ tự từ 01 đến khi sử dụng hết quyển số. Cột 2: Ghi số và ký hiệu của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Cột 3: Ghi ngày, tháng, năm của văn bản; đối với những ngày dưới 10 và tháng 1, 2 thì phải thêm số 0 ở trước, ví dụ: 03/01, 27/7, 31/12. Cột 4: Ghi tên loại và trích yếu nội dung tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; đối với bí mật nhà nước đi có độ mật "Tuyệt mật" thì chỉ được ghi vào cột trích yếu nội dung sau khi được phép của lãnh đạo xác định độ mật bí mật nhà nước đó. Cột 5: Ghi rõ độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước (Tuyệt mật, Tối mật, Mật hoặc ghi ký hiệu A, B, C). Cột 6: Ghi tên của người ký tài liệu bí mật nhà nước. Cột 7: Ghi tên các cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị, cá nhân nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như được ghi tại phần nơi nhận của tài liệu. Cột 8: Ghi tên đơn vị lưu tài liệu. Cột 9: Ghi số lượng bản phát hành tài liệu. 7
  12. Đề tài: Công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực văn thư - lưu trữ tại trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An - Thực trạng và giải pháp. Cột 10: Ghi những nội dung cần thiết khác. b) Mẫu “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đến”: Sổ đăng ký bí mật nhà nước đi được in sẵn, kích thước 210mm x 297mm. - Bìa và trang đầu của sổ đăng ký bí mật nhà nước đến: ………..(1)……………. ………..(2)……………. SỔ ĐĂNG KÝ BÍ MẬT NHÀ NƢỚC ĐẾN Năm…..(3)…. Từ ngày… đến ngày….(4)... Từ số: …. Đến số…….(5)… Quyển số:….(6)… Cách ghi bìa và trang đầu của sổ đăng ký bí mật nhà nước đến: Cách ghi bìa và trang đầu tương tự Sổ đăng ký bí mật nhà nước đi. - Phần đăng ký quản lý bí mật nhà nước đến: Cơ quan, tổ Đơn vị Số Ngày chức ban hành Số, ký Ngày Tên loại và trích yếu hoặc Ghi thứ Số đến Độ mật đến tài liệu, vật hiệu tháng nội dung ngƣời chú tự chứa BMNN nhận (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) Cách ghi phần đăng ký quản lý bí mật nhà nước đến: Cột 1: Ghi số thứ tự từ 01 đến khi sử dụng hết quyển số. Cột 2: Ghi theo ngày, tháng được ghi trên dấu đến. Cột 3: Ghi theo số được ghi trên dấu đến. Cột 4: Ghi cơ quan, tổ chức ban hành tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. 8
  13. Đề tài: Công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực văn thư - lưu trữ tại trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An - Thực trạng và giải pháp. Cột 5: Ghi số và ký hiệu của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đến. Cột 6: Ghi ngày, tháng, năm của văn bản mật đến; đối với những ngày dưới 10 và tháng 1, 2 thì phải thêm số 0 ở trước, ví dụ: 03/01, 27/7, 31/12. Cột 7: Ghi tên loại và trích yếu nội dung của tài liệu, bí mật nhà nước đến. Cột 8: Ghi rõ độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước (Tuyệt mật, Tối mật, Mật hoặc ghi ký hiệu A, B, C). Cột 9: Ghi tên đơn vị hoặc cá nhân nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đến. Cột 10: Ghi những nội dung cần thiết khác. c) Sổ “Chuyển giao bí mật nhà nước”: Sổ chuyển giao bí mật nhà nước được in sẵn, kích thước 210mm x 297mm. - Bìa và trang đầu của sổ được trình bày tương tự như bìa và trang đầu của Sổ đăng ký bí mật nhà nước đi, chỉ khác tên gọi là "SỔ CHUYỂN GIAO BÍ MẬT NHÀ NƯỚC". - Phần chuyển giao bí mật nhà nước được trình bày trên trang giấy khổ A4 theo chiều rộng (210mm x 297mm) hoặc theo chiều dài (148mm x 210mm) bao gồm 06 cột theo mẫu sau: Ngày Số đến Đơn vị hoặc Độ mật Ký nhận Ghi chú chuyển hoặc số đi ngƣời nhận (1) (2) (3) (4) (5) (6) Cách ghi phần đăng ký chuyển giao bí mật nhà nước: Cột 1: Ghi ngày, tháng, năm chuyển giao bí mật nhà nước cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân; đối với những ngày dưới 10 và tháng 1, 2 thì phải thêm số 0 ở trước; năm được ghi bằng hai chữ số cuối của năm, ví dụ: 03/01, 27/7, 31/12. Cột 2: Ghi theo số được ghi trên dấu "đến"; số văn bản đi. Cột 3: Ghi rõ mức độ mật của bí mật nhà nước (Tuyệt mật, Tối mật, Mật hoặc ghi ký hiệu A, B, C). Cột 4: Ghi tên đơn vị hoặc cá nhân nhận bí mật nhà nước. Cột 5: Chữ ký của người trực tiếp nhận bí mật nhà nước. Cột 6: Ghi nội dung cần thiết khác (như bản sao, số lượng tài liệu...). c) Mẫu dấu “TUYỆT MẬT”: Hình chữ nhật, kích thước 40mm x 08mm, có hai đường viền xung quanh, khoảng cách giữa hai đường viền là 01mm; bên 9
  14. Đề tài: Công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực văn thư - lưu trữ tại trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An - Thực trạng và giải pháp. trong của hai đường viền là chữ “TUYỆT MẬT” được trình bày bằng chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm; cách đều đường viền bên ngoài là 02mm. 1mm 8mm TUYỆT MẬT 40mm d) Mẫu dấu “TỐI MẬT”: Hình chữ nhật, kích thước 30mm x 8mm, có hai đường viền xung quanh, khoảng cách giữa hai đường viền là 01mm; bên trong của hai đường viền là chữ “TỐI MẬT” được trình bày bằng chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm; cách đều đường viền bên ngoài là 02mm 1mm 8mm TỐI MẬT 30mm đ) Mẫu dấu “MẬT”: Hình chữ nhật, kích thước 20mm x 8mm, có hai đường viền xung quanh, khoảng cách giữa hai đường viền là 01mm; bên trong của hai đường viền là chữ “MẬT” được trình bày bằng chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm; cách đều đường viền bên ngoài 02mm. 1mm 8mm MẬT 20mm e) Mẫu dấu chữ “A”: Hình tròn, đường kính 15mm, có hai đường viền xung quanh, khoảng cách giữa hai đường viền là 01mm, chiều cao của chữ “A” là 10 mm, được trình bày ở giữa hình tròn, bằng chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm 1mm 10mm A 15mm g) Mẫu dấu chữ “B”: Hình tròn, đường kính 15mm, có hai đường viền xung quanh, khoảng cách giữa hai đường viền là 01mm, chiều cao của chữ “B” là 10mm, được trình bày ở giữa hình tròn, bằng chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm 10
  15. Đề tài: Công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực văn thư - lưu trữ tại trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An - Thực trạng và giải pháp. 1mm 10mm B 15mm h) Mẫu dấu chữ “C”: Hình tròn, đường kính 15mm, có hai đường viền xung quanh, khoảng cách giữa hai đường viền là 01mm, chiều cao của chữ “C” là 10 mm, được trình bày ở giữa hình tròn, bằng chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm 1mm 10mm C 15mm k) Dấu “BẢN SỐ…”: Hình chữ nhật, kích thước 30mm x 8mm, có 01 đường viền xung quanh, bên trong đường viền là hàng chữ “BẢN SỐ”, được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ times new roman, đứng, đậm. Mẫu dấu “BẢN SỐ” được sử dụng để quản lý số lượng tài liệu bí mật nhà nước phát hành đến các cơ quan, tổ chức; mẫu dấu “BẢN SỐ” được đóng trên trang đầu của tài liệu, ở phía trên bên trái. 8mm BẢN SỐ… 30 mm l) Dấu “THỜI HẠN BẢO VỆ BMNN”: Hình chữ nhật, kích thước 70mm x 12mm, có hai đường viền xung quanh, khoảng cách giữa hai đường viền là 01mm; hàng thứ nhất là dòng chữ “THỜI HẠN BẢO VỆ BMNN”, trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ times new roman, đứng, đậm; hàng thứ hai là dòng chữ “Từ ...ngày...tháng...năm...đến ngày...tháng...năm...”, trình bày bằng chữ thường, cỡ chữ 10, kiểu chữ times new roman; khoảng cách giữa hàng chữ thứ nhất và hàng chữ thứ hai là 02mm. Mẫu dấu “THỜI HẠN BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC” được áp dụng đối với thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước. 12mm THỜI HẠN BẢO VỆ BMNN Từ ngày...tháng...năm...đến ngày...tháng...năm... 70 mm 11
  16. Đề tài: Công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực văn thư - lưu trữ tại trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An - Thực trạng và giải pháp. m) Mẫu dấu “GIẢI MẬT”: Hình chữ nhật, kích thước 30mm x 13mm, có hai đường viền xung quanh, khoảng cách giữa hai đường viền là 01mm; hàng thứ nhất là dòng chữ “GIẢI MẬT” trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ times new roman, đứng, đậm; hàng thứ hai là chữ "Từ:….." ở đâu hàng và các dấu chấm cho đến hết, trình bày bằng chữ thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ times new roman; khoảng cách giữa hàng chữ thứ nhất và hàng chữ thứ hai là 02 mm. Sau khi đóng dấu “GIẢI MẬT” ở dòng “Từ:….” phải ghi rõ thời gian giải mật bắt đầu từ ngày, tháng, năm lãnh đạo có thẩm quyền ký quyết định giải mật. GIẢI MẬT 13mm Từ:………… 30 mm 2.1.2. Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước Theo quy định tại Điều 10, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Điều 2 Nghị định 26/2020/NĐ-CP ngày 28/2/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ bí mật nhà nước và Điều 3 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An ban hành kèm theo Quyết định số 15/2021/QĐ-UBND ngày 08/7/2021 của UBND tỉnh (sau đây gọi tắt là Quyết định số 15), trình tự thủ tục xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước được thể hiện, cụ thể như sau: - Người soạn thảo, tạo ra thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước phải căn cứ danh mục bí mật nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước để báo cáo, đề xuất Người đứng đầu cơ quan, tổ chức (Giám đốc, các Phó Giám đốc hoặc Lãnh đạo các Phòng, đơn vị trực thuộc Sở hoặc Hiệu trưởng các trường THPT) xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước; nơi nhận; số lượng bản phát hành; được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước tại Tờ trình, Phiếu trình duyệt ký văn bản. Ngoài ra việc xác định độ mật cần phải căn cứ vào danh mục bí mật nhà nước khác có liên quan. Ví dụ: (1) Phòng khảo thí và kiểm định chất lượng khi tham mưu lãnh đạo Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo ban hành tài liệu chứa bí mật nhà nước để chuẩn bị phục vụ cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia phải căn cứ danh mục bí mật nhà nước trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo theo Quyết định 809/QĐ-TTg ngày 10/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ để báo cáo, đề xuất lãnh đạo Sở xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước. (2) Phòng Thanh tra khi tham mưu lãnh đạo Sở ban hành tài liệu chứa BMNN trong lĩnh vực thanh tra phải căn cứ danh mục BMNN trong lĩnh vực 12
  17. Đề tài: Công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực văn thư - lưu trữ tại trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An - Thực trạng và giải pháp. Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo Quyết định 774/QĐ-TTg ngày 5/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ để báo cáo, đề xuất lãnh đạo thành phố xác định BMNN và độ mật của BMNN. (3) Cán bộ các trường Trung học phổ thông khi tham mưu cho Hiệu trưởng thực hiện chỉ đạo của Giám đốc Sở về việc điều động cán bộ giáo viên tham gia các Ban In sao đề thi, Ban Chấm thi… thì căn cứ vào tài liệu chứa bí mật nhà nước đã tiếp nhận của Sở Giáo dục & Đào tạo hoặc căn cứ danh mục bí mật nhà nước trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo theo Quyết định 809/QĐ- TTg ngày 10/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ để báo cáo, đề xuất lãnh đạo Sở hoặc Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước (Như biểu mẫu thể hiện dưới đây). SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƢỜNG PT DTNT THPT SỐ 2 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐỀ XUẤT ĐỘ MẬT CỦA VĂN BẢN Kính gửi: Đồng chí Nguyễn Đậu Trƣơng – Hiệu trƣởng PT DTNT THPT số 2 1. Tên gọi hoặc trích yếu nội dung văn bản: Báo cáo danh sách cán bộ giáo viên tham gia Ban in sao đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2023 2. Tên gọi cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng văn bản: Tổ Tổng hợp – Hành chính. 3. Họ và tên cán bộ soạn thảo văn bản: Hoàng Thị Tuyết. 4. Đề xuất độ mật: Mật. 5. Căn cứ đề xuất độ mật: Khoản 7 Điều 2, Quyết định số 809/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ quy định danh mục BMNN trong lĩnh vực Giáo dục & Đào tạo. 6. Dự kiến số lượng bản phát hành: 3 bản . 7. Phạm vi phát hành: Sở GD&ĐT (để báo cáo); Các đồng chí tham gia Ban in sao đề thi (để thực hiện); Lưu tại: VT (gốc) (HTT). 8. Sao, chụp văn bản: “Tài liệu đƣợc phép sao, chụp” 9. Thời hạn bảo vệ: 30 ngày, từ ngày 10/5/2022 đến ngày 10/6/2022 Ý kiến của lãnh đạo phụ trách Người đề xuất Ngày … tháng … năm … Ngày … tháng … năm … (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Nguyễn Đậu Trương Hoàng Thị Tuyết Lưu ý: Sau khi hoàn thiện nội dung văn bản, người soạn thảo, tạo ra bí mật nhà nước phải thể hiện nơi nhận, số lượng bản phát hành, tên người soạn thảo, được phép hoặc không được phép sao, chụp ở mục nơi nhận của tài liệu. Đồng thời đóng dấu “BẢN SỐ…” và dấu “THỜI HẠN BẢO VỆ BMNN” ở góc trên bên trái của tài liệu cùng thời điểm xác định độ mật của bí mật nhà nước. BẢN SỐ: 02 THỜI HẠN BẢO VỆ BMNN Từ ngày 10 tháng 5 năm 2022 đến ngày 15 tháng 6 năm 2022 13
  18. Đề tài: Công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực văn thư - lưu trữ tại trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An - Thực trạng và giải pháp. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NA TRƢỜNG THPT DTNT SỐ 2 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: /BC-DTNT2 Nghệ An, ngày 10 tháng 5 năm 2023 V/v cử giáo viên tham gia Ban in, sao đề thi THPT quốc gia năm 2023 MẬT Kính gửi: Lãnh đạo Sở Giáo dục & Đào tạo Nghệ An Nội dung văn bản Nơi nhận: HIỆU TRƢỞNG - Sở GD&ĐT (để báo cáo); - Đ/c Hùng, Lan, Nguyệt (để thực hiện); - Lưu: VT (HTT); SL: 02 bản. Tài liệu được sao, chụp Nguyễn Đậu Trƣơng - Cán bộ văn thư khi tiếp nhận thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước nhưng chưa được xác định là bí mật nhà nước phải báo cáo đề xuất Hiệu trưởng để xác định hoặc chuyển trả lại đơn vị có chức năng xử lý để xác định theo thẩm quyền. Lưu ý: Quy trình thực hiện nội dung này đòi hỏi cán bộ văn thư phải kiểm soát, kiểm duyệt kỹ nội dung các văn bản chứa bí mật nhà nước đến. Tránh xảy ra tình trạng, một số đơn vị địa phương khi phát hành văn bản (có kèm theo tài liệu chứa bí mật nhà nước) không xác định độ mật tương ứng với bí mật nhà nước kèm theo đã quét scan (sao, chụp) tài liệu và truyền đưa bí mật nhà nước trên hệ thống quản lý văn bản VNPT.Ioffice hoạt động trên nền Internet. - Độ mật của bí mật nhà nước được thể hiện bằng dấu chỉ độ mật bằng mực đỏ tươi; mẫu dấu chỉ độ mật theo quy định tại Thông tư số 24/2020/TT-BCA; văn bản xác định độ mật hoặc hình thức khác phù hợp với hình thức chứa bí mật nhà nước. Do đó, những trường hợp tài liệu chứa bí mật nhà nước mà in sẵn dấu chỉ độ mật (mực đen) là trái với quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. 2.1.3. Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước - Thẩm quyền sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước: Theo quy định tại Điều 11 Luật bảo vệ bí mật nhà nước; Điều 5, Quyết định số 15/2021/QĐ- UBND của UBND tỉnh về ban hành Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước tỉnh Nghệ An đã thể hiện rất rõ: - Người có thẩm quyền sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật thuộc tỉnh Nghệ An, gồm (7 chủ thể): + Bí thư Tỉnh ủy; 14
  19. Đề tài: Công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực văn thư - lưu trữ tại trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An - Thực trạng và giải pháp. + Trưởng Đoàn Đại biểu quốc hội, + Chủ tịch HĐND tỉnh; + Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; + Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh; + Viện trưởng VKSND tỉnh; + Cấp phó của những người nêu trên. - Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật và Mật, gồm: + Những người nêu trên; + Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; + Chủ tịch các Sở; + Người đứng đầu các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; + Bí thư huyện, thành, thị ủy; + Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; + Hiệu trưởng các trường Đại học, Cao đẳng công lập đóng thuộc tỉnh. Theo đó, Giám đốc Sở và các Phó Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo có thẩm quyền cho phép sao, chụp bí mật nhà nước độ Tối mật và Mật nhưng không có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu bí mật nhà nước độ Tuyệt mật. Cũng theo quy định của Quyết định số 15/2021/QĐ-UBND ngày 08/7/20212 của UBND tỉnh về ban hành Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước tỉnh Nghệ An thì Hiệu trưởng trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An nói riêng và Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An không có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Các tài liệu công văn có chứa nội dung bí mật nhà nước được chuyển từ các cấp về trường đều do Hiệu trưởng tiếp nhận và xử lý công văn. Sau khi thực hiện bàn giao lại cho văn thư vào sổ công văn mật để bảo quan, lưu giữ, tránh vệc thất lạc và lộ lọt bí mật nhà nước. 2.1.4. Vận chuyển, giao, nhận tài liệu vật chứa bí mật nhà nước Việc vận chuyển, giao nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quy định cụ thể tại Điều 7, Quyết định số 15/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An, cụ thể như sau: - Việc vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước sẽ được thực hiện bởi 03 chủ thể cụ thể như sau: (1) Người làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước (chỉ thực hiện khi có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương); 15
  20. Đề tài: Công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực văn thư - lưu trữ tại trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An - Thực trạng và giải pháp. (2) Người làm công tác giao liên (áp dụng trong lực lượng Quân đội và Công an); (3) Văn thư của các cơ quan, đơn vị, địa phương. - Việc vận chuyển, giao nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước qua dịch vụ bưu chính KT1 do cán bộ làm công tác văn thư và nhân viên kinh doanh Bưu điện thực hiện theo quy định tại Quyết định số 37/2021/QĐ-TTg ngày 18/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về mạng bưu chính viễn thông phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước. - Trong quá trình giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, người giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải yêu cầu nhân viên kinh doanh Bưu điện hoặc những người được giao nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước ký nhận vào “Sổ chuyển giao bí mật nhà nước”. Do vậy, để khắc phục những tồn tại này, mỗi cán bộ, giáo viên thuộc trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An khi tiếp nhận bí mật nhà nước do cán bộ văn thư chuyển giao phải ký nhận vào "Sổ chuyển giao bí mật nhà nước". Việc ký nhận tại Sổ chuyển giao bí mật nhà nước là điều kiện để cơ quan thẩm quyền có cơ sở xác minh, điều tra làm rõ việc lộ, mất bí mật nhà nước xảy ra tại cơ quan, đơn vị, địa phương nào và trách nhiệm của mỗi cá nhân khi để xảy ra lộ, mất bí mật nhà nước do mình đang lưu giữ, bảo quản. 2.1.5. Mang bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ - Việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác ở trong nước phải được Ban Giám hiệu nhà trường cho phép. - Trong quá trình mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu trữ phải có biện pháp bảo quản, bảo đảm an toàn. 2.1.6. Cung cấp bí mật nhà nước Thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước cho tổ chức, cá nhân người Việt Nam liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước tương đương với thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước kèm theo Quyết định số 15/2021/QĐ-UBND ngày 08/7/2021 của UBND tỉnh. Theo đó, người có thẩm quyền cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước phải là lãnh đạo tỉnh và Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo hoặc các Phó Giám đốc Sở được ủy quyền. Hiệu trưởng trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An có thẩm quyền cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước độ MẬT nhưng phải báo cáo, xin ý kiến của lãnh đạo Sở Giáo dục & Đào tạo Nghệ An. Do vậy, khi có ý kiến chỉ đạo của người có thẩm quyền về cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước, cán bộ văn thư cần thực hiện các nội dung sau: 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2