intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học địa lí gắn với các làng nghề tại địa phương, góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:55

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nghiên cứu được phương pháp dạy học gắn với thực tiễn, gắn liền với sản xuất kinh doanh, phát triển các làng nghề tại địa phương, qua đó nhằm mục đích nâng cao hiệu quả dạy học gắn với thực tiễn địa phương góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học địa lí gắn với các làng nghề tại địa phương, góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN =====  ===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: DẠY HỌC ĐỊA LÍ GẮN VỚI CÁC LÀNG NGHỀ TẠI ĐỊA PHƢƠNG GÓP PHẦN ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƢỜNG THPT QUỲNH LƢU 4 Lĩnh vực: Địa lí Năm học: 2022-2023 1
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN Đơn vị: Trƣờng THPT Quỳnh Lƣu 4 =====  ===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: DẠY HỌC ĐỊA LÍ GẮN VỚI CÁC LÀNG NGHỀ TẠI ĐỊA PHƢƠNG GÓP PHẦN ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƢỜNG THPT QUỲNH LƢU 4 Lĩnh vực: Địa lí Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Thỏa - Nguyễn Thị Thúy Vân Tổ bộ môn: Khoa học xã hội Điện Thoại: 0963783255 - 0373666808 Năm học: 2022-2023 2
  3. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đã có nhiều mô hình thực hiện nguyên lý “học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình xã hội”, trong đó xu thế của giáo dục hiện nay là dạy học gắn với thực tiễn cuộc sống. Chính vì vậy, trong thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, cùng với việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nhằm tăng cường các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong các trường trung học phổ thông. Dạy học địa lí gắn với các làng nghề tại địa phương góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh, không chỉ là gắn với nhu cầu về lao động của địa phương mà còn phải coi thực tiễn đó như một môi trường diễn ra hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Hiện nay, giáo viên cơ bản hướng nghiệp trong lớp học, không tổ chức cho học sinh trải nghiệm và hoạt động thực tiễn cũng như gắn kết được với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, làng nghề đóng trên địa bàn. Vì thế học sinh tốt nghiệp ra trường vẫn trong tình trạng thất nghiệp, không tự tạo được việc làm cho mình gây lãng phí cho gia đình và xã hội. Giáo dục hướng nghiệp giúp học sinh tìm được mục đích học tập và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Một số làng nghề truyền thống của nước ta nói chung và của huyện Quỳnh Lưu- thị xã Hoàng Mai, Nghệ An nói riêng đã, đang và sẽ mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội. Nhưng hiện nay cũng có một số nghề đang dần mai một. Nhằm giáo dục cho học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước, hiểu được giá trị của nghề truyền thống và thấy được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát triển nghề truyền thống của địa phương. Đây cũng là trọng trách của ngành giáo dục thông qua các môn học, trong đó có bộ môn địa lí, có thể kết hợp dạy học địa lí gắn với giáo dục làng nghề, qua đó nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh đóng vai trò quan trọng giúp cho học sinh định hướng nghề nghiệp cho phù hợp với bản thân và xu thế nhu cầu việc làm của xã hội là vấn đề cần thiết Chọn nghề gì luôn là vấn đề trăn trở đối với học sinh THPT. Vì vậy dạy học gắn với thực tiễn có vai trò rất lớn giúp học sinh nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, chọn nghề phù hợp với nguyện vọng, sở trường của bản thân, đồng thời đáp ứng nhu cầu của xã hội, góp phần vào việc phân luồng và sử dụng hợp lí lao động trong thời kì đổi mới. Trường trung học phổ thông Quỳnh lưu 4 đóng ở vùng nông thôn, nghề nông là ngành kinh tế chính, nên phụ huynh luôn có mong muốn con em mình sau tốt nghiệp THPT sẽ tiếp tục học lên đại học hoặc học nghề để thoát khỏi nghề nông. Tuy nhiên, quan điểm là phải chọn những nghề “làm thầy” chứ không làm thợ. Chính vì vậy, lựa chọn nghề của nhiều học sinh không phù hợp với năng lực, cũng như nhu cầu nhân lực tại địa phương, khoảng 50 - 60% số học sinh không thi 3
  4. đỗ vào các trường cao đẳng, đại học trở về địa phương tham gia lao động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp với các kĩ năng giản đơn. Và thực tế, nhiều em gặp lúng túng trong mưu sinh, kiếm sống và khó hòa nhập do “học chẳng hay, cày chẳng biết”. Với những lí do trên, để nâng cao hiệu quả dạy học đia lí gắn với làng nghề nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh, phát triển năng lực hướng nghiệp đáp ứng nhu cầu thực tiễn địa phương và phân luồng sau THPT một cách hiệu quả. Chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Dạy học địa lí gắn với các làng nghề tại địa phương, góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4” 2. Tính mới của đề tài. Đây là đề tài hoàn toàn mới, chưa có đồng nghiệp nào đề cập đến. Đề tài chứng minh được tính cần thiết và khả thi của việc “Dạy học địa lí gắn với các làng nghề tại địa phương, góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4” Tích hợp được những nét cơ bản về làng nghề truyền thống ở huyện Quỳnh lưu- thị xã Hoàng Mai, giúp học sinh có những hiểu biết về giá trị, thực trạng và biện pháp để phát triển nghề truyền thống ở địa phương. Từ đó góp phần gìn giữ và phát huy nghề truyền thống. Đồng thời có thêm lựa chọn để định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Góp phần thực hiện được yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa các hình thức thiết kế, tổ chức dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn địa lí trong giai đoạn hiện nay theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nâng cao hiệu quả trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh, phát triển năng lực hướng nghiệp đáp ứng nhu cầu thực tiễn địa phương. Hình thành và phát triển cho học sinh phẩm chất và năng lực cốt lõi mà chương trình giáo dục phổ thông hướng tới như tự học, giao tiếp, hợp tác, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu được phương pháp dạy học gắn với thực tiễn, gắn liền với sản xuất kinh doanh, phát triển các làng nghề tại địa phương, qua đó nhằm mục đích nâng cao hiệu quả dạy học gắn với thực tiễn địa phương góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Giúp học sinh Trường THPT Quỳnh Lưu 4 hiểu được các kiến thức địa lí liên quan đến định hướng, lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. 4. Đối tƣợng nghiên cứu 4
  5. Các phương pháp, hình thức dạy học địa lí gắn với các làng nghề truyền thống tại địa phương nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn địa lí ở trường THPT, qua đó góp góp phần giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Học sinh lớp 10, lớp 12 trường THPT Quỳnh Lưu 4 5. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu phương pháp, hình thức dạy học địa lí gắn với các làng nghề truyền thống tại huyện Quỳnh Lưu - thị xã Hoàng Mai, góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4. Phạm vi không gian nghiên cứu: Tại Trường THPT Quỳnh Lưu 4. Thời gian nghiên cứu: Năm học 2021 - 2022; Năm học 2022 - 2023. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập những tài liệu nghiên cứu có liên quan đến làng nghề và vấn đề định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT. Phương pháp khảo sát: Khảo sát lấy ý kiến từ giáo viên, học sinh về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học gắn với các làng nghề truyền thống, khảo sát mong muốn của HS về nhu cầu, định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành dạy học gắn với trải nghiệm thực tế tại làng nghề truyền thống tại địa phương, góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4. PHẦN II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Dạy học địa lí gắn với làng nghề góp phần đắc lực vào việc giữ gìn các giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá và góp phần hướng nghiệp cho học sinh THPT. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh chưa thực sự hiệu quả nên ý thức học tập các bộ môn chưa cao. Hầu hết học sinh khi gần tốt nghiệpTHPT nhưng vẫn chưa xác định được sở thích, thế mạnh, hạn chế của bản thân để có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp trong tương lai. Vì vậy việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong quá trình dạy học là rất quan trọng. Giáo viên phải biết nắm bắt tâm lí và đặc điểm lứa tuổi học sinh, vận dụng linh hoạt các nội dung, phương pháp và hình thức phù hợp để truyền tải cho HS những kiến thức gắn liền với thực tiễn cuộc sống, trong đó có gắn với thực tiễn sản xuất của các làng nghề tại địa phương nhằm định hướng học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân. 1.1. Một số khái niệm 5
  6. 1.1.1. Khái niệm làng nghề truyền thống Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng có hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương. Truyền thống là những tập tục, thói quen và những kinh nghiệm xã hội được hình thành từ lâu đời trong nếp sống và nếp nghĩ của con người, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Từ những phân tích trên ta có thể hiểu rõ ràng “Làng nghề truyền thống” là: Một địa phương, một khu vực lãnh thổ mà tại đó đa số người dân kiếm sống bằng một ngành nghề đặc trưng được truyền từ đời này sang đời khác mang bản sắc văn hóa, dân tộc được nhiều người thừa nhận. Sản phẩm từ những làng nghề truyền thống sẽ là những mặt hàng được đưa vào thị trường tiêu