intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kĩ năng ứng phó với Body Shaming cho học sinh THPT miền núi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

37
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng và những biện pháp hữu hiệu giáo dục kĩ năng ứng phó với nạn Body Shaming ở trường THPT Tương Dương 1.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kĩ năng ứng phó với Body Shaming cho học sinh THPT miền núi

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: GIÁO DỤC KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI BODY SHAMING CHO HỌC SINH THPT MIỀN NÚI Lĩnh vực: Kĩ năng sống Nhóm tác giả: 1. NGUYỄN THỊ THU HẰNG - Tổ Ngữ văn - SĐT: 0915 602 927 2. TRẦN THỊ THÙY DUNG - Tổ Tự nhiên - SĐT: 0392 692 511 Nghệ An, tháng 04 năm 2023.
  2. MỤC LỤC NỘI DUNG DANH MỤC Trang MỤC LỤC DANH MỤC THỐNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 I. Lý do chọn đề tài 1 II. Mục đích nghiên cứu 2 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 IV. Phương pháp nghiên cứu 2 V. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 VI. Những đóng góp của đề tài 2 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 3 1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 3 1.1. Ứng phó 3 1.2. Body shaming 3 1.2.1. Khái niệm Body shaming 3 1.2.2. Các hình thức Body Shaming. 3 1.2.3. Nguyên nhân của Body Shaming 6 1.2.4. Những ảnh hưởng của Body Shaming đến học tập và đời sống. 7 1.2.5. Một số cách ứng phó khi bị Body Shaming. 9 1.2.5.1. Về phía người Body shaming. 9 1.2.5.2. Về phía nạn nhân của Body shaming 9 1.2.6. Mức độ xử phạt khi thực hiện Body Shaming người khác. 12 2. Đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thông. 14 3. Đặc điểm của học sinh THPT miền núi. 15 4. Vai trò của Nhà trường, GVCN trong vấn đề giáo dục kĩ năng ứng 16 phó với Body Shaming cho học sinh THPT. 4.1. Vai trò của Nhà trường. 16 4.2. Vai trò của GVCN. 16 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NẠN BODY SHAMING TẠI 17 TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 1. 1. Mức độ bị Body shaming của HS trường THPT Tương Dương 1. 17
  3. 2. Các hình thức Body shaming của HS THPT Tương Dương 1. 18 3. Các dạng Body shaming thường gặp ở HS THPT Tương Dương 1. 18 4. Cách ứng phó khi bị Body Shaming của học sinh trường THPT 20 Tương Dương 1. CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG ỨNG 21 PHÓ VỚI BODY SHAMING CHO HỌC SINH THPT MIỀN NÚI. 1. Giải pháp thứ nhất: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về Body 21 Shaming thông qua ứng dụng Mạng xã hội. 1.1. Thành lập trang Fanpage “Phòng chống Body Shaming - THPT 21 Tương Dương 1”. 1.2. Mở kênh tư vấn online. 22 1.3. Kết nối với Phụ huynh qua nhóm chat. 25 2. Giải pháp thứ hai: Tổ chức chiến dịch “Nói không với Body 26 Shaming”. 2.1. Thiết kế kế hoạch cho chiến dịch. 26 2.2. Tổ chức thực hiện. 28 2.2.1. Tổ chức cuộc thi viết bài tìm hiểu về Body Shaming. 28 2.2.2. Tổ chức cuộc thi vẽ tranh, Pano tuyên truyền về phòng chống 29 Body Shaming. 2.2.3. Tổ chức cuộc thi dựng video clip tuyên truyền về phòng chống 30 Body Shaming. 2.3. Tổng kết chiến dịch. 31 3. Tổ chức chuyên đề “Kĩ năng ứng phó với Body Shaming” thực hiện 31 trong tiết sinh hoạt lớp. 3.1. Thiết kế chuyên đề. 31 3.2. Tổ chức thực hiện. 35 3.3. Đánh giá. 37 CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 38 1. Phân tích định tính. 38 2. Phân tích kết quả định lượng. 38 3. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất đối 40 với đề tài nghiên cứu. 4. Hiệu quả của đề tài. 44 PHẦN 3. KẾT LUẬN 44 I. Kết luận chung. 44 1. Quá trình nghiên cứu. 44
  4. 2. Ý nghĩa của đề tài. 44 3. Phạm vi và nội dung ứng dụng. 45 II. Kiến nghị, đề xuất. 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 PHỤ LỤC Phụ lục 01 Phụ lục 02 Phụ lục 03 Phụ lục 04 Phụ lục 05 DANH MỤC THỐNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT STT Viết đầy đủ Viết tắt 1 Trung học phổ thông THPT 2 Dân tộc thiểu số DTTS 3 Mạng xã hội MXH 4 Học sinh HS 5 Sáng kiến kinh nghiệm SKKN 6 Giáo viên GV 7 Tương Dương 1 TD1 8 Công nghệ thông tin CNTT 9 Kinh tế-xã hội KT-XH 10 Nghị định-chính phủ NĐ-CP 11 Quyết định-Bộ giáo dục và đào tạo QĐ-BGDĐT 12 Ban giám hiệu BGH 13 Giáo viên chủ nhiệm GVCN
  5. DANH MỤC THỐNG KÊ CÁC BẢNG STT Ký hiệu Tên bảng Trang Mức độ bị Body shaming của HS trường THPT 1 Bảng 1 17 Tương Dương 1. Các hình thức Body shaming ở trường THPT 2 Bảng 2 18 Tương Dương 1. Các dạng Body shaming ở HS trường THPT 3 Bảng 3 18 Tương Dương 1. Các cách ứng phó khi bị Body shaming của HS 4 Bảng 4 19 THPT Tương Dương 1. Mức độ HS THPT Tương Dương 1bị Body 5 Bảng 5 38 shaming sau thực nghiệm Các cách ứng phó khi bị Body shaming của HS 6 Bảng 6 39 THPT TD1 sau thực nghiệm. 7 Bảng 7 Đánh giá sự cấp thiết của các giải pháp đề xuất. 42 8 Bảng 8 Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất. 43 DANH MỤC THỐNG KÊ CÁC HÌNH – BIỂU ĐỒ STT Ký hiệu Tên hình Trang 1 Hình 1 Minh họa khái niệm Body shaming. 3 2 Hình 2 Minh họa hình thức miệt thị ngoại hình người 4 khác trên MXH. 3 Hình 3 Hoa hậu bị Body shaming trên mạng xã hội. 4 4 Hình 4 Minh họa hình thức tự miệt thị ngoại hình bản 5 thân. 5 Hình 5 Sơ đồ các dạng miệt thị ngoại hình. 6 6 Hình 6 Sơ đồ hậu quả của Body shaming. 9 7 Hình 7 Sơ đồ minh họa các cách ứng phó khi bị Body 12 shaming. 8 Hình 8 Các mức xử phạt với hành vi Body shaming. 14
  6. 9 Hình 9 Biểu đồ mức độ bị Body shaming của HS THPT 17 Tương Dương 1. 10 Hình 10 Biểu đồ các hình thức Body shaming của HS 18 THPT Tương Dương 1. 11 Hình 11 Biểu đồ các dạng Body shaming của HS THPT 18 Tương Dương 1. 12 Hình 12 Biểu đồ các cách ứng phó khi bị Body shaming 20 của HS THPT TD1. 13 Hình 13 Trang Page “Phòng chống Body shaming 22 THPT TD1”. 14 Hình 14 Sơ đồ những yêu cầu cơ bản về đạo đức 24 trong tư vấn, hỗ trợ HS. 15 Hình 15 Hình ảnh tư vấn online HS bị Body shaming. 25 16 Hình 16 Hình ảnh tuyên truyền trên nhóm lớp, hội phụ 26 huynh. 17 Hình 17 Một số bài dự thi tìm hiểu về Body shaming 29 18 Hình 18 Tranh vẽ tuyên truyền của HS. 29 19 Hình 19 Hình ảnh cắt ra từ sản phẩm video clip tuyên 30 truyền. 20 Hình 20 Các slide bài giảng chuyên đề: Kĩ năng ứng phó 35 với Body shaming. 21 Hình 21 Hoạt động khởi động. 35 22 Hình 22 Hoạt động hình thành kiến thức. 35 23 Hình 23 HĐ Luyện tập: Một số tình hưống HS bị Body 36 shaming được GV tư vấn. 24 Hình 24 HĐ Luyện tập: Thực hành xử tình huống bị Body 36 shaming 25 Hình 25 Vận dụng: Thiệp handmade “Nói không với 36 Body shaming”. 26 Hình 26 HS nêu cao thông điệp của tiết sinh hoạt chủ đề: 37 Kĩ năng ứng phó với Body shaming
  7. 27 Hình 27 Biểu đồ đối chiếu mức độ bị Body shaming của 39 HS THPT TD1 trước và sau thực nghiệm. 28 Hình 28 Biểu đồ đối chiếu cách ứng phó với Body 40 shaming của HS THPT TD1 trước và sau nghiệm.
  8. PHẦN 1. MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Hiện nay, tỷ lệ thuận với sự phát triển nhanh chóng của Internet và mạng xã hội, những chuẩn mực về cái đẹp cũng không ngừng thay đổi nhằm bắt kịp xu hướng thẩm mỹ của cộng đồng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân sâu xa tạo ra một hiện tượng nguy hiểm được mang tên “miệt thị ngoại hình” (Body Shaming). Miệt thị ngoại hình hay Body Shaming là một trong những hình thức hạ thấp danh dự người khác nhưng lại luôn được biện minh dưới danh nghĩa “chỉ là trò đùa mà thôi”. Nạn nhân của những “trò đùa” này thường cảm thấy đau khổ, tiêu cực, đánh mất sự tự tin, xấu hổ, mặc cảm, dần tự tách biệt bản thân, thậm chí rơi vào trầm cảm bởi những lời trêu chọc đầy ác ý từ những người xung quanh. Vấn nạn này bùng phát vô cùng mạnh mẽ trong những năm gần đây dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng con người. Điều đáng lo ngại hơn hết là mọi người vẫn chưa thật sự nhận ra mức độ nghiêm trọng của “miệt thị ngoại hình” và vẫn để nó tiếp tục phát triển theo hướng ngày một phức tạp hơn. Vì thế, ngay lúc này đây chúng ta cần phải có những giải pháp để ngăn chặn triệt để hành vi tiêu cực này, không để nó có cơ hội tác động xấu đến bất kỳ cá nhân nào cũng như các mối quan hệ trong xã hội. Ở lứa tuổi học sinh THPT, có thể nói các em còn rất dễ bị tác động bởi cảm xúc tiêu cực, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Với việc tiếp xúc rộng rãi với mạng internet, sự phát triển của các trang mạng xã hội, một số bộ phận học sinh dần “lệch chuẩn” trong suy nghĩ và hành động, các em sẵn sàng tấn công người khác bằng nhiều hình thức, trong đó có Body Shaming. Khi đối mặt với Body Shaming, phần lớn HS không biết cách tự điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực, dẫn đến bất ổn về tâm lí, thậm chí có em đã tìm đến cái chết như một giải thoát. Do vậy, việc trang bị cho các em các kĩ năng ứng phó khi bị Body Shaming là một điều vô cùng cần thiết. Trường THPT Tương Dương 1 đóng ở địa bàn miền núi, thuộc vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. HS phần lớn là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Các em có nhiều hứng thú với vấn đề mới của cuộc sống nhưng lại hạn chế về giao tiếp, khả năng phán đoán chưa cao, tính thích ứng với môi trường chưa tốt, thụ động với vấn đề cuộc sống đặt ra và thiếu hụt các kỹ năng sống cơ bản. Nhiều em đã trở thành nạn nhân của Body Shaming dẫn đến ảnh hưởng tâm lí và kết quả học tập. Vì thế, cần có những giải pháp tuyên truyền, phòng chống nạn Body Shaming để giảm thiểu những hệ lụy đáng tiếc xảy ra, góp phần xây dựng môi trường an toàn, thân thiện trong trường học. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Giáo dục kĩ năng ứng phó với Body Shaming cho học sinh THPT miền núi”. 1
  9. II. Mục đích nghiên cứu Giáo dục kĩ năng ứng phó với nạn Body Shaming cho HS trường THPT miền núi. III. Đối tượng nghiên cứu Tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng và những biện pháp hữu hiệu giáo dục kĩ năng ứng phó với nạn Body Shaming ở trường THPT Tương Dương 1. IV. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến Body Shaming. - Điều tra, phỏng vấn, khảo sát, phân tích, kiểm tra đánh giá, đối chiếu kết quả. - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về kĩ năng ứng phó với Body Shaming thông qua các tiết sinh hoạt lớp, các cuộc thi, trên không gian mạng xã hội (facebook, zalo,…). V. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về Body Shaming. - Khảo sát thực trạng mức độ nhận thức, các hình thức Body Shaming, cách ứng phó khi bị Body Shaming của học sinh trường THPT Tương Dương 1. - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền thông qua mạng xã hội, các cuộc thi, các chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức và cách ứng phó với Body Shaming cho học sinh trường THPT Tương Dương 1. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm, phân tích kết quả thu được. Đánh giá hiệu quả các giải pháp giáo dục kĩ năng ứng phó với Body Shaming cho HS trường THPT Tương Dương 1. VI. Những đóng góp của đề tài - Trình bày, nghiên cứu lý luận vấn đề Body Shaming. Từ đó đề xuất, tiếp cận một số giải pháp mang lại hiệu quả trong vấn đề giáo dục kĩ năng ứng phó với Body Shaming cho học sinh THPT miền núi. - Xác định được mức độ nhận thức về Body Shaming, biểu hiện và cách ứng phó khi bị Body Shaming của học sinh THPT Tương Dương 1. Từ đó cho thấy sự cần thiết của vấn đề giáo dục HS các kĩ năng ứng phó khi bị Body Shaming. - Triển khai các giải pháp phòng chống nạn Body Shaming ở trường THPT miền núi một cách hiệu quả đã góp phần thực hiện công tác phòng chống bạo lực học đường. - Giảm thiểu các hậu quả từ nạn Body Shaming, định hình lối sống lành mạnh cho HS, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng mô hình “trường học hạnh phúc”. 2
  10. PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.1. Ứng phó Theo từ điển thuật ngữ Tiếng Việt: Ứng phó là đối phó nhanh nhạy, kịp thời với những tình huống mới, bất ngờ. Ví dụ: ứng phó với mọi âm mưu của địch, ứng phó với tình hình mới. Ứng phó với Body Shaming là sự tương tác, đối mặt, giải quyết vấn đề của mỗi cá nhân khi bị miệt thị ngoại hình. 1.2. Body Shaming 1.2.1. Khái niệm Body Shaming Body Shaming có nghĩa là chê bai, miệt thị về ngoại hình của người khác hoặc chính bản thân mình. Hiểu rõ hơn thì là có những lời nói, ngôn ngữ và suy nghĩ chê bai chế giễu về ngoại hình. Hình 1. Minh họa khái niệm Body shaming 1.2.2. Các hình thức Body Shaming Body Shaming có hai hình thức thường gặp đó là: Chê bai miệt thị người khác và chê bai miệt thị bản thân. - Chê bai, miệt thị người khác: Ở hình thức này thì chúng ta có thể dễ dàng gặp ở bất cứ đâu dù là trên mạng xã hội hay trong cuộc sống thực tế. Những câu nói chê bai miệt thị như: Béo như heo, gầy như nghiện hút, sao mày không lăn đi cho nhanh, ăn đu đủ không cần thìa,…chúng ta có thể nghe thấy rất nhiều ở bất cứ đâu.Và ngoài 3
  11. ra còn rất nhiều câu nói đáng sợ hơn, nó không chỉ gây sát thương mà còn gây ảnh hưởng đến nhân phẩm và danh dự của người khác. Ngày nay, khi mạng xã hội càng phát triển thì điều này càng phổ biến và nhiều hơn. Có khi nạn nhân bị tấn công ồ ạt bởi đám đông hùa vào Body shaming mà không cần quan tâm nạn nhân sẽ bị tổn thương ra sao. Hình 2. Hình thức miệt thị ngoại hình người khác trên MXH Hình 3. Hoa hậu Thanh Thủy bị Body shaming trên mạng xã hội 4
  12. - Chê bai miệt thị bản thân: Đối với hình thức này thì chúng ta có thể thấy ở những người tự ti. Họ cảm thấy mặc cảm và không hài lòng với ngoại hình của bản thân. Họ luôn đánh giá bản thân ở mức rất thấp, hoặc luôn so sánh bản thân với người khác. Và từ đó mỗi khi xuất hiện trước mặt mọi người và đám đông, họ luôn e ngại và luôn cố dấu đi ngoại hình của bản thân. Hình 4. Minh họa hình thức tự miệt thị ngoại hình bản thân Một số dạng miệt thị ngoại hình phổ biến như: Miệt thị thân hình, vóc dáng: chỉ vào các khiếm khuyết như béo, lùn, gầy của người khác, thậm chí còn so sánh những người này với động vật hay đồ vật… Chẳng hạn “béo như heo”, “chân như cái cột đình”.. chính là những câu Body shaming cực kỳ phổ biến. Miệt thị làn da: Nạn nhân của dạng này thường là những người có da quá đen, da nhiều mụn, da bị nám tàn nhang, đặc biệt dễ gặp ở phụ nữ hay các những người đang trong độ tuổi dậy thì dễ bị mụn. Miệt thị màu da: hay nói chính xác hơn chính là phân biệt chủng tộc. Phân biệt giữa người da đen và da trắng, da vàng chính ra nguồn gốc gây ra rất nhiều cuộc chiến về chủng tộc ở nhiều quốc gia. Face-shaming: chê bai các đường nét trên khuôn mặt người khác, chẳng hạn mặt quá to, mắt quá bé, mũi tẹt, miệng rộng, răng hô... cũng chính là một dạng của miệt thị ngoại hình. Những người thường dễ trở thành nạn nhân chính là người vượt ngoài “quy chuẩn vô hình” mà xã hội tự đề ra, chẳng hạn da đen, mập, gầy, lùn, quá cao, mũi thấp, mắt một mí, tóc xoăn… Đặc biệt với những người có các khiếm khuyết nghiêm trọng, 5
  13. chẳng hạn chân đi cà nhắc, mắt lệch, thiếu tay hay chân lại càng rơi vào nạn miệt thị ngoại hình nghiêm trọng hơn. Hiện nay, với sự phát triển của mạng xã hội, tình trạng Body shaming rất phổ biến trên internet. Không ít các diễn đàn được thành lập chỉ để miệt thị, chê bai, cười cợt những người có ngoại hình kém hoàn hảo. Đáng buồn là điều này không hề hiếm, thậm chí được thực hiện với cả những người mà họ chẳng hề quen biết. Face- Miệt thị shaming thân hình, vóc dáng Miệt thị làn da, màu da Các dạng miệt thị ngoại hình phổ biến Hình 5. Sơ đồ các dạng miệt thị ngoại hình phổ biến 1.2.3. Nguyên nhân của Body Shaming Một điều có thể gặp ở hầu hết những kẻ chuyên đi miệt thị ngoại hình người khác chính là họ không chấp nhận họ là kẻ xấu xa, và luôn có thể đưa ra hàng tá lý do để biện minh cho các hành động xấu xí của bản thân. Chẳng hạn họ không cho rằng đó là miệt thị mà là sự thật, là lời góp ý để người khác thay đổi. Tuy nhiên thái độ, từ ngữ của họ lại chẳng hề mang tính chất góp ý nhẹ nhàng như họ nói. Những kẻ tự cao, tự cho mình đúng quy chuẩn xã hội tự cho mình cái quyền coi thường và hạ thấp những người khác biệt. Thậm chí có những kẻ còn photoshop hình ảnh của những người khác một cách cố tình xấu xí hơn sau đó lan truyền nó hay tung lên cả các trang mạng xã hội để mọi người cùng nhau cười cợt với nhau. Việc bàn tán vấn đề này hay chính người chụp và chỉnh sửa các bức ảnh này được mọi người bàn tán rôm rả khiến họ cảm thấy hài lòng và tự hào với hành vi vốn cực kỳ xấu xí của mình. Có 3 kiểu người thường đi Body shaming người khác, tuy nhiên đặc điểm chung đều là những người thích soi mói, người thích lấy sự đau khổ của người khác làm niềm vui của mình. 6
  14. Người quá quan trọng về hình thức: với những người luôn thích vẻ đẹp bên ngoài, quá coi trọng hình thức, bản thân họ cũng luôn chăm sóc quá mức cho vẻ ngoài của bản thân nên họ cực kỳ khó chịu hay coi thường những người có vẻ ngoài trông bình thường, nhiều khuyết điểm. Với những người này, họ chấp nhận cho dù có nợ nần cũng phải có một vẻ ngoài chỉn chu, đẹp đẽ khi ra ngoài. Họ cũng cực kỳ coi thường hay tỏ thái độ không tốt với những người có về ngoài không giống với quy chuẩn cái đẹp của họ nên dễ dàng buông lời mang tính chất cay độc với những người mà họ không hài lòng. Người có những vướng mắc trong tâm trí: thực tế, có rất nhiều người có ngoại hình không hề đặc biệt nhưng lại đi Body shaming người khác. Nhóm này thường có xu hướng sử dụng mạng xã hội ảo để thực hiện các hành vi của bản thân. Nguyên nhân xuất phát từ chính việc họ có quá nhiều căng thẳng, áp lực , tiêu cực, tinh thần lúc nào cũng cảm thấy chán ghét tất cả mọi thứ nên họ tìm cách “xả” những bực tức của mình ra người khác. Họ sử dụng chính những lời nói cay độc, khó nghe của mình để khiến một người nào đó bị tổn thương, hoặc thậm chí họ còn cố tình tạo ra các tình huống gây tranh cãi bởi điều này có thể khiến họ thỏa mãn, xoa dịu được sự bực tức vô cớ của chính mình. Tính cách: thói quen thích đi chỉ trích, thích soi mói có thể chính là đặc trưng tính cách của một nhóm người. Họ thường rất tự cao, luôn cho rằng bản thân là nhất, cho rằng quy chuẩn của mình là đúng. Việc một ai đó chưa hoàn hảo và “được” họ “góp ý” thậm chí còn được họ cho rằng đó là vinh hạnh. Trong khi ngược lại, nếu ai đó góp ý với họ thì lại bị họ cho rằng đang ghen tị với mình. Tính cách này hình thành do yếu tố môi trường hoặc bị ảnh hưởng tính cách của những người trong gia đình. Rất nhiều người luôn cho rằng những câu nói như ” dạo này béo thế”; “không có ý gì đâu nhưng giảm cân đi”, “gầy quá có nghiện ngập gì không” là những câu bình thường, mang tính góp ý hay muốn cho người khác tốt lên, thậm chí họ còn cho rằng đó là một câu nói đùa cho vui. Tuy nhiên ranh giới hài hước và vô duyên lại cực kỳ mỏng manh, chỉ cần thay đổi tông giọng, thay bằng một từ đồng nghĩa cũng đủ để thay đổi ý nghĩa một câu nói. Đáng buồn hơn khi nếu người thực hiện Body shaming lại chính là người thân trong gia đình. Chúng ta thường cho rằng khi đã quá thân quen với nhau thì không cần phải câu nệ quá nhiều về câu từ, vì thế cứ mặc định chê xấu, béo, hôi hám mà chẳng hề nghĩ đến cảm xúc của đối phương. 1.2.4. Những ảnh hưởng của Body Shaming đến học tập và đời sống Học sinh có thể nói là lứa tuổi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của nạn Body shaming. Bởi tuổi đời các em còn nhỏ, chưa có sức đề kháng trước các tác động tâm lí, nhất là tuổi dậy thì, độ tuổi mà tâm lý trở nên nhạy cảm nhất. Các em thường dễ bị tổn thương sâu sắc trước những lời đùa cợt về ngoại hình. Khi trở thành nạn nhân Body shaming, phần lớn các em chưa biết cách để giải 7
  15. quyết vấn đề, khiến những lời xúc phạm ngoại hình trở thành nỗi ám ảnh. Các em chăm chăm vào những khiếm khuyết trên cơ thể mình; từ đó trở nên tự ti, mặc cảm, thậm chí bị trầm cảm, có trường hợp học sinh đã tìm đến cái chế như một lối thoát. Như vậy, Body shaming là hình thức bạo lực bằng lời nói, không chỉ là tổn hại tâm hồn mà nó còn có thể chấm dứt sinh mạng của một con người. Ngày nay, với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ, mạng xã hội lại trở thành một "nơi lí tưởng" cho những kẻ thích tấn công người khác, mà công cụ là ngôn từ. Đó chính là một phương tiện khiến cho nạn Body shaming càng lan rộng và khó kiểm soát. Học sinh lại là những đối tượng tham gia và hoạt động trên mạng xã hội nhiều, vì vậy cũng trở thành số đông trong những nạn nhân của Body shaming. Những người chuyên đi miệt thị, chê bai, cười cợt người khác không thể hiểu được những câu nói của họ đã gây ra những hệ lụy đáng sợ thế nào với những nạn nhân. Những ảnh hưởng cụ thể: Body shaming khiến cho nạn nhân: Đánh mất sự tự tin: khi phải nghe quá nhiều điều tiêu cực, tinh thần sẽ bị ảnh hưởng khiến ngay cả việc soi gương cũng khiến người đó cảm thấy mình thật xấu xí, đúng như những người đấy nói. Cảm giác chính bản thân mình cũng thấy mình đầy khiếm khuyết vô cùng đáng sợ, họ dần đánh mất sự tự tin, trốn tránh hiện thực và đánh mất chính mình. Tách biệt bản thân: bị Body shaming quá nhiều, những người này dần hình thành cảm giác sợ người khác nhìn mình, cảm giác rằng mọi người đang soi mói để chỉ trích họ tiếp tục nên có xu hướng dần tách biệt với tất cả. Một số nạn nhân thậm chí còn không dám ra ngoài, không dám gặp gỡ bạn bè thân thiết vì sợ ai đó sẽ lại nói về các khiếm khuyết ngoại hình của mình. Sử dụng các phương pháp làm đẹp tiêu cực: chẳng hạn ở những người bị chê béo, chê chân to có thể sử dụng các loại thuốc giảm cân hay nhịn ăn để giảm cân nhanh chóng; người bị chê đen có thể sử dụng kem trộn hay những người bị mụn có thể sử dụng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc để nhanh chóng có làn da mịn màng. Họ không có các biện pháp khoa học mà chỉ thực hiện vô tội vạ do muốn có kết quả nhanh chóng, dẫn đến ngoại hình không hề cải thiện mà thậm chí còn tồi tệ hơn. Không ít người phải cấp cứu vì thuốc giảm cân hay phải vào bệnh viện da liễu điều trị tốn rất nhiều chi phí vì hỏng da. Tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý: chứng sợ xã hội, trầm cảm, rối loạn lo âu cùng hàng loạt vấn đề tâm lý khác đều được hình thành từ chính những suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng, đau khổ kéo dài vì bị Body shaming. Họ tự cảm thấy sợ hãi chính bản thân mình, những lời chê bai của những người xung quanh cứ luôn hiện hữu trong tâm trí làm họ bị ám ảnh không thể thoát ra được. Thậm chí đã có những người tự tử vì bị miệt thị ngoại hình trong thời gian dài. Thay đổi về mặt tính cách: Từ một người năng động, hoạt bát, tích cực nhưng khi 8
  16. bị chê bai quá nhiều những người này có thể ngày càng sống khép kín, ít nói, ít chia sẻ hơn. Hay một số khác có thể có xu hướng ngày càng tiêu cực, dễ trở nên bực tức, kích động, dễ bạo lực, đặc biệt khi bị người khác trêu chọc về ngoại hình. Thực tế cũng rất nhiều trường hợp sau khi bị những người xung quanh miệt thị, trêu chọc quá nhiều dẫn tới tấn công người đó, từ nạn nhân trở thành hung thủ giết người, đây là những tình huống cực kỳ đáng buồn do không ngăn chặn nạn Body shaming kịp thời. Trên thực tế, các trường hợp bị trầm cảm hay mắc các vấn đề tâm lý khác do bị Body shaming không hề hiếm. Chẳng hạn trong nền âm nhạc Kpop, những idol luôn bị đòi hỏi phải có độ hoàn hảo cao. Việc một idol có bụng mỡ, có hình thể kém hoàn hảo, không kiểm soát được bản thân được cho là không chấp nhận được và rất dễ bị “ném đá”, chỉ trích, có thêm nhiều antifan. Bởi thế những người có tâm lý yếu, phải chịu áp lực trong thời gian dài, thường xuyên phải hứng chịu những lời nói tiêu cực cùng việc hoạt động quá cường độ rất dễ mắc các bệnh tâm lý. Hình 6. Sơ đồ hậu quả của Body shaming 1.2.5. Một số cách ứng phó với Body Shaming 1.2.5.1. Về phía người Body shaming - Cẩn thận trong từng lời lẽ, cử chỉ của bản thân để không biến những lời nói đùa của mình trở thành Body shaming với người khác. - Cần phải xem xét từng đối tượng giao tiếp cụ thể để đưa ra những lời nói, hành động vui đùa, trêu ghẹo nhất định. - Cần đặc biệt cẩn thận khi giao tiếp với các đối tượng nhạy cảm, tự ti, sống khép mình… - Cần tạo cho họ sự tin tưởng, thân thiện mà không phải sử dụng lời lẽ tiêu cực khiến những người này càng lâm vào bế tắc. 1.2.5.2. Về phía nạn nhân của Body shaming 9
  17. Có thể áp dụng một số biện pháp với nạn nhân của Body shaming như sau: Thứ nhất, biết chắt lọc ý kiến phù hợp. Ghi nhận những gì mang thực sự tính chất góp ý và bỏ ngoài tai những lời nói thiếu văn minh. Thực tế vẫn có những người có ý giúp bạn tốt hơn chỉ là cách họ thể hiện chưa thực sự tinh tế. Bạn cần chắt lọc những ý kiến có thể giúp bản thân hoàn thiện và tốt hơn thay vì chỉ chăm chăm vào những lời lẽ mang tính chất khiêu khích mình. Có những người cảm thấy rằng nỗi đau khổ của người khác lại trở thành niềm hạnh phúc của họ, vì thế việc bạn càng tức giận, càng đáp trả chỉ càng khiến họ hả hê. Đặc biệt khi mạng xã hội cho phép sử dụng tài khoản ảo thì những kẻ này càng lộng hành, vì thế bạn tuyệt đối không nên dành quá nhiều thời gian để tranh luận với những kẻ như thế. Chính những nghệ sĩ, người nổi tiếng, những người thường đối diện với nạn miệt thị ngoại hình cũng đã chia sẻ rằng đừng nên chú tâm quá nhiều đến những lời bình luận khiếm nhã. Khi bạn bỏ lơ, không chú tâm thì tự động một thời gian những kẻ đó sẽ dần chán và không quan tâm đến bạn nữa. Thứ hai, biết biến điều tiêu cực thành tích cực. Nếu theo dõi Kpop, chắc hẳn bạn sẽ biết đến cô nàng Hwasa (Mamamoo), một trong những biểu tượng đẹp lạ hàng đầu của xứ sở kim chi. Ngoại hình của cô đi ngược lại hoàn toàn với tiêu chuẩn cái đẹp của các idol xứ Hàn: da ngăm, vóc dáng đầy đặn, mắt xếch, ăn mặc quái dị. Bởi thế cô luôn là đề tài bị bàn tán, bị miệt thị về ngoại hình kể từ khi ra mắt. Thế nhưng chính vẻ đẹp độc lạ này lại khiến cô trở thành cái tên hút fan nhất, thay đổi hoàn toàn biểu tượng về cái đẹp trong mắt rất nhiều người. Không chỉ tài năng mà sức hút từ sự phá cách, phóng khoáng của cô đã biến những đường nét kém hoàn hảo của mình trở thành yếu tố giúp cô nổi bật hơn hẳn những idol cùng thời khác. Thay vì cố gắng thay đổi theo tiêu chuẩn cái đẹp chúng, sao bạn không tự biến mình trở thành một tiêu chuẩn mới? Không điều gì là không thể nếu bạn tự tin, có một cái nhìn tích cực và yêu thương chính bản thân mình. Quy chuẩn do con người đề ra và con người cũng có thể thay đổi được. Chúng ta hoàn toàn chính là người đi tiên phong làm điều này. Một cách nữa để bạn có thể dễ dàng đối diện với những lời nói miệt thị ngoại hình chính là cùng kẻ đó bàn luận về những khuyết điểm trên cơ thể mình. Chẳng hạn khi có một người nói rằng “con gái mà có chân to như cột đình” thì hãy đùa lại rằng “đùi to bụng mỡ là có tướng giàu sang”; hay ai đó chê bạn “gầy như bộ xương” thì có thể nói rằng “tiết kiệm tiền may quần áo”. Thay vì tức giận thì việc bạn thoải mái với những khuyết điểm của bản thân sẽ khiến chính người đối diện bất ngờ và không biết nói gì khác. Tuy nhiên nếu việc này diễn ra quá nhiều với mức độ tăng lên thì nghiêm túc và khẳng định rằng mình không thích, không muốn bị đề cập tới vấn đề đó với thái độ bỡn cợt như thế. 10
  18. Thứ ba, biết thay đổi bản thân phù hợp. Mỗi ngày chúng ta đều trên hành trình học hỏi và hoàn thiện bản thân hơn, việc chúng ta làm đẹp cũng chính là nhằm mục đích này. Tuy nhiên cần ghi nhớ rằng bạn thay đổi là vì chính bạn, vì cơ thể, vì sức khỏe của bạn chứ không phải bởi vì ai đó miệt thị ngoại hình. Tất nhiên những lời Body shaming có thể trở thành động lực để bạn cố hơn nhưng mục tiêu hướng tới cuối cùng vẫn là bởi chính bạn. Thực tế việc có cân nặng quá khổ, quá gầy cũng ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài hay việc có hàm răng thưa, răng hô cũng có thể ảnh hưởng tới quá trình ăn uống hằng ngày. Mặt khác thì rõ ràng, không thể phủ nhận việc có một ngoại hình tốt hơn vẫn có thể đem đến cho chúng ta nhiều lợi ích. Vậy chúng ta cần làm gì? - Luyện tập thể dục thể thao hằng ngày: Đây là điều cần thiết với tất cả mọi người, mọi ngoại hình. Trong trường hợp bạn muốn tăng/ giảm cân đúng cách hơn có thể tham khảo tập gym hay yoga để có hiệu quả tốt. Nếu bị miệt thị ngoại hình về các vấn đề da, tùy tình trạng mà bạn có thể tham khảo việc đến spa, bệnh viện da liễu hay tự chăm sóc tại nhà. Chẳng hạn nếu da mụn có thể tham khảo tìm đến bệnh viện da liễu, da sần sùi ngăm đen lâu năm thì đến spa hay chịu khó thực hiện skincare khoa học hằng ngày, chắc chắn sẽ có những kết quả tốt - Chú ý thay đổi cách ăn mặc hay kiểu tóc phù hợp với ngoại hình hơn: Chỉ cần bạn ăn mặc gọn gàng, phù hợp, sạch sẽ chắc chắn cũng làm thay đổi bề ngoài của bạn theo hướng tích cực hơn rất nhiều. - Tuyệt đối không sử dụng các biện pháp làm đẹp tiêu cực: thuốc giảm cân, kem trộn, nhịn ăn hay thẩm mỹ tại các cơ sở giá rẻ kém chất lượng. - Lựa chọn chế độ ăn uống khoa học: Ưu tiên các nhóm thực phẩm lành mạnh như rau củ, trái cây, hạn chế tối đa các loại thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, ăn đồ ăn ngọt, bia rượu… Một điều may mắn hiện nay chính là việc làm đẹp đang ngày càng trở nên phổ biến hơn, đa dạng hơn, dễ dàng hơn rất nhiều. Cho dù không có nhiều kinh phí, bạn vẫn có thể tham khảo được các tip giảm cân, chăm sóc da khoa học tại nhà dễ dàng, chẳng hạn thông qua youtube. Chỉ cần bạn dành thời gian tìm hiểu và kiên trì thực hiện thì không gì là không thể. Thứ tư, biết tìm kiếm sự giúp đỡ. Không phải ai cũng có tinh thần đủ mạnh mẽ để vượt qua những lời bàn tán, chê bai về bản thân, do đó bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ xung quanh. Mở lòng và chia sẻ những tổn thương của bản thân với một người đáng tin cậy chắc chắn sẽ mang về cho bạn những lời khuyên hữu ích để lấy lại sự tụ tin về chính mình như trước đây.Đặc biệt với các trường hợp bị bạo lực học đường, miệt thị ngoại hình tại trường lớp rất cần thông báo cho phụ huynh hay giáo viên để sớm chấm dứt tình trạng này. Rất nhiều học sinh vì không báo với gia đình đã chọn cách tự mình giải quyết bằng cách bạo lực, điều này là hoàn toàn sai trái. 11
  19. Hơn hết, hãy trò chuyện với một người tích cực, một người có thể giúp bạn nhận ra giá trị của bản thân nằm ở đâu. Mỗi chúng ta đều có một nét đẹp riêng biệt và chỉ khi nhận ra điểm mạnh của bản thân nằm ở đâu thì chúng ta mới có thể tiến đến quá trình hoàn thiện bản thân một cách nhanh chóng nhất. Thứ năm, biết nâng cao giá trị của bản thân. Ngoại hình cũng quan trọng nhưng vẻ đẹp nội tâm cũng quan trọng không kém. Chẳng hạn chúng ta cố gắng hoàn thiện bản thân vì những lời miệt thị ngoại hình của một ai đó nhưng khi vẻ ngoài đã xuất sắc hơn, có nhiều bạn bè hơn, công việc tốt hơn nhưng chúng ta lại đánh mất bản chất tốt đẹp bên trong, không còn nhiệt huyết, mất đi sự hồn nhiên thì chắc chắn cuộc sống cũng vô nghĩa trở lại. Người xưa thường nói “cái nết đánh chết cái đẹp” bởi rõ ràng một người tốt bụng, luôn giúp đỡ mọi người, luôn hoàn thành tốt trách nhiệm của mình sẽ luôn được yêu quý hơn một người chỉ đẹp chứ không biết làm gì, không biết tôn trọng người khác. Vẻ đẹp ngoại hình có thể phai tàn theo thời gian nhưng những giá trị về nhân cách, tài năng sẽ luôn ghi dấu ấn mãi mãi. Mặt khác bạn cũng hoàn toàn có thể dùng năng lực của mình để đấu tranh, chiến thắng kẻ đã miệt thị ngoại hình mình. Chẳng hạn trong một cuộc thi, bạn đứng nhất trong khi người thường trêu chọc bạn lại còn chẳng lọt vào bảng xếp hạng thì tự nhiên những người xung quanh sẽ tôn trọng, sẽ muốn kết bạn để học hỏi chứ không muốn trao đổi với kẻ thua cuộc. Trong thực tế cũng có vô vàn người có vẻ đẹp “độc lạ” thành công, chẳng hạn như diễn viên hài Minh Dự, ca sĩ Đen Vâu, bộ đôi nhóm nhạc AKMU, Rapper RM (BTS). Tất cả đều là những hình tượng tiêu biểu cho những người không có ngoại hình nổi bật, trái ngược với tiêu chuẩn cái đẹp nhưng đã dùng chính tài năng của mình khiến những người xung quanh phải ngưỡng mộ. Chắt lọc ý kiến phù hợp Biến điều Nâng cao tiêu cực giá trị của thành tích bản thân Ứng phó cực với Body shaming Tìm kiếm Thay đổi sự giúp bản thân đỡ phù hợp Hình 7. Sơ đồ minh họa các cách ứng phó với Body shaming 1.2.6. Mức độ xử phạt khi thực hiện Body Shaming người khác. - Bị phạt hành chính. 12
  20. Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác thì có thể bị phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng trừ trường hợp: - Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ thì bị phạt tiền từ 04 - 06 triệu đồng (điểm b khoản 2 Điều 21). - Xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình bị phạt từ 05 - 20 triệu đồng (Điều 54). Ngoài ra, nếu đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự và nhân phẩm cá nhân trên môi trường mạng như trên mạng xã hội (Facebook, Zalo…) thì người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng (theo điểm a khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP). Tuy nhiên, xúc phạm nhân phẩm, danh dự đến mức nào thì phải bị xử lý hành chính thì hiện chưa có văn bản nào quy định cụ thể. Tuy nhiên, có thể hiểu, việc xúc phạm nhân phẩm, danh dự là hình thức Body shaming ở mức độ rất nặng, không còn đơn thuần là những lời nói trêu ghẹo, đùa giỡn thông thường nữa. Ở đây, Body shaming khiến nhân phẩm, danh dự của nạn nhân bị xâm phạm và để lại hậu quả nghiêm trọng đến mức bị trầm cảm, thậm chí còn muốn tự tử… thì tuỳ vào từng trường hợp, người vi phạm có thể bị phạt tiền theo các mức nêu trên. - Phải chịu trách nhiệm hình sự. Ở mức độ nhẹ hơn, người Body shaming có thể sẽ chỉ bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, nếu xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì có thể phải chịu trách nhiệm về Tội làm nhục người khác hoặc Tội vu khống. Cụ thể: - Tội làm nhục người khác (Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015): Mức phạt từ cảnh cáo, phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng và nặng nhất đến 05 năm tù nếu làm nạn nhân tự sát… - Tội vu khống (Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015): Hình phạt nhẹ nhất là bịa đặt, loan tin không đún nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự người khác sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm và nặng nhất là đến 07 năm tù nếu làm nạn nhân tự sát hoặc vì động cơ đê hèn… - Phải bồi thường thiệt hại. Ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật (bị phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự), người có hành vi Body shaming người khác còn có thể phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân nếu việc Body shaming gây ra thiệt hại cho người đó. Theo Điều 592 Bộ luật Dân sự, khi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác có thể phải bồi thường thiệt hại bởi đây là một trong những vấn đề được pháp luật bảo vệ và mọi người phải có nghĩa vụ tôn trọng (căn cứ Điều 34 Bộ luật Dân sự). 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2