Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm cho học sinh trường THPT Cửa Lò 2 thông qua hoạt động tình nguyện
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm góp phần hình thành phát triển ở HS các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái và trách nhiệm; giáo dục cho HS có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, hướng đến những điều tốt đẹp và lan tỏa đến cộng đồng; Đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục phẩm chất Yêu nước, Nhân ái và trách nhiệm cho HS thông qua các phong trào tình nguyện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm cho học sinh trường THPT Cửa Lò 2 thông qua hoạt động tình nguyện
- MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục tiêu đề tài ................................................................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu......................................................................... 2 4. Điểm mới của đề tài .......................................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................ 4 1. Cơ sở lí luận ...................................................................................................... 4 1.1. Các khái niệm liên quan ................................................................................. 4 1.2. Lòng yêu nước, lòng nhân ái và tinh thần trách nhiệm của Đoàn viên trong Điều lệ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa XI, nhiệm kỳ 2017 – 2022. ............ 4 1.3. Các phẩm chất của học sinh trong chương trình GDPT mới ......................... 5 1.3.1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất yêu nước đối với HS THPT ....................... 5 1.3.2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất nhân ái đối với HS THPT .......................... 6 1.3.3. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất Trách nhiệm đối với HS THPT .................. 7 1.1.5. Biểu hiện của lòng yêu nước, lòng nhân ái và tinh thần trách nhiệm trong hoạt động thanh niên tình nguyện ......................................................................... 7 1.1.6. Vai trò của hoạt động tình nguyện đối với việc giáo dục phẩm chất yêu nước, nhân ái và trách nhiệm cho HS thể hiện trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ........................................... 8 2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 11 2.1. Thực trạng việc giáo dục phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm cho HS tại trường THPT Cửa Lò 2 .................................................................................. 11 2.2. Thực trạng tổ chức các phong trào tình nguyện tại các trường THPT trên địa bàn Cửa Lò .......................................................................................................... 13 2.3. Nguyên nhân của thực trạng ........................................................................ 15 2.4. Khảo sát ý kiến của HS về vai trò của của hoạt động tình nguyên đối với việc giáo dục phẩm chất yêu nước, nhân ái và trách nhiệm cho HS ................ 16 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc giáo dục phẩm chất Yêu nước, Nhân ái và Trách nhiệm cho HS trường THPT Cửa Lò 2 thông qua các hoạt động tình nguyện ................................................................................................................. 20 3.1. Thường xuyên cập nhật kịp thời các văn bản triển khai của đoàn cấp trên ........... 20
- 3.2. Tích cực tham mưu với cấp ủy chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường về tầm quan trọng của hoạt động tình nguyện đối với công tác giáo dục lòng yêu nước, lòng nhân ái và tinh thần trách nhiệm đối với HS....................................................... 21 3.3. Tăng cường công tác phối hợp, tuyên truyền............................................... 22 3.3.1. Phát động, tuyên truyền rộng rãi trong học sinh ....................................... 22 3.3.2 Phối hợp chặt chẽ với GV chủ nhiệm ........................................................ 23 3.3.3. Phối hợp với GVBM ................................................................................. 24 3.3.4. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh ............................................... 24 3.3.5. Phối hợp chặt chẽ với địa phương nơi học sinh cư trú ............................. 25 3.4. Tăng cường công tác nêu gương, khen thưởng trong phong trào tình nguyện......... 25 3.5. Thường xuyên tổ chức đa dạng các hoạt động tình nguyện ........................ 27 3.5.1. Chương trình “Tiếp sức mùa thi” .............................................................. 27 3.5.2. Chung tay phòng chống dịch Covid – 19.................................................. 31 3.5.3. Chiến dịch “Hoa phượng đỏ” .................................................................... 33 3.5.4. Chương trình đồng hành với thanh niên ................................................... 34 3.5.5. Chương trình “Mùa đông ấm” và “Xuân tình nguyện” ............................ 34 3.5.6. Chương trình “Xuân ấm trao yêu thương”................................................ 35 3.5.7. Hoạt động chăm sóc các di tích lịch sử ở địa phương. ............................. 36 3.5.8. Chương trình tình nguyện tại chỗ ............................................................. 37 3.5.9. Các hoạt động thiện nguyện khác ............................................................. 41 4. Thực nghiệm sư phạm ..................................................................................... 42 4. 1. Mục đích khảo sát ....................................................................................... 42 4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát .............................................................. 42 4.2.1. Nội dung khảo sát...................................................................................... 42 4.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá .................................................. 42 4.3. Đối tượng khảo sát ....................................................................................... 43 4.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất ............................................................................................................................. 43 4.4.1. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết ................................................................ 43 4.4.2. Kết quả khảo sát về tính khả thi ................................................................ 44 Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................. 45 1. Kết quả đạt được ............................................................................................. 45 2. Kiến nghị ......................................................................................................... 46
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Cụm từ đầy đủ GV GV HS HS GVCN Giáo viên chủ nhiệm GVBM Giáo viên bộ môn THPT Trung học phổ thông TNTN Thanh niên tình nguyện HĐTN Hoạt động tình nguyện GD & ĐT Giáo dục và đào tạo TW Trung ương BCH Ban chấp hành LHTN Liên hiệp thanh niên
- DANH MỤC HÌNH ẢNH STT Tên hình ảnh Trang Hình 1 Bảng 5 phẩm chất của học sinh treo trong các phòng học 13 Hình 2 Các kế hoạch tình nguyện của Đoàn cấp trên được cập nhật 21 thường xuyên qua nhóm zalo, nhóm facebook Hình 3 Lễ phát động chương trình tình nguyện – Thầy Hiệu trưởng 22 phát biểu tại buổi lễ Hình 4 Tin người tốt việc tốt trên trang fanpage của trường 23 Hình 5 TNTN hỗ trợ test Covid-19 và tham gia đội shipper xanh ở 25 địa phương Hình 6 CLB tình nguyện họp xét thi đua, khen thưởng 26 Hình 7 BCH Thị đoàn và BCH Đoàn trường tặng giấy khen cho tình 27 nguyện viên xuất sắc năm 2021, 2022 Hình 8 Giấy chứng nhận HS đã tham gia phong trào tình nguyện 27 Hình 9 TNTN làm kính chắn bọt bắn cho cán bộ làm nhiệm vụ thi 29 Hình 10 TNTN hỗ trợ phụ huynh và thí sinh xem sơ đồ phòng thi 29 Hình 11 TNTN phát nước và khẩu trang miễn phí cho thí sinh 30 Hình 12 TNTN ghi vé xe, hướng dẫn, hỗ trợ sắp xếp xe cho thí sinh 30 Hình 13 TNTN chào đón thí sinh sau khi thi xong 31 Hình 14 Tặng quà cho khu cách ly điểm trường Đại học Vinh cơ sở 2 31 Hình 15 Đoàn trường tặng quà cho các thiếu niên nhi đồng ở khu cách 32 ly khách sạn Mường Thanh và khách sạn Army Cửa Lò Hình 16 TNTN hỗ trợ công tác hậu cần tại khu cách ly 32 Hình 17 Đội tình nguyện đo thân nhiệt và sát khuẩn cho HS 33 Hình 18 TNTN đến thăm gia đình thương binh, liệt sĩ ngày 27/7 33 Hình 19 TNTN tham gia làm hoa đăng cho sự kiện Thả hoa đăng 34 Hình 20 Tuyên truyền quyên góp sách giáo khoa cũ qua facebook 34 Hình 21 Phát chăn cho các em HS tiểu học Nghĩa Thọ - Huyện Nghĩa Đàn 35 Hình 22 Tặng áo ấm cho các em tiểu học Mường Ải, Kỳ Sơn và hỗ 35 trợ khám bệnh cho bà con xã Mường Ải Hình 23 Nhà trường trao quà Tết cho HS có hoàn cảnh khó khăn 36 Hình 24 TNTN quét dọn tại đền Bàu Lối – Phường Nghi Thu 36 Hình 25 TNTN trồng và chăm sóc hoa cuối năm học và quét sân 37 trường dịp hè Hình 26 TNTN tổng dọn trong dịp cắt tỉa cây ứng phó mưa bão 38 Hình 27 TNTN kiếm cây giống hoa cúc biển và tham gia trồng cùng 38 thị đoàn Hình 28 TNTN trồng hoa cúc biển tại trường 39 Hình 29 Hoa cúc biển rực rỡ khắp trường THPT Cửa Lò 2 39 Hình 30 TNTN chuẩn bị chào đón tân HS và hỗ trợ nhập học 40 Hình 31 Nhóm nhảy nhận giải tại đêm Chung kết 41 Hình 32 TNTN phân chia cam giải cứu cho các lớp 41
