Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp đổi mới nâng cao chất lượng công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường THPT Số 2 Sa Pa
lượt xem 9
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Giải pháp đổi mới nâng cao chất lượng công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường THPT Số 2 Sa Pa" nhằm tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục chính trị, đạo đức lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh niên bằng nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt tuyên truyền qua hệ thống mạng xã hội, kênh phát thanh, kênh Fanpage, Youtube của Đoàn trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp đổi mới nâng cao chất lượng công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường THPT Số 2 Sa Pa
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT SỐ 2 THỊ XÃ SA PA SÁNG KIẾN GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN TRƯỜNG THPT SỐ 2 SA PA Họ và tên tác giả: Hoàng Ngọc Tài Chức vụ: Bí thư Đoàn trường Chuyên môn đào tạo: ĐHSP TDTTGDQP Tổ chuyên môn: Sinh – Hóa – TD – GDQP – CN Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác Đoàn thanh niên Tháng 4 năm 2022 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây: Số Họ và tên Ngày Nơi công Chức Trình độ Tỷ lệ (%)
- tác (hoặc đóng góp tháng nơi chuyên vào việc TT danh năm sinh thường môn tạo ra sáng trú) kiến Trường Bí thư ĐHSP Hoàng Ngọc 1 02/9/1987 THPT Số Đoàn TDTT 100% Tài 2 Sa Pa trường GDQP Là tác giả (các đồng tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến: Giải pháp đổi mới nâng cao chất lượng công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường THPT Số 2 Sa Pa. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến): không Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác Đoàn thanh niên trường học. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn): Ngày 01/10/2021. Mô tả rõ nội dung sáng kiến: + Về nội dung của sáng kiến: Các biện pháp áp dụng 1. Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục chính trị, đạo đức lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh niên bằng nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt tuyên truyền qua hệ thống mạng xã hội, kênh phát thanh, kênh Fanpage, Youtube của Đoàn trường...đáp ứng yêu cầu trong công tác phòng chống dịch Covid. 2. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực của cán bộ đoàn cả về tư tưởng, chính trị, tổ chức và hành động. Đặc biệt nâng cao năng lực chuyển đổi số, kỹ năng sử dụng mạng Internet và các công cụ hỗ trợ để tổ chức các hoạt động Đoàn. 3. Đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn theo các chủ đề, chủ điểm bám sát với thực tiễn, lồng ghép các trò chơi, các cuộc thi với công tác tuyên truyền giáo dục nhằm tạo hứng thú cho Đoàn viên thanh niên tham gia. 4. Thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, đánh giá hàng tuần, tháng, năm, có tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến qua các đợt thi đua; nghiên cứu lồng ghép các nội dung rèn luyện đoàn viên với việc cụ thể hóa việc học tập và làm theo Bác, gắn với thực hiện nhiệm vụ được giao của từng đoàn viên thanh niên.Tăng cường công tác quản lý đoàn viên, thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy trình và thủ tục kết nạp đoàn viên mới, chú trọng tuyên truyền và rèn luyện thử thách; không chạy theo số lượng, không hạ thấp tiêu chuẩn khi kết nạp thanh niên vào đoàn, phát triển đoàn viên với phương châm tăng về số lượng, mạnh về chất lượng, phát triển đi đôi với củng cố tổ chức cơ sở đoàn.
- 5. BCH Đoàn Trường cần làm tốt hơn công tác phối hợp với lãnh đạo nhà trường, các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là Giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường để có thể triển khai hiệu quả các hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên. Đoàn trường nên chủ động tham mưu với cấp ủy trong việc triển khai kế hoạch, hoạt động, việc xã hội hóa kinh phí xây dựng các công trình, phần việc thanh niên từ các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn Sa Pa. Đặc biệt là Hiệu trưởng nhà trường tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí để đoàn trường tổ chức thực hiện các hoạt động một cách hiệu quả. 6. Công tác Đoàn phải đổi mới và nâng cao hiệu quả các phong trào, chương trình hành động cách mạng, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên, khẳng định vai trò của Đoàn trong đồng hành, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên. 7. Tổ chức các hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên trong điều kiện phòng chống dịch Covid19 dưới nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là các hình thức trực tuyến khi không được tổ chức tập trung và nghỉ tránh dịch dài ngày. + Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Đa số học sinh trường THPT Số 2 Sa Pa là các em học sinh người dân tộc thiểu số và ở trong bán trú nhà trường nên việc tổ chức, huy động các em tham gia các hoạt động Đoàn đạt hiệu quả tốt. Bên cạnh đó cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường, máy tính, mạng internet, wifi có ở nhiều khu vực cũng tạo điều kiện thuật lợi cho việc học trực tuyến và tổ chức các hoạt động qua mạng. Khi đưa các giải pháp trên áp dụng vào hoạt động thực tiễn, chất lượng dạy và học của nhà trường ngày càng được nâng cao, đoàn viên, thanh niên chăm chỉ học tập, luôn có ý thức trau dồi đạo đức, các em đã trang bị cho mình những kiến thức cơ bản và kỹ năng sống để làm hành trang bước vào cuộc sống. Hoạt động đoàn thực sự đi vào chiều sâu, thu hút được đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia, các em có một môi trường tốt để hoàn thiện nhân cách và phát huy năng lực, sở trường của mình. Đặc biệt trong hoàn cảnh dịch Covid19 bùng phát mạnh các em có những kỹ năng, kiến thức cơ bản để bảo vệ sức khỏe, có nhiều điều kiện được rèn luyện với việc học trực tuyến, các hoạt động Đoàn dưới hình thức trực tuyến… Tính mới, tính sáng tạo, điểm khác biệt của sáng kiến so với giải pháp đã biết Trước khi áp dụng sáng kiến Sau khi áp dụng sáng kiến 1. Việc tổ chức tuyên truyền giáo dục 1. Dưới nhiều hình thức đa dạng như lý tưởng cách mạng, giáo dục chính phát thanh, các video youtube, kênh
- trị, đạo đức lối sống văn hóa cho đoàn Fanpage, hình thức thi tìm hiểu, tuyên viên, thanh niên còn hạn chế, chủ yếu truyền của cơ quan chuyên môn… đã là tuyên truyền miệng, hình thức chưa thu hút được nhiều đoàn viên thanh đa dạng, chưa thu hút được đông đảo niên tham gia, học tập lý tưởng cách đoàn viên thanh niên hưởng ứng học mạng, giáo dục chính trị, pháp luật, tập. đạo đức, lối sống văn hóa… 2. Cán bộ đoàn của các chi đoàn còn 2. Sau khi được tập huấn các kỹ năng, rụt rè, nhút nhát và đặc biệt là triển nghiệp vụ công tác đoàn, đặc biệt là khai các hoạt động liên quan đến trực việc sử dụng các ứng dụng mạng tuyến qua mạng internet còn chậm, internet, phần mềm quản lý đoàn chưa đạt hiệu quả theo yêu cầu. viên, app thanh niên Việt Nam, hầu hết các cán bộ đoàn đã sử dụng và triển khai công tác đoàn và phong trào thanh niên đến chi đoàn một cách kịp thời và hiệu quả. 3. Hình thức sinh hoạt chi đoàn chưa 3. Hình thức tổ chức sinh hoạt chi đa dạng, còn tổ chức hình thức, đa đoàn được tổ chức đa dạng với nhiều phần chỉ là đánh giá, nhận xét và ít chủ đề khác nhau, các chủ đề sinh hoạt động tập thể cho đoàn viên hoạt được thể hiện đa dạng như trò thanh niên tham gia. chơi tập thể, các cuộc thi cá nhân, cuộc thi giữa các nhóm trong lớp… thu hút nhiều đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia. 4. Công tác kiểm tra đánh gia của các 4. Đánh giá đoàn viên, thanh niên theo chi đoàn còn thực hiện chưa tốt, chưa từng tuần, từng tháng, từng học kì và đánh giá đoàn viên theo từng hoạt cả nhiệm kỳ. Kịp thời giáo dục, rèn động, mới chỉ dừng lại ở việc xét luyện ĐVTN chậm tiến thay đổi. Tạo hạnh kiểm của GVCN và tính đánh nhiều hoạt động cho thanh niên tham giá sang công tác Đoàn. Công tác rèn gia, giới thiệu được nhiều thanh niên luyện Đoàn viên, giới thiệu thanh ưu tú đủ điều kiện tham gia học lớp niên ưu tú cho đoàn còn mang tính đối tượng và đủ điều kiện kết nạp hình thức, chất lượng tham gia còn đoàn viên. chưa cao. 5. Đoàn trường chưa phối hợp tốt với 5. Đoàn trường đã phối hợp tốt với các bộ phận trong nhà trường, đặc các tổ chức, bộ phận trong nhà biệt là giáo viên chủ nhiệm, mới trường: như tổ chức công đoàn trong dừng lại ở việc thông báo, gửi văn việc phối hợp tổ chức các hoạt động bản đến GVCN để triển khai đến chi cho giáo viên, phối hợp tốt với đoàn. Chưa tham mưu được cho chi GVCN, hướng dẫn GVCN tổ chức bộ về việc xã hội hóa kinh phí sử các hoạt động cho học sinh. Tham dụng cho đoàn, chưa trình được hiệu mưu cho chi bộ về công tác xã hội
- trưởng nhà trường để xin kinh phí hóa các doanh nghiệp đang cung cấp hoạt động, chủ yếu kinh phí từ nguồn dịch vụ cho nhà trường và các doanh Đoàn phí, quỹ thanh niên còn hạn nghiệp trên địa bàn. Đã trình xin kinh chế. phí tổ chức cho giải thể thao, văn hóa văn nghệ, các hoạt động khác... 6. Các hoạt động đoàn còn chưa được 6. Các hoạt động xung kích, tình đổi mới, đa phần do Bí thư đoàn nguyện vì cộng đồng được xây dựng trường xây dựng, tìm hoạt động để đa dạng, ĐVTN đã tự chủ động, tích triển khai, các chi đoàn chưa có sự cực tham gia các hoạt động như: hoạt chủ động, chưa tìm hiểu nhiều về các động giúp đỡ hỗ trợ các điểm tiêm phong trào tình nguyện, chưa có tính Vắc xin Covid19, hoạt động vệ sinh xung kích, sáng tạo. Tham gia chưa bảo vệ môi trường, trồng cây xanh, thực sự nhiệt tình và còn mang tính xây dựng công trình thanh niên…Các hình thức. hoạt động đó do cán bộ đoàn tự xây dựng và triển khai thực hiện. 7. Trước tình hình dịch Covid19 diễn 8. Bằng việc tổ chức nhiều cuộc thi, biến phức tạp, nghỉ tránh dịch diễn ra hoạt động qua hình thức trực tuyến nhiều, ĐVTN đã quen với việc sinh như cuộc thi làm video về Đoàn, cuộc hoạt Đoàn trực tiếp nên việc sử dụng thi văn nghệ qua làm MV, cuộc thi các hình thức trực tuyến để sinh hoạt làm tập san bằng máy tính đăng trên đoàn còn hạn chế. Các cán bộ đoàn kênh Fanpage… hay tham gia các cuộc chậm, hoặc không triển khai tổ chức thi trực tuyến qua app thanh niên Việt được các hoạt động qua mạng, dẫn Nam, các cuộc thi tìm hiểu do Đoàn đến các cuộc thi, các hoạt động trực cấp trên, Sở GD&ĐT, tỉnh ủy Lào tuyến còn chậm và hiệu quả chưa Cai…phát động, Đoàn viên thanh niên cao. được rèn kỹ năng, nghiệp vụ và thực hiện rất hiệu các hoạt động trong tình hình dịch Covid19 diễn biến phức tạp. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Cơ sở vật chất của nhà trường, hệ thống mạng internet có dây và không dây… Đánh giá lợi ích/hiệu quả thu được hoặc dự kiến có thể thu được so với trước và sau khi áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: + Hiệu quả kinh tế:…………………………………………………. + Hiệu quả xã hội:…………………………………………………. + Hiệu quả trong công tác chuyên môn, công tác quản lý: Qua thời gian áp dụng sáng kiến, kỹ năng, nghiệp vụ của cán bộ Đoàn các chi đoàn đã được nâng cao, công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong trường đã có sự thay đổi rõ rệt. Việc đổi mới quản lý, số hóa, sử dụng các phần mềm, ứng dụng
- cơ bản công nghệ thông tin vào công tác đoàn tạo ra nhiều hình thức, hoạt động phong phú, giúp đoàn viên thanh niên nhà trường có nhiều sân chơi bổ ích, hoạt động tích cực, đổi mới chất lượng công tác đoàn cũng như chất lượng chuyên môn. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được so với trước và sau khi áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Không Danh sách những người tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Không. Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Sa Pa, ngày 12 tháng 5 năm 2022 Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Hoàng Ngọc Tài
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Giải pháp đổi mới nâng cao chất lượng công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường THPT Số 2 Sa Pa. Họ và tên tác giả: Hoàng Ngọc Tài Mã số: ……………. (tác giả không ghi vào phần này) 1. Tình trạng giải pháp đã biết: 1.1. Việc tổ chức tuyên truyền giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục chính trị, đạo đức lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh niên chủ yếu là tuyên truyền miệng, tuyên truyền bằng bản cứng, hình thức chưa đa dạng, chưa thu hút được đông đảo đoàn viên thanh niên hưởng ứng học tập. 1.2. Cán bộ đoàn của các chi đoàn còn rụt rè, nhút nhát, kỹ năng nghiệp vụ công tác đoàn còn yếu và đặc biệt là triển khai các hoạt động liên quan đến trực tuyến qua mạng internet còn chậm, chưa đạt hiệu quả theo yêu cầu. 1.3. Hình thức sinh hoạt chi đoàn chưa đa dạng, còn tổ chức hình thức, đa phần chỉ là đánh giá, nhận xét và ít hoạt động tập thể cho đoàn viên thanh niên tham gia. 1.4. Công tác kiểm tra đánh giá của các chi đoàn còn thực hiện chưa tốt, chưa đánh giá đoàn viên theo từng hoạt động, mới chỉ dừng lại ở việc xét hạnh kiểm của GVCN và tính đánh giá sang công tác Đoàn. Công tác rèn luyện Đoàn viên, giới thiệu thanh niên ưu tú cho đoàn còn mang tính hình thức, chất lượng tham gia còn chưa cao. 1.5. Đoàn trường chưa phối hợp tốt với các bộ phận trong nhà trường, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, mới dừng lại ở việc thông báo, gửi văn bản đến GVCN để triển khai đến chi đoàn. Chưa tham mưu được cho chi bộ về
- việc xã hội hóa kinh phí sử dụng cho đoàn, chưa trình được hiệu trưởng nhà trường để xin kinh phí hoạt động, chủ yếu kinh phí từ nguồn Đoàn phí, quỹ thanh niên còn hạn chế. 1.6. Các hoạt động đoàn còn chưa được đổi mới, đa phần do Bí thư đoàn trường xây dựng, tìm hoạt động để triển khai, các chi đoàn chưa có sự chủ động, chưa tìm hiểu nhiều về các phong trào tình nguyện, chưa có tính xung kích, sáng tạo. Tham gia chưa thực sự nhiệt tình và còn mang tính hình thức. 1.7. Trước tình hình dịch Covid19 diễn biến phức tạp, nghỉ tránh dịch diễn ra nhiều, ĐVTN đã quen với việc sinh hoạt Đoàn trực tiếp nên việc sử dụng các hình thức trực tuyến để sinh hoạt đoàn còn hạn chế. Các cán bộ đoàn chậm, hoặc không triển khai tổ chức được các hoạt động qua mạng, dẫn đến các cuộc thi, các hoạt động trực tuyến còn chậm và hiệu quả chưa cao. 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: Mục đích của giải pháp: Nhằm nâng cao chất lượng công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường THPT Số 2 Sa Pa. 2.1. Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục chính trị, đạo đức lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh niên Nhằm nắm được thực trạng công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục chính trị, đạo đức lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh niên, tôi tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của 10 đoàn viên, thanh niên đại diện mỗi chi đoàn, kết quả như sau: Câu hỏi: Em có nắm được các nội dung tuyên truyền, giáo dục chính trị, đạo đức lối sống mà Đoàn trường và chi đoàn triển khai không? Trả lời Chi đoàn Không Nhớ 50% Nhớ hoàn toàn 10A1 7 3 0 10A2 6 4 0 10A3 8 2 0 10A4 7 3 0 11A1 6 3 1 11A2 5 4 1 11A3 6 4 0 11A4 4 5 1 12A1 3 5 2 12A2 6 3 1 12A3 3 3 4 Để thay đổi thực trạng trên và đổi mới trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục chính trị, đạo đức lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh niên. Ngay từ sau đại hội tôi đã ra quyết định thành lập và bổ sung thành viên vào Ban thông tin truyền thông, ban phát thanh của Đoàn trường.
- Đối với ban phát thanh: đã lập kế hoạch hoạt động tổng thể trong nhiệm kỳ 2021 – 2022, trong kế hoạch có ghi cụ thể theo tháng các nội dung, chủ đề tuyên truyền, các hình thức phát thanh với nhiều nội dung đa dạng. Bên cạnh đó, mỗi tuần sẽ có chi tiết chủ đề phát thanh tuyên truyền, với hình thức như phóng sự, nhạc cổ động, câu chuyện … Đặc biệt những nội dung, hình thức và hoạt động của Ban phát thanh đều do thành viên là học sinh, cán bộ Đoàn được lựa chọn từ các chi đoàn, được tập huấn nghiệp vụ và hướng dẫn công việc chi tiết. Đối với Ban thông tin, truyền thông: Thực hiện công tác tuyên truyền trên nền tảng mạng xã hội FaceBook, kênh youtube. Bằng việc thành lập kênh Fanpage Đoàn trường, triển khai đến tất cả các chi đoàn cho đoàn viên, thanh niên tham gia vào Fanpage. Mỗi một chủ điểm, chương trình và hoạt động của Đoàn trường đều được ban thông tin đăng tin lên Fanpage Đoàn trường, đặc biệt là những bài tuyên truyền, giáo dục, những câu chuyện hay, những tấm gương người tốt việc tốt … Sau khi đăng tin tức trên kênh Fanpage các thành viên trong ban thông tin, truyền thông sẽ cho quay video các hoạt động, các chương trình hay các chủ đề tạo thành một chương trình hay tin tức bằng video và đăng lên kênh Youtube của Đoàn trường. Triển khai đến các chi đoàn bằng đường link Fanpage, youtube, thu hút được rất nhiều lượt tham gia từ các đoàn viên, thanh niên các chi đoàn. Ngoài ra tại các chương trình ngoại khóa, các buổi sinh hoạt tập thể của Đoàn trường, thay vì việc đứng đọc tuyên truyền nội dung, tôi đã đưa ra các hình thức khác như: Sân khấu hóa các nội dung tuyên truyền, tổ chức thành các cuộc thi tìm hiểu, mời những đơn vị chức năng trực tiếp về tuyên truyền,... Phối hợp với ban quản lý bán trú, hướng dẫn học sinh bán trú việc sinh hoạt, học tập, kỹ năng sống tập thể, hướng dẫn chương trình một ngày bán trú … Sau khi áp dụng các giải pháp trên, tôi một lần nữa tiến hành khảo sát tương tự như khảo sát đầu năm, kết quả thu được: Câu hỏi: Em có nắm được các nội dung tuyên truyền, giáo dục chính trị, đạo đức lối sống mà Đoàn trường và chi đoàn triển khai không? Trả lời Chi đoàn Không Nhớ 50% Nhớ hoàn toàn 10A1 1 2 7 10A2 0 3 7 10A3 0 2 8 10A4 0 3 7 11A1 1 1 8 11A2 0 1 9 11A3 2 2 6 11A4 0 2 8 12A1 1 2 7 12A2 0 2 8
- 12A3 0 1 9 Vậy, bằng việc đổi mới và đưa ra nhiều giải pháp, đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin thì công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống văn hóa cho đoàn viên thanh niên đã có nhiều tác dụng tích cực. Đoàn viên thanh niên đã hưởng ứng, tích cực bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức, lối sống. Không còn tình trạng đoàn viên thanh niên thiếu lý tưởng, buông thả bản thân, không còn tình trạng đoàn viên thanh niên vi phạm đạo đức và đa số đoàn viên thanh niên có lối sống lành mạnh, tích cực, tham gia nhiệt tình vào công tác đoàn và phong trào thanh niên nhà trường cũng như tích cực học tập kiến thức. 2. 2. Công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ đoàn Ngay đầu năm học, việc củng cố, xây dựng tổ chức đoàn của các chi đoàn là một vấn đề rất quan trọng, đặc biệt với các chi đoàn khối 10, chưa tổ chức đại hội nên việc thành lập một BCH lâm thời là rất cấp thiết để hoạt động đoàn. Từ thực tế cán bộ đoàn từ năm học trước và cán bộ đoàn là học sinh lớp 10 mới vào trường, hầu hết các em chưa được làm quen nhiều với công tác đoàn và phong trào thanh niên trường THPT, đa số các em là người dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn, bản thân các em thường thiếu tự tin, nhút nhát trong việc tham gia hoặc tổ chức các hoạt động. Với tổng số cán bộ đoàn của các chi đoàn học sinh là 33 và 03 cán bộ đoàn từ chi đoàn giáo viên, tôi có làm khảo sát với câu hỏi: Đồng chí hiểu thế nào về công tác đoàn thì thu được kết quả: Chi đoàn Kết quả Không biết gì Bảo đâu làm đó Đã nắm rõ Học sinh 22 11 0 Giáo viên 0 1 2 Từ thực tế đó, ngay sau khi các chi đoàn lựa chọn xong cán bộ đoàn tôi đã tổ chức lớp tập huấn đầu nhằm bồi dưỡng, nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ công tác đoàn cho các em cán bộ đoàn các chi đoàn. Trong buổi tập huấn các cán bộ đoàn được học tập về: + Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chi đoàn, ban chấp hành và bí thư đoàn. + Đại hội chi đoàn: Những công việc chuẩn bị để tiến hành đại hội chi đoàn và tiến trình tổ chức đại hội chi đoàn. + Tập một số ca khúc sinh hoạt tập thể. + Sử dụng trang tính google trong việc theo dõi nền nếp đoàn viên thanh niên. Tạo biểu trực tuyến, chia sẻ thông tin theo dõi rèn luyện đoàn viên. Mở đầu buổi tập huấn các cán bộ đoàn được khởi động bằng nhiều trò chơi vui vẻ, tạo hứng khởi trước khi vào tập huấn các nội dung. Các chủ đề
- được xây dựng trên các slide rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, thêm vào đó là những ví dụ minh họa và tương tác cùng cán bộ đoàn. Xen giữa các chủ đề là các trò chơi tạo sự sôi nổi, yêu cầu cán bộ đoàn phải thể hiện bản thân, phải chủ động tham gia tích cực, giúp cán bộ đoàn tự tin hơn, năng động hơn. Kết quả: 100% cán bộ đoàn tham gia tập huấn đã nắm vững về công tác đoàn, biết được việc mình cần phải làm để xây dựng công tác Đoàn và phong trào thanh niên của chi đoàn mình. Vào đầu tháng 11, dưới tình hình dịch bệnh Covid19 đang diễn biến hết sức phức tạp, tôi đã xây dựng và tổ chức 02 cuộc thi trực tuyến chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Đó là cuộc thi ảnh đẹp với chủ đề: “Trường THPT Số 2 Sa Pa trong trái tim tôi” và cuộc thi thiết kế video với chủ đề: “Người thầy của tôi”, đây là cuộc thi rất mới đối với đoàn viên, thanh niên và các chi đoàn trong nhà trường. Rất nhiều cán bộ đoàn không biết sẽ phải làm như thế nào, do đó tôi đã tổ chức buổi tập huấn thứ 2 cho các cán bộ Đoàn. Ở buổi tập huấn thứ 2 các cán bộ đoàn đã được tập huấn về: + Kỹ thuật sử dụng các ứng dụng camera trên điện thoại thông minh, trong đó có phần chụp ảnh, chỉnh sửa hình ảnh… + Kỹ thuật sử dụng các ứng dụng tạo video trên điện thoại thông minh, trong đó có kỹ thuật quay video, cắt, ghép video, lồng tiếng, nhạc cho video… + Hướng dẫn truy cập Fanpage, youtube Đoàn trường, chia sẻ, thu hút người khác xem và chia sẻ ảnh và video sản phẩm của chi đoàn mình. Qua buổi tập huấn, các cán bộ đoàn của các chi đoàn được hướng dẫn, thực hành các thao tác và sử dụng tốt các ứng dụng cơ bản để làm ảnh đẹp và video đúng theo chủ đề. Kết quả: 100% cán bộ đoàn biết sử dụng camera điện thoại để chụp ảnh, quay video. 100% cán bộ đoàn đã biết sử dụng ứng dụng Capcut để cắt, ghép, chỉnh sửa và làm được video. 100% cán bộ đoàn đã biết cách truy cập Fanpage, youtube của đoàn trường, biết chia sẻ sản phẩm của chi đoàn. Đứng trước tình hình đất nước ta đang đổi mới, các ngành đang dần chuyển hoàn thành chuyển đổi số. Nghiệp vụ quản lý công tác đoàn viên cũng dẫn phải thay đổi. Theo yêu cầu của tỉnh đoàn và thị đoàn sa pa về việc đăng ký thông tin chung lên hệ thống quản lý đoàn viên bằng app Thanh niên Việt Nam, tôi đã tổ chức buổi tập huấn thứ 3 cho các bộ đoàn chủ chốt của các chi đoàn. Ở buổi tập huấn này cán bộ đoàn được tìm hiểu về: + Kỹ năng truyền thông đối với cán bộ Đoàn Hội Đội. + Đăng ký xác thực thông tin Đoàn viên bằng app Thanh niên Việt Nam. + Tạo tài khoản trên hệ thống quản lý đoàn viên trên internet, phê duyệt đoàn viên, sử dụng một số chức năng cơ bản của hệ thông quản lý đoàn viên.
- Qua buổi tập huấn 100% cán bộ đoàn của các chi đoàn đã nắm được một số kỹ năng truyền thông, biết đăng ký xác thực thông tin bằng app và đã duyệt được cho bản thân vào hệ thống quản lý đoàn viên. Biết cách hướng dẫn cho đoàn viên của chi đoàn mình thực hiện. Đến hiện tại đã có trên 50% đoàn viên được xác thực trên hệ thống quản lý chung của Đoàn. 2.3. Công tác sinh hoạt chi đoàn Trong năm học trước, công tác sinh hoạt chi đoàn đã thực hiện thường xuyên, tuy nhiên hình thức tổ chức chưa đa dạng, chủ yếu chỉ là nhận xét, đánh giá, xếp loại theo tuần, hoạt động ngoại khóa chỉ dừng lại ở việc đọc các nội dung tuyên truyền theo chủ đề. Các hoạt động đó dễ gây nhàm chán cho đoàn viên thanh niên, và dần dần về sau không thu hút được đoàn viên thanh niên dẫn đến chất lượng công tác sinh hoạt chi đoàn không tốt. Trước thực tế đó tôi đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng công tác sinh hoạt chi đoàn. Trước hết, ngay từ đầu nhiệm kỳ tôi đã xây dựng các chủ đề ngoại khóa sinh hoạt dưới cờ, các chủ đề sinh hoạt lớp theo từng tuần, từng tháng, bám sát theo tình hình thực tiễn. Đối với giờ sinh hoạt ngoại khóa dưới cờ, lớp trực tuần phải chuẩn bị các nội dung trong tuần trước đó và gửi cho đoàn trường duyệt vào thứ 7 tuần trước. Đổi mới hình thức sinh hoạt bằng các hoạt động như tổ chức cuộc thi giữa các chi đoàn, tổ chức trò chơi, hay sân khấu hóa các chủ đề tuyên truyền… Đối với giờ sinh hoạt lớp, phần tổng kết hoạt động và triển khai công việc tuần sau được giới hạn thời gian ngắn, còn lại đa số thời gian để dành cho chi đoàn tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo chủ đề. Hình thức tổ chức cũng tương tự như giờ chào cờ, đưa vào các hoạt động ngoại khóa các trò chơi vui vẻ, các cuộc thi giữa các cá nhân, nhóm, tổ trong lớp … tổ chức sao cho đoàn viên thanh niên trong lớp hưởng ứng, tham gia tích cực, nhiệt tình trong các hoạt động. Trong tình hình dịch bệnh Covid19 kéo dài, có tuần, tháng phải nghỉ để tránh dịch thì công tác sinh hoạt chi đoàn cũng gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên bằng việc sử dụng các trang mạng xã hội như zalo, facebook …để thực hiện sinh hoạt chi đoàn đã được triển khai hiệu quả. Các chi đoàn tham gia sinh hoạt qua các nhóm zalo, nhóm facebook, nhóm messenger hay bằng nhiều trang mạng khác, để cùng đưa ra ý kiến về một việc phải làm, hay tìm hiểu chủ đề theo kế hoạch đã đề ra, hay tham gia các cuộc thi trực tuyến…cũng thu hút được rất nhiều đoàn viên hưởng ứng, và tích cực tham gia. Kết quả: 100% các chi đoàn đã thực hiện đổi mới sinh hoạt chi đoàn, tổ chức dưới nhiều hình thức như trò chơi, cuộc thi, sân khấu hóa, tuyên truyền bằng video, hình ảnh … thu hút được đông đảo đoàn viên thanh niên trong chi đoàn tích cực tham gia, giúp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn, tạo sự đoàn kết trong chi đoàn, giúp đoàn viên thanh niên tích cực, mạnh dạn hơn.
- 2.4. Công tác kiểm tra đánh giá, quản lý đoàn viên, kết nạp đoàn viên Năm học trước công tác kiểm tra, đánh giá chưa được chú trọng, hàng tuần, hàng tháng hoặc qua các đợt thi đua chủ điểm chưa đánh giá đúng được sự tham gia của các chi đoàn, mới chỉ tuyên dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể vào các dịp như cuối kỳ I, kỷ niệm ngày thành lập đoàn 26/3. Trước thực tế đó, ngay từ đầu năm học được chi bộ nhà trường giao về việc quản lý nền nếp học sinh, tôi đã thành lập ngay đội Thanh niên xung kích, theo dõi nền nếp, việc chấp hành nội quy, quy định của đoàn viên thanh niên trong các chi đoàn, qua đó làm minh chứng đánh giá chính xác việc rèn luyện của đoàn viên thanh niên. Khi thực hiện công việc, tôi đã cho đội thanh niên xung kích xây dựng biểu theo dõi nền nếp hàng tuần, biểu này được chia sẻ cho tất cả giáo viên chủ nhiệm, bí thư các chi đoàn để biết thông tin vi phạm của đoàn viên thanh niên chi đoàn mình. Cuối mỗi tuần đội thanh niên xung kích sẽ tổng hợp và chấm điểm theo biểu điểm đã thống nhất với tổ chủ nhiệm, từ biểu chấm điểm đó sẽ xếp loại các chi đoàn theo từ tự từ cao xuống thấp. Ngoài ra, đội thanh niên xung kích cũng sẽ làm một bản báo cáo chi tiết việc chấp hành nền nếp của tất cả các chi đoàn, trong báo cáo này sẽ có số liệu cụ thể về tỉ lệ chuyên cần, nền nếp ra vào lớp, việc chấp hành an toàn giao thông, việc tham gia học tập trên lớp …báo cáo sẽ được gửi cho chi bộ và chuyển lại cho các chi đoàn được biết. Bí thư các chi đoàn, căn cứ vào đánh giá nền nếp của Đoàn trường, căn cứ tình hình thực tế của đoàn viên thanh niên tham gia các hoạt động của chi đoàn, phân xếp loại đoàn viên theo từng tuần, tổng hợp theo tháng, học kì và cả nhiệm kỳ. Qua các hoạt động chủ điểm, các đợt thi đua chào mừng các ngày lễ lớn trong năm, Đoàn trường sẽ có báo cáo chi tiết việc tham gia các hoạt động của chi đoàn, trong đó sẽ có tuyên dương, phê bình các cá nhân, tập thể; Đoàn trường đã nghiên cứu lồng ghép các nội dung rèn luyện đoàn viên với việc cụ thể hóa việc học tập và làm theo Bác, gắn với thực hiện nhiệm vụ được giao của từng đoàn viên thanh niên. Tăng cường công tác quản lý đoàn viên, thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy trình và thủ tục kết nạp đoàn viên mới, chú trọng tuyên truyền và rèn luyện thử thách; không chạy theo số lượng, không hạ thấp tiêu chuẩn khi kết nạp thanh niên vào đoàn, phát triển đoàn viên với phương châm tăng về số lượng, mạnh về chất lượng, phát triển đi đôi với củng cố tổ chức cơ sở đoàn. Qua 02 đợt tổ chức, 120 thanh niên ưu tú đã được tham gia lớp tập huấn đối tượng đoàn, được tìm hiểu về tổ chức Đảng, tổ chức đoàn và phấn đấu trở thành người đoàn viên. Kết quả, đã có 116 thanh niên ưu tú được làm thủ tục và tổ chức kết nạp vào hàng ngũ của đoàn.
- 2.5. Công tác phối hợp giữa Đoàn trường với nhà trường và các đoàn thể khác * Phối hợp giữa Đoàn trường và nhà trường Những năm học trước đây, tuy đã có quy chế phối hợp giữa Đoàn và nhà trường, nhưng hầu hết các hoạt động của Đoàn trường đều do BCH chủ động thực hiện, chưa có nhiều sự hỗ trợ từ nhà trường. Trong nhiệm kỳ này, tôi đã thực hiện tốt hơn công tác phối hợp với nhà trường, bằng việc tham mưu cho Hiệu trưởng nhà trường trong việc xã hội hóa kinh phí cho công trình thanh niên, xin kinh phí tổ chức các hoạt động lớn trong nhà trường như kinh phí tổ chức thi thể thao, văn nghệ, …Trong nhiệm kỳ đã xã hội hóa được hơn 173 triệu đồng (190 máy tính cầm tay, 290 chăn ấm) quà cho học sinh từ chương trình Đông ấm cùng WonHome, xã hội hóa được hơn 20 triệu đồng vật liệu xây dựng công trình thanh niên (lò ủ nước nóng cho học sinh bán trú). Các giải thưởng liên quan đến các phong trào thi đua của Đoàn trường trong nhà trường cũng được nhà trường ủng hộ đầy đủ như: Giải thể thao đá cầu, bóng đá; giải thi ảnh đẹp, làm video về thầy cô, làm video văn nghệ, cuộc thi làm tập san, thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng … * Phối hợp giữa Đoàn trường và các bộ phận trong nhà trường Trong nhiệm kỳ này ngay từ đầu tôi đã lên kế hoạch phối hợp với các bộ phận trong nhà trường. Phối hợp với phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn về công tác chuyên môn của giáo viên, chất lượng học tập của học sinh, công tác học sinh mũi nhọn như thi học sinh giỏi, thi nghiên cứu khoa học, sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng… Phối hợp với công đoàn nhà trường trong việc tổ chức kỷ niệm các ngày lễ cho giáo viên như ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày phụ nữ Việt nam 20/10, ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 bằng nhiều hình thức như tổ chức thể thao, tọa đàm, lễ kỷ niệm ngoài ra còn phối hợp trong việc giao lưu với các chi đoàn bạn. Phối hợp với Tổ chủ nhiệm, hướng dẫn và triển khai các hoạt động đoàn đến chi đoàn một cách hiệu quả. Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò rất quan trọng trong chi đoàn đặc biệt là công tác thu nộp Đoàn phí, có thể lấy ý kiến của giáo viên chủ nhiệm trước khi tổ chức các hoạt động đoàn và phong trào thanh niên để có thể triển khai một cách hiệu quả nhất. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục những thanh niên chậm tiến vì mục tiêu chung của nhà trường. 2.6. Các phong trào, chương trình hành động cách mạng, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên, khẳng định vai trò của Đoàn trong đồng hành, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên
- Những năm trước các phong trào và chương trình tình nguyện của Đoàn trường có thực hiện, nhưng chỉ dừng ở mức khi nào Đoàn cấp trên có kế hoạch thì đoàn trường mới triển khai, chính vì thế chưa có sự chủ động và hiệu quả công tác chưa cao. Trong nhiệm kỳ này, tôi xác định phong trào, chương trình hành động cách mạng, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên, khẳng định vai trò của Đoàn trong đồng hành, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên là một nội dung cực kỳ quan trọng, nếu thực hiện tốt sẽ thu hút, tập hợp được nhiều đoàn viên thanh niên tham gia. Qua đó tôi đã áp dụng một số giải pháp: Thứ nhất, ngay từ đầu nhiệm kỳ tôi đã phân công, lựa chọn cán bộ đoàn và thành lập lên câu lạc bộ tình nguyện của Đoàn trường, xây dựng kế hoạch cụ thể về việc tổ chức các phong trào, các chương trình tình nguyện trong nhiệm kỳ. Thứ hai, chủ động liên hệ với Đoàn cấp trên, đoàn các xã bạn để tìm hiểu các chương trình tình nguyện trong năm, phối hợp với Đoàn cấp trên và đoàn xã bạn để cùng tổ chức chương trình. Thứ 3, phối hợp với ban lao động, ban quản lý bán trú để xây dựng các phong trào, chương trình hành động trong nhà trường. Kết quả đã tổ chức được rất nhiều phong trào và chương trình tình nguyện trong nhiệm kỳ như: Phối hợp với Đoàn xã Bản Hồ, Mường Bo hỗ trợ các điểm tiêm vắc xin phòng Covid19; phối hợp với Đoàn xã Mường Bo trong trực chốt kiểm dịch thuộc địa phận xã giáp ranh với Huyện Bảo Thắng; tổ chức cho đoàn viên thanh niên xây dựng công trình thanh niên (lò ủ nước nóng cho học sinh bán trú); thực hiện chương trình ngày thứ 7 tình nguyện, ngày chủ nhật xanh; hưởng ứng xây dưng mô hình vườn cây thanh niên, trồng hoa và cây xanh trong khuôn viên nhà trường; Tham gia cùng Thị đoàn trong chương trình tháng 3 biên giới tại xã Y Tý thuộc huyện Bát Xát; thường xuyên phối hợp với ban lao động nhà trường cho đoàn viên thanh niên dọn dẹp, vệ sinh trường lớp, chăm sóc hoa, cây xanh, về sinh môi trường trong và ngoài nhà trường… 2.7. Tổ chức các hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên trong điều kiện phòng chống dịch Covid19 Trước tình hình dịch Covid19 còn diễn biến phức tạp, nguy cơ lây nhiễm cao và khả năng nghỉ trách dịch và học trực tuyến là khó có thể tránh khỏi. Trước tình hình đó tôi đã xây dựng kế hoạch để tổ chức hoạt động đoàn và phong trào thanh niên bằng nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là hình thức trực tuyến. Đối với công tác tuyên truyền, giáo dục thực hiện trên kênh Fanpage và kênh youtube của Đoàn trường. Đối với thực hiện tham gia các cuộc thi ngoài trường: Hướng dẫn cho
- đoàn viên thanh niên tham gia các cuộc thi trực tuyến như An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai, cuộc thi tìm hiểu về đoàn trên app Thanh niên Việt Nam, cuộc thi học tập và làm theo bác, cuộc thi tìm hiểu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hưởng ứng cuộc thi cổ động phòng chống Covid19 qua nền tảng Tik tok của Trung tâm y tế Sa Pa … Tổ chức các cuộc thi, có giải cho các chi đoàn: Như cuộc thi ảnh đẹp (thực hiện chấm điểm trên Fanpage của đoàn trường), cuộc thi làm video về thầy cô (Chấm điểm qua video trên kênh Youtube của Đoàn trường), cuộc thi làm tập san về ngày 26/3 thiết kế trên máy tính, cuộc thi làm MV văn nghệ (Chấm điểm qua video trên kênh Youtube của Đoàn trường)…Các cuộc thi này thu hút được rất nhiều chi đoàn và đoàn viên thanh niên tham gia, các sản phẩm được đăng tải rộng rãi trên mạng xã hội và được chia sẻ công khai, thu hút được nhiều sự chú ý của khán giả ngoài trường. 3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Các giải pháp nêu trên có khả năng áp dụng với công tác đoàn và phong trào thanh niên của trường THPT Số 2 Sa Pa. Đó là bài học kinh nghiệm và sáng kiến của tôi để làm đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đoàn và phong trào thanh niên trong nhiệm kỳ này. 4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp Theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến (nếu có); Theo ý kiến của tác giả sáng kiến: + Trước khi áp dụng sáng kiến: ………………………………… + Hiệu quả sau khi áp dụng sáng kiến: Hiệu quả kinh tế: ………………………….. Hiệu quả xã hội: …………………………… Hiệu quả trong công tác chuyên môn, quản lý: Qua thời gian áp dụng sáng kiến, kỹ năng, nghiệp vụ của cán bộ Đoàn các chi đoàn đã được nâng cao, công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong trường đã có sự thay đổi rõ rệt. Việc đổi mới quản lý, số hóa, sử dụng các phần mềm, ứng dụng cơ bản công nghệ thông tin vào công tác đoàn tạo ra nhiều hình thức, hoạt động phong phú, giúp đoàn viên thanh niên nhà trường có nhiều sân chơi bổ ích, hoạt động tích cực, đổi mới chất lượng công tác đoàn cũng như chất lượng chuyên môn. 5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Không 6. Tài liệu kèm theo gồm: Bản vẽ, sơ đồ … (bản) Bản tính toán … (bản) Các tài liệu khác … (bản). Nhận xét của tổ chức, cá nhân đã áp Sa Pa, ngày 12 tháng 5 năm 2022
- dụng sáng kiến lần đầu và ký tên, đóng Người báo cáo dấu (Ký ghi rõ họ tên) Hoàng Ngọc Tài
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ở trường THPT Thớ Lai
26 p | 172 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p | 227 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
50 p | 17 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ phân bố thời gian giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm liên quan đến thời điểm và khoảng thời gian trong mạch dao động
24 p | 26 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp thử và đặc biệt hóa trong giải toán trắc nghiệm
32 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 cơ bản phân dạng và nắm được phương pháp giải bài tập phần giao thoa ánh sáng
23 p | 36 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm giúp đỡ học sinh yếu thế thông qua công tác chủ nhiệm lớp 12A3 ở trường THPT Vĩnh Linh
21 p | 16 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải bài tập di truyền phả hệ
27 p | 11 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p | 53 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh trung bình và yếu ôn tập và làm tốt câu hỏi trắc nghiệm chương 1 giải tích 12
25 p | 26 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác hóa
39 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp toàn diện giúp học sinh khá giỏi giải được câu hỏi vận dụng cao về Dao động của con lắc lò xo trong kì thi tốt nghiệp THPT
49 p | 16 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 26 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn