intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỉ luật tích cực tại trường THPT Nghi Lộc 5 - Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Ngaynangmoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là tìm hiểu, nắm bắt, đánh giá đƣợc thực trạng về vấn đề thực hiện GDKLTC tại trƣờng THPT Nghi Lộc 5, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp GDKLTC góp phần hoàn thiện nhân cách HS THPT nói chung và HS trƣờng THPT Nghi Lộc 5 nói riêng trong thời đại mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỉ luật tích cực tại trường THPT Nghi Lộc 5 - Thực trạng và giải pháp

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT NGHI LỘC 5 TRƢỜNG THPT NGUYỄN DUY TRINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC TẠI TRƢỜNG THPT NGHI LỘC 5 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Lĩnh vực: Quản lý Tác giả: 1/ Đặng Đình Kỳ 2/ Trần Thị Oanh SĐT: 0827916692 Năm học: 2020 – 2021 1
  2. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ 1 CBQL Cán bộ quản lý 2 CNV Công nhân viên 3 THPT Trung học phổ thông 4 GDKLTC Giáo dục kỷ luật tích cực 5 GV Giáo viên 6 HS Học sinh 7 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 8 TN THPT Tốt nghiệp trung học phổ thông 9 GV PT Giáo viên phổ thông 2
  3. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2 I. CỞ SỞ KHOA HỌC ........................................................................................................ 2 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................................... 2 1.1. Khái niệm Kỷ luật ........................................................................................................ 2 1.2. Kỷ luật tích cực............................................................................................................. 2 1.3. Giáo dục kỷ luật tích cực .............................................................................................. 3 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ....................................................................................................... 3 2.1. Sự cần thiết phải sử dụng phƣơng pháp giáo dục kỉ luật tích cực trong trƣờng THPT 3 2.1.1. Xuất phát từ đặc điểm tâm lý học sinh THPT ........................................................... 3 2.1.2. Xuất phát từ hiện tƣợng sử dụng các biện pháp trừng phạt thân thể và xúc phạm tinh thần của học sinh trong trƣờng THPT .......................................................................... 4 2.1.3. Xuất phát từ lợi ích của việc sử dụng các biện pháp giáo dục KLTC ....................... 4 2.2. Những khó khăn trong việc thay đổi quan niệm, nhận thức của GV về giáo dục và kỉ luật ....................................................................................................................................... 5 2.2.1. Khái niệm giáo dục kỷ luật tích cực chƣa đƣợc phổ biến và hiểu đúng .................. 5 2.2.2. Thiếu hiểu biết về sử dụng các biện pháp kỉ luật tích cực để giáo dục HS ............... 5 II. THỰC TRẠNG ............................................................................................................... 6 1. Thực trạng chung: ............................................................................................................ 6 2. Tình hình thực hiện giáo dục kỉ luật tích cực tại trƣờng THPT Nghi Lộc 5 ................... 7 2.1. Tình hình chung ............................................................................................................ 7 2.2. Tiến hành khảo sát. ....................................................................................................... 7 2.2.1. Nội dung khảo sát: ..................................................................................................... 7 2.2.2. Đối tƣợng khảo sát: ................................................................................................... 8 2.2.3. Phƣơng pháp khảo sát: .............................................................................................. 8 2.3. Kết quả khảo sát tình hình thực hiện GDKLTC tại trƣờng THPT Nghi Lộc 5 ............ 8 2.3.1. Kết quả các mặt giáo dục: ......................................................................................... 8 2.3.2. Kết quả khảo sát tình hình thực hiện GDKLTC tại trƣờng Nghi Lộc 5:................... 9 3. Phân tích, đánh giá thực trạng: ...................................................................................... 16 3.1. Ƣu điểm: ..................................................................................................................... 17 3.2. Hạn chế ....................................................................................................................... 17 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN GIÁO DỤC KỈ LUẬT TÍCH CỰC TẠI TRƢỜNG THPT NGHI LỘC 5 ........................................................................................ 18 1. Đối với nhà trƣờng ........................................................................................................ 18 1.1. Xây dựng trƣờng học thân thiện, hạnh phúc .............................................................. 18 1.1.1. Xây dựng môi trƣờng học tập dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh 18 1.1.2 Thực hiện tốt phong trào “Văn hóa đọc”.................................................................. 20 1.1.3. Tạo sự đồng thuần, gắn kết giữa nhà trƣờng với các giáo xứ trên địa bàn. ............ 21 3
  4. 1.1.4. Tôn vinh những giáo viên chủ nhiệm giỏi............................................................... 22 1.1.5. Áp dụng các hình thức phạt mang tính tích cực ...................................................... 23 1.1.6. Xây dựng cơ chế khuyến khích GV thực hiện các biện pháp GDKLTC. ............... 23 1.2. Xây dựng niềm tin và nâng cao vị thế, uy tín, hình ảnh của nhà trƣờng.................... 24 1.2.1. Nâng cao chất lƣợng mũi nhọn và chú trọng chất lƣợng đại trà ............................. 24 1.2.2. Tổ chức tốt công tác phụ đạo, giúp đỡ HS yếu kém ............................................... 24 1.2.3. Gắn kết quả của HS với trách nhiệm của từng GV. ................................................ 25 1.2.4. Tạo cảnh quan môi trƣờng giáo dục Xanh - Sạch - Đẹp. ........................................ 25 1.3. Thay đổi quan niệm, nhận thức của GV về vấn đề giáo dục và kỉ luật. ..................... 25 1.3.1. Tuyên truyền, vận động: .......................................................................................... 26 1.3.2. Phổ biến, cung cấp tài liệu, Sách tham khảo về giáo dục kỉ luật tích cực............... 26 1.3.3. Tổ chức hoạt động tập huấn, trao đổi, chia sẻ: ........................................................ 26 1.4. Quán lý chặt chẽ hiện tƣợng HS vắng học, bỏ học .................................................... 26 1.4.1. Phối hợp với gia đình, địa phƣơng .......................................................................... 26 1.4.2. Phối hợp với Đoàn trƣờng: ...................................................................................... 27 1.4.3. Phối hợp với GVCN ................................................................................................ 27 1.5. Tổ chức tốt các hoạt động gắn kết: ............................................................................. 27 1.5.1. Trong nhà trƣờng: .................................................................................................... 28 1.5.2. Ngoài cộng đồng...................................................................................................... 28 2. Đối với giáo viên ........................................................................................................... 29 2.1. Thay đổi cách ứng xử trong lớp học ........................................................................... 29 2.1.1. Nói không với việc dùng bạo lực, không lạnh lùng, cứng nhắc đối với HS. .......... 29 2.1.2. Không quát tháo, phê bình gay gắt đối với HS. ...................................................... 30 2.1.3. Không phân biệt, đối xử, không làm tổn thƣơng đến thể xác và tinh thần của các em. ..................................................................................................................................... 30 2.1.4. Tôn trọng cá tính, bí mật riêng của HS ................................................................... 31 2.1.5. Bảo vệ danh dự và quyền lợi của HS ...................................................................... 31 2.1.6. Thực hiện những quy định, quy ƣớc công bằng, khách quan, có sự thỏa thuận, thống nhất trƣớc ................................................................................................................. 31 2.1.7. Khuyến khích, hƣớng dẫn học sinh tham gia xây dựng nội quy lớp ....................... 32 2.1.8. Giáo dục cho HS biết chia sẻ, cảm thông, bao dung, dũng cảm… ........................ 33 2.1.9. Chủ động, lôi cuốn sự tham gia của HS vào trong các phong trào chung của lớp.. 33 2.2. Thu hút, lôi cuốn HS vào các bài giảng. .................................................................... 34 2.2.1. Đổi mới phƣơng pháp dạy học ................................................................................ 34 2.2.2. Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học ................................................................... 35 2.3. Giúp HS biết cách giải quyết xung đột trên tinh thần nhân văn, không sử dụng bạo lực ...................................................................................................................................... 36 2.4. Hƣớng dẫn HS biết cách sửa chữa để tiến bộ từ những sai lầm ................................. 36 2.5. Tìm sự hỗ trợ từ các đồng nghiệp ............................................................................... 37 2.6. Làm gƣơng trong cách cƣ xử...................................................................................... 37 2.7. Lắng nghe và tôn trọng HS ......................................................................................... 38 4
  5. 2.8. Quan tâm chăm sóc bản thân (cả về mặt thể chất, tình cảm và tâm lý) ..................... 38 3. Đối với gia đình ............................................................................................................. 39 3.1. Quan tâm: ................................................................................................................... 39 3.1.1. Tâm sinh lý, sức khỏe:............................................................................................. 39 3.1.2. Năng lực và sở thích ............................................................................................... 39 3.2. Phối hợp chặt chẽ với nhà trƣờng ............................................................................... 39 3.3. Động viên, nhắc nhở HS chấp hành tốt nội quy, quy định của nhà trƣờng, pháp luật của nhà nƣớc đề ra ............................................................................................................. 40 3.4. Làm gƣơng, nêu gƣơng. ............................................................................................. 40 4. Đối với học sinh: ........................................................................................................... 40 4.1. Tích cực tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT, ngoại khóa, hƣớng nghiệp, tƣ vấn học đƣờng… .............................................................................................. 40 4.2. Hình thành ý thức tự giác trong học tập và cuộc sống ............................................... 41 4.3. Biết lắng nghe tích cực ............................................................................................... 42 4.4. Biết đoàn kết, quan tâm, sẻ chia, đồng cảm, bao dung. ............................................. 42 4.5. Giao tiếp, ứng xử có văn hóa:..................................................................................... 43 4.6. Biết cách sửa chữa sai lầm ......................................................................................... 43 4.7. Không sử dụng bạo lực để giải quyết các xung đột ................................................... 43 IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM: ..................................................................................... 44 1. Tổ chức thực nghiệm: .................................................................................................... 44 2. Kết quả thực nghiệm: .................................................................................................... 44 2.1. Kết quả từ phiếu điều tra: ........................................................................................... 44 2.1.1. Kết quả khảo sát đánh giá tính khả thi của các giải pháp đƣợc đề xuất .................. 44 2.1.2. Khảo sát tính hiệu quả của các hình thức KLTC..................................................... 45 2.1.3. Kết quả tự đánh giá của HS về việc thực hiện nội quy nhà trƣờng: ........................ 45 2.1.4. Kết quả tự đánh giá của HS việc giải quyết xung đột không dùng bạo lực giữa các HS trong nhà trƣờng .......................................................................................................... 46 2.2. Kết quả từ phỏng vấn: ................................................................................................ 46 PHẦN III: KẾT LUẬN .................................................................................................. 47 1 . Quy trình nghiên cứu: ................................................................................................... 47 2. Ý nghĩa của đề tài: ......................................................................................................... 47 3. Tính mới: ....................................................................................................................... 47 4. Kiến nghị: ...................................................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 49 PHỤ LỤC 5
  6. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Có ai đó đã từng nói: Giáo dục kỉ luật tích cực cũng nhƣ việc thả diều. Phải biết "nhu"(thả), "cƣơng" (giữ) đúng lúc, phải bắt đầu từ những điều nhỏ bé nhất và hơn hết phải bắt đầu từ chính ngƣời "chơi diều" (từ thầy cô, cha mẹ). Cánh diều muốn bay lên cao để tự do thỏa sức chao liệng trên bầu trời rất cần một ngƣời chơi diều xuất sắc, biết thả và giữ dây diều đúng lúc. Đến lúc ấy, ngƣời chơi diều có thể thỏa tầm mắt để ngắm nhìn cánh diều của mình đang no gió bay trên bầu trời xanh. Đúng nhƣ vậy! GDKLTC đã và đang là một trong những phƣơng pháp giáo dục tiến bộ đƣợc biết đến và thực hiện ở nhiều nƣớc trên thế giới. Ở Việt Nam, những năm gần đây, GDKLTC cũng đã đƣợc quan tâm và triển khai thực hiện song chƣa đạt hiệu quả nhƣ mong muốn. Điều này xuất phát từ quan niệm của ngƣời Việt: “Thƣơng cho roi cho vọt, ghét cho ngọt, cho bùi”, hay “Ngƣời roi voi búa”. Vì thế, khi nói đến chuyện “kỷ luật” ngƣời ta thƣờng liên tƣởng đến “trừng phạt”. Chúng ta vẫn luôn cho rằng, khi HS mắc lỗi thì chỉ có cách giáo dục duy nhất, hiệu quả nhất là “kỷ luật trừng phạt”. Đồng thời, không ít thầy cô cũng tự cho bản thân mình quyền đƣợc tổn thƣơng thân thể và tinh thần các em bằng nhiều cách nhƣ: trừng phạt thân thể gồm: tát, đánh, véo, kéo tai, núm tóc, dùng thƣớc, roi để đánh, hoặc bắt HS quỳ, úp mặt vào tƣờng, đứng ở góc lớp... và trừng phạt tinh thần gồm: la mắng, chửi rủa, nhiếc móc, bôi nhọ, hạ nhục, bỏ rơi, làm cho xấu hổ, khó xử,… Đó là những biện pháp đã và đang diễn ra khá phổ biến trong các trƣờng học ở Việt Nam. Những quan niệm này đã tồn tại từ rất lâu và trở thành phƣơng pháp giáo dục truyền thống khi thầy cô muốn dạy dỗ HS. Có thể nói, việc sử dụng những biện pháp kỉ luật trừng phạt không chỉ thể hiện sự bất lực của nhà giáo dục , mà còn gây ra những hệ quả nghiêm trọng, đáng tiếc, đồng thời, để lại những 'vết sẹo' trong tâm hồn các em. Và vô hình chung chính chúng ta đã đẩy ra ngoài xã hội những “sản phẩm kém chất lƣợng” - đó chính là “mầm mống” của các hiện tƣợng tiêu cực gây rối loạn trật tự xã hội. Trong những năm gần đây, khi bạo lực học đƣờng đang có xu hƣớng gia tăng, trở thành một vấn nạn, khi các trƣờng hợp vi phạm đạo đức của GV và HS liên tiếp xảy ra gây nhức nhối trong toàn xã hội, thì một trong những biện pháp đƣợc quan tâm để nâng cao chất lƣợng giáo dục là tăng cƣờng phƣơng pháp GDKLTC trong nhà trƣờng. Bởi GDKLTC có tác động tốt đến hiệu quả của giảng dạy và học tập. Không gì có thể thay thế đƣợc một ngƣời GV tốt, nhƣng không phải em HS nào cũng đƣợc học tập, đƣợc dìu dắt, hƣớng dẫn bởi những GV tốt trong suốt những năm đến trƣờng của mình. GDKLTC đƣợc đƣa vào trƣờng phổ thông vì nó phù hợp với thực trạng giáo dục đạo đức hiện nay, phù hợp với công ƣớc Quốc tế về quyền trẻ em, phù hợp với luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục HS của Việt Nam, phù hợp với mục tiêu của giáo dục Việt Nam là “Đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, thẩm mỹ và nghề nghiệp”. Với tƣ cách là nhà giáo đang làm công tác quản lý giáo dục và giảng dạy, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao về nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, đảm bảo các yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới, đảm bảo việc trang bị 1
  7. các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho HS ở bậc THPT, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: Giáo dục kỉ luật tích cực tại trƣờng THPT Nghi Lộc 5 – Thực trạng và giải pháp. Qua đề tài này, ngƣời viết muốn khảo sát thực tế để tìm hiểu, nắm bắt, đánh giá đƣợc thực trạng về vấn đề thực hiện GDKLTC tại trƣờng THPT Nghi Lộc 5, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp GDKLTC góp phần hoàn thiện nhân cách HS THPT nói chung và HS trƣờng THPT Nghi Lộc 5 nói riêng trong thời đại mới. Từ thực trạng của vấn đề, với trách nhiệm là ngƣời quản lý, chúng tôi đã suy nghĩ tìm các giải pháp giáo dục phù hợp với tình hình thực tế của nhà trƣờng, các giải pháp đề ra có tính khả thi, có hiệu quả và mang tính chiến lƣợc, kiên trì thực hiện trong thời gian dài. Đề tài đƣợc ngƣời viết đúc rút từ thực tiễn, từ những kinh nghiệm, những việc đã và đang thực hiện về GDKLTC trong quá trình làm công tác quản lý và trong dạy học tại trƣờng THPT Nghi Lộc 5 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CỞ SỞ KHOA HỌC 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm Kỷ luật Kỷ luật là những quy tắc, quy định, luật lệ, những chuẩn mực mà chủ thể quản lý hoặc phối hợp cùng đối tƣợng quản lý xây dựng và yêu cầu đối tƣợng quản lý phải thực hiện nghiêm túc (hoặc cả chủ thể lẫn đối tƣợng quản lý cùng nhau thực hiện). Khi đối tƣợng quản lý vi phạm thì sẽ bị kỷ luật, trừng phạt về thể xác hoặc tinh thần (hoặc những biện pháp kỷ luật mang tính nhân văn cao, trong đó cả chủ thể lẫn đối tƣợng quản lý cùng tự giác thực hiện). 1.2. Kỷ luật tích cực Kỷ luật tích cực là những quy tắc, quy định, luật lệ, những chuẩn mực mà con ngƣời cùng nhau phối hợp để xây dựng và tự giác thực hiện. Những quy định này phù hợp với tâm sinh lý và lợi ích của tất cả mọi ngƣời. Khái niệm này phản ánh một quan điểm giáo dục tiến bộ, tích cực hiện nay với ba đặc điểm sau: - Sự tham gia và tự nguyện thực hiện những quy định đƣợc thỏa thuận, trong đó vai trò tự nhận thức, tự rèn luyện của cá nhân đƣợc phát huy tối đa. - Mục đích hƣớng đến lợi ích tốt nhất, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu chính đáng của con ngƣời. - Không trừng phạt, không làm tổn thƣơng đến thể xác và tinh thần cá nhân khi ngƣời tham gia vi phạm thỏa thuận; chủ yếu là các biện pháp giáo dục mang tính tôn trọng và khích lệ cá nhân. Cốt lõi của KLTC chính là sự tham gia vào việc xây dựng, triển khai thực hiện các quy định liên quan đến sinh hoạt và học tập của HS trong nhà trƣờng với những mức độ khác nhau, nhờ đó khơi dậy đƣợc tính chủ động, ý thức tự giác, tự điều chỉnh hành vi ứng xử của cá nhân để thực hiện nội quy, quy chế trƣờng học. 2
  8. 1.3. Giáo dục kỷ luật tích cực GDKLTC là cách giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của HS; không làm tổn thƣơng đến thể xác và tinh thần của HS; có sự thỏa thuận giữa GV và HS; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của HS. GDKLTC là những giải pháp/ biện pháp giáo dục mang tính dài hạn giúp phát huy tính kỉ luật tự giác của HS; Thể hiện rõ ràng những mong đợi, quy tắc và giới hạn mà HS phải tuân thủ; Gây dựng mối quan hệ tôn trọng giữa GV và HS. GDKLTC một hình thức giáo dục nề nếp, kỷ cƣơng cho HS của nhà trƣờng dựa trên các nguyên tắc của kỷ luật tích cực nhƣ: Dạy cho HS những kĩ năng sống mà các em sẽ cần trong suốt cả cuộc đời; Làm tăng sự tự tin và khả năng/ kỹ năng xử lý các tình huống khó khăn trong học tập và cuộc sống của các em; Dạy cho học sinh cách cƣ xử lịch sự nhã nhặn, không bạo lực, có sự tôn trọng bản thân, biết cảm thông và tôn trọng quyền của ngƣời khác; Động viên, khích lệ thực hiện hành vi, xây dựng sự tự tin, lòng tự trọng và tính trách nhiệm, giúp học sinh phát triển hoàn thiện nhân cách, không làm cho các em bị tổn thƣơng; Huy động sự tham gia của HS để cùng nhà trƣờng xây dựng và thực hiện các nội quy, quy tắc…trƣờng, lớp. Khi HS vi phạm thì áp dụng các biện pháp kỉ luật mang tính nhân văn cao, không dùng bạo lực để giải quyết vấn đề, giúp cho các em sự tự tin khi đến trƣờng học và rèn luyện; Xem sai lầm của HS là một vấn đề tự nhiên, bình thƣờng của con ngƣời, từ đó giúp HS học và vƣợt lên từ chính những sai lầm của các em. Nhƣ vậy, KLTC là những quy định, những thỏa thuận mà ngƣời lớn và trẻ em cùng nhau thống nhất xây dựng và thực hiện; KLTC là một hình thức giáo dục tiến bộ, phù hợp tâm sinh lý của trẻ đáp ứng đƣợc nhu cầu toàn diện và cao nhất của trẻ; trẻ đƣợc tôn trọng; khi trẻ vi phạm hoặc phạm sai lầm sẽ không bị trừng phạt thân thể hay tinh thần; trẻ sẽ đƣợc lắng nghe, thấu hiểu; trẻ đƣợc nhìn nhận là bình thƣờng khi phạm sai lầm và đƣợc hƣớng dẫn để vƣơn lên từ chính những sai lầm 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1. Sự cần thiết phải sử dụng phƣơng pháp giáo dục kỉ luật tích cực trong trƣờng THPT 2.1.1. Xuất phát từ đặc điểm tâm lý học sinh THPT Để giáo dục HS có hiệu quả, GV cần biết rõ đối tƣợng của mình là ai? Có những đặc điểm về tâm, sinh lý nhƣ thế nào? Từ đó, chúng ta có phƣơng pháp giáo dục phù hợp với lứa tuổi và với từng cá nhân HS. Với HS THPT, các em dễ bị kích động, thích bắt chƣớc, thích thể hiện là ngƣời lớn. Các em còn thích khẳng định mình, muốn thể hiện cá tính, muốn ngƣời khác quan tâm, chú ý đến mình… Với những đặc điểm đó, ngƣời lớn, thầy cô cần phải lắng nghe, đồng thời cần giúp các em có sự nhìn nhận khách quan về nhân cách của mình. Giúp HS tự nhận thức, xác định đƣợc giá trị của bản thân, xác định đƣợc điểm mạnh, điểm yếu để tự điều chỉnh hoàn thiện bản thân, tránh những suy nghĩ lệch lạc, phiến diện hoặc là quá ảo tƣởng hoặc quá tự ty về mình dẫn đến các 3
  9. hành vi tiêu cực. Những HS này dễ trở thành HS “cá biệt” trong lớp. Để giúp các em điều chỉnh suy nghĩ tƣ tƣởng lệch lạc, GV phải khéo léo, tế nhị khi phê phán những biểu hiện tƣ tƣởng qua thái độ hành vi chƣa đúng đắn của HS, giúp các em thay đổi nhận thức, điều chỉnh thái độ hành vi của mình. GV cần tìm hiểu hoàn cảnh, tâm tƣ tình cảm, suy nghĩ của HS, nguyên nhân của những hành vi không tích cực để giúp các em phát triển đúng hƣớng. Tuyệt đối không dùng bạo lực nhƣ lời nói hay hành động thô bạo làm tổn thƣơng đến các em. HS THPT có nhu cầu sống tự lập, nhu cầu giao tiếp với bạn bè, thích đƣợc giao lƣu, thích tham gia các hoạt động tập thể. Do vậy, cảm xúc của các em trong giai đoạn này rất phức tạp “thoáng vui”, “thoắt buồn” nên rất dễ ảnh hƣởng đến học tập, nhiều em không làm chủ đƣợc bản thân dẫn đến học hành sa sút. Tình yêu ở lứa tuổi này nhìn chung là lành mạnh, trong sáng nhƣng cũng là một vấn đề rất phức tạp ảnh hƣởng đến việc học tập của HS. GV cần hết sức bình tĩnh coi đây là sự phát triển bình thƣờng và tất yếu. Vì thế, GV nên tế nhị, khéo léo không nên can thiệp một cách thô bạo nhƣ cấm đoán, kiểm điểm phê bình, bêu gƣơng trƣớc lớp…sẽ làm tổn thƣơng đến tình cảm và lòng tự trọng của các em. GV nên gặp gỡ khuyên nhủ để các em xác định đƣợc nhiệm vụ học tập, có thái độ đúng đắn trong quan hệ tình cảm với bạn khác giới, giúp các em biết kìm chế những cảm xúc của bản thân để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra ảnh hƣởng đến học tập và tƣơng lai sau này. Có thể nói, lứa tuổi HS THPT là thời kỳ đặc biệt quan trọng trong cuộc đời của mỗi con ngƣời. Các em đang đứng trƣớc “ngƣỡng cửa cuộc đời”. Giai đoạn này có tính chất quyết định hƣớng đi của mỗi ngƣời “thành công” hay “thất bại”. GV cần quan tâm, có các biện pháp giáo dục tốt để góp phần hoàn thiện nhân cách cho các em, đồng thời giúp các em định hƣớng nghề nghiệp cho tƣơng lai. 2.1.2. Xuất phát từ hiện tượng sử dụng các biện pháp trừng phạt thân thể và xúc phạm tinh thần của học sinh trong trường THPT Nhƣ đã nói ở trên, ở lứa tuổi