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của HS; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp HS phát triển hài hòa đức, trí, thể, mỹ, trở thành người học tích cực, tự tin, có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp hóa. Phẩm chất là những tính tốt, thái độ hành vi ứng xử của con người, cùng với năng lực tạo nên nhân cách của con người. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nêu rõ Chương trình giáo dục phổ thông cần hình thành và phát triển cho HS 5 phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Bác Hồ kính yêu đã từng dạy “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Để giáo dục đạo đức, những phẩm chất tốt đẹp trên cho HS cần sự quan tâm đặc biệt, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Tuy nhiên, ở vùng quê biển Cửa Lò, đại đa số phụ huynh làm nghề đánh cá, buôn bán hải sản, thậm chí nhiều cha mẹ đều đi làm ăn xa nên không có nhiều thời gian để quan tâm, gần gũi, dạy dỗ con cái. Bên cạnh đó, hiện nay, mặt trái của mạng xã hội có thể gây ra những suy nghĩ lệch lạc trong thanh thiếu niên dẫn đến bắt nạt qua mạng, bạo lực học đường, thuốc lá điện tử, chơi tài xỉu qua mạng và các tệ nạn khác… đang là những hồi chuông cảnh báo cho lứa tuổi học đường. Ở trường THPT, tổ chức đoàn thanh niên có vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức các phong trào, hoạt động phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi HS, hướng HS vào những hoạt động tích cực, là ngọn lửa của tuổi trẻ góp phần đào tạo lớp trẻ sống có hoài bão, có lí tưởng đạo đức cách mạng, có ý thức lao động và học tập. Chiến dịch thanh niên tình nguyện trong những năm qua đã luôn là yếu tố quan trọng trong phong trào thanh niên của cả nước, khẳng định sức lan tỏa mãnh liệt của phong trào tình nguyện trong đời sống xã hội, góp phần tạo ra các giá trị tốt đẹp tới cộng đồng. Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, màu áo xanh tình nguyện đã có mặt ở khắp mọi miền Tổ quốc: Từ miền xuôi đến miền ngược, từ thành thị đến nông thôn, đặc biệt là những vùng sâu vùng xa. TNTN đã góp phần không nhỏ trong việc phòng, chống dịch Covid -19 với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Kết quả của Chiến dịch TNTN đã đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Thông qua các hoạt động tình nguyện, đoàn viên thanh niên được rèn giũa những phẩm chất tốt đẹp, thể hiện tinh thần yêu nước, yêu thương con người và có trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội. 1
- Xuất phát từ những lý do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giáo dục phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm cho HS trường THPT Cửa Lò 2 thông qua hoạt động tình nguyện”. 2. Mục tiêu đề tài - Góp phần hình thành phát triển ở HS các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái và trách nhiệm; giáo dục cho HS có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, hướng đến những điều tốt đẹp và lan tỏa đến cộng đồng. - Đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục phẩm chất Yêu nước, Nhân ái và trách nhiệm cho HS thông qua các phong trào tình nguyện. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Phẩm chất Yêu nước, Nhân ái, Trách nhiệm của HS được giáo dục thông qua các hoạt động tình nguyện. - Đối tượng nghiên cứu: HS trường THPT Cửa Lò 2 năm học 2020 - 2021, 2021 – 2022 và học kỳ I năm học 2022 – 2023. 4. Điểm mới của đề tài - Hình thành và phát triển ở ĐVTN phẩm chất nhân ái, yêu nước và có trách nhiệm trong lao động, học tập, biết yêu thiên nhiên, yêu các di sản văn hóa của địa phương và vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ, phát huy các di sản văn hóa; kính trọng và yêu thương, quan tâm những người có công với cách mạng; phát huy các truyền thống tốt đẹp của người dân Cửa Lò; tích cực, chủ động và vận động người khác tham gia trong các hoạt động cộng đồng. - Giáo dục tình yêu quê hương Cửa Lò thông qua việc tuyên truyền nguồn gốc và ý nghĩa của loài hoa cúc biển, góp phần bảo tồn, phát triển và quảng bá Hoa cúc biển theo đề án của UBND thị xã Cửa Lò, trong đó đội TNTN của trường là tiên phong. - Phong trào tình nguyện được phát động từ đầu năm học và hoạt động xuyên suốt năm nhằm có nhiều cơ hội tiếp cận với đa số ĐVTN, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác giáo dục các phẩm chất cho HS. - Tình nguyện trong phong trào văn hóa, văn nghệ đưa tên tuổi trường THPT Cửa Lò 2 ngày càng vươn xa hơn, thể hiện niềm tự hào, tình yêu của học sinh đối với trường mình. - Việc tạo cơ hội cho ĐVTN tự đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân trong quá trình tham gia tình nguyện và đánh giá được người khác trong đội để vinh danh, khen thưởng thành viên đội giúp hình thành và phát triển phẩm chất trách nhiệm: trách nhiệm với bản thân và với tập thể. 2
- 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. - Phương pháp phân tích tổng hợp kinh nghiệm. - Phương pháp điều tra: khảo sát ý kiến của HS về vai trò của hoạt động tình nguyện đối với việc giáo dục các phẩm chất của HS. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 3
- PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận 1.1. Các khái niệm liên quan - Tình nguyện là sự tự nguyện, sẵn lòng đóng góp thời gian, kỹ năng, kiến thức của mỗi cá nhân để giúp đỡ cộng đồng mà không đòi hỏi lợi ích. Hoạt động thanh niên tình nguyện là loại hình hoạt động mang tính ủng hộ xã hội. Đây là hoạt động phong trào biểu hiện rõ nhất tính xung kích của thanh niên do đoàn phát động và tổ chức. - Lòng yêu nước là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam, được xây dựng và bồi đắp qua các thời kỳ từ khi ông cha ta dựng nước và giữ nước. Tình yêu đất nước được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình; tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó. - Lòng nhân ái là biết yêu thương, đùm bọc mọi người, đối xử với con người theo lẽ phải; yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác. - Trách nhiệm là thứ mà mỗi người cần phải có ý thức với một công việc. Trách nhiệm có thể coi là một loại gánh nặng, nhưng có trách nhiệm sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong quá trình phát triển và hoàn thiện bản thân. Những người sống có trách nhiệm sẽ được mọi người xung quanh tôn trọng và nhanh chóng đạt được thành công trong cuộc sống. 1.2. Lòng yêu nước, lòng nhân ái và tinh thần trách nhiệm của Đoàn viên trong Điều lệ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa XI, nhiệm kỳ 2017 – 2022. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Được xây dựng, rèn luyện và trưởng thành qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng, Đoàn đã tập hợp đông đảo thanh niên phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bước vào thời kỳ mới, Đoàn tiếp tục phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc và bản chất tốt đẹp của mình, xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hóa, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp trong lao động tập thể, trở thành những công dân tốt của đất nước; xung kích, sáng tạo làm chủ khoa học công nghệ tiên tiến, vươn lên ngang tầm thời đại. Trong điều 2, chương Đoàn viên của Điều lệ đoàn nói rõ nhiệm vụ của Đoàn viên: “Luôn luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập, lao động rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; 4
- Gương mẫu chấp hành và vận động thanh thiếu nhi thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân.” Như vậy, theo Điều lệ đoàn thì “yêu nước”, “nhân ái”, “trách nhiệm” là nhiệm vụ của Đoàn viên và cũng là mục tiêu giáo dục Đoàn viên của tổ chức Đoàn thanh niên. Cần giáo dục để đoàn viên thanh niên có lý tưởng cách mạng và khát vọng cống hiến thông qua các hoạt động xã hội. 1.3. Các phẩm chất của học sinh trong chương trình GDPT mới Ngày 26 tháng 12 năm 2018, Bộ GD-ĐT đã ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông (kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT). Theo đó, chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kỹ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hòa đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống. Quan điểm xây dựng chương trình GDPT 2018 cũng đã nêu rõ, song song với việc phát triển năng lực chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 1.3.1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất yêu nước đối với HS THPT 1.3.1.1. Yêu đất nước - Yêu quê hương, yêu Tổ quốc, tôn trọng các biểu trưng của đất nước. - Tự giác thực hiện và vận động người khác thực hiện các quy định của pháp luật, góp phần bảo vệ và xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Đấu tranh với các âm mưu, hành động xâm phạm lãnh thổ, biên giới quốc gia, các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia bằng thái độ và việc làm phù hợp với lứa tuổi, với quy định của pháp luật. - Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. 1.3.1.2. Yêu quê hương - Có ý thức tìm hiểu truyền thống của gia đình, dòng họ, quê hương; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ, quê hương. - Có ý thức bảo vệ các di sản văn hoá, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hoá. - Kính trọng, biết ơn người lao động, người có công với quê hương, đất nước; tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa đối với những người có công với quê hương, đất nước. 5
- - Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hoá. 1.3.1.3. Yêu thiên nhiên - Yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên. - Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên. - Tích cực, chủ động vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên 1.3.2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất nhân ái đối với HS THPT 1.3.2.1. Yêu quý mọi người - Yêu thương, quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình. - Yêu quý bạn bè, thầy cô; quan tâm, động viên, khích lệ bạn bè. - Tôn trọng người lớn tuổi; giúp đỡ người già, người ốm yếu, người khuyết tật; nhường nhịn và giúp đỡ em nhỏ. - Trân trọng danh dự, sức khoẻ và cuộc sống riêng tư của người khác. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; đấu tranh với những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. - Không đồng tình với cái ác, cái xấu; không cổ xuý, không tham gia các hành vi bạo lực; sẵn sàng bênh vực người yếu thế, thiệt thòi, ... - Quan tâm đến mối quan hệ hài hoà với những người khác. - Biết chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn, các bạn ở vùng sâu, vùng xa, người khuyết tật và đồng bào bị ảnh hưởng của thiên tai. - Tích cực, chủ động tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động từ thiện và hoạt động phục vụ cộng đồng. 1.3.2.2. Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người - Tôn trọng sự khác biệt về lựa chọn nghề nghiệp, về nhận thức, hoàn cảnh sống, sự đa dạng văn hoá cá nhân. Không phân biệt đối xử, chia rẽ các bạn. - Cảm thông, độ lượng với những hành vi, thái độ có lỗi của người khác. - Cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người. - Tôn trọng sự đa dạng về văn hoá của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và các dân tộc khác. - Có ý thức học hỏi các nền văn hoá trên thế giới. 6
- 1.3.3. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất Trách nhiệm đối với HS THPT 1.3.3.1. Có trách nhiệm với bản thân - Tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khỏe, tu dưỡng đạo đức của bản thân. - Có ý thức sinh hoạt nền nếp. - Có ý thức sử dụng tiền hợp lí khi ăn uống, mua sắm đồ dùng học tập, sinh hoạt. - Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản thân. 1.3.3.2. Có trách nhiệm với gia đình - Có ý thức làm tròn bổn phận với người thân và gia đình; Quan tâm đến các công việc của gia đình. - Quan tâm bàn bạc với người thân, xây dựng và thực hiện kế hoạch chi tiêu hợp lí trong gia đình. 1.3.3.3. Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội - Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động công ích. - Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền pháp luật. - Đánh giá được hành vi chấp hành kỉ luật, pháp luật của bản thân và người khác; đấu tranh phê bình các hành vi vô kỉ luật, vi phạm pháp luật. 1.3.3.4. Có trách nhiệm với môi trường sống - Sống hoà hợp, thân thiện với thiên nhiên. - Hiểu rõ ý nghĩa của tiết kiệm đối với sự phát triển bền vững; có ý thức tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; đấu tranh ngăn chặn các hành vi sử dụng bừa bãi, lãng phí vật dụng, tài nguyên. - Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. 1.1.5. Biểu hiện của lòng yêu nước, lòng nhân ái và tinh thần trách nhiệm trong hoạt động thanh niên tình nguyện Trong cuốn Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, tác giả Trần Văn Giàu đã nêu lên 7 giá trị truyền thống của Việt Nam là: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa. Trong đó, giá trị thương người, vì nghĩa thể hiện mối quan hệ tích cực giữa con người với con người và cộng đồng. 7
- Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã liệt kê những giá trị bền vững được hun đúc trong lịch sử trường kỳ của dân tộc là: lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng – nước, lòng nhân ái, bao dung, trọng nghĩa tình đạo lý… Đây là những giá trị văn hóa đã hình thành và phát triển trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, tạo thành truyền thống bền vững thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi người dân Việt Nam. Chúng trở thành tình cảm tự nhiên, triết lý sống, lối tư duy và ứng xử. Trong văn hóa Việt Nam, lòng nhân ái là một tình cảm đạo đức lớn, có nét đẹp riêng và là một giá trị văn hóa rất cơ bản trong hệ giá trị văn hóa mang bản sắc riêng của người Việt. Soi chiếu những đặc điểm đặc trưng của tính dân tộc Việt Nam biểu hiện trong nền văn hóa nghìn năm văn hiến, có thể thấy hoạt động tình nguyện của thanh niên mang nhiều màu sắc của tính dân tộc Việt Nam. Trước hết, hoạt động thanh niên tình nguyện với ý nghĩa cao đẹp là giúp đỡ con người, mang đến những lợi ích cho người khác. Chính phẩm chất này đã làm cho thanh niên biết yêu thương, chia sẻ, thông cảm, đồng cảm, tương thân tương ái và truyền cảm hứng đó vào các hoạt động thanh niên tình nguyện mà các bạn tham gia. Không chỉ biểu hiện tinh thần lá lành đùm lá rách, hoạt động tình nguyện của thanh niên còn thể hiện trách nhiệm xã hội cao quý. Trách nhiệm xã hội thể hiện ở việc thanh niên tự nguyện hoàn thành những nghĩa vụ, trách nhiệm với cộng đồng, đóng góp công sức bảo vệ phát triển xã hội, từ ngay trong gia đình, đến hàng xóm, láng giềng mà xa hơn là với quốc gia, dân tộc. Trách nhiệm xã hội còn là sự quan tâm, đóng góp xây dựng xã hội. Tình nguyện vì cộng đồng đã trở thành phẩm chất đặc trưng mang tính nhân văn nổi bật của tuổi trẻ, thể hiện tình yêu thương, lòng chia sẻ, bao dung và trách nhiệm giữa con người với con người. Như vậy, các hoạt động tình nguyện không chỉ mang những nét đặc trưng riêng của thanh niên mà hơn hết, thấm nhuần tinh thần, tính dân tộc một cách sâu sắc. Thông qua các hoạt động tình nguyện, thanh niên đã góp phần bảo tồn, gìn giữ, trên cơ sở đó phát huy, sáng tạo những giá trị văn hóa, bản sắc truyền thống quý báu của dân tộc. 1.1.6. Vai trò của hoạt động tình nguyện đối với việc giáo dục phẩm chất yêu nước, nhân ái và trách nhiệm cho HS thể hiện trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 1.1.6.1. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình GDPT 2018. Trong mô đun 1 bồi dưỡng GV THPT chủ đề “Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 – Hoạt động trải nghiệm” ban hành kèm theo Thông 8
- tư số 32/2018/TT- Bộ GD&ĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho HS; nội dung hoạt động được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân HS với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp HS khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử đúng đắn, đồng thời bồi dưỡng cho HS tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập. 1.1.6.2. Mạch nội dung hoạt động của Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp * Hoạt động hướng đến bản thân: – Tìm hiểu hình ảnh, tính cách của bản thân và khả năng của bản thân. – Rèn luyện nền nếp, thói quen tự phục vụ và ý thức trách nhiệm trong cuộc sống. – Rèn luyện các kĩ năng thích ứng với cuộc sống. – Thể hiện được tinh thần trách nhiệm, sự trung thực, tuân thủ nội quy, quy định của pháp luật trong đời sống. * Hoạt động hướng đến xã hội: – Quan tâm, chăm sóc người thân và các quan hệ trong gia đình. – Tham gia các công việc của gia đình. – Xây dựng và phát triển quan hệ với bạn bè và thầy cô. – Tham gia xây dựng và phát huy truyền thống của nhà trường và của tổ chức Đoàn, Đội. – Xây dựng và phát triển quan hệ với mọi người. – Tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục chính trị, đạo đức, pháp luật. 9
- * Hoạt động hướng đến thiên nhiên: – Khám phá vẻ đẹp, ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên. – Chủ động, tích cực thực hiện việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, quảng bá hình ảnh cảnh quan thiên nhiên và kêu gọi mọi người cùng thực hiện. – Tìm hiểu thực trạng môi trường và tham gia bảo vệ môi trường. – Đánh giá được thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh của cộng đồng dân cư tại địa phương. * Hoạt động xây dựng nhà trường: - Thể hiện sự tự tin trong các tình huống giao tiếp, ứng xử và biết cách thể hiện sự thân thiện với bạn bè, thầy cô. - Biết cách thu hút các bạn vào hoạt động chung. - Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. * Hoạt động xây dựng cộng đồng: - Thực hiện được các biện pháp mở rộng quan hệ và thu hút cộng đồng vào các hoạt động xã hội. – Tham gia một số hoạt động cộng đồng phù hợp và đánh giá được kết quả hoạt động phát triển cộng đồng. - Thể hiện được hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm của bản thân với cộng đồng. - Xây dựng và triển khai được dự án hoạt động tình nguyện nhân đạo và quản lí dự án hiệu quả. - Đánh giá được ý nghĩa của hoạt động phát triển cộng đồng. - Xây dựng và thực hiện được kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về vấn đề văn hoá mạng xã hội. - Thể hiện được sự chủ động và tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng. - Thực hiện được các hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, hoà bình hữu nghị. - Thể hiện được sự hứng thú, ham hiểu biết khi khám phá các nền văn hoá khác nhau; thể hiện được thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá. 10
- 1.1.6.3. Phương thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Một trong những phương thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là phương thức Cống hiến: cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho HS mang lại những giá trị xã hội bằng những đóng góp và cống hiến thực tế của mình thông qua các hoạt động tình nguyện nhân đạo, lao động công ích, tuyên truyền và các phương thức tương tự khác. Như vậy, các nội dung hoạt động của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình GDPT mới rất gần với các yêu cầu cần đạt về các phẩm chất yêu nước, nhân ái và trách nhiệm đối với học sinh. Việc tổ chức các hoạt động tình nguyện có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện các nội dung của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nhằm giáo dục các phẩm chất trên cho HS THPT, gắn liền với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng việc giáo dục phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm cho HS tại trường THPT Cửa Lò 2 Hầu hết HS của trường THPT Cửa Lò 2 có phẩm chất đạo đức tốt, vâng lời, lễ phép, kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô; chan hòa với bạn bè; chăm lo học hành và lao động, tích cực tham gia các hoạt động tập thể.... Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận HS chưa thực sự nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân với chính bản thân mình và với gia đình. Những em đó chưa chăm lo học hành, còn vi phạm nội quy của trường, thiếu tự giác với các hoạt động chung của lớp, của trường. Với đặc thù địa phương vùng Cửa Lò là đô thị phát triển đi lên từ vùng nông thôn với các ngành nghề khác nhau như làm ruộng, đánh bắt hải sản, buôn bán nên gặp nhiều khó khăn trong công tác giáo dục. Đa số phụ huynh ở Cửa Lò đi làm ăn xa, thậm chí làm ăn ở nước ngoài nên phó thác việc giáo dục con cái cho nhà trường. “Trăm sự nhờ thầy/cô” là câu mà GV thường xuyên được nghe khi trao đổi với phụ huynh về việc giáo dục HS. Ngay từ khi HS mới vào lớp 10, Nhà trường, đoàn trường đã phối hợp với GV chủ nhiệm tập trung dạy nội quy, quy định của nhà trường, những điều HS nên hoặc không nên làm. Đưa HS đi vào khuôn khổ trước khi dạy kiến thức. Với mục tiêu hình thành và phát triển 5 phẩm chất chủ yếu cho HS theo thông tư về chương trình GDPT mới, Ban giám hiệu nhà trường đã thường xuyên tuyên truyền trong GV, HS về 5 phẩm chất chủ yếu đó theo nhiều hình thức khác nhau. Nhà trường đã thiết kế và treo trên các phòng học bảng về phẩm chất của HS để HS biết, ghi nhớ và tự rèn luyện mình. GV lồng ghép việc giáo dục các phẩm chất đó trong các tiết dạy, tiết sinh hoạt lớp. 11
- Hình 1. Bảng 5 phẩm chất của học sinh treo trong các phòng học Nhiều hoạt động được triển khai để giáo dục lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm cho HS như tuyên truyền sâu rộng việc tham gia các cuộc thi trực tuyến như Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Biên Cương Tổ quốc, tìm hiểu Nghị quyết của Đại hội Đảng, Tự hào Việt Nam,… Tuy nhiên, việc tuyên truyền, giáo dục mới chỉ mang tính chất lý thuyết, chưa mang tính thực tế, HS chưa thể hiện được lòng yêu nước, nhân ái hay tinh thần trách nhiệm của mình một cách cụ thể. Kết quả xếp loại hạnh kiểm của HS trường THPT Cửa Lò 2 trước khi nghiên cứu đề tài: Bảng 1. Kết quả xếp loại hạnh kiểm năm học 2019 - 2020 Kết quả xếp loại hạnh kiểm năm học 2019 - 2020 Sĩ số Tốt Khá Trung bình Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 723 514 71.09% 162 22.4% 40 5.53% 7 0.98% Dựa vào bảng số liệu ta ta thấy vẫn còn nhiều nhiều học sinh xếp loại trung bình và yếu. Qua tìm hiểu từ các GVCN thì những HS xếp loại trung bình và yếu hầu hết vì những lí do sau: - Chưa có trách nhiệm trong việc học tập: còn lười ghi bài, chưa học bài cũ, ngủ trong giờ, … - Chưa có trách nhiệm trong vệ sinh trực nhật và thực hiện các nội quy của trường như đi học chậm, sai đồng phục, thiếu thẻ HS, … - Chưa quan tâm đến các hoạt động phong trào của tập thể lớp, của trường. - Còn lười trong các hoạt động lao động bảo vệ môi trường, chăm sóc vườn hoa của lớp. 12
- - Ý thức bảo vệ cơ sở vật chất của lớp, của nhà trường chưa tốt. - Còn xích mích với bạn bè, gây gổ đánh nhau, vô cảm trước việc các bạn đánh nhau, … Như vậy, hầu hết HS có hạnh kiểm trung bình và yếu đều vi phạm các lỗi liên quan đến biểu hiện của phẩm chất yêu nước, nhân ái và trách nhiệm. Chính vì vậy Đoàn trường cần có các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục phẩm chất yêu nước, nhân ái và trách nhiệm cho học sinh. 2.2. Thực trạng tổ chức các phong trào tình nguyện tại các trường THPT trên địa bàn Cửa Lò Trong những năm gần đây, TW đoàn đã triển khai cụ thể nhiều Chương trình, Chiến dịch tình nguyện tại các trường THPT như: chiến dịch “Hoa phượng đỏ”, chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tiếp sức mùa thi”, “Mùa đông ấm”, … Hoạt động tình nguyện tại trường THPT Cửa Lò 2 nói riêng và tại các trường THPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò nói chung đã có nhiều thay đổi đáng kể, tác động rất lớn đến việc giáo dục các phẩm chất của HS, đặc biệt là phẩm chất yêu nước, nhân ái và trách nhiệm. Tuy nhiên, lượng HS tham gia hoạt động tình nguyện còn ít, chủ yếu lặp đi lặp lại ở nhóm nhỏ HS tiêu biểu, chưa nhân rộng trong toàn thể HS. Việc tổ chức triển khai hoạt động tình nguyện còn gặp nhiều khó khăn, các hoạt động còn thực hiện còn sơ sài, hầu như theo đủ các chương trình của đoàn cấp trên. Chất lượng các phong trào chưa cao, HS còn hơi hợt, thờ ơ, thiếu tính tự giác, chưa nhận thấy việc tham gia các hoạt động cộng đồng góp phần bày tỏ tình yêu và trách nhiệm của bản thân với quê hương, đất nước, con người. Chúng tôi đã thực hiện khảo sát trên hơn 300 HS tại trường THPT Cửa Lò và THPT Cửa Lò 2 về vai trò của hoạt động tình nguyện đối với việc giáo dục phẩm chất Yêu nước, Nhân ái và Trách nhiệm cho học sinh qua link: https://forms.gle/JRDd9wZe1m6zVUoU8 Khảo sát về tình trạng tham gia các hoạt động tình nguyện, chúng tôi thu được kết quả như sau: Em đã từng tham gia hoạt động tình nguyện chưa? (Phụ lục 1) Bảng 2. Thống kê tình trạng tham gia tình nguyện của HS Cửa Lò Tỷ lệ Câu trả lời Số ý kiến (%) Thường xuyên tham gia 59 18.9 Thỉnh thoảng tham gia 172 55.1 Ít khi tham gia 66 21.2 Chưa bao giờ tham gia 15 4.8 13
- Từ bằng đó thu được biểu đồ sau: Biểu đồ 1. Biểu đồ thống kê tình trạng HS tham gia các HĐTN ở Cửa Lò Theo số liệu đó nhìn chung hầu hết HS đã từng tham gia HĐTN nhưng thỉnh thoảng hoặc ít khi tham gia. Số lượng HS tham gia tình nguyện thường xuyên còn rất ít (18.9%). Tại sao em lại muốn tham gia các phong trào tình nguyện? (Phụ lục 1) Bảng 3. Khảo sát lí do HS tham gia các hoạt động tình nguyện Lí do Câu trả lời Số Tỷ ý lệ kiến (%) Lí do 1 Vì được mọi người chú ý 11 3.5 Lí do 2 Vì GVCN yêu cầu tham gia 23 7.4 Lí do 3 Vì tham gia hoạt động tình nguyện giúp mình năng động hơn 188 60.3 Lí do 4 Vì tham gia các hoạt động tình nguyện giúp rèn luyện 204 65.4 bản thân trở thành người có ích Lí do 5 Vì có bạn thân tham gia nên đi cùng cho vui 40 12.8 Lí do 6 Vì thấy các hoạt động tình nguyện có ích cho xã hội 175 56.1 Lí do 7 Vì tham gia các hoạt động tình nguyện giúp mình trau 193 61.9 dồi kỹ năng sống Lí do 8 Vì tham gia hoạt động tình nguyện thể hiện lòng yêu 155 49.7 nước, lòng yêu thương con người Lí do 9 Tham gia hoạt động tình nguyện góp phần xây dựng nhà 160 51.3 trường ngày càng phát triển 14
- Biểu đồ 2. Khảo sát lí do tham gia các phong trào tình nguyện Dựa vào kết quả khảo sát cho thấy đa số HS cho rằng tham gia các hoạt động tình nguyện vì giúp rèn luyện bản thân thành người có ích cho xã hội (65,4%), trau dồi kỹ năng sống (61,9%), giúp bản thân năng động hơn (60,3%), tham gia tình nguyện cũng góp phần xây dựng nhà trường phát triển (51,3%) và thể hiện lòng yêu nước, yêu thương con người (49,7%). 2.3. Nguyên nhân của thực trạng Thứ nhất, cán bộ đoàn chủ yếu đã lớn tuổi nên nhiệt huyết cũng giảm, không hoặc ít tham gia các hoạt động tình nguyện nên chưa khuấy động được phong trào tình nguyện trong HS. Thứ hai, cán bộ đoàn trực tiếp tổ chức chưa được tập huấn về kỹ năng, công tác tổ chức các hoạt động tình nguyện và nhân đạo nên còn nhiều lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện. Thứ ba, việc tuyên truyền chưa quyết liệt, chưa thu hút được đông đảo HS tham gia; GV chủ nhiệm cũng như GV bộ môn chưa thực sự quan tâm đến các hoạt động tình nguyện, coi nặng việc học hành nên chưa tuyên truyền, khích lệ HS tham gia; GV chủ nhiệm, các bậc phụ huynh và bản thân HS chưa nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của hoạt động tình nguyện trong giáo dục HS, coi nhẹ các hoạt động xã hội…Một bộ phận rất nhỏ HS tham gia hoạt động vì thấy hoạt động tình nguyện có ý nghĩa với cộng đồng, một bộ phận HS tham gia vì có bạn tham gia hoặc tham gia vì mục đích được cộng điểm… Thứ tư, trong năm học thì HS có lịch học khá kín, vào dịp hè thì HS ở Cửa Lò là vùng du lịch nên hầu hết các em đi làm thêm nên không có thời gian bố trí cho các hoạt động. 15
- 2.4. Khảo sát ý kiến của HS về vai trò của của hoạt động tình nguyên đối với việc giáo dục phẩm chất yêu nước, nhân ái và trách nhiệm cho HS Theo em, việc tham gia các hoạt động tình nguyện có thể hiện lòng nhân ái, tinh thần yêu nước và trách nhiệm với xã hội không? (Phụ lục 1) Bảng 4. Khảo sát ý kiến về việc thể hiện lòng nhân ái, yêu nước và trách nhiệm trong các hoạt động tình nguyện Câu trả lời Số ý kiến Tỉ lệ (%) Có 303 97.7 Không 2 0.6 Không biết 5 1.6 Biểu đồ 3. Biểu đồ thể hiện ý kiến về việc tham gia các hoạt động tình nguyện có thể hiện lòng nhân ái, tinh thần yêu nước và trách nhiệm Số liệu từ biểu đồ cho thấy gần 100% HS được khảo sát đều cho rằng việc tham gia các hoạt động tình nguyện chính là thể hiện lòng nhân ái, tinh thần yêu nước và trách nhiệm đối với xã hội. Theo em, các hoạt động tình nguyện tại trường THPT có vai trò như thế nào đối với việc giáo dục phẩm chất Nhân ái, Yêu nước và Trách nhiệm cho HS? (Phụ lục 1) Bảng 5. Khảo sát tầm quan trọng của HĐTN đối với việc giáo dục phẩm chất Nhân ái, Yêu nước và Trách nhiệm cho HS Câu trả lời Số ý kiến Tỉ lệ (%) Rất quan trọng 160 51.6 Quan trọng 146 47.1 Không quan trọng 3 1 Không liên quan 1 0.3 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh thông qua dạy học Lịch sử Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 (SGK Lịch sử lớp 12 Ban Cơ bản)
14 p | 135 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 118 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
29 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục STEM thông qua chủ đề Lắp mạch điện đèn trang trí - Vật lí 11
40 p | 15 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 cơ bản phân dạng và nắm được phương pháp giải bài tập phần giao thoa ánh sáng
23 p | 36 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy cho học sinh trung học phổ thông trong các giờ dạy môn Hóa học
21 p | 39 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Bài tập thực hành Word khối 10
37 p | 19 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 27 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Công tác phòng ngừa, can thiệp với học sinh bị chứng rối loạn hành vi ở trường THPT
35 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn