intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục lòng yêu nước kết hợp rèn luyện kĩ năng cho ĐVTN thông qua chuỗi hoạt động trải nghiệm: Câu chuyện lịch sử quanh em

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

20
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm góp phần giúp HS tìm hiểu những câu chuyện lịch sử xung quanh mình, giúp HS có cái nhìn sâu sắc hơn về truyền thống lịch sử của quê hương, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước; Đề tài đi sâu vào rèn luyện các kĩ năng sống cần thiết cho HS như: Kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục lòng yêu nước kết hợp rèn luyện kĩ năng cho ĐVTN thông qua chuỗi hoạt động trải nghiệm: Câu chuyện lịch sử quanh em

  1. SÁNG KIẾN GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƯỚC KẾT HỢP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN THÔNG QUA CHUỖI HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM: CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ QUANH EM Lĩnh vực: Hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp Năm thực hiện: 2022 - 2023
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐẶNG THÚC HỨA SÁNG KIẾN GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƯỚC KẾT HỢP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN THÔNG QUA CHUỖI HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM: CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ QUANH EM Lĩnh vực: Hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp Tác giả: 1. NGUYỄN THỊ THỦY – GV Tin học 2. TRẦN KHẮC THANH – GV Quốc phòng 3. NGUYỄN HOÀI PHƯƠNG – GV Công nghệ Năm thực hiện: 2022 – 2023 SĐT: 0374627663
  3. MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................... 1 1.1. Giáo dục lòng yêu nước cho ĐVTN......................................................... 1 1.2. Thái độ, cách nhìn nhận của giới trẻ cần được quan tâm .......................... 1 1.3. Hiểu biết của HS về lịch sử quanh em còn khiêm tốn .............................. 1 1.4. Vai trò của HĐTN đối với quá trình hình thành và rèn luyện kĩ năng ...... 2 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu ....................................................... 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 2 3.3. Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 2 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 B. NỘI DUNG....................................................................................................... 4 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI .................................................. 4 1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 4 1.1. Đặc trưng cơ bản của hoạt động trải nghiệm ............................................ 4 1.2. Phương pháp tổ chức HĐTN ................................................................... 4 1.3. Nguyên tắc xây dựng thành công hoạt động trải nghiệm .......................... 5 1.4. Vai trò của việc giáo dục lòng yêu nước cho ĐVTN. ............................... 6 1.5. Vai trò của việc rèn luyện kỹ năng cho ĐVTN. ....................................... 6 2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 7 2.1. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho ĐVTN tại trường THPT Đặng Thúc Hứa. ..................................................................................................... 7 2.2. Thực trạng việc rèn luyện kỹ năng của ĐVTN tại trường THPT Đặng Thúc Hứa ............................................................................................................... 8 2.3. Thực trạng hiểu biết của ĐVTN trường THPT Đặng Thúc Hứa về lịch sử quanh em. ............................................................................................................... 9 2.4. Một số nguyên nhân cơ bản .................................................................... 11 2.4.1. Nguyên nhân về tình trạng thiếu hiểu biết về lịch sử địa phương . 11 2.4.2. Nguyên nhân về thực trạng thiếu kĩ năng của ĐVTN ................... 11
