intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp để phát huy nét đẹp truyền thống của học sinh trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng trong thời kỳ hội nhập

Chia sẻ: Ngaynangmoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:125

20
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đóng góp một phần trong việc hiện thực hóa mục tiêu phát triển trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng theo định hướng chỉ đạo UBND tỉnh Nghệ An và Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An: xây dựng nhà trường trở thành trường tiến tiến hội nhập quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp để phát huy nét đẹp truyền thống của học sinh trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng trong thời kỳ hội nhập

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT HUY NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG QUỐC HỌC VINH – THPT HUỲNH THÚC KHÁNG TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP LĨNH VỰC: QUẢN LÝ GIÁO DỤC 1
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT HUY NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG QUỐC HỌC VINH – THPT HUỲNH THÚC KHÁNG TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP LĨNH VỰC: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Tác giả: 1) Cao Thanh Bảo 2) Lê Thị Hồng Lâm 3) Thái Thị Phương Chi Số điện thoại: 0916838511 - 0912187191 – 0948680637 NĂM HỌC 2020 - 2021 2
  3. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................1 NỘI DUNG...........................................................................................................3 I. Cơ sở của đề tài ................................................................................................3 1. Cơ sở lí luận .....................................................................................................3 1.1. Nét đẹp truyền thống của học sinh một nhà trường ....................................3 1.2. Sự cần thiết phải xây dựng và phát huy nét đẹp truyền thống của học sinh ở một nhà trường trong thời kì hội nhập ....................................................3 1.3. Những nguyên tắc đối với việc phát huy nét đẹp truyền thống của học sinh một nhà trường trong thời kỳ hội nhập.......................................................4 2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................5 2.1. Nét đẹp truyền thống của học sinh trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng..............................................................................................5 2.2. Thực trạng của việc phát huy nét đẹp truyền thống của học sinh trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng trong thời kỳ hội nhập.......................................................................................................................9 II. Giải pháp để phát huy nét đẹp truyền thống của học sinh trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng trong thời kỳ hội nhập quốc tế.................................................................................................................15 1. Xây dựng triết lí giáo dục của nhà trường trong thời kỳ hội nhập ..........15 1.1. Căn cứ để xây dựng triết lý giáo dục của trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trong thời kỳ hội nhập............................................................................15 1.2. Triết lý giáo dục của trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trong thời kỳ hội nhập ..............................................................................................................16 2. Đổi mới các hoạt động quản lý và giáo dục của nhà trường để phát huy nét đẹp truyền thống của học sinh trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng trong thời kỳ hội nhập ..................................................17 2.1. Đổi mới công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên.........17 2.2. Đổi mới hoạt động xây dựng chương trình giáo dục của nhà trường......19 2.3. Đổi mới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học..........................................................................................21 2.4. Đổi mới công tác giáo dục toàn diện của nhà trường ...............................23 2.5. Đổi mới công tác xây dựng cơ sở hạ tầng của nhà trường. ......................29 3
  4. 2.6. Đổi mới công tác kết nối các thế hệ giáo viên – học sinh của nhà trường và xây dựng “đại gia đình Quốc học Vinh - THPT Huỳnh Thúc Kháng”................................................................................................................31 2.7. Đổi mới công tác đối ngoại của nhà trường ..............................................33 3. Công tác truyền thông và sự lan tỏa nét đẹp của học sinh trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng trong thời kỳ hội nhập..........34 3.1. Mục tiêu truyền thông .................................................................................34 3.2. Nội dung truyền thông ................................................................................34 3.3. Đối tượng truyền thông...............................................................................35 3.4. Phương tiện truyền thông ...........................................................................36 IV. Hiệu quả của đề tài .....................................................................................36 1. Phạm vi ứng dụng..........................................................................................36 2. Mức độ vận dụng...........................................................................................37 3. Hiệu quả .........................................................................................................37 4. Những kết quả đạt được ...............................................................................42 KẾT LUẬN ........................................................................................................48 I. Những đóng góp của đề tài............................................................................48 1. Tính mới của đề tài........................................................................................48 2. Tính khoa học ................................................................................................48 3. Tính hiệu quả .................................................................................................48 II. Một số kiến nghị, đề xuất.............................................................................49 1. Với các cấp quản lý .......................................................................................49 2. Với giáo viên...................................................................................................49 4
  5. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Xu thế hội nhập toàn cầu và sự tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã tạo ra nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức đối với mọi lĩnh vực đời sống, trong đó có giáo dục. Giáo dục Việt Nam nhiều năm qua đã đạt được những thành tựu đáng tự hào trong quá trình nỗ lực “đổi mới cơ bản và toàn diện”, tuy nhiên những bức tranh đẹp về nền giáo dục tiên tiến của các nước như một làn sóng vào làm xáo trộn ít nhiều nền giáo dục Việt Nam. Chưa bao giờ nhiều có loại hình trường học, loại hình đào tạo phong phú, đa dạng với những triết lí giáo dục riêng của trường mình ra đời để đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân mang tính phân hóa sâu sắc như hiện nay. Theo thống kê bậc THPT hiện nay có các loại hình trường học như sau: trường công lập (bao gồm trường chuyên, trường không chuyên, trường công lập tự chủ tài chính), trường dân lập, trường tư thục, trường quốc tế… Bối cảnh đó đặt ra nhiều thử thách cho các loại hình trường công lập nói chung và trường THPT công lập nói riêng trong cả nước: làm thế nào để đáp ứng được mục tiêu đổi mới giáo dục theo định hướng của ngành, khẳng định uy tín, thương hiệu của mỗi nhà trường, lại vừa phải giữ gìn và phát huy được bản sắc truyền thống của nhà trường trong việc đào tạo con người thời kì “thế giới phẳng”. Bài toán ấy đòi hỏi các nhà giáo dục ở các trường học cần có cái nhìn thấu suốt và đầu tư tâm – trí – lực để đưa nhà trường ngày càng phát triển phù hợp với quỹ đạo hội nhập. 2. Tự hào là xứ địa linh nhân kiệt, miền đất học Nghệ An nhiều năm qua tiếp tục khẳng định là đơn vị đi đầu đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong bức tranh giáo dục nước nhà thời kì hội nhập toàn cầu. Góp phần vào thành tựu chung của ngành giáo dục tỉnh nhà phải kể đến những lá cờ đầu, trong đó đặc biệt có trường THPT Huỳnh Thúc Kháng. Với truyền thống một thế kỷ dựng xây và phát triển, trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng luôn là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước. Là một ngôi trường phổ thông có bề dày 100 năm dạy tốt, học tốt, trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng phải đi tiên phong trong đổi mới giáo dục, là nơi khẳng định những ý tưởng giáo dục sáng tạo nhất, hiệu quả nhất, tiên tiến nhất để tiếp tục xây dựng nhà trường thành cái nôi trí tuệ và mãi mãi là điểm sáng về giáo dục của Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung trong thời đại công nghệ số. Đó là sứ mệnh, là nhiệm vụ chính trị của nhà trường trước Đảng, Nhà nước, UBND Tỉnh và Ngành Giáo dục Nghệ An. Bởi vậy, giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường, hẹp hơn là giáo dục và đào tạo những thế hệ học sinh mang trong mình dòng chảy lịch sử truyền thống trăm năm đáp ứng với yêu cầu, bối cảnh của giáo dục hiện đại hội nhập toàn cầu phải nằm trong chiến lược phát triển của nhà trường, là mục tiêu, triết lí giáo dục của nhà trường trong thời đại mới. 3. Trước yêu cầu và thực tiễn giáo dục nêu trên, chúng tôi – những người vinh dự được công tác tại “ngôi trường thế kỷ” đã có những trăn trở, nghiên cứu giải 1
  6. pháp để giáo dục học sinh trường Quốc học Vinh - THPT Huỳnh Thúc Kháng luôn mang trong mình những nét đẹp truyền thống quý báu của nhà trường, vừa đáp ứng yêu cầu năng lực và phẩm chất của một công dân toàn cầu, tiếp tục khẳng định vị thế, uy tín, chất lượng đào tạo của nhà trường trong thời đại mới, góp phần đổi mới dạy học phù hợp với điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội của đất nước và xu thế giáo dục hiện đại. Trên tinh thần đó, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn và áp dụng sáng kiến: “Giải pháp để phát huy nét đẹp truyền thống của học sinh trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng trong thời kỳ hội nhập”. II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Các giải pháp giáo dục nhằm phát huy nét đẹp truyền thống của học sinh trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng trong thời kỳ hội nhập. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu lí luận - Phương pháp khảo sát thực tiễn - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu - Phương pháp Test - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp so sánh đối chiếu IV. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI Phần một: Đặt vấn đề Phần hai: Nội dung Phần ba: Kết luận 2
  7. NỘI DUNG I. Cơ sở của đề tài 1. Cơ sở lí luận 1.1. Nét đẹp truyền thống của học sinh một nhà trường Nét đẹp truyền thống của học sinh một nhà trường là những năng lực và phẩm chất tốt đẹp của người học mà triết lí giáo dục của nhà trường hướng đến, trở thành đặc điểm riêng mang đậm bản sắc truyền thống đáng tự hào của ngôi trường đó so với những ngôi trường khác, đáp ứng yêu cầu đặt ra của từng thời đại lịch sử. Như vậy, nét đẹp truyền thống học sinh một nhà trường là phạm trù quan trọng nhất trong truyền thống lịch sử nhà trường. Khẳng định đây là yếu tố, phạm trù quan trọng nhất bởi suy cho cùng tất cả những yếu tố khác trong cơ cấu hoạt động của một nhà trường đều hướng đến phạm trù này, vì mục tiêu giáo dục học sinh trở thành những công dân có ích cho đất nước. 1.2. Sự cần thiết phải xây dựng và phát huy nét đẹp truyền thống của học sinh ở một nhà trường trong thời kì hội nhập Hội nhập đang trở thành xu thế chủ đạo trong sự phát triển của thế giới ngày nay. Thời kì hội nhập (hay còn gọi bằng những thuật ngữ khác là thời kỳ toàn cầu hóa…) là quá trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia/vùng lãnh thổ với nhau, các dân tộc với nhau, các tổ chức, đơn vị thông qua việc tham gia các tổ chức, thiết chế, cơ chế, hoạt động hợp tác vì mục tiêu phát triển của bản thân, nhằm tạo sức mạnh tập thể giải quyết những vấn đề chung mà các bên cùng quan tâm. Hội nhập theo đúng nghĩa đầy đủ là hội nhập trên tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, tất nhiên trong đó có giáo dục. Vì sao giáo dục lại cần phải hội nhập? Câu trả lời không mấy khó khăn khi môi trường giáo dục chính là nền tảng để rèn luyện nên kiến thức và khả năng hội nhập của thế hệ tương lai. Nhận định về tình hình giáo dục trong những năm đầu thế kỷ XXI và phương hướng phát triển giáo dục trong những năm tới, Đại hội Đảng lần thứ X đã chỉ ra: “Giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển và được đầu tư nhiều hơn. Cơ sở vật chất được tăng cường. Quy mô đào tạo mở rộng. Chất lượng dân trí được nâng lên. Song chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp. Khoa học và công nghệ chưa đáp ứng kịp yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong tình hình như vậy, cần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lí, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”. Việc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo được tiến hành trong các cấp học, ngành học, trong thực hiện xã hội hóa giáo dục, đổi mới cơ chế quản lí giáo dục và tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo. Việc hợp tác quốc tế này là nhằm hội nhập, tiếp cận chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam, tham gia đào tạo nhân lực khu vực và thế giới. 3
  8. Toàn cầu hóa là cơ hội, là xu thế tất yếu. Trong bối cảnh đó cần chủ động lựa chọn những kinh nghiệm hay và phù hợp với thực tiễn của mình. Đặc biệt chúng ta phải chủ động trong việc giữ gìn những giá trị đặc sắc của nền giáo dục dân tộc đã hình thành và phát triển hàng ngàn năm, giữ gìn cái riêng trong việc đào tạo con người từ đó giúp cho việc bồi dưỡng đạo đức và tâm hồn của thế hệ trẻ. Cái riêng ấy chủ yếu không nằm trong việc truyền bá tri thức mà nằm trong quá trình bồi dưỡng ý thức về các giá trị, quá trình làm cho cá nhân không chỉ thông minh và mạnh mẽ hơn mà còn nhân hậu hơn, có đời sống tâm hồn phong phú hơn. Như vậy, để tồn tại trong thời đại toàn cầu, mỗi dân tộc cần phải có cái riêng của mình về giáo dục, và theo đó, mỗi cơ sở giáo dục cần có cái riêng của mình trong việc giáo duc và đào tạo thế hệ trẻ. Cái riêng đó làm nên chất lương giáo dục của nhà trường, làm nên nét đẹp văn hóa truyền thống của học sinh mỗi nhà trường, rông hơn là tạo nên uy tín, thương hiệu, đẳng cấp của một nhà trường trong công tác giáo dục các thế hệ tương lai của đất nước. 1.3. Những nguyên tắc đối với việc phát huy nét đẹp truyền thống của học sinh một nhà trường trong thời kỳ hội nhập Phát huy nét đẹp truyền thống của học sinh một nhà trường trong thời kỳ hội nhập là cần thiết trong sự nghiệp phát triển giáo dục của ngôi trường đó và phải đảm bảo những nguyên tắc sau đây: - Trước hết, mỗi nhà trường cần phải thấu suốt quan điểm: phát huy nét đẹp truyền thống học sinh của trường mình không phải là vấn đề mang tính tự phát mang tính thời điểm mà thể hiện tầm nhìn, sứ mệnh giáo dục của cả một chặng đường phát triển của nhà trường trước yêu cầu cấp thiết đặt ra của thời đại hội nhập. - Giáo dục nhằm phát huy nét đẹp truyền thống của học sinh cần phải xuất phát từ thực tiễn giáo dục của nhà trường trong lịch sử và hiện tại. Lịch sử là nền tảng, cơ sở, điểm tựa cho những giá trị truyền thống tốt đẹp phát huy ở hiện tại và tương lai. - Mục tiêu giáo dục phát huy nét đẹp truyền thống của nhà trường cần phải được đồng bộ hóa và chuyển hóa trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà trường và trong từng khâu của hoạt động: công tác quản lí, công tác chủ nhiệm, công tác giáo dục mũi nhọn và giáo dục toàn diện, công tác đối ngoại, công tác truyền thông, công tác kết nối các thế hệ giáo viên và học sinh của nhà trường… - Giáo dục và đào tạo ra những thế hệ học sinh vừa mang trong mình dòng chảy lịch sử của nhà trường, vừa đáp ứng được phẩm chất năng lực cần có của một công dân thời hội nhập chính là nhà trường đang góp phần quan trọng vào sự nghiệp giáo dục của đất nước. Bởi vậy, lan tỏa được những giá trị, những sản phẩm giáo dục tốt đẹp ấy trong xã hội tạo nên uy tín, thương hiệu bền vững của nhà trường chính là nguyên tắc thứ tư của vấn đề giáo dục này. 4
  9. - Mọi hoạt động giáo dục muốn thành công luôn được bắt đầu từ những nhà sư phạm tài năng, tâm huyết như tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “giáo dục một người thầy tốt được cả một thế hệ”. Bởi vậy, muốn giáo dục được những thế hệ học sinh hội tụ những nét đẹp truyền thống và hiện đại mỗi nhà trường cần phải xem yếu tố chất lượng đội ngũ là tiên quyết trong việc tạo động lực phát triển của nhà trường. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Nét đẹp truyền thống của học sinh trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng Năm 2020 – 2021 là năm học đặc biệt - năm học thứ 100 của nhà trường, năm học đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì do Chủ tịch nước tặng thưởng ngày 23/4/2020. Phần thưởng cao quý đó là sự ghi nhận những cống hiến to lớn mà Thầy - Trò của mái trường Quốc học – THPT Huỳnh Thúc Kháng trong suốt 100 năm qua. Nhìn lại lịch sử nhà trường, người dân xứ Nghệ tự hào có một trong những ngôi trường Quốc học lâu đời bậc nhất trong cả nước với những đặc điểm truyền thống nổi bật: ngôi trường đào tạo toàn diện “đức, trí, thể, mỹ”; ngôi trường giàu truyền thống yêu nước, cách mạng, dạy tốt, học giỏi và đổi mới sáng tạo… Trong dòng chảy truyền thống một trăm năm đó, với giới hạn phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ đi sâu đề cập đến nét đẹp truyền thống của học sinh trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng – đó là những thế hệ học sinh TRÍ TUỆ - NĂNG ĐỘNG, TÀI HOA – NGHĨA TÌNH. - Là cái nôi trí tuệ của xứ Nghệ địa linh nhân kiệt, trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng một thế kỷ qua đã có sự đóng góp đặc biệt trên lĩnh vực xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực, đội ngũ trí thức cho đất nước, cho quê hương. Bởi vậy, các thế hệ học sinh trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng xưa nay nổi tiếng trước hết với truyền thống học giỏi, giàu trí tuệ. - Là ngôi trường đào tạo toàn diện “đức, trí, thể, mỹ”, lại trải qua bao biến động thăng trầm của dân tộc suốt một thế kỷ nên các thế hệ học sinh trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng rất năng động và tài hoa, giàu tính sáng tạo trong mọi hoàn cảnh sống và học tập. - Ra đời và phát triển trên mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, cách mạng, đậm sâu ân tình xứ Nghệ nên các thế hệ học sinh trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng rất giàu nghĩa tình: yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng xếp bút nghiên lên đường ra trận bảo vệ quê hương đất nước; gắn bó yêu thương với nhân dân nơi trường đã từng sơ tán; yêu trường, luôn tự hào mình là học sinh của ngôi trường quốc học; đậm sâu nghĩa tình thầy – trò, bè bạn theo năm tháng… Có thể khái lược nét đẹp truyền thống của học sinh trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng qua các chặng đường phát triển của Nhà trường và đồng hành với bao biến động thăng trầm của lịch sử dân tộc như sau: a) Thời kỳ 1920 – 1945 5
  10. Sự ra đời của Trường Quốc học Vinh ngày 01/09/1920 trước hết là kết quả các chính sách phát triển giáo dục thuộc địa mà người Pháp tiến hành ở Việt Nam. Việc thành lập Trường Quốc học Vinh cũng như phát triển giáo dục xứ Đông Dương của người Pháp nằm trong ý đồ “khai hóa” thuộc địa, truyền bá văn hóa Pháp và Âu Tây, qua đó tuyên truyền, quảng bá “sức mạnh” của “Mẫu quốc”, khuất phục ý chí, tinh thần của nhân dân Việt Nam. Trực tiếp hơn, việc mở thêm trường Quốc học Vinh là nhằm đào tạo một đội ngũ những người có trình độ văn hóa đủ để người Pháp sử dụng do yêu cầu của công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai sau Chiến tranh thế giới I (l914-l918). Có thể nói, Quốc học Vinh là một trong những trung tâm văn hóa đầu tiên của người Nghệ nói riêng, khu vực Bắc Trung kỳ nói chung. Vượt qua các mục tiêu thực dân, Trường đóng vai trò như một trung tâm đào tạo trí thức cho xứ Nghệ, cho người miền Trung, cho dân tộc. Vai trò trung tâm trí thức của Trường thể hiện trước hết ở chỗ: Trường là địa chỉ quy tụ các nhà giáo dục, trí thức tài danh người Việt từ các vùng, miền trong cả nước. Cùng với một số giáo viên người Pháp tiến bộ, những giáo viên người Việt tham gia giảng dạy ở Trường đã chuyển tải tri thức khoa học tiên tiến cũng như ý thức dân tộc vào các thế hệ học sinh, góp phần tạo dựng nên trí tuệ, nhân cách của các trí thức tương lai. Việc phát triển nền giáo dục thực dân đã dẫn đến hệ quả ngoài mong đợi của người Pháp. Nhận thức của người học càng phát triển, ý thức dân tộc của họ ngày càng cao. Ngay từ đầu, cùng với quá trình tiếp nhận nền học vấn phương Tây, học sinh Quốc học Vinh “đã tỏ thái độ chống đối sự thống trị của thực dân Pháp, tham gia các hoạt động chính trị từ thấp lên cao, không hiếm người bị nhà cầm quyền Pháp bắt bớ, tù đày, mà khi ra trường đại bộ phận đều đứng về phía cách mạng và kháng chiến”. Như vậy, trường Quốc học Vinh được thực dân Pháp lập ra để duy trì chế độ thống trị của chúng. Theo đúng mục tiêu đào tạo của người Pháp, học sinh sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục học lên và phục vụ cho chế độ thực dân, làm việc trong bộ máy của người Pháp. Đồng thời, cùng với những người “mưu sinh” trong bộ máy thực dân, Trường Quốc học Vinh cũng chính là nơi hun đúc, rèn luyện ý chí của nhiều thanh niên trí thức yêu nước. Nhiệt huyết tuổi trẻ, khát vọng hiểu biết thế giới, ham muốn nhận thức, truy cầu chân lý, bản lĩnh cá nhân, truyền thống quê hương, đất nước… cùng với truyền thống quê hương được mái trường Quốc học tiếp nhận, đã thúc đẩy nhiều học sinh của nhà trường tham gia vào công cuộc cải tạo thế giới. Cụ thể là theo cách mạng, và tham gia kháng chiến, đấu tranh chống cái xấu, cái ác, chống thực dân. Ngay từ những năm đầu thành lập, học trò trường Quốc học Vinh đã tích cực tham gia phong trào cách mạng, tạo nên dấu ấn “phong trào của trường Quốc học” trong lịch sử quê hương, hòa chung cùng những trang sử của dân tộc. Những năm tháng sôi động của lịch sử đó đã ghi lại những tên tuổi của nhiều học trò đầy tự hào của trường Quốc học, của quê hương xứ Nghệ. Đó là Tôn Quang Phiệt, Nguyễn 6
  11. Tiềm, “mới có 18 tuổi đã làm Bí thư Tỉnh ủy”, là Nguyễn Sĩ Sách, Lê Hồng Sơn, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Xiển, Hà Huy Giáp … Mặc dù do người Pháp lập ra, phục vụ cho mục tiêu thực dân nhưng truyền thống quê hương đất nước đã biến mái trường này thành nơi hội tụ, thành điểm xuất phát của nhiều trí thức cách mạng mang đầy hoài bão nhiệt huyết của tuổi trẻ, thể hiện khát vọng khám phá và cải tạo thế giới. Do đó, ngay trong thời kỳ Pháp thuộc, Quốc học Vinh đã trở thành mái trường của nhiều người nổi tiếng, trí thức mới, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, trở thành niềm tự hào không chỉ cho xứ Nghệ, mà còn cho cả nước như: Lĩnh vực khoa học, giáo dục và văn hóa nghệ thuật có GS. Hoàng Xuân Hãn, GS.VS.NGND Nguyễn Cảnh Toàn, GS.TS.NGND. Hà Học Trạc, nhà văn Hoài Thanh, Bùi Hiển, nhà thơ Hoàng Trung Thông, Trần Hữu Thung, Nhạc sĩ Trọng Bằng, Nguyễn Văn Tý,…; Lĩnh vực chính trị - ngoại giao có Nguyễn Côn (UVTW Đảng – Phó Thủ tướng Chính phủ), Tôn Quang Phiệt (Tổng thư ký Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Nhà sử học), Nguyễn Xiển (Giáo sư – Nguyên Phó Chủ tịch UB Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam), Hà Huy Giáp, Đinh Nho Liêm (UVTW Đảng CSVN, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao), Nguyễn Mạnh Cầm (Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao), trung tướng Đỗ Trình, trung tướng Nguyễn Quốc Thước, Lê Lộc,... b) Thời kỳ 1945 – 1975 Sau Cách mạng tháng Tám 1945, nền giáo dục mới của Việt Nam được xây dựng và phát triển trong một hoàn cảnh hoàn toàn mới. Dân tộc được độc lập nhưng luôn ở trong tình trạng phải huy động tối đa sức người, sức của để thực hiện công cuộc Kháng chiến, kiến quốc, giương cao hai ngọn cờ nhằm mục tiêu bảo vệ độc lập, thống nhất đất nước. Thuận lợi căn bản nhất đối với giáo dục là nền độc lập của dân tộc và sự coi trọng giáo dục của chính phủ và khát vọng tự do, xây dựng cuộc sống mới toàn dân. Thực hiện nhiệm vụ của đất nước, thầy - trò trường Huỳnh Thúc Kháng vừa phải phấn đấu dạy tốt, học tốt với tư cách là trung tâm đào tạo nhân lực, đồng thời, vừa phải “xếp bút nghiên” khi Tổ quốc cần. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, hàng ngàn học sinh của trường đã lên đường nhập ngũ, nhiều liệt sĩ đã anh dũng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc. Hết khóa này đến khóa khác, các thế hệ học sinh vẫn lần lượt ra trường trong tình cảm ấm cúng của thầy trò, trong tình thương yêu đùm bọc của đồng bào nơi sơ tán... và họ lại viết tiếp những trang sử hào hùng mới kế tiếp các thế hệ đi trước, với những tên tuổi rạng danh đất nước. Có hàng trăm liệt sĩ là thầy, trò của Trường đã hi sinh trong lao tù thực dân, đế quốc và trên các chiến trường trong cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp, 20 năm đấu tranh thống nhất nước nhà cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước. Họ đã cống hiến cả tuổi trẻ của mình cho đất nước, quê hương và mái trường khang trang ngày nay. Năm 1950, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước tiến hành cải cách giáo dục lần thứ nhất, Ủy ban hành chính kháng chiến Liên khu IV đã quyết định 7
  12. sáp nhập trường Quốc học Nguyến Công Trứ và trường Chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng, lấy tên là Trường phổ thông cấp 3 Huỳnh Thúc Kháng và là trường cấp 3 duy nhất của Nghệ An lúc bấy giờ. Học sinh không chỉ của tỉnh Nghệ An mà còn cả học sinh khu 3, khu 4, khu 5 vào học. Đến năm 1955, trường trở về Vinh. Từ năm 1962, do sự nghiệp giáo dục phát triển, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có nhiều trường cấp 3 ở các huyện được thành lập, trường được đổi tên là trường phổ thông cấp 3 Vinh; đến năm 1976 đổi tên là Trường phổ thông cấp 3 Vinh I. Năm 1981 được mang tên Trường trung học phổ thông Huỳnh Thúc Kháng cho đến ngày nay. Cùng với cả nước, thầy - trò trường Huỳnh sơ tán về các miền quê Nghệ - Tĩnh để hoàn thành sự nghiệp cách mạng trong giáo dục. Từ nhiệm vụ xóa nạn mù chữ, bình dân học vụ, Trường chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng đã cùng cả dân tộc bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp với vai trò là cơ sở giáo dục quan trọng của vùng tự do Liên khu 4 và một phần cho Liên khu 5 và Liên khu 3. Phạm vi và quy mô đào tạo của Trường mở rộng, vai trò của Trường trong hệ thống giáo dục mới là rất lớn. Do đó, đây cũng là thời kỳ có nhiều học sinh trở thành những tên tuổi lớn của đất nước trên mọi lĩnh vực như: Về chính trị, ngoại giao có Mai Kỷ (Bộ trưởng – Chủ tịch Uỷ ban Dân số và Kế hoạch hoá gia đình), Nguyễn Chí Vu (UVTW Đảng, Giáo sư, Tiến sĩ, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ), Trần Quang Sừng (Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ), Phạm Sĩ Liêm (Thứ trưởng Bộ Xây dựng. Phó Chủ tịch Hội Xây dựng Việt Nam), Nguyễn Đức Hòa (Thứ trưởng Bộ kế hoạch-đầu tư), Lê Mai (Thứ trưởng Bộ Ngoại giao), Hồ Tế (Bộ trưởng Bộ Tài chính), Nguyễn Đình Tứ (nguyên UV Bộ Chính trị), Hồ Tế (nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính), Lê Lộc (Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp), Phạm Song (nguyên BT Bộ Y tế), Nguyễn Chí Vu (nguyên BT Bộ CN nhẹ), Nguyễn Đình Lộc (nguyên BT Bộ Tư pháp), Trương Đình Tuyển (UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Thương mại, Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An), Lê Đức Thuý (UVTW Đảng CSVN, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), Trần Đình Đàn (Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam), Nguyễn Cảnh Dinh (UVTW Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam), Nguyễn Đình Lộc, (Bộ trưởng Bộ Tư pháp), Thái Phụng Nê (nguyên BT Bộ Năng lượng), Nguyễn Bá (Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An), Phạm Xuân Tùy (Phó Bí thư tỉnh uỷ Nghệ An. Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An )…; Lĩnh vực văn hóa, khoa học, nghệ thuật có các nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ, GS.NSND, GS.TS.NGND Phan Hữu Dật, GS.TS.NGND Nguyễn Tài Cẩn, PGS.TS. Văn Như Cương, GS. Hoàng Ngọc Hiến, TS. Tôn Gia Ngân, GS.Lê Khánh Bằng, GS.TS. Nguyễn Đức Nghinh, GS. Bùi Văn Nguyên, GS.NGND. Nguyễn Đình Chú, PGS.NGND. Trần Thanh Đạm, Nguyễn Đình Tứ, GS. Mai Kỷ, GS. Đinh Ngọc Lân, TS. Phạm Sỹ Liêm, GS.TS. Lê Thạc Cán, Phạm Song, PGS. Vũ Ngọc Khánh, GS.TSKH.VS Đào Vọng Đức, GS.TS. Phan Cự Nhân, Nhà văn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Nghĩa Dân, Nguyễn Kỳ, Hoàng Ngọc Di, Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Văn Ninh, Đoàn Xuân Mưỡu, Tân Nhân,… 8
  13. c) Từ sau 1975 Khi đất nước thống nhất, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực ngày càng cao. Đặc biệt, khi bước vào Đổi mới, đào tạo nhân lực không chỉ bức thiết về số lượng do sự bùng nổ của sự phát triển kinh tế, xã hội mà còn về chất lượng do yêu cầu của công cuộc hội nhập ngày càng sâu rộng vào khu vực và thế giới. Nhằm đáp ứng cho yêu cầu mới, thầy và trò trường THPT Huỳnh Thúc Kháng tiếp tục phát huy truyền thống, tinh thần vượt khó, nỗ lực thi đua dạy tốt - học tốt, viết thêm những trang sử truyền thống của nhà trường. Nhờ sự dìu dắt của các thầy, cô và ý chí, khát vọng vươn lên của chính mình, nhiều học sinh của trường đã thành đạt trên các lĩnh vực công tác khác nhau, trở thành lãnh đạo các cấp, nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ, thầy thuốc, nhà giáo, sỹ quan... Theo Mái trường xứng danh anh hùng, trải qua quá trình xây dựng và trưởng thành, từ mái trường này có gần hàng trăm người là cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước từ UV Bộ Chính trị, UVTƯ Đảng, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch tỉnh, tướng lĩnh quân đội, nhiều Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân, Nghệ sĩ Nhân dân... hàng trăm nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ có tên tuổi,… hàng ngàn giáo sư, tiến sĩ, doanh nhân giỏi,... có gần 6 vạn người có trình độ đại học và trên đại học, công tác trên mọi lĩnh vực khác nhau, mà tên tuổi của nhiều người đã trở thành niềm tự hào không những cho nhà trường mà còn cả quê hương đất nước. 2.2. Thực trạng của việc phát huy nét đẹp truyền thống của học sinh trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng trong thời kỳ hội nhập 2.2.1. Khảo sát thực trạng Chúng tôi đã tiến hành khảo nhiều đối tượng khác nhau về vấn đề phát huy nét đẹp truyền thống của học sinh trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng: cán bộ quản lý và các tổ chức đoàn thể; giáo viên; học sinh; phụ huynh… để từ đó phân tích nguyên nhân của thực trạng làm cơ sở đề ra những giải pháp phù hợp với thực tiễn. a) Khảo sát từ phía cán bộ quản lý nhà trường - Nội dung khảo sát như sau: Phiếu khảo sát ý kiến của cán bộ quản lí Họ và tên giáo viên………………………………………………………………… Chức vụ……………………………………………………………………………… Trường…......................................................................................................... Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào ô trống trong bảng có câu trả lời phù hợp với thầy /cô 9
