intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục bảo vệ tài nguyên du lịch qua hoạt động dạy - học gắn với trải nghiệm thực tế tại một số di tích, danh thắng ở địa phương cho học sinh lớp 10 trên địa bàn huyện Yên Thành – Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Giáo dục bảo vệ tài nguyên du lịch qua hoạt động dạy - học gắn với trải nghiệm thực tế tại một số di tích, danh thắng ở địa phương cho học sinh lớp 10 trên địa bàn huyện Yên Thành – Nghệ An" nhằm nghiên cứu cách thức tổ chức và các nội dung của loại hình hoạt động trải nghiệm tại các di tích văn hóa và danh thắng ở địa phương, đó là thực địa và tham quan. Từ đó khơi dậy hứng thú học tập của học sinh và giáo dục tinh thần, ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch của quê hương mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục bảo vệ tài nguyên du lịch qua hoạt động dạy - học gắn với trải nghiệm thực tế tại một số di tích, danh thắng ở địa phương cho học sinh lớp 10 trên địa bàn huyện Yên Thành – Nghệ An

  1. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, hội nhập nền kinh tế quốc tế đang trở thành xu thế toàn cầu đòi hỏi ở mỗi người sự năng động, nhạy bén, kĩ năng sống và vốn kiến thức phong phú. Xã hội hiện đại luôn cần những con người có đủ yếu tố chân – thiện – mỹ, đức và tài. Đây cũng chính là mục tiêu giáo dục hướng tới, đặc biệt trong thế kỉ XXI - thế kỉ của tự do hóa, thương mại hóa. Để làm được điều đó, giáo dục phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng phương pháp đào tạo. Học từ trải nghiệm thực tế, trải nghiệm sáng tạo là xu hướng, phương pháp học đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của những người làm giáo dục. Mô hình học tập từ trải nghiệm ngày càng được nhân rộng và thu hút sự tham gia của nhiều người do tính hiệu quả mà nó đem lại. Học tập gắn với trải nghiệm thực tế là một quá trình xã hội bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học. Hai hoạt động này được liên hệ bằng vốn hiểu biết và kinh nghiệm cụ thể của người học, trên cơ sở đó, giáo viên hệ thống hóa những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, đáp ứng mục tiêu dạy học. Để thực hiện tốt hoạt động trải nghiệm cần gắn thực tiễn nhà trường với xã hội, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh đáp ứng những yêu cầu đổi mới giáo dục theo định hướng mà bộ giáo dục đề ra cũng như đáp ứng kì vọng của những người dân vào nền giáo dục của đất nước. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, mỗi giáo viên phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. Tổ chức hoạt động dạy – học lịch sử gắn với trải nghiệm thực tế cho học sinh bằng thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo các di tích văn hóa, danh thắng, đặc biệt là các di tích văn hóa lịch sử, danh thắng ở nơi học sinh sinh sống sẽ khiến cho bài giảng lịch sử được sinh động, sẽ giúp học sinh cảm thấy bài học lịch sử gắn bó hơn với cuộc sống ở xung quanh các em, sẽ bồi dưỡng học sinh sự tự hào với những giá trị văn hóa truyền thống do ông cha để lại, càng thêm yêu quê hương, yêu đất nước mình hơn cũng như khơi dậy cho học sinh khát khao tìm hiểu, khám phá và phát huy tiềm năng của quê hương mình.
  2. Huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An là một vùng giàu tiềm năng du lịch. Huyện Yên Thành có trên 200 di tích – danh thắng đã được lập danh mục quản lí, trong đó có 23 di tích được công nhận là di tích quốc gia, 35 di tích xếp hạng cấp tỉnh, là huyện có nhiều di tích được công nhận nhất tỉnh Nghệ An. Đó là niềm tự hào mà nhân dân và Đảng bộ huyện Yên Thành đang ra sức phát huy để những giá trị đó mãi mãi trường tồn. Tuy nhiên, hầu hết người dân nơi đây chưa thực sự thấy được giá trị của tiềm năng du lịch địa phương mang lại. Đặc biệt, các em học sinh – chủ nhân của quê hương, đất nước cần phải hiểu rõ về tài nguyên du lịch ở địa phương mình để có ý thức, trách nhiệm bảo tồn và phát huy tiềm năng sẵn có, góp phần phát triển kinh tế nơi mình sinh ra và lớn lên. Bản thân mỗi giáo viên Lịch sử chúng tôi luôn trăn trở, muốn góp một phần nhỏ bé vào việc giáo dục những truyền thống tốt đẹp, giáo dục ý thức và trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cũng như tạo cho học sinh niềm đam mê khám phá những giá trị tốt đẹp ngay trên quê hương mình. Xuất phát từ những lí do trên, đồng thời ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc nỗ lực tìm hiểu, học tập những định hướng mới trong giáo dục nhằm nâng cao kiến thức chuyên ngành, góp phần nâng cao hiệu quả trong công việc giảng dạy tại trường phổ thông nên tôi quyết định chọn đề tài sáng kiến:“Giáo dục bảo vệ tài nguyên du lịch qua hoạt động dạy - học gắn với trải nghiệm thực tế tại một số di tích, danh thắng ở địa phương cho học sinh lớp 10 trên địa bàn huyện Yên Thành – Nghệ An”. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu cách thức tổ chức và các nội dung của loại hình hoạt động trải nghiệm tại các di tích văn hóa và danh thắng ở địa phương, đó là thực địa và tham quan. Từ đó khơi dậy hứng thú học tập của học sinh và giáo dục tinh thần, ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch của quê hương mình. Góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực. 1.3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại cơ sở giáo dục Trung học phổ thông ( THPT) Bắc Yên Thành trong lĩnh vực môn Lịch sử. Đối tượng áp dụng: Giáo dục bảo vệ tài nguyên du lịch thông qua hình thức dạy học gắn với trải nghiệm thực tế cho học sinh lớp 10 tại một số di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh trên quê hương Yên Thành – trên địa bàn các xã thuộc địa phận trường đóng và có học sinh đang theo học tại trường. 1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài tập trung làm rõ một số vấn đề sau: - Các di tích, danh thắng ở địa phương có liên quan đến chương trình lịch sử THPT 2
  3. - Nghiên cứu và đề xuất một số định hướng giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế tại các di tích văn hóa, lịch sử và danh thắng trên địa bàn huyện Yên Thành. 1.5. Phương pháp nghiên cứu: - Khảo sát, thống kê, phân loại: Khảo sát các tài liệu hướng dẫn cách thức tổ chức của hai loại hình hoạt động trải nghiệm đó là thực địa và tham quan nói chung và trong bộ môn lịch sử nói riêng. - Phân tích, tổng hợp, quy nạp: Trên cơ sở phân tích cụ thể mục đích, các bước tiến hành một hoạt động trải nghiệm, điều kiện cụ thể của từng đối tượng học sinh ở địa phương, người viết lựa chọn những phương pháp nổi bật, tối ưu, phù hợp với nhu cầu thực tiễn và tâm lí của các em. - Thực nghiệm sư phạm: Sau khi xây dựng đề cương, được sự góp ý, phản biện của đồng môn, chúng tôi tiến hành thực nghiệm bằng việc áp dụng cách thức tổ chức hoạt động dạy học gắn với trải nghiệm thực tế tại số di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh trên quê hương Yên Thành cho học sinh khối 10 tại trường chúng tôi năm học 2020 - 2021. Khi đã thu nhận được những kết quả, đến năm học 2021 - 2022, nhất là khi thực hiện chương trình GDPT 2018, sách Cánh diều, lịch sử lớp 10, chúng tôi tiếp tục tiến hành thực nghiệm tại trường đồng thời nhờ các đồng nghiệp nhân rộng mô hình tại các trường THPT khác trong huyện. Kết quả thực nghiệm là cơ sở để chúng tôi đánh giá tính hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm này. 1.6. Tính mới của đề tài Được thể hiện trước hết ở nội dung và đối tượng để học sinh khám phá, trải nghiệm: một số di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh trên quê hương Yên Thành. + Đền Đức Hoàng thuộc xã Phúc Thành. + Đình Sừng thuộc xã Lăng Thành. + Rú Gám – Đền chùa Gám thuộc xã Xuân Thành. + Đập Vệ Vừng thuộc xã Đồng Thành Các nội dung thực hiện hoạt động trải nghiệm mà giáo viên hướng dẫn đều xuất phát và gắn liền với không gian sống của các em. Ở mỗi khu vực trường đều có những di tích lịch sử – văn hóa và danh thắng tiêu biểu. Những địa chỉ mà các em trải nghiệm là những địa chỉ chưa được khai thác ở góc độ mà đề tài đề cập đến hoặc chỉ mới khai thác ở mức độ cầm chừng. Và với những địa chỉ này, nguồn tư liệu trong sách giáo khoa chưa có và nguồn tài liệu tham khảo cũng không có nhiều. Nội dung dạy học trên lớp và nội dung tiến hành trải nghiệm được diễn ra đáp ứng một trong những mục tiêu dạy học, đó là học đi đôi với hành, dạy học gắn với 3
  4. thực tiễn. Từ đó toát lên đặc điểm nổi bật của lịch sử vùng miền, nhằm nâng cao tính giáo dục trong dạy học lịch sử. Sáng kiến chưa được công bố ở bất cứ cuộc thi hay tạp chí nào II. NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn 1. Lí luận về dạy học gắn với trải nghiệm 1.1.Một số khái niệm, thuật ngữ cơ bản * Trải nghiệm Từ điển tiếng Việt định nghĩa: Trải có nghĩa là “đã từng qua, từng biết, từng chịu đựng”, còn nghiệm có nghĩa là “kinh qua thực tế nhận thấy điều đó đúng”. Như vậy, trải nghiệm có nghĩa là quá trình chủ thể được trực tiếp tham gia hoạt động và rút ra những kinh nghiệm cho bản thân. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam “trải nghiệm” được diễn dải theo hai nghĩa. Trải nghiệm theo nghĩa chung nhất “là bất kì một trạng thái có màu sắc xúc cảm nào được chủ thể cảm nhận, trải qua, đọng lại thành bộ phận (cùng với tri thức, ý thức…) trong đời sống tâm lí của từng người”. Theo nghĩa hẹp trải nghiệm “ là những tín hiệu bên trong, nhờ đó các sự kiện đang diễn ra đối với cá nhân được ý thức chuyển thành ý kiến cá nhân, góp phần lựa chọn tự giác các động cơ cần thiết, điều chỉnh hành vi của cá nhân”. * Sáng tạo Khái niệm sáng tạo được sử dụng đồng nghĩa với nhiều thuật ngữ khác như: sự sáng tạo, tư duy hay óc sáng tạo…Các thuật ngữ này đều có liên quan đến một thuật ngữ gốc Latin “Crear” và mang một nghĩa chung là “sự sản xuất, tạo ra, sinh ra một cái gì đó mà trước đây chưa hề có, chưa tồn tại”. Ngoài ra, sáng tạo cũng được hiểu “là tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần. Tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có. Có thể sáng tạo trong bất kì lĩnh vực nào: khoa học, nghệ thuật, sản xuất – kĩ thuật, kinh tế, chính trị v.v…” Như vậy, dù quan niệm như thế nào thì sáng tạo chính là việc tạo ra cái mới. Sáng tạo là tiềm năng có ở mọi người bình thường và được huy động trong từng hoàn cảnh sống cụ thể. Mỗi người khi tạo ra cái mới cho cá nhân, thì sáng tạo đó được xem xét trên bình diện cá nhân, còn tạo ra cái mới liên quan đến cả một nền văn hóa thì sáng tạo đó được xét trên bình diện xã hội. * Hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo Theo nghĩa rộng hoạt động giáo dục là “những hoạt động có chủ đích, có kế hoạch hoặc có sự định hướng của nhà giáo dục, được thực hiện thông qua những cách thức phù hợp để chuyển tải nội dung giáo dục tới người học nhằm thực hiện 4
  5. mục tiêu giáo dục”. Hoạt động giáo dục này bao gồm: hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp. Hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp được hiểu là những hoạt động có chủ đích, có kế hoạch, do nhà giáo dục định hướng, thiết kế, tổ chức trong và ngoài giờ học, trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục theo nghĩa hẹp, hình thành ý thức, phẩm chất, giá trị sống, hay các năng lực tâm lý xã hội... Hoạt động dạy học là quá trình người dạy tổ chức và hướng dẫn hoạt động học của người học nhằm giúp người học lĩnh hội tri thức khoa học, kinh nghiệm của xã hội loài người để phát triển trí tuệ và hoàn thiện nhân cách người học. Như vậy, hoạt động dạy học chủ yếu nhằm phát triển mặt trí tuệ, hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp chủ yếu nhằm phát triển mặt phẩm chất đạo đức, đời sống tình cảm. Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, hoạt động giáo dục (nghĩa hẹp) thực hiện các mục tiêu giáo dục thông qua một loạt các hoạt động như hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể… Theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới, hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy học và các mục tiêu của hoạt động giáo dục (nghĩa hẹp) nói trên sẽ được thực hiện chỉ trong một hoạt động có tên gọi là hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Như vậy, hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ thực hiện tất cả các mục tiêu và nhiệm vụ của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể,... và thêm vào đó là những mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục của giai đoạn mới. Vậy khái niệm hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông có thể được hiểu là “các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một bộ phận của quá trình giáo dục, được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học. Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể và các hành động của học sinh, hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ khai thác kinh nghiệm của mỗi cá nhân, tạo cơ hội cho các em vận dụng một cách tích cực những kiến thức đã học vào thực tế và đưa ra được những sáng kiến của mình, từ đó phát huy và nuôi dưỡng tính sáng tạo của mỗi cá nhân của học sinh”. Từ khái niệm này cho thấy, so với các hoạt động ngoài giờ lên lớp đang được tiến hành hiện nay trong trường phổ thông thì hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ phong phú hơn cả về nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động. Đặc biệt mỗi hoạt động phải phù hợp với mục tiêu phát triển những phẩm chất, năng lực nhất định của học sinh. Hiệp hội “Giáo dục trải nghiệm” quốc tế định nghĩa về học qua trải nghiệm “là một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp trong đó người dạy khuyến khích người học tham gia các trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kĩ năng, định hình các giá trị sống và phát triển các năng lực bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội” 5
  6. Hoạt động hoc tập trải nghiệm sáng tạo còn được hiểu là “hoạt động giáo dục, trong đó, từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực,…Từ đó tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng năng sáng tạo của cá nhân mình”. Các khái niệm này đều khẳng định vai trò định hướng, hướng dẫn của nhà giáo dục (không phải là hoạt động trải nghiệm tự phát). Nhà giáo dục không tổ chức, phân công học sinh một cách trực tiếp mà chỉ hỗ trợ, giám sát. Học sinh được trực tiếp, chủ động tham gia các hoạt động. Phạm vi các chủ đề hay nội dung hoạt động và kết quả đầu ra là năng lực thực tiễn, phẩm chất và tiềm năng sáng tạo và hoạt động là phương thức cơ bản của sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Tuy vậy, không phải giáo viên nào cũng hướng dẫn học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm thành công. Chúng ta cần phải nắm vững đặc trưng (nét khác biệt) của một hoạt động trải nghiệm sáng tạo so với những hoạt động dạy học khác. Đó là việc đặt học sinh trong môi trường học tập đa dạng, học đi đôi với hành, học từ chính hành động của bản thân, học trong nhà trường gắn liền với giải quyết các vấn đề thực tiễn đời sống cộng đồng. Trong hoạt động học tập này, các em vừa là người tham gia, vừa là người kiến thiết, tổ chức hoạt động cho chính mình bằng chính sự trải nghiệm của bản thân. Nói cách khác, khi đặt trong môi trường trải nghiệm và sáng tạo, mỗi học sinh sẽ có điều kiện phát huy tính tích cực, tự chủ của mình. Bởi con người thường bộc lộ tính sáng tạo trong hành vi của mình thông qua các hoạt động. Điều này phù hợp với chủ trương đổi mới chương trình giáo dục hiện nay- chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm là học sinh được học tập trong môi trường thực tiễn, trực tiếp tham gia các hoạt động để khám phá, chiếm lĩnh kiến thức. Vì vậy, hoạt động trải nghiệm trong dạy học lịch sử được tiến hành ngoài không gian của lớp học có ưu thế và tạo niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh, hoàn toàn phù hợp và cần thiết cho chương trình lịch sử lớp 10 mới mà năm học này – năm học 2022 – 2023 - là năm học thực hiện đầu tiên. * Tài nguyên du lịch Theo Luật du lịch năm 2005 của Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Tài nguyên du lịch là cơ sở để phát triển ngành du lịch. Đó là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử – văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. Theo Pirojnik, 1985: “Tài nguyên du lịch là tổng thệ tự nhiên, văn hoá và lịch sử cùng các thành phần của chúng trong việc khôi phục và phát trển thể lực và trí 6
  7. lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch với nhu cầu thời điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế – kỹ thuật cho phép.” 1.2 Tính thiết thực và ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong học tập lịch sử 1.2.1. Tính thiết thực của hoạt động trải nghiệm thực tế trong dạy học lịch sử. Môn Lịch sử ở trường phổ thông là một trong những môn học bị cho là môn học khô khan, là môn học mà học sinh “sợ phải học”. Tâm lý sợ dẫn đến chán gét môn học. Đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến chất lượng dạy và học môn Lịch sử còn thấp, làm cho xã hội không khỏi lo lắng. Nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử luôn là vấn đề bức thiết đặt ra đối với mỗi giáo viên giảng dạy môn Lịch sử. Một trong những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo Dự thảo chương trình mới sau năm 2015 là tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học lịch sử. Hoạt động học tập trải nghiệm là hình thức học tập gắn học tập với thực tiễn, gắn giáo dục trong nhà trường với giáo dục ngoài xã hội, “phá vỡ” không gian lớp học, đồng thời có sự tham gia của nhiều nguồn lực xã hội vào quá trình giáo dục. Đây là một hình thức tổ chức dạy học tạo điều kiện cho học sinh có những trải nghiệm khám phá thực tế, qua đó góp phần hình thành năng lực, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng sưu tầm, đánh giá tư liệu sự kiện lịch sử, phát triển phẩm chất, năng lực người học. Như vậy, việc đưa hoạt động giáo dục trải nghiệm vào xây dựng cấu trúc chương trình giáo dục phổ thông mới đã cho thấy tầm quan trọng của hình thức dạy học này trong việc nâng cao chất lượng dạy và học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng Thực tế cho thấy có những di tích, danh thắng hay danh nhân lịch sử ngay trên địa bàn mà học sinh đang theo học, đang sinh sống nhưng bản thân các em chỉ có sự hiểu biết rất ít ỏi, hoặc có nhiều em không biết gì hoặc biết nhưng không quan tâm. Hiện nay, hình thức và phương pháp sử dụng di tích lịch sử, danh thắng ở trường phổ thông nói chung đang còn nghèo, hình thức phổ biến của việc sử dụng di tích, danh thắng trong dạy học chủ yếu là dùng tư liệu các di tích, danh thắng để minh họa cho bài học ở trên lớp. Hiện nay, trong sách giáo khoa của chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng đã có hệ thống kênh hình sinh động, rõ, có màu sắc. Tuy nhiên vẫn chưa tạo được sự hứng thú cao cho học sinh, chưa thực sự lôi cuốn được học sinh đam mê giờ học, môn học lịch sử. Từ đó, ý nghĩa giáo dục truyền thống đạo đức, niềm tự hào dân tộc, kể cả ý thức bảo tồn các di tích lịch sử, di sản văn hóa, tình yêu quê hương… ít được phát huy. Tổ chức hoạt động dạy – học lịch sử gắn với trải nghiệm thực tế cho học sinh bằng thực hiện hoạt động lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch vào dạy học, đặc biệt là các di tích lịch sử lịch sử – văn hóa, danh thắng ở nơi các em sinh sống, học tập sẽ khiến cho bài giảng lịch sử được sinh động, sẽ giúp học sinh cảm 7
  8. thấy bài học lịch sử gắn bó hơn với cuộc sống ở xung quanh các em, sẽ bồi dưỡng học sinh tình cảm tự hào với những giá trị văn hóa truyền thống do ông cha để lại, càng thêm yêu quê hương mình hơn. 1.2.2. Ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong học tập lịch sử - Về kiến thức: + Cung cấp sự kiện, tạo biểu tượng một cách chân thực, cụ thể vì học sinh được trực tiếp trải nghiệm. + Hình thành khái niệm, góp phần hiểu được bản chất vấn đề mà trong sách giáo khoa đề cập. Gắn kiến thức trong sách vở với thực tiễn làm cho kiến thức gần gũi, dễ nhớ, dễ hiểu. - Về kĩ năng + Tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo góp phần phát triền khả năng quan sát, tìm tòi suy nghĩ, đặc biệt là khả năng tư duy đến cao độ. + Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo luôn luôn gắn liền với thực tiễn chính vì thế sẽ nâng cao tính cộng đồng, tập thể. Có thể coi đây là hoạt động đời thường có ý nghĩa vượt ra khỏi phạm vi không gian lớp học. + Học sinh có điều kiện nghiên cứu khoa học, làm việc với tài liệu, rèn luyện một số các kĩ năng, phát triển năng lực cho học sinh: năng lực tự học, năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. - Về thái độ + Góp phần vào việc giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đó là lòng yêu quê hương, đất nước và con người, ý thức trách nhiệm trong xây dựng kinh tế và bảo vệ tổ quốc. + Hình thành cho học sinh lòng tự tin, ý chí quyết tâm đạt kết quả cao trong học tập, lòng trung thực, tinh thần tập thể, ý thức giúp đỡ nhau trong học tập, khắc phục chủ quan, tự mãn, ỷ lại tạo ra tâm thế động lực tích cực cho người học, cho học sinh quen với việc làm có tính hệ thống. + Hình thành những phẩm chất: sống yêu thương (thể hiện ở sự sẵn sàng tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ đất nước, phát huy truyền thống gia đình Việt Nam, các giá trị di sản văn hoá của quê hương, đất nước; tôn trọng các nền văn hoá trên thế giới, yêu thương con người, biết khoan dung và thể hiện yêu thiên nhiên, cuộc sống), sống tự chủ, sống trách nhiệm… 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Một số di tích, danh thắng tiêu biểu của Tỉnh Nghệ An và Huyện Yên Thành Nghệ An là vùng đất có bề dày lịch sử và giàu truyền thống văn hóa . Nơi đây nổi lên nhiều di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi bật. Hiện nay tỉnh 8
  9. Nghệ An có 1.395 di tích, danh thắng đã được kiểm kê, phân cấp quản lí, trong đó có 375 di tích, danh thắng được xếp hạng gồm 4 di tích Quốc gia đặc biệt, 137 di tích quốc gia và 235 di tích cấp tỉnh. Các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu như đền Cuông ở Diễn Châu, đền thờ Mai Thúc Loan ở Kim Liên - Nam Đàn, đền Quang Trung ở TP Vinh; Khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Nam Đàn, nhà cụ Phan Bội Châu ở Nam Đàn, nhà đồng chí Lê Hồng Phong ở Hưng Nguyên, nhà đồng chí Phan Đăng Lưu ở Yên Thành,…Về danh lam thắng cảnh có vườn quốc gia Pù Mát, hang Thấm Ồm, núi Quyết… Huyện Yên Thành là một trong sáu tuyến du lịch trọng điểm của tỉnh trên cơ sở tiềm năng và khả năng phát triển du lịch của huyện trước mắt và trong tương lai. Hiện tại, huyện có hệ thống di tích dày đặc (trong đó có 23 di tích được công nhận là di tích quốc gia, 35 di tích xếp hạng cấp tỉnh), là huyện có nhiều di tích được công nhận nhất tỉnh Nghệ An trong đó có những di tích tiêu biểu như : Đình Sừng, đền Đức Hoàng, nhà thờ Hồ Tông Thốc, khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Vĩnh Thành, nhà lưu niệm đồng chí Phan Đăng Lưu, chùa Gám, nhà thờ và lèn đá Bảo Nham... Về danh thắng có hồ - đập Vệ Vừng, hồ Tăm Hương, rừng lim Hậu Thành và Lăng Thành... 2.2. Thực trạng dạy học gắn với trải nghiệm thực tế ở môn lịch sử. Hiện nay, hình thức và phương pháp sử dụng di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng,hay các địa danh lịch sử ở trường phổ thông nói chung đang còn nghèo, hình thức phổ biến của việc sử dụng di tích lịch sử tiêu biểu, danh thắng,… trong dạy học chủ yếu là dùng tư liệu các di tích, danh thắng để minh họa cho bài học ở trên lớp. Trong sách giáo khoa của chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng đã có hệ thống kênh hình sinh động, rõ, có màu sắc. Tuy nhiên vẫn chưa tạo được sự hứng thú cao cho học sinh, chưa thực sự lôi cuốn được học sinh đam mê giờ học, môn học lịch sử. Những giờ học lịch sử vì thế mà nhiều lúc trở nên kiên cưỡng: học trò uể oải, thụ động. Giờ học trở nên khô khan. Các em tiếp xúc với những di tích lịch sử trên những trang giấy như tiếp xúc với những câu chữ vô hồn. Chính vì vậy, việc dạy học gắn với trải nghiệm ở bộ môn Lịch sử thực sự là một vấn để rất cần thiết. Để giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử, những người giáo viên lịch sử luôn không khỏi băn khoăn, trăn trở để tìm ra hướng giải quyết, nhiều trường học trên địa bàn cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng đã tích cực đổi mới phương pháp dạy lịch sử bằng việc tổ chức các buổi học thực tế tại các bảo tàng và di tích lịch sử tiêu biểu. Phương pháp sử dụng di tích lịch sử – văn hóa tiêu biểu trong dạy học lịch sử ở các trường phổ thông đã và đang được khá nhiều trường THPT trên cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh Nghệ An (chủ yếu là những trường ở trung tâm) triển khai và cho thấy hiệu quả thực sự nhìn từ tất cả các góc độ, đặc biệt là từ tinh thần và thái độ học tập của học sinh đối với môn Sử. 9
  10. Tuy nhiên, để tiến hành hoạt động trải nghiệm thực tế, điều này sẽ liên quan đến nhiều vấn đề, như về mặt thời gian, điều kiện, kinh phí… Đây cũng chính là lí do dẫn đến việc tiến hành hoạt động trải nghiệm mặc dầu đã được nhiều trường phổ thông đã tiến hành, nhưng số lần tiến hành trong năm học và đối tượng học sinh được tham gia ở các khối lớp còn còn rất hạn chế. Thậm chí nhiều trường nông thôn, miền núi, khi điều kiện còn nhiều khó khăn thì việc tiến hành hoạt động trải nghiệm, nhất là trải nghiệm tại các di tích lịch sử, các bảo tàng ở trung tâm thành phố là cả một vấn đề nếu không nói là chưa biết đến lúc nào mới có thể tiến hành. Tiến hành hoạt động trải nghiệm tại các di tích lịch sử văn hóa, các danh thắng ngay chính trên quê hương, gắn liền với không gian sinh sống, học tập của học sinh cũng chính là định hướng học sinh vào tìm hiểu những di sản văn hóa ở địa phương, sẽ giúp các em cảm thấy bài học lịch sử gắn bó hơn với cuộc sống xung quanh của các em, sẽ bồi dưỡng cho học sinh tình cảm tự hào với những giá trị văn hóa truyền thống do cha ông để lại, càng thêm yêu quê hương đất nước mình hơn. Song, trong thực tế hầu hết chưa được chú ý để khai thác nhiều hoặc chỉ mới khai thác cầm chừng. Vấn đề này là thực trạng chung nhưng cũng chính là thực trạng ở huyện Yên Thành chúng tôi. Đây cũng chính là lí do thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài này. 2.3.Thực trạng dạy học lịch sử gắn với trải nghiệm lịch sử ở các Trường THPT trên địa bàn Yên Thành. * Thuận lợi: Gần như ở các trường THPT, đều có di tích lịch sử, các danh thắng và khoảng cách từ nhà trường đến các địa chỉ đó không xa. nên việc đi lại khảo sát thực tế, sưu tầm tư liệu và tổ chức cho học sinh tiến hành hoạt động trải nghiệm rất thuận lợi. Khi triển khai dạy học tại các di tích trên địa bàn, thuận lợi nhất đối với nhà trường là sự ủng hộ nhiệt tình của Đảng ủy và Chính quyền, nhân dân các xóm, các xã trên Huyện nhà. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến chất lượng của hoạt động trải nghiệm. Trong quá trình giảng dạy tại trường, bản thân giáo viên đã được tổ chuyên môn tổ chức học tập bài bản, khoa học, có chất lượng các nội dung tập huấn chuyên đề đổi mới phương pháp của Sở Giáo Dục Tỉnh nhà. Các thành viên trong tổ góp ý, đánh giá giờ dạy thẳng thắn, chân thành, cầu tiến. Đồng nghiệp luôn có những trao đổi bổ ích về chuyên môn trực tiếp hoặc trên e-mail, trên trang Facebook riêng của Tổ chuyên môn. Ban chuyên môn của nhà trường cũng đã tổ chức thao giảng, hội thảo đổi mới phương pháp dạy học. Hoạt động dạy học trải nghiệm sáng tạo là hoạt động dạy học luôn được chú trọng triển khai trong hoạt động dạy học ở các trường học, cấp học. Ở các trường THPT, hoạt động này được thực hiện rộng rãi ở tất cả các bộ môn với nhiều hình thức như tổ chức học sinh tham quan, dã ngoại, trải nghiệm thực tế, thành lập các câu lạc bộ, tổ chức các buổi ngoại khóa,...Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu giáo dục, nhất là với chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay. Thực tế, hoạt động học tập ngoài không 10
  11. gian lớp học đã tạo nên sự hứng thú đối với học sinh cũng như đáp ứng được một trong mục tiêu cơ bản của hoạt động dạy học, đó là học đi đôi với hành. Huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An là một vùng giàu tiềm năng du lịch. Huyện Yên Thành có trên 200 di tích – danh thắng đã được lập danh mục quản lí, trong đó có 23 di tích được công nhận là di tích quốc gia, 35 di tích xếp hạng cấp tỉnh, là huyện có nhiều di tích được công nhận nhất tỉnh Nghệ An. Đó là niềm tự hào mà nhân dân và Đảng bộ huyện Yên Thành đang ra sức phát huy để những giá trị đó mãi mãi trừơng tồn. Tuy nhiên, hầu hết người dân nơi đây chưa thực sự thấy được giá trị của tiềm năng du lịch địa phương mang lại. Đặc biệt, các em học sinh – chủ nhân của quê hương, đất nước cần phải hiểu rõ về tài nguyên du lịch ở địa phương mình để có ý thức, trách nhiệm bảo tồn và phát huy tiềm năng sẵn có, góp phần phát triển kinh tế nơi mình sinh ra và lớn lên. Được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, với những di tích lịch sử nổi tiếng, các em đang có một điều kiện thuận lợi để khám phá, trải nghiệm vốn lịch sử – văn hóa của quê hương, tăng thêm tình yêu, niềm hứng thú với bộ môn Lịch sử, nhất là để hình thành những năng lực cơ bản cho bản thân. Các hoạt động thực tiễn này là cơ sở để chúng tôi rút kinh nghiệm, đưa ra những giải pháp phù hợp với đặc thù đề tài của mình. * Khó khăn: Bên cạnh đó, khi thực hiện đề tài này chúng tôi cũng đã gặp một số khó khăn mà trước hết là tình trạng học sinh hiện nay trở nên ngại, rất ngại khi học lịch sử, coi môn Sử là môn phụ. Những giờ học lịch sử vì thế mà nhiều lúc trở nên khiên cưỡng: học trò uể oải, thụ động, giáo viên độc thoại trên bục giảng. Giờ học trở nên khô khan. Các em tiếp xúc với những di tích lịch sử, di sản văn hóa trên những trang giấy trong sách giáo khoa như tiếp xúc với những câu chữ vô hồn. Dù rằng sách giáo khoa mới của chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã có nhiều thay đổi về kênh hình. Tuy nhiên, vẫn chưa thể trọn vẹn để học sinh thật sự hứng thú trong giờ học lịch sử. Mặc dù huyện Yên Thành có nhiều tiềm năng về du lịch, nhiều di tích lịch sử đã được công nhận di tích lịch sử Quốc gia, nhưng việc tuyên truyền về di tích, danh thắng trong nhân dân và học sinh lại chưa nhiều. Cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư nên đường đi vào nhiều di tích còn gặp khó khăn. Thời gian, điều kiện, kinh phí để tổ chức các hoạt động trải nghiệm các di tích trong năm học rất khó bố trí. Vì thế chúng tôi phải đầu tư thời gian, công sức để sưu tầm tư liệu, tổ chức tuyên truyền về di tích, danh thắng trong giáo viên và học sinh, phối hợp với các bộ phận chức năng của nhà trường xây dựng kế hoạch để tổ chức hoạt động trải nghiệm tại di tích, danh thắng có hiệu quả. Quê lúa Yên Thành là một huyện nửa trung du miền núi, nửa đồng bằng, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Những năm qua đời sống của nhân dân đã có nhiều khởi sắc, các hoạt động giáo dục cũng đã được các bậc phụ huynh chú ý nhiều hơn nhất là những hoạt động nhằm tăng tính trải nghiệm cho con trẻ. Tuy vậy đa số học sinh 11
  12. tại cơ sở THPT trên địa bàn Yên Thành sinh sống trong gia đình còn nhiều khó khăn, ngoài giờ học ở trường ít khi các em được tham gia những hoạt động trải nghiệm khác ở các câu lạc bộ, các trung tâm vui chơi hay đơn giản là những chuyến tham quan dã ngoại. Các em có thể tiếp thu nhanh những tri thức từ sách vở nhưng những kĩ năng mềm để xử lí tình huống trong cuộc sống vẫn còn thiếu hụt. Đó là chưa kể, nhiều học sinh hiện nay tỏ ra chơi bời, lêu lổng, sa vào thế giới ảo, xa rời những giá trị lịch sử – văn hóa tốt đẹp của quê hương. Thực tế đó nhắc nhở chúng tôi cần có những giải pháp để kết nối các em với đời sống xã hội, nhất là cuộc sống xung quanh, xây dựng lối sống lành mạnh bồi dưỡng tình yêu với di tích lịch sử – văn hóa dân tộc. Mặc dù hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một hoạt động không mới trong dạy học trong những năm gần đây, nhưng nội dung đề tài chúng tôi đặt ra là khá mới mẻ, đó chính là nội dung và đối tượng trải nghiệm, khai thác cũng như cách thức khai thác và giải pháp tiếp cận với các di tích khi nguồn tư liệu trong sách giáo khoa, tài liệu tham khảo về lịch sử địa phương không có nhiều, đặc biệt là đối với các di tích trên quê hương mà chúng tôi muốn giới thiệu và cho học sinh tiến hành hoạt động trải nghiệm. Từ những thuận lợi và khó khăn đặt ra trong thực tiễn kết hợp với ánh sáng của cơ sở lí luận soi đường, chúng tôi đã đề xuất cách thức và một số nội dung, giải pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tại cơ sở giáo dục của mình. Chương II: Cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm tại di tích, danh thắng trên quê hương Yên Thành, Nghệ An. 1. Mối quan hệ giữa các di tích, danh thắng với chương trình lịch sử lớp 10 Chúng tôi đã chọn 4 địa chỉ để học sinh hoạt động trải nghiệm, cụ thể: + Đền Đức Hoàng thuộc xã Phúc Thành. + Đình Sừng thuộc xã Lăng Thành. + Rú Gám – Đền chùa Gám thuộc xã Xuân Thành. + Đập Vệ Vừng thuộc xã Đồng Thành 1.1. Các bài học/ nội dung dạy học lịch sử có liên quan Như tôi đã trình bày ở phần lí do chọn đề tài, huyện Yên Thành được ghi nhận là một huyện có nhiều di tích, danh thắng bậc nhất tỉnh Nghệ An. Cụ thể là có 192 di tích được ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An phân cấp quản lí, trong đó có 23 di tích được Bộ văn hóa – Thể thao và du lịch xếp hạng cấp quốc gia, 35 di tích cấp tỉnh. Tuy nhiên, trong hoạt động trải nghiệm lần này chúng tôi đã chọn ra bốn địa chỉ trên bởi những lí do sau đây: Thứ nhất, thuận lợi về mặt địa lí nên sẽ thuận lợi trong việc lựa chọn thời gian, kinh phí, đi lại. 12
  13. Thứ hai, là những địa chỉ mới, chưa được khai thác, hoặc chỉ khai thác ở mức cầm chừng, nguồn tư liệu trong sách giáo khoa chưa hề có và nguồn tài liệu tham khảo cũng không có nhiều. Thứ ba, thực sự mang tính giáo dục cao, bởi đây là những địa chỉ gần gũi với không gian sinh sống, học tập hàng ngày của các em học sinh. Quan trọng hơn, những địa danh này có mối quan hệ với một số nội dung và một số bài trong chương trình lịch sử lớp 10 mà chúng ta đang thực hiện lần đầu tiên của chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong năm học 2022 -2023, cụ thể: - Chủ đề 2: Vai trò của sử học. (sách Cánh Diều- NXB Đại học sư phạm) + Bài 4: Sử học với một số Lĩnh vực, nghành nghề hiện đại. - Chủ đề 6: Một số nền văn minh trên đất đất nước Việt Nam. (sách Cánh Diều- NXB Đại học sư phạm) + Bài 12: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc + Bài 13: Văn minh Chăm Pa, văn Minh Phù Nam - Chuyên đề 2. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam. (sách Cánh Diều- NXB Đại học sư phạm) Và một số nội dung của Lịch sử lớp 11 và lịch sử lớp 12 . Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã quyết định chọn bốn địa chỉ này để học sinh tiến hành trải nghiệm. 1.2. Thời gian tiến hành hoạt động trải nghiệm Căn cứ vào nội dung dạy học trên lớp cũng như mục tiêu “dạy – học lịch sử gắn với trải nghiệm thực tế”, chúng tôi đã quyết định cho học sinh tiến hành trải nghiệm vào khoảng thời gian từ tuần 27 đến tuần 31 của năm học. Thời gian các em chuẩn bị là 2 tuần. Chúng tôi chọn khoảng thời điểm đó bởi những lí do sau: Một là: Nội dung hoạt động trải nghiệm gắn với nội dung mà các em vừa mới được học trong chương trình lịch sử lớp 10 mà chúng tôi đã nêu ở mục 2- Chương II. Hai là: Một phần hiện thực hóa nội dung của Chủ đề 2: Vai trò của sử học. (sách Cánh Diều- NXB Đại học sư phạm). Như vậy sẽ vừa đảm bảo mục tiêu “học đi đôi với hành ”, vừa đảm bảo tính liên hệ thực tiễn giữa kiến thức lịch sử dân tộc với lịch sử địa phương. Ba là: Hướng tới lồng ghép vào nội dung kiểm tra định kỳ ở học kỳ II. 1.3. Giới thiệu khái quát về các di tích, danh thắng 13
  14. 1.3.1.Đập Vệ Vừng Toàn cảnh đập Vệ Vừng nhìn từ trên cao Nơi đây được ví như một đại dương thu nhỏ với những đảo, ốc đảo xanh nằm giữa mênh mông nước. Bao quanh lòng hồ là những những rừng dẻ, núi non, hồ, suối thơ mộng. Bạch đàn tươi tốt với màu xanh bất tận. Nơi đây có hệ động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng, cùng cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, không khí trong lành. Quần thể rừng sinh thái đập Vệ Vừng, với thảm động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng có vai trò rất lớn trong việc bảo tồn thiên nhiên, môi trường. Cùng với số lượng trên 220 sông ngòi, hồ Đập trên địa bàn huyện Yên Thành, Vệ Vừng mang vẻ đẹp trầm mặc của mặt nước bốn mùa yên ả, trong xanh bên những vách núi và các khu rừng phòng hộ, vừa là nơi cung cấp nước sinh hoạt, nguồn nước tưới mát, bồi đắp cho các cánh đồng lúa. Nhô lên mặt nước có tới 10 ốc đảo lớn nhỏ, trong đó nhiều đảo còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, cây cối rậm rạp, như: Nậy, Bạch Đàn, Rành Rành, Động Mít, Anh Đức, Hòn Biền, Lèn Đình… Ngoài ra còn có 3 đảo chìm, hàng năm chỉ nhô lên vào mùa khô, đây cũng là những nơi lý tưởng cho những người yêu thiên nhiên đến trải nghiệm, khám phá. Đập Vệ Vừng được đánh giá cao trong kế hoạch phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng của UBND huyện Yên Thành. Trong thời gian gần đây, cơ sở hạ tầng của Đập Vệ Vừng đã được từng bước đầu tư để đáp ứng nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng của du khách trong cũng như ngoài huyện. 14
  15. 1.3.2. Rú Gám – Đền chùa Gám Đền chùa Gám thuộc địa phận xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Hiện nay, Rú Gám có gần 150 ha diện tích rừng nguyên sinh đang được bảo tồn. Trong đó có thảm thực vật đa dạng chung sống phân tầng rất rõ nét. Họ dương xỉ phủ kín mặt đất, có nhóm cây leo như mây, song, vầu… Các loài cây thân gỗ quý hiếm như: lim, trắc, gụ, dẻ… Động vật cũng khá phong phú: sóc, chồn, cáo, gà rừng, vẹt núi, chim sáo… Rú Gám hùng vĩ thuộc xã Xuân Thành, huyện Yên Thành Cùng với không gian hùng vĩ của Rú Gám, chùa Gám hiện ra với kiến trúc cổ kính, điêu khắc hết sức tinh xảo. Các mảng điêu khắc hình cây cỏ, hoa lá linh vật, những bức tượng phật… được kết nối làm cho con người gần gũi, hòa quyện và thiên nhiên. Để khai thác hợp lí các giá trị của quần thể Rú Gám, UBND huyện Yên Thành đã cho lập quy hoạch chi tiết bảo tồn khu du lịch sinh thái, tâm linh Rú Gám có quy mô khoảng 250ha. Khu vực lập quy hoạch thuộc xã Xuân Thành. Từ đó phát triển không gian du lịch tâm linh, sinh thái với các địa danh khác nằm trong không gian du lịch Nghệ An và Bắc Trung Bộ. Đây cũng là động lực cho sự phát triển du lịch của huyện Yên Thành. 1.3.3. Đình Sừng Đình Sừng nằm ở phía Đông Nam của xã Lăng Thành, cách thành phố Vinh 65 km về phía Tây Bắc và cách huyện lỵ Yên Thành 7 km về phía Đông Bắc. Đây di tích cổ nhất và đẹp nhất với quy mô nghệ thuật trang trí, điêu khắc, chạm trổ vào loại bậc nhất của Đông Thành nhị huyện xưa. 15
  16. Làng Quỳ Lăng xưa có tên là gọi là kẻ Sừng, đây là một ngôi làng cổ, có địa thế tương đối độc đáo. Trước mặt là cánh đồng rộng lớn, sau là núi rừng trùng điệp, một vùng đất không những thuận lợi cho việc phòng thủ trong chiến tranh, tiến có thể đánh, lui có thể giữ mà còn có nhiều lợi thế về phát triển kinh tế. Chính vì lợi thế độc đáo đó mà vùng đất kẻ Sừng đã sớm trở thành nơi quần cư của người Kinh và là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa quan trọng của phủ Châu Diễn nói riêng và của cả nước nói chung. Theo lịch sử của huyện Yên Thành và lịch sử địa phương thì ngay từ khi nhà Đường lấy huyện Hàm Hoan trong châu để đặt ra Diễn Châu, làm thành một trong 12 châu của An Nam đô hộ phủ. Từ năm 679 đến hết triều đại nhà Đinh năm 979, liên tục trong 3 thế kỉ, kẻ Sừng đã được chọn làm nơi đóng lỵ sở của Diễn Châu. Đến năm 980 – năm đầu tiên của triều tiền Lê, lỵ sở Diễn Châu được chuyển đến kẻ Dền – Công Trung Thượng, nay thuộc xã Văn Thành, huyện Yên Thành. Theo các văn bia hiện còn lại tại đình Sừng thì đình Sừng được nhân dân làng Quỳ Lăng bắt đầu xây dựng vào tháng 11 năm 1583 để làm nơi hội họp, sinh hoạt văn hóa của dân làng. Nguyên xưa đình được làm bằng tranh tre, nứa lá nằm giữa một vùng dân cư đông đúc, xung quanh có làng mạc, cây đa, bến nước và con sông Sừng uốn khúc như dải lụa mềm chở nặng phù sa tắm mát cho ruộng đồng. Cùng với kiến trúc cổ đặc sắc như cầu đá, cổng làng... đã tôn vinh vẻ đẹp độc đáo, tinh túy của ngôi đình cổ. Đến năm 1797, làng dựng thêm tòa Hậu cung để làm nơi thờ các vị thần Thành hoàng của làng. (Ảnh: Những chạm khắc tinh xảo của đình Sừng) Nguyên xưa đình được làm bằng tranh tre, nứa lá nằm giữa một vùng dân cư đông đúc, xung quanh có làng mạc, cây đa, bến nước và con sông Sừng uốn khúc như dải luạ mềm chở nặng phù sa. Đến năm 1979, do nhu cầu văn hóa cao, ngôi đền 16
  17. đã không đủ chỗ cho dân làng làm lễ tế trong các dịp lễ trọng nên làng đã xây dựng têm nhà Hậu cung làm nơi bài trí thờ phụng các vị nhân thần và nhiên thần. Từ đó, cứ vào dịp lẽ cầu yên vào ngày 15/3 âm lịch hàng năm làng lại tổ chức lễ lớn tại đình Sừng. Trong quá trình tồn tại và phát triển, đình đã được tu sửa nhiều lần vào các năm 1637, 1677, 1797, 1844, 1913 và đến năm 1929 đình được trùng tu, xây dựng lại to đẹp như ngày nay. Việc này được ghi lại trong bản sơ thảo lịch sử quê hương, xã Lăng Thành còn chép lại: Vào năm Đinh Mão 1927, dân làng Quỳ Lăng bắt tay vào việc chuẩn bị lấy gỗ, tiền bạc...để tu sửa lại đình. Về gỗ, làng chia cho 11 giáp là giáp Đông, giáp Tây, giáp Nam, giáp Bắc, giáp Nghè, giáp Danh, giáp Trụ Sáo, giáp Thọ Cầu, giáp Đồng Lạc, giáp Đa, giáp Trung đi chọn và khai thác các loại gỗ lim tốt nhất trong rừng của làng Quỳ Lăng. Về tiền, làng đặt cho thợ năm ngàn quan thu từ việc bán các chức sắc của làng như hiệu xã, thần tổ của làng tu bổ theo đinh, điền. Về ngói, làng tự lập ra tổ thợ mở lò, dập theo khuôn riêng và nung theo tiêu chuẩn. Sau 3 năm chuẩn bị, đến năm 1929, việc tôn tạo, xây dựng lại đình Sừng được khởi công dưới sự chỉ đạo của đốc công Hoàng Doãn Cù. Để rút ngắn thời gian thi công, làng đã thuê hai hiệp thợ, một hiệp thợ của ông phó Tu - người làng Phú Minh, xã Quỳnh nghĩa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An – chịu trách nhiệm làm các vì phía Đông, một hiệp thợ của ông phó Tới – người xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu – chịu trách nhiệm làm các vì phía Tây. Sau sáu tháng thi công, đến đầu năm 1930, việc trùng tu, tôn tạo lại đình đã được hoàn thành với kiến trúc thời Nguyễn với quy mô đồ sộ. Hai nhà Tả vu và Hữu vu cũng được xây dựng trong thời kì này. Đến nay, địa phương vẫn còn truyền miệng nhiều thơ ca dân gian phản ánh phần nào không khí sôi động của làng trong lần tôn tạo, xây dựng đình năm 1929 như sau: “Bấy giờ họp xã đinh, tiền Người bỏ vô điện, người bỏ vô đình. Dưới trên ai nấy thuận tình Trống đánh rập rình reo ca cả đêm. Ba năm kéo gỗ một miền Đắp nền thuê thợ tức thì làm ngay”. Nhưng từ sau những năm 1930 – 1931, các kiến trúc cổ quanh đình đã dần bị mất mát và hư hỏng. Đặc biệt là từ khi công trình thủy lợi Vách Bắc được đào đắp, xây dựng vào năm 1978, vùng đất này thường xuyên bị lũ lụt kéo dài nên làng mạc, chợ búa ở quanh đình phải dời đi nơi khác, cảnh quan quanh đình cũng dần thưa thớt. Hiện nay, đình Sừng nằm giữa một vùng đất rộng bằng phẳng, bốn bề là những cánh đồng rộng lớn, tuy hơi xa nhưng cảnh quan nơi đây vẫn thoáng đãng, mát mẻ. Nằm cách đình một quãng về phía Đông là sông Dinh, 1 đoạn trong hệ thống tưới tiêu Vách Bắc, phía Tây là làng mạc, chợ búa sầm uất nằm xen giữa những vườn đồi và rừng cổ thụ bạt ngàn. 17
  18. Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, đình Sừng vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ và gắn liền với những chứng tích lịch sử của đất và người Quỳ Lăng. Trong những năm 1930 – 1931, đình là địa điểm hội họp bí mật của Chi bộ Quỳ Lăng – một trong những Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Yên Thành.Sau đó, thực dân Pháp dùng làm nơi bắt bớ, giam cầm cách mạng Việt Minh. Trong kháng chiến chống Mĩ, đình Sừng từng là nơi đóng xưởng dệt của Quân khu 4 trong một thời gian dài. Ngày nay, đình là trung tâm diễn ra nhiều hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa địa phương như tế thần, rước kiệu, hát ả đào, hát chèo, vật cù lộ, đồng thời, đình còn là nơi tổ chức hội họp của các đoàn thể, tổ chức địa phương. Trước đây đình Sừng trước đây có 5 công trình là Đình, Hậu cung, nhà Tả vu – Hữu vu và một nhà Miếu nhưng nhà Tả vu và Hữu vu đã bị dỡ để làm trường học nên hiện nay còn 3 hạng mục công trình là Đình, Hậu cung và nhà Miếu được làm theo lối kiến trúc thời Nguyễn. Đình còn có một mảnh vườn diện tích 4.206m2 được trồng rau, cây ăn quả xung quanh là một lớp bờ rào bằng cây xanh. Tòa đình hai đầu xây tường bẻ góc về phía trước còn hai mặt trước sau để trống. Trên bờ nóc trang trí rất đơn giản, phía ngoài trang trí giống bốn góc mái đều là các đầu đao dạng vân mây, giữa là hình ảnh lưỡng long chầu nguyệt. Hai đầu tường bít đốc đắp nổi các họa tiết rồng cách điệu rất sinh động. Trong khi bít đốc phải đắp nổi hình tượng rồng rất đơn giản, rõ nét thì bít đốc phía trái được trang trí có vẻ rườm rà nhưng vẫn rất sắc sảo và tinh tế. Đình dài 24,7m, rộng 11,2m, quay mặt về phía Nam, khung làm hoàn toàn bằng gỗ lim, kích thước lớn, lợp ngói âm dương. Nền nhà được làm bằng đất sạn sỏi, có độ cứng cao, móng đình cao hơn 0,5m so với sân và vườn đình. Xung quanh móng được giằng bằng đá ong. Trong đình có kiến trúc độc đáo, chạm trổ tinh vi. Đình có 2 bia đá được khắc chữ 2 mặt, dụng vào năm 1637, ghi lại lịch sử dựng đền, thời gian tu sửa và sự đóng góp của mọi người. Bia có kiểu dáng đơn giản, mảnh mai và còn nguyên vẹn. Qua tòa đình là khoảng sân lộ thiên rộng 8m là đến nhà Hậu cung. Theo tài liệu kiểm kê di tích năm 1964, thì ban đầu, nhà Hậu cung gồm có 3 gian, với diện tích là 81,6m2. Khung nhà cũng dược làm hoàn toàn bằng gỗ lim, mái lợp ngói âm dương, 3 phía xây tường, đóng mở bằng cửa bàn khoa. Trên các xà, kèo được chạm lộng tinh vi, sắc xảo. Phía trước đắp phù điêu tượng quan văn, quan võ ở 2 bên tường. Trong nhà có bài trí 2 long ngai, 2 hương án và nhiều đồ tế khí đẹp, trong đó có một lư hương đá cao 0,24m được làm vào năm 1875. Nhưng do chiến tranh mà tòa hậu cung đã bị phá dỡ trong chiến tranh chống Mỹ. Ngoài ra, ngôi đình cổ này còn nhiều công trình khác, tuy nhiên đến nay, ngôi đình chỉ còn lại một số công trình chính cùng văn bia, đây trở thành một địa điểm diễn ra các lễ hội, cuộc vui của làng. Có thể nói, Đình Sừng là một trong những công trình kiến trúc cổ, có quy mô đồ sộ, nghệ thuật trang trí, điêu khắc chạm trổ đẹp vào loại bậc nhất ở Nghệ An. Với những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa và kiến trúc của di tích, ngày 29/10/2003, 18
  19. Đình Sừng đã được công nhận là di tích lịch sử kiến trúc Quốc gia. Đến năm 2010, được sự hỗ trợ của nhà nước, chính quyền địa phương đã đầu tư trùng tu, nâng cấp một số hạng mục, nhằm giữ gìn những tư liệu quý, giúp cho các nhà khoa học tìm hiểu, nghiên cứu về nghệ thuật kiến trúc của di sản văn hóa cổ và cũng là nơi giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau. Đình Sừng xứng đáng là điểm đến của du khách khi đến với xã Lăng Thành nói riêng, huyện Yên Thành nói chung, và là biểu tượng của lịch sử dân tộc tại huyện, chứng tỏ một làng quê trù phú bên dòng sông có từ thời xưa với những nét văn hóa dân tộc. 1.3.4. Đền Đức Hoàng Đền Đức Hoàng thuộc làng Hồng Phong, thôn Diệu Ốc xã Phúc Thành, huyện Yên Thành. Đền được xây dựng trên một gò đất cao giữa rừng lim rậm rạp ven hồ Diệu Ốc, cạnh chùa Thung Viên thanh tịch. Hồ Diệu Ốc có nhiều tên gọi khác nhau là đầm Thủy Ô, bàu Ác, Diệu Ốc liên đàm, được xem là một trong tám cảnh đẹp nhất của Đông Thành nhị huyện xưa. Đặc biệt, trong hồ Diệu Ốc có hai lạch nước ăn sâu vào tận hai bên vườn đền, tạo nên một cảnh quan độc đáo, thông thoáng và xanh mát cho ngôi đền, được người dân địa phương gọi là hai mắt rồng . Phong cảnh ở đay mùa nào cũng đẹp nhưng thi vị hơn cả vẫn là mùa hè, nhất là mùa sen nở, phong cảnh nơi đây đẹp tựa bức tranh thủy mạc. Và trong bức tranh ấy thấp thoáng một ngôi đền cổ giữa cảnh non xanh nước biếc, hòa quyện cùng thiên nhiên tạo cho người xem có cảm giác thư thái, nhẹ nhàng, thanh thoát đến nao lòng, thu hút được đông đảo du khách thập phương đến viếng thăm và vãn cảnh. Đó là đền Đức Hoàng. Theo sử sách xưa ghi lại, đền Đức Hoàng là công trình văn hóa, tâm linh. Lúc đầu được nhân dân xây dựng để thờ Thần Rắn ( mẹ nước), về sau phối thờ đa thần như Sát Hải Đại vương Hoàng Tá Thốn, Mẫu Liễu Hạnh, Bạch Y công chúa, Phật Thích ca. Trong đó được thờ chính vẫn là Thần Rắn và Sát hải Đại vương Hoàng Tá Thốn. (Ảnh: Di tích văn hóa – lịch sử đền Đức Hoàng) 19
  20. Đền Đức Hoàng được xây dựng từ thời Trần nhưng lúc đó chỉ là một ngôi miếu nhỏ đơn sơ. Năm 1505 xây nhà Thượng điện, năm 1882 xây thêm Trung điện và đến năm 1936 xây thêm Hạ điện. Di tích có mặt bằng kiến trúc bố trí theo kiểu chữ Tam gồm 3 tòa nhà Hạ điện, Trung điện và Thượng điện còn lưu giữ được gần như nguyên vẹn kiến trúc cổ thời Lê – Nguyễn cùng nhiều công trình phụ trợ khác như nghi môn, tắc ôn, sân vườn, giếng nước… Tuy quy mô kiến trúc không đồ sộ, đường nét chạm khắc trên các cấu kiện gỗ không cầu kì, bóng bẫy nhưng đền Đức Hoàng lại có vẽ đẹp cổ kính riêng biệt. Đó là sự duyên dáng mộc mạc của các công trình, chắc khỏe, thanh thoát của các bộ phận cấu thành. Từ đó tạo được sự ấm cúng và có chiều sâu của không gian. Trong khung cảnh khói hương nghi ngút, ánh đèn nến mờ ảo tạo cho du khách cảm giác linh thiêng bàng bạc bao trùm cả không gian. Nhà Hạ điện có 3 gian, 4 vì kết cấu theo kiểu giao nguyên, gian giữa xây chồng liêm kiểu vọng lâu. Có thể nói, nét đặc sắc về kiến trúc là tòa Hạ điện. ở đây có sự kết hợp giữa kiến trúc cổ truyền và hiện đại. Nếu như các bộ phận gỗ trong ba tòa kiến trúc chính gần như được bào trơn bóng thì những cá tinh tế nhất, tài hoa nhất lại được phô diễn ở những bộ phận xây đắp bằng vôi vữa trên các chi tiết trang trí ở Hạ điện. Tất cả được thể hiện một cách cụ thể, sinh động, màu sắc trang nhã, tạo dáng thanh thoát… đem lại cho đền một vx đẹp linh thiêng và tôn nghiêm. Trên vòm cuốn, hội tụ đầy đủ cả bộ tứ linh và hoa van hình hoa lá cách điệu. Mỗi con vật đều được bàn tay tài hoa của ngời thợ thổi hồn vào rất sống động, với những đường nét mềm mại, uyển chuyển đến tinh xảo. Vọng lâu được xây kiểu chồng diêm trên gian giữa, sàn lát gỗ, mái lợp ngói âm dương, các đầu đao và đầu kìm đắp hình con sấu ẩn trong mây, giữa bờ nóc đắp hình mặt trời tỏa sáng. Vọng lâu vừa mang ý nghĩa như một lầu ngắm cảnh, vừa mang ý nghĩa biểu dương công trạng và sự linh ứng của thân, đồng thời là khát vọng “ đăng cao viễn vọng” (lên cao để trông) để gần gũi với thần linh. Nó khác với kiểu nhà chông diêm 2 tầng 8 mái thường găp ở một số di tích khác. Nhà Trung điện gồm 3 gian, 2 hồi, 4 vì kết cấu kiểu tứ tru, tường xây bít đốc. Trung điện bài trí ba cung thờ ở ba gian: gian phải thờ Liễu Hạnh công chúa – “ Liễu sơn giáng ứng”, gian giữa là thờ Thần Rắn, Gian thờ bên trái đặt một long ngai thờ Bạch Y công chúa – “ Thần thông y”. Ngoài ra, nhà Trung điện còn lưu giữ mộ số đồ tế khí khác như giá treo chiêng bằng gỗ, lư hương đá, kiệu bát cống… Nhà Thượng điện gồm 2 gian thờ dọc, 3 vì, mỗi vì có 4 cột gỗ lim. Đây là gian thờ Hoàng Tá Thốn, Phật Thích Ca Mâu Ni. Thường chúng ta chỉ thấy tượng Phật được thờ trong chùa chứ ít khi được thờ tại đền. Điều đó chứng tỏ các tôn giáo ở huyện Yên Thành phát triển một cách hài hòa, tạo nên nét đực sắc riêng, thể hiện rõ về sự hòa hợp giữa Tam giáo đồng nguyên. Đền Đức Hoàng từ lâu đã trở thành điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh của huyện Yên Thành nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung. Hàng nă, dưới sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, nhân dân trong vùng đã tổ chức lễ hội vào cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai âm lịch ( từ ngày 29 tháng1 đến ngày 1 tháng 2) để tưởng nhớ 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2