  4. Chương 2. GIẢI PHÁP GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƯỚC, KẾT HỢP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG CHO ĐVTN THÔNG QUA CHUỖI HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM: CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ QUANH EM. ....................................... 14 1. Xây dựng kế hoạch hoạt động ....................................................................... 14 2. Tăng cường sự phối hợp giữa ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm và học sinh trong việc thực hiện hoạt động. ................................... 14 3. Thực hiện chuỗi các hoạt động trải nghiệm: “Câu chuyện lịch sử quanh em” ...................................................................................................................... 14 3.1. Tìm hiểu về lịch sử, truyền thống nhà trường qua nội dung: Tự hào trường Đặng. ........................................................................................................ 14 3.1.1 HĐTN chủ đề xây dựng nhà trường ............................................. 14 3.1.2. Tổ chức hội thi Rung Chuông Vàng tìm hiểu về truyền thống và lịch sử nhà trường 47 năm xây dựng và phát triển. ............................................... 16 3.2. Tuổi trẻ hướng về nguồn........................................................................ 17 3.2.1. Hành trình tìm về địa chỉ đỏ ........................................................ 17 3.2.2. Ngoại khóa: “Tuổi trẻ với câu chuyện lịch sử và tương lai” ........ 19 3.3. Tổ chức cuộc thi video: Em là phóng viên ghi lại Câu chuyện lịch sử quanh em tìm hiểu về các cựu chiến binh nhân kỉ niệm ngày truyền thống QĐND Việt Nam 22/12. ................................................................................................... 22 3.3.1 Xây dựng kế hoạch ...................................................................... 22 3.3.2 Tổ chức hoạt động ....................................................................... 23 3.3.3 Kết quả thu được.......................................................................... 23 3.4. Tổ chức cuộc thi: Khám phá di tích lịch sử quanh em dành cho các CLB trong nhà trường. .................................................................................................. 29 3.4.1 Xây dựng kế hoạch ...................................................................... 29 3.4.2 Tổ chức hoạt động ....................................................................... 30 3.4.3. Kết quả thu được của cuộc thi ..................................................... 30 4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp ............................ 32 4.1. Mục đích khảo sát ................................................................................... 32 4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ......................................................... 32 4.3. Đối tượng khảo sát.................................................................................. 32 5. Hiệu quả của sáng kiến. ................................................................................ 37 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 38 1. Kết luận ........................................................................................................... 38 2. Kiến nghị ......................................................................................................... 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 39
  5. DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Viết tắt Ý nghĩa HS Học sinh GV Giáo viên HĐTN Hoạt động trải nghiệm ĐVTN Đoàn viên thanh niên THPT Trung học phổ thông GD&ĐT Giáo dục và Đào tạọ. BGH Ban giám hiệu TDTT Thể dục thể thao BTV Ban thường vụ BCH Ban chấp hành BGK Ban giám khảo BTC Ban tổ chức GQVĐ Giải quуết ᴠấn đề RCV Rung chuông vàng CLB Câu lạc bộ
  6. A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Giáo dục lòng yêu nước cho ĐVTN Qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nước đã trở thành một trong những tài sản quý, một giá trị thiêng liêng góp phần làm nên truyền thống dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “... Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước... ”. Chính vì truyền thống ấy, trong chương trình giáo dục phổ thông 2018; lòng yêu nước là một trong những phẩm chất cần đạt được, cùng với nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Không phải ngẫu nhiên, lòng yêu nước lại được đặt vị trí đầu tiên trong 5 phẩm chất. Yêu nước là yêu thiên nhiên, yêu truyền thống dân tộc, yêu cộng đồng và biết làm ra các việc làm thiết thực để thể hiện tình yêu đó. Đặc biệt yêu nước là yêu lịch sử dân tộc hơn 4000 năm gây dựng. 1.2. Thái độ, cách nhìn nhận của giới trẻ cần được quan tâm Trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn công nghệ 4.0. Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông (THPT) có quá nhiều sự quan tâm dành cho công nghệ, cho giải trí. Một bộ phận giới trẻ có lối sống mờ nhạt, có biểu hiện quay lưng, coi thường quá khứ, thờ ơ với lịch sử dân tộc. Đây là một thực trạng rất đáng lo ngại, bởi khi hành trang chưa đủ, lòng tự tôn dân tộc còn thiếu, quên đi quá khứ, bạn không thể vươn tới tương lai; hội nhập toàn cầu. 1.3. Hiểu biết của HS về lịch sử quanh em còn khiêm tốn Công tác giáo dục lịch sử cho đoàn viên thanh niên (ĐVTN) là một việc quan trọng góp phần phát triển đạo đức, nhân cách học sinh (HS), giúp các em hiểu biết về nguồn cội. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở những bài giảng lí thuyết khô khan thì chưa thu hút và khó lưu ấn tượng lâu dài với HS. Trong các bộ môn ở trường THPT thì môn Lịch sử có một vị trí vô cùng quan trọng. Bởi lịch sử giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, tình đoàn kết quốc tế. Đồng thời học lịch sử còn bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống cho các em … Tuy nhiên, thời lượng dành cho môn học còn khiêm tốn so với nội dung kiến thức phong phú, các em có thể học thuộc và nhớ rõ những mốc thời gian quan trọng đối với các sự kiện lớn trên thế giới, trong nước nhưng lại thiếu đi sự hiểu biết về lịch sử của ngôi trường mình theo học, về những 1
  7. di tích lịch sử trên địa phương mình ở, về những người anh hùng, những cựu chiến binh là ông, bà, chú bác, là bác hàng xóm thân quen. 1.4. Vai trò của HĐTN đối với quá trình hình thành và rèn luyện kĩ năng Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục, dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau của đời sống nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. Thực tế, trong nhiều trường hợp, học sinh chủ yếu được nghe, được nhìn chứ chưa thực sự được trải nghiệm. Nghe thì sẽ biết, học thì sẽ nhớ, làm thì sẽ hiểu. Khi các em được trực tiếp tham gia quá trình trải nghiệm, các em sẽ có khả năng ghi nhớ một cách tự nhiên nhất. Đồng thời qua đó những kỹ năng quan trọng và cần thiết như: Tư duy sáng tạo, giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy phản biện hay giải quyết vấn đề… sẽ được thường xuyên trau dồi và rèn luyện. Chính vì những lý do trên, qua quá trình tìm hiểu và thực nghiệm chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Giáo dục lòng yêu nước kết hợp rèn luyện kĩ năng cho ĐVTN thông qua chuỗi hoạt động trải nghiệm: Câu chuyện lịch sử quanh em” làm sáng kiến. 2. Lịch sử vấn đề Giáo dục về lòng yêu nước là một đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, của nhiều tác giả. Đồng thời các hoạt động trải nghiệm cho HS cũng là một nội dung được khai thác khá nhiều. Tuy nhiên, mỗi đơn vị sẽ có cách thức thực hiện đa dạng, phong phú phù hợp với tình hình của đơn vị mình. Với cách thức thực hiện về tổ chức chuỗi hoạt động Câu chuyện lịch sử quanh em để giáo dục về lòng yêu nước và rèn luyện kĩ năng, chúng tôi nhận thấy đây là một cách tiếp cận mới. 3. Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu ĐVTN trường THPT Đặng Thúc Hứa 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu và thực nghiệm các giải pháp tổ chức trải nghiệm cho HS 3.3. Thời gian nghiên cứu Năm học 2021 - 2022; 2022 - 2023 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: 2
  8. - Đề tài góp phần giúp HS tìm hiểu những câu chuyện lịch sử xung quanh mình, giúp HS có cái nhìn sâu sắc hơn về truyền thống lịch sử của quê hương, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước. - Đề tài đi sâu vào rèn luyện các kĩ năng sống cần thiết cho HS như: Kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ… - Đề tài góp phần rèn luyện, bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho HS: Yêu trường, kính thầy, mến bạn, đoàn kết tương trợ trong công việc… - Thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi, tính hiệu quả của đề tài. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Đưa ra cách thức tổ chức chuỗi các hoạt động: “Câu chuyện lịch sử quanh em” - Chỉ ra một số biện pháp nhân rộng hoạt động thực hiện. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ đã đặt ra, người thực hiện đề tài đã sử dụng một số phương pháp: - Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, phân loại. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn (điều tra, khảo sát thực tiễn). 3
  9. B. NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 1.1. Đặc trưng cơ bản của hoạt động trải nghiệm - “HĐTN là hoạt động giáo dục trong đó từng HS được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc ngoài xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ năng và tích luỹ kinh nghiệm riêng của cá nhân.Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn học; đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các HĐTN riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau. Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân, mỗi HS vừa là người tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức các hoạt động cho chính mình nên HS không những biết cách tích cực hoá bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân mà còn biết cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm” (Theo Dự thảo Nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới). Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của học ѕinh (HS), ᴠề cơ bản là hoạt động mang tính tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, ᴠới ѕự nỗ lực giáo dục giúp phát triển ѕáng tạo ᴠà cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Đâу là những hoạt động giáo dục được tổ chức gắn liền ᴠới kinh nghiệm, cuộc ѕống để học ѕinh trải nghiệm ᴠà ѕáng tạo. Điều đó đòi hỏi các hình thức ᴠà phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm phải đa dạng, linh hoạt, học ѕinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính. Có 4 phương pháp chính trong HĐTN đó là: Phương pháp giải quуết ᴠấn đề (GQVĐ); phương pháp sắm vai; phương pháp trò chơi; phương pháp làm việc nhóm 1.2. Phương pháp tổ chức HĐTN - HĐTN coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của HS, về cơ bản là hoạt động mang tính tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực giáo dục giúp phát triển sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Đây là những hoạt động giáo dục được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm, cuộc sống để HS trải nghiệm và sáng tạo. Điều đó đòi hỏi các hình thức và phương pháp tổ chức HĐTN phải đa dạng, linh hoạt, HS tự hoạt động, trải nghiệm là chính. Phải đặt HS vào vị trí trung tâm của hoạt động, GV hướng dẫn, hỗ trợ HS tìm ra kiến thức cần thiết và hình thành các năng lực, phẩm chất, kĩ năng cần đạt. - Để tổ chức HĐTN cần thực hiện đầy đủ các bước cơ bản sau: Bước 1. Xây dựng ý tưởng; Bước 2. Xây dựng kế hoạch; Bước 3. Công tác chuẩn bị thực hiện; 4
  10. Bước 4. Tổ chức thực hiện; Bước 5. Đánh giá kết quả thực hiện. Việc HS được tham gia đầy đủ vào từng bước sẽ giúp hình thành và rèn luyện các phẩm chất năng lực cần thiết: năng lực tổ chức, năng lực giao tiếp, năng lực tự giải quyết vấn đề … Do đó, GV không nên coi nhẹ một bước nào. Bước 1. Giúp HS xây dựng ý tưởng. Đây là bước quan trọng bởi có ý tưởng tốt thì mới tạo thuận lợi cho hoạt động. Một ý tưởng có khi đến bất chợt nhưng đa số ý tưởng là kết quả của sự thai nghén lâu dài, do vậy GV cần tạo thời gian cần thiết cho HS suy nghĩ, tránh trường hợp tạo sự bị động cho HS. Bước 2. Xây dựng kế hoạch. HS phải định hình những công việc cần làm là gì? Chương trình được tổ chức ở đâu? Những ai thực hiện? Cần có sự giúp đỡ của ai ở trong hoặc ngoài nhà trường? Cần những gì về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng… để thực hiện? Quá trình hoạt động phải đảm bảo HS vừa là người thu thập và xử lý thông tin, phân tích tình hình và tổ chức lớp để bàn bạc đi đến thống nhất nội dung công việc cần làm. Bước 3. Công tác chuẩn bị thực hiện. Trong quá trình HS thực hiện bước này, GV cần theo dõi, giúp đỡ HS việc chuẩn bị thực sự phải an toàn về mọi mặt: Các nội dung chính cần triển khai, đồ dùng, dụng cụ, nguồn tư liệu có thể thu thập ở đâu, các nhân vật có thể góp ý cho nội dung đảm bảo công việc được tiến hành thuận lợi. Đặc biệt, GV có thể tập huấn, hướng dẫn cho các em các kĩ năng nền cần thiết: cách ghi chép, phỏng vấn hoặc dự đoán tình huống nảy sinh khi thực hiện, cách giải quyết… Bước 4. Tổ chức thực hiện. HS tiến hành thực hiện công việc. Trong quá trình các em thực hiện, GV cần giúp đỡ và theo dõi. GV cần quan tâm đến những tình huống nảy sinh và sự sáng tạo trong cách giải quyết của các em. Điều này giúp GV có thể đánh giá đúng những phẩm chất, năng lực của HS. Bước 5. Đánh giá kết quả thực hiện. Đây là bước cuối cùng của hoạt động, HS được đánh giá lại quá trình làm việc. Nội dung đánh giá phải được tổng hợp lại từ việc xây dựng ý tưởng đến tất cả các bước tổ chức thực hiện; kết quả công việc và ý nghĩa của nó; những bài học kinh nghiệm về mọi mặt; những sáng kiến mới nào có thể áp dụng trong thời gian tiếp theo… Thông qua đó, giúp HS có khả năng tư duy sâu hơn; việc giao tiếp được mạnh dạn, tự tin; ý thức trách nhiệm của các HS được bộc lộ. 1.3. Nguyên tắc xây dựng thành công hoạt động trải nghiệm -Ý tưởng phải gắn với các tình huống từ thực tiễn đời sống, từ nhu cầu của HS. Từ đó đòi hỏi HS phải hòa mình vào thực tiễn để giải quyết vấn đề đó. 5
  11. Với mục tiêu đào tạo ra những con người mới, thế hệ mới làm chủ nhân tương lai đất nước thì việc đưa HS gần hơn tới thực tế cuộc sống, tạo cơ hội cho các em tự tìm ra những tri thức các em cần sẽ làm nâng cao vốn hiểu biết, từ đó, có được kĩ năng sống và vốn kiến thức cần thiết. - Chủ đề trải nghiệm không ngoài “tầm với” kiến thức của HS. Không nên xây dựng các chủ đề trải nghiệm vượt quá xa nội dung kiến thức của HS. Nội dung kiến thức phải trong khuôn khổ kiến thức HS có thể tìm hiểu, những kiến thức liên quan có thể tham khảo. Như thế mới tạo cho HS lòng tin với chính bản thân mình trong việc giải quyết vấn đề, từ đó năng lực, kĩ năng, phẩm chất sẽ dần được nâng cao. - GV chỉ là người hỗ trợ, hướng dẫn Trong các HĐTN, GV chỉ là người hỗ trợ, hướng dẫn, nâng đỡ HS còn việc tham gia hoạt động, giải quyết vấn đề và nâng cao kĩ năng sống lại đòi hỏi ở chính bản thân các em. GV lúc này đóng vai trò là một cố vấn, dàn xếp nhắc nhở và giúp HS phát triển, đánh giá một cách hiểu biết về kết quả công việc của mình. Cả GV và HS không chỉ xem kiến thức là một thứ để nhớ mà còn xem việc khám phá kiến thức là một niềm vui trong quá trình học tập. Đặc biệt với HS thì việc khám phá kiến thức thông qua việc học trải nghiệm giống như mở một hộp quà mà chính các em là người tự tìm ra nó. 1.4. Vai trò của việc giáo dục lòng yêu nước cho ĐVTN. Trải qua hàng ngàn năm chống giặc ngoại xâm, dân tộc ta đã gìn giữ và phát huy truyền thống yêu nước nồng nàn, quyết hy sinh tất cả để giữ lấy nền tự do, độc lập. Truyền thống ấy đã được truyền từ đời này sang đời khác và thường xuyên được bồi dưỡng, phát huy. Yếu tố gia đình, xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tinh thần yêu nước của mỗi con người, trong đó có sự tham gia chủ đạo của các trường học. Giáo dục lòng yêu nước được thực hiện ngay từ khi mỗi con người còn ngồi trên ghế nhà trường. Trải qua từng cấp học, ngoài việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, nhà trường còn đóng vai trò giáo dục toàn diện cả về đạo đức, phát triển thể lực và định hướng thẩm mỹ cho học sinh. Thông qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, nhà trường vừa mang đến cho học sinh những sân chơi bổ ích, vừa khơi gợi trong học sinh tình yêu quê hương đất nước, hướng học sinh đến những nét đẹp chân, thiện, mỹ. Từ đó, giúp học sinh định hướng việc học tập và rèn luyện để trở thành những con người vừa hồng, vừa chuyên, đủ sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ những thành quả cách mạng mà ông cha đã dày công dựng xây, gìn giữ. 1.5. Vai trò của việc rèn luyện kỹ năng cho ĐVTN. Một người muốn thành công ngoài xã hội thì có kiến thức không thôi chưa đủ mà cần phải sở hữu những kỹ năng cần thiết. Đặc biệt, độ tuổi THPT là giai 6
  12. đoạn chuẩn bị bước ra cuộc đời nên đây là thời điểm quan trọng để đẩy mạnh giáo dục các em những kỹ năng, làm hành trang vững chắc cho thành công trong tương lai. Vì vậy, giáo dục kỹ năng tại các trường THPT hiện nay đang được chú trọng và tạo điều kiện thực hiện, không chỉ trong các giờ học chính khoá má còn cả trong các hoạt động ngoại khoá được lồng ghép và thiết kế vô cùng hiệu quả. Việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là yếu tố quyết định đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của học sinh. Rèn luyện kỹ năng sống sẽ giúp học sinh sớm có ý thức làm chủ bản thân, làm chủ năng lực của mình. Kỹ năng sống hình thành đức tính tự lập, tự chủ, không ỷ lại người khác, giúp học sinh sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như xã hội. Rèn luyện kỹ năng sẽ giúp học sinh nhanh chóng hoà nhập và khẳng định vị trí của mình trong tập thể. Nếu thiếu những kỹ năng cần thiết, học sinh sẽ bị cô lập, đơn độc, tách biệt với thế giới xung quanh. Khi đó, học sinh cảm thấy khó khăn trong học tập và trong cuộc sống. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho ĐVTN tại trường THPT Đặng Thúc Hứa. Hiện nay, việc tổ chức các hoạt động giáo dục, đặc biệt hoạt động trải nghiệm là một nội dung quan trọng và được nhiều nhà trường hết sức quan tâm. Ngoài thời gian học tập các môn văn hóa, chúng tôi đã tạo nhiều sân chơi bổ ích cho ĐVTN như: Rung chuông vàng, tìm kiếm tài năng HS, ẩm thực, các hoạt động văn hóa văn nghệ TDTT chào mừng những ngày lễ lớn trong năm…được tổ chức thường niên. Chính những hoạt động đó đã góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách, rèn luyện kĩ năng cuả HS. Giúp các em biết tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện mình. Có thể nói việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm đã xây dựng cho các em các mối quan hệ phong phú, đa dạng, một cách có mục đích, có kế hoạch có nội dung và phương pháp nhất định, gắn giáo dục với cộng đồng, tạo sự thân thiện trong mọi tình huống. Biến các nhu cầu khách quan của xã hội thành những nhu cầu của bản thân HS. Thông qua việc tham gia các hoạt động mà giáo dục kỹ năng sống cần thiết cho các em, giúp các em biết làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hàng ngày và có cuộc sống bình thường trong một xã hội hiện đại. Trong phạm vi trường chúng tôi giảng dạy, các hoạt động như trên được sự quan tâm của Đảng ủy, BGH nhà trường, Đoàn trường…và được tổ chức khá thường xuyên. Tuy nhiên, về cơ bản các hoạt động vẫn chỉ thu hút được một số học sinh tích cực, các em tham gia với tâm thế là những người thu nhận, lĩnh hội kiến thức, chưa thực sự chủ động là người trải nghiệm. Qua thực tế giảng dạy và làm công tác Đoàn, với việc tháo gỡ dần các vướng mắc kết hợp với những ý kiến đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp, chúng tôi xin 7
  13. mạnh dạn đề xuất xây dựng chuỗi hoạt động: “Câu chuyện lịch sử quanh em” để góp phần giáo dục lòng yêu nước, đồng thời rèn luyện kĩ năng cho ĐVTN. 2.2. Thực trạng việc rèn luyện kỹ năng của ĐVTN tại trường THPT Đặng Thúc Hứa Theo một khảo sát gần đây, trong giai đoạn hiện nay, đa số sinh viên khi tốt nghiệp đều được trang bị cho bản thân mình những kiến thức chuyên ngành mà họ đã được học trong trường đai học. Nhưng đối với các kỹ năng mềm như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian…vv để đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng thì vẫn còn rất nhiều hạn chế. Theo thống kê của Bộ LĐ- TB và XH, hiện nay có hơn 13% sinh viên phải được đào tạo lại hoặc bổ sung kỹ năng, gần 40% phải được kèm cặp lại tại nơi làm việc, 41% cần thời gian làm quen với công việc. Nói về các kĩ năng cần thiết đối với ĐVTN độ tuổi từ 15 đến 17, chúng ta có thể kể đến những kĩ năng như: - KN giao tiếp - KN thuyết trình - KN làm việc nhóm - Tư duy phản biện và giải quyết vấn đề - KN lập kế hoạch và tổ chức - KN thích ứng - KN đặt câu hỏi - KN Tin học - KN tư duy sáng tạo - KN lắng nghe - KN đối mặt với áp lực Để rèn luyện được những kĩ năng trên, từ những năm gần đây nhà trường đã chú ý và tạo khá nhiều sân chơi như: các hội thi văn hóa – văn nghệ - TDTD; hội thi Rung chuông vàng, hội thi nấu ăn, tham gia các trò chơi dân gian, các cuộc thi review Sách…Các hoạt động được tổ chức thường niên và thu hút sự quan tâm của khá nhiều học sinh. Ngoài ra những bài học về kỹ năng còn được lồng ghép trong các tiết chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể của trường bằng những cách thức hoạt động cụ thể như: buổi chia sẻ – trò chuyện hai chiều, chương trình đóng vai theo tình huống bằng hình thức sân khấu hóa, các bài học cuộc sống được lồng ghép vào trong giờ giảng dạy. Những hoạt động giáo dục ngoài giờ giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của các kỹ năng đối với lứa tuổi HS. Từ đó còn góp phần thúc đẩy thêm mối quan hệ tích cực giữa học sinh với giáo viên, giữa các em học sinh với nhau, đem 8
  14. đến hứng thú học tập và hơn cả là giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống trong cuộc sống, sống lành mạnh và chủ động hơn. Trong những năm qua, việc rèn luyện kĩ năng cho ĐVTN giành được sự quan tâm của nhà trường, tuy nhiên qua quá trình làm công tác Đoàn và giảng dạy chúng tôi nhận thấy còn rất nhiều học sinh non kém về kĩ năng, chưa thật sự chủ động tìm cơ hội để được thử sức, chủ yếu đang chú trọng vào kiến thức môn học, đó một sự cản trở rất lớn để các em thành công trong tương lai. Là những người phụ trách công tác Đoàn, chúng tôi thật sự băn khoăn về vấn đề này. Để tìm thực trạng, ngay từ đầu năm học chúng tôi đã khảo sát trên 402 HS khối 10, 11 về tính cấp thiết của những kĩ năng các em cần rèn luyện, chúng tôi nhận thấy, đại đa số các em nhận thấy sự cấp thiết của vấn đề, thể hiện qua biểu đồ sau: Ngoài ra, khi được hỏi về những kĩ năng cần rèn luyện thêm? Chúng tôi nhận được 402 câu trả lời với nhiều lựa chọn: Kĩ năng giao tiếp (67%), kĩ năng làm việc nhóm (45%), kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng lập kế hoạch…. 2.3. Thực trạng hiểu biết của ĐVTN trường THPT Đặng Thúc Hứa về lịch sử quanh em. Lịch sử là môn học có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc giáo dục cho thế hệ trẻ, giúp học sinh hiểu biết về quá khứ, cội nguồn của dân tộc, giáo dục học sinh ý thức bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống, ý thức trách nhiệm của bản 9
  15. thân với quê hương, đất nước. Vì thế môn Lịch sử ở trường THPT có vị trí riêng của nó, và được các nhà trường triển khai với nhiều phương pháp giảng dạy phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Tuy nhiên trong những năm qua, việc học sinh chưa giành nhiều sự quan tâm, yêu thích cho môn học này đang là một thực tế diễn ra khá phổ biển. Phần lớn lý do các bạn học sinh hiện nay không muốn học Lịch sử là vì lượng kiến thức và nội dung bài học dài, gây trở ngại trong việc ghi nhớ các sự kiện lịch sử, khó khăn trong việc ôn thi; hay do cách giảng dạy môn Lịch sử vẫn còn nhàm chán, không đủ sự thu hút; hoặc các bạn cảm thấy kiến thức của môn học không thật sự giúp ích cho mình. Và quan trọng nhất đó chính là bản thân các em chưa thực sự được trải nghiệm, khám phá, tìm tòi những kiến thức đó, chủ yếu vẫn do thầy cô, sách vở truyền đạt lại một cách khá thụ động. Để thực hiện đề tài này, vào tháng 9/2022 nhóm tác giả đã thực hiện một khảo sát trên 200 học sinh thuộc các lớp bất kì: 10A1, 11D, 11I, 12C, 12G nhà trường với hệ thống câu hỏi như sau: 1. Em đánh giá như thế nào hiểu biết của em về lịch sử ngôi trường THPT Đặng Thúc Hứa nơi các em đang theo học? a. Rất rõ b. Ít hiểu biết c. Không biết 2. Hãy kể tên các khu di tích lịch sử trên địa bàn em sinh sống? Hãy trình bày những hiểu biết cơ bản của em về những khu di tích ấy? Kết quả thu được như sau: Câu 1: Có hơn 56% HS biết rất ít về lịch sử nhà trường – một kết quả làm chúng ta đáng suy ngẫm. Với câu hỏi số 2, kết quả chúng tôi thu được chỉ dừng lại ở tên khu di tích lịch sử: Đền Bạch Mã, còn lại các em gần như chưa nêu được hiểu biết về khu di tích ấy. 10
  16. 2.4. Một số nguyên nhân cơ bản 2.4.1. Nguyên nhân về tình trạng thiếu hiểu biết về lịch sử địa phương Kiến thức lịch sử khá dài, gồm nhiều mốc lịch sử với nhiều sự kiện khác nhau. Thời lượng dành cho môn học không nhiều, nếu chỉ “học vẹt” hay học để thi thì kiến thức sẽ rất khó thu nhận. Thời gian ở lớp chủ yếu chỉ đủ dành để nắm kiến thức phục vụ quá trình thi của học sinh. Chương trình SGK khá nặng về kiến thức, ôm đồm nhiều nội dung, thầy cô giáo cũng không thể có thời gian để lựa chọn và triển khai các nội dung một cách sinh động và hấp dẫn. Tâm lý học gì – thi nấy đang khá phổ biến với đại đa số các học sinh và phụ huynh, trong khi đó KHTN là các môn học được nhiều HS khá giỏi lựa chọn bởi có nhiều cơ hội khi chọn trường, chọn nghề. Còn đa số HS mục tiêu thi tốt nghiệp thì chỉ dừng lại ở những kiến thức trong sách giáo khoa, không quan tâm đến những kiến thức mang tính hiểu biết thực tiễn. 2.4.2. Nguyên nhân về thực trạng thiếu kĩ năng của ĐVTN Tâm lý học để thi đang khá phổ biến không chỉ đối với HS mà còn đối với khá nhiều bậc phụ huynh, họ cho rằng, điều cần thiết là phải học để vào được trường ĐH, sau đó mới cần thiết để rèn luyện kĩ năng nên cơ bản thời gian các em tập trung vào việc học. Hơn nữa lịch học khá dày, sức cạnh tranh ngày càng lớn nên áp lực thi cử, đạt kết quả cao dành cho các HS khá giỏi hiện nay khá lớn. Công nghệ thông tin ngày càng bùng nổ, các phương tiện thông tin giải trí đang có sức thu hút vô cùng mạnh mẽ đối với giới trẻ, nhiều HS sẵn sàng bỏ rất nhiều thời gian, tâm sức thậm chí bỏ học để xem điện thoại, chơi game nhưng không dành thời gian để tham gia các hoạt động rèn luyện kĩ năng. Không khó để 11
  17. bắt gặp cảnh các HS tụ tập chơi game, xem phim, lướt facebook trong các giờ ra chơi, nhưng lại không có thời gian tham gia các hoạt động tập thể. Khảo sát HS 6 lớp thuộc 2 nhóm lớp, nhóm 1 các lớp chọn: 12A, 12B, 12C gồm 127 HS; nhóm 2 các lớp đại trà 12H, 12I, 12K gồm 120 HS của nhà trường với phiếu khảo sát như sau: Câu hỏi 1: Thời gian dành cho học tập gồm học chính khóa ở trường, ở các lớp học thêm và tự học ở nhà hằng ngày của em là: 1. >11 tiếng 2. Từ 4 đến 7 tiếng 3. Từ 7 đến 8 tiếng Tiêu chí >11 tiếng 7 đến 10 tiếng/ngày 4 đến 7 tiếng/ngày Số lượng 80 30 17 HS nhóm 1 Tỉ lệ % 62,99 % 23,62 % 13,38 % Số lượng 15 35 70 HS nhóm 2 Tỉ lệ % 12,5 % 29,16 % 58,33 % Câu hỏi 2: Ngoài thời gian học ỏ trường, nếu có thời gian rảnh rỗi, em sẽ sử dụng nó vào mục đích chủ yếu nào? 1. Chủ yếu tự học ở nhà 2. Giải trí trên phương tiện di động, thiết bị thông minh 3. Tham gia các hoạt động phát triển kĩ năng như: đọc sách, hoạt động trải nghiệm, thể thao, …. 4. Mục đích khác Kết quả thu được như sau: Tiêu chí Tự học Sử dụng điện Tham gia hoạt động Mục đích khác thoại phát triển kĩ năng…. Số lượng 75 17 15 20 HS nhóm 1 Tỉ lệ % 59,05 % 13,38 % 11,81 % 15,74 % Số lượng 4 79 10 27 HS nhóm 2 Tỉ lệ % 3,33 % 65,83 % 8,33 % 22,5 % 12
  18. Từ bảng khảo sát trên chúng tôi nhận thấy, với nhóm HS lớp chọn, khoảng thời gian dành cho việc học của các em chiếm đa số thời gian (>11 tiếng/ngày) là khá lớn: 62,99 %, và khi có thời gian rảnh, các em dành thời gian cho việc học cũng chiếm tỉ lệ cao (59,05 %). Vấn đề phát triển kĩ năng vì thế bị hạn chế khá nhiều, các em ít có thời gian tham gia các hoạt động trải nghiệm. Với nhóm HS các lớp đại trà, tuy thời gian các em giành cho việc học không nhiều (từ 4 – 7 tiếng/ngày) chiếm đến 58,33 % nhưng khi có thời gian rảnh rỗi, chủ yếu các em sử dụng các thiết bị điện tử (65,83 %), vừa ít thời gian vận động, vừa hạn chế việc rèn luyện các kĩ năng. Với những người trực tiếp làm CBĐ, điều chúng tôi băn khoăn đó là làm thế nào để tạo ra nhiều sân chơi, nhiều cơ hội trải nghiệm cho các em ngay trên chính ngôi trường mình, quê hương mình, làm thế nào để thu hút và cho các em trở thành những người trực tiếp tham gia trải nghiệm. 13
  19. Chương 2. GIẢI PHÁP GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƯỚC, KẾT HỢP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG CHO ĐVTN THÔNG QUA CHUỖI HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM: CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ QUANH EM. 1. Xây dựng kế hoạch hoạt động Xác định rő mục tiêu cũng như ý nghĩa của việc rèn luyện kĩ năng, bồi dưỡng lòng yêu nước cho ĐVTN nhà trường, ngay từ đầu năm học trong kế hoạch hoạt động của Đoàn trường đã xây dựng và xác định rõ vai trò ý nghĩa của việc này. Các hoạt động được lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng về cách thức tổ chức cũng như thời điểm hoạt động. Đặc biệt với chuỗi hoạt động “Câu chuyện lịch sử quanh em” là nội dung trọng tâm được xác định ngay trong nghị quyết của ĐH Đoàn trường diễn ra vào tháng 10/2022. 2. Tăng cường sự phối hợp giữa ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm và học sinh trong việc thực hiện hoạt động. Với các chương trình hoạt động của Đoàn trường, tất cả kế hoạch đều được duyệt qua Đảng ủy, BGH để thống nhất trong bố trí thời gian và nhân lực thực hiện, sau khi kế hoạch thông qua chúng tôi tiến hành thông báo kế hoạch cho đội ngũ CBL gồm các bí thư và lớp trưởng. Các em có nhiệm vụ báo cáo GVCN để phối hợp thực hiện, đồng thời triển khai về cho tập thể lớp thực hiện. Tất cả các cuộc thi cũng như hoạt động của Đoàn trường và nhà trường phát động đều được tính điểm theo quy chế thi đua đã được xây dựng và thông qua từ đầu năm. Chúng tôi ghi nhận những tập thể, cá nhân thực hiện tốt cũng như có hình thức xử lý phù hợp với những trường hợp đối phó, thờ ơ. 3. Thực hiện chuỗi các hoạt động trải nghiệm: “Câu chuyện lịch sử quanh em” 3.1. Tìm hiểu về lịch sử, truyền thống nhà trường qua nội dung: Tự hào trường Đặng. 3.1.1 HĐTN chủ đề xây dựng nhà trường Trong chương trình hoạt động trải nghiệm lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, tìm hiểu về truyền thống và hoạt động của nhà trường là nội dung nằm trong chủ đề 1: Xây dựng nhà trường. Không phải ngẫu nhiên, nội dung này được chọn là nội dung đầu tiên khi các em chuyển từ môi trường cấp 2 sang ngôi trường THPT. Trường THPT Đặng Thúc Hứa được thành lập ngày 05 tháng 12 năm 1975, tiền thân là trường PTTH Kỹ thuật Thanh Quả. Ngày 30 tháng 11 năm 1994, UBND tỉnh Nghệ An đã có Quyết định số 1728/QĐ-UB về việc đổi tên trường PTTH Kỹ thuật Thanh Quả huyện Thanh Chương thành trường PTTH Thanh Quả. Tên trường PTTH Thanh Quả có từ đây. Ngày 09 tháng 10 năm 1997, UBND tỉnh Nghệ An ra QĐ số 4152/QĐ-UB “ về việc đổi tên trường PTTH Thanh Quả mang tên trường THPT Đặng Thúc Hứa và chuyển địa điểm về xã Võ Liệt". 14
  20. Về phần này, một trong những nội dung các em cần tìm hiểu đó chính là: về thân thế, sự nghiệp danh nhân chiến sĩ cách mạng Đặng Thúc Hứa, những mốc cơ bản về lịch sử 47 năm xây dựng và phát triển của nhà trường. Về nội dung này, BCH Đoàn trường đã có định hướng cho các em thông qua tài liệu sinh hoạt 10 phút đầu giờ, vào giờ chào cờ hằng tuần của tháng 9 các em được nghe GV phụ trách cung cấp một số thông tin về truyền thống nhà trường vào sáng thứ 2. Trong tuần các em được tự tìm hiểu và qua tiết hoạt động trải nghiệm, xây dựng kế hoạch và tùy chọn hình thức sẽ thể hiện ở tiết Sinh hoạt lớp. Một số hình ảnh thu được qua hoạt động trải nghiệm chủ đề: Xây dựng nhà trường. Tiết sinh hoạt lớp tìm hiểu về thân thế sự nghiệp cụ Đặng Thúc Hứa tại chi đoàn 10D1 Tiết sinh hoạt chi đoàn tìm hiểu về lịch sử và truyền thống nhà trường của chi đoàn 10A3 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2