  14. Chưa Quan Nội dung Có Không quan tâm tâm Theo thầy/cô, vấn đề phát huy nét đẹp truyền thống của học sinh trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng trong thời kỳ hội nhậpcó phải là một trong những mục tiêu giáo dục hàng đầu của nhà trường hiện nay không? Thầy/cô đã thực sự quan tâm và thực hiện những giải pháp để phát huy nét đẹp của học sinh trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng trong thời kỳ hội nhập hay chưa? Theo thầy/cô, nhà trường có cần phải đề ra hệ thống các giải pháp hiệu quả và đồng bộ để phát huy nét đẹp truyền thống của học sinh trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng thời kỳ hội nhập hay không? - Kết quả thu được như sau: Nội dung khảo sát TT Năm học CBQL trường Chưa Quan Có Không quan tâm tâm THPT Huỳnh Thúc 4/4 0/4 4/4 0/4 1 2020 -2021 Kháng 100% 0% 100% 0% b) Khảo sát từ phía giáo viên - Nội dung khảo sát như sau: Phiếu khảo sát ý kiến của giáo viên Họ và tên giáo viên………………………………………………………………… Giảng dạy môn……………………….Chủ nhiệm lớp……………………………. Trường…......................................................................................................... Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào ô trống trong bảng có câu trả lời phù hợp với thầy /cô 10
  15. Phiếu 1: Nét đẹp học sinh Nội dung Trí Năng Tài Nghĩa Chăm Trách Trung Khiêm tuệ động hoa tình chỉ nhiệm thực tốn Thầy/cô hãy liệt kê những nét đẹp truyền thống của học sinh trường Quốc Học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng Phiếu 2: Quan Chưa Nội dung Có Không tâm quan tâm Theo thầy/cô, vấn đề phát huy nét đẹp truyền thống của học sinh trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng trong thời kỳ hội nhập có phải là mục tiêu giáo dục hàng đầu của nhà trường không? Thầy/ cô đã thực sự quan tâm và thực hiện các biện pháp để phát huy nét đẹp của học sinh trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng trong thời kỳ hội nhập hay chưa? Theo thầy/cô, nhà trường có cần phải đề ra hệ thống các giải pháp hiệu quả và đồng bộ để phát huy nét đẹp truyền thống của học sinh trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng thời kỳ hội nhập hay không? - Kết quả thu được như sau: Nội dung khảo sát Nhận Năm Nhận TT GV trường thức Chưa học thức Quan chưa Có Không quan đúng và tâm đúng và tâm đủ đủ THPT 2020 – Huỳnh 80/100 20/10 95/100 5/100 85/100 15/100 1 2021 Thúc 80% 20% 95% 5% 85% 15% Kháng 11
  16. c)Khảo sát từ phía học sinh - Nội dung khảo sát như sau: Phiếu khảo sát ý kiến của học sinh Họ và tên học sinh…………………………………….Lớp………………………. Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào ô trống trong bảng có câu trả lời phù hợp với nhận thức của em. Phiếu 1 Nét đẹp học sinh Nội dung Trí Năng Tài Nghĩa Chăm Trách Trung Khiêm tuệ động hoa tình chỉ nhiệm thực tốn Em hãy liệt kê những nét đẹp truyền thống của học sinh trường Quốc Học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng Phiếu 2 Quan Chưa Nội dung Có Không tâm quan tâm Theo em, vấn đề phát huy nét đẹp truyền thống của học sinh trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng trong thời kỳ hội nhập có phải là mục tiêu giáo dục hàng đầu của nhà trường không? Em có quan tâm đến những biện pháp giáo dục truyền thống nhà trường nói chung và phát huy nét đẹp truyền thống của học sinh trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng thời kỳ hội nhập hay không ? Em có mong muốn nhà trường cần có những giải pháp đồng bộ và hiệu quả để phát huy nét đẹp của học sinh trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng trong thời kỳ hội nhập không? 12
  17. - Kết quả thu được như sau: Nội dung khảo sát Năm HS Nhận TT Chưa học trường Nhận thức thức chưa Có Quan tâm quan đúng và đủ đúng và Không tâm đủ THPT 2020 Huỳnh 1600/1700 100/1700 1600/1700 100/1700 1650/1700 50/1700 1 - Thúc 94,12% 5,8% 94,12% 5,8% 97,06% 2,94% 2021 Kháng c) Khảo sát từ phía phụ huynh - Nội dung khảo sát như sau: Phiếu khảo sát ý kiến của phụ huynh Họ và tên phụ huynh………………………………………………………………… Có con đang học tại lớp…………………………………………………………….. Trường…............................................................................................................. Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào ô trống trong bảng có câu trả lời phù hợp với ông/bà Phiếu 1 Nét đẹp học sinh Nội dung Trí Năng Tài Nghĩa Chăm Trách Trung Khiêm tuệ động hoa tình chỉ nhiệm thực tốn Ông/bà hãy liệt kê những nét đẹp truyền thống của học sinh trường Quốc Học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng 13
  18. Phiếu 2 Quan Chưa Nội dung Có Không tâm quan tâm Theo ông/bà vấn đề phát huy nét đẹp truyền thống của học sinh trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng trong thời kỳ hội nhập có phải là mục tiêu giáo dục hàng đầu của nhà trường không? Ông/bà có quan tâm đến những biện pháp giáo dục truyền thống nhà trường nói chung và phát huy nét đẹp truyền thống của học sinh trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng thời kỳ hội nhập hay không? Ông/bà có mong muốn nhà trường cần có những giải pháp đồng bộ và hiệu quả để phát huy nét đẹp của học sinh trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng trong thời kỳ hội nhập không? - Kết quả thu được như sau: Nội dung khảo sát Năm PH Nhận TT Nhận thức học trường thức chưa Chưa đúng và Có Không Quan tâm đúng và quan tâm đủ đủ THPT 2020 Huỳnh 1400/1700 300/1700 1500/1700 200/1700 1550/1700 150/1700 1 -2021 Thúc 82,35% 17,65% 88,24% 11,76% 91,18% 8,8% Kháng 2.2.2. Đánh giá số liệu khảo sát Kết quả khảo sát cho thấy: - Đa số cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh và phụ huynh hiểu biết về nét đẹp truyền thống của học sinh trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng trong suốt chiều dài lịch sử 100 năm dựng xây và phát triển. Học sinh trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng nổi tiếng với nét đẹp truyền thống: Trí tuệ - Năng động, Tài hoa – Nghĩa tình. - Đa số cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh, phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của việc phát huy nét đẹp truyền thống của học sinh trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng là mục tiêu, chiến lược phát triển của Nhà trường trong thời kỳ hội nhập, là nhiệm vụ chính trị của Nhà trường trước Đảng, 14
  19. Nhà nước, Tỉnh và Ngành Giáo dục Nghệ An trong việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương đất nước. - Đa số cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh quan tâm và mong muốn nhà trường cần có hệ thống các giải pháp hiệu quả và đồng bộ, lâu dài để giáo dục những thế hệ học sinh trường Quốc học mang nét đẹp truyền thống và hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục thời hội nhập và đóng góp xây dựng quê hương đất nước. 2.2.3. Phân tích nguyên nhân của thực trạng - Kết quả khảo sát nói trên chứng tỏ những năm qua nhà trường đã làm tốt công tác giáo dục truyền thống lịch sử của nhà trường trong giáo viên, học sinh và phụ huynh, tạo nên dự luận xã hội tích cực về uy tín, thương hiệu của ngôi trường thế kỷ trên quê hương Xô Viết. - Tuy nhiên, đa số cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh và phụ huynh đều có nhu cầu nhà trường ngày càng phát huy được nét đẹp truyền thống của học sinh trường Quốc học trong thời kỳ hội nhập, vươn tầm quốc tế, chứng tỏ cần có một hệ thống giải pháp mang tính đồng bộ và chuyển hóa trong tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của nhà trường. Từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi đã nghiên cứu và đề xuất những giải pháp phát huy nét đẹp truyền thống của học sinh trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng một cách mới mẻ, đồng bộ, hiệu quả, thiết thực. Hệ thống giải pháp này sẽ góp phần khắc phục thực trạng giáo dục truyền thống nhà trường trong thời kỳ hội nhập, góp phần đổi mới giáo dục phù hợp điều kiện lịch sử, văn hóa và xã hội của địa phương cũng như bắt nhịp được với yêu cầu, xu thế giáo dục hiện đại. II. Giải pháp để phát huy nét đẹp truyền thống của học sinh trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng trong thời kỳ hội nhập 1. Xây dựng triết lí giáo dục của nhà trường trong thời kỳ hội nhập 1.1. Căn cứ để xây dựng triết lý giáo dục của trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trong thời kỳ hội nhập Triết lí giáo dục là kim chỉ nam, định hướng cho toàn bộ hoạt động của giáo dục, thực chất là trả lời cho câu hỏi mấu chốt: toàn bộ hoạt động của hệ thống giáo dục hướng đến đào tạo ra con người nào, và vì sao lại như vậy? Mỗi quốc gia, dân tộc có triết lý giáo dục khác nhau; mỗi thời kỳ có triết lý giáo dục khác nhau nhằm đào tạo ra những con người với phẩm chất, năng lực cụ thể, tương ứng với giai đoạn phát triển đó; mỗi cơ sở giáo dục có triết lý giáo dục khác nhau mang tính đặc thù của từng ngôi trường. Là một trong những ngôi trường có truyền thống lâu đời bậc nhất và là điểm sáng của giáo dục Nghệ An và cả nước, trường Quốc học vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng đã xây dựng triết lý giáo dục riêng của trường qua các thời kỳ lịch sử. 15
  20. Trong giai đoạn hội nhập, nhà trường đã xây dựng triết lý giáo dục của trường mình dựa vào các căn cứ sau: - Căn cứ vào triết lý giáo dục của UNESCO Trong thế giới phẳng như hiện nay, giáo dục không chỉ dừng lại trong phạm vi của mỗi quốc gia hay lãnh thổ, mà giáo dục cũng đã được toàn cầu hóa bên cạnh sự bảo tồn những giá trị truyền thống. Tổ chức giáo dục quốc tế UNESCO đã công bố 4 trụ cột của giáo dục thế kỷ 21 đó là: Học để biết; Học để làm; Học để chung sống và Học để là mình. - Căn cứ vào mục tiêu của chương trình giáo dục trung học phổ thông 2018 đó là: Giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. - Căn cứ quan điểm chỉ đạo của Tỉnh và Ngành giáo dục Nghệ An: Việc đi đầu trong hội nhập giáo dục chính là nhiệm vụ tất yếu của nhà trường, xây dựng trường THPT Huỳnh Thúc Kháng thành trường tiến tiến theo xu thế hội nhập quốc tế, là mô hình trường tiêu biểu trong hệ thống trường THPT không chuyên của tỉnh Nghệ An. - Căn cứ vào truyền thống của nhà trường, truyền thống của học sinh trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Kháng (như đã đề cập ở phần cơ sở thực tiễn). - Căn cứ vào nhu cầu của giáo viên, học sinh, phụ huynh và niềm tin của xã hội đối với trường Quốc học Vinh – THPT Huỳnh Thúc Kháng. 1.2. Triết lý giáo dục của trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trong thời kỳ hội nhập quốc tế Từ những căn cứ nêu trên, tập thể nhà trường đã xây dựng triết lí giáo dục cho trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trong thời kỳ hội nhập quốc tế với xuất phát điểm: “giáo dục và đào tạo ra học sinh trường Huỳnh Thúc Kháng là những con người như thế nào? mang giá trị cốt lõi gì mà nhà trường muốn hướng đến cho người học?”. Cụ thể như sau: - Sứ mệnh: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng là nơi tạo dựng môi trường học tập nề nếp, kỷ cương, có chất lượng giáo dục cao, nơi mỗi học sinh có thể phát triển toàn diện – Tất cả cho học sinh và vì học sinh. - Tầm nhìn: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trở thành trường phổ thông không chuyên hàng đầu trong cả nước, là nơi học sinh trong tỉnh lựa chọn để học tập và rèn luyện, nơi giáo viên và học sinh đều có khát vọng vươn lên. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2