này, HS có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý nên các em rất dễ mắc lỗi. Việc xử lí HS khi các em mắc lỗi đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội, nhà trƣờng và gia đình. Trong thực tế, đa phần GV đang rất nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ cao cả “trồng ngƣời”, nêu gƣơng sáng cho HS noi theo, là chỗ dựa tin cậy để các em bày tỏ tâm tƣ, suy nghĩ, tình cảm của mình những lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, không ít GV do nhiều nguyên nhân, đã sử dụng các hình thức kỉ luật không phù hợp, làm tổn thƣơng về thể xác hoặc tinh thần của các em, gây hậu quả nghiêm trọng. Gần đây, hiện tƣợng thầy cô giáo áp dụng các hình thức trừng phạt thân thể và xúc phạm tinh thần trong lúc dạy học vẫn xảy ra, nhiều vụ việc đã đƣợc cơ quan giáo dục xử lý nghiêm bằng các hình thức cảnh cáo toàn ngành hoặc quyết định cho ra khỏi ngành tùy theo mức độ nặng nhẹ. Mặc dù vậy, các hiện tƣơng vi phạm đạo đức nhà giáo vẫn thƣờng xuyên xảy ra, gây bức xúc trong dƣ luận. 2.1.3. Xuất phát từ lợi ích của việc sử dụng các biện pháp giáo dục KLTC 4
  10. GDKLTC chắc chắn mang đến nhiều lợi ích cho chính bản thân HS, GV, nhà trƣờng, phụ huynh và cộng đồng xung quanh: - Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp GDKLTC đối với gia đình, nhà trường và cộng đồng: Có những công dân tốt, có thể phục vụ, cống hiến cho gia đình, xã hội trong tƣơng lai; Giảm thiểu đƣợc các tệ nạn xã hội, nạn bạo hành, bạo lực… - Lợi ích đối với GV: Giảm đƣợc áp lực quản lý lớp học do HS hiểu và tự giác chấp hành kỉ luật. Từ đó GV tạo đƣợc sự tin tƣởng ở HS, đƣợc HS tôn trọng và quý mến; Xây dựng đƣợc mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò; Xây dựng đƣợc sự đoàn kết, thống nhất cao trong lớp học, hòa nhập với tập thể ; Đƣợc sự quan tâm của GV, HS tiếp thu bài tốt hơn, HS vui vẻ đến lớp, thích học hơn, HS gần gũi với bạn bè, thầy cô hơn; Nâng cao hiệu quả quản lý lớp học góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục; Đƣợc sự đồng tình ủng hộ từ phía gia đình HS và xã hội. - Lợi ích đối với HS: Có nhiều cơ hội chia sẻ và bày tỏ; Đƣợc mọi ngƣời quan tâm, tôn trọng và lắng nghe ý kiến, không mất niềm tin; Tích cực chủ động hơn trong học tập; Tự tin trƣớc mọi ngƣời, khả năng của trẻ đƣợc phát huy; Nhận ra lỗi của mình, cảm thấy hoà đồng với mọi ngƣời 2.2. Những khó khăn trong việc thay đổi quan niệm, nhận thức của GV về giáo dục và kỉ luật 2.2.1. Khái niệm giáo dục kỷ luật tích cực chưa được phổ biến và hiểu đúng Thuật ngữ “giáo dục kỷ luật” thƣờng bị hiểu lầm là “trừng phạt”. Vì vậy, vẫn còn tình trạng GV sử dụng các hình thức trừng phạt thân thể và trừng phạt tinh thần để giáo dục HS. Một số GV còn cho rằng: Kỷ luật tích cực là luôn chú ý kỷ luật HS, hoặc sử dụng những hình phạt nặng hơn trƣớc. Chúng ta không chấp nhận việc mắc lỗi của HS là lẽ tự nhiên hoặc không từ bỏ đƣợc những thói quen cũ, không muốn thay đổi. Bên cạnh đó, áp lực của công việc, đời sống và những ảnh hƣởng tiêu cực của xã hội cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến nhận thức và hành động của GV. 2.2.2. Thiếu hiểu biết về sử dụng các biện pháp kỉ luật tích cực để giáo dục HS Mỗi HS là một cá thể sinh ra trong các gia đình khác nhau, điều kiện sống khác nhau, hình thành tính cách khác nhau nên nếu chỉ sử dụng một biện pháp kỷ luật sẽ không mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn. Phƣơng pháp giáo dục mang lại hiệu quả là phải phù hợp với tâm lý của từng HS, phải dùng nhiều phƣơng pháp tác động, nhƣng quan trọng nhất vẫn là “trái tim” của thầy cô đối với HS. Đừng coi các em là “cá biệt”, hƣ hỏng mà cần có sự cảm thông với những khiếm khuyết mà các em mắc phải. Ngƣời thầy cần kiên nhẫn, không nên nóng vội. Đánh đập, la mắng, sỉ nhục đều là các biện pháp phản tác dụng. Cái có thể làm thay đổi hành vi của các em đó là “lấy nhu để thắng cƣơng”. Bởi cái ngang bƣớng, gai góc bên ngoài đôi khi chỉ là sự che đậy cho cái mềm yếu bên trong của các em. Vì vậy, ngƣời thầy cần hiểu HS của mình để cảm thông và kiên nhẫn dùng tình cảm của mình cảm hóa các em. Đây là cách giáo dục mang lại hiệu quả và có tác dụng tích cực. Lúc đó, các em sẽ đƣợc sống trong một môi trƣờng an toàn với tình thƣơng yêu chăm sóc của thầy cô và nhà trƣờng. 5
  11. Nhiều gia đình khi con cái mắc lỗi không biết làm cách nào để giáo dục ngoài các biện pháp giáo dục truyền thống trƣớc đây mà cha mẹ, ông bà thƣờng sử dụng. Họ cho rằng cần đánh thật đau để con cái sợ mà chừa thói hƣ tật xấu, để nên ngƣời. Họ không biết rằng việc làm đó là vi phạm pháp luật đồng thời đã làm tổn thƣơng đến con em mình. Nhiều gia đình khi hậu quả xảy ra chỉ còn biết ân hận, oán trách bản thân. Khi gia đình có hiểu biết về các biện pháp GDKLTC và vận dụng có hiệu quả thì việc trừng phạt thân thể không còn là biện pháp giáo dục duy nhất. Trẻ em sẽ đƣợc sống trong một môi trƣờng an toàn với tình thƣơng yêu chăm sóc của cha mẹ. II. THỰC TRẠNG 1. Thực trạng chung: Có thể nói, trong môi trƣờng giáo dục hiện nay chúng ta vẫn nhận thấy việc trừng phạt thân thể và tinh thần là những biện pháp đã và đang diễn ra khá phổ biến. Chúng ta vẫn thƣờng đƣợc nghe những vụ việc GV đánh, tát, lăng mạ, sỉ nhục, phạt HS quỳ hay tự tát vào mặt mình, …Những việc làm đó đã gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng, làm các em mất đi sự tự tin, giảm ý thức kỷ luật, căm ghét trƣờng học, để lại những 'vết sẹo' trong tâm hồn, khiến các em luôn có thái độ thù địch với thầy cô. Mặt khác, các biện pháp kỷ luật đang đƣợc áp dụng trong trƣờng học hiện nay nhƣ: nhắc nhở, phê bình, hạ hạnh kiểm, thông báo với gia đình, cảnh cáo ghi học bạ, buộc thôi học có thời hạn… đƣợc các trƣờng thực hiện nghiêm túc và công khai, đảm bảo công bằng cho HS. Tuy nhiên, các biện pháp kỷ luật này không mấy hiệu quả đối với một số HS có biểu hiện đạo đức không tốt. Không ít GV hiện nay vẫn quan niệm, khi HS mắc lỗi thì chỉ có cách giáo dục duy nhất, hiệu quả nhất là trừng phạt. Cách xử phạt hiện nay của ngƣời lớn đa phần chƣa thuyết phục đƣợc các em. Bởi nó xuất phát từ cách suy nghĩ áp đặt, đôi khi hơi bảo thủ, không đặt mình vào hoàn cảnh của ngƣời phạm lỗi, đó chƣa kể những biện pháp xử lý quá nặng, có tính chất xúc phạm, khiến ngƣời bị phạt bị tổn thƣơng, không tâm phục, tạo ra tâm lý chống đối, càng phạt thì càng vi phạm cho... “bõ ghét”. Nhìn khách quan, có thể coi cách kỷ luật trừng phạt nhƣ một nguyên nhân gây nên tình trạng vi phạm pháp luật, bạo lực học đƣờng, bỏ học, chán học, sa vào các tệ nạn xã hội, nghiện Internet, nghiện điện tử hoặc tạo ra những cú sốc tâm lý, những phản ứng không lành mạnh, thái độ vô lễ của HS. Vì vậy, trong những năm qua, hiện tƣợng HS vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật ngày một gia tăng, trở thành một vấn nạn, gây nhức nhối trong toàn xã hội. Hiện nay, đã có nhiều trƣờng thay đổi cách giáo dục HS bằng phƣơng pháp GDKLTC. Tuy nhiên, việc thực hiện vẫn còn mang tính chất thực nghiệm, chƣa đồng bộ, chƣa quyết liệt, nhất thời. Nhiều ngƣời vẫn cho rằng, GDKLTC là chuyện không tƣởng, không thể thực hiện đƣợc vì nó không phù hợp với Việt Nam. Vì nếu không có những hình thức trừng phạt thì các em sẽ không thể nên ngƣời đƣợc. Đó là những suy nghĩ cứng nhắc, bảo thủ. Đã đến lúc các bộ quản lý, GV và những ai làm trong môi trƣờng giáo dục cần thay đổi cách vì môi trƣờng giáo dục hạnh phúc, thầy cô hạnh phúc, học sinh hạnh phúc. 6
  12. 2. Tình hình thực hiện giáo dục kỉ luật tích cực tại trƣờng THPT Nghi Lộc 5 2.1. Tình hình chung Đóng trên địa bàn xã Nghi Lâm, Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An, trƣờng THPT Nghi Lộc 5 nằm cách xa trung tâm huyện 15 km. Trƣờng nằm ở phía Tây của Nghi Lộc, HS ở đây thuộc ba xã Nghi Lâm, Nghi Văn, Nghi Kiều - là xã miền núi của huyện Nghi Lộc. Ngƣời dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, lâm nghiêp, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, vất vả. Một số gia đình nhà nghèo lại còn đông con nên HS vừa đi học, vừa phải đi làm thêm, trở thành lao động phụ của gia đình. Nhiều gia đình bố mẹ còn đi làm ăn xa, để con cái ở nhà một mình, nên ít có điều kiện để quan tâm con, hoặc phó mặc cho nhà trƣờng. Điều này làm cho việc phối hợp giáo dục HS giữa nhà trƣờng và gia đình gặp nhiều khó khăn, việc thông tin tình hình học tập của HS từ nhà trƣờng đến gia đình không kịp thời và gián đoạn. Mặt khác, do chịu ảnh hƣởng lớn từ mặt trái cuộc sống và môi trƣờng xã hội phức tạp đã tác động tiêu cực đến một bộ phận không nhỏ HS có suy nghĩ lệch lạc, đua đòi, ăn chơi, sống thiếu tích cực. Nhà trƣờng đã gặp không ít khó khăn trong công tác giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đạo đức cho HS. Vẫn còn một số em có biểu hiện tiêu cực nhƣ: bỏ giờ, bỏ học đi chơi game, đánh Bia, chơi lô đề, đánh điện tử, nghiện thuốc lá, rƣợu bia, điện thoại, vô lễ với thầy cô, ngƣời lớn, hoặc có các hành vi bạo lực nhƣ đánh nhau, tát nhau, xích míc, nói xấu nhau… điều này đã gây mất đoàn kết, mất trật tự trong trƣờng học. Việc HS vi phạm kỉ luật đã ảnh hƣởng không nhỏ đến nề nếp dạy học, kỷ cƣơng và uy tín nhà trƣờng Trƣớc tình hình đó, gắn với yêu cầu giáo dục trong “xã hội mở”, với trách nhiệm là ngƣời quản lý, chúng tôi đã suy nghĩ tìm các giải pháp giáo dục phù hợp tình hình thực tế của trƣờng, các giải pháp đề ra phải có tính khả thi, gắn với thực tế có hiệu quả và mang tính chiến lƣợc, kiên trì thực hiện trong thời gian dài làm thay đổi nhận thức đồng bộ để tập trung xây dựng nhà trƣờng theo hƣớng đi lên. 2.2. Tiến hành khảo sát. Ở đề tài này, ngƣời viết chỉ khảo sát tình hình thực hiện GDKLTC tại trƣờng THPT Nghi Lộc 5 từ năm 2017 đến nay. Việc khảo sát đã giúp chúng tôi tìm hiểu, nắm vững và đánh giá đƣợc thực trạng đạo đức của HS, nhận thức của GV và HS về GDKLTC, điều kiện của nhà trƣờng trong việc thực hiện GDKLTC, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp GDKLTC góp phần hoàn thiện nhân cách HS THPT nói chung và HS trƣờng THPT Nghi lộc 5 nói riêng. 2.2.1. Nội dung khảo sát: - Thực trạng HS tham gia xây dựng nội quy, quy tắc ứng xử, kế hoạch học tập… tại trƣờng THPT Nghi Lộc 5. - Thực trạng việc vận dụng các phƣơng pháp và hình thức dạy học tích cực tại trƣờng THPT Nghi Lộc 5. - Thực trạng mối quan hệ giữa GV và HS; giữa HS và HS ở trƣờng THPT Nghi Lộc 5. - Thực trạng giải quyết các xung đột không dùng bạo lực giữa các HS trong trƣờng 7
  13. THPT Nghi Lộc 5. - Thực trạng việc học qua các sai lầm của HS tại trƣờng THPT Nghi Lộc 5. - Thực trạng hiệu quả của các hình thức kỷ luật tại trƣờng THPT Nghi Lộc 5. - Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở trƣờng THPT Nghi Lộc 5. 2.2.2. Đối tượng khảo sát: - Là CBQL, GV, CNV và HS trƣờng THPT Nghi Lộc 5 2.2.3. Phương pháp khảo sát: + Phương pháp điều tra bằng Phiếu: Đây là phƣơng pháp chính mà chúng tôi sử dụng để thu thập số liệu điều tra liên quan đến đề tài. Các bƣớc thực hiện: Xây dựng dự thảo phiếu điều tra, lấy ý kiến chuyên gia, hoàn thiện phiếu hỏi; phát phiếu cho các đối tƣợng tham gia, hƣớng dẫn, giải thích về các yêu cầu trả lời phiếu hỏi cho các đối tƣợng tham gia; xử lý, phân tích, tổng hợp phiếu điều tra. + Phương pháp Phỏng vấn sâu: Đƣợc sử dụng để tìm hiểu việc triển khai và thực hiện giáo dục kỉ luật tích cực cho HS ở trƣờng. Mục đích của biện pháp này để thu thập, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin thu thập đƣợc từ khảo sát thực tế ở trên. + Phương pháp hỏi chuyên gia: Tác giả tổ chức xin ý kiến của các nhà quản lý giáo dục, hiệu trƣởng các trƣờng THPT có nhiều kinh nghiệm trên địa bàn Nghi Lộc và Thành phố Vinh về việc giáo dục kỉ luật tích cực cho HS ở các trƣờng THPT. + Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Tác giả trực tiếp nghiên cứu các văn bản, quy định ở trƣờng THPT, hồ sơ quản lý của HT, các hoạt động giáo dục tích cực do nhà trƣờng tổ chức…. 2.3. Kết quả khảo sát tình hình thực hiện GDKLTC tại trường THPT Nghi Lộc 5 2.3.1. Kết quả các mặt giáo dục: Bảng 1.1. Kết quả Học lực và Hạnh Kiểm năm học 2017-2018 Học lực Hạnh kiểm Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu Kém Tổng số 92 524 232 6 0 579 253 19 3 0 Tỉ lệ% 10,50 59,82 26,48 0,68 0,00 66,10 28,88 2,17 0,34 0,00 Bảng 1.2. Kết quả Học lực và Hạnh kiểm năm học 2018-2019 Học lực Hạnh kiểm Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu Kém 8
  14. Tổng số 138 550 189 13 0 599 267 19 5 0 Tỉ lệ % 15,35 61,18 21,02 1,45 0,00 66,63 29,70 2,11 0,56 0,00 Bảng 1.3. Kết quả Học lực và Hạnh kiểm năm học 2019-2020 Học lực Hạnh kiểm Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu Kém Tổng số 165 526 217 8 0 623 262 24 7 0 Tỉ lệ % 17,88 65.99 23,51 0,87 0,00 67,50 28,39 2,60 0,76 0,00 Bảng 1.4. Kết quả Học lực và Hạnh kiểm năm học 2020-2021 (Học kì 1) Học lực Hạnh kiểm Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu Kém Tổng số 163 535 254 10 0 603 297 52 10 0 Tỉ lệ % 16,82 55,21 26,21 1,03 0,00 62,23 30,65 5,37 1,03 0,00 2.3.2. Kết quả khảo sát tình hình thực hiện GDKLTC tại trường Nghi Lộc 5: Chúng tôi đã tiến hành khảo sát kết quả thực hiện GDKLTC ở cả GV và HS trƣờng THPT Nghi Lộc 5. Với 52 GV và HS ở 3 khối, trong đó, mỗi khối chúng tôi chỉ khảo sát một số lớp bất kì gồm: 10A1, 10A7, 10A8, 11A1, 11A3, 11A6, 12A1,12A2, 12A4, 12A5 với tổng số HS đƣợc khảo sát là 402 em. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau: Bảng 1. Kết quả khảo sát thực trạng HS tham gia xây dựng nội quy, quy tắc, kế hoạch học tập ở trƣờng THPT Nghi Lộc 5 Đánh giá của HS Nội dung Rất Không ThƣờngThỉnh Hiếm thƣờng bao xuyên thoảng khi xuyên giờ 1. HS tham gia vào việc soạn nội quy của nhà trường, của lớp 32 267 64 35 4 2. HS tham gia soạn các quy tắc ứng xử 74 115 170 34 9 3. HS tham gia vào việc xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập 87 304 1 0 10 4. HS tham gia vào việc xây dựng và thực hiện kế hoạch văn, 99 235 42 20 6 thể, mỹ 5. HS trực tiếp ứng cử, bầu cử ban cán sự lớp 328 57 17 0 0 9
  15. Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ 350 300 250 200 150 100 50 0 HS tham gia HS tham gia soạn HS tham gia vào HS tham gia HS trực tiếp ứng vào việc soạn các quy tắc ứng việc xây dựng và vào việc xây cử, bầu cử ban nội quy trường, xử; thực hiện kế dựng và thực cán sự lớp lớp; hoạch học tập hiện kế hoạch văn thể mỹ; Biểu đồ 1. Thực trạng HS tham gia xây dựng nội quy trường, lớp Khảo sát thực trạng HS tham gia xây dựng nội quy, quy tắc trƣờng học, chúng tôi thấy có đến 54 - 97 % HS đánh giá việc tham gia xây dựng nội quy, quy tắc và thực hiện kế hoạch học tập, văn nghệ, bầu cử, ứng cử ban cán sự lớp ở mức độ thƣờng xuyên và rất thƣờng xuyên. Còn từ 0,2 - 50 % HS đánh giá việc soạn các quy tắc ứng xử và một số tiêu chí khác ở mức độ thỉnh thoảng đến không bao giờ. Điều này cho thấy số lƣợng HS tham gia xây dựng nội quy, quy tắc, kế hoạch học tập ở trƣờng THPT Nghi Lộc 5 chiếm tỉ lệ khá cao. Tuy nhiên, do việc thực hiện GDKLTC của nhà trƣờng chƣa đƣợc triển khai một cách đồng bộ, triệt để nên vẫn còn một số tiêu chí chƣa đạt đƣợc yêu cầu nhƣ mong muốn. Bảng 2. Kết quả khảo sát thực trạng việc thực hiện nội quy nhà trƣờng của HS trƣờng THPT Nghi Lộc 5 Đánh giá của GV Nội dung Rất Hoàn Bình Chƣa Tốt toàn tốt thƣờng tốt không tốt 1. HS tự giác, tích cực thực hiện nội quy trường học, lớp 37 12 3 0 0 học… 2 HS tự giác, tích cực thực hiện kế hoạch sinh hoạt ngoại 21 17 11 3 0 khóa, văn thể mỹ, hướng nghiệp… 3. Giữa các HS có sự đoàn kết, hợp tác, chia sẻ giúp đỡ lẫn 9 28 9 6 0 nhau trong học tập và sinh hoạt 4. HS đi học đúng giờ, không bỏ tiết, nghỉ học đều có lý do 30 15 7 0 0 chính đáng 5. HS tự giác chuẩn bị bài, học bài và làm bài tập đầy đủ 11 18 9 15 5 6. HS tích cực hợp tác với thầy cô trong nhà trường 26 21 3 1 1 7. HS kính trọng cha mẹ, thầy cô và những người lớn tuổi 16 34 2 0 0 8. HS biết giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi 13 12 17 7 3 công cộng 10
  16. Dựa vào bảng khảo sát thực trạng việc thực hiện nội quy trong nhà trƣờng của HS, chúng tôi nhận thấy: Có từ 48 - 94 % GV đánh giá việc thực hiện nội quy của HS ở mức độ Tốt và Rất tốt. Điều này cho thấy, việc thực hiện GDKLTC tại trƣờng THPT Nghi Lộc 5 trong những năm qua đã có sự chuyển biến tích cực. Vì thế, Nghi Lộc 5 là một trong số những trƣờng đúng tốp đầu về nề nếp của Tỉnh. Tuy nhiên, cũng còn 0,6 - 46% GV đánh giá việc thực hiện nội quy ở mức độ Chƣa tốt và Hoàn toàn chƣa tốt. Vì vậy, chúng tôi nhận thấy, cần phải tiến hành đồng bộ và có hiệu quả hơn các giải pháp đề ra trong thời gian tới. Bảng 3. Kết quả khảo sát thực trạng việc vận dụng các phƣơng pháp và hình thức dạy học tích cực tại trƣờng THPT Nghi Lộc 5 Đánh giá của GV Đánh giá của HS Nội dung Rất Không Rất Không Thƣờng Thỉnh Hiếm bao ThƣờngThỉnh Hiếm bao thƣờng xuyên thoảng khi thƣờng xuyên thoảng khi xuyên giờ xuyên giờ 1. GV cải tiến các phương pháp truyền thống trong dạy 42 9 1 0 0 77 318 7 0 0 học (thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp) 2. GV dạy học bằng cách cải tiến phương pháp truyền 15 30 7 0 0 106 291 3 2 0 thống kết hợp với vận dụng phương pháp dạy học tích cực 3. GV tổ chức các hình thức dạy học (toàn lớp, theo nhóm, 44 8 0 0 0 376 26 0 0 0 cá nhân) 4. GV tổ chức dạy học trong 5 8 37 2 0 74 78 163 60 17 trường với trải nghiệm thực tế Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ 50 40 30 20 10 0 GV cải tiến các GV dạy học bằng GV tổ chức các hình GV tổ chức dạy phương pháp cách cải tiến thức dạy học (toàn học trong trường truyền thống trong phương pháp lớp, theo nhóm, cá với trải nghiệm dạy học (thuyết truyền thống kết nhân) thực tế trình, đàm thoại, hợp với vận dụng vấn đáp) phương pháp dạy học tích cực Biểu đồ 2. Thực trạng vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học tích cực (Theo đánh giá của Giáo viên) 11
  17. Dựa và bảng khảo sát thực trạng việc vận dụng các phƣơng pháp và hình thức dạy học tích cực của GV, chúng tôi thấy: Có 98 - 100% GV và 76 - 100% HS đánh giá GV Rất thƣờng xuyên và Thƣờng xuyên vận dụng các phƣơng pháp và hình thức dạy học tích cực ở các tiêu chí 1;2;3. Điều này cho thấy, đa số các GV trong trƣờng đều đã có ý thức đổi mới phƣơng pháp dạy học theo xu hƣớng thời đại. Vì thế, chất lƣợng dạy và học của trƣờng trong những năm qua đã có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, ở tiêu chí 4: GV tổ chức dạy học trong trường với dạy học trải nghiệm thực tế còn chƣa đạt yêu cầu. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do điều kiện của nhà trƣờng chƣa cho phép thực hiện các hoạt động trải nghiệm thực tế. Điều này gây cản trở khá nhiều đến việc thực hiện đối mới phƣơng pháp dạy học một cách toàn diện. Chúng tôi nhận thấy cần phải tiếp tục tập huấn, bồi dƣỡng nâng cao cho đội ngũ về biện pháp đa dạng hóa hình thức lớp học gắn với trải nghiệm thực tế, đồng thời tiếp tục hoàn thiện CSVC, trang thiết bị trƣờng học đáp ứng công tác đổi mới phƣơng pháp và hình thức dạy học. Bảng 4. Kết quả khảo sát thực trạng các mối quan hệ giữa GV và HS ở trƣờng THPT Nghi Lộc 5. Đánh giá của GV Đánh giá của HS Nội Hoàn Hoàn dung Rất Bình Bình Chƣa toàn Rất Chƣa toàn Tốt Tốt thƣờn tốt thƣờng tốt không tốt tốt không g tốt tốt 1. GV có thái độ, cử chỉ thân 12 28 12 0 0 143 234 23 2 0 thiện, gần gũi với HS 2. GV lắng nghe, chia sẻ, bao 9 28 11 4 0 126 211 59 6 0 dung với HS 3. GV hỗ trợ khi HS gặp khó 4 19 27 2 0 98 203 95 6 0 khăn trong sinh hoạt, học tập 4. HS tin tưởng, kính trọng thầy 26 21 5 0 0 168 192 40 2 0 cô 5. HS tích cực hợp tác, vâng lời 23 25 4 0 0 190 185 21 6 0 GV 12
  18. Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt Hoàn toàn không tốt 250 200 150 100 50 0 GV có thái độ, GV lắng nghe, GV có giải HS tin tưởng, HS tích cực hợp cử chỉ thân chia sẻ, bao pháp hỗ trợ kính trọng tác, vâng lời thiện, gần gũi dung với HS khi HS gặp thầy, cô thầy, cô với HS khó khăn trong sinh hoạt, học tập Biểu đồ 3. Thực trạng mối quan hệ giữa HS và HS ở trường THPT Nghi Lộc 5 (Theo đánh giá của HS) Khảo sát về mối quan hệ giữa GV - HS, chúng tôi nhận thấy: Có 92 - 100% GV và 98 - 99% HS đánh giá mối quan hệ giữa GV và HS ở mức độ từ Bình thƣờng đến Tốt và Rất tốt. Đây là điều đáng mừng đối với nhà trƣờng trong việc thực hiện tốt phong trào xây dựng “Trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”. Tuy nhiên, vẫn còn một số GV chƣa thực sự quan tâm, gần gũi, chia sẻ với HS, chƣa có giải pháp giáo dục HS một cách hiệu quả, dẫn tới một số HS chƣa ngoan, chƣa lễ phép, không vâng lời, thiếu tôn trong và yêu mến thầy cô. Chúng tôi đã xác định đƣợc cần phải tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các mối quan hệ trong nhà trƣờng, đặc biệt là mối quan hệ giữa GV và HS. Giải pháp mà chúng tôi đƣa ra về phía GV và HS sẽ góp phần giải tỏa những rào cản giữa GV và HS giúp GV và HS thân thiện, gần gũi hơn nữa để GV có thể giúp đỡ HS khi gặp khó khăn trong sinh hoạt, học tập. Bảng 5. Kết quả khảo sát thực trạng các mối quan hệ giữa HS và HS ở trƣờng THPT Nghi Lộc 5 Đánh giá của GV Đánh giá của HS Nội Hoàn Hoàn dung Rất Bình Bình Chƣa toàn Rất Chƣa toàn Tốt thƣờn Tốt thƣờn tốt tốt không tốt tốt không g g tốt tốt 1. Giữa HS với HS có mối quan 11 30 7 4 0 175 215 12 0 0 hệ tin cậy, thân thiện 2. HS thoải mái khi giao tiếp với 23 25 4 0 0 161 211 27 3 0 bạn học 3. HS tích cực giúp đỡ bạn học 12 29 9 2 0 91 137 114 60 0 13
  19. trong học tập và sinh hoạt 4. Hỗ trợ, giúp đỡ nhau khắc phục các sai lầm trong cuộc sống và 7 26 15 4 0 54 194 110 31 13 trong học tập Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt Hoàn toàn không tốt 250 200 150 100 50 0 Giữa HS với HS có HS thoải mái khi giao HS tích cực giúp Hỗ trợ, giúp đỡ mối quan hệ tin cậy, tiếp với bạn học đỡ bạn học trong nhau khắc phục thân thiện học tập và sinh các sai lầm trong hoạt cuộc sống và trong học tập Biểu đồ 4. Thực trạng mối quan hệ giữa HS và HS ở trường THPT Nghi Lộc 5 (Theo đánh giá của HS) Khảo sát về mối quan hệ giữa HS và HS, chúng tôi thấy: Đa số GV và HS cùng nhận xét mối quan hệ này ở mức độ từ Bình thƣờng đến Tốt và Rất tốt. Bên cạnh đó, ở một số tiêu chí vẫn còn có GV và HS đánh giá từ Chƣa tốt đến Hoàn toàn không tốt. Đặc biệt trong tiêu chí 5: HS tích cực giúp đỡ bạn trong học tập. Điều này chứng tỏ các em còn ngại hỏi bạn và nhờ bạn giúp, đồng thời cũng có một số HS còn thiếu sự quan tâm, chia sẻ với các bạn trong lớp. Vì vậy, chúng tôi thấy cần thiết phải đề xuất các biện pháp GDKLTC về phía HS để góp phần giải quyết vấn đề này cũng nhƣ giải quyết vấn đề tƣơng tự giữa GV và HS ở trên. Bảng 6. Kết quả khảo sát thực trạng giải quyết các xung đột không dùng bạo lực giữa các HS trong trƣờng THPT Nghi Lộc 5. Đánh giá của GV Đánh giá của HS Nội Hoàn Hoàn dung Rất Bình Chƣa toàn Rất Bình Chƣa toàn Tốt Tốt tốt thƣờng tốt không tốt thƣờng tốt không tốt tốt 1. HS bình tĩnh và xác định được 11 12 21 8 0 68 158 167 3 6 nguyên nhân 2. HS biết trao đổi và lắng nghe, 9 28 8 7 0 61 287 48 3 3 thấu hiểu 14
  20. 3. Giữa các HS có sự đồng cảm, 5 21 17 5 4 48 178 167 4 5 bao dung, tha thứ lẫn nhau 4. HS biết và tự nhận khuyết điểm 11 27 9 3 2 114 201 77 4 5 của mình 5. Mối quan hệ giữa các HS vẫn duy trì tốt đẹp sau khi giải quyết 7 19 16 6 4 53 118 203 19 9 xung đột Nhìn vào bảng số liệu trên chúng tôi thấy đáng mừng. Bởi trong ba năm trở lại đây, hiện tƣợng mâu thuẫn, xung đột giữa HS trong trƣờng với nhau giảm hẳn và hầu nhƣ rất ít khi xảy ra. Điều này cho thấy, nhà trƣờng và GV đã cố gắng trong việc giáo dục HS về ứng xử, về đạo đức. Có khoảng 80 -90 % GV và 93 – 98 % HS đánh giá việc giải quyết xung đột không dùng bạo lực giữa các HS từ mức độ Bình thƣờng đến Rất tốt. Tuy nhiên, do ở lứa tuổi này tâm lý rất phức tạp cùng với ảnh hƣởng của những tác động bên ngoài, từ phía gia đình,…nên vẫn có một bộ phận nhỏ HS thuộc dạng “cá biệt”. Các em thích thể hiện, ngang bƣớng, không có ý thức nhận lỗi và hối cải. Vì thế, giáo dục HS cá biệt vẫn làm một vấn đề cần đƣợc quan tâm. Chúng tôi thiếu nghĩ, nếu chúng ta thực hiện tốt các biện pháp GDKLTC sẽ góp phần giảm thiểu số lƣợng HS “cá biệt”, đồng thời có thể cảm hóa đƣợc các em bằng chính tình yêu thƣơng, sự quan tâm, sẻ chia, đồng cảm…Từ đó, giúp các em ngày một tiến bộ và sống tốt hơn. Bảng 7. Kết quả khảo sát thực trạng việc học qua các sai lầm của HS ở trƣờng THPT Nghi Lộc 5 Đánh giá của GV Đánh giá của HS Nội dung Rất Rất ThƣờngThỉnh Hiếm Không ThƣờngThỉnh Hiếm Không thƣờng thƣờng xuyên thoảng khi baogiờ xuyên thoảng khi bao giờ xuyên xuyên 1. HS nhận biết được sai lầm đang 7 17 20 8 0 39 186 124 63 20 mắc phải 2. HS bình tĩnh đối diện với sai lầm 2 7 26 10 7 32 172 165 12 11 và biết tìm người lớn để tư vấn 3. HS chọn được giải pháp tích cực 2 5 16 21 8 28 47 218 88 21 và hiệu quả để khắc phục sai lầm 4. HS tự giác thực hiện việc sửa 2 4 19 22 5 22 53 187 99 41 chữa sai lầm 5. HS biết rút kinh nghiệm 4 7 23 9 9 12 46 189 100 35 6. HS không phạm sai lầm cũ trong lần sau 4 16 14 12 6 12 48 187 105 30 Giáo dục HS học qua các sai lầm một vấn đề khó khăn đối với nhà trƣờng và GV. Bởi lẽ, đây là lứa tuổi thiếu chín chắn, nhận thức chƣa đầy đủ để các em tự suy nghĩ và hành động cho đúng. Vì thế các em dễ mắc sai lầm nhƣ: đánh nhau, vô 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2