thụ trong nước và nước ngoài. Trong những năm gần đây, sản phẩm làng nghề truyền thống Việt Nam đang từng bước thâm nhập vào thị trường quốc tế và được đông đảo khách hàng quốc tế đón nhận, việc này một mặt giúp tăng thu nhập cho người dân địa phương, và qua đó cải thiện an sinh xã hội tăng cường kinh tế; mặt khác giúp quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới, đồng thời thu hút sự tò mò của khách hàng quốc tế để kích cầu du lịch mở rộng quan hệ hợp tác và hội nhập quốc tế. 1.1.2. Khái niệm về giáo dục hƣớng nghiệp. * Hướng nghiệp Là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của bản thân, đồng thời đáp ứng nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp ở cấp độ địa phương và quốc gia. Trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT, hoạt động tư vấn nghề có liên quan tới hiệu trưởng, ban hướng nghiệp, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, thư viện, y tế,... Hướng nghiệp trong trường phổ thông là một hệ thống tác động sư phạm nhằm làm cho học sinh chọn được nghề một cách hợp lí. Qua đó mỗi học sinh phải lĩnh hội được những thông tin về nghề nghiệp trong xã hội, đặc biệt là nghề nghiệp ở địa phương, phải nắm được yêu cầu của từng nghề mà mình muốn chọn, phải có kỹ năng tự đối chiếu những phẩm chất, những đặc điểm tâm sinh lí của mình với hệ thống yêu cầu của nghề đang đặt ra cho người lao động. *Giáo dục hướng nghiệp 6
  7. Trong nhà trường phổ thông, giáo dục hướng nghiệp như là một bộ phận của quá trình giáo dục. Hướng nghiệp đòi hỏi nhà trường tiến hành việc giáo dục về văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, giáo dục thể chất, lao động, đồng thời cung cấp cho học sinh nắm được: Hệ thống các nghề nghiệp chủ yếu hiện có trong đời sống xã hội; Nội dung cơ bản, các yêu cầu đối với những người tham gia nghề nghiệp ấy; Các thông tin cần thiết về sự phân bố, tuyển chọn, sử dụng nhân lực ở các nghề ấy. Giáo dục hướng nghiệp có tính chất tư vấn, tạo điều kiện để mỗi học sinh định hướng đúng trong việc lựa chọn nghề nghiệp thích hợp với năng lực, sở trường của mình sau khi tốt nghiệp phổ thông. *Các hình thức giáo dục hướng nghiệp. Giáo dục hướng nghiệp qua môn học: Hầu hết các các môn học ở trường phổ thông đều có thể và cần phải giáo dục hướng nghiệp một cách thích hợp, qua các kiến thức khoa học mà cung cấp cho HS những tri thức về tiềm năng đất nước, khả năng và thành tựu của nhân dân trong lao động sản xuất, từ đó giáo dục ý thức chọn ngành, chọn nghề phù hợp. Địa lí là môn học có nội dung chứa nhiều kiến thức liên quan đến giáo dục hướng nghiệp. Trong khi giáo viên và học sinh nghiên cứu tìm hiểu nội dung của môn học để đạt được các mục tiêu đề ra thì đồng thời cũng đã phần nào định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Hướng nghiệp qua hoạt động lao động sản xuất. Kết hợp với các tổ chức trong nhà trường như BGH, Đoàn thanh niên, hội cha mẹ học sinh, tổ chức các hoạt động trải nghiệm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, qua đó định hướng học sinh chọn nghề một cách phù hợp. Hướng nghiệp qua việc giới thiệu các ngành nghề: Kết hợp các tổ chức trong nhà trường, các trường và cơ sở đào tạo nghề để giới thiệu ưu điểm, hạn chế của các ngành nghề, qua đó học sinh lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân. Hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khóa. Khi tham gia các hoạt động ngoại khóa như sinh hoạt dưới cờ, trò chơi, tổ chức các cuộc thi, tổ chức diễn đàn, giao lư, nói chuyện,...học sinh có cơ hội hiểu biết hơn về nghề và có định hướng lựa chọn nghề phù hợp. 1.1.3. Định hƣớng nghề nghiệp. Định hướng nghề nghiệp là việc mà cá nhân mỗi người tự đặt ra các lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Bên cạnh đó, các lựa chọn này cần đảm bảo phù hợp với khả năng, sở thích, tính cách, điều kiện gia đình,…và những yếu tố khác có liên quan đến từng nghề nghiệp cụ thể như: mức lương, cơ hội và môi trường làm việc. Lựa chọn nghề nghiệp luôn được coi là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến tương lai của mỗi người. Vì vậy, việc lựa chọn cho mình một ngành 7
  8. nghề phù hợp, có tính ổn định là vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay, đặc biệt là học sinh trung học phổ thông. 1.2. Ý nghĩa của dạy học địa lí gắn với làng nghề nhằm định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh Dạy học gắn thực tiễn sản xuất, dịch vụ làng nghề nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết và có vai trò to lớn. Việc dạy học địa lí gắn với các làng nghề có vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, khách quan, có hệ thống về tự nhiên, kinh tế, xã hội của Việt Nam nói chung và địa phương nói riêng, góp phần bồi dưỡng lòng yêu nước, hiểu biết về các hiện tượng tự nhiên và vấn đề kinh tế xã hội, từ đó hình thành ý thức, tư duy phát triển. Góp phần giáo dục cho học sinh tính chân, thiện, mĩ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức và phát triển nhân cách cho học sinh. Giúp học sinh phát huy năng lực hoạt động tư duy độc lập, rèn luyện kỹ năng quan sát, đánh giá, phân tích và rút ra kết luận, tạo ra được hứng thú học tập cho các em. Góp phần bổ sung những kiến thức mà học sinh đã tiếp thu qua môn học, từ đó khắc sâu được kiến thức, rèn luyện thêm kĩ năng để vận dụng vào thực tiễn hiệu quả hơn. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1.Thực trạng dạy học địa lí gắn với các làng nghề tại địa phƣơng, góp phần định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh trƣờng THPT Quỳnh Lƣu 4 2.1.1. Đối với giáo viên Việc hướng nghiệp qua dạy học các môn văn hóa, hay nói cách khác lồng ghép nội dung hướng nghiệp vào các môn học là một hình thức giáo dục hướng nghiệp quan trọng, song hiện nay ít được thực hiện trong nhà trường phổ thông. Thực tế, trong những năm qua, vấn đề giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Quỳnh lưu 4 thông qua các hoạt động ngoại khóa, tư vấn hướng nghiệp, trước khi các em làm hồ sơ thi lớp 12 vẫn được thực hiện nhưng thời gian không nhiều, chỉ có một vài buổi sinh hoạt ngoại khóa. Với thời gian ít như vậy, không thể tư vấn và hướng nghiệp một cách đầy đủ cho các em hiểu hết được tầm quan trọng của vấn đề định hướng và lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. 2.1.2. Đối với học sinh Trường THPT Quỳnh lưu 4 đóng ở vùng nông thôn, địa hình bán sơn địa, tài nguyên đa dạng là điều kiện thuận lợi để phát triển nông, lâm nghiệp với cơ cấu sản phẩm đa dạng, tạo thuận lợi để phát triển các làng nghề truyền thống như làm mộc mĩ nghệ , làm hương, làm kẹo, mây tre đan, đóng tàu, làm rau sạch, sản xuất muối, làm thuốc lào… song việc học địa lí gắn thực tiễn làng nghề ở địa phương 8
  9. chưa mấy hứng thú đối với các em, các ngành nghề truyền thống ở địa phương cũng chưa thu hút được sự quan tâm của học sinh do các nguyên nhân sau. Học sinh trường THPT Quỳnh lưu 4 có điểm mạnh là chuyên cần, ngoan ngoãn, sức khỏe tốt, có sức bật tốt ở nhiều lĩnh vực, nhưng phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến “nguồn lao động tương lai”. Nhiều phụ huynh, học sinh có quan niệm học phổ thông xong “học tiếp làm gì, có xin được việc đâu, học đại học ra toàn thất nghiệp”. Hàng năm, 3/4 số học sinh chỉ dừng lại ở xét tốt nghiệp phổ thông, rồi đi làm. Nhưng “làm gì” lại là một vấn đề khi mà các em không có trình độ và hiểu biết về nghề, dẫn đến tình trạng công việc không ổn định, không phù hợp với năng lực, sở thích, nguyện vọng nên tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm gia tăng. Điều này không phù hợp với đất nước đang trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa, rất cần nguồn nhân lực có chất lượng cao. Khó khăn trong định hướng nghề nghiệp hiện nay của học sinh là nhiều học sinh chưa có tâm thế, chưa có nhận thức, ý thức về tầm quan trọng của việc chọn nghề, chọn trường học nghề sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông và lựa chọn những môn học phù hợp với việc chọn nghề. Nhiều học sinh chưa ý thức rõ ràng về tương lai của mình sau khi tốt nghiệp. Nhiều em còn lúng túng, loay hoay trong việc định hướng nghề và chọn nghề, chọn trường học nghề sau khi tốt nghiệp. Đây là hạn chế của không ít học sinh trung học phổ thông hiện nay. Mặc dù định hướng nghề và chọn nghề, chọn trường học nghề là công việc hệ trọng, thậm chí quyết định cuộc đời của mỗi cá nhân. Trong suốt thời gian học trung học cơ sở và trung học phổ thông, nhiều học sinh không ý thức và cũng không có tâm thế gắn việc học các môn văn hoá nhằm phục vụ cho việc định hướng tới nghề nghiệp trong tương lai. Hiểu biết về nghề và hệ thống nghề ở nhiều học sinh còn mơ hồ, trong khi đây là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất trong việc hướng nghiệp và chọn nghề của học sinh trung học phổ thông. Trong bối cảnh sự phát triển nhanh chóng của nền sản xuất, dựa trên sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ, công nghệ thông tin thì khái niệm nghề trở nên linh hoạt hơn nhiều so với trước đây. Điều này càng là thách thức đối với học sinh và giáo viên trong việc tìm hiểu nghề. Hiểu biết và kĩ năng đánh giá xu hướng, năng lực và tính cách của bản thân liên quan đến hoạt động nghề trong tương lai ở học sinh THPT còn hạn chế. Mặc dù ở tuổi THPT hầu hết thanh niên đã phát triển năng lực ý thức và đánh giá bản thân dựa vào năng lực phân tích hoạt động và kết quả hoạt động của mình, nhưng không ít em còn lúng túng trong việc xác định những phẩm chất, năng lực của mình phù hợp với nghề nào để có thể chọn nghề cho đúng và chọn trường cho phù hợp. Nhiều em chưa phân biệt được yêu cầu và sự khác biệt giữa chọn nghề và chọn trường học nghề; chưa xác định được việc chọn nghề phù hợp với xu hướng, phẩm chất và năng lực cá nhân là điều quan trọng, còn việc chọn trường cần lưu ý đến những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để đảm bảo tính khả thi trong 9
  10. thời điểm hiện tại. Nhìn chung việc tìm hiểu, định hướng nghề và chọn nghề, chọn trường học nghề là công việc rất quan trọng đối với học sinh trung học phổ thông, nhưng đây cũng là lĩnh vực nhiều học sinh gặp khó khăn, nên rất cần có sự tuyên truyền, giáo dục và tư vấn, hỗ trợ cho các em ngay từ những năm cuối cấp trung học cơ sở và trong suốt thời gian học trung học phổ thông. Với thực trạng dạy học địa lí gắn với các làng nghề tại địa phương, góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4 như trên, ngay từ đầu năm học 2022 - 2023 chúng tôi đã tiến hành khảo sát học sinh về việc lựa chọn ngành nghề cho bản thân tại các lớp đang giảng dạy là 10B4, 10B6, 12A5, 12A6 năm học 2022 -2023, cho kết quả như sau. Câu hỏi: Định hướng nghề nghiệp sắp tới của em là gì ? * Bảng thống kê kết quả : Số Học lên đại Đi du học Đi làm Học nghề Chưa rõ phiếu học 180 SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 35 19% 28 16% 30 17% 25 14% 62 34,0% Kết quả tỉ lệ HS chưa xác định rõ định hướng nghề của bản thân còn cao, tỉ lệ học đại học, đi du học, đi làm, đi học nghề còn khá thấp. Hình ảnh HS khảo sát định hướng nghề 10
  11. 2.2. Sử dụng một số làng nghề truyền thống tiêu biểu của địa phƣơng huyện Quỳnh Lƣu - thị xã Hoàng Mai vào giảng dạy địa lí nhằm định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh. Các làng nghề ở Quỳnh Lưu - thị xã Hoàng Mai có từ lâu đời, sự phát triển của các làng nghề góp phần quan trọng vào thúc đẩy qúa trình công nghiệp hóa nông thôn, thúc đấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương, góp phần tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, đồng thời góp phần khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Hiện nay toàn tỉnh Nghệ An có 146 làng nghề, trong đó có 127 làng phát triển ổn định, thu hút gần 10.000 hộ gia đình và hơn 20.000 lao động tham gia. Thu nhập bình quân đạt 30,6 triệu đồng/người/năm, tổng trị giá sản xuất của các làng nghề đạt 160 tỷ đồng. Đa số các làng nghề đều phát triển khá hiệu quả. Các làng nghề có đầu ra ổn định, sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng và xuất khẩu như: Sản xuất gạch, ngói, nghề mộc dân dụng và mỹ nghệ, chế biến nông sản thực phẩm, hoa cây cảnh, sản xuất hương, mây tre đan… Các sản phẩm nghề truyền thống ở Nghệ An đa dạng và có những đặc trưng riêng, mang đậm nét tinh hoa văn hóa của người dân xứ Nghệ. Huyện Quỳnh Lưu - thị xã Hoàng Mai là địa phương có nhiều làng nghề nhất ở Nghệ An. Toàn huyện - thị xã hiện có 39 làng nghề ở nhiều lĩnh vực, đa số các làng nghề phát triển khá hiệu quả, các sản phẩm làng nghề có chất lượng tốt, hình thức mẫu mã đa dạng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, điển hình như nghề mộc dân dụng và mỹ nghệ ở Quỳnh Hưng, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Minh, Quỳnh Bá, Quỳnh Hồng; nghề chế biến hải sản ở Quỳnh Dị; hương trầm Quỳnh Đôi, Quỳnh Thắng; miến Quỳnh Hậu; gạch không nung Quỳnh Văn,…Các làng nghề trên địa bàn đã góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 3.000 lao động, doanh thu hàng năm đạt khá lớn, bộ mặt nông thôn địa phương có nhiều khởi sắc. Bên cạnh những hiệu quả của làng nghề mang lại, hiện nay một số làng nghề đang dần mai một do quy mô nhỏ, phân bố phân tán, đầu tư xây dựng ít, thị trường không ổn định. Vì vậy trong thời gian tới, cần có các biện pháp hỗ trợ kích cầu sản xuất, phát triển các làng nghề như: Tập trung quảng bá sản phẩm các làng nghề ra thị trường. Chỉ đạo các xã, thị trấn ở các làng nghề phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tích cực tuyên truyền tới tận chủ cơ sở giữ vững chữ “Tín” trên thị trường, mở rộng các làng nghề theo hướng chuyên nghiệp, xa khu dân cư đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm. Ngoài ra hỗ trợ các thủ tục hành chính, vay vốn, cấp phép cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể nhằm đa dạng các loại hình kinh tế, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn. 11
  12. *Một số làng nghề truyền thống ở huyện Quỳnh Lưu - thị xã Hoàng Mai Làng nghề mộc dân dụng mỹ nghệ Quỳnh Hưng. Nghề mộc Quỳnh Hưng tập trung ở 2 làng Nam Thắng và Thuận Giang.Từ một số ít các hộ mở xưởng mộc ban đầu, sau lan rộng ra các thôn, xóm. Để giờ đây nghề mộc đã trở thành nghề chính, mang lại nguồn thu nhập đáng kể và giúp người dân làm giàu. Với hình thức cha truyền con nối, nghề mộc được lưu giữ qua nhiều thế hệ người con xã Quỳnh Hưng. Nghề mộc phát triển góp phần giải quyết được nhiều việc làm tại chỗ cho lao động địa phương. Sản phẩm của làng mộc Quỳnh Hưng được khách hàng ưa chuộng là vì chất lượng tốt và mẫu mã đẹp, đa dạng như: bàn ghế gỗ, tủ quần áo, giường ngủ, đồ thờ,…nhiều sản phẩm cao cấp, có tính nghệ thuật cao. Nhờ thế mà hiện nay khách hàng của làng không chỉ có trong tỉnh mà cả nước.Từ những sản phẩm có giá thành vài triệu đồng cho đến những sản phẩm hàng trăm triệu đồng đều được những người thợ ở đây chăm chút tỉ mỉ, thể hiện tính mỹ thuật cao qua các chi tiết, trang trí. Mỗi người thợ ở làng có sự chuyên môn hóa như nhóm khảm xà cừ, nhóm thợ chạm trổ, nhóm lắp ráp… đặc biệt, nhiều cơ sở mộc Quỳnh Hưng còn trang bị máy móc thiết bị hiện đại hàng tỉ đồng phục vụ các công đoạn khác nhau của nghề để đạt hiệu quả sản xuất cao. Nghề mộc là một nghề không mới nhưng khó làm và không phải ai cũng làm được.Thế nhưng ở làng Quỳnh Hưng, nghề mộc lại rất phát triển, số lao động tham gia làm nghề mộc rất đông. Làng có 111/250 hộ làm nghề mộc, với số lao động làm nghề là 181 người. Sau 30 năm hình thành và phát triển, nghề mộc Quỳnh Hưng đã trở thành một nghề chính, thu nhập chính của người dân trong làng. Thu nhập bình quân của lao động làm nghề mộc từ 4- 6 triệu đồng/ người/tháng. Hàng năm, làng đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục lao động trong làng, xã và một số xã lân cận. Mặc dù đầu ra của sản phẩm còn mang tính tự phát, dân tự quan hệ bán theo giá trên thị trường, song không phải vì thế mà sản phẩm của làng bị tồn đọng mà luôn khan hiếm hàng. Mặc dù còn có nhiều khó khăn như vốn đầu tư còn hạn chế, tay nghề của lao động chưa đồng đều,… nên hiệu quả sản xuất chưa cao. Song người dân làng nghề vẫn đang ngày một cố gắng không ngừng để khắc phục những khó khăn, nâng cao hiệu quả sản xuất. Và nhờ đó, năm 2011 làng được UBND tỉnh công nhận là Làng nghề mộc dân dụng và mỹ nghệ cấp tỉnh. Từ đây làng có thêm nguồn động viên lớn để phát huy tiềm năng, sản xuất nhiều mặt hàng cao cấp và ngày càng phát triển. Một số hình ảnh về làng nghề mộc dân dụng mỹ nghệ Quỳnh Hưng 12
  13. *Làng nghề mây tre đan ở Quỳnh Diễn Mây tre đan, một trong những nét đẹp truyền thống được hình thành và phát triển lâu đời tại Việt Nam. Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng đến nay nghề mây tre đan vẫn đang khởi sắc và có được chỗ đứng vững trên thị trường. Làng nghề mây tre đan ở Quỳnh Diễn được thành lập từ năm 2004. Hiện nay có 2 làng nghề sản xuất mây tre đan xuất khẩu là làng Thuận Hóa và làng Đồng Văn. Từ khi thành lập đến nay, làng nghề đã phát huy được hiệu quả, tạo việc làm cho hơn 400 lao động, chủ yếu là lao động nữ với mức thu nhập bình quân 2,5 -3 triệu đồng/ lao động/tháng, những thợ giỏi lâu năm thu nhập gấp đôi. Sản phẩm mây tre đan được người dân làm ra rất đa dạng như đèn mây tre đan, mẹt, thúng tre, mành tre cửa, mành trải bàn ăn, túi sách, đệm, gối các loại. Mỗi năm, làng nghề mây tre đan ở Quỳnh Diễn bán ra thị trường trên 500 nghìn sản phẩm. Năm 2022, tổng thu nhập sản xuất nghề đạt gần 10 tỷ đồng. Để đạt được kết quả trên là nhờ sự quan tâm của chính quyền, địa phương trong việc kết nối với doanh nghiệp thu mua sản phẩm mây tre đan cho người dân, khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân được học và làm nghề. Hiện nay toàn bộ sản phẩm mây tre đan của người dân đều được Công ty trách nhiệm hữu hạn Đức Phong bao tiêu sản phẩm và cung ứng nguyên liệu để sản xuất. Làng nghề mây tre đan có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai. Hiện nay nghề mây tre đan đang ngày càng khởi sắc và có chỗ đứng nhất định trên thị trường tiêu dùng. Một số hình ảnh về làng nghề mây tre đan Quỳnh Diễn 4. Ýnghĩa phát triển làng nghề * Đối với người dân Tạo việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập, góp phần thúc đấy quá trình công nghiệp hóa nông thôn * Làng nghề chế biến hải sản Phú Lợi ở xã Quỳnh Dị Đã trên 100 năm nay nơi đây đã hình thành và phát triển nghề chế biến hải sản, nước mắm, mắm tôm,…cung cấp cho cả nước. Năm 2005, Phú Lợi được công nhận làng nghề truyền thống. Năm 2011, làng nghề Phú Lợi được Cục Sở Hữu Trí Tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.Từ đó đến nay làng nghề có 145 hộ 13
  14. đăng ký làm nghề chế biến nước mắm trong đó 49 hộ hội viên xây dựng được thương hiệu riêng. Làng nghề hiện có 20 cơ sở sản xuất với hàng trăm lao động đang làm việc thường xuyên với mức thu nhập ổn định. Quỳnh Dị có hai khối làng nghề chuyên đánh bắt hải sản và sản xuất đó là khối Phú Lợi 1 và khối Phú Lợi 2 với 350 hộ tham gia. Mỗi năm, Quỳnh Dị sản xuất được hơn 2 triệu lít nước mắm, trong đó có hàng chục hộ chế biến từ 50-100 tấn /1 năm. Hộ kinh doanh nhỏ lẻ cũng làm từ 20-30 tấn/1 năm. Nước mắm Phú Lợi được chế biến bằng hai phương pháp đó là đánh khẩy và phương pháp gài nén (nước mắm nhỉ). Nhờ những bàn tay tần tảo, khéo léo, chịu thương chịu khó, trên hết là tấm lòng của những người thợ, nước mắm Phú Lợi đã chiếm lĩnh được sự yêu mến của quý khách hàng từ xa. Công đoạn từ khi muối cá đến lúc rút được những giọt nước mắm khá dài ngày. Nên người dân thường ví “nước mắm do làng mình làm ra như có hồn cốt hương vị quê nhà” mà mỗi một người xa quê đều không bao giờ có thể quên. Một số hình ảnh về làng nghề chế biến hải sản Phú Lợi *Làng nghề sản xuất hƣơng trầm ở xã Quỳnh Đôi và Quỳnh Thắng Làng nghề sản xuất hương trầm Quỳnh Đôi được UBND tỉnh công nhận từ năm 2011, đến nay làng nghề có trên 20 hộ tham gia làm nghề thường xuyên với tổng số lao động khoảng 60 người. Nguồn nguyên liệu để sản xuất hương thường được chuẩn bị rất kỹ càng, bột hương phải đảm bảo chất lượng, không lẫn tạp chất và khi thắp có mùi thơm đậm đà. Nhờ đó, trong những năm qua, hương trầm Quỳnh Đôi được thị trường ưa chuộng, mỗi năm bà con sản xuất hơn 250.000 búp hương cho tổng doanh thu gần 1 tỷ đồng, thu nhập bình quân mỗi lao động làng nghề đạt hơn 4 triệu đồng/người/ tháng. Làng nghề sản xuất hương trầm Hương Sơn tại thôn 2, xã Quỳnh Thắng là một trong những làng nghề làm hương truyền thống có tiếng trên địa bàn tỉnh. Trải qua 15 năm xây dựng và phát tiển, đến nay Hương trầm Quỳnh Thắng vẫn giữ được chỗ đứng vững chắc trên thị trường nhờ hương thơm, độ tàn và nguyên liệu tự nhiên.Với điều kiện tự nhiên khá thuận lợi phù hợp cho sản xuất vùng nguyên liệu dồi dào để sản xuất hương trầm, diện tích trồng cây hương của xã khoảng 400 ha.Với nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào, hiện nay người dân còn đầu tư máy móc để chế biến hương nên chất lượng và hiệu quả khá tốt. Việc sản xuất, chế biến hương bài đã giải quyết và tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động, 14
  15. góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa nông thôn, đưa Quỳnh Thắng ngày càng đổi mới và vươn mình đi lên trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Một số hình ảnh về làng nghề làm hương trầm *Làng nghề đóng tàu truyền thống Quỳnh Thọ Làng nghề đóng tàu truyền thống Quỳnh Thọ được công nhận làng nghề năm 2009, được biết đến là một làng nghề đóng thuyền có truyền thống lâu đời. Trong suốt chiều dài nhiều năm lịch sử, những người thợ nơi đây đã đóng hàng trăm, hàng ngàn con thuyền phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo thống kê sơ bộ thì hiện xã Quỳnh Thọ có trên 15 hộ dân theo nghề đóng tàu thuyền truyền thống. Những người thợ ở đây không chỉ giữ truyền thống mà còn làm chủ kỹ thuật, sự sáng tạo của người thợ ở đây giúp làng nghề duy trì và phát triển góp phần thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ven biển. Thời cao điểm hàng năm đóng mới 30 - 40 tàu thuyền công suất lớn. Chủ xưởng phải đi tìm kiếm, các đơn hàng đóng tàu ở các tỉnh khác để duy trì việc làm, cố gắng giữ nghề truyền thống của địa phương, tìm kiếm giải pháp phát triển mạnh trở lại, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập ổn định cho người lao động. Bên cạnh đó do số lượng tàu đi biển nhiều nên nhu cầu sửa chữa và đóng mới tàu của ngư dân trong xã tương đối lớn, đóng góp vào tỉ trọng kinh tế của địa phương khá lớn, vì vậy việc thúc đẩy, khuyến khích nghề sửa chữa, đóng mới tàu cá luôn được Đảng bộ, chính quyền xã quan tâm, tạo điều kiện. Bên cạnh đó, hoạt động buôn bán, kinh doanh các mặt hàng phục vụ hậu cần nghề biển như: lưới sợi, máy móc, đá lạnh, kinh doanh xăng dầu cũng phát triển mạnh. Từ hoạt động của hệ thống nghề dịch vụ này, hàng ngàn lao động địa phương và các xã lân cận đã có việc làm và thu nhập tốt. 15
  16. Một số hình ảnh về làng nghề đóng tàu * Làng nghề thuốc lào ở Quỳnh Dị Quỳnh Dị nằm gần biển, hầu như đất canh tác đều nhiễm mặn, không thích hợp trồng lúa và các loại cây ăn quả, nên từ xa xưa đã có truyền thống trồng cây thuốc lào. Cây thuốc lào gắn với người dân Quỳnh Dị từ bao đời nay và cứ thế theo con đường truyền miệng của nhân dân, thuốc lào Quỳnh Dị trở nên nổi tiếng và có thương hiệu. Xã có hơn 300 ha thuốc lào, riêng phường Quỳnh Dị chiếm hơn 200 ha với hơn 1.000 hộ dân canh tác, và là địa phương trồng và chế biến thuốc lào nhiều nhất tỉnh. Cây thuốc lào đã theo người dân nơi đây từ thời khai sinh lập địa, là nguồn thu nhập chính của một bộ phận nhân dân, nhưng sâu xa hơn nữa nó là kỷ niệm, biểu tượng của người Quỳnh Dị chịu thương chịu khó. Một số hình ảnh về làng nghề đóng tàu 2.3. Các ngành, nghề, các trƣờng, cơ sở đào đạo liên quan đến các làng nghề TT Các ngành đào tạo Trƣờng, cơ sở đào tạo 1 Ngành cơ khí Đại học công nghiệp Hà Nội, Kĩ thuật Vinh 2 Công nghệ thực Đại học công nghiệp Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà phẩm Nội 3 Marketing Đại học Thương Mại, Đại học Ngoại Thương, 4 Thiết kế đồ họa Đại học Kiến trúc Hà Nội. Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội. Đại học Nghệ thuật - Đại học Huế Đại học Công nghiệp Hà Nội 5 Du lịch Đại học Khoa học xã hội và nhân văn 6 Quản trị nhân lực Đại học Thương Mại, đại học Ngoại Thương, học 16
  17. viện ngoại giao, đại học kinh tế quốc dân 7 Kinh tế đầu tư Đại học Thương Mại, đại học Ngoại Thương, học viện ngoại giao, đại học kinh tế quốc dân 8 Ngôn ngữ Đại học ngoại ngữ Đà Nẵng, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Nghệ thuật - Đại học Huế 9 Kinh tế quốc tế Đại học Thương Mại. Đại học Ngoại Thương, Học Viện ngoại giao 10 Kĩ sư nông- lâm-ngư Đại học Nông- Lâm Huế, Đại học Nông Nghiệp 1, Đại học Lâm nghiệp 11 Kỹ thuật tàu thủy Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam. Học viện Kỹ thuật Quân sự Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Đại học Xây dựng Hà Nội. Đại học Kiến trúc Hà Nội. Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội. Đại học Nghệ thuật - Đại học Huế Đại học Công nghiệp Hà Nội. 2.4. Các nội dung và địa chỉ dạy học địa lí gắn với các làng nghề tại địa phƣơng * Chương trình địa lí lớp 12 Định Tên bài hƣớng TT học/chủ Nội dung tích hợp Mục đích giáo dục ngành đề nghề liên quan 1 Bài 17: Đặc điểm nguồn Nguồn lao động dồi dào, - Kĩ sư lao động lao động có kinh nghiệm sản xuất nông- lâm- và việc nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu ngư làm thủ công nghiệp, cung cấp - Công nguồn lao động dồi dào để nghệ thực phát triển làng nghề mộc mĩ phẩm nghệ, mây tre đan, chế biến hải sản, sản xuất rau, làm - Quản trị thuốc lào, đóng tàu, sản nhân lực xuất muối, sản xuất hương - Kỹ thuật trầm, làm kẹo…. 17
  18. tàu thủy - Kinh tế quốc tế - Ngôn ngữ - Kinh tế đầu tư - Ngành cơ khí - Marketing - Thiết kế đồ đồ họa 2 Bài 22: Ngành trồng trọt Hiểu được điều kiện,tình - Kĩ sư Vấn đề hình phát triển và phân bố nông- lâm- phát triển ngành trồng trọt ở địa ngư nông phương.Cung cấp nguồn - Công nghiệp nguyên liệu dồi dào để phát nghệ thực triển làng nghề mây tre đan, phẩm hương trầm, móc sợi, sản xuất miến, nghề trồng rau - Kinh tế sạch, trồng hoa cây cảnh, quốc tế sản xuất muối, thuốc lào… - Ngôn ngữ - Kinh tế đầu tư - Marketing 3 Bài 24: Vấn đề phát triển Hiểu được điều kiện, tình - Công Vấn đề ngành thủy sản và hình phát triển và phân bố nghệ thực phát triển lâm nghiệp ngành thủy sản, lâm nghiệp phẩm ngành ở địa phương, cung cấp - Kỹ thuật thủy sản nguồn nguyên liệu dồi dào tàu thủy và lâm để phát triển các làng nghề chế biến hải sản, mộc mỹ - Kinh tế nghiệp quốc tế nghệ, đóng tàu tại địa phương - Ngôn ngữ - Kinh tế đầu tư - Ngành cơ khí 18
  19. - Marketing -Thiết kế đồ đồ họa 4 Bài 27: Hiểu được ở địa phương có - Kĩ sư Vấn đề nguyên liệu phong phú để nông- lâm- phát triển phát triển cơ cấu ngành ngư ngành Công nghiệp chế biến lương - Công công Công nghiệp chế thực thực phẩm đa dạng nghệ thực nghiệp biến lương thực như chế biến hải sản, sản phẩm trọng điểm thực phẩm xuất muối… - Kinh tế quốc tế - Ngôn ngữ - Marketing 5 Bài Vấn đề phát triển Hiểu được địa phương có - Kĩ sư 35:Vấn đề kinh tế xã hội vùng nhiều thế mạnh về ngành nông- lâm- phát triển Bắc Trung Bộ nông, lâm, thủy sản, cơ sở ngư kinh tế xã cung cấp nguồn nguyên liệu - Công hội vùng phong phú để phát triển các nghệ thực Bắc Trung làng nghề tại địa phương. phẩm Bộ - Quản trị nhân lực - Kỹ thuật tàu thủy - Kinh tế quốc tế - Ngôn ngữ - Kinh tế đầu tư - Ngành cơ khí - Marketing - Thiết kế đồ đồ họa * Chương trình địa lí lớp 10 19
  20. Định Tên chủ hƣớng ngành Nội dung tích TT đề/ bài Mục đích giáo dục nghề, cơ sở hợp học đào tạo liên quan liên quan Bài 1: Vai trò của môn Vận dụng những kiến thức - Quản trị Môn địa Địa lí với định Địa lí đã học vào cuộc nguồn nhân lực lí với hướng nghề sống và mở ra những định - Quản trị du định nghiệp cho học hướng nghề nghiệp trong lịch 1 hướng sinh tương lai. - Hướng dẫn nghề viên du lịch nghiệp cho học - Kinh tế quốc sinh tế - Ngôn ngữ - Kinh tế đầu tư - Marketing… *Chương trình giáo dục địa phương lớp 10 Định Tên chủ hƣớng ngành Nội dung tích TT đề/ bài Mục đích giáo dục nghề, cơ sở hợp học đào tạo liên quan liên quan Sử dụng Sử dụng hợp lí Phân tích được địa phương - Kĩ sư nông- 1 hợp lí tài nguyên thiên có nguồn tài nguyên thiên lâm-ngư tài nhiên ở Nghệ An nhiên đa dạng, khai thác - Công nghệ nguyên và sử dụng hợp lí tài thực phẩm thiên nguyên để phát triển các nhiên ở làng nghề nhằm đảm bảo - Kỹ thuật tàu Nghệ sự phát triển bền vững của thủy An địa phương và định hướng - Kinh tế quốc nghề nghiệp cho học sinh tế trong tương lai. - Ngôn ngữ - Kinh tế đầu tư - Ngành cơ khí - Marketing 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2