intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 thông qua các tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

10
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 thông qua các tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề nhằm giúp các em học sinh: Có khả năng giao tiếp, ứng xử một cách linh hoạt và đạt hiệu quả cao; Làm chủ được bản thân, sống tự tin, năng động; Biết cách ứng phó với những tình huống khó khăn trong cuộc sống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 thông qua các tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 10 THÔNG QUA TIẾT SINH HOẠT LỚP THEO CHỦ ĐỀ LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM Năm học: 2022 - 2023
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER VINH -----------***----------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 10 THÔNG QUA TIẾT SINH HOẠT LỚP THEO CHỦ ĐỀ Tác giả : Nguyễn Thị Thu Trang Lĩnh vực : Chủ nhiệm Năm thực hiện : 2023 Số điện thoại : 0982.937.399
  3. MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 3 I. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 3 III. Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................... 4 IV. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................... 4 V. Điểm mới trong sáng kiến ................................................................................ 4 B. NỘI DUNG ...................................................................................................... 5 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................................... 5 1. Kĩ năng sống là gì? ............................................................................................ 5 2. Những kĩ năng sống cần giáo dục cho hoạc sinh lớp 10................................... 5 II.CƠ SỞ THỰC TIỄN ......................................................................................... 6 1. Thực trạng tiết sinh hoạt lớp trong trường THPT ............................................. 6 2. Sự cần thiết của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh........................................ 6 III.GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ...................................................... 7 1. Tìm hiểu đối tượng học sinh trong lớp ............................................................. 7 2. Lập kế hoạch – Lựa chọn các chủ đề: ............................................................... 7 3. Cách thức thực hiện: ......................................................................................... 8 3.1. Kể chuyện theo chủ đề ................................................................................... 8 3.2 Tổ chức hoạt động văn nghệ theo chủ đề nhân các ngày lễ lớn ................... 14 3.3.Học sinh có thể diễn kịch, xem phim hoặc tạo một hoạt cảnh có tình huống liên quan đến chủ đề ............................................................................................ 18 3.4 Tổ chức các cuộc thi theo chủ đề .................................................................. 22 3.5 Tổ chức hùng biện và các trò chơi tập thể gắn với chủ đề........................... 26 4. Hiệu quả .......................................................................................................... 39 IV. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ........................................................................................................... 39 1. Mục đích khảo sát ......................................................................................... 39 2.Nội dung và phương pháp khảo sát.................................................................. 39 2.1. Nội dung khảo sát......................................................................................... 39 2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá ..................................................... 40 3. Đối tượng khảo sát ........................................................................................ 41 1
  4. 4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 41 4.1. Sự cấp thiết của giải pháp đã đề xuất ........................................................... 41 Đánh giá sự cấp thiết của giải pháp đề xuất ........................................................ 41 4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất ......................................................... 43 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 44 I.Kết luận ............................................................................................................. 44 II.Kiến nghị ......................................................................................................... 44 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 46 2
  5. A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài Theo UNESCO, bốn trụ cột của việc học là “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định, học để cùng chung sống”. Tuy nhiên trên thực tế các tiết học trên lớp chủ yếu quan tâm vấn đề học sinh biết về kiến thức nhiều hơn là biết về kĩ năng sống. Vì thực tế thời gian học trên lớp rất hạn chế, không đủ thời gian để dạy riêng cho học sinh những kĩ năng nhằm mục tiêu: học để làm, học để tự khẳng định, học để cùng chung sống. Mà trong thực tiễn xã hội hiện nay, để hội nhập, làm việc, tồn tại cũng như để đương đầu với những biến động, cám dỗ thì con người không chỉ cần tri thức mà còn phải có rất nhiều kĩ năng sống. Vì vậy việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh phổ thông là rất cần thiết. Đặc biệt đối với học sinh lớp 10, việc giáo dục kĩ năng sống lại là vấn đề rất quan trọng. Bởi lứa tuổi học sinh lớp 10 thì đâylà giai đoạn các em có sự vượt bậc về mặt thể chất và cũng có sự trưởng thành nhất định trong nhận thức . Các em không còn là trẻ con nữa nhưng cũng chưa được nhìn nhận như là một người trưởng thành. Trong lúc đó các em luôn muốn được khẳng định mình, muốn chứng tỏ mình, muốn được người khác công nhận… Tuy nhiên vì chưa nhận thức một cách đầy đủ, hay nói cách khác là chưa có những kĩ năng để ứng xử trong mọi tình huống nên dễ dẫn đến những suy nghĩ, những cách hành xử không đúng, không phù hợp với lứa tuổi, làm ảnh hưởng đến người khác, thậm chí còn gây hại cho bản thân mình và những người xung quanh. Chính vì thế giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông và đặc biệt là học sinh lớp 10 là vô cùng cần thiết. Vậy chúng ta có thể dạy kĩ năng sống cho các em vàolúc nào và như thế nào để có tác dụng giáo dục hiệu quả? Theo kinh nghiệm nhiều năm làm công tác chủ nhiệm của tôi đó chính là giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các tiết sinh hoạt lớp. Trong công tác chủ nhiệm, giờ sinh hoạt lớp đóng vai trò quan trọng. Đó là một hoạt động hữu ích, góp phần xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh và giúp các em phát những kĩ năng sống cơ bản. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu đó, giáo viên chủ nhiệm phải là người biết phát huy vai trò, năng lực của học sinh. Qua thực tế làm công tác chủ nhiệm, tôi nhận thấy, vì nhiều lí do khác nhau nên tiết sinh hoạt lớp chưa thực sự hiệu quả (chủ yếu giáo viên thuyết trình một chiều, tự xử lí học sinh vi phạm đến nhận xét hoạt động của lớp...) tiết sinh hoạt lớp thường năng nề, đôi lúc học sinh “sợ” tiết sinh hoạt đặc biệt đối với nhũng em thường xuyên vi phạm nội quy. Hiểu được sự cần thiết của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10, cho nên trong các giờ sinh hoạt lớp tôi luôn lồng ghép những chủ đề đã được lựa chọn và chuẩn bị kĩ để thông qua những tiết sinh hoạt các em có thêm được những kĩ năng cần thiết và giúp cho việc giáo dục học sinh đạt hiệu quả hơn. 3
  6. Với những mong muốn đó, cùng với những trải nghiệm và kết quả đạt được trong công tác chủ nhiệm, đặc biệt là công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinnh lớp chủ nhiệm, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài sáng kiến: “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 thông qua các tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề” II.Mục đích nghiên cứu: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 thông qua các tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề nhằm giúp các em học sinh: - Có khả năng giao tiếp, ứng xử một cách linh hoạt và đạt hiệu quả cao. - Làm chủ được bản thân, sống tự tin, năng động. - Biết cách ứng phó với những tình huống khó khăn trong cuộc sống. - Biết cách giải quyết những mâu thuẫn trong cuộc sống một cách dễ dàng. - Sống có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với cộng đồng. - Biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ mọi người. - Luôn biết kiềm chế cảm xúc, làm chủ được những hành vi ứng xử của bản thân. Đồng thời qua đó tạo hứng thú cho học sinh trong giờ sinh hoạt lớp, góp phần xây dựng “trường học thân thiện, lớp học hạnh phúc “ III.