intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục đạo đức, phát triển kĩ năng sống và định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT qua tổ chức dạy học chủ đề Hoàn thiện bản thân - môn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, bộ sách Cánh Diều

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Giáo dục đạo đức, phát triển kĩ năng sống và định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT qua tổ chức dạy học chủ đề Hoàn thiện bản thân - môn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, bộ sách Cánh Diều" nhằm lồng ghép giáo dục đạo đức và phát triển kĩ năng sống, định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT qua các hình thức tổ chức dạy học chủ đề: Hoàn thiện bản thân; Cung cấp thêm tài liệu cho giáo viên về giáo dục đạo đức, kĩ năng sống và định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục đạo đức, phát triển kĩ năng sống và định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT qua tổ chức dạy học chủ đề Hoàn thiện bản thân - môn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, bộ sách Cánh Diều

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN Đề tài: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG SỐNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT QUA CHỦ ĐỀ DẠY HỌC ”HOÀN THIỆN BẢN THÂN” MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 11 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU LĨNH VỰC: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP NĂM HỌC: 2023 – 2024
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2 SÁNG KIẾN Đề tài: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG SỐNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT QUA CHỦ ĐỀ DẠY HỌC ”HOÀN THIỆN BẢN THÂN” MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 11 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU LĨNH VỰC: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP Nhóm tác giả: Hồ Xuân Hiệp - 0984120281 Trịnh Thị Hoài Phương - 0342101878 Lê Thị Thảo - 0966169145 Tổ: Tự nhiên NĂM HỌC: 2023 – 2024
  3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Nội dung viết tắt Chữ viết tắt 1. Giáo viên GV 2. Học sinh HS 3. Trung học phổ thông THPT 4. Sách giáo khoa SGK 5. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp HĐTN, HN 6. Bộ giáo dục và đào tạo BGD và ĐT 7. Giáo dục phổ thông GDPT 8. Phân phối chương trình PPCT 9. Hoạt động chủ đề HĐCĐ 10. Sinh hoạt dưới cờ SHDC 11. Sinh hoạt lớp SHL
  4. MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài. ------------------------------------------------------------------------- 1 2. Mục đích nghiên cứu. -------------------------------------------------------------------- 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. -------------------------------------------------------------------- 2 4. Đối tượng và phạm vi, thời gian nghiên cứu. ----------------------------------------- 2 5. Phương pháp nghiên cứu.---------------------------------------------------------------- 3 6. Những đóng góp mới của đề tài. -------------------------------------------------------- 3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ------------------------------------------------- 4 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI -------------------- 4 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ----------------------------------------------------------- 4 2. Cơ sở lý luận của đề tài ------------------------------------------------------------------ 5 2.1. Mục tiêu chương trình hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp THPT. --------- 5 2.2. Nội dung, yêu cầu cần đạt chương trình hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 11.--------------------------------------------------------------------------------------- 5 2.3. Những phạm trù đạo đức học sinh cấp THPT ------------------------------------ 8 2.4. Một số kĩ năng cần có của học sinh THPT --------------------------------------- 9 2.5. Những nhóm nghề phát triển trong thời gian tới --------------------------------- 9 2.6. Đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh THPT ---------------------------------------- 9 3. Cơ sở thực tiễn ---------------------------------------------------------------------------10 3.1. Nghiên cứu về thực trạng đạo đức, tư cách; kĩ năng sống; xu hướng nghề của học sinh THPT hiện nay. ----------------------------------------------------------------10 3.1.1. Thực trạng đạo đức, tư cách học sinh THPT. -------------------------------10 3.1.2. Thực trạng kĩ năng sống của học sinh THPT. ------------------------------11 3.1.3. Thực trạng về định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT. -------------11 3.2. Nghiên cứu thực trạng dạy học môn hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp ở trường THPT Nam Đàn 2 ---------------------------------------------------------------11 3.2.1. Thuận lợi-------------------------------------------------------------------------11 3.2.2. Khó khăn ------------------------------------------------------------------------12 3.2.3. Khảo sát thực trạng dạy và học môn HĐTN, HN ở một số trường ở huyện Nam Đàn. -----------------------------------------------------------------------12
  5. Chương 2. PHƯƠNG ÁN DẠY CHỦ ĐỀ: “HOÀN THIỆN BẢN THÂN”– MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP LỚP 11 NHẰM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SỐNG VÀ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH -------------------------------------------------16 1. Mục tiêu, các định hướng hoạt động theo sách giáo khoa Cánh Diều chủ đề ”Hoàn thiện bản thân” hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11.---------------------16 1.1. Mục tiêu chủ đề. ---------------------------------------------------------------------16 1.2. Định hướng nội dung hoạt động theo chủ đề “ Hoàn thiện bản thân” theo 3 hoạt động: ---------------------------------------------------------------------------------16 2. Phân tích PPCT làm cơ sở xây dựng nội dung dạy học cho chủ đề 3 – Hoàn thiện bản thân (Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11) ----------------------------17 3. Phương án dạy chủ đề: ”Hoàn thiện bản thân”- hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 nhằm giáo dục đạo đức, nâng cao kĩ năng sống, định hướng giáo dục nghề nghiệp cho học sinh. -----------------------------------------------------------------18 3.1. Xem video: ---------------------------------------------------------------------------18 3.2. Tổ chức trò chơi ---------------------------------------------------------------------19 3.3. Vẽ tranh ------------------------------------------------------------------------------20 3.4. Biểu diễn năng khiếu ---------------------------------------------------------------21 3.5. Viết nhật ký --------------------------------------------------------------------------21 3.6. Trắc nghiệm nghề nghiệp Holland và trắc nghiệm trí thông minh đa dạng MI ----------------------------------------------------------------------------------------------22 3.7. Phối hợp với đoàn trường, GVCN để tổ chức các cuộc thi, các đơn vị khác. ----------------------------------------------------------------------------------------------29 3.7.1. Cuộc thi: “Thanh niên thanh lịch”--------------------------------------------29 3.7.2. Cuộc thi vua đầu bếp -----------------------------------------------------------32 3.7.3. Phối hợp với Đoàn trường, Viện kiểm sát, Công an huyện tổ chức “Phiên tòa giả định” ----------------------------------------------------------------------------36 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ---------------------------------------------38 1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm đề tài.-------------------------------------------38 2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm đề tài. ------------------------------------------38 3. Phương pháp thực nghiệm. -------------------------------------------------------------38 3.1. Các bước thực nghiệm--------------------------------------------------------------38 3.2. Chọn lớp thực nghiệm và tiêu chí đánh giá --------------------------------------38 4. Kết quả thực nghiệm đề tài -------------------------------------------------------------38
  6. 4.1. Đối với giáo viên --------------------------------------------------------------------38 4.2. Đối với học sinh ---------------------------------------------------------------------39 5. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất. -------------------40 5.1. Mục đích khảo sát -------------------------------------------------------------------40 5.2. Nội dung và phương pháp khảo sát -----------------------------------------------40 5.2.1. Nội dung khảo sát --------------------------------------------------------------40 5.2.2. Phương pháp khảo sát ----------------------------------------------------------40 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ --------------------------------------------42 1. Kết luận -----------------------------------------------------------------------------------42 2. Kiến nghị, đề xuất -----------------------------------------------------------------------42 2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An---------------------------------------42 2.2. Đối với nhà trường ------------------------------------------------------------------42 2.3. Đối với giáo viên --------------------------------------------------------------------42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------------------------ PHỤ LỤC --------------------------------------------------------------------------------------
  7. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Chương trình GDPT 2018 đã có những thay đổi so với chương trình trước đây, đặc biệt là đưa vào chương trình bộ môn HĐTN, HN đây là môn học chính khóa với mục tiêu nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực định hướng nghề nghiệp thông qua các chủ đề hoạt động gắn với những nội dung cụ thể về bản thân, quê hương, đất nước, con người. Xác định mục tiêu đó, mỗi một hoạt động ở môn HĐTN, HN đều hướng đến xây dựng phẩm chất, năng lực đặc thù và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Chắc hẳn chúng ta còn nhớ những vụ việc đau lòng đã xảy ra gần đây. Ngày 4 tháng 2 năm 2023 trên Facebook xuất hiện video có nội dung một cô giáo dạy môn âm nhạc ở trường trung học cơ sở Văn Phú huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang bị một số học sinh ở lớp cô dạy dồn vào góc tường, ném dép làm cô ngất xỉu; hay sự việc đau lòng: Nữ sinh trường trung học phổ thông chuyên Đại học Vinh quyên sinh tại nhà riêng. Không chỉ thế, năm 2019 nhà chức trách Anh đã phá hiện 39 thi thể người Việt trong một thùng xe container đông lạnh tại khu công nghiệp thị trấn Grays… Những sự việc đáng tiếc này là hồi chuông cảnh tỉnh về các phương diện: Đạo đức, kỹ năng sống và định hướng nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay. Nếu các em có đạo đức đúng chuẩn mực thì cho dù cô giáo không làm các em hài lòng, các em có còn dồn cô giáo của mình vào góc tường, ném dép, chửi bới đến lúc cô bị ngất? Nếu có kỹ năng sống cơ bản thì nữ sinh đáng thương kia có rơi vào trạng thái bế tắc để phải ra đi? Hay 39 sinh mạng Việt Nam chúng ta, nếu có nghề nghiệp ổn định, họ có còn bị lừa đi nước ngoài làm việc, để phải bỏ mạng nơi đất khách quê người? Chúng tôi - những giáo viên nhìn những sự việc này với nhiều cung bậc cảm xúc: Phẫn nộ, đau lòng, đáng tiếc, thương cảm và sẻ chia. Chúng tôi nhận thấy có một phần trách nhiệm của mình trong đó. Đúng như tinh thần nghị quyết số 88/ 2014/QH 13 của quốc hội đã khẳng định: “Tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa trí, đức, thể, mỹ và phát huy tốt tiềm năng cho mỗi học sinh”. Muốn làm được trách nhiệm đó tốt nhất, chúng ta - những người thầy, người cô của các em phải thực sự yêu thương các em, phải tìm tòi, sáng tạo để có các hình thức giáo dục phù hợp. Một trong những cách đó, theo chúng tôi là lồng ghép vào môn học hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. 1
  8. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Giáo dục đạo đức, phát triển kĩ năng sống và định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT qua tổ chức dạy học chủ đề “Hoàn thiện bản thân” - môn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, bộ sách Cánh Diều”. 2. Mục đích nghiên cứu. - Lồng ghép giáo dục đạo đức và phát triển kĩ năng sống, định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT qua các hình thức tổ chức dạy học chủ đề: “Hoàn thiện bản thân”. - Cung cấp thêm tài liệu cho giáo viên về giáo dục đạo đức, kĩ năng sống và định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT. - Cung cấp thêm tài liệu cho giáo viên về môn HĐTN, HN. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Hệ thống hóa mục tiêu, nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp THPT. - Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý học sinh THPT. - Khảo sát thực trạng về đạo đức, kĩ năng sống, xu hướng nghề nghiệp hiện nay của học sinh THPT. - Khảo sát thực trạng dạy học hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp THPT, thực trạng hứng thú học tập môn hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp. - Thiết kế phương án tổ chức dạy học chủ đề ”Hoàn thiện bản thân” môn hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 11 lồng ghép giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, xu hướng nghề nghiệp cho học sinh. - Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học đề tài đặt ra. - Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của đề tài. 4. Đối tượng và phạm vi, thời gian nghiên cứu. - Đối tượng: Cách giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 11 thông qua môn HĐTN, HN. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi nội dung: Chủ đề: ”Hoàn thiện bản thân” môn hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11, sách giáo khoa Cánh Diều. + Phạm vi thực nghiệm: HS trường THPT Nam Đàn 2 và một số trường THPT khác ở huyện Nam Đàn. - Thời gian nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trong năm học 2023-2024 qua giảng dạy chương trình SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 11 bộ sách Cánh Diều, cụ thể như sau: 2
  9. TT Các nội dung, công việc thực hiện Thời gian dự kiến 1 Nội dung 1: Tìm hiểu thực trạng và tính khả thi Tháng 9/2023 của đề tài 2 Nội dung 2: Nghiên cứu lý thuyết và giải pháp Tháng 9 - 11/2023 đề tài 3 Nội dung 3: Thiết kế giải pháp và thực hiện Tháng 10/2023 - 12/2024 đề tài 4 Nội dung 4: Hoàn thiện đề tài Tháng 1 - 4/2024 5. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, - Phương pháp điều tra cơ bản, - Phương pháp thực nghiệm sư phạm, - Phương pháp thống kê toán học. 6. Những đóng góp mới của đề tài. - Góp phần xây dựng cơ sở lý luận về dạy học bồi dưỡng đạo đức, kĩ năng sống và hướng nghiệp cho học sinh. - Trình bày thêm các hình thức dạy học môn hoạt HĐTN, HN. - Làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh về phương pháp dạy và học môn HĐTN, HN. - Đã khảo sát được thực trạng dạy học môn HĐTN, HN ở trường THPT Nam Đàn 2 và một số trường THPT khác trong địa bàn huyện. - Đề tài nghiên cứu đã giúp HS trường THPT Nam Đàn 2 có ý thức điều chỉnh hành vi đạo đức, nâng cao hơn về kỹ năng sống, định hướng đúng đắn hơn về nghề nghiệp tương lai cho bản thân. - Góp phần nhỏ vào sự thành công của chương trình GDPT 2018. 3
  10. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu HĐTN, HN là môn học mới gồm hai mục đích: dạy học trải nghiệm và hướng nghiệp. Dạy học trải nghiệm là phương pháp giáo dục hiện đại khuyến khích người học tham gia khám phá, trải nghiệm thực tế kiến thức. Từ đó tự phân tích, kết luận về kiến thức đã học. Đây là phương pháp dạy học giúp người học có thể tiếp nhận kiến thức một cách sáng tạo và chủ động. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về nội dung này. Nhà giáo dục học người Mỹ John Dewey (1859–1952) đã phát triển một lý thuyết giáo dục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập qua trải nghiệm hay nói một cách đơn giản hơn là “học bằng cách làm” (Learning by doing). Nghiên cứu của ông không chỉ mang lại rất nhiều giá trị ở Mỹ mà còn nhiều nước trên thế giới cho đến tận ngày nay. Jean Will Fritz Piaget (9 tháng 8 năm 1896 - 16 tháng 9 năm 1980) - nhà tâm lý học và triết học người Thụy Sĩ cũng có công trình nghiên cứu nổi tiếng về dạy học trải nghiệm. Nghiên cứu của ông đã trình bày lý thuyết về phát triển nhận thức và cho rằng trẻ em trải qua bốn giai đoạn học tập khác nhau. Công trình của Lev Vygotsky (1934-1978) - nhà tâm lý học người Nga đã trở thành nền tảng của nhiều nghiên cứu và lý thuyết về phát triển nhận thức trong nhiều thập kỷ qua, đặc biệt là cái được gọi là lý thuyết văn hóa xã hội. David A Kolb - nhà tâm lý học Hoa Kỳ cũng đã có nhiều nghiên cứu về dạy học trải nghiệm. Nghiên cứu về dạy học trải nghiệm của Kolb thường được thể hiện bằng một chu trình học tập gồm bốn giai đoạn, trong đó người học “chạm vào tất cả các khía cạnh”: trải nghiệm, quan sát, khái niệm hóa, thử nghiệm. Trong chương trình GDPT 2018, các em được chọn tổ hợp các môn học, phù hợp sở thích, năng lực bản thân, kết hợp định hướng nghề nghiệp. Môn HĐTN, HN thay thế cho một số môn học mà các em không chọn. Đây là một môn học mới, chương trình THPT đang dạy năm thứ 2. Vì vậy, các nhà nghiên cứu, tạp chí khoa học giáo dục trong nước đều đang rất quan tâm, đang có rất nhiều nghiên cứu về môn học này. Tổ chức FPT EDUCASION đã có bài viết: “Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp hiệu quả cho học sinh Việt Nam” Nhà giáo dục Dương Giáng Thiên Hương Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có bài viết “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - lí thuyết và vận dụng trong dạy học tiểu học”. 4
  11. Đề tài nghiên cứu "Nghiên cứu, xây dựng các Modul hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong các trường phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trên địa bàn tỉnh Phú Thọ" do TS. Hoàng Công Kiên - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường đại học Hùng Vương làm chủ nhiệm, cùng các giảng viên, nhà khoa học của trường thực hiện cũng đã được sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Hội nghị nghiệm thu kết quả đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh. Luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Lê Thị Hoài Thương; chuyên ngành Quản lý giáo dục cũng viết về: “ Quản lý tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hà Nội”… Giáo dục đạo đức, nâng cao kĩ năng sống, hướng nghiệp cho học sinh THPT cũng là vấn đề cả xã hội quan tâm. Hiện nay có nhiều tổ chức, cơ sở mở ra để đào tạo kĩ năng sống, hướng nghiệp. Vì vậy, đề tài nghiên cứu khoa học: “Giáo dục đạo đức, phát triển kĩ năng sống và định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT qua tổ chức dạy học chủ đề “Hoàn thiện bản thân” - môn hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, bộ sách Cánh Diều” cũng đóng góp thêm một phần nhỏ vào mối quan tâm của toàn xã hội. 2. Cơ sở lý luận của đề tài 2.1. Mục tiêu chương trình hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp THPT. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở. Kết thúc giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, học sinh có khả năng thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau; thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại; có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân; có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương lai; xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân có ích 2.2. Nội dung, yêu cầu cần đạt chương trình hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 11. Nội dung hoạt Yêu cầu cần đạt động HOẠT ĐỘNG HƯỚNG VÀO BẢN THÂN – Nhận diện được nét riêng và thể hiện được sự tự tin về đặc Hoạt động điểm riêng của bản thân. khám phá – Phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và bản thân biết điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi. – Nhận diện được hứng thú, sở trường của bản thân và có kế 5
  12. hoạch phát triển sở trường liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai. – Tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, tập thể trường, lớp, cộng đồng. Hoạt động – Thể hiện được sự nỗ lực hoàn thiện bản thân; biết thu hút các rèn luyện bạn cùng phấn đấu hoàn thiện. bản thân – Quản lí được cảm xúc của bản thân và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau. - Thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân một cách hợp lí. HOẠT ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN XÃ HỘI – Thể hiện được sự quan tâm chăm sóc thường xuyên những người thân trong gia đình. – Biết cách hóa giải những mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong gia đình. Hoạt động – Thể hiện sự tự giác và trách nhiệm tham gia các hoạt động lao chăm sóc gia động khác nhau trong gia đình. đình – Thể hiện sự tự tin trong việc tổ chức sắp xếp hợp lí công việc gia đình. Lập được kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình và thực hiện được mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình. – Biết cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè. – Làm chủ và kiểm soát được các mối quan hệ với bạn bè ở trường cũng như qua mạng xã hội. Hoạt động – Hợp tác được với bạn để cùng xây dựng và thực hiện các hoạt xây dựng động xây dựng và phát triển nhà trường. nhà trường – Đánh giá được hiệu quả của hoạt động phát huy truyền thống nhà trường. Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. – Biết cách xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi Hoạt động người trong cộng đồng xây dựng – Thể hiện được hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm cộng đồng của bản thân với cộng đồng. – Xây dựng được kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển cộng 6
  13. đồng và đề xuất được giải pháp quản lí việc thực hiện hoạt động đó. – Đánh giá được ý nghĩa của hoạt động phát triển cộng đồng. Xây dựng và thực hiện được kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về vấn đề văn hoá mạng xã hội. HOẠT ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN TỰ NHIÊN – Nhận ra ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên đối với trạng thái Hoạt động cảm xúc của bản thân. tìm hiểu và – Chủ động, tích cực thực hiện việc bảo tồn cảnh quan thiên bảo tồn cảnh nhiên, quảng bá hình ảnh cảnh quan thiên nhiên và kêu gọi mọi quan thiên người cùng thực hiện. nhiên Đánh giá được thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh của cộng đồng dân cư tại địa phương. – Nghiên cứu, khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương, tác động của sự phát triển sản xuất kinh doanh đến môi Hoạt động trường và báo cáo kết quả khảo sát. tìm hiểu và – Đưa ra được các kiến nghị về bảo vệ môi trường từ số liệu bảo vệ môi khảo sát. trường Tuyên truyền đến người dân địa phương các biện pháp bảo vệ tài nguyên. HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP – Phân loại được các nhóm nghề cơ bản; chỉ ra được đặc trưng, yêu cầu của từng nhóm nghề. – Phân tích được yêu cầu của nhà tuyển dụng về phẩm chất và Hoạt động năng lực của người lao động. tìm hiểu nghề nghiệp – Giải thích được ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp của người lao động. Sưu tầm được tài liệu về xu hướng phát triển nghề trong xã hội và thị trường lao động. Hoạt động – Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đối với rèn luyện từng nhóm nghề và chỉ ra được phẩm chất và năng lực của bản phẩm chất, thân phù hợp hoặc không phù hợp với nhóm nghề, nghề lựa năng lực phù chọn. hợp với định – Đánh giá được khó khăn, thuận lợi trong việc xây dựng và 7
  14. hướng nghề thực hiện kế hoạch rèn luyện theo nhóm nghề lựa chọn. nghiệp Đề xuất được giải pháp học tập, rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp. – Trình bày được các thông tin cơ bản về các trường trung cấp, Hoạt động cao đẳng, đại học liên quan đến nhóm nghề, nghề mà bản thân lựa chọn định lựa chọn. hướng nghề – Tham vấn được ý kiến của thầy cô, gia đình, bạn bè về dự kiến nghiệp và lập ngành, nghề lựa chọn. kế hoạch học tập theo định – Xác định được những trường đào tạo nghề liên quan đến việc hướng nghề học tập hướng nghiệp của bản thân. nghiệp Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập theo định hướng ngành, nghề lựa chọn. – Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đối với Hoạt động từng nhóm nghề và chỉ ra được phẩm chất và năng lực của bản rèn luyện thân phù hợp hoặc không phù hợp với nhóm nghề, nghề lựa phẩm chất, chọn. năng lực phù – Đánh giá được khó khăn, thuận lợi trong việc xây dựng và hợp với định thực hiện kế hoạch rèn luyện theo nhóm nghề lựa chọn. hướng nghề nghiệp Đề xuất được giải pháp học tập, rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp. – Trình bày được các thông tin cơ bản về các trường trung cấp, Hoạt động cao đẳng, đại học liên quan đến nhóm nghề, nghề mà bản thân lựa chọn định lựa chọn. hướng nghề – Tham vấn được ý kiến của thầy cô, gia đình, bạn bè về dự kiến nghiệp và lập ngành, nghề lựa chọn. kế hoạch học tập theo định – Xác định được những trường đào tạo nghề liên quan đến việc hướng nghề học tập hướng nghiệp của bản thân. nghiệp Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập theo định hướng ngành, nghề lựa chọn. 2.3. Những phạm trù đạo đức học sinh cấp THPT - Nghĩa vụ: Là trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với yêu cầu lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội. - Lương tâm: Là năng lực tự đánh giá và điểu chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong các mối quan hệ với người khác và xã hội. Hai trạng thái của lương tâm: Thanh thản và cắn rứt. 8
  15. + Trạng thái thanh thản: Thể hiện sự vui sướng, hài long về công việc gì đó mà mình đã làm được. + Trạng thái cắn rứt: Thể hiện sự băn khoăn, hối hận lương tâm - Nhân phẩm và danh dự + Nhân phẩm: là toàn bộ những phẩm chất mà con người có được đó là giá trị làm người của mỗi con người. + Danh dự: là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tình thần, đạo đức của người đó. Do vậy danh dự là nhân phẩm được đánh giá và công nhận. - Danh dự có giá trị rất lớn đối với mỗi con người, thúc đẩy con người làm điều thiện, điều tốt, ngăn ngừa những điều ác, điều xấu. - Khi mỗi cá nhân biết bảo về danh dự của mình thì người đó được coi là có lòng tự trọng. - Hạnh phúc: là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần. 2.4. Một số kĩ năng cần có của học sinh THPT - Khám phá bản thân. - Làm chủ cảm xúc. - Kỹ năng đàm phán, thương lượng. - Kỹ năng ra quyết định. - Kỹ năng lên kế hoạch và đạt được mục tiêu… 2.5. Những nhóm nghề phát triển trong thời gian tới - Lĩnh vực Y tá – Điều dưỡng. - Lĩnh vực phân tích dữ liệu. - Lịch vực Nha khoa. - Lĩnh vực an ninh mạng. - Lĩnh vực năng lượng xanh. - Lĩnh vực thú ý. 2.6. Đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh THPT - Sự phát triển của tự ý thức: Các em đã tự ý thức về bản thân: Về ngoại hình, về hoàn cảnh xuất thận, về đạo đức, tư cách; về kiến thức, kỹ năng, vị trí của mình trong lòng bố mẹ, thầy cô, bạn bè. Tuy nhiên sự ý thức đó có thể chưa đúng. - Sự hình thành thế giới quan: 9
  16. + Các bạn học sinh THPT được khám phá và mở rộng thế giới quan phong phú hơn + Tuy nhiên vẫn có em chưa được giáo dục đầy đủ về thế giới quan, chịu ảnh hưởng của tư tưởng bảo thủ lạc hậu như: có thái độ coi thường phụ nữ, coi khinh lao động chân tay, ý thức tổ chức kỉ luật kém, thích có cuộc sống xa hoa, hưởng thụ hoặc sống thụ động… - Xu hướng nghề nghiệp + Các bạn học sinh THPT cũng đứng trước các ngã rẽ của cuộc đời và có định hướng chọn nghề, chọn trường. + Càng cuối cấp học thì xu hướng nghề nghiệp càng được thể hiện rõ rệt và mang tính ổn định hơn. Nhiều em biết gắn những đặc điểm riêng về thể chất, về tâm lý và khả năng của mình với yêu cầu của nghề nghiệp. Tuy vậy, sự hiểu biết về yêu cầu nghề nghiệp của các em còn phiến diện, chưa đầy đủ, vì cậy công tác hướng nghiệp cho học sinh có ý nghĩa quan trọng. - Hoạt động giao tiếp: + Các em khao khát muốn có những quan hệ bình đẳng trong cuộc sống và có nhu cầu sống cuộc sống tự lập. Tính tự lập của các em thể hiện ở ba mặt: tự lập về hành vi, tự lập về tình cảm và tự lập về đạo đức, giá trị. + Nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi trong tập thể phát triển mạnh. Trong tập thể, các em thấy được vị trí, trách nhiệm của mình và các em cũng cảm thấy mình cần cho tập thể. Khi giao tiếp trong nhóm bạn sẽ xảy ra hiện tượng phân cực. Có những người được nhiều người yêu mến và có những người ít được bạn bè yêu mến. Điều đó làm cho các em phải suy nghĩ về nhân cách của mình và tìm cách điều chỉnh bản thân. 3. Cơ sở thực tiễn 3.1. Nghiên cứu về thực trạng đạo đức, tư cách; kĩ năng sống; xu hướng nghề của học sinh THPT hiện nay. 3.1.1. Thực trạng đạo đức, tư cách học sinh THPT. Hiện nay, đạo đức giới trẻ đang báo động. Nhiều em không nhận thức rõ nghĩa vụ của mình. Ngay cả với gia đình, người thân, các em cũng không nhận thấy nghĩa vụ. Nhiều em thường lười làm việc nhà, không biết tiết kiệm tiền bạc, chỉ biết đòi hỏi cho bản thân, không quan tâm đến cha mẹ, anh chị em, người thân. Không chỉ thế, vụ việc các em còn gây án mạng cả với cha mẹ, bạn bè, thầy cô. Khi làm việc xấu các em vẫn không tự thấy xấu hổ, không cắt rứt lương tâm, không hề có nhân phẩm, danh dự. Vì nếu có nhân phẩm danh dự thì chắc hẳn các em sẽ không làm thế. Quan niệm về hạnh phúc của nhiều em cũng rất sai. Hạnh phúc với nhiều em là sự hưởng thụ, thỏa mãn về vật chất, không phải là sự cống hiến, phấn đấu, học tập. 10
  17. 3.1.2. Thực trạng kĩ năng sống của học sinh THPT. Nhiều em sống ích kỷ, chỉ đòi hỏi cho bản thân. Các em không tự điều chỉnh hành vi của mình mà thường đổ lỗi. Vì thế, nhiều em đã bỏ nhà ra đi, tự tìm đến cái chết có khi chỉ vì một câu nói chê trách lúc nóng giận của ba mẹ. Hay sẵn sàng nghênh chiến với bạn bè, người khác chỉ vì một câu nói. Nhiều em sống lãnh đạm, thờ ơ, thiếu sự biết ơn, chia sẻ, thông cảm với mọi người, ngay cả với cha mẹ mình. Nhiều em ăn mặc lố lăng, nói tục thường xuyên, không biết kính trên, nhường dưới. Các hành vi ăn mặc, ứng xử, nói năng không phù hợp, không lễ độ. Nhiều em nhìn cuộc sống bi quan, không quý trọng bản thân, không nhận thấy giá trị của bản thân. Vì thế nên nhiều tường hợp rơi vào trạng thái tự kỷ, thậm chí tìm đến cái chết. 3.1.3. Thực trạng về định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT. Nhiều em chưa được nuôi dưỡng ước mơ về nghề nghiệp. Khi hết THPT các em học đại một nghề nào đó, nên sau khi đi làm thường chán nản, không yêu nghề, không nhiệt huyết nên cũng không phấn đấu trong nghề nghiệp. Thậm chí có em còn không muốn học nghề. Chỉ muốn ăn chơi lêu lổng. Vì thế mà xã hội ngày càng nhiều tệ nạn, nhiều vụ buôn người, bị lừa đi nước ngoài, bị đánh đập, bóc lột sức lao động, có khi còn bỏ mạng nơi đất khách. 3.2. Nghiên cứu thực trạng dạy học môn hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp ở trường THPT Nam Đàn 2 3.2.1. Thuận lợi Trường cấp 3 Nam Đàn 2, nay là Trường THPT Nam Đàn 2 được thành lập tháng 8-1965 trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng, hiếu học, nhiều nhân tài. Sau hơn 30 năm đất nước đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội, công tác giáo dục, nhất là giáo dục phổ thông đã đạt được những thành tựu đáng kể, chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao, phần lớn giáo viên có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm, nhiều giáo viên tận tụy với nghề, tự giác học tập và trau dồi trình độ chuyên môn, thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, có trách nhiệm và thương yêu học sinh; đa số học sinh có ý thức trong học tập và rèn luyện, một số học sinh đạt thành tích cao trong học tập, chất lượng học sinh đại trà có sự tiến bộ; cơ sở vật chất của các nhà trường từng bước được nâng cao, nhà trường không ngừng trang bị thêm các phương tiện phục vụ công tác giảng dạy và học tập như máy tính, ti vi, máy chiếu, dụng cụ thí nghiệm, sách và tài liệu; các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao, tham quan học tập đạt hiệu quả cao, hỗ trợ tích cực cho học tập; xây dựng nhà trường xanh - sạch - đẹp, các vụ việc bạo lực học đường giảm bớt. Học sinh của nhà trường chủ yếu xuất thân từ các gia đình thuần nông, đa số các em chăm ngoan, hiền lành, có ý thức trong học tập và rèn luyện. Một số học sinh đã cố gắng vươn lên trong học tập đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện, học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp trường. 11
  18. Công tác chuyên môn, các hoạt động nghiên cứu bài học, thi giáo viên giỏi trường, sinh hoạt cụm chuyên môn được nhà trường quan tâm đẩy mạnh. Dưới sự chỉ đạo của ban giám hiệu, bộ môn HĐTN, HN đã được quan tâm, đã lập kế hoạch dạy học cụ thể, khoa học cho 3 hoạt động giáo dục: hoạt động giáo dục theo chủ đề, sinh hoạt dưới cờ và sinh hoạt lớp. 3.2.2. Khó khăn Chất lượng học sinh đại trà thấp, điểm đầu vào của học sinh lớp 10 luôn thấp hơn nhiều so với các trường trong huyện, trong tỉnh, điều kiện học tập của học sinh ở nhà còn rất khó khăn, đa số các em vừa đi học, vừa phải phụ giúp gia đình làm công việc đồng áng, nhiều em thiếu hụt kiến thức cơ bản ở các bậc học dưới. Trường đóng trên địa bàn xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, một vùng quê thuần nông bên hữu ngạn sông Lam thường xuyên bị lũ lụt, giao thông cách trở, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nhiều cha mẹ phải đi làm ăn xa nhà nên việc giáo dục, nhắc nhở con cái học hành rất hạn chế. Trong năm học 2022 - 2023, qua khảo sát việc đăng kí tuyển sinh đại học của khối 12 cho thấy hơn 60% học sinh không chọn thi và xét tuyển đại học, mục đích chủ yếu của các em là đậu tốt nghiệp, học nghề và đi xuất khẩu lao động. Đội ngũ giáo viên đa phần còn trẻ (dưới 40 tuổi), chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, số giáo viên giỏi tỉnh còn ít, nhiều môn chưa có giáo viên giỏi cấp tỉnh. Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, đổi mới phương pháp dạy học chỉ mang tính chất đối phó. Một bộ phận trong giáo viên chưa coi trọng nghề, chưa chịu khó trau dồi chuyên môn, chưa tận tụy với học sinh, kỹ năng sư phạm còn hạn chế, đổi mới dạy học còn mang tính chạy theo thành tích, một bộ phận học sinh chây lười trong học tập, trốn học, bỏ giờ, chơi điện tử, không học bài và làm bài, gây gỗ, đánh nhau. Môn HĐTN, HN là môn học mới, mới được BGD và ĐT triển khai 2 năm nay gắn với chương trình GDPT 2018. Vì vậy, GV còn bỡ ngỡ. Các kỹ năng tổ chức hoạt động học tập ở nội dung này nhiều GV chưa có. Họ có thể giỏi về chuyên môn, nhưng với môn HĐTN, HN thì khác, GV cần nhiều kiến thức về cuộc sống, kỹ năng khác, cần khéo léo, gần gũi học sinh. Vì vậy giờ học HĐTN, HN học sinh thường chỉ nghe GV thuyết trình về các nội dung, chưa có nhiều hình thức tổ chức hoạt động dạy học. 3.2.3. Khảo sát thực trạng dạy và học môn HĐTN, HN ở một số trường ở huyện Nam Đàn. Để tìm hiểu rõ thực trạng dạy và học môn HĐTN, HN của GV và HS chúng tôi đã gửi câu hỏi để khảo sát trên https://forms.gle theo đường link sau: Khảo sát thực trạng dạy môn HĐTN, HN: https://forms.gle/cwqFxXqwD5h1rToo9 Chúng tôi đã khảo sát được 46 thầy cô đang dạy môn HDDTN, HN năm học 2023-2024 ở các trường THPT huyện Nam Đàn. Kết quả phân tích số liệu thực trạng dạy học môn HĐTN, HN như sau: 12
  19. Biểu đồ 1. Đánh giá về nguồn tài liệu môn HĐTN, HN Biểu đồ 2. Hình thức tổ chức dạy học môn HĐTN, HN GV thường dùng Biểu đồ 3. Mức độ thường xuyên lồng ghép giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, hướng nghiệp cho HS vào bài giảng 13
  20. Khảo sát thực trạng dạy môn HĐTN, HN: Chúng tôi đã khảo sát được 101 HS khối 11 của trường THPT Nam Đàn 2 qua đường link: https://forms.gle/m4fmXc68XjZdtGeL8. Kết quả khảo sát như sau: Biểu đồ 4. HS nhận xét về hình thức tổ chức tiết học HĐTN của GV Biểu đồ 5. HS nhận xét về mức độ thường xuyên lồng ghép giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, hướng nghiệp của GV vào bài giảng 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2