Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo chất lượng giáo dục ở Trường THPT Quỳnh Lưu 4, tỉnh Nghệ An
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ bản thân, của tổ chức trong công tác đảm bảo chất lượng. Huy động sự tham gia có trách nhiệm và giám sát cao của cán bộ quản lý các cấp, giáo viên, nhân viên, người học và cộng đồng địa phương, thể hiện được mối quan hệ biện chứng của ba trụ cột phát triển giáo dục: Nhà trường, gia đình và xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo chất lượng giáo dục ở Trường THPT Quỳnh Lưu 4, tỉnh Nghệ An
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4, TỈNH NGHỆ AN Lĩnh vực: Quản lí Giáo dục
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4, TỈNH NGHỆ AN Lĩnh vực: Quản lí Giáo dục Nhóm tác giả: 1. Hồ Văn Thanh – Hiệu trưởng Số điện thoại: 0914769838 2. Nguyễn Bỉnh Hải – Phó Hiệu trưởng Số điện thoại: 0985227278 Nghệ An, tháng 4 năm 2023
- MỤC LỤC Danh mục Trang MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 1 3. Đối tượng nghiên cứu đề tài 2 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài 2 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài 2 6. Tính mới của đề tài 2 PHẦN II. NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2 1.1.1. Quan điểm của Bác Hồ, của Đảng và Nhà nước về đảm bảo chất 2 lượng giáo dục 1.1.2. Một số quan điểm về chất lượng, chất lượng giáo dục và đảm bảo 3 chất lượng giáo dục 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 6 1.2.1. Kết quả công tác đảm bảo chất lượng giáo dục trong năm học 6 2021-2022 1.2.2. Phân tích, nhận xét số liệu khảo sát 8 1.2.3. Những tồn tại, hạn chế trong công tác đảm bảo chất lượng giáo 10 dục năm học 2021-2022 Chương 2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 2.1. Chủ trương (hay quan điểm chỉ đạo) trong công tác đảm bảo chất 11 lượng giáo dục từ năm học 2022-2023 2.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ sở pháp lý cho việc lãnh đạo, chỉ 12 đạo công tác đảm bảo chất lượng giáo dục từ năm học 2022-2023 2.2.1. Xây dựng Kế hoạch công tác đảm bảo chất lượng giáo dục giai 12 đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030
- 2.2.2. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác đảm bảo chất lượng giáo dục từng năm 12 học gắn với giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 2.3. Tổ chức triển khai Kế hoạch công tác đảm bảo chất lượng giáo dục 14 2.3.1. Lựa chọn nhân sự và phân công nhiệm vụ 14 2.3.2. Tổ chức tập huấn 14 2.3.3. Tổ chức Hội nghị, Hội thảo 14 2.3.4. Tổ chức tổng hợp số liệu 15 2.3.5. Tổ chức phân tích số liệu tổng hợp 18 2.3.6. Đánh giá đưa ra giải pháp cho giai đoạn tiếp theo 21 2.4. Phối kết hợp trong công tác đảm bảo chất lượng giáo dục 21 2.4.1. Tiếp nhận sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Nghệ An 21 2.4.2. Kết hợp với chính quyền địa phương cấp huyện 22 2.4.3. Kết hợp với Phòng GD&ĐT 22 2.4.4. Kết hợp với chính quyền địa phương cấp xã 22 2.4.5. Kết hợp với Trường THCS 22 2.5. Đánh giá hiệu quả công tác đảm bảo chất lượng giáo dục 24 2.6. Kết quả khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 24 2.6.1. Mục đích khảo sát 24 2.6.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 24 2.6.3. Đối tượng khảo sát 25 2.6.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 25 Chương 3: THỰC NGHIỆM KHOA HỌC 3.1. Các văn bản đã soạn thảo để áp dụng biện pháp, giải pháp nâng cao 26 hiệu quả công tác đảm bảo chất lượng giáo dục 3.2. Kết quả thực nghiệm 27 Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Ý nghĩa của đề tài 27 2. Kiến nghị, đề xuất 27 3. Kết luận khoa học 28 PHỤ LỤC 29
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN Nội dung Viết tắt Trung học phổ thông THPT Trung học cơ sở THCS Đảm bảo chất lượng ĐBCL Phụ huynh học sinh PHHS Giáo viên chủ nhiệm GVCN Giáo viên bộ môn GVBM Khảo sát chất lượng KSCL Cán bộ quản lý CBQL Xuất khẩu lao động XKLĐ Cán bộ, giáo viên, nhân viên CB, GV, NV Phụ huynh PH Học sinh HS Tuyển sinh đại học TSĐH Kế hoạch giáo dục KHGD Điểm trung bình chung ĐTBC
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 14/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương “Về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. 2. Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội khóa 13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 3. Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. 4. Quyết định 126/CP ngày 19/3/1981 của Chính phủ “về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng học sinh các cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường”. 5. Kế hoạch số 683/KH-UBND ngày 06/10/2022 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An về việc thực hiện công tác đảm bảo chất lượng trong các cơ sở giáo dục phổ thông giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 6. Công văn số 2180/SGD&ĐT-KTKĐCLGD ngày 11/10/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An về việc hướng dẫn thực hiện Kế hoạch đảm bảo chất lượng trong các cơ sở giáo dục phổ thông giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 7. Kế hoạch số 1722/KH-SGD&ĐT ngày 27/8/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An về việc thực hiện công tác đảm bảo chất lượng trong các cơ sở giáo dục phổ thông tỉnh Nghệ An. 8. Quyết định số 3129/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2021 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt kế hoạch “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021-2025”. 9. Một số SKKN của bạn bè, đồng nghiệp. 10. Các nguồn tài liệu khác từ internet.
- Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Đảm bảo chất lượng trong giáo dục có thể hiểu là hình thức quản lý chất lượng được thực hiện trước và trong quá trình giáo dục. Đảm bảo chất lượng nhằm phòng ngừa sự xuất hiện sai sót trong quá trình giáo dục tránh tạo ra những “sản phẩm giáo dục” có chất lượng thấp. Tiêu chuẩn Việt Nam xác định: Đảm bảo chất lượng là toàn bộ hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong một hệ chất lượng và được chứng minh là đủ sức cần thiết để tạo sự tin tưởng thoả đáng rằng thực thể (đối tượng) sẽ thoả mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng. Đảm bảo chất lượng là phương tiện tạo ra sản phẩm không có sai sót do lỗi trong quá trình giáo dục gây ra vì thế chất lượng được giao phó cho mỗi người tham gia trong quá trình giáo dục. Đối với Trường THPT Quỳnh Lưu 4 triển khai công tác đảm bảo chất lượng từ năm học 2021-2022 theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT Nghệ An bước đầu đã có những kết quả đáng ghi nhận. Việc thực hiện tối ưu các giai đoạn của quá trình đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ đảm bảo tính khoa học, hiệu quả của các tổ chức, cá nhân liên quan. Tăng cường hiệu quả hoạt động ĐBCL giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện, thực hiện thành công chương trình GDPT 2018. Nhằm thực hiện hiệu quả công tác đảm bảo chất lượng trong Trường THPT cần phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn và đáp ứng được nhu cầu phát triển xã hội. Với tinh thần và quan điểm trên, nhằm nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo chất lượng, tìm biện pháp, giải pháp giúp lãnh đạo, chỉ đạo, tạo nguồn động lực cho CB, GV, NV làm công tác đảm bảo chất lượng một cách khoa học, hiệu quả và bền vững cùng với sự vào cuộc đồng bộ của cả học sinh, phụ huynh và xã hội hướng đến xây dựng văn hóa chất lượng của nhà trường mà chúng tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo chất lượng giáo dục ở Trường THPT Quỳnh Lưu 4, tỉnh Nghệ An”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để làm tốt công tác đảm bảo chất lượng giáo dục trong trường THPT. - Giúp CB, GV, NV, HS và phụ huynh hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ bản thân, của tổ chức trong công tác đảm bảo chất lượng. Huy động sự tham gia có trách nhiệm và giám sát cao của cán bộ quản lý các cấp, giáo viên, nhân viên, người học và cộng đồng địa phương, thể hiện được mối quan hệ biện chứng của ba trụ cột phát triển giáo dục: Nhà trường, gia đình và xã hội. 1
- - Đề xuất các biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo chất lượng giáo dục ở Trường THPT Quỳnh Lưu 4 nói riêng và trường THPT tỉnh Nghệ An nói chung. 3. Đối tượng nghiên cứu đề tài Đề tài được nghiên cứu, tìm hiểu việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác đảm bảo chất lượng ở Trường THPT Quỳnh Lưu 4, tỉnh Nghệ An. 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài Khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện công tác đảm bảo chất lượng ở Trường THPT Quỳnh Lưu 4, tỉnh Nghệ An. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Vận dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp nghiên cứu khoa học. Thời gian khảo sát số liệu trong 2 năm học từ 2021-2022 đến 2022-2023. Thời gian thực hiện, áp dụng đề tài từ năm học 2022-2023. 6. Tính mới của đề tài Đây là đề tài mới và rất thiết thực cho các trường THPT tỉnh Nghệ An đang thực hiện công tác đảm bảo chất lượng giáo dục, một tỉnh triển khai đầu tiên công tác đảm bảo chất lượng giáo dục ở cấp giáo dục phổ thông. Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Quan điểm của Bác Hồ, của Đảng và Nhà nước về đảm bảo chất lượng giáo dục Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện sự hiểu biết, khát vọng và tầm nhìn lớn lao, sâu sắc về giáo dục: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho... đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Trong bản yêu sách của nhân dân An Nam năm 1919, một trong 8 nội dung cơ bản được Người nêu lên là: Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ. Với tư tưởng đó, cả đời Người không bao giờ ngừng học tập rèn luyện. Và bản thân Người cũng là một người thầy vĩ đại của Cách mạng Việt Nam, một danh nhân văn hóa thế giới trên con đường giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Người khẳng định: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế văn hóa”. 2
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 14/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương đã khẳng định: - Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. - Nghị quyết đã đưa ra 9 nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó có nhiệm vụ chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng và quản lý quá trình đào tạo; chú trọng quản lý chất lượng đầu ra. Quốc hội khẳng định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả GDPT; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh1. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Chương trình giáo dục phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những thay đổi trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. Hệ thống văn bản pháp lý của Đảng, Nhà nước các bộ, ban ngành lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác đảm bảo chất lượng giáo dục làm cơ sở pháp lý cho việc xây dựng biện pháp, giải pháp công tác đảm bảo chất lượng giáo dục ở cơ sở giáo dục nói chung, trường THPT nói riêng. Hiện nay các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông chưa có nên việc thực hiện đang còn khó khăn. Vì vậy, cần có nhiều nghiên cứu để tìm các giải pháp thực hiện có hiệu quả. 1.1.2. Một số quan điểm về chất lượng, chất lượng giáo dục và đảm bảo chất lượng giáo dục - Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có của một đối tượng đáp ứng các yêu cầu. - Chất lượng giáo dục là sự đáp ứng mục tiêu của cơ sở giáo dục hoặc chương trình giáo dục, đáp ứng các yêu cầu của Luật giáo dục, Luật giáo dục đại 1 Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội khóa 13. 3
- học, phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước. - Đảm bảo chất lượng giáo dục là một hệ thống các biện pháp, các hoạt động có kế hoạch được tiến hành trong và ngoài nhà trường được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo ra sự tin tưởng thỏa đáng rằng các hoạt động và sản phẩm (học sinh) sẽ thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu về chất lượng giáo dục theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục. Dạy học và giáo dục cho học sinh cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị mà trước tiên là sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Việc nâng cao hiệu quả và mang tính bền vững trong công tác đảm bảo chất lượng giáo dục cần có cơ sở khoa học, từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo đến tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm từ đó có biện pháp, giải pháp hiệu quả hơn. Mô hình ĐBCL trong các cơ sở giáo dục phổ thông được sơ đồ hóa và cụ thể hóa như sau: Trong đó: - Chuẩn đầu ra là yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp mà người học đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, được cơ sở đào tạo cam kết với người học, xã hội và công bố công khai cùng với điều kiện đảm bảo thực hiện. Mục tiêu của giáo dục đánh giá phẩm chất và năng lực người học là tập trung vào đầu ra của quá trình dạy và học, trong đó nhấn mạnh năng lực và mức độ năng lực mà người học cần đạt được sau khi kết thúc một chương trình giáo dục nên chương trình giảng dạy và đánh giá cần phải dựa trên năng lực đầu ra làm trọng tâm. - Bối cảnh là yếu tố bên ngoài hệ thống, tác động ảnh hưởng vào tất cả các yêu tố bên trong hệ thống, tạo ra tính ổn định, cân bằng của hệ thống, thúc đẩy phát triển hoặc kìm hãm quá trình hoạt động nhằm đạt mục tiêu giáo dục. Bối cảnh bao gồm: Chính trị, kinh tế, xã hội; điều kiện, môi trường KT-XH của địa phương; luật 4
- pháp, chính sách; đầu tư của Nhà nước; cạnh tranh tuyển sinh; thị trường lao động, nhu cầu xã hội; sự phát triển công nghệ thông tin và chuyển đổi số; hội nhập và hợp tác quốc tế. - Quản lý đầu vào bao gồm: Tuyển sinh; chương trình, kế hoạch giáo dục nhà trường; giáo viên; học sinh; cán bộ quản lý; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tài chính. - Quản lý quá trình là sự biến đổi các nguồn lực đầu vào thành sản phẩm đầu ra. Đây là đối tượng của hệ thống quản lý gồm: Quá trình dạy; quá trình học; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; cơ chế thúc đẩy đổi mới, sáng tạo. - Quản lý đầu ra bao gồm: Học sinh tốt nghiệp, chuyển cấp, lên lớp; sự thỏa mãn của học sinh; thích ứng với cuộc sống; đáp ứng nhu cầu của xã hội, phụ huynh; kỹ năng toàn cầu, kỹ năng sống. Trong từng hoạt động ĐBCL có thể thực hiện theo quy trình dựa theo vòng tròn Deming (PDCA) như sau: Trình độ chất lượng Điều giáo dục chỉnh, cải Lập kế tiến hoạch 4. Action 1. Plan 3. Check Thực 2. Do hiện Kiểm tra Chất lượng giáo dục Thời gian Bước 1: Lập kế hoạch (P-Plan). Bước 2: Đưa kế hoạch đã lập vào thực hiện (D-Do). Bước 3: Dựa theo kế hoạch đã lập để kiểm tra kết quả thực hiện (C-Check). Bước 4: Thông qua các kết quả thu được, đề ra những tác động điều chỉnh, cải tiến thích hợp để bắt đầu lại chu trình với những thông tin đầu vào mới (A- Action). Thực hiện công tác đảm bảo chất lượng giáo dục có hiệu quả cần thực hiện và đảm bảo được 5 yếu tố: Thứ nhất, đảm bảo các yếu tố bối cảnh 5
- Thứ hai, xác định chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục Thứ ba, đảm bảo các yếu tố đầu vào Thứ tư, đảm bảo chất lượng quá trình dạy học và giáo dục Thứ năm, đảm bảo yếu tố đầu ra 1.2. Cơ sở thực tiễn Tiếp cận theo chuẩn đầu ra của cấp học, bậc học gắn kết với hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn của Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025. Thực hiện Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Triển khai Kế hoạch số 683/KH-UBND ngày 06/10/2022 của UBND tỉnh Nghệ An về việc thực hiện công tác đảm bảo chất lượng trong các cơ sở giáo dục phổ thông giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Triển khai thực hiện Công văn số 2180/SGD&ĐT-KTKĐCLGD ngày 11/10/2022 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An về việc hướng dẫn thực hiện công tác đảm bảo chất lượng trong các cơ sở giáo dục phổ thông giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Căn cứ vào điều kiện cụ thể công tác đảm bảo chất lượng giáo dục ở các trường THPT tỉnh Nghệ An nói chung và Trường THPT Quỳnh Lưu 4 nói riêng trong năm học 2021-2022 vừa qua. 1.2.1. Kết quả công tác đảm bảo chất lượng giáo dục trong năm học 2021-2022 Năm học 2021-2022 là năm học đầu tiên thực hiện Kế hoạch số 1722/KH- SGD&ĐT ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Giám đốc SGD&ĐT về việc thực hiện công tác Đảm bảo chất lượng trong các cơ sở giáo dục phổ thông tỉnh Nghệ An. Cũng như nhiều đơn vị khác còn gặp nhiều lúng túng trong triển khai thực hiện nhiệm vụ ĐBCL, song Trường THPT Quỳnh lưu 4 bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực làm tiền đề cho năm học 2022-2023. Cụ thể: Thành lập Tổ ĐBCL gồm 17 thành viên (Quyết định số 61/QĐ-THPTQL4 ngày 06/10/2021); Tổ chức khảo sát các điều kiện đảm bảo chất lượng về đội ngũ CBQL,GV,NV, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; khảo sát mức độ hài 6
- lòng của giáo viên về chất lượng học sinh các lớp; khảo sát mức độ hài lòng của PHHS về GVCN lớp và GVBM từng lớp, khảo sát chất lượng các môn học làm cơ sở cho GVBM đăng kí cam kết… từ đó xây dựng Kế hoạch ĐBCL giáo dục giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030. Tập trung tuyên truyền, quán triệt về việc thực hiện công tác ĐBCL giáo dục của Sở GD&ĐT Nghệ An đến toàn thể CB,GV,NV,HS và phụ huynh nhằm nâng cao nhận thức của CB,GV,NV,HS và phụ huynh về tầm quan trọng của công tác ĐBCL giáo dục đối với sự phát triển bền vững của nhà trường. Các nhóm chuyên môn, GVBM đẩy mạnh các hoạt động đổi mới phương pháp, hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, ôn tập, thi thử tốt nghiệp: Phối hợp cụm trường THPT Quỳnh Lưu - Hoàng Mai tổ chức ra đề và thi KSCL 9 môn thi tốt nghiệp THPT (giữa học kì 1) để đánh giá chất lượng khối 12 làm cơ sở cho GVBM, HS xây dựng chuẩn đầu ra và kí cam kết ĐBCL đầu ra thi TN năm 2022. Tổ chức 3 lần thi KSCL kết hợp thi thử tốt nghiệp THPT năm 2022 cụm Quỳnh Lưu - Hoàng Mai để giúp học sinh ôn tập, rèn luyện kĩ năng và đánh giá chất lượng đầu ra. Phối hợp với các trường THPT cụm Quỳnh Lưu, Hoàng Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Thái Hòa, Lê Lợi (Tân Kì) tổ chức 3 đợt ra đề và tổ chức thi KSCL đội tuyển HSG lớp 12 chuẩn bị cho kỳ thi HSG tỉnh lớp 12. Kết quả thực hiện cam kết chất lượng năm học 2021-2022: - Thi học sinh giỏi tỉnh lớp 12: 23/28 em đạt HSG tỉnh (chiếm 82.14%, gồm 1 giải Nhất, 8 giải Nhì, 7 giải Ba, 7 KK, xếp thứ 9/65 trường công lập tỉnh Nghệ An, vượt 3 bậc so với năm học 2020-2021, là năm thứ 2 liên tiếp xếp tốp đầu của tỉnh về HSG tỉnh lớp 12. - Thi KHKT cấp tỉnh; 01 giải Tư. - Tham gia các Cuộc thi Olimpc: 7 HSG Olimpic Hóa học vòng 1 tỉnh Nghệ An, 01 giải KK Olimpic Tin học Khu vực Miền Trung - Tây Nguyên. - Kết quả các mặt giáo dục: SL học GIỎI/TỐT KHÁ TB/ĐẠT YẾU/CĐ Khối sinh SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ Học lực Khối 10 541 133 24.6 215 39.7 187 34.6 6 1.1 Khối 11 530 135 25.5 268 50.6 123 23.2 4 0.8 Khối 12 499 159 31.9 306 61.3 34 6.8 0 0.0 TỔNG 1570 427 27.2 789 50.3 344 21.9 10 0.6 Hạnh kiểm Khối 10 541 405 74.9 127 23.5 9 1.7 0 0.0 7
- Khối 11 530 434 81.9 85 16.0 11 2.1 0 0.0 Khối 12 499 395 79.2 96 19.2 8 1.6 0 0.0 TỔNG 1570 1234 78.6 308 19.6 28 1.8 0 0.0 - Kết quả thực hiện cam kết ĐBCL đầu ra thi tốt nghiệp THPT năm 2022: 500/501 em tốt nghiệp THPT (99.8%). Điểm TB: 6.44 xếp thứ 45. Có 323/501 em đạt từ 22.0 điểm/3 môn trở lên các khối xét tuyển ĐH (64.47%). 1.2.2. Phân tích, nhận xét số liệu khảo sát - Kết quả 03 đợt khảo sát chất lượng kết hợp thi thử tốt nghiệp THPT năm 2022: TT Môn Điểm cam Điểm TB Lệch Điểm TB Lệch Điểm TB Lệch kết thi TN KS lần 1 cam KS lần 2 cam KS lần 3 cam kết kết kết 1 Toán 6.5 6.66 0.16 6.34 -0.16 6.38 -0.12 2 Ngữ văn 7.15 6.68 -0.47 6.78 -0.37 6.86 -0.29 3 T. Anh 5.0 5.51 0.51 4.38 -0.62 4.42 -0.58 4 Vật lí 6.68 6.02 -0.66 6.14 -0.54 6.57 -0.11 5 Hóa học 6.86 5.96 -0.9 6.41 -0.45 6.96 0.1 6 Sinh học 6.80 5.33 -1.47 5.24 -1,56 5.27 -1.53 7 Lịch sử 6.0 5.79 -0.21 5.38 -0.62 5.15 -0.85 8 Địa lí 7.0 7.04 0.04 6.69 -0.1 6.76 -0.24 9 GDCD 8.30 7.74 -0.76 7.90 -0.6 7.94 -0.36 TBC 6.69 6.24 -0.45 6.13 -0.56 6.25 -0.44 Ảnh: Biểu đồ chất lượng các đợt khảo sát của Trường THPT Quỳnh Lưu 4 năm 2021-2022 8
- - Kết quả kì thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Môn Số TBm Điểm TB Lệch so với Điểm TB Lệch ĐTB lượng cam kết TN cam kết các môn tỉnh tỉnh Toán 501 6.50 6.50 0.00 6.28 0.22 Ngữ văn 501 7.15 7.20 0.05 7.21 -0.01 T.Anh 501 5.0 4.31 -0.69 4.53 -0.22 Vật lí 128 6.68 6.64 -0.04 6.93 -0.29 Hóa học 128 6.86 6.90 0.04 7.06 -0.16 Sinh học 128 6.80 4.66 -2.14 4.95 -0.29 Lịch sử 373 5.70 6.59 0.59 6.40 0.19 Địa lí 373 7.0 6.88 -0.12 6.69 0.19 GDCD 373 8.30 8.04 -0.26 7.98 0.06 Điểm 501 6.69 6.44 6.42 TBC Ảnh: Biểu đồ ĐTB các môn thi TN của Trường THPT Quỳnh Lưu 4 so với ĐTB các môn thi TN THPT năm 2022 của tỉnh Nghệ An * Nhận xét: - So với Điểm trung bình chung (ĐTBC) của toàn tỉnh Nghệ An, trường không đạt cam kết nhưng vẫn cao hơn ĐTBC thi tốt nghiệp THPT năm 2022 của toàn tỉnh. Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 của tất cả các môn đều đạt ngưỡng chênh lệch cho phép theo qui định của Sở là ≤ 0.80 điểm. Đặc biệt, trường 9
- đã đạt và vượt chỉ tiêu chất lượng ở các môn: Toán (vượt 0.22 điểm), Lịch sử (vượt 0.19 điểm), Địa lí (vượt 0.19 điểm), Giáo dục công dân (vượt 0.06 điểm). Kết quả này khẳng định chất lượng dạy học, ôn tập thi tốt nghiệp của nhà trường khá tốt. Kết quả tích cực này đã được khẳng định từ kì thi tốt nghiệp các năm 2020 (xếp thứ 11), 2021 (thứ 5). - Một số môn đạt điểm cam kết chất lượng nhưng vẫn thấp hơn ĐTBC của toàn tỉnh: Ngữ văn (-0.1 điểm), Hóa học (-0.16 điểm). - Bên cạnh đó, còn có một số môn chưa đạt chỉ tiêu chất lượng cam kết và ĐTBC toàn tỉnh thi tốt nghiệp năm 2022: Tiếng Anh (-0.22 điểm), Vật Lí (-0.29 điểm), Sinh học (-0.29 điểm). Về nguyên nhân của những kết quả đạt được và chưa đạt: - Nhà trường thực hiện có chất lượng kế hoạch giáo dục năm học; dạy học đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình; các tổ, nhóm chuyên môn đã phân tích kĩ cấu trúc đề thi minh họa các môn năm 2022 của Bộ GD&ĐT để xây dựng kế hoạch ôn tập phù hợp đối tượng: đảm bảo số lượng buổi ôn tập, xây dựng ma trận nội dung ôn tập, kiểm tra cho khối 12 khá kịp thời; lựa chọn giáo viên bộ môn có năng lực, kinh nghiệm ôn thi; Tổ chức ôn tập thi tốt nghiệp theo từng nhóm lớp phù hợp với năng lực học sinh...). Đặc biệt, Ban chuyên môn đã kết hợp với cụm Trường THPT Quỳnh Lưu - Hoàng Mai tổ chức thành công 3 đợt khảo sát chất lượng kết hợp thi thử nhằm đánh giá thường xuyên chất lượng học sinh cuối cấp để làm cơ sở định hướng cho giáo viên và học sinh trong công tác dạy và học. - Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc học và ôn thi cũng bị tác động, nhất là trường thuộc địa bàn có nhiều học sinh thuộc khu vực miền núi, còn thiếu thốn về phương tiện học tập nên ảnh hưởng đến chất lượng dạy học, ôn thi tốt nghiệp của nhà trường. Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch chương trình giáo dục và bám sát đối tượng học sinh trong quá trình ôn tập, trong giai đoạn ôn thi cuối năm của một số môn có chất lượng thì vẫn còn một số môn chưa có sự chỉ đạo, giám sát thường xuyên, quyết liệt của tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn nên một số giáo viên bộ môn còn buông lỏng việc quản lí học ôn tập của học sinh dẫn đến sự chênh lệch chất lượng thi tốt nghiệp giữa các môn. Một số nhóm môn xây dựng chỉ tiêu điểm trung bình cam kết chất lượng đầu ra còn cao, chưa bám sát tình hình thực tiễn năng lực học sinh (môn Sinh học); chất lượng đầu vào, chất lượng đại trà môn Tiếng Anh còn thấp, khó chuyển biến. 1.2.3. Những tồn tại, hạn chế trong công tác đảm bảo chất lượng giáo dục năm học 2021-2022 Năm học 2021-2022 là năm học bắt đầu triển khai công tác ĐBCL giáo dục nên công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của công tác đảm bảo chất lượng giáo dục đối với sự phát triển bền vững của nhà trường cho cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh còn hạn chế. 10
- Quá trình xây dựng Kế hoạch ĐBCL giáo dục năm học 2021-2022 của nhà trường gặp lúng túng trong việc rà soát, phân tích số liệu về học tập, rèn luyện của học sinh THCS năm học 2020-2021 để làm cơ sở thực tiễn, khoa học kế hoạch, xây dựng chuẩn đầu ra và đăng kí cam kết đảm bảo chất lượng đầu ra cho học sinh lớp 10. Nguyên nhân là do thiếu sự phối hợp, kết nối cơ sở dữ liệu từ các trường THCS trong địa bàn tuyển sinh và Phòng GD&ĐT. Một số bộ môn chưa đánh giá đúng chất lượng, năng lực học sinh, xây dựng ĐTBC đầu ra còn khá cao. Công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Ban Giám hiệu, các tổ, nhóm chuyên môn đối với việc thực hiện cam kết ĐBCL đầu ra của GVBM và HS chưa thường xuyên, chưa quyết liệt nên một bộ phận GVCN, GVBM chưa thực hiện đúng trách nhiệm đối với nhiệm vụ này. Nhà trường cũng chưa xây dựng được chế tài về thi đua, khen thưởng, đánh giá, xếp loại giáo viên, học sinh liên quan đến việc thực hiện cam kết ĐBCL đầu ra, thiếu giải pháp trong việc giúp học sinh, phụ huynh đồng hành cùng nhà trường trong việc thực hiện trách nhiệm đảm bảo chất lượng đầu ra đã cam kết đối với trường, đối với giáo viên bộ môn. Về phía học sinh, chất lượng đại trà thi tuyển sinh lớp 10 môn Tiếng Anh hàng năm khá thấp. Một bộ phận khá lớn học sinh trong quá trình học tập, ôn tập thi tốt nghiệp THPT chưa nhận thức đúng về trách nhiệm đối với trường, đối với giáo viên bộ môn về ĐBCL đầu ra. Đa số các em vẫn nặng về tư duy tập trung học ba môn theo khối thi để phục vụ xét tuyển sinh đại học. Vì thế, các môn thi khác ít được đầu tư hơn. Một bộ phận HS chọn du học, XKLĐ từ sớm nên cũng mang tâm lí không cần học nhiều. (Đây là một thực tế về nhận thức của HS, PH xuất phát từ cách TSĐH, phân luồng định hướng nghề nghiệp trong thực tiễn nên rất khó cho các nhà trường trong việc chỉ đạo học sinh tập trung học cả 6 môn thi). Chương 2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 Nghiên cứu công tác đảm bảo chất lượng giáo dục có mục tiêu chủ yếu là tìm kiếm các biện pháp, giải pháp tổ chức thực hiện đạt hiệu quả quản lý đầu vào, quản lý quá trình gắn với bối cảnh, chuẩn đầu ra và quản lý đầu ra, nói cách khác là tìm kiếm kiến thức, sự hiểu biết và quyết định đúng đắn, hiệu quả bền vững cho công tác đảm bảo chất lượng giáo dục. Chúng tôi đưa ra 5 giải pháp như sau: 2.1. Chủ trương (hay quan điểm chỉ đạo) trong công tác đảm bảo chất lượng giáo dục từ năm học 2022-2023 Được sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT về công tác đảm bảo chất lượng giáo dục thông qua Kế hoạch số 1722/KH-SGD&ĐT ngày 27/8/2021 về việc thực hiện công tác Đảm bảo chất lượng trong các cơ sở giáo dục phổ thông tỉnh Nghệ An. Trường THPT Quỳnh Lưu 4 đã xác định được vai trò của công tác ĐBCL, từ đó đã đầu tư nguồn nhân lực cho việc lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện theo kế hoạch một cách cụ thể, bài bản, khoa học. 11
- Với thông điệp chỉ đạo là “Chuyển động sớm-không ở lại phía sau”. Hiệu trưởng đã ra Quyết định thành lập Tổ ĐBCL giáo dục của nhà trường và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Năm học 2022-2023 Sở GD&ĐT Nghệ An tham mưu UBND tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch số 683/KH-UBND ngày 06/10/2022 về việc thực hiện công tác đảm bảo chất lượng (ĐBCL) trong các cơ sở giáo dục phổ thông giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Từ Kế hoạch của UBND tỉnh, Sở GD&ĐT Nghệ An ban hành Hướng dẫn số 2180/SGD&ĐT-KTKĐCLGD ngày 11/10/2022 của Sở GD&ĐT Nghệ An hướng dẫn về việc thực hiện Kế hoạch số 683/KH-UBND ngày 06/10/2022 của UBND tỉnh. Hiệu trưởng đã ra Quyết định thành lập Tổ ĐBCL giáo dục của nhà trường từ năm học 2022-2023 gồm 18 người và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. 2.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ sở pháp lý cho việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác đảm bảo chất lượng giáo dục từ năm học 2022-2023 2.2.1. Xây dựng Kế hoạch công tác đảm bảo chất lượng giáo dục giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 Trên cơ sở Kế hoạch số 683/KH-UBND ngày 06/10/2022 của UBND tỉnh về việc thực hiện công tác đảm bảo chất lượng trong các cơ sở giáo dục phổ thông giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An và Hướng dẫn số 2180/SGD&ĐT-KTKĐCLGD ngày 11/10/2022 của Sở GD&ĐT Nghệ An Hướng dẫn về việc thực hiện Kế hoạch số 683/KH-UBND ngày 06/10/2022 của UBND tỉnh về việc thực hiện công tác đảm bảo chất lượng trong các cơ sở giáo dục phổ thông giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nhà trường đã xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác đảm bảo chất lượng giáo dục năm học 2022-2023, cho giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030. 2.2.2. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác đảm bảo chất lượng giáo dục từng năm học gắn với giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 Trong định hướng đến năm 2030 về công tác đảm bảo chất lượng, Ban Lãnh đạo, tổ đảm bảo chất lượng nhà trường đã phân tích kỹ 5 yếu tố, đưa ra lộ trình cụ thể cho việc xây dựng và từng bước hoàn thiện, nâng cao chất lượng 5 yếu tố. Trong đó quan tâm đến các chỉ số cụ thể và các điều kiện đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng 5 yếu tố. Một số hoạt động cụ thể đã triển khai: - Tổ chức Hội nghị về công tác ĐBCL giáo dục vào đầu năm học. Kế hoạch sẽ tổ Hội nghị về công tác ĐBCL giáo dục hàng năm. Thành phần chính là nhà trường trong đó có Ban đại diện cha mẹ học sinh, tổ ĐBCL giáo dục nhà trường, đại diện Ban Giám hiệu các trường THCS có học sinh học tại trường. Khách mời 12
- gồm: Sở GD&ĐT Nghệ An, đại diện lãnh đạo UBND huyện-Phòng GD&ĐT huyện, đại diện lãnh đạo UBND các xã có học sinh học tại trường. - Xây dựng KHGD nhà trường có chất lượng, có tính khả thi và hiệu quả. - Quyết định số 01/QĐ-THPTQL4 ngày 03/11/2023 ban hành Quy tắc ứng xử trong Trường THPT Quỳnh Lưu 42. - Hoàn thiện quy chế thi đua, khen thưởng. - Thành lập Hội khuyến học, khuyến tài3. - Thành lập Ban liên lạc cựu học sinh các khóa 4. - Quan tâm, chú trọng và làm tốt công tác phân luồng hướng nghiệp. Quan tâm đến việc tập hợp, thống kê số liệu học sinh học tập, công tác, lao động-việc làm, trưởng thành … sau tốt nghiệp THPT. - Tổ ĐBCL cử đại diện đi đến các trường THCS làm việc cụ thể với BGH, tổ ĐBCL giáo dục nhà trường có chứng kiến của đại diện lãnh đạo UBND xã. - Ban chuyên môn chỉ đạo các tổ/nhóm tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học cấp cụm Quỳnh Lưu-Hoàng Mai. Năm học 2022-2023 cùng với tổ chức dạy học, đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện chương trình 2018, có 5 tổ/nhóm chuyên môn sinh hoạt tại trường (Tổ Toán-Tin, nhóm Lịch sử, nhóm Địa lí, nhóm GD KT&PL, Ngữ văn); các nhóm chuyên môn khác sinh hoạt ở các trường trong cụm (nhóm Hóa học, nhóm Vật lý, nhóm Tiếng Anh,…) Sinh hoạt nhóm Lịch sử có đồng chí Nguyễn Thị Thanh Thủy về dự và chỉ đạo 2 Thực hiện theo Thông tư số 06/2009/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên. 3 Quyết định số 30/QĐ-THPTQL4 ngày 18/02/2023 của Hiệu trưởng Trường THPT Quỳnh Lưu 4 về việc thành lập Hội khuyến học, khuyến tài. 4 Quyết định số 31/QĐ-THPTQL4 ngày 18/02/2023 của Hiệu trưởng Trường THPT Quỳnh Lưu 4 về việc thành lập Ban liên lạc cựu học sinh các khóa. 13
- - Chỉ đạo, phối hợp với công đoàn, đoàn thanh niên tổ chức nhiều hoạt động giáo dục (tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, tổ chức trải nghiệm phòng, chống cháy nổ, tổ chức thi làm mâm cỗ cúng gia tiên, thi nhà làm phim ấn tượng, thi xếp sách nghệ thuật, thi đồng diễn sân trường, thi TDTT,…) tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho học sinh, giúp học sinh phát huy phẩm chất và năng lực bản thân. 2.3. Tổ chức triển khai Kế hoạch công tác đảm bảo chất lượng giáo dục 2.3.1. Lựa chọn nhân sự và phân công nhiệm vụ Công tác đảm bảo chất lượng giáo dục có vai trò quan trọng chứng minh cho phụ huynh và toàn xã hội là nhà trường đủ mức cần thiết để tạo ra sự tin tưởng thỏa đáng rằng các hoạt động và sản phẩm (học sinh) sẽ thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu về chất lượng giáo dục theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục. Vì vậy, cần lựa chọn giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy học và giáo dục đáp ứng được chuẩn đầu ra. 2.3.2. Tổ chức tập huấn Nội dung bồi dưỡng, tập huấn gồm các vấn đề cơ bản sau: - Hệ thống văn bản, hướng dẫn, kế hoạch của cấp trên, của nhà trường về công tác đảm bảo chất lượng. - Nội dung cốt lõi của 5 yếu tố trong công tác đảm bảo chất lượng. - Nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên trong tổ ĐBCL, từng CB,GV,NV trong nhà trường. - Biện pháp, giải pháp, kỹ năng và nghiệp vụ cụ thể cho từng tổ chức, cá nhân trong nhà trường. 2.3.3. Tổ chức Hội nghị, Hội thảo - Nhà trường tổ chức Hội thảo nghiên cứu, triển khai các văn bản, hướng dẫn, kế hoạch của cấp trên về công tác ĐBCL. Nhà trường chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn tổ chức đánh giá việc thực hiện chương trình 2018 sau từng học kỳ, cuối năm học để đưa ra giải pháp tốt nhất cho thời gian tới. - Thông qua các cuộc họp chi bộ, cơ quan, tổ-nhóm chuyên môn triển khai đồng bộ về thực hiện công tác ĐBCL. - Tổ chức Hội nghị về công tác ĐBCL với thành phần mời gồm: Chi ủy Chi bộ; Ban Giám hiệu, CT Công đoàn trường; Bí thư Đoàn Thanh niên, TKHĐ; tổ đảm bảo chất lượng, Đại diện: Ban Giám đốc, Phòng KT&KĐCLGD Sở GD&ĐT Nghệ An, UBND, phòng GD&ĐT huyện Quỳnh Lưu, UBND xã, BGH các Trường THCS có học sinh học tại trường. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ở trường THPT Thớ Lai
26 p | 171 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p | 226 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ phân bố thời gian giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm liên quan đến thời điểm và khoảng thời gian trong mạch dao động
24 p | 25 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
50 p | 16 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm giúp đỡ học sinh yếu thế thông qua công tác chủ nhiệm lớp 12A3 ở trường THPT Vĩnh Linh
21 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp giúp học sinh làm nhanh các bài toán trắc nghiệm: Xác định khoảng thời gian đặc biệt trong dao động có tính chất điều hòa
43 p | 62 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p | 53 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh trung bình và yếu ôn tập và làm tốt câu hỏi trắc nghiệm chương 1 giải tích 12
25 p | 25 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải bài tập di truyền phả hệ
27 p | 11 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác hóa
39 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp mới để ứng dụng hình chiếu của một điểm xuống mặt phẳng trong hình học không gian
48 p | 35 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp toàn diện giúp học sinh khá giỏi giải được câu hỏi vận dụng cao về Dao động của con lắc lò xo trong kì thi tốt nghiệp THPT
49 p | 15 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn