Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú số 2 Nghê An thông qua một số dự án STEM
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động về giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú số 2 Nghê An thông qua một số dự án STEM. Phát triển các năng lực như năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo, năng lực tự học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú số 2 Nghê An thông qua một số dự án STEM
- GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ SỐ 2 NGHỆ AN THÔNG QUA MỘT SỐ DỰ ÁN STEM PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang là vấn đề đáng báo động. Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Một trong những giải pháp được đưa ra để bảo vệ môi trường đó là thông qua các chương trình giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân về các tác động của bảo vệ môi trường tới cuộc sống chúng ta. Điều này được thể hiện rõ thông qua Luật bảo vệ môi trường : Công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành Chỉ thị 02/2005/CT-BGDĐT về việc “Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường”; Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực... Năm 1987, tại Hội nghị về môi trường ở Moscow do UNEP và UNESCO đồng tổ chức, đã đưa ra kết luận: “Giáo dục môi trường là một phương tiện không thể thiếu để giúp mọi người hiểu biết về môi trường”. Những thông tin, kiến thức về môi trường được tích lũy trong mỗi cá nhân sẽ nuôi dưỡng và nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chính họ, những hành động dù nhỏ nhưng tích cực cũng sẽ góp phần tạo nên những thay đổi lớn tốt đẹp hơn cho môi trường. Giáo dục về môi trường là một nội dung của chương trình chính khóa của các cấp học phổ thông. Nó đã được triển khai trong nhiều năm qua ở các cấp học. Chúng được lồng ghép trong nhiều môn học như địa lí, sinh học, hóa học, giáo dục công dân… với nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau: Dạy học dự án, dạy học 1
- tích hợp, dạy học gắn với trải nghiệm. Để giáo dục bảo vệ môi trường có rất nhiều giải pháp có thể thực hiện. Việc lựa chọn tổ chức các dự án STEM nhằm mục đích sau đây: Thứ nhất, làm thế nào để các kiến thức đã được học trên lớp của học sinh (HS) có thể vận dụng giải quyết các vấn đề môi trường ngay tại địa phương hay trường học? Lựa chọn dạy học dự án nói chung và dự án dự án STEM nói riêng là chọn lựa phù hợp vì nó là mô hình giáo dục vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, phù hợp để đưa vào quá trình dạy học về bảo vệ môi trường. HS khi thực hiện các dự án không chỉ giải quyết vấn đề trong các môn học mà còn giải quyết các vấn đề môi trường trong thực tiễn. Qua đó, góp phần hình thành các kĩ năng và năng lực như giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo. Thứ hai, thực tế việc dạy học các vấn đề về bảo vệ môi trường không chỉ cần kiến thức môn địa lí mà còn có sự bổ trợ của nhiều môn học khác như: Toán học, vật lý, hóa học sinh học, tin học, công nghệ…và giáo dục STEM chính là cầu nối để liên kết, tích hợp các môn học này với nhau một cách logic theo mục tiêu chung của dự án. Trên cơ sở mạch cốt lõi là kiến thức địa lí, chúng tôi xây dựng các chủ đề phù hợp với đối tượng HS trường dân tộc nội trú (DTNT), phù hợp với mục tiêu chung của chương trình phổ thông và đặc trưng riêng của nhà trường. Thứ ba, các dự án STEM nhằm giáo dục bảo vệ môi trường khi thực hiện được xây dựng với nhiều ý tưởng đa dạng từ dễ đến khó để học sinh có thể tham gia nhiệt tình và không bị nhàm chán. Điều này hết sức quan trọng vì việc giáo dục bảo vệ môi trường ở một số nơi còn nặng tính đối phó, hình thức từ đó gây ra sự nhàm chán cho HS và đem lại hiệu quả không cao. Thứ tư, đối với học sinh dân tộc thiểu số điều này càng có ý nghĩa hơn khi các em đến từ nhiều vùng quê miền núi nghèo, điều kiện khó khăn. Việc hiểu biết các vấn đề môi trường quê hương mình lại càng có ý nghĩa quan trọng trong việc lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường tới các bản làng xa xôi miền núi Nghệ An, những nơi cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ vấn đề ô nhiễm môi trường. Thứ năm, chúng tôi thay đổi cách tiếp cận vấn đề bảo vệ giáo dục môi trường thông qua các dự án STEM với nhiều cách thức đa dạng, khác biệt chưa từng xuất 2
- hiện ở bất cứ đề tài nào trước đây. HS không những được trải nghiệm trong trường học mà còn chia sẻ qua nhiều chương trình khác nhau như: Dự án Young and climate change kết nối nhiều trường THPT trên cả nước; dự án Liên hoan phim khoa học quốc tế lớn nhất trên thế giới (SFF), hội nghị địa lí toàn quốc 2022… Chính vì những lý do trên, chúng tôi đã tiếp tục mở rộng phát triển đề tài “ Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú số 2 Nghê An thông qua một số dự án STEM” trên cơ sở đề cương nghiên cứu như sau: 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Đối với giáo viên - Nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động về giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú số 2 Nghê An thông qua một số dự án STEM. 2.2. Đối với học sinh - Phát triển các năng lực như năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo, năng lực tự học. - Củng cố, vận dụng kiến thức đơn môn, liên môn trên cơ sở cốt lõi là môn địa lí. - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh từ nhận thức đến hành động. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu HS trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An 3.2. Đối tượng nghiên cứu Giáo dục bảo vệ môi trường cho HS trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An thông qua một số dự án STEM 4. Giả thuyết khoa học Giáo dục bảo vệ môi trường cho HS trường THPT DTNT THPT số 2 Nghệ An đã được quan tâm từ khi thành lập trường đến nay. Giáo dục bảo vệ môi trường gắn với tổ chức các dự án STEM nhằm liên kết các hoạt động ngoài giờ lên lớp và sinh hoạt nội trú với các kiến thức đã học trong chương trình giáo dục (trong đó mạch kiến thức chính là môn địa lí), qua đó giúp HS biết vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề về môi trường trong thực tiễn, nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường, đảm bảo các mục tiêu về giáo dục bảo vệ môi trường. 3
- 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An thông qua một số dự án STEM. Đề xuất các giải pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An thông qua một số dự án STEM. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu hoạt động tổ chức các hoạt động học giáo dục bảo vệ môi trường thông qua một số dự án STEM , trên cơ sở chương trình môn địa lí và nội dung, kiến thức liên quan giữa môn địa lí và một số môn học khác như : Toán, vật lý, hóa học, tin học... - Về thời gian: Năm học 2021-2022; 2022-2023 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu Bài báo tập trung nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các loại tài liệu về vấn đề giáo dục môi trường nói chung, các dự án học tập về môi trường nói riêng nhằm tạo kênh tham khảo, cơ sở lí luận cho việc triển khai thực hiện đề tài. 6.2. Phương pháp tham vấn chuyên gia Trong quá trình lập kế hoạch đến việc triển khai dự án, nghiên cứu đã tham vấn ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, công nghệ, và các môn học có liên quan. Ngoài ra, trong khâu tổ chức còn có sự tư vấn và hỗ trợ của các tổ chức Đoàn thanh niên, Công Đoàn và một số thầy cô giáo. 6.3. Phương pháp thực nghiệm Phương pháp này dùng để thực hiện các nội dung của dự án, nhằm kiểm nghiệm mức độ hiệu quả việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh theo các mục tiêu đã đề ra. 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài Đề tài đưa ra các giải pháp để giáo dục bảo vệ môi trường cho HS trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An là thông qua các dự án STEM. Các giải pháp này cần 4
- được cụ thể hóa qua những nội dung chi tiết, kết quả đạt được so với mục tiêu ban đầu. 8. Đóng góp mới của đề tài - Về mặt lí luận: Khái quát hóa cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An thông qua một số dự án STEM. - Về mặt thực tiễn: Đề xuất và thực hiện một số giải pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An thông qua một số dự án STEM. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở lý luận 1.1. Quan điểm về giáo dục bảo vệ môi trường Vấn đề bảo vệ môi trường luôn được Đảng và nhà nước quan tâm, thể hiện qua các Văn kiện Đại hội của Đảng, nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Nhà nước đã ba lần ban hành Luật Bảo vệ môi trường vào năm 2005, 2014 và 2020 cùng với một số Nghị định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo... Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1363/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Trong đó, chỉ rõ nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phải bảo đảm tính giáo dục toàn diện. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị 02/2005/CT-BGDĐT về việc “Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường”; Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực... Trên cơ sở đó nhà trường xây dựng chương trình, tài liệu giảng dạy, học tập và tài liệu tham khảo về Giáo dục bảo vệ môi trường; đội ngũ giáo viên cốt cán triển khai nhiệm vụ tập huấn, tuyên truyền về giáo dục bảo vệ môi trường tại cơ sở. Nội dung kiến thức trình tích hợp, lồng ghép các kiến thức, kỹ năng giáo dục bảo vệ môi trường vào nội dung chương trình môn học. Ở bậc THCS, THPT lồng ghép chương trình giáo dục bảo vệ môi trường trong nhiều môn học, đặc biệt là môn Địa lí, Sinh 5
- học, Giáo dục công dân, Hóa học, tăng cường triển khai dạy học STEM, dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm, thiết thực, ý nghĩa cho giáo viên, học sinh… Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì nội dung giáo dục có thể tìm thấy trong nhiều môn học và hoạt động. Trong các chương trình giáo dục của nhà trường Việt Nam hiện nay, giáo dục bảo vệ môi trường chưa phải là một môn học riêng mà được triển khai bằng phương thức tích hợp vào các môn học và theo tinh thần xuyên môn. Điều đó có nghĩa là không thể thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường chỉ qua một môn học hoặc một hoạt động mà cần có sự liên kết giữa chúng trong quá trình giáo dục mới có thể đảm bảo thực hiện được mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường phải chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường gần gũi với HS, từng khuôn viên nhà trường tới môi trường địa phương, khu vực, đất nước,...coi đó là chất liệu để giáo dục, là môi trường để giáo dục và là mục đích cụ thể của giáo dục bảo vệ môi trường, theo phương châm “Suy nghĩ toàn cầu, hành động địa phương”. Giáo dục bảo vệ môi trường quan tâm đến cả môi trường toàn cầu và môi trường địa phương. Một mặt giúp cho HS có tầm nhìn toàn cầu đối với các vấn đề môi trường, mặt khác coi trọng giáo dục bảo vệ môi trường đại phương. Đích cụ thể mà giáo dục bảo vệ môi trường cần đạt tới là sự quan tâm đến môi trường địa phương, lời cam kết và những hành động dù nhỏ nhưng thiết thực, góp phần cải thiện mộ trường địa phương, tạo thói quen ứng xử đúng đắn với môi trường. 1.2. Quan điểm về giáo dục STEM STEM là viết tắt của Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kĩ thuật) và Math (Toán). Trong ngữ cảnh giáo dục, STEM nhấn mạnh đến sự quan tâm của nền giáo dục đối với các môn Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học, quan tâm đến việc tích hợp các môn học trên gắn với thực tiễn để năng cao năng lực cho người học. Giáo dục STEM có thể hiểu và diễn giải ở nhiều cấp độ như: chính sách STEM, chương trình STEM, nhà trường STEM, môn học STEM, bài học STEM, hoạt động STEM. Giáo dục STEM được nhiều tổ chức, nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu. Ở ngữ cảnh giáo dục và trên bình diện thế giới, STEM được hiểu với nghĩa là giáo dục STEM. Giáo dục STEM có một số cách hiểu khác nhau. Hiện nay phổ biến 3 cách hiểu về giáo dục STEM như sau: 6
- Cách thứ nhất, quan tâm đến các môn khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học. Giáo dục STEM là một chương trình nhằm cung cấp, hỗ trợ, tăng cường giáo dục khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học. Đây là nghĩa rộng khi nói về STEM. Cách thứ hai, tích hợp của bốn lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học. Kiến thức hàn lâm được kết hợp chặt chẽ với các bài học thực tế thông qua việc HS được áp dụng những kiến thức Khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học trong bối cảnh cụ thể nhằm tạo nên một kết nối giữa cộng đồng nhà trường và doanh nghiệp. Cách thứ ba, giáo dục STEM là phương pháp tiếp cận, khám phá trong giảng dạy và học tập giữa hai hay nhiều hơn các môn học STEM, hoặc giữa một chủ đề STEM và một hoặc nhiều môn học khác trong nhà trường. Ở Việt Nam giáo dục STEM nhằm các mục tiêu cơ bản sau: - Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đã nêu trong chương trình giáo dục phổ thông. - Phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS phổ thông thông qua ứng dụng STEM, nhằm: + Phát triển các năng lực đặc thù của các môn học Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học và Toán. + Biết vận dụng kiến thức các môn Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. + Có thể đề xuất các vấn đề thực tiễn mới phát sinh và giải pháp giải quyết các vấn đề đó trong thực tiễn. Chương 2: Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường Trung học phổ thông dân tộc nội trú số 2 Nghệ An. Trong những năm qua việc đưa vào giảng dạy các nội dung về môi trường đã được thực hiện. Các nội dung được Bộ Giáo dục và đào tạo hướng dẫn cụ thể qua các công văn, các đợt tập huấn dành cho giáo viên. Đây là cơ sở để giáo viên có thể xây dựng kế hoạch giáo dục cụ thể theo từng đơn vị kiến thức, chương bài trong năm học. Thông qua các hoạt động học tập, học sinh được cung cấp các kiến thức về môi trường từ đó nâng cao nhận thức về vai trò của bản thân trong bảo vệ môi trường. Nhiều hoạt động bảo vệ môi trường đã được diễn ra ngay tại trường học như: Trồng cây xanh, thu dọn rác thải, giữ gìn vệ sinh lớp học và khu nội trú. Các 7
- hoạt động này đã góp phần tạo cảnh quan xanh- sạch –đẹp nơi trường học qua đó giúp môi trường học tập của học sinh được tốt hơn. Tuy nhiên, việc học trên lớp và các hoạt động bảo vệ môi trường thường tách rời nhau và không có sự liên kết. Các hoạt động trên lớp học thường mang tính lý thuyết nhiều hơn, ít có cơ hội vận dụng được vào thực tế. Trong khi đó, các hoạt động bảo vệ môi trường lại do Đoàn thanh niên, công đoàn, các thầy cô nội trú hướng dẫn, học sinh có tham gia nhưng nhiều em còn mang tính đối phó, thành tích… Chính vì vậy, học sinh không thấy được tính liên quan giữa các hoạt động, hoặc nhiều em còn có suy nghĩ các kiến thức học được trên lớp là không quan trọng, đặc biệt các kiến thức đó lại nằm trong các “môn phụ” như địa lý. Do đó, việc thay đổi cách thức học tập trên lớp là cần thiết để học sinh thay đổi nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường, vai trò của HS trong bảo vệ môi trường, biết vận dụng các kiến thức đã học giải quyết các vấn đề về môi trường ngay tại trường học và địa phương.Chúng tôi đã khảo sát lấy ý kiến đối với GV và HS về việc giáo dục bảo vệ môi trường qua bảng sau: + Có cần thiết phải giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh không + Có cần thiết tổ chức dạy học theo dự án nhằm giáo dục bảo vệ môi trường không + Các dự án có cần thiết phải kết hợp với giáo dục STEM không + Các dự án có cần thiết với đối tượng HS dân tộc nội trú không TT Câu hỏi Kết quả 1 Có cần thiết phải giáo dục bảo vệ môi 100% GV và HS khảo sát đồng ý trường cho HS không 2 Có cần thiết tổ chức dạy học theo dự 97% đồng ý án nhằm giáo dục bảo vệ môi trường không 3 Các dự án có cần thiết phải kết hợp với 86 % đồng ý giáo dục STEM không 4 Các dự án có cần thiết với đối tượng 100% đồng ý HS dân tộc nội trú không Bảng 1: Bảng khảo sát về vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường ở trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An 8
- Như vậy về cơ bản các đối tượng được khảo sát đều cho rằng cần phải giáo dục bảo vệ môi trường cho đối tượng học sinh trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An. Để việc giáo dục môi trường được hiệu quả, cần phải đi đôi giữa học với thực hành, và như vậy phương pháp dạy học theo dự án kết hợp với giáo dục STEM là phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Chương 3: Giải pháp 3.1. Cách thức giáo dục môi trường bằng dự án STEM Để giáo dục bảo vệ môi trường có rất nhiều giải pháp có thể thực hiện. Làm thế nào để các kiến thức đã được học trên lớp của HS có thể vận dụng giải quyết các vấn đề môi trường ngay tại địa phương hay trường học? Lựa chọn dạy học dự án nói chung và dự án dự án STEM nói riêng là chọn lựa phù hợp vì nó là mô hình giáo dục vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, phù hợp để đưa vào quá trình dạy học về bảo vệ môi trường. Thêm vào đó, thực tế việc dạy học các vấn đề về bảo vệ môi trường không chỉ cần kiến thức môn địa lí mà còn có sự bổ trợ của nhiều môn học khác như: Toán học, vật lý, hóa học sinh học, tin học, công nghệ…và giáo dục STEM chính là cầu nối để liên kết, tích hợp các môn học này với nhau một cách logic theo mục tiêu chung của dự án. Trong quá trình thực hiện các dự án STEM có thể cần tất cả (hoặc có thể ít hơn) bốn yếu tố là: S (Khoa học), T (Công nghệ), E (Kĩ thuật) và M(Toán). GV có thể lựa chọn phương pháp và cách thức rất đa dạng để tổ chức các dự án STEM. Chúng tôi đưa ra các gợi ý như: Lồng ghép các dự án vào chương trình chính khóa trên lớp: GV các môn học có liên quan chọn lọc các nội dung phù hợp đối với từng môn học trong dự án, xây dựng phân phối chương trình liên môn, chi tiết cụ thể. Tổ chức các dự án ngoại khóa đa dạng như: Câu lạc bộ khoa học, hoạt động trải nghiệm… Với hình thức này GV không bị bó buộc về mặt thời gian và không gian. Dù là cách thức nào thì vẫn phải đảm bảo các yếu tố kiến thức phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông; đảm bảo tính hiệu quả trong việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh. 9
- 3.2. Hướng dẫn thực hiện quy trình tổ chức việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An thông qua một số dự án STEM. 3.2.1. Các bước chung 3.2.1.1. Xác định mục tiêu - Dự án nhằm thực hiện nội dung nào trong chương trình giáo dục bảo vệ môi trường - HS học được kiến thức, kĩ năng, năng lực gì về vấn đề bảo vệ môi trường sau khi thực hiện dự án 3.2.1.2. Xây dựng ý tưởng - Dự án xuất phát từ tình huống nào trong thực tiễn - Từ tình huống đó GV xây dựng ý tưởng như thế nào Ví dụ 1: Xuất phát từ nhu cầu được ăn rau sạch trong trường học, HS sẽ đưa ra giải pháp gì để có thể có rau sạch? Ví dụ 2: Xuất phát từ nhu cầu sử túi nilon thường xuyên , chúng ta có thể làm ra túi nion tự phân hủy, an toàn với môi trường không? 3.2.1.3. Xây dựng quy trình dự án Có nhiều cách xây dựng quy trình thiết kế, GV lựa chọn quy trình cụ thể dựa trên mục tiêu đã xác định. Các quy trình này có thể thay đổi phụ thuộc từng dự án từng đối tượng HS. Thường có những bước như: - Xây dựng mục tiêu dự án - Chuyển giao nhiệm vụ dự án - Thực hiện dự án - Đánh giá kết quả dự án 3.2.1.4. Tổ chức thực hiện Dựa trên quy trình đã thiết kế, GV tổ chức thực hiện theo đúng các bước đã đề ra. Trong quá trình HS làm việc, GV vừa là người hướng dẫn, vừa hỗ trợ cho HS để HS có thể hoàn thành mục tiêu dự án. 3.2.1.5. Đánh giá kết quả thực hiện dự án 10
- Sau khi HS thực hiện dự án, GV đánh giá kết quả thu được. Quá trình đánh giá có thể bao gồm: Đánh giá đồng đẳng giữa HS trong nhóm, giữa các nhóm với nhau. Đánh giá của GV với HS. Kết quả đạt được không chỉ dựa trên sản phẩm mà còn là quá trình thực hiện, thái độ tham gia của HS… Để khâu đánh giá được chính xác, GV cần cung cấp các tiêu chí đánh giá ngay từ đầu cho HS trước khi thực hiện dự án, trong quá trình HS thực hiện, GV cũng thường xuyên nhắc nhở các tiêu chỉ đánh giá để HS tập trung vào thực hiện các yêu cầu đó. 3.3. Gợi ý một số dự án STEM có nội dung bảo vệ môi trường trong chương trình địa lí Trên cơ sở mạch kiến thức chính là địa lí, chúng tôi xin gợi ý một số nội dung có thể triển khai để thực hiện các dự án STEM như sau (bảng 1): Chủ đề TT Nội dung dự án Kiến thức địa lí dự án 1 Nước và sự - Học sinh tìm hiểu về thủy - Thủy quyển sống quyển, vai trò của nước ngọt - Vòng tuần hoàn nước. đối với con người và sự sống - Các vấn đề mang tính toàn trên Trái Đất. cầu: Vấn đề ô nhiễm môi - HS tìm hiểu, đánh giá thực trường nước biển và đại trạng sử dụng nước ngọt của dương; nước ngọt. địa phương và tại gia đình - Vấn đề sử dụng tài nguyên mình. thiên nhiên và bảo vệ môi - HS đề xuất một số giải pháp trường. để bảo vệ nguồn nước ngọt của địa phương. Trong đó, thiết kế được hệ thống xử lý nước sạch đơn giản ngay tại nhà theo phương pháp lọc nước. 11
- Chủ đề TT Nội dung dự án Kiến thức địa lí dự án 2 Nông nghiệp - HS tìm hiểu vai trò của - Địa lí ngành nông nghiệp thông minh ngành nông nghiệp trong nền lớp 10. kinh tế, sự thay đổi các hình - Phát triển bền vững và thức sản xuất nông nghiệp, mô tăng trưởng xanh lớp 10. hình nông nghiệp thông minh. - Vấn đề sử dụng tài nguyên - Ảnh hưởng của hoạt động thiên nhiên và bảo vệ môi sản xuất nông nghiệp đến môi trường lớp 12. trường. - Vấn đề phát triển nông - Thiết kế khu vườn thủy canh nghiệp, lâm nghiệp và thủy mini. sản lớp 12. 3 Chất tẩy rửa - HS tìm hiểu vấn đề sử dụng - Các vấn đề mang tính toàn an toàn các hóa chất trong cuộc sống. cầu: Vấn đề ô nhiễm môi Ảnh hưởng việc sử dụng nhiều trường nước biển và đại hóa chất đối với môi trường dương; nước ngọt lớp 11. nước, môi trường đất, và sức - Vấn đề sử dụng tài nguyên khỏe con người. thiên nhiên và bảo vệ môi - Chế tạo dung dịch tẩy rửa an trường lớp 12. toàn từ sự lên men của hoa quả. 4 Xà bông thiên - HS tìm hiểu vấn đề sử dụng - Địa lí các ngành công nhiên các hóa chất trong cuộc sống. nghiệp (công nghiệp hóa Ảnh hưởng việc sử dụng nhiều chất, công nghiệp sản xuất hóa chất đối với môi trường hàng tiêu dùng) lớp 10 nước, môi trường đất, và sức - Vấn đề sử dụng tài nguyên khỏe con người. thiên nhiên và bảo vệ môi - Chế tạo xà bông thiên nhiên trường lớp 12. từ sáp ong và hương liệu, phẩm màu tự nhiên. 12
- Chủ đề TT Nội dung dự án Kiến thức địa lí dự án - Phát triển thương hiệu xà bông để kinh doanh. 5 Son môi - HS tìm hiểu vấn đề sử dụng - Địa lí các ngành công handmade các hóa chất trong cuộc sống. nghiệp (công nghiệp hóa Ảnh hưởng việc sử dụng nhiều chất, công nghiệp sản xuất hóa chất đối với môi trường hàng tiêu dùng) lớp 10 nước, môi trường đất, và sức - Vấn đề sử dụng tài nguyên khỏe con người. thiên nhiên và bảo vệ môi - Chế tạo son môi handmade trường lớp 12. từ sáp ong và hương liệu, phẩm màu tự nhiên. - Phát triển thương hiệu son môi để kinh doanh. 6 Ống hút tre - HS tìm hiểu vấn đề sử dụng - Phát triển bền vững và nhựa trong cuộc sống, tác hại tăng trưởng xanh lớp 10. của rác thải nhựa với môi - Các vấn đề mang tính toàn trường. cầu: Vấn đề ô nhiễm môi - HS chế tạo ống hút và một số trường lớp 11. vật dụng được làm từ tre, hoặc - Vấn đề sử dụng tài nguyên một số loại gỗ thân thiện môi thiên nhiên và bảo vệ môi trường, dễ kiếm ngay tại địa trường lớp 12. phương 7 Làng nghề - HS tìm hiểu vấn đề sử dụng - Phát triển bền vững và thủ công dân nhựa trong cuộc sống, tác hại tăng trưởng xanh lớp 10. tộc Thái của rác thải nhựa với môi - Chuyên đề : Phát triển trường. làng nghề địa lí 12. - HS xây dựng lại mô hình - Thực hành tìm hiểu địa lí mini làng nghề thủ công địa phương. truyền thống ở trong trường 13
- Chủ đề TT Nội dung dự án Kiến thức địa lí dự án học ( ví dụ làng nghề dệt vải từ nguyên liệu thiên nhiên; làng nghề mây tre đan). Hoặc HS cùng cộng đồng ở địa phương tham gia vào việc giữ gìn các làng nghề truyền thống. 8 Vườn rau - HS tìm hiểu vai trò của cây - Địa lí ngành nông nghiệp- xanh xanh trong bảo vệ môi trường phần trồng trọt lớp 10. và chống biến đổi khí hậu. - Phát triển bền vững và - Xây dựng được vườn rau tăng trưởng xanh lớp 10. sạch của trường phục vụ cho - Vấn đề phát triển nông bữa ăn của HS nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản lớp 12. 9 Nhựa sinh - HS tìm hiểu vấn đề sử dụng - Phát triển bền vững và học nhựa trong cuộc sống, tác hại tăng trưởng xanh lớp 10. của rác thải nhựa với môi - Các vấn đề mang tính toàn trường. cầu: Vấn đề ô nhiễm môi - HS chế tạo nhựa sinh học trường lớp 11. thân thiện với môi trường từ - Vấn đề sử dụng tài nguyên tinh bột khoai tây và một số thiên nhiên và bảo vệ môi vật dụng được làm từ nhựa trường lớp 12. sinh học như túi ni lon, thìa, cốc. 10 Ngôi nhà gió -HS tìm hiểu vấn đề sử dụng - Địa lí công nghiệp (công năng lượng hiện nay trên thế nghiệp năng lượng) lớp 10. giới. Tác động của việc sử - Phát triển bền vững và dụng năng lượng tới môi tăng trưởng xanh lớp 10. trường (năng lượng hóa thạch, - Vấn đề sử dụng tài nguyên năng lượng gió, năng lượng thiên nhiên và bảo vệ môi 14
- Chủ đề TT Nội dung dự án Kiến thức địa lí dự án Mặt Trời…). trường lớp 12. - HS chế tạo mô hình nhà mini - Địa lí công nghiệp lớp 12 thắp sáng được nhờ năng lượng gió. Bảng 2. Một số nội dung môn Địa lí có thể tổ chức dạy học bằng STEM 3.4. Một số dự án minh họa 3.4.1. Dự án vườn rau xanh I. Mục tiêu - Hiểu được vai trò của cây xanh trong bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu. - Xây dựng được vườn rau của trường - Rèn luyện các năng lực như tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề. II. Các bước tiến hành 1. Chuyển giao nhiệm vụ - GV giới thiệu dự án cho HS: Mục tiêu, các nhiệm vụ cụ thể, các yêu cầu cần đạt đối với dự án; các sản phẩm dự án; tiêu chí đánh giá kết quả. - HS phân tích các khía cạnh STEM khi triển khai dự án (bảng 2) S (Science) T (Technology) E (Engineering) M (Math) - Sinh học: Quá - Quy trình chăm - Kĩ thuật gieo -Tính toán, đo đạc trình sinh trưởng và sóc cây xanh. hạt, chăm sóc cây diện tích trồng phát triển của cây - Quy trình thiết kế qua từng giai cây; chi phí phát xanh; hệ thống tưới tự đoạn sinh, hiệu quả - Địa lí: Ý nghĩa của động. kinh tế… cây xanh trong bảo vệ môi trường và chống BĐKH. Bảng 3. Các biểu hiện STEM khi triển khai dự án 15
- - GV chia nhóm trên cơ sở nguyện vọng của HS, mỗi nhóm có số lượng HS tương đương nhau và không quá đông. - HS bầu nhóm trưởng, thư kí, người nhắc việc; giao nhiệm vụ cụ thể cho tất cả các thành viên. 2. Thực hiện nhiệm vụ Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò cây xanh - HS hoàn thành việc trả lời các câu hỏi sau: + Cây xanh có vai trò gì với sự sống trên Trái Đất ? + Đánh giá thực trạng việc trồng cây xanh ở Việt Nam và ngay tại địa phương em ? + Đề xuất một số ý tưởng, giải pháp để trồng cây xanh có hiệu quả. - HS báo cáo sản phẩm bằng các poster. Về yêu cầu poster như sau: Đầy đủ nội dung; bố cục hài hòa, đảm bảo thẩm mĩ; giải pháp/ ý tưởng sáng tạo. Hoạt động 2: Đánh giá thực trạng vườn rau nhà trường HS khảo sát các vấn đề sau: + Ý nghĩa của trồng cây trong vườn trường. + Tổng diện tích vườn trường là bao nhiêu? Những nơi nào sử dụng hiệu quả ? Những nơi nào đất còn để hoang? + Các loại cây hiện đang có ở vườn : Diện tích, đặc điểm sinh thái, năng suất, hiệu quả + Đánh giá chung về thực trạng vườn rau hiện nay. - GV nên gợi ý, cung cấp thông tin về vườn rau của trường những năm trước như: Những cây nào đã trồng thành công, những cây nào đem lại hiệu qủa không cao, hướng dẫn HS đi tìm nguyên nhân… Hoạt động 3: Thiết kế vườn rau nhà trường - HS lựa chọn loại cây trồng trên cơ sở + Đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp cho loại cây trồng đó. + Phù hợp với diện tích đất, quy hoạch chung của nhà trường. + Có kinh phí tiết kiệm, phù hợp hoàn cảnh của HS và nhà trường. + Đem lại hiệu quả về mặt sinh thái, cảnh quan, và giá trị kinh tế. 16
- - HS thiết kế vườn rau trên cơ sở bảng sau đây (bảng 3) Loại rau trồng 1 2 3… 1. Diện tích 2. Vị trí 3. Các giai đoạn gieo trồng 4. Nguyên liệu và chi phí 5. Số lao động Bảng 4. Các yếu tố cần chú ý trong quá trình thiết kế vườn rau - Giáo viên lưu ý cho HS là việc xây dựng vườn rau sạch này ngoài việc bảo vệ môi trường còn là nguồn cung cấp thực phẩm sạch cho bữa ăn ở nội trú, do vậy cần lựa chọn loại cây phù hợp để trước hết phục vụ chính bản thân các em. Các loại cây trồng phù hợp có thể là: + Chuối: Cây trồng dễ sinh trưởng, vốn, công chăm sóc ít, có thể trồng và thu hoạch quanh năm. + Rau cải xanh: Trồng vào vụ đông, thích hợp với đất của trường, năng suất cao, có thể cải thiện bữa ăn cho học sinh. + Rau cải củ: Tác dụng như rau cải xanh, ngoài lá còn có thể lấy thêm được củ… Ngoài ra còn có thể trồng lạc, chùm ngây, rau muống, khoai lang… Hoạt động 4: Tiến hành xây dựng vườn rau. Quá trình xây dựng vườn rau từ lúc lên ý tưởng đến khi thu hoạch có thể kéo dài phụ thuộc vào loại rau HS lựa chọn để trồng. Trong qúa trình này, GV đóng vai trò giám sát, nhắc nhở, động viên HS, điều chỉnh và giúp đỡ HS khi cần thiết để HS thực hiện được kế hoạch. Hình 1: HS gieo hạt tại vườn rau Hình 2: HS trồng khoai lang tại vườn rau 17
- Hoạt động 5: Đánh giá và thu hoạch Đây là dự án kéo dài trong nhiều tháng, các HS sau khi thu hoạch sản phẩm sẽ tổng hợp và báo cáo kết quả cùng lúc với các nhóm khác. Các sản phẩm báo cáo có thể là poster, video hoặc trải nghiệm thực tế ngay tại vườn rau của trường. Ngoài sự đánh giá của GV với HS, còn có sự đánh giá giữa các đội với nhau; đánh giá giữa các HS trong nhóm; đánh giá của Ban giám hiệu hoặc các thầy cô bộ môn khác. Gợi ý một số tiêu chí đánh giá sản phẩm vườn rau (bảng 4) Tiêu chí Mức 1 (Dưới 5) Mức 2 (5-7) Mức 3 (8-10) Số lượng x10% Chất lượng x 40% Chi phí x 10% Hiệu quả x 20% Đúng thời gian x 10% Thái độ làm việc x 10% Bảng 5. Tiêu chí đánh giá vườn rau (các tiêu chí có thể thay đổi phù thuộc từng đối tượng HS) Hình 3: Thu hoạch củ cải Hình 4: Thu hoạch vườn rau cải 3.4.2. Dự án nhựa sinh học I. Mục tiêu - Đánh giá được tác hại của việc sử dụng nhựa - Xây dựng thói quen hạn chế dùng nhựa 18
- - Chế tạo được vật liệu làm từ nhựa có nguồn gốc sinh học, an toàn với môi trường. II. Các bước tiến hành 1. Chuyển giao nhiệm vụ - GV giới thiệu dự án cho HS: Mục tiêu, các nhiệm vụ cụ thể, các yêu cầu cần đạt đối với dự án; các sản phẩm dự án; tiêu chí đánh giá kết quả. - HS phân tích các khía cạnh STEM khi triển khai dự án S (Science) T (Technology) E(Engineering) M (Math) -Hóa học: Quá trình tạo - Máy tính và các - Kĩ thuật pha -Tính toán tỉ lệ ra nhựa, tính chất của phần mềm thiết kế chế nguyên liệu các thành phần nhựa. (Canva, Microsoft - Kĩ thuật chế khi chế tạo nhựa - Địa lí: Ý nghĩa của Power Point). tạo nhựa sinh sinh học. việc hạn chế rác thải - Quy trình chế tạo học… nhựa trong bảo vệ môi nhựa sinh học trường. Bảng 6. Các biểu hiện của STEM qua dự án - GV chia nhóm trên cơ sở nguyện vọng của HS, mỗi nhóm có số lượng HS tương đương nhau và không quá đông. - HS bầu nhóm trưởng, thư kí, người nhắc việc; giao nhiệm vụ cụ thể cho tất cả các thành viên. 2. Thực hiện nhiệm vụ Hoạt động 1: Tìm hiểu thực trạng sử dụng nhựa - HS hoàn thành việc trả lời các câu hỏi sau: + Nhựa là gì? Nhựa dùng để làm gì? + Thực trạng sử dụng nhựa trên thế giới, ở Việt Nam hiện nay như thế nào ? + Vì sao các sản phẩm từ nhựa được sử dụng phổ biến? + Vì sao rác thải từ nhựa ảnh hưởng đến môi trường? Nguồn rác thải này trên thế giới, ở Việt Nam hiện nay như thế nào? - HS báo cáo sản phẩm bằng các sơ đồ thông tin (infographic). Về yêu cầu infographic như sau: Đầy đủ nội dung; bố cục hài hòa, đảm bảo thẩm mĩ; giải pháp/ ý tưởng sáng tạo. 19
- Hoạt động 2: Giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa - HS hoàn thành việc trả lời các câu hỏi sau: + Đề xuất một số ý tưởng, giải pháp để giảm thiểu rác thải nhựa. + Có thể thay thế nhựa bằng các vật liệu thân thiện môi trường nào? Hình 5,6: tái chế rác thải nhựa tại khu nội trú Hoạt động 3: Chế tạo nhựa sinh học -HS thiết kế quy trình chế tạo: + Tìm kiếm nguyên liệu: HS chế tạo nhựa sinh học làm từ các loại tinh bột. Ví dụ như: Tinh bột khoai tây, tinh bột sắn, tinh bột khoai lang… Ngoài ra có thể cần thêm glycerin, dấm ăn, phẩm màu tự nhiên… + Xử lí nguyên liệu thô: Xay nhỏ lọc lấy tinh bột + Đun nóng tinh bột, pha chế các nguyên liệu theo công thức. + Đổ khuôn: Theo mục đích sử dụng để chế tạo nilon, thìa, cốc… sẽ có các loại khuôn khác nhau. Lưu ý: Quá trình trên có thể lặp đi lặp lại nhiều lần do các công thức pha trộn khác nhau nên sẽ cho ra những loại nhựa có tính chất khác nhau. HS sẽ phải thử nghiệm nhiều lần để tìm ra công thức chuẩn nhất. HS tóm tắt các bước thực hiện và kết quả qua bảng sau (bảng 7) 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh thông qua dạy học Lịch sử Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 (SGK Lịch sử lớp 12 Ban Cơ bản)
14 p | 135 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 119 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 36 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm giáo dục tư tưởng chính trị trong việc giảng dạy địa lí tự nhiên Việt Nam ở lớp 12
21 p | 45 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục STEM thông qua chủ đề Lắp mạch điện đèn trang trí - Vật lí 11
40 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 cơ bản phân dạng và nắm được phương pháp giải bài tập phần giao thoa ánh sáng
23 p | 36 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11
28 p | 69 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy cho học sinh trung học phổ thông trong các giờ dạy môn Hóa học
21 p | 41 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 27 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Công tác phòng ngừa, can thiệp với học sinh bị chứng rối loạn hành vi ở trường THPT
35 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn