Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục giá trị hòa bình cho học sinh trung học phổ thông trong bối cảnh hiện nay
lượt xem 2
download
Sáng kiến "Giáo dục giá trị hòa bình cho học sinh trung học phổ thông trong bối cảnh hiện nay" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất những biện pháp cơ bản của việc GD GTHB cho HS THPT trong bối cảnh hiện nay góp phần hình thành, bồi dưỡng, phát triển những PC tốt đẹp ở các em, giúp HS phát triển toàn diện và được là chính mình, đáp ứng yêu cầu của CT GDPT 2018.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục giá trị hòa bình cho học sinh trung học phổ thông trong bối cảnh hiện nay
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ------- * * * ------ SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI GIÁO DỤC GIÁ TRỊ HÒA BÌNH CHO HỌC SINH THPT TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY LĨNH VỰC: KỸ NĂNG SỐNG NGCK Năm thực hiện: 2024
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 3 ------- * * * ------ SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI GIÁO DỤC GIÁ TRỊ HÒA BÌNH CHO HỌC SINH THPT TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY LĨNH VỰC: KỸ NĂNG SỐNG NGCK NHÓM TÁC GIẢ: LÊ THỊ XUÂN HƯƠNG NGUYỄN ĐĂNG QUẢNG BÙI THỊ HIÊN ĐT: 0948559966 ĐT: 0912526336 ĐT: 0984706909 Năm thực hiện: 2024
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ/cụm từ viết tắt Từ/cụm từ viết đầy đủ CMHS Cha mẹ học sinh CT GDPT Chương trình giáo dục phổ thông ĐC Đối chứng GD Giáo dục GTHB Giá trị hòa bình GV Giáo viên HĐTN, HN Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp HS Học sinh NL Năng lực PC Phẩm chất THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm TNSP Thực nghiệm sư phạm
- MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1.Lý do chọn đề tài 1.2.Mục tiêu, ý nghĩa, tính mới của đề tài 1.2.1. Mục tiêu 2 1.2.2. Tính mới, đóng góp của đề tài 1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu PHẦN II. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.1. Khái niệm GTHB 2.1.2. Tiêu chí, chỉ báo về GTHB 2.1.3. Vai trò, đặc điểm, yêu cầu của GD GTHB cho HS ở 6 trường THPT hiện nay 2.2. Cơ sở thực tiễn 7 2.2.1. Thực trạng GD GTHB cho HS ở trường THPT hiện nay. 2.2.2. Nguyên nhân của thực trạng trên 15 2.3. Một số biện pháp GD GTHB cho HS THPT 2.3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cán bộ, GV, nhân 16 viên, HS nhà trường 2.3.2. Tích hợp, lồng ghép qua dạy học một số chủ đề học tập ở 18 các môn học. 2.3.3. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động trải 22 nghiệm, hướng nghiệp 2.3.4. Xây dựng “Trường học hạnh phúc” 30 2.3.5. Nâng cao hiệu quả của công tác tư vấn tâm lý học đường 34 cho HS 2.3.6. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội 37 2.4. Kết quả thực hiện đề tài 2.4.1. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề 40 xuất 2.4.2. Kết quả thực nghiệm 44 Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47 3.1. Kết luận 3.2. Một số kiến nghị 48 Tài liệu tham khảo 49 Phụ lục
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.3. Lý do chọn đề tài Tại Hội nghị văn hóa toàn quốc, tổ chức ở Hà Nội ngày 24/11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, khẳng định: “Xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị, chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị của quốc gia - dân tộc; kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại”. Theo đó, hệ giá trị Việt Nam bao gồm: Hệ giá trị con người Việt Nam với 8 giá trị là: Yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo; Hệ giá trị gia đình với 4 giá trị: Ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh; Hệ giá trị văn hóa với 4 giá trị: Dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học; Hệ giá trị quốc gia với 9 giá trị: Hòa bình, thống nhất, độc lập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc. Trong đó, “Hòa bình” là giá trị đầu tiên trong Hệ giá trị quốc gia. GD GTHB có vai trò rất quan trọng trong hình thành PC cho HS, là cơ sở để hình thành và phát triển các công dân tốt cho xã hội. Tuy nhiên, nội dung GD về GTHB trong Chương trình GD phổ thông hiện hành và Chương trình GD phổ thông (GDPT) 2018 chưa được nhấn mạnh. Trước hết, là nhận thức về hòa bình chưa đầy đủ. Chẳng hạn, “Hòa bình” trong từ điển tiếng Việt được ghi: “Hòa bình là tình trạng yên ổn, không có chiến tranh”, hay trong nội dung GD “Bảo vệ Hòa bình” của môn GD công dân lớp 9, xác định: “Hòa bình là trạng thái bình yên khi con người và các quốc gia hòa thuận với nhau, cùng nhau hợp tác phát triển, kết giao bạn hữu”. Quan niệm hòa bình như trên là sự bình yên của môi trường bên ngoài con người, còn sự bình yên bên trong con người chưa được đề cập. Các nội dung GD có liên quan đến GTHB được đưa vào môn GD công dân như: "Xử lý bất hòa với bạn bè" (lớp 3), "Phòng chống bạo lực học đường" (lớp 7), "Bảo vệ hòa bình" (lớp 9),… Đối với môn GD Quốc phòng và An ninh, có đề cập đến tính dân tộc và nhân văn: Giúp HS phát triển các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng hướng tới các giá trị khoan dung, nhân ái, tôn trọng, hòa bình, hòa hợp, hợp tác, vì sự tiến bộ và phát triển xã hội. Kế đến, ngành GD chưa xây dựng được các tiêu chí, chỉ số về GTHB nên khó khăn trong định hướng nội dung giảng dạy và hoạt động trải nghiệm. Trong bối cảnh hiện nay, tình trạng bạo lực học đường gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân HS chưa đủ NL giải quyết mâu thuẫn đã tạo nên môi trường học đường không an toàn, ảnh hưởng đến dạy và học. Mặt khác tình hình an ninh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, để bảo vệ hòa bình cho thế giới và đất nước, giữ cuộc sống bình yên cho mỗi gia đình, mỗi người dân thì việc GD GTHB một cách có hệ thống là thực sự cần thiết. Bên cạnh đó CT GDPT 2018 đã xác định năm PC chủ yếu cần hình thành và 1
- phát triển cho HS, đó là: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm – vốn thuộc hệ giá trị truyền thống Việt Nam, mà GD GTHB có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển các PC, là cơ sở để hình thành và phát triển các công dân tốt cho xã hội. Với những lí do trên cho thấy việc GD GTHB cho HS THPT là rất quan trọng và cần thiết. Do đó nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Giáo dục giá trị hòa bình cho học sinh trung học phổ thông trong bối cảnh hiện nay”. 1.4. Mục tiêu, ý nghĩa, tính mới của đề tài 1.4.1. Mục tiêu Xác định những tiêu chí, chỉ báo về GTHB ở các trường THPT. Đề xuất những biện pháp cơ bản của việc GD GTHB cho HS THPT trong bối cảnh hiện nay góp phần hình thành, bồi dưỡng, phát triển những PC tốt đẹp ở các em, giúp HS phát triển toàn diện và được là chính mình, đáp ứng yêu cầu của CT GDPT 2018. 1.4.2. Tính mới, đóng góp của đề tài + Tính mới - Đề tài “Giáo dục giá trị hòa bình cho HS THPT trong bối cảnh hiện nay” là một đề tài lần đầu tiên được thực hiện và nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An. - Đề tài có tính thời sự và cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. + Đóng góp của đề tài Về lý luận - Đề tài nghiên cứu và làm sáng tỏ về GTHB, các tiêu chí, chỉ báo về GTHB. - Đề tài làm sáng tỏ được vai trò, đặc điểm và yêu cầu của GD GTHB cho HS THPT trong bối cảnh hiện nay. Về thực tiễn - Đề tài nghiên cứu và đánh giá được mức độ nhận thức của GV và thực trạng tổ chức, quản lý các hoạt động GD GTHB cho HS ở trường THPT hiện nay. - Đề tài nghiên cứu và đánh giá được thực trạng về các hành vi bạo lực học đường, mức độ nhận thức, hiểu biết của HS về GTHB và các tiêu chí, chỉ báo, cách thể hiện trong hoạt động của HS THPT. - Trên cơ sở đó nhóm tác giả rút ra được một số nguyên nhân về thực trạng và đưa ra được một số giải pháp rất khả thi, có giá trị thực tiễn, tạo cơ sở khoa học góp phần nâng cao hiệu quả góp phần GD GTHB cho HS THPT trong bối cảnh hiện nay. 2
- - Đề tài có tính phổ biến có thể nhân rộng trong nhiều hoạt động giáo dục, áp dụng trên toàn tỉnh và có thể rộng hơn. 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các tiêu chí, chỉ báo về GTHB để đề xuất các biện pháp nhằm GD GTHB cho HS THPT hiện nay. Phạm vị nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về GD GTHB cho HS THPT trong bối cảnh hiện nay. Do thời gian có hạn nên trong đề tài chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp cơ bản; việc điều tra khảo sát và TN sư phạm diễn ra ở một số trường THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu của các tác gia kinh điển, các tài liệu của GD học, tâm lý học, CT GDPT 2018, chương trình một số môn học, các tài liệu liên quan đến đề tài. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Dự giờ một số tiết học về lồng ghép, tham gia các hoạt động có nội dung tích hợp GD GTHB cho HS THPT để quan sát, ghi chép lại những ưu điểm và khó khăn mà GV, HS gặp phải trong quá trình thực hiện. Phương pháp khảo sát bằng biểu mẫu: Sử dụng Google forms để tiến hành khảo sát 70 GV và 200 HS các trường THPT công lập trên địa bàn về thực trạng GD GTHB cho HS THPT hiện nay; tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được tiến hành. Phương pháp thực nghiệm tác động sư phạm: TN sư phạm nhằm kiểm tra, khẳng định tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất. Phương pháp so sánh và phân tích thống kê: Các dữ liệu thu thập được từ khảo sát và phỏng vấn và TN sẽ được phân loại, sắp xếp, thống kê, xử lý số liệu để thấy sự thay đổi và hiệu quả khi thực hiện đề tài. 3
- PHẦN II. NỘI DUNG 2.3. Cơ sở lý luận 2.3.1. Khái niệm GTHB 2.1.1.1. Khái niệm giá trị Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về nội hàm giá trị tùy thuộc vào mục đích sử dụng, nội dung liên quan của người nghiên cứu. Theo chúng tôi nghiên cứu ở đề tài, giá trị là thuộc tính của đối tượng, hiện tượng, hành động,... trong đó ý nghĩa (tích cực, tốt đẹp, đáng quý, có ích,...) của chúng đối với xã hội, với cá nhân hoặc nhóm được thể hiện. 2.1.1.2. Khái niệm GTHB Theo từ điển Cambridge (Anh), hòa bình là sự vắng bóng chiến tranh, sự bình yên trong lòng, bình tĩnh và thư thái của trí óc; không đối đầu, đối kháng, mâu thuẫn giữa con người với con người và con người với tự nhiên. Đây là giá trị nền tảng cần phát triển ở các trường học nhằm tạo ra một môi trường học tập an toàn, lành mạnh, thân thiện,… để mỗi HS sẽ có sự yên tĩnh, cảm giác tốt đẹp, sống hoà thuận với bạn bè, thi đua học tập thay vì ganh ghét, đấu đá lẫn nhau, nhất là khi đứng trước những tình huống khó khăn, HS có kĩ năng thỏa thiệp, giải quyết xung đột thay vì sử dụng các hành vi bạo lực, biết đối thoại thay vì đối đầu, đối kháng,… Theo đó, GD GTHB là việc chỉ ra con đường, phương pháp, biện pháp để đưa các GTHB vào nhà trường phổ quát cho các em HS thực hiện. 2.1.2. Tiêu chí, chỉ báo về GTHB Thạc sĩ Đoàn Thị Thúy Hạnh và Thạc sĩ Hồ Thị Hồng Vân (Viện Khoa học GD Việt Nam) đã có công trình nghiên cứu đề xuất GTHB có 9 tiêu chí: Không chiến tranh; không đối đầu, đối kháng; tôn trọng pháp luật và quy tắc; hòa thuận; không gây mâu thuẫn, bình yên trong lòng, tâm trí thư thái, tĩnh lặng, bình tĩnh, thân thiện môi trường tự nhiên. Mỗi tiêu chí có các chỉ báo và các thể hiện trong hoạt động của HS. Tiêu chí “Không chiến tranh”: Có 2 chỉ báo (Xác định quyền được sống trong hòa bình, bảo vệ hòa bình phù hợp lứa tuổi; Không thực hiện hành vi bạo lực, gây tổn hại người khác) và 3 thể hiện trong hoạt động của HS (Xây dựng mối quan hệ với bạn bè, thầy cô; Phát huy truyền thống nhà trường, Đoàn, Đội; Tham gia hoạt động xã hội, GD truyền thống, đạo đức, pháp luật). Tiêu chí “Không đối đầu, đối kháng”: Có 5 chỉ báo (Xác định được việc làm đúng/sai của bản thân, của người khác; Lắng nghe, nhận ra khuyết điểm và sửa chữa; Có ý thức hòa giải với đối phương, ngăn chặn những hành vi chưa tốt; Thực 4
- hiện đối thoại để giải quyết mâu thuẫn; Tôn trọng, thân thiện giữa con người với con người.) và 2 thể hiện trong hoạt động của HS (Xây dựng mối quan hệ với bạn bè, thầy cô; Xây dựng mối quan hệ với mọi người). Tiêu chí “Tôn trọng pháp luật và quy tắc”: Có 2 chỉ báo (Thực hiện đầy đủ quy định của nhà trường, của gia đình và ngoài xã hội; Tôn trọng lẽ phải, thật thà, ngay thẳng, luôn giữ lời hứa, bảo vệ người tốt/việc tốt) và 2 thể hiện (Rèn luyện nền nếp, thói quen tự phục vụ, ý thức trách nhiệm cuộc sống; Tham gia hoạt động xã hội, GD truyền thống, đạo đức, pháp luật). Tiêu chí “Hòa thuận”: Có 4 chỉ báo (Trân trọng giá trị tốt đẹp ở người khác, thấy điều tích cực trong mọi tình huống; Chung sống thân ái, đánh giá cao người khác; Biết lắng nghe, quan tâm, chia sẻ với mọi người; Tích cực tham gia hoạt động vì cộng đồng) và 4 thể hiện (Quan tâm, chăm sóc người thân; Rèn luyện kỹ năng thích ứng với cuộc sống; Giúp đỡ gia đình; Tham gia hoạt động xã hội, GD truyền thống, đạo đức, pháp luật). Tiêu chí “Không gây mâu thuẫn”: Có 5 chỉ báo (Ý thức bản thân là một cá thể trong cộng đồng; Nhận biết giá trị bản thân, trân trọng giá trị người khác; Có khả năng đặt bản thân vào vị trí của người khác; Chấp nhận sự đa dạng của mọi người, đa văn hóa, đa sắc tộc, không phân biệt đối xử; Nhìn nhận mỗi người có điểm yếu điểm mạnh riêng) và 5 thể hiện (Quan tâm