intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Công tác khuyến học - khuyến tài góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường THPT Quỳnh Lưu 4, tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Công tác khuyến học - khuyến tài góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường THPT Quỳnh Lưu 4, tỉnh Nghệ An" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất các giải pháp phù hợp để làm tốt hơn công tác khuyến học-khuyến tài, vừa thấm nhuần và thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước về khuyến học-khuyến tài vừa góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Đề tài sẽ là cẩm nang hữu ích cho các lực lượng làm công tác giáo dục nói chung và khuyến học - khuyến tài nói riêng trong và ngoài nhà trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Công tác khuyến học - khuyến tài góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường THPT Quỳnh Lưu 4, tỉnh Nghệ An

  1. SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI CÔNG TÁC KHUYẾN HỌC- KHUYẾN TÀI GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN Ở TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4, TỈNH NGHỆ AN LĨNH VỰC: QUẢN LÝ
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT QUỲNH LƢU 4 SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI CÔNG TÁC KHUYẾN HỌC- KHUYẾN TÀI GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN Ở TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4, TỈNH NGHỆ AN LĨNH VỰC: QUẢN LÝ Nhóm tác giả : Nguyễn Thị Quý Hà Xuân Thắng Phạm Trung Bình Đơn vị : Trƣờng THPT Quỳnh Lƣu 4 Số điện thoại : 0976600468 Năm học: 2023 – 2024
  3. MỤC LỤC NỘI DUNG Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài 2 3. Tính khoa học, tính mới 4. Đóng góp của đề tài 2 PHẦN II: NỘI DUNG 3 2.1. Cơ sở khoa học 3 2.1.1 Cơ sở lý luận của công tác khuyến học - khuyến tài cho học sinh trong trƣờng THPT 3 2.1.2. Cơ sở thực tiễn của công tác khuyến học - khuyến tài 5 cho học sinh ở trƣờng THPT 2.1.3. Thực trạng về công tác khuyến học - khuyến tài ở 6 trƣờng THPT Quỳnh Lƣu 4 2.1.4. Các nguyên nhân dẫn tới tình trạng cần giúp đỡ của 7 học sinh trƣờng THPT Quỳnh Lƣu 4 2.2. Số liệu điều tra khảo sát 8 2.3. Phân tích đánh giá 11 2.4. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác khuyến 11 học, khuyến tài để góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện ở trƣờng THPT Quỳnh Lƣu 4, tỉnh Nghệ An 2.4.1. Công tác chỉ đạo, lãnh đạo 11 2.4.2. Công tác tổ chức 12 2.4.3. Công tác tuyên truyền, vận động 13 2.4.4. Công tác xây dựng, quản lý quỹ khuyến học - khuyến tài 15 2.4.5. Công tác phối hợp các lực lƣợng tham gia khuyến học - 16 khuyến tài 2.4.6. Công tác thi đua khen thƣởng 26
  4. 2.5. Thăm dò tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất 29 2.6. Kết quả thực hiện 32 2.7. Đóng góp của công tác khuyến học - khuyến tài đối với chất 38 lƣợng giáo dục toàn diện của trƣờng THPT Quỳnh Lƣu 4, năm học 2023-2024 2.8. Bài học kinh nghiệm 41 PHẦN III. KẾT LUẬN 42 Tài liệu tham khảo 43 Phụ lục DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Stt Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 THPT Trung học phổ thông 2 CNH-HĐH Công nghiệp hóa-hiện đại hóa 3 CMHS Cha mẹ học sinh 4 HSG Học sinh giỏi 5 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 6 CBGV,NV Cán bộ giáo viên, nhân viên 7 Sở GD&ĐT Sở Giáo dục và Đào tạo 8 CLB Câu lạc bộ 9 HS Học sinh 10 MTTQ Mặt trận Tổ Quốc
  5. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Khuyến học - khuyến tài là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Trên tấm bia tiến sĩ đầu tiên dựng tại Văn Miếu Quốc Tử Giám khắc ghi dòng chữ: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn". Truyền thống hiếu học của dân tộc qua hàng ngàn năm lịch sử đã kết tinh nên những giá trị tốt đẹp, hiếu học, tôn sư trọng đạo, là nhân tố quan trọng kiến tạo nên trí tuệ, đạo đức, nền văn hóa Việt Nam, góp phần quan trọng làm nên chiến công hiển hách, giữ gìn độc lập và xây dựng phát triển đất nước. Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi đã nhắc chúng ta rằng: "Nên thợ nên thầy nhờ có học, no ăn no mặc bởi hay làm". Nhà giáo Chu Văn An cũng đã từng khuyến cáo: "Ta chưa thấy nước nào coi nhẹ sự học mà khá lên được". Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà giáo dục vĩ đại - Người khai sinh và đặt nền móng cho nền giáo dục của đất nước Việt Nam thời đại mới đã dành sự quan tâm to lớn đến công tác giáo dục, đến sự học của mỗi người dân cả nước. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc khuyến khích, động viên nhân dân học tập để nâng cao nhận thức và phụng sự cho sự phát triển đất nước. Người đã khẳng định: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Bác mong muốn“đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Tư tưởng của Người đã được Đảng ta kế thừa và phát triển khi đưa ra chủ trương khuyến học - khuyến tài và xây dựng xã hội học tập để nâng cao dân trí, phát triển nhân lực ở Việt Nam hiện nay. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh rõ hơn mục tiêu của "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục" trong giai đoạn mới là "Tạo đột phá trong đổi mới cản bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài". Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 đề cập trực tiếp việc "Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế". Công tác khuyến học - khuyến tài bên cạnh việc chú trọng làm lan tỏa theo chiều rộng, gắn với nâng cao chất lượng chiều sâu triển khai có hiệu quả hơn nữa các phong trào xây dựng xã hội học tập, gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị học tập. Mở rộng tăng cường số lượng thành viên tham gia để lan tỏa, truyền tải, hình thành nhận thức đúng, cách hiểu đúng về việc học trong thời đại mới, học tập suốt đời, học đi đôi với hành, học gắn với phát triển hoàn thiện năng lực nghề nghiệp, phẩm chất của mỗi người, cá nhân, học đáp ứng những đòi hỏi của bối cảnh, tình hình đổi mới xây dựng đất nước, đặc biệt là nhu cầu về nguồn nhân lực cao đang đặt ra bức thiết gắn mới mục tiêu phát triển đất nước từ nay đến những năm 2030 và 2045. 1
  6. Trường THPT Quỳnh Lưu 4 nằm trên vùng bán sơn địa thuộc Tây Quỳnh Lưu, đời sống nhân dân còn rất nhiều khó khăn. Đa phần học sinh của trường đều có bố mẹ làm nông, quanh năm vất vả. Nhiều phụ huynh đi làm ăn xa bỏ con lại cho ông bà già chăm sóc. Do vậy, hằng năm có rất nhiều học sinh bỏ học và nguy cơ bỏ học. Chính vì lẽ đó, bản thân chúng tôi là nhà quản lý và GVCN luôn trăn trở để tìm mọi phương án tốt nhất giúp đỡ học sinh vượt khó vươn lên, không để một học trò nào bị bỏ lại phía sau. Trong đó, công tác khuyến học-khuyến tài là giải pháp tối ưu nhất để giảm thiểu học sinh bỏ học. Đồng thời, vinh danh và khen thưởng những học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện. Tạo ra không khí thi đua "dạy tốt-học tốt" và các hoạt động giáo dục rất sôi nổi trong toàn trường. Năm học 2023-2024 thực hiện các giải pháp đề xuất trong sáng kiến này thì đã kìm chế được tỷ lệ học sinh bỏ học, khuyến khích được nhiều học sinh phát triển năng lực bản thân. Với những gì đã làm được, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Công tác khuyến học - khuyến tài góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện ở trƣờng THPT Quỳnh Lƣu 4, tỉnh Nghệ An” làm đề tài sáng kiến nhằm lan tỏa tính nhân văn, yêu thương học sinh và để làm cẩm nang cho bản thân, đồng nghiệp trong và ngoài trường khi thực thi nhiệm vụ giáo dục. 2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài Được ví là “cánh tay nối dài” của công tác Giáo dục và Đào tạo, những giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng khuyến học - khuyến tài đã góp phần giúp học sinh nghèo hiếu học có thêm điều kiện đến trường; Giảm thiểu học sinh bỏ học; Khuyến khích học sinh có tài phát triển năng lực bản thân; Khơi dậy truyền thống hiếu học trong nhà trường và cộng đồng dân cư; Xây dựng trường THPT Quỳnh Lưu 4 là một "đơn vị học tập" đúng nghĩa. 3. Tính khoa học, tính mới - Triển khai bài bản, đồng bộ, làm thật và có chất lượng thật sự, tránh được tính hình thức, đối phó. - Tính mới: Đã có nhiều bài viết về khuyến học nhưng chủ yếu là lý luận mang tính chỉ đạo của các cấp, các ngành. Cũng đã có đề tài sáng kiến về khuyến học nhưng đang dừng lại ở việc khuyến học với mục tiêu hướng đến là giúp học sinh nghèo chứ chưa đề cập đến khuyến tài để giúp học sinh phát triển năng lực và giáo viên có thành tích xuất sắc. Do vậy, đề tài này có nhiều điểm mới khi khai thác ở cả khuyến học và khuyến tài mang tính logic, hệ thống với các giải pháp thiết thực đã và đang á p dụng hiệu quả tại trường THPTQuỳnh Lưu 4. Hi vọng, sẽ lan tỏa được giá trị nhân văn của công tác khuyến học-khuyến tài này tới các cơ sở giáo dục và cộng đồng. 4. Đóng góp của đề tài: Đã đề xuất các giải pháp phù hợp để làm tốt hơn công tác khuyến học-khuyến tài, vừa thấm nhuần và thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước về khuyến 2
  7. học-khuyến tài vừa góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Đề tài sẽ là cẩm nang hữu ích cho các lực lượng làm công tác giáo dục nói chung và khuyến học - khuyến tài nói riêng trong và ngoài nhà trường. PHẦN II. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1 Cơ sở lý luận của công tác khuyến học - khuyến tài cho học sinh trong trƣờng THPT 2.1.1.1. Các văn bản hƣớng dẫn Chỉ thị 11- CT/TƯ của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học - khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, Chỉ thị số 02 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phong trào khuyến học - khuyến tài... nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và mỗi người dân trong công tác khuyến học - khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Quyết định số 448/QĐ-KHVN, ngày 01/12/2015 của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam về việc ban hành bộ “Tiêu chí và hướng dẫn tổ chức đánh giá, công nhận “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập”. Quyết định số 1373/QĐ-TTg, ngày 30/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030. Xác định tầm quan trọng của công tác khuyến học - khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đới với sự phát triển của địa phương, đất nước, tỉnh Nghệ An đã kịp thời tham mưu việc thực hiện Kết luận số 49-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ chính trị (khóa X); Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2021 của Thủ tướng chính phủ về đẩy mạnh công tác khuyến học- khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030. UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 148/QĐ-UBND, ngày 18/1/2022 về phê duyệt đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An", Kế hoạch "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị" giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch "Xây dựng mô hình công dân học tập giai đoạn 2021-2030" Chỉ thị của Ban thường vụ tỉnh ủy về việc đẩy mạnh công tác khuyến học- khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2023-2030 ngày 20 tháng 12 năm 2023 của UBND tỉnh Nghệ An. 2.1.1.2. Các khái niệm về khuyến học - khuyến tài Khuyến học là khuyến khích việc học. Nói cụ thể, khuyến học là sự khuyên bảo, hướng dẫn, khích lệ, giúp đỡ của các tổ chức và cá nhân để người ta hứng khởi nghe theo, làm theo, cùng nhau thúc đẩy học tập và vận động các nguồn lực 3
  8. để tạo cơ hội và điều kiện cho mọi người được học và tự học: Học thường xuyên, học suốt đời; học chữ, học nghề, học làm người; học để biết, để làm việc, để làm người, để chung sống và phát triển ở cộng đồng, góp phần xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập. Khuyến tài là công tác khuyến khích và bồi dưỡng những cá nhân có tài năng đặc biệt trong một lĩnh vực nhất định. Khuyến học - khuyến tài được hiểu là những hoạt động vận động, khuyến khích người dân ở mọi độ tuổi học tập thường xuyên, học suốt đời để có tri thức mới, hình thành những kỹ năng mới giúp lao động hiệu quả hơn, cuộc sống văn minh, hạnh phúc hơn. 2.1.1.3. Vài nét về Hội khuyến học Việt Nam Theo Điều lệ sửa đổi bổ sung Hội khuyến học Việt Nam (phê duyệt kèm theo Quyết định số 151/QĐ-BNV ngày 24 tháng 1 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ) Quy định: - Tên gọi: Hội Khuyến học Việt Nam. - Tên tiếng Anh: Vietnam Asociation for Learning Promotion. - Tên viết tắt theo tiếng Anh: VALP. - Tôn chỉ, mục đích: Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội, tập hợp các lực lượng xã hội và công dân Việt Nam sinh sống trong nước và nước ngoài tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, khuyến học-khuyến tài. Góp phần xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập khu vực và quốc tế. - Mục tiêu cơ bản: + Góp sức phấn đấu cho sự công bằng xã hội về quyền lợi học tập của mọi người. Khuyến khích và hỗ trợ việc dạy và học trong nhà trường và phong trào học tập thường xuyên trong nhân dân. Góp phần nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp của mọi người trong xã hội, góp sức phấn đấu cho sự công bằng xã hội về giáo dục, xây dựng xã hội học tập, đặc biệt chú ý những người nghèo, người khuyết tật không có điều kiện học tập, những người có năng khiếu. + Cổ vũ xã hội quan tâm đối với vai trò của người Thầy trong sự nghiệp giáo dục và đối với các em học sinh nghèo hiếu học. Liên kết mọi gia đình và tổ chức xã hội cùng các cơ sở xã hội và đào tạo, góp phần động viên, chăm lo về vật chất và tinh thần đới với thầy cô giáo, thực hiện sự kết hợp giáo dục giữa Nhà trường- Gia đình-Xã hội. Học kết hợp với hành, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. - Vai trò của Chi hội khuyến học ở các cơ sở giáo dục: + Xây dựng quỹ khuyến học - khuyến tài nhằm khuyến khích và hỗ trợ phong 4
  9. trào học tập của học sinh. Đặc biệt, chú ý tới những học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện và những học sinh có thành tích học tập tốt, những học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi, những học sinh có năng khiếu có thể phát triển thành nhân tài có tinh thần đấu đóng góp cho sự phát triển của kinh tế xã hội. Đồng thời khuyến khích, động viên cán bộ giáo viên đạt thành tích cao trong công tác và trong các kỳ thi về chuyên môn nghiệp vụ. + Tạo điều kiện hỗ trợ để cán bộ giáo viên, học sinh tổ chức tốt các hoạt động giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Động viên, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên, nhân viên của trường thường xuyên tham gia các hình thức học tập và tự học văn hóa, nghiệp vụ để không ngừng nâng cao trình độ, đổi mới phương pháp dạy và học để nâng cao chất lượng giáo dục, nêu gương sáng cho học sinh noi theo. Giúp đỡ các em học sinh gặp phải những khó khăn nào đó, có thể thiếu thốn về vật chất, có thể thiếu thốn tình cảm người thân hoặc khó khăn về tiếp nhận kiến thức...để giúp các em vượt qua những trở ngại đó để vươn lên. Mặt khác cũng tạo nên phong trào thi đua học tập để nâng cao chất lượng trong nhà trường. + Góp phần xã hội hóa giáo dục, cổ vũ toàn xã hội trân trọng hơn vai trò của sự nghiệp giáo dục đối với sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn của công tác khuyến học - khuyến tài cho học sinh ở trƣờng THPT Trường THPT Quỳnh Lưu 4 được thành lập từ tháng 9 năm 1975, trải qua gần 50 năm phấn đấu và trưởng thành, đến nay trường có cơ ngơi khang trang bề thế với 3 dãy nhà học cao tầng, một khu hiệu bộ, một dãy nhà đa chức năng; có 89 cán bộ, giáo viên vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình trong công tác. Trong đó có 30 thạc sỹ và đang theo học thạc sỹ; có 53 lượt giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi và chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh. Những năm gần đây, trường được coi như một điển hình tiên tiến trong công tác quản lý giáo dục có hiệu quả và là một địa chỉ tin cậy. Đội ngũ cán bộ giáo viên tự hào và càng nỗ lực xây dựng trường ngày càng lớn mạnh, giữ vững danh hiệu trường chuẩn Quốc gia. Chất lượng đào tạo ngày càng cao, năm sau cao hơn năm trước, tỷ lệ thu hút học sinh vào trường ngày càng đông, chất lượng giáo dục đạo đức ngày càng có sự chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế - xã hội ở vùng bán sơn địa thuộc Tây Quỳnh Lưu-nơi trường đứng chân còn rất nhiều khó khăn. Đa số học sinh đều con em nông dân, kinh tế eo hẹp, nhà xa trường hàng chục km...nên rất nhiều học sinh bỏ học và có nguy cơ bỏ học. Thực hiện đường lối và định hướng phát triển giáo dục của Đảng, kết nối và phát huy những giá trị tốt đẹp truyền thống hiếu học của dân tộc. Chi hội Khuyến học Quỳnh Lưu 4 trong những năm vừa qua đã nhận được sự chỉ đạo trực tiếp từ hội khuyến học huyện Quỳnh Lưu và dựa vào tình hình thực tế của 5
  10. trường đã nỗ lực triển khai nhiều chương trình hành động, làm lan tỏa tình yêu thương đến với cộng đồng cùng chung tay “Nâng bước cùng em tới trường”, giảm dần tỷ lệ học sinh bỏ học. Đồng thời, phát hiện và nâng bước cho những học sinh tài năng phát triển năng lực chuyên biệt. Công tác khuyến học-khuyến tài là một trong những công tác hết sức quan trọng trong nhà trường. Sứ mệnh của khuyến học khuyến tài là cộng đồng chung lòng, chung sức, chung tay vì mục đích cao cả, nhân văn nhằm giúp mọi người có điều kiện cống hiến. Trường Quỳnh Lưu 4 hàng năm tiếp nhận học sinh từ các trường Trung học cơ sở trên địa bàn 06 xã của huyện Quỳnh Lưu: Quỳnh Châu, Quỳnh Tam, Quỳnh Thắng, Tân Thắng, Tân Sơn, Ngọc Sơn và 2 xã lân cận: Diễn Lâm (Diễn Châu), Nghĩa Thuận (Thái Hòa). Ngoài ra, tiếp nhận thêm một số học sinh từ nơi khác chuyển về. Nguồn học sinh về trường rất đa dạng, nhiều em có hoàn cảnh rất đáng thương. Năm học 2023-2024, tổng số học sinh: 1.632, biên chế thành 36 lớp. Số học sinh con hộ nghèo: 26; Cận nghèo: 59; mồ côi:1; khó khăn khác: 22. Ngoài ra, còn có nhiều em không được xét đối tượng chế độ nào nhưng thực sự rất nghèo khổ, không có điều kiện tối thiểu để tới trường học tập. Do vậy, công tác khuyến học - khuyến tài của trường THPT Quỳnh Lưu 4 là tối cần thiết, góp phần vào chất lượng giáo dục toàn diện, giảm thiểu học sinh bỏ học. 2.1.3. Thực trạng về công tác khuyến học - khuyến tài ở trƣờng THPT Quỳnh Lƣu 4 - Về phía nhà trường: Những năm trước đây công tác khuyến học-khuyến tài chưa được quan tâm đúng mức, chưa thấy được tầm quan trọng của nó. Không có Quyết định thành lập chi hội khuyến học, không có các Quy chế kèm theo. Do vậy, công tác khuyến học-khuyến tài chỉ mang tính tự phát và tạm thời. Tức là, khi có một cá nhân hay tổ chức nào đó ủng hộ một số tiền hoặc hiện vật cho học sinh nghèo thì Ban giám hiệu thông báo cho Đoàn trường và giáo viên chủ nhiệm chọn đối tượng học sinh đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của nhà tài trợ và sẽ được trao luôn trong giờ chào cờ của tuần gần nhất nên không có quỹ khuyến học-khuyến tài. Bởi vậy, công tác khuyến học-khuyến tài chưa phát triển theo chiều sâu, chưa phong phú về nội dung, chưa tháo gỡ triệt để những khó khăn giúp học sinh, đặc biệt khó khăn trong học tập. Vì vậy, hiệu quả khuyến học-khuyến tài chưa cao. Từ ngày 01.10.2022 trường có thay đổi về nhân sự lãnh đạo: Thầy giáo Hồ Văn Thanh về làm Hiệu trưởng. Từ đó, công tác khuyến học - khuyến tài mới được quan tâm đúng mức, có Quyết định thành lập Chi hội, có Kế hoạch và Quy chế hoạt động bài bản, thu hút sự quan tâm ủng hộ của nhiều lực lượng, đặc biệt là cựu học sinh. Nhờ đó, đã xây dựng được quỹ khuyến học - khuyến tài và nguồn quỹ này ngày càng dâng lên. Có quỹ khuyến học - khuyến tài nên đã chủ động trong 6
  11. việc trao thưởng, hỗ trợ cho các đối tượng học sinh và giáo viên đủ tiêu chuẩn theo Quy chế như: Học sinh nghèo vượt khó, con mồ côi, học sinh giỏi tỉnh các môn văn hóa, Khoa học kỹ thuật, thể dục thể thao, thi an toàn giao thông; giáo viên giỏi tỉnh, giáo viên có học sinh giỏi cấp tỉnh. - Về phía phụ huynh: Nhiều cha mẹ học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con cái, phó mặc cho nhà trường. Có nhiều phụ huynh vì cuộc sống mưu sinh nơi xa xứ nên cũng không thể gần con để chăm sóc, động viên con học hành; Nhiều phụ huynh không ủng hộ việc xây dựng quỹ khuyến học, không mặn mà với khuyến học - khuyến tài khi con mình không thuộc đối tượng được trao tặng. Nhiều gia đình có điều kiện kinh tế nhưng phương pháp giáo dục con chưa phù hợp, chưa quan tâm đến cảm xúc của con, để con thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình, lâu dần sẽ hư hỏng, chán học và bỏ học. - Về phía học sinh: Có quá nhiều học sinh có hoàn cảnh rất đáng thương. Chúng tôi đã đến thăm và trao quà tại nhà cho học sinh mới thấu hiểu được các em vất vả thế nào. Nhiều em rất vui mừng và cảm động khi được giúp đỡ. Tuy nhiên, cũng có những em không muốn nhận quà khuyến học vì xấu hổ, tự ti; Nhiều em thấy công tác khuyến học - khuyến tài rất quan trọng và ý nghĩa nhưng cũng còn có nhiều em chưa nhận thức đúng về điều này nên quá trình thực hiện cũng gặp một số trở ngại nhất định; Một số em chán học vì một số lý do nào đó, khi được vận động đi học lại cũng gặp muôn vàn khó khăn khi các em không hợp tác... 2.1.4. Các nguyên nhân dẫn tới tình trạng cần giúp đỡ của học sinh trƣờng THPT Quỳnh Lƣu 4 Cụm Tây huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đa số cư dân bản địa làm nông nghiệp và cán bộ công chức, viên chức, bộ đội từ các tỉnh, huyện khác đến cư trú. Đời sống còn nhiều khó khăn, đặc biệt càng khó khăn hơn kể từ sau đại dịch Covid- 19 đến nay. Chính quyền địa phương đã có nhiều nỗ lực nhưng vẫn chưa thể giải quyết hết được các hoàn cảnh khó khăn từ phía CMHS trên địa bàn mình. Gia đình là cái nôi của sự hình thành và phát triển nhân cách của con trẻ. Gia đình là nền tảng cực kỳ quan trọng để các em được an nhiên tới trường. Tuy nhiên, đời không như là mơ, các em không có quyền lựa chọn nơi mình sinh ra. Do vậy, có những em hạnh phúc đủ đầy nhưng cũng có không ít em kém may mắn và bất hạnh. Qua tìm hiểu phần lớn những học sinh bỏ học và nguy cơ bỏ học thường xuất thân từ các gia đình có hoàn cảnh như: Quá khó khăn về kinh tế dẫn đến bố mẹ không có điều kiện nuôi con ăn học; Bố hoặc mẹ, thậm chí có em có cả bố lẫn mẹ đều mắc bệnh hiểm nghèo, mất đi để lại gánh nặng nợ nần và các em ấy rơi vào cảnh mồ côi, không nơi nương tựa để học hành; Có bố mẹ bị bệnh thần kinh, tàn tật...; có gia đình vợ chồng sống không hạnh phúc, bố thì rượu vào hay chửi bới vợ, con; có gia đình do bố mẹ li hôn; Bố mẹ đi làm ăn xa xứ bỏ con lại cho ông bà già; Nhiều gia đình làm ăn thua lỗ, nợ nần, xào xáo 7
  12. trong gia đình khiến cho sự quan tâm, chăm sóc, quản lý con cái còn lỏng lẻo. Từ đó làm xuất hiện nguy cơ các em thích em chơi bời, lêu lổng, lâu dần trở nên hư hỏng, bỏ học. Do vậy, rất cần khuyến học - khuyến tài để tạo ra những “cánh tay nối dài” của cộng đồng để san sẻ, nâng đỡ giúp các em có cơ hội được đến trường, được tỏa sáng. 2.2. Số liệu điều tra khảo sát 2.2.1. Đối tƣợng khuyến học: SỐ LIỆU HỌC SINH CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TRƢỜNG THPT QUỲNH LƢU 4 NĂM HỌC 2023-2024 HOÀN CẢNH HỌC SINH TT LỚP Mồ Hộ Cận NƠI CƢ TRÚ GVCN Khác côi nghèo nghèo Nghĩa Thuận, Quỳnh 1 10 A1 1 1 Hoàng Thị Thanh Phúc Thắng Diễn Lâm, Quỳnh Thắng, Quỳnh Châu, 2 10 A2 2 3 1 Nguyễn Văn Đăng Tân Thắng, Nghĩa Thuận 3 10 A3 0 Nguyễn Văn Quảng Tân Sơn, Ngọc Sơn, 4 10 A4 2 3 Cao Hoàng Long Tân Thắng, Quỳnh Tam Quỳnh Thắng, Quỳnh 5 10 A5 2 2 Chu Thị Hải Tam, Ngọc Sơn 6 10 B1 2 Quỳnh Thắng Nguyễn Thị Hiền Quỳnh Thắng, Diễn 7 10 B2 1 1 Hà Xuân Thắng Lâm Quỳnh Thắng, Tân 8 10 B3 2 3 1 Thắng, Quỳnh Châu, Đinh Thị Hiền Diễn Lâm Quỳnh Châu, Quang 9 10 B4 1 1 1 Nguyễn Văn Viện Phong - Quế Phong Tân Thắng, Quỳnh 10 10 B5 2 1 Hồ Thị Hiền Châu, Ngọc Sơn 8
  13. Diễn Lâm, Quỳnh 11 10 B6 1 1 1 Lê Thị Hải Yến Thắng, Ngọc Sơn Quỳnh Châu, Quỳnh 12 10 B7 2 2 1 Nguyễn Thị Lý Thắng, Ngọc Sơn Tân Thắng, Diễn Lâm, 13 11A1 3 Trương Xuân Sơn Quỳnh Thắng 14 11A2 1 Nghĩa Thuận Trương Đắc Duy 15 11A3 1 Quỳnh Châu Hồ Đức Tráng 16 11A4 1 Quỳnh Thắng Cao Thắng Sỹ 17 11A5 1 Nghĩa Thuận Hồ Thhị Thúy Hưng 18 11B1 1 Tân Thắng Nguyễn Thị Hà Quỳnh Châu, Quỳnh 19 11B2 3 1 Đặng Thị Cẩm Dung Tam, Tân Sơn Nghĩa Thuận, Quỳnh 20 11B3 2 1 Phạm Thị Như Oanh Tam, Quỳnh Châu Ngọc Sơn, Nghĩa 21 11B4 1 2 1 Thuận, Quỳnh Châu, Nguyễn Văn Phúc Tân Thắng 22 11B5 1 1 Diễn Lâm, Quỳnh Tam Đậu Thị Linh Quỳnh Thắng, Quỳnh 23 11B6 1 1 1 Phạm Thị Ngọc Bích Tam, Tân Thắng Quỳnh Tam, Ngọc Sơn, 24 11B7 2 1 Lương Thị Bích Thủy Quỳnh Châu 25 12A1 Lê Thị Hương Quỳnh Thắng, Tân Sơn, 26 12A2 1 2 2 Nghĩa Thuận, Tân Ngô Quang Vân Thắng Quỳnh Châu, Nghĩa 27 12A3 1 3 Lê Hoài Thu Thuận, Quỳnh Tam 28 12A4 1 1 Quỳnh Tam Trần Thị Việt Hằng Quỳnh Châu, Ngọc Sơn, 29 12A5 4 Hồ Thị Xinh Diễn Lâm 30 12A6 1 1 Ngọc Sơn, Quỳnh Tam Nguyễn Thị Ánh Hồng 9
  14. Nguyễn Thị Hương 31 12A7 1 Tân Thắng (Toán) Quỳnh Châu, Tân 32 12A8 2 Nguyễn Trung Kiên Thắng Quỳnh Châu, Quỳnh 33 12A9 2 3 1 Tam, Tân Thắng, Ngọc Phan Thanh Phúc Sơn, Diễn Lâm Diễn Lâm, Ngọc Sơn, 34 12A10 7 Quỳnh Châu, Tân Phạm Thị Kiều Thắng 35 12A11 1 1 Ngọc Sơn, Quỳnh Tam Nguyễn Thị Hương (Lý) Tân Sơn, Quỳnh Châu, 36 12A12 4 1 Tân Thắng, Quỳnh Vũ Thị Mận Thắng Tổng 1 26 59 22 2.2.2. Đối tượng khuyến tài: * Học sinh: Thưởng học sinh đạt giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi cấp trường các môn văn hóa và đạt giải các cuộc thi, hội thi cấp tỉnh và cấp Quốc gia, mỗi em 500.000đ. HSG VĂN HÓA KHKT TDTT ATGT HS 3 TỐT TT LỚP Cấp Cấp Cấp Cấp tỉnh Cấp tỉnh Cấp tỉnh Cấp QG trƣờng tỉnh QG 1 10A1 4 2 10B1 1 1 1 3 11A1 2 4 11A2 2 5 11B1 1 1 6 11B3 1 7 11B2 1 8 12A1 17 2 4 4 9 12A3 1 10
  15. HSG VĂN HÓA KHKT TDTT ATGT HS 3 TỐT TT LỚP Cấp Cấp Cấp Cấp tỉnh Cấp tỉnh Cấp tỉnh Cấp QG trƣờng tỉnh QG 10 12A4 11 1 1 11 12A5 1 12 12A6 1 13 12A7 1 * Giáo viên: Thưởng giáo viên: 500.000đ/người/lượt giải. + Giáo viên đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm 2023: 12 người. + Giáo viên có HSG cấp tỉnh, năm học 2023-2024: 17 người. 2.3. Phân tích đánh giá: Qua bảng số liệu 2.2.1 cho thấy học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4 có hoàn cảnh khó khăn tương đối nhiều. Đặc biệt, trong số đó có nhiều em vô cùng đáng thương như: Trương Văn Tính- lớp 12A4, hộ nghèo (Mẹ đơn thân, đi giúp việc ở Hà Nội), một mình em ở nhà tự lo liệu mọi thứ; Em Cao Thị Hà Vy- lớp 12A4,có bố thần kinh nặng phải ở trong cũi sắt 14 năm nay, mẹ bỏ đi; Em: Lưu Thị Khánh Linh, lớp 10B6 ở xã Quỳnh Tam, mồ côi cả cha lẫn mẹ, ở với anh trai bị câm điếc bẩm sinh; Em Nguyễn Thị Vân Anh, học sinh lớp 11B3 bị ung thư tuyến thượng thận; Em Vũ Văn Quyết, lớp 12A6 ở xã Quỳnh Tam, con một bà mẹ đơn thân, hộ nghèo, chị gái tàn tật nằm một chỗ, mẹ nhiều bệnh tật; Em Nguyễn Quang Sáng, lớp 11A1 ở xã Quỳnh Thắng, mẹ bị ung thư, bố bỏ đi khi mẹ mang trọng bệnh, nhà rất nghèo...Đây là 6 em trong số nhiều em có hoàn cảnh đáng thương, nếu không có sự vào cuộc chung tay giúp đỡ thì các em không có điều kiện đến trường. Qua bảng số liệu 2.2.2 cho thấy học sinh đã rất nỗ lực để đạt thành tích cao và được nhận thưởng từ quỹ khuyến học-khuyến tài. Chính phần thưởng này đã là động lực để các em luôn phấn đấu, như cha ông ta đã từng nói: "Một miếng giữa làng hơn một sàng xó bếp". Do vậy, khuyến tài cũng là lĩnh vực cần được đặc biệt quan tâm trong nhà trường. 2.4. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác khuyến học- khuyến tài để góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện ở trƣờng THPT Quỳnh Lƣu 4, tỉnh Nghệ An 2.4.1. Công tác chỉ đạo, lãnh đạo Trước hết, xác định được công tác khuyến học-khuyến tài, xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ chiến lược của Đảng, Nhà nước và toàn hệ thống chính trị. Vì vậy, Chi ủy chi bộ, Ban giám hiệu luôn chỉ đạo,quán triệt sâu sắc các quan điểm, 11
  16. chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức trong cán bộ đảng viên, giáo viên, nhân viên, học sinh và quần chúng nhân dân về phong trào học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập. Trọng tâm là việc đẩy mạnh công tác khuyến học - khuyến tài xây dựng xã hội học tập theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 và xây dựng có hiệu quả các mô hình học tập. Trong đó, cần tiếp tục quán triệt sâu rộng triển khai nghiêm túc các văn bản về công tác khuyến học - khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Phấn đấu xây dựng mỗi tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên và gia đình cán bộ, đảng viên trở thành đơn vị học tập, công dân học tập, gia đình học tập, làm nòng cốt trong việc xây dựng các mô hình học tập trong nhân dân. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhân dân về tầm quan trọng của công tác khuyến học - khuyến tài. Kịp thời giới thiệu, biểu dương các tập thể, cá nhân, mô hình, cách làm hay tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội. Tích cực huy động các nguồn lực hợp pháp từ xã hội để đầu tư, tài trợ các quỹ học bổng, khuyến học - khuyến tài, giúp đỡ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. 2.4.2. Công tác tổ chức Thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của cấp trên, đặc biệt là phải tuân thủ theo điều lệ của Hội khuyến học Việt Nam để thành lập Chi hội khuyến học - khuyến tài trường THPT Quỳnh Lưu 4, trực thuộc Hội khuyến học huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đồng thời, kiện toàn, bổ sung nhân sự theo năm học để phù hợp với thực tiễn đơn vị. Hoạt động của Chi hội tuân thủ theo Điều lệ, tổ chức và hoạt động của Huyện hội, pháp luật và Quy chế của nhà trường. Quyết định thành lập và Kế hoạch hoạt động của Chi hội Khuyến học - khuyến tài 2.4.3. Công tác tuyên truyền, vận động 2.4.3.1. Đối với nhà trường: - Cán bộ quản lý, đặc biệt là thủ trưởng đơn vị phải nhận thức được rằng làm 12
  17. tốt công tác khuyến học-khuyến tài là trách nhiệm quan trọng của các cơ sở giáo dục, là việc làm cần thiết trong việc giúp đỡ học sinh nghèo cũng như khuyến khích tài năng trẻ. Để từ đó, Hiệu trưởng có sự chỉ đạo quyết liệt bằng các văn bản, kế hoạch, quy chế cụ thể cho công tác khuyến học-khuyến tài trong nhà trường. - Tổ chức thường xuyên, liên tục các hình thức tuyên truyền đến với mọi đối tượng, nhất là hội viên và học sinh trong nhà trường. Tâp trung về Chủ trương, Chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục, tôn chỉ mục đích của Hội khuyến học - khuyến tài. Làm cho tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên hiểu được ý nghĩa của hoạt động khuyến học - khuyến tài để từ đó tự nguyện tham gia đóng góp tích cực cho hoạt động dạy học như bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ dạo học sinh yếu, tạo điều kiện cho học sinh phát triển năng lực bản thân, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Tổ chức tốt hoạt động tuyên truyền "Tuần lễ học tập suốt đời" để nhắc nhở CBGV,NV, học sinh về ý thức học tập, học ở mọi lúc mọi nơi, học ở mọi lứa tuổi, "học,học nữa, học mãi". - Lồng ghép nội dung khuyến học-khuyến tài vào chương trình nghị sự của các đợt họp phụ huynh trong năm học để Chi hội trưởng và GVCN trực tiếp tuyên truyền đến từng CMHS giúp cho CMHS hiểu được tầm quan trọng và giá trị thiết thực của công tác khuyến học-khuyến tài để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn cũng như khuyến khích nhân tố tài năng ở từng lớp - chi đoàn. - Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và Ban đại diện CMHS tạo mọi điều kiện cho con em được đến trường, xây dựng nề nếp học tập tạ nhà, tạo góc học tập có không gian yên tĩnh cho các em, tạo mọi điều kiện để các em có thời gian học tập tốt. - Vận động CBGV,NV, đại diện các đoàn thể trong nhà trường, CMHS, các doanh nghiệp, mạnh thường quân tự nguyện tham gia hoạt động khuyến học khuyến tài. 2.4.3.2. Đối với CBGV, NV: - Khen thưởng và biểu dương các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc. Mỗi học kỳ, tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng điển hình để động viên mọi người thi đua làm tốt công tác khuyến học - khuyến tài. - Khen thưởng những giáo viên trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp đạt thành tích cao hoặc tích cực tự nguyện phụ đạo miễn phía những học sinh còn yếu về bộ môn văn hóa, giúp các em vươn lên trong học tập. - Phối hợp cùng với giáo viên chủ nhiệm đi sâu sát, điều tra nắm bắt căn bản hoàn cảnh gia đình của từng học sinh nhằm phát hiện những học sinh có hoàn cảnh khó khăn để kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ. 2.4.3.3. Đối với cha mẹ học sinh và xã hội: - Nâng cao nhận thức trong mọi tầng lớp nhân dân tham gia học tập để nâng 13
  18. cao hiểu biết, học tập suốt đời. Từ đó, giúp CMHS không để tình trạng con em trong độ tuổi không được đến trường. Giúp gia đình có hoàn cảnh khó khăn có thêm điều kiện để trang trải những chi phí phát sinh trong học tập của con em mình. Chia sẻ gánh nặng "xóa đói, giảm nghèo" mà Đảng và Nhà nước cùng toàn xã hội đang nỗ lực giải quyết thông qua việc xét học bổng khuyến học - khuyến tài. Thông qua Ban đại diện CMHS và GVCN các lớp, nhà trường phát thư ngỏ nêu rõ ý nghĩa tốt đẹp và sự cần thiết của công tác khuyến học khuyến tài trong nhà trường. Từ đó vận động và mời gọi sự tự nguyện của CMHS tham gia ủng hộ, hỗ trợ. - CMHS phát huy mối quan hệ xã hội hiện có của cá nhân để tham mưu, giới thiệu cho nhà trường các doanh nghiệp, các mạnh thường quân, những nhà hảo tâm, những người có "tấm lòng vàng" để chung tay giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó và động viên khích lệ học sinh giỏi phát triển hết năng lực bản thân. 2.4.3.4. Đối với học sinh: - Tạo niềm tin và định hướng tương lai, giúp những em học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn không mặc cảm, luôn tự tin, mạnh dạn dến trường, hòa đồng cùng bè bạn, vươn lên trong cuộc sống, ra sức nỗ lực học tập và rèn luyện. - Xây dựng chế độ khen thưởng học sinh giỏi, hỗ trợ cấp học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, học sinh nghèo có nguy cơ bỏ học, học sinh có nỗ lực vươn lên trong học tập, học sinh khuyết tật không có điều kiện học tập, giúp học sinh có năng khiếu phát triển tài năng... - Xây dựng kế hoạch "Cùng em đến trường" với tinh thần "lá lành đùm lá rách", "lá rách ít đùm lá rách nhiều", "tương thân tương trợ". Trao quà"Cùng em đến trường" với tổng số tiền: 60.000.000đ 14
  19. Trao quà dịp Tết Nguyên Đán năm 2024 cho 150 em học sinh nghèo - Thông qua hộp thư ngỏ "những điều em muốn nói" để phát hiện những bạn có hoàn cảnh khó khăn để có hướng hỗ trợ kịp thời. 2.4.4. Công tác xây dựng, quản lý và công khai quỹ khuyến học - khuyến tài 2.4.4.1. Xây dựng quỹ: - Hiệu trưởng cử một cấp phó phụ trách xây dựng quỹ khuyế học - khuyến tài, là người có uy tín và kinh nghiệm trong vận động, kêu gọi đóng góp của mọi người. - Người thu chi quỹ là người cẩn thận, trách nhiệm và trung thực. Người phù hợp nhất được giao là nhân viên thủ quỹ của nhà trường. - Xây dựng quỹ như sau: + Phát động mỗi CBGV, NV đóng góp 150.000đ/năm học. + Động viên CBGV đặc biệt là GVCN dùng các mối quan hệ của mình để liên hệ, đặt vấn đề thu hút sự quan tâm của các mạnh thường quân, nhất là cựu học sinh của trường. + Vận động mọi tổ chức trong nhà trường, đặc biệt là Ban đại diện CMHS và Đoàn thanh niên ủng hộ. + Thành lập Ban liên lạc cựu học sinh, tổ chức gặp mặt Ban liên lạc, đại diện cho cựu học sinh hiện đang công tác và sinh sống ở mọi miền Tổ quốc để hướng tới kỷ niệm 50 năm thành lập trường, trong đó có một nội dung được đề cập là Quỹ khuyến học-khuyến tài. + Đề xuất Huyện hội hỗ trợ mỗi năm 5-10 suất học bổng. + Gửi Thư ngỏ lên trang Web của trường để kêu gọi ủng hộ quỹ khuyế học - khuyến tài. 15
  20. 2.4.4.2. Quản lý, công khai quỹ khuyến học - khuyến tài: Đưa ra Quy chế sử dụng quỹ khuyến học - khuyến tài đảm bảo tính nguyên tắc công khai, minh bạch. Quỹ dùng để: + Cấp học bổng cho học sinh khó khăn. + Tặng quà cho học sinh mồ côi, hộ nghèo, cận nghèo. + Hỗ trợ học sinh mắc bệnh hiểm nghèo. + Thưởng cho học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập, thi cử. + Thưởng Giáo viên có thành tích xuất sắc trong công tác. Mỗi học kỳ, tại buổi họp sơ kết, tổng kết phải báo cáo hoạt động thu chi tài chính cụ thể. Niêm yết công khai tại phòng hội đồng và đăng tải trong Zalo nhóm GVCN và nhóm Ban liên lạc cựu học sinh Quỳnh Lưu 4. Điều này đã giúp tập thể hội đồng sư phạm, CMHS, và học sinh toàn trường tin tưởng ủng hộ cho hoạt động khuyến học-khuyến tài trong thời gian tiếp theo. 2.4.5. Công tác phối hợp các lực lƣợng tham gia khuyến học - khuyến tài 2.4.5.1. Trong nhà trường: Chi hội khuyến học - khuyến tài muốn làm tốt công tác thì phải phối hợp các tổ chức trong nhà trường như: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội CMHS,Tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, tổ Tư vấn tâm lý, các Câu lạc bộ(CLB). Cụ thể: * Chi hội khuyến học - khuyến tài: Xây dựng kế hoạch,dự án, ra lời kêu gọi dưới hình thức "thư ngỏ"để vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên, cựu học sinh, các mạnh thường quân...chung tay để hỗ trợ vật chất cho nhiều học sinh nghèo có cơ hội đến trường. Ví dụ: THƢ NGỎ KÊU GỌI DỰ ÁN "CÙNG EM TỚI TRƢỜNG" Năm học: 2023-2024 Kính gửi: Những trái tim nhân ái! Hè hết, Thu sang cũng là lúc mọi người đang tất bật chuẩn bị cho mình một hành trang tốt nhất để bước vào năm học mới. Thế nhưng, đối với các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì việc đó trở thành áp lực lớn. Những em ấy rất cần sự giúp đỡ, hỗ trợ của tất cả mọi người, các nhà hảo tâm và những quý doanh nghiệp để có thể có một năm học mới trọn vẹn hơn. Hiểu được hoàn cảnh đó, Hội Khuyến học Trường THPT Quỳnh Lưu 4 đã phát động dự án mang tên “Cùng em tới trường năm học 2023-2024” để có thể mang đến cho các em học sinh nghèo sự động viên về cả vật chất lẫn tinh thần. Với chủ đề “Trao gửi yêu thương và khát vọng”, Hội mong muốn có thể cùng các mạnh thường quân lan tỏa tình yêu thương đến các em có hoàn cảnh khó khăn. “ Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, mỗi một sự giúp đỡ của quý vị sẽ là một nguồn động lực cho Hội trong dự án nhân ái lần này. Hội xin gửi tới quý vị 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2