Đối tượng nghiên cứu: Với dung lượng một đề. tài nhỏ, tôi xin chia sẻ một số chủ đề mà tôi đã từng thực hiện cho lớp chủ nhiệm 10A4 thông qua các tiết sinh hoạt lớp trong năm học 2022-2023 IV.Phương pháp nghiên cứu: - Để thực hiện đề tài, tôi sử dụng một số phương pháp sau: + Phương pháp thực hiện sư phạm: thiết kế các hoạt động trò chơi, văn nghệ sinh hoạt theo từ chủ đề từng tháng hoặc từng tuần. + Phương pháp quan sát: quan sát thái độ học sinh trong các tiết sinh hoạt đánh giá hiệu quả chủ đề + Phương pháp phân tich dữ liệu: để chứng minh những ưu điểm, nhược điểm, thành công và hạn chế trong quá trình thực hiện. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm V. Điểm mới trong sáng kiến Trong phương pháp sinh hoạt lớp truyền thống, giáo viên chủ nhiệm chủ yếu nhận xét, nhắc nhở, xử lý các vi phạm trong tuần và triển khai kế hoạch trong tuần tới. Nội dung sinh hoạt lớp lặp đi lặp lại, nhàm chán, thiếu đa dạng, không khí nặng nề, chưa tạo được môi trường vui chơi giải trí, thoải mái cho học 4
  7. sinh và chưa rèn luyện được những kĩ năng sống cần thiết. Vì vậy, từ kinh nghiệm thực tế của một giáo viên chủ nhiệm ,ở đề tài này tôi chia sẻ một số cách thức tổ chức sinh hoạt lớp theo chủ đề để tăng tính hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào những hoạt động tích cực để từ đó góp phần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 10 . B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Kĩ năng sống là gì? Khái niệm kỹ năng sống là tập hợp các hành vì tích cực và khả năng thích nghi cho phép mỗi cá nhân đối phó hiệu quả với các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày . Ðây là tập hợp các kỹ năng mà con người tiếp thu qua giáo dục hoặc trải nghiệm trực tiếp , dùng để xử lý các vấn đề và trả lời các câu hỏi thường gặp trong đời sống ( Wiki ) Kỹ năng sống hiện nay được hiểu theo nhiều quan điểm khác nhau , ví dụ như : Khái niệm theo Unesco: là năng lực của mỗi cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày Khái niệm theo WTO : là những kỹ năng mang tính chất tâm lý xã hội và kỹ năng giao tiếp được vận dụng nhiều trong các tình huống hằng ngày . Với mục đích là để tương tác có hiệu quả với mọi người và giải quyết tốt những vấn đề , tình huống của cuộc sống . Nói một cách chung nhất , kỹ năng sống không chỉ là nhận thức , mà là cách vận dụng kiến thức đã tích lũy được vào việc xử lý các tình huống thực tiễn với hiệu quả cao nhất , qua đó mà cuộc sống của con người trở nên ý nghĩa, vui vẻ hơn 2. Những kĩ năng sống cần giáo dục cho hoạc sinh lớp 10 Qua nghiên cứu tìm hiểu tôi nhận thấy có một số kĩ năng sống cần thiết cần có ở học sinh THPT là : 1. Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời 2. Kỹ năng tự phục vụ bản thân , rèn luyện sức khoẻ 3. Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả 4. Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc 5. Kỹ năng nhận thức và đánh giá bản thân 6. Kỹ năng giao tiếp ứng xử 7.Kỹ năng hợp tác, chia sẻ 8. Kỹ năng thể hiện tự tin tước đám đông 5
  8. 9. Kỹ năng đối điện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống 10. Kĩ năng đánh giá người khác II.CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thực trạng tiết sinh hoạt lớp trong trường THPT Tiết sinh hoạt lớp, theo điều lệ trường phổ thông là một tiết học chính khoá trong tuần, do giáo viên chủ nhiệm phụ trách. Nhưng trên thực tế hầu hết như tiết sinh hoạt lớp đối với học sinh rất nặng nề, không thích thú, đôi khi tiết này nhìn giống như một phiên tòa, vì ở đó có người thưa, người kiện., người khiếu nại, người thắc mắc... rồi xử, rồi phạt, rồi còn có cả cãi vã. Giáo viên chủ nhiệm nếu không có kinh nghiệm thì rất sẽ dễ gây mất đoàn kết trong lớp khi giải quyết cách tình huống xảy ra giữa các học sinh trong lớp. Tiết sinh hoạt trở thành nỗi ám ảnh của những học sinh, nhất là học sinh thương hay vi phạm nội quy. 2. Sự cần thiết của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Để đáp ứng yêu cầu ngày một đi lên của xã hội hiện nay,để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nghành giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người học phát triển toàn diện về đạo đưc, trí tuệ, thể chất , thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, giúp con người có thể thành công cũng như đương đầu với sự biến động, cám dỗ trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong những năm gần đây , trong bối cảnh kinh tế thị trường giao lưu và hội nhập, bên cạnh những thời cơ lớn là những thách thức không nhỏ.Một vấn đề gây nhiều trăn trở, lo lắng cho nhà trường ,gia đình và xã hội là tình trạng học sinh ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp, thiếu lễ độ với thầy cô giáo, với cha mẹ và người lớn tuổi; học sinh chưa có ý thức nơi công cộng, nói tục chửi bậy, nói trống không, không biết chào hỏi, không biết nói lời xin lỗi, không biết cảm ơn...thường xuyên xảy ra.Thậm chí đạo đức ,nhân cách,lối sống của nhiều thanh thiếu niên xuống cấp nghiêm trọng, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng, hiện tượng bạo lực học đường xảy ra thường xuyên trong và ngoài trường học. Lo ngại hơn là đã có nhiều học sinh không vượt qua những áp lực trong học tập, trong tình cảm, trong quan hệ bạn bè, không kiềm chế được cảm xúc mà dẫn đến suy nghĩ tiêu cực,thậm chí kết thúc cuộc đời mình. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên, nhưng theo đánh giá chung của các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kĩ năng sống. Đối với học sinh lớp 10, lứa tuổi 15-16 là lứa tuổi đang hình thành nhân cách, ham hiểu biết, có ước mơ, thích tìm tòi, khám phá, muốn thử sức để khẳng định mình. Tuy nhiên sự hiểu biết xã hội của các em lại đang hạn chế, kinh nghiệm sống còn thiếu, suy nghĩ còn bồng bột, nông cạn...nên dễ bị lôi kéo, dễ bị kích động, sa ngã. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập và cơ chế thị trường, các em thường xuyên phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, áp lực...nếu thiếu kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào những hành vi tiêu cực, 6
  9. bạo lực, sống ích kỉ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách... Từ những vấn đề thực tiễn rất nhức nhối trên, với vai trò là một giáo viên chủ nhiệm, với tinh thần trách nhiệm, tôi thấy mình cần phải thực hiện giảng dạy kĩ năng sống cho các học sinh, trước hết là lớp chủ nhiệm để các em thích ứng với những tinh huống phức tạp trong cuộc sống. III.GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu đối tượng học sinh trong lớp Nhà giáo dục học Usinxloi nói “ Muốn giáo dục con người mọi mặt thì phải hiểu con người về mọi mặt”. Công tác chủ nhiệm đòi hỏi phải hiểu học sinh một cách đầy đủ, cụ thể và toàn diện để có thể lựa chọn những phương pháp phù hợp, có khả năng mang lại hiệu quả cao nhất. Việc tìm hiểu học sinh giúp giáo viên chủ nhiệm nắm được tình hình mọi mặt của lớp, từ đó đưa ra nội dung và giải pháp phù hợp nhất. Đầu năm học, khi nhận lớp, tôi đã lên kể hoạch tìm hiểu đối tượng học sinh về các mặt như: hoàn cảnh gia đình, kết quả rèn luyện đạo đức, học tập năm lớp 9, thành tích đã đạt được, chức vụ cán bộ lớp, có năng khiếu lĩnh vực nào? Có sở thích, ước mơ, nguyện vọng ra sao, có khó khăn gì?, định hướng nghề nghiệp trong tương lai…Để nắm rõ những thông tin này, tôi cho các em điền vào “Phiếu điều tra tìm hiểu học sinh”. Ngoài ra, để hiểu được tính cách, thái độ, hành vi, cách ứng xử giao tiếp của học sinh với bạn bè, thầy cô,… giáo viên chủ nhiệm cần phải tìm hiểu nhiều kênh khác nữa. Chẳng hạn như từ phía phụ huynh, bạn bè học sinh, các giáo viên bộ môn. Đặc biệt, tôi chú ý quan sát hành vi, ứng xử của các em trong giờ học và ngoài giờ học, trong các giờ ra chơi và các hoạt động tập thể… Qua quan sát, tôi nhận thấy có những em rất nhanh nhẹn, hoạt bát, nhiệt tình, mạnh dạn thể hiện năng khiểu, sở thích, cá tính, bên cạnh đó có nhiều em chưa có kĩ năng giao tiếp ứng xử với bạn bè, thầy cô, chưa có ý thức tự giác trong công việc, có những học sinh nhút nhát, chậm chạp, tự ti, không mạnh dạn, ít tham gia các hoạt động tập thể, đặc biệt nhiều học sinh còn vi phạm nội quy, nói tục, chửi bậy, đi chậm, hút thuốc và dễ nổi nóng,…Qua nhiều kênh khác nhau, tôi đã tìm hiểu và phân loại được đối tượng học sinh, từ đó lập kế hoạch giáo dục, lựa chọn các chủ đề thích hợp để đào tạo kĩ năng sống cho học sinh. 2. Lập kế hoạch – Lựa chọn các chủ đề: Giáo viên cần quan sát nhu cầu ý thức của học sinh để xây dựng chủ đề phù hợp. Nội dung chủ đề phải mang tính thời sự gắn với hoạt động chủ điểm tháng, gắn với các ngày lễ lớn, các sự kiện kinh tế, lịch sử, văn hóa, xã hội....đang diễn ra ở địa phương, trong nước, thế giới. Nội dung chủ đề cũng có thể gắn với các hoạt động phong trào lớp, các vấn đề liên quan đến hoàn cảnh, đặc điểm tâm lí, tính cách của lớp chủ nhiệm. Nói chung chủ đề phải gần gũi thiết thực, phù hợp với đối tượng, phù hợp với hoạt động thực tiễn của nhà trường. 7
  10. Một tháng chỉ nên tổ chức một hoặc hai chủ đề để tránh sự nhàm chán ở học sinh, các công việc chuẩn bị chia ra cho các nhóm đảm nhận. Giáo viên có thể thay đổi chủ đề, thay đổi thời gian thực hiện sao cho phù hợp với đặc điểm lớp.  Dưới đây là một số chủ đề có thể thực hiện trong tiết sinh hoạt lớp: TT Chủ đề Tháng Ghi chú 1 Học sinh với văn hóa ứng xử 9 2 Hãy nói lời yêu thương 10 3 Tri ân 11 4 Uống nước nhớ nguồn 12 5 Tình bạn 2 6 Tương lai nằm trong tay bạn 3 7 Tôi tự tin 4 3. Cách thức thực hiện: Một nội dung luôn được triển khai trong tiết sinh hoạt lớp là thực hiện tổng kết cuối tuần. Nội dung tổng kết là đánh giá lại các hoạt động trong tuần và triển khai kế hoạch tuần tới. Giáo viên chủ nhiệm cố gắng thực hiện khoảng 15 phút. Ban cán sự sẽ báo cáo nhiệm vụ của mình đã được giáo viên chủ nhiệm phân công ngay từ đầu năm học. Cuối cùng giáo viên chủ nhiệm tổng kết, đánh giá kết quả tuần học và triển khai nội dung công việc của tuần tiếp theo. Thời gian còn lại giáo viên chủ nhiệm tổ chức sinh hoạt theo chủ đề đã chuẩn bị. Sau đây là một số cách thức tổ chức sinh hoạt lớp theo chủ đề để rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh : 3.1. Kể chuyện theo chủ đề Chuyện kể trong trường hợp này như để minh họa cho nội dung đang bàn đến. Khi dùng chuyện kể, ta sẽ không cần giải thích, phân tích nhiều, vì bản thân câu chuyện là từ cuộc sống và đã giải thích tất cả những điều ta đang nói đến. Nó như một chứng từ trong cuộc sống để minh họa cho vấn đề đang thảo luận. Phương pháp kể chuyện có thể thực hiện do giáo viên kể cho học sinh nghe hoặc học sinh kể cho giáo viên và các bạn cùng nghe. 8
  11. Thông qua phương pháp kể chuyện có thể phát hiện thêm những năng khiếu về khả năng kể chuyện, về giọng đọc truyền cảm, về khả năng diễn xuất của học sinh, hay khả năng dựng hoạt cảnh, chuẩn bị đạo cụ,… Thông qua phương pháp kể chuyện cũng khơi gợi suy tư, cảm xúc, thái độ nhận thức và hành động của học sinh tùy theo nội dung của câu chuyện hay tính cách hoặc hành động của nhân vật,… Thực hiện giáo dục kỹ năng sống thông qua phương pháp kể chuyện đòi hỏi phải có nhiều sự đầu tư của giáo viên lẫn học sinh, phải có sự chuẩn bị từ trước về nội dung câu chuyện liên quan đến tình huống hay nội dung mà giáo viên muốn truyền đạt cho học sinh trong lúc giáo dục kỹ năng sống. Ðòi hỏi người giáo viên phải dành nhiều tâm huyết, đầu tư trí tuệ lẫn kinh nghiệm giảng dạy và kinh nghiệm sống cho phương pháp này. * Chủ đề minh họa Với học sinh lớp 10, ngay từ đầu năm các em sẽ được học một số quy tắc ứng xử trong giao tiếp và tôi đã vận dụng vào trong tiết sinh hoạt lớp gắn với chủ đề . Chủ đề tháng 9: HỌC SINH VỚI VĂN HÓA ỨNG XỬ (Có giáo án thể nghiệm : Word, PP) * Mục tiêu giáo dục: Giáo dục cho học sinh một số kĩ năng cơ bản trong giao tiếp như biết chào hỏi, biết nói lời cảm ơn , xin lỗi.....biết cách giao tiếp, ứng xử với thầy cô, với bạn bè trong trường và ngoài xã hội * Chuẩn bị: - Giáo viên chuẩn bị hoặc giao cho học sinh các nhóm chuẩn bị trước một câu chuyện có ý nghĩa, liên quan đến chủ đề cho trước - Chia lớp thành 3 nhóm.Giáo viên giao cho mỗi nhóm chuẩn bị trước một câu chuyện + Nhóm 1: Câu chuyện về lời chào + Nhóm 2: Câu chuyện về lời xin lỗi + Nhóm 3: Câu chuyện về lời cảm ơn - Học sinh có thể tìm trên mạng, sách, báo,…. - Yêu cầu: nội dung ngắn gọn (3-5 phút) - Hình thức trình bày: có thể học thuộc để kể lại câu chuyện, có thể sắm vai để kể câu chuyện, hoặc có thể kể và quay lại video để chiếu,… 9
  12. * Cách thức thực hiện: Bước 1: Cho học sinh khởi động với trò chơi: Tìm nhanh những câu ca dao, tục ngữ về lời nói? - Chia lớp thành 2 đội, đội nào tìm được nhiều câu hơn đội đó sẽ thắng - Sau trò chơi giáo viên dẫn dắt học sinh vào chủ đề + Lời nói có vai trò, tầm quan trọng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta. Mỗi chúng ta, trong cuộc hành trình đầy chông gai phía trước, rất cần trang bị cho mình những kĩ năng sống để làm hành trang đi đến thành công, hạnh phúc. Một trong những ki năng không thể thiếu trong giao tiếp ứng xử hằng ngày, đó chính là lời nói. Và những lời đầu tiên trong giao tiếp đó chính là: lời chào, lời cảm ơn và lời xin lỗi,… Để hiểu rõ hơn vai trò, ý nghĩa của lời chào, lời cảm ơn, lời xin lỗi chúng ta hãy lắng nghe những câu chuyện sau và từ đó rút ra ý nghĩa, bài học cho riêng mình nhé Bước 2: Cho học sinh kể chuyện - Ở nội dung này, các nhóm đã chuẩn bị ở nhà. Giáo viên lần lượt gọi các nhóm lên kể chuyện. Sau mỗi câu chuyện, giáo viên đặt câu hỏi và cho học sinh rút ra ý nghĩa, bài học trong cuộc sống. * Câu chuyện của nhóm 1: LỜI CHÀO ĐÃ CỨU NỮ CÔNG NHÂN Một nữ công nhân làm việc tại nhà máy chế biến đông lạnh. Ngày hôm ấy, sau khi hoàn thành công việc, như thường lệ cô đi vào kho đông lạnh để kiểm tra một chút. Đột nhiên, cửa phòng lại bị đóng và khóa lại, cô bị nhốt ở bên trong mà không một ai biết và cô cũng không có dùng điện thoại..! Cô vừa hét khản cổ họng vừa đập cửa với hy vọng có người nghe được tiếng mình mà đến cứu nhưng vẫn không có ai nghe thấy. Lúc này tất cả công nhân đã tan ca, toàn bộ nhà máy đều yên tĩnh. Sau 6 giờ chiều hôm ấy, nữ công nhân lạnh cóng người, tuyệt vọng và đau khổ… Đang lúc cô tưởng như không chịu đựng được nữa thì bất ngờ được người bảo vệ đến mở cửa cứu ra ngoài. Hôm sau, cô gái hỏi người bảo vệ tại sao lại biết mình ở trong đó để đến mở cửa, mặc dù đây không phải khu vực mà ông ấy quản lý. Người bảo vệ trả lời: "Tôi làm việc ở nhà máy này đã 35 năm rồi. Mỗi ngày đều có mấy trăm công nhân ra ra vào vào.Nhưng cô là người duy nhất mà ngày nào sáng sớm đi làm cũng chào hỏi tôi và buổi tối tan làm lại chào tạm 10
  13. biệt tôi trong khi có rất nhiều người xem như không nhìn thấy tôi vậy!Hôm nay, tôi biết rõ ràng buổi sáng cô có đi làm bởi vì sáng sớm cô còn nói "cháu chào bác!" Nhưng sau khi tan làm buổi chiều, tôi lại không nghe thấy tiếng cô chào: "Tạm biệt bác, hẹn ngày mai gặp lại!" Thế là tôi quyết định đi vào trong nhà xưởng tìm xem xem thế nào.Tôi đi đến những chỗ góc hẻo lánh tìm cô và cuối cùng lại nghe thấy tiếng khóc và tìm thấy cô ở trong kho đông lạnh…" - Sau khi học sinh kể chuyện, giáo viên nhận xét giọng điệu, cách kể, cách diễn xuất để các em khắc phục lần sau . - Sau đó giáo viên có thể đặt câu hỏi: Có bao giờ các em tự hỏi: Lời chào có lợi ích gì? hay Tại sao gặp nhau chúng ta phải chào hỏi nhau trước?. Câu chuyện trên để lại cho ra bài học gì trong cuộc sống về cách ứng xử đối với những người xung quanh? Gặp thầy cô, người lớn tuổi, chúng ta phải chào như thế nào? Một lời chào lễ phép, lịch sự thường dùng từ nào ở cuối câu? Thái độ, cử chỉ khi chào? Nếu không biết chào hỏi sẽ khiến em trở thành người như thế nào? - Học sinh thảo luận, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời - Giáo viên phân tích thêm ý nghĩa của câu chuyện và từng đáp án để các em hiểu rõ ý nghĩa quan trọng của lời chào. Từ đó rút ra bài học cho bản thân và vận dụng vào cuộc sống. * Câu chuyện của nhóm 2 : CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC ĐÈN VỠ VÀ LỜI XIN LỖI TỬ TẾ Nếu như bạn hỏi tôi: điều gì khó nói nhất? Tôi sẽ chẳng ngần ngại nói với bạn rằng: đó là lời xin lỗi. Đã bao lần chúng ta phạm lỗi mà chúng ta biết dũng cảm nhận lỗi? Bạn hãy đặt mình vào tình huống của câu chuyện tôi sẽ kể sau đây để thử nghĩa xem mình sẽ làm gì nhé! Mới đây trên mạng xã hội, một tài khoản có đăng tải những hình ảnh về 1 chiếc xe ô tô 4 chỗ quay xe không để ý đã va vào đuôi một chiếc xe Mazda 6, khiến chiếc xe bị móp đuôi và đèn bị vỡ đang đậu bên đường. Điều đáng chú ý nhất ở đây, thay vì bỏ đi để tránh việc đền bù thì anh tài xế xe khách lại có một cách hành xử văn minh. Anh đã để lại thông tin rất cụ thể bao gồm số điện thoại và địa chỉ để chủ xe Mazda có thể liên lạc để giải quyết * Câu chuyện thứ 2: Trước đó, cư dân mạng xôn xao cũng bởi hành động viết thư xin lỗi của một nam sinh lớp 11 khi vô tình làm vỡ gương xe chiếc ô tô đỗ bên đường. Những dòng chữ viết vội trên một tờ giấy dán nơi bánh xe như sau: “ Do vô tình nên cháu đâm vào gương ô tô. Cháu xin lỗi ạ. Liên lạc với cháu theo số điện thoại để cháu đền ạ…” 11
  14. Lời xin lỗi tưởng chừng như đơn giản nhưng thật khó nói ra phải không các bạn? Vậy mà cả bác tài và người bạn kia đã dũng cảm nhận lỗi và chịu trách nhiệm. Đó là những hành động đẹp đáng để chúng ta suy ngẫm.. • Sau khi học sinh kể chuyện, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Những câu chuyện trên có ý nghĩa gì? Trong cuộc sống, đã bao giờ làm sai, có lỗi với người khác em đã tự giác xin lỗi chưa? Tại sao chúng ta cần biết nói lời xin lỗi khi chúng phạm lỗi với người khác? • Học sinh thảo luận, rút ra ý nghĩa, bài học * Câu chuyện của nhóm thứ 3 MỘT LỜI CẢM ƠN CHÂN THÀNH Bỗng có ai đó đập nhẹ vào vai, tôi dừng lại, không có ai cả. Tôi đi tiếp, lại thấy có ai đó đập nhẹ vào vai. Lần này tôi quay hẳn người lại, và nhìn xuống. Thằng bé đứng ở đó, tóc nó xám màu bụi, hai gò má nhem nhuốc, nó xoa bụng, cất giọng nài nỉ: "Bánh mì, chú ơi?"... Tôi gặp thằng nhóc này vào một buổi trưa nghỉ giữa giờ làm, nó chưa thể đến 6 tuổi, có lẽ vậy, mặt mũi bẩn, đi chân đất, áo rách, tóc rối bù. Nó chẳng khác gì mấy so với những thằng nhóc lang thang trên đường phố ngoài kia. Tôi nhìn nó trong giây lát nhưng không quá để tâm, tiếp tục đi đến quán cà phê, trong đầu suy nghĩ lung tung về những công việc ở cơ quan, về bản báo cáo còn đang dang dở. Bỗng có ai đó đập nhẹ vào vai, tôi dừng lại, không có ai cả. Tôi đi tiếp, lại thấy có ai đó đập nhẹ vào vai. Lần này tôi quay hẳn người lại, và nhìn xuống. Thằng bé đứng ở đó, tóc nó xám màu bụi, hai gò má nhem nhuốc, nó xoa bụng, cất giọng nài nỉ: - Bánh mì, chú ơi? Có vẻ như một cái chạm mắt ban nãy đã khiến nó xác định được mục tiêu là tôi. Tôi không từ chối, gật đầu bảo nó đi theo, cả hai bước vào một tiệm cà phê trên phố. - Cà phê cho tôi và thứ gì đó ăn được cho cậu bạn nhỏ này. - Tôi gọi người phục vụ rồi chỉ về phía cậu nhóc. Thằng bé bèn đi đến quầy hàng và lựa chọn. Bình thường, bọn nhỏ sẽ cầm đồ ăn và bỏ đi luôn, quay trở lại đường phố nơi chúng lang thang mà không nói một lời nào. Nhưng thằng bé này lại làm tôi ngạc nhiên. Quầy giải khát khá dài, dù chung một hóa đơn nhưng người ta đặt cà phê ở đầu này và bánh ở đầu kia, nhân viên biết những thằng nhóc này sẽ cầm bánh chạy đi luôn và họ cũng không muốn cho chúng ở lại vì trông mấy thằng nhỏ khá bẩn thỉu. 12
  15. Tôi bắt đầu uống cà phê của mình và đứng dậy thanh toán sau khi uống xong. Lúc này, tôi nhìn ra cửa và phát hiện thằng nhóc vẫn còn ở đó, nó cầm bánh mì, chân kiễng lên, mắt dí vào cửa kính, quan sát. "Nó làm cái quái gì thế nhỉ?!" - Tôi khó hiểu nghĩ thầm rồi đi ra khỏi quán. Nhìn thấy tôi, nó bèn chạy vụt theo, tôi đoán rằng có lẽ nó muốn xin thêm một chai nước chăng? Nhưng không, thằng bé ngay ngắn đứng trước mắt tôi, nó ngước mắt lên rồi mỉm cười, đó thật sự là một nụ cười thành thật đến mức có thể làm trái tim bạn tan chảy, nó giơ chiếc bánh ra và nói: - Cảm ơn chú. Rồi, có vẻ lo lắng, có lẽ sợ tôi không nghe thấy, nó gãi bàn chân và kiễng chân lên, nói to hơn: - Cảm ơn chú nhiều lắm ạ! Lúc đó, nếu có thể, tôi đã mua cho nó cả tiệm đồ ăn. Nhưng trước khi tôi nói được câu gì, nó đã quay người bỏ chạy. Một câu cảm ơn này đã khiến tâm trạng của tôi lâng lâng suốt cả trưa và cứ vui vẻ lang thang trên phố đến mức muộn giờ vào làm, dẫu vậy tôi vẫn không thôi cảm thấy xúc động khi nghĩ về thằng bé. Và rồi tôi tự hỏi: nếu tôi bị xúc động đến thế chỉ bởi một cậu bé đường phố nói lời cảm ơn vì mẩu bánh mì tôi mua cho cậu ta, thì mọi người xung quanh sẽ xúc động đến đâu khi chúng ta nói những lời cảm ơn - thực sự cảm ơn - vì những gì họ đã làm cho chúng ta? • Sau khi học sinh kết thúc câu chuyện, giáo viên đặt câu hỏi: Em có suy nghĩ gì khi được nghe câu chuyện này? Câu chuyện có ý nghĩa gì? Tại sao chúng ta cần tỏ thái độ biết ơn đối với người giúp đỡ mình? • Học sinh thảo luận, rút ra ý nghĩa của lời cảm ơn và lí giải tại sao chúng ta cần tỏ thái độ biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình. • Cuối cùng, từ những câu chuyện về “lời chào”, “lời xin lỗi”, “lời cảm ơn” giáo viên nhấn mạnh nội dung chủ đề nhằm giáo dục cho các em có kĩ năng giao tiếp, ứng xử không chi với bạn bè, thầy cô ở trong trường học mà còn biết ứng xử có văn hóa đối với tât cả mọi người ở mọi lúc mọi nơi. • Phương pháp này đem lại hiệu quả giáo dục rất lớn mà giáo viên không phải “nói nhiều”, “giáo huấn nhiều” mà các em vẫn có thể rút ra được nhiều bàihọc cho chính mình và tự vận dụng vào cuộc sống 13
  16. *Đây là một số hình ảnh trong tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm 10A4 *Chủ đề: HỌC SINH VỚI VĂN HÓA ỨNG XỬ 3.2 Tổ chức hoạt động văn nghệ theo chủ đề nhân các ngày lễ lớn Nhà văn Nga Tônxtoi đã từng nói “ Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm”.Đúng vậy văn nghệ là một hoạt động rất đặc trưng thể hiện tâm hồn, tình cảm của con người . Nó có khả năng làm cho con người vui vẻ, yêu đời, tràn đầy sinh lực.Khi con người cất lên lời ca tiếng hát sẽ giúp tâm hồn họ thư thái và có nhiều trải nghiệm thú vị, nhờ đó nó sẽ tăng hiệu quả học tập và làm việc. Ở trường học , trong các ngày lễ lớn nhà trường thường phát động phong trào văn nghệ thi đua giữa các chi đoàn nhưng hầu như chỉ chọn những em có năng khiếu nổi trội múa hát tham gia mà thôi. Vì vậy khi giáo viên tổ chức ở trong lớp học thì tất cả các học sinh đều phải tham gia .Chính vì thế sẽ tạo nên tinh thần đoàn kết, thông qua văn nghệ các em học sinh sẽ tự giác hòa đồng, gắn 14
  17. kết và chia sẻ cùng nhau những yêu cầu đặt ra của hoạt động. Từ đó còn có thể phát hiện ra những năng khiếu âm nhạc mà các em chưa có cơ hội thể hiện.. Hoạt động này làm cho học sinh trở nên tích cực hơn, hòa đồng hơn và các em sẽ thấy vui vẻ, yêu đời, yêu cuộc sống hơn đặc biệt sau những giờ học mệt mỏi, căng thẳng, giảm đi áp lực trong học tập cho các em. Do vậy việc áp dụng phương pháp tổ chức hoạt động văn nghệ vào giáo dục kỹ năng sống là một trong những cách làm luôn đem lại hiệu quả khả quan . • Chủ đề minh họa: Nhân ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12, tôi đã triển khai chủ đề sau Chủ đề tháng 12: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN (Có giáo án PP trong đĩa) * Mục tiêu giáo dục: Nâng cao nhận thức cho học sinh về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam về truyền thống chống giặc ngoại xâm của các anh hùng. Đồng thời giáo dục cho học sinh lòng tự hào, lòng biết ơn công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ. Từ đó giúp học sinh ý thức được trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, từ đó ra sức học tập, tích cực tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa * Chuẩn bị: - Giáo viên giao cho học sinh chuẩn bị nội dung sau: + Tìm hiểu lịch sử và ý nghĩa của ngày truyền thống Quân đội Nhân dân Việt Nam + Tập những ca khúc cách mạng: Hát mãi khúc quân hành, Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Đất nước trọn niềm vui, Hào khí Việt Nam, Bác đang cùng chúng cháu hành quân, Khát vọng tuổi trẻ + Cử học sinh trang trí bảng + Cử một học sinh viết kịch bản và dẫn chương trình( Phần này nên giao cho lớp trưởng hoặc bí thư) * Cách thức tiến hành: - Bước 1:Lớp trưởng dẫn chương trình Đã có một thời kì, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội cụ Hồ trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca và âm nhạc: “Đời mình là một khúc quân hành Đời mình là bài ca chiến sĩ Ta ca vang triền miên qua tháng ngày Lượn bay trên núi đồi biên cương tới nơi đảo xa...’’ 15
  18. Đó là những năm tháng hào hùng của lịch sử dân tộc, đó là những năm tháng không thể nào quên.Những chàng trai,những cô gái họ mang trong mình khát vọng, lí tưởng lớn, họ đã ra đi và có những người lính họ đã mãi mãi không trở về: “ Có người lính Mùa thu ấy ra đi từ mái tranh nghèo Có người lính Mùa xuân ấy ra đi từ đó không về” Vâng! Họ đã ra đi và mãi mãi không trở về, nhưng họ là những người làm nên lịch sử, trở thành những nhân vật chính của lịch sử . Và dù ở bất cứ thời đại nào, những người lính, những anh bộ đội cụ Hồ vẫn luôn là những con người dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng hi sinh vì đất nước Chúng ta, là những người con được sinh ra trong thời đại hòa bình, cảm thấy thật hãnh diện, tự hào và vô cùng biết ơn những thế hệ cha anh đã cống hiến tuổi thanh xuân của mình để giải phóng đất nước Nhân ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12, chúng ta hãy cùng nhau ôn lại những năm tháng hào hùng để qua những giai điệu, những lời ca, tiếng hát chúng ta sẽ yêu hơn cuộc sống này và sống có ý nghĩa hơn các bạn nhé. Nào bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau hát một ca khúc về khát vọng của tuổi trẻ các bạn nhé Bước 2: Cho học sinh khởi động bằng bài hát tập thể : “Khát vọng tuổi trẻ” Bước 3: Tổ chức cho học sinh trò chơi ô chữ 1, Người anh hùng nhỏ tuổi nhất hi sinh lúc 14 tuổi là ai? (7 chữ) - Kim Đồng 2, Huyền thoại về một cô gái vùng đất đỏ đã hi sinh lúc 19 tuổi là ai? - Chị Võ Thị Sáu 3, Người chiến sĩ trước khi hi sinh đã hô to “Hãy nhớ lấy lời tôi: Đả đảo để quốc Mỹ! Hồ Chí Minh muôn năm” là ai? - Nguyễn Văn Trỗi 4, Ai là vị tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam? - Võ Nguyên Giáp - Bước 4: Cho học sinh thuyết trình nội dung: Tìm hiểu về ngày truyền thống Quân đội Nhân dân Việt Nam - Bước 5: Tổ chức thi hát tập thể những ca khúc Cách mạng + Tổ 1: Biết ơn chị Võ Thị Sáu + Tổ 2: Hát mãi Khúc quân hành + Tổ 3: Bác đang cùng chúng cháu hành quân + Tổ 4: Cô gái mở đường 16
  19. - Kết thúc cuộc thi, giáo viên nhấn mạnh nội dung hoạt động nhằm giáo dục cho các em lòng biết ơn, lòng tự hào những người đã hi sinh, biết ơn những thế hệ trước đã cống hiến tuổi trẻ, thanh xuân của mình cho Tổ quốc. Từ đó ra sức học tập, rèn luyện để xứng đáng với sự hi sinh của anh hùng, chiến sĩ - Hoạt động này sẽ giúp các em giải tỏa được những căng thẳng trong quá trình học tập, là sợi dây gắn kết tình cảm tuổi học trò, nâng cao tinh thần đoàn kết tập thể. Bên cạnh đó còn phát huy được sở trường, năng khiếu của bản thân như ca hát, đàn, sáo, dẫn chương trình, cách thiết kế trò chơi,… *Đây là một số hình ảnh tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm 10A4 Chủ đề tháng 12: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN 17
  20. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2