đến lợi ích chung; Tìm hiểu tính cách của bản thân; Rèn luyện kỹ năng thích ứng với cuộc sống; Xây dựng mối quan hệ bạn bè, thầy cô; quan hệ với mọi người). Tiêu chí “Bình yên trong lòng”: Có 2 chỉ báo (Làm chủ cảm xúc bản thân, hạn chế cảm xúc tiêu cực với mình và người khác; Tự điều chỉnh nhận thức, cảm xúc để có hành vi phù hợp và 1 thể hiện (Rèn luyện kỹ năng thích ứng cuộc sống). Tiêu chí “Tâm trí thư thái, tĩnh lặng”: Có 3 chỉ báo (Trân trọng cuộc sống mọi người xung quanh; Lập kế hoạch cân đối giữa việc học với hoạt động khác, không áp lực cho bản thân và người khác; Tinh thần lạc quan, vui vẻ, bình yên tâm hồn) và có 1 thể hiện (Rèn luyện kỹ năng thích ứng cuộc sống). Tiêu chí “Bình tĩnh”: Có 3 chỉ báo (Giải quyết vấn đề bằng đối thoại thay vì đối đầu; Làm chủ bản thân, không để cảm xúc lấn át lý trí; Thực hiện việc tìm kiếm sự hỗ trợ để giải quyết vấn đề) và 2 thể hiện (Rèn luyện kỹ năng thích ứng cuộc sống; Xây dựng quan hệ với mọi người). Tiêu chí “Thân thiện môi trường tự nhiên”: Có 2 chỉ báo (Sống hòa hợp, thân thiện, bảo vệ môi trường; Tích cực tuyên truyền, khuyến khích mọi người cùng bảo vệ môi trường) và 4 thể hiện (Khám phá vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên; Tham gia bảo tồn cảnh quan; Tìm hiểu thực trạng môi trường; Bảo vệ môi trường). 5
- 2.1.3. Vai trò, đặc điểm, yêu cầu của GD GTHB cho HS ở trường THPT hiện nay 2.1.3.1. Vai trò GD GTHB cho HS giữ vai trò quan trọng đối với sự hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân HS. GD GTHB tạo động lực thôi thúc HS hăng hái quyết tâm nghiên cứu học tập, tiếp thu tri thức khoa học để nâng cao hiểu biết, cổ vũ, động viên HS tự ý thức, tự rèn luyện, hình thành niềm tin, thế giới quan khoa học. GD GTHB có ý nghĩa quyết định trực tiếp giúp HS hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa cuộc sống và xây dựng nhân sinh quan cách mạng. GD GTHB góp phần tích cực trong quá trình xây dựng PC đạo đức cá nhân và xây dựng những PC ý chí, tính kỷ luật, cách ứng xử của HS. Thông qua GD GTHB, các giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống của dân tộc được HS tiếp nhận, kế thừa và phát huy. GD GTHB cho HS là một nhiệm vụ quan trọng trong các nhà trường, là hoạt động có tính chiến lược, nhằm thực hiện với mục tiêu GD toàn diện và đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018. GD GTHB là nền tảng của các mặt GD khác, được thể hiện qua phương châm dạy học, từ xưa là “Tiên học lễ, hậu học văn” và ngày nay là “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Đây là vấn đề có giá trị định hướng lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2.1.3.2. Đặc điểm GD GTHB cho HS là một quá trình lâu dài, đi từ việc giúp HS nhận biết lý tưởng cách mạng của Đảng, các chuẩn mực, các quy tắc đạo đức, ứng xử xã hội đến việc giúp HS hiểu, tin tưởng, mong muốn làm theo và tự giác thực hiện trong cuộc sống. Quá trình GD GTHB cho HS đòi hỏi phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa quá trình dạy học các môn học với quá trình tổ chức các hoạt động GD, giữa GD trên lớp, trong trường với GD ngoài nhà trường. Hoạt động GD GTHB cho HS diễn ra dưới tác động phức hợp từ nhiều phía. Đó là những tác động từ GD gia đình, GD cộng đồng và xã hội. Những tác động này đan xen vào nhau, cùng chi phối đến nhận thức, thái độ, tình cảm và hành vi cá nhân của HS. Trong đó, GD gia đình là nền tảng trong giáo dục GTHB cho HS, tạo môi trường thuận lợi để HS học tập, rèn luyện, hình thành, củng cố, phát triển các kỹ năng; hoàn thiện PC và NL. Do vậy, ngoài việc quan tâm, đầu tư, nâng cao chất lượng GD GTHB cho HS, cần chú trọng phát huy vai trò nêu gương từ các cán bộ quản lý, GV, nhân viên trong nhà trường, trở thành mẫu hình cho HS để các em luôn thể hiện được sự khao khát lý tưởng và khát vọng cống hiến. Khi đó, sẽ xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy với trò, giữa trò với trò giúp HS vượt qua được những “khủng 6
- hoảng” về tâm lý và xác định đúng các giá trị sống, lý tưởng sống, khát vọng sống cho bản thân. Nền tảng bảo đảm giá trị bền vững của GD GTHB cho HS là phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của các em thông qua chương trình hành động đa dạng, thiết thực và hiệu quả. Việc đánh giá đối với mỗi HS được thực hiện linh hoạt, thông qua nhiều hình thức đa dạng, trong đó chú trọng ghi nhận sự tiến bộ của HS và cần phải toàn diện về tất cả các mặt: Ý thức, hành vi, thói quen sống và ứng xử trong thực tiễn cuộc sống,... 2.1.3.3. Yêu cầu của các hoạt động GD GTHB cho HS ở trường THPT hiện nay Hoạt động GD GTHB cho HS trong nhà trường cần bám sát nội dung, chương trình, mục tiêu, yêu cầu cần đạt của các môn học và các hoạt động GD trong nhà trường. Nội dung GD GTHB cho HS trong nhà trường phải mang tính hiện đại, đồng bộ, thống nhất với quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhưng không tách rời các giá trị đạo đức của dân tộc, xây dựng ý thức kỷ luật, hình thành kĩ năng sống và phù hợp với yêu cầu của thời đại mới. Trên cơ sở đó, thu hút HS tham gia vào các hoạt động GD, tạo động lực cho các em trong việc thực hành, vận dụng các GTHB vào xây dựng lý tưởng, lối sống và khát vọng cho bản thân; đồng thời đảm bảo sự đồng tâm và phát triển ở các bậc học. Hình thức, phương pháp GD GTHB trong nhà trường bảo đảm phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi của HS mỗi cấp, điều kiện cụ thể của từng nhà trường và đặc thù vùng, miền, địa phương. Hoạt động GD GTHB cho HS cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, xuyên suốt từ gia đình, nhà trường đến cộng đồng, xã hội. Trong đó, GD GTHB gắn chặt với GD chính trị, tư tưởng, GD pháp luật, GD trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và lao động hướng nghiệp. 2.4. Cơ sở thực tiễn 2.4.1. Thực trạng GD GTHB cho HS ở trường THPT hiện nay. Để tìm hiểu thực trạng GD GTHB cho HS ở trường THPT hiện nay, chúng tôi đã tập trung tham khảo các nguồn tài liệu từ các sách, trang thông tin chính thống trên mạng internet và khảo sát các đối tượng liên quan theo các tiêu chí chính sau: Về phía cán bộ quản lý, GV - Mức độ nhận thức về GD GTHB cho HS ở trường THPT hiện nay (mức độ được nghe nhắc đến, phương thức tiếp cận, sự cần thiết). - Thực trạng tổ chức và quản lý các hoạt động GD GTHB cho HS THPT (mức độ thường xuyên, sự khó khăn, xây dựng kế hoạch). 7
- Về phía HS - Thực trạng về các hành vi bạo lực học đường ở các trường THPT hiện nay. - Mức độ nhận thức về GTHB của HS ở trường THPT hiện nay (mức độ được nghe nhắc đến, phương thức tiếp cận, sự cần thiết). - Mức độ hiểu biết của HS về các tiêu chí của GTHB và cách thể hiện trong hoạt động của HS THPT. Việc khảo sát thông qua bộ phiếu hỏi được thiết kế trên Google forms. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát với 70 GV và 200 HS ở các trường THPT địa bàn huyện Diễn Châu. Do những điều kiện khách quan và chủ quan việc khảo sát chỉ mới thực hiện tại các trường THPT công lập, phạm vi còn hạn hẹp, chưa mở rộng đến đối tượng HS các trường ngoài công lập. (Phụ lục 1 – Phiếu khảo sát thực trạng) Dưới đây là một số kết quả thu được từ tìm hiểu, khảo sát thực trạng: 2.2.1.1. Thực trạng về môi trường văn hóa học đường ở các trường THPT hiện nay Thứ nhất là hầu hết các trường THPT đều được xây dựng khang trang theo kiến trúc hiện đại, đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và học. Từ phòng học và các thiết bị sử dụng cho học tập, tới phòng thư viện, sân thể thao, phòng thí nghiệm, khu vực vệ sinh,… đều được đảm bảo và sử dụng hiệu quả. Bên cạnh đó, các nhà trường cũng chú trọng xây dựng cảnh quan môi trường nhằm tạo dựng môi trường GD lành mạnh và GD HS ý thức bảo vệ môi trường xung quanh. Chính vì vậy, nhiều trường được công nhận đơn vị đạt chuẩn văn hóa, chuẩn quốc gia. Thứ hai là xây dựng môi trường GD an toàn, thân thiện,… Phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực và nay là Trường học hạnh phúc được phát động. Chính vì thế, bên cạnh chú trọng việc học tập, nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho các em HS có một sân chơi thật sự bổ ích sau giờ học căng thẳng. Ở nhiều ngôi trường đã thành lập các câu lạc bộ nghệ thuật, thể thao,… cho các em tham gia vào các hoạt động vui chơi lành mạnh, phát huy giá trị văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh và rèn luyện những kỹ năng sống cần thiết. Cùng với đó là tổ chức các buổi tuyên truyền, hoạt động ngoài giờ lên lớp theo từng chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức và tạo ra sự chia sẻ, gắn kết giữa các HS. Thứ ba, các nhà trường luôn chú trọng xây dựng môi trường văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp văn minh trong nhà trường trên tinh thần tôn sư trọng đạo, tiên học lễ, hậu học văn làm cho HS ngoan ngoãn, lễ phép, nề nếp, kính trên, nhường dưới,… Thứ tư, chất lượng và hiệu quả dạy học của các nhà trường ngày càng được nâng cao. Hầu hết các GV đều đạt chuẩn và trên chuẩn, tận tâm với nghề, luôn trau dồi, đổi mới chuyên môn. Đa số HS có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm, nghĩa 8
- vụ trong học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức để trở thành con ngoan trò giỏi, thành người có ích cho xã hội. Bên cạnh học thầy, học bạn, ý thức tự học, tự tìm hiểu của các em ngày càng được chú trọng, nhiều em đã đạt những thành quả xuất sắc không chỉ trong các học tập mà còn ở các hoạt động khác. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bên cạnh những thành tích đạt được đáng tự hào, chúng ta phải đối mặt với nhiều biểu hiện lệch chuẩn về đạo đức, lối sống trên bình diện xã hội nói chung, môi trường học đường nói riêng khiến dư luận xã hội bất bình và lo lắng, nhất là hành vi bạo lực học đường được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu dưới đây: Bảng 1. Mức độ thường xuyên các hành vi bạo lực học đường của HS THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu trong năm học 2022-2023 Link khảo sát: https://forms.gle/qMo1qt31Uhxs4eSd8 Hành vi Số Rất Không Thường Chưa bạo lực Mức độ lượng thường thường xuyên bao giờ học đường khảo sát xuyên xuyên Nói tục, Số lượng 31 102 52 15 200 chửi thề Tỷ lệ % 15.5 51.0 26.0 7.5 Chế giễu, Số lượng 27 85 70 18 200 kỳ thị Tỷ lệ % 13.5 42.5 35.0 9.0 Tẩy chay, Số lượng 19 57 81 43 200 cô lập Tỷ lệ % 9.5 28.5 40.5 21.5 Số lượng 24 48 66 62 Xúc phạm 200 Tỷ lệ % 12.0 24.0 33.0 31.0 Số lượng 15 23 56 106 Hăm dọa 200 Tỷ lệ % 7.5 11.5 28.0 53.0 Số lượng 14 37 49 100 Xô đẩy 200 Tỷ lệ % 7.0 18.5 24.5 50.0 Số lượng 12 16 29 143 Gây gỗ 200 Tỷ lệ % 6.0 8.0 14.5 71.5 Quấy rối Số lượng 0 9 30 161 200 tình dục Tỷ lệ % 0 4.5 15.0 80.5 Số liệu thu được cho thấy, các hành vi bạo lực học đường vẫn thường xuyên diễn ra dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Vẫn còn một bộ phận HS ứng xử thiếu văn hóa, kém hiểu biết như: Nói tục, chửi thề, tẩy chay, hăm dọa,… thậm chí là quấy rối tình dục; có HS còn xúc phạm danh dự, uy tín của thầy, cô giáo, nhà trường, bố mẹ,… Những hành động đó đã tạo nên một môi trường học tập căng 9
- thẳng, bạo lực, thiếu an toàn, lành mạnh. Thực trạng ấy không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng GD toàn diện, mà còn làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành, phát triển nhân cách ở các em. 2.2.1.2. Thực trạng nhận thức về GD GTHB cho HS ở trường THPT hiện nay * Mức độ được nghe nhắc đến GD GTHB cho HS ở trường THPT hiện nay Biểu đồ 1. Mức độ GV được nghe nhắc đến GD GTHB cho HS ở trường THPT hiện nay Link khảo sát: https://forms.gle/XG2C2FWQrSPpEDKu5 Biểu đồ 2. Mức độ HS được nghe nhắc đến GD GTHB cho HS ở trường THPT hiện nay Link khảo sát: https://forms.gle/jJdtrsK525kSpFgQ7 10
- Số liệu cho thấy 100% cán bộ quản lý, GV, HS được khảo sát đã được nghe nhắc đến GD GTHB cho HS ở trường THPT hiện nay bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, trong đó chủ yếu thông qua hai hình thức là phương tiện thông tin chính thống (các chương trình truyền hình, phát thanh, báo chí,…) và tuyên truyền tại trường học. Khảo sát chuyên sâu hơn, tại trường học, GD GTHB đã được các GV môn GD Quốc phòng và An ninh truyền tải đến cho HS thông qua nội dung của bài học. * Mức độ nhận thức về sự cần thiết của GD GTHB cho HS ở trường THPT hiện nay Biểu đồ 3. Nhận thức của GV về sự cần thiết của GD GTHB cho HS ở trường THPT hiện nay Biểu đồ 4. Nhận thức của HS về sự cần thiết của GD GTHB cho HS ở trường THPT hiện nay 11
- Kết quả khảo sát cho thấy 97,2% cán bộ quản lý, GV và 94,5% HS đều cho rằng GD GTHB cho HS ở trường THPT hiện nay là cần thiết và rất cần thiết. Điều đó chứng tỏ tất cả các đối tượng được khảo sát đã nhận thức được tầm quan trọng, vai trò và ý nghĩa của việc GD GTHB cho HS ở trường THPT, nhất là trong bối cảnh hiện nay. * Mức độ nhận thức của HS về các tiêu chí của GTHB và cách thể hiện trong hoạt động của bản thân Bảng 2. Mức độ nhận thức của HS về các tiêu chí của GTHB và cách thể hiện trong hoạt động của bản thân Link khảo sát: https://forms.gle/rSdDhiAgsP9p1L2M6 Số lượng/Tỷ lệ % HS trả lời đúng Tiêu chí về GTHB và thể hiện theo các mức độ STT trong hoạt động của HS Hoàn toàn Đúng một Hoàn đúng phần toàn sai “Không chiến tranh”: - Xây dựng mối quan hệ với bạn bè, thầy cô; 1 - Phát huy truyền thống nhà 33/16.5% 167/83.5% 0/0% trường, Đoàn, Đội; - Tham gia hoạt động xã hội, GD truyền thống, đạo đức, pháp luật. “Không đối đầu, đối kháng” - Xây dựng mối quan hệ với bạn 2 bè, thầy cô; 92/46% 108/54% 0/0% - Xây dựng quan hệ với mọi người. “Tôn trọng pháp luật và quy tắc” - Rèn luyện nền nếp, thói quen tự phục vụ, ý thức trách nhiệm cuộc 3 95/47.5% 105/52.5% 0/0% sống; - Tham gia hoạt động xã hội, GD truyền thống, đạo đức, pháp luật. “Hòa thuận” - Quan tâm, chăm sóc người thân; 4 - Rèn luyện kỹ năng thích ứng với 73/36.5% 127/63.5% 0/0% cuộc sống; - Giúp đỡ gia đình; 12
- Số lượng/Tỷ lệ % HS trả lời đúng Tiêu chí về GTHB và thể hiện theo các mức độ STT trong hoạt động của HS Hoàn toàn Đúng một Hoàn đúng phần toàn sai - Tham gia hoạt động xã hội, GD truyền thống, đạo đức, pháp luật. “Không gây mâu thuẫn” - Quan tâm đến lợi ích chung; - Tìm hiểu tính cách của bản thân; - Rèn luyện kỹ năng thích ứng với 5 cuộc sống; 87/43.5% 113/56.5% 0/0% - Xây dựng mối quan hệ bạn bè, thầy cô; - Xây dựng quan hệ với mọi người. “Bình yên trong lòng” 6 - Rèn luyện kỹ năng thích ứng 96/48% 0/0% 104/52% cuộc sống. “Tâm trí thư thái, tĩnh lặng” 7 - Rèn luyện kỹ năng thích ứng 85/42.5% 0/0% 115/57.5% cuộc sống. “Bình tĩnh” - Rèn luyện kỹ năng thích ứng 8 cuộc sống; 78/39% 121/61% 0/0% - Xây dựng quan hệ với mọi người. “Thân thiện môi trường tự nhiên” 9 - Tham gia bảo tồn cảnh quan; 143/71.5% 57/28.5% 0/0% - Tìm hiểu thực trạng môi trường; - Bảo vệ môi trường. Kết quả khảo sát cho thấy: Nhìn chung nhận thức của HS về các tiêu chí của GTHB và cụ thể hóa trong các hoạt động của bản thân còn thấp thể hiện qua tỉ lệ HS trả lời đúng một phần và hoàn toàn sai chiếm trên 50% ở nhiều nội dung. Điều này chứng tỏ HS có nghe nhắc đến GD GTHB nhưng chưa thực sự có hiểu biết đầy đủ về nó và cách thể hiện của bản thân trong cuộc sống hàng ngày còn bộc lộ nhiều hạn chế. 13
- 2.2.1.3. Thực trạng tổ chức và quản lý các hoạt động GD GTHB cho HS trung học phổ thông * Tần suất, mức độ của việc tổ chức và quản lý các hoạt động GD GTHB cho HS THPT Biểu đồ 5. Tần suất, mức độ của việc tổ chức và quản lý các hoạt động GD GTHB cho HS THPT Số liệu thu được ở biểu đồ 5 cho thấy, ở tất cả các nhà trường, GD GTHB đã được tổ chức thực hiện nhưng không thường xuyên (68,6%), mức độ thường xuyên chưa cao (31,4%) và không có một đơn vị nào rất thường xuyên diễn ra hoạt động này. Mặc dù hàng năm các nhà trường vẫn có một số hoạt động tuyên truyền tuy nhiên nội dung chưa thực sự đầy đủ, hình thức chưa đa dạng, HS chưa hình thành khái niệm cụ thể về GTHB. * Mức độ khó khăn trong việc tổ chức và quản lý các hoạt động GD GTHB cho HS THPT Biểu đồ 6. Mức độ khó khăn trong việc tổ chức và quản lý các hoạt động GD GTHB cho HS THPT hiện nay 14
- Kết quả thu được cho thấy, ở các trường học, hoạt động GD GTHB cho HS còn gặp nhiều khó khăn được thể hiện qua việc hơn 54% cán bộ quản lý, GV lựa chọn mức độ khó khăn và rất khó khăn. Đây chính là một trong những rào cản làm giảm hiệu quả quá trình hình thành, phát triển các PC của HS nhằm đáp ứng yêu cầu của CT GDPT 2018. * Thực trạng của việc xây dựng kế hoạch tổ chức và quản lý các hoạt động GD GTHB cho HS ở các trường THPT Bảng 3. Thực trạng của việc xây dựng kế hoạch tổ chức và quản lý các hoạt động GD GTHB cho HS ở các trường THPT Link khảo sát: https://forms.gle/3Nr965syt39UinbX6 Số lượng/Tỷ lệ% Đối Nội dung tượng Đã thực hiện Chưa thực hiện Xây dựng mục tiêu GD 26/37% 44/63% Xác định được vai trò, đặc điểm 29/41% 41/59% Cán Xây dựng được khung nội dung bộ GD (định hướng nội dung và yêu 22/31% 48/69% quản cầu cần đạt). lý, GV Xác định được hình thức, phương 19/27% 51/73% pháp phù hợp. Xây dựng được các tiêu chí để 16/23% 54/77% kiểm tra, đánh giá. Qua bảng số liệu cho thấy: Việc xây dựng kế hoạch tổ chức và quản lý các hoạt động GD GTHB cho HS THPT đã được thực hiện nhưng chưa nhiều thể hiện qua các nội dung chưa thực hiện chiếm từ 59% đến 77 %; mặt khác, nếu có thực hiện thì còn thiếu tính đồng bộ trong các khâu từ xây dựng đến tổ chức thực hiện. 2.2.2. Nguyên nhân của thực trạng trên - Tác động nhiều chiều từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã và đang đưa tới nhiều thay đổi đáng kể về mặt kinh tế và đời sống sinh hoạt của con người, nhiều yếu tố tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển GD ở các nhà trường. Nhiều yếu tố tích cực tạo thuận lợi cho phát triển nhân cách, song cũng không ít những yếu tố tiêu cực như mặt trái của cơ chế thị trường, các tệ nạn xã hội, các loại sách báo, văn hóa phẩm độc hại,… đang hàng ngày ảnh hưởng xấu đến lối sống, tính cách, thái độ, cách ứng xử của HS. - Những yêu cầu ngày càng cao của xã hội đến GD nước nhà, nhất là thế hệ trẻ để thực hiện tốt mục tiêu phát triển PC và NL người học được nhấn mạnh và trở 15
- thành kim chỉ nam trong Chương trình GDPT 2018; trong khi thực tế tại các trường học, GD GTHB cho HS ở nhiều trường THPT chưa rõ nét và thiếu tính hệ thống. Các nhà trường, GV thường quen với cái cũ, cái đã có trong khi đó rất ít GV tìm kiếm và sử dụng hình thức GD khác nhằm phát triển, bồi đắp thêm những PC tốt đẹp cho các em. - Về phía HS: Đây là giai đoạn các em có bước phát triển nhảy vọt cả về thể chất và tinh thần, tạo nên những khác biệt cơ bản. Tuy nhiên, những nét tính cách của các em mới được hình thành chưa ổn định, tâm sinh lý đang phát triển mạnh, nhận thức các vấn đề trong cuộc sống còn chưa đầy đủ. Dưới tác động của nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhiều HS có biểu hiện rối loạn về tâm lý (stress, lo âu, trầm cảm,…); rối loạn về hành vi (gây rối, bỏ học, …). Điều này khiến các em gặp không ít khó khăn trong học tập, rèn luyện và phát triển nhân cách. Nhưng đây cũng là thời điểm vàng để các nhà GD có những định hướng đúng, có sự tác động tích cực giúp các em bồi đắp lý tưởng, tình cảm, niềm tin,… đối với bản thân và mọi người xung quanh; hình thành thói quen tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội, nỗ lực học tập rèn luyện phát triển và hoàn thiện bản thân. 2.3. Một số biện pháp GD GTHB cho HS THPT 2.3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cán bộ, GV, nhân viên, HS nhà trường 2.3.1.1. Mục đích: Nhằm tác động trực tiếp, nâng cao ý thức, trách nhiệm đến cán bộ, GV, nhân viên trong việc GD GTHB cho HS và nâng cao nhận thức cho HS về GTHB, truyền cảm hứng cho các em sự bình yên hay tìm thấy sự bình yên; vun đắp các PC tốt đẹp và nuôi dưỡng tâm hồn tích cực trong học tập và cuộc sống; tạo sự thân thiện, hòa thuận với bạn bè, thầy cô và mọi người xung quanh, không phân biệt tôn giáo và quốc gia, giàu và nghèo; biết thỏa hiệp, thương lượng, đàm phán để giải quyết xung đột thay vì sử dụng bạo lực,... nhằm tạo dựng môi trường học đường an toàn, góp phần hình thành, phát triển PC cho HS để tạo nên những công dân tốt, công dân toàn cầu. 2.3.1.2. Cách thực hiện - Đối với cán bộ quản lý: Phải quán triệt mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ thị của Sở GD và Đào tạo về công tác GD các PC cho HS. - Đối với GV bộ môn: Nâng cao ý thức trách nhiệm GD GTHB cho HS thông qua việc lồng ghép vào bài giảng trên lớp và lối sống mẫu mực của người thầy. - Đối với Đoàn trường: Cần phải có những định hướng hoạt động xuyên suốt trong năm học với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực tạo ra một sân chơi bổ ích nhằm nâng cao hiệu quả GD GTHB cho HS. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy – học môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh qua tiết 32 – Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy"
20 p | 428 | 77
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh thông qua dạy học Lịch sử Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 (SGK Lịch sử lớp 12 Ban Cơ bản)
14 p | 135 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm dạy học sinh THPT miêu tả biểu đồ trong sách giáo khoa tiếng Anh
17 p | 135 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Mở rộng một số bài toán cơ sở trong Tin học
14 p | 151 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 119 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kỹ năng cần thiết của giáo viên làm công tác chủ nhiệm ở trường THPT Vĩnh Linh
17 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
13 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng một số bài tập thể lực cho học sinh lớp 10 để nâng cao thành tích môn Cầu lông
14 p | 23 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 27 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng Bảng Luyện Từ trong dạy học từ vựng tiếng Anh nhằm củng cố vốn từ cho học sinh yếu kém lớp 12 trường THPT Kim Sơn A
12 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn