Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục STEM chủ đề Nước rửa tay khô vì sức khỏe cộng đồng
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "" nhằm định hướng dạy học tích hợp và đổi mới phương pháp giáo dục tạo điều kiện tổ chức các chủ đề STEM trong chương trình môn học, góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục STEM chủ đề Nước rửa tay khô vì sức khỏe cộng đồng
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN GIÁO DỤC STEM CHỦ ĐỀ “NƯỚC RỬA TAY KHÔ VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG ” Lĩnh vực: Sinh học Nghệ An, tháng 4 năm 2022
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN GIÁO DỤC STEM CHỦ ĐỀ “NƯỚC RỬA TAY KHÔ VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG ” Lĩnh vực: Sinh học Đồng tác giả : Trần Thị Thu Hiền- Trường THPT Diễn Châu 2 Điện thoại: 0914445268; Email: tranhiendc2@gmail.com Nguyễn Thị Kiều Đông- Trường THPT Đô Lương 1 Điện thoại: 0981184417; Email: Kieudong77@gmail.com Nghệ An, tháng 4 năm 2022
- MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1 II. NỘI DUNG........................................................................................................... 2 Phần 1. HƯỚNG DẪN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ GIÁO DỤC STEM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC. ......................................................................................... 2 1. Giáo dục STEM trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018............................ 2 2. Tiêu chí xây dựng bài học STEM ......................................................................... 3 3. Tiến trình bài học STEM theo quy trình kỹ thuật ................................................. 5 4. Khung kế hoạch dạy học ....................................................................................... 8 Phần 2. KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ STEM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC .. 11 CHỦ ĐỀ: NƯỚC RỬA TAY KHÔ VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG .................... 11 1. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ: ............................................................................................... 11 2. MỤC TIÊU .......................................................................................................... 12 2.1. Phẩm chất ......................................................................................................... 12 2.2. Năng lực chung ................................................................................................ 12 2.3. Năng lực đặc thù .............................................................................................. 12 3. THIẾT BỊ ............................................................................................................ 13 4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC ................................................................................... 13 4.1. Hoạt động 1. Xác định vấn đề .......................................................................... 13 4.2. Hoạt động 2. Nghiên cứu kiến thức nền .......................................................... 15 4.3. Hoạt động 3. Lựa chọn bản thiết kế ................................................................. 19 4.4. Hoạt động 4. Chế tạo và thử nghiệm sản phẩm ............................................... 21 4.5. Hoạt động 5. Trình bày sản phẩm và đánh giá................................................. 24 THÔNG TIN BỔ SUNG ......................................................................................... 27 Phần 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..................................................................... 28 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm. ...................................................................... 28 3.2. Kết quả thực nghiệm. ....................................................................................... 28 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................... 35 1. Về giá trị khoa học – công nghệ (tính mới, tính sáng tạo).................................. 35
- 2. Về quy mô, phạm vi đã áp dụng ......................................................................... 35 3. Nhận xét khả năng áp dụng mở rộng của công trình .......................................... 35 4. Nhận xét về những nội dung khác (nếu có) ........................................................ 35 5. Tính hiệu quả của đề tài được kiểm chứng trong phần thực nghiệm sư phạm. .. 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 36
- I. MỞ ĐẦU Để nâng cao chất lượng học sinh THPT đó là việc đổi mới phương pháp dạy học. Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Chương trình GDPT 2018), giáo dục STEM được thực hiện lồng ghép vào các nội dung giáo dục liên quan và được đề cập cụ thể trong chương trình các môn học như: toán học, khoa học, công nghệ, tin học… Theo GS Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên Chương trình GDPT 2018), trong chương trình GDPT 2018, giáo dục STEM được thể hiện ở những điểm sau: +) Chương trình xây dựng có đầy đủ các môn học STEM (khoa học, công nghệ- kĩ thuật, toán học). +) Cải thiện rõ rệt vị trí của giáo dục tin học và giáo dục công nghệ trong hệ thống chương trình. +) Định hướng dạy học tích hợp và đổi mới phương pháp giáo dục tạo điều kiện tổ chức các chủ đề STEM trong chương trình môn học, góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh. +) Tính mở của chương trình cho phép một số nội dung giáo dục STEM có thể được xây dựng thông qua nội dung giáo dục của địa phương, kế hoạch giáo dục của nhà trường và những hoạt động giáo dục được xã hội hoá. Vì vậy nhóm tác giả đã nghiên cứu đầu tư và phát triển đề tài một cách nhanh chóng, kịp thời với tình hình thực tế hiện tại đang diễn ra dịch bệnh covid trên đất nước Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. 1
- II. NỘI DUNG Phần 1. HƯỚNG DẪN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ GIÁO DỤC STEM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC. 1. Giáo dục STEM trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 Giáo dục STEM trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 (Bộ Giáo dục và Đào tạo) được phát biểu: “Giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận lien môn, giúp học sinh áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể” Hình 1. Giáo dục STEM trong Chương trình GDPT 2018 Giáo dục STEM được áp dụng trong các trường phổ thông tại Việt Nam hiện nay ở nhiều mức độ khác nhau, trong đó chủ yếu là: trải nghiệm STEM, dạy môn học theo định hướng STEM, dạy học chủ đề STEM liên môn, nghiên cứu khoa học kỹ thuật. MỨC ĐỘ ÁP DỤNG GIÁO DỤC STEM Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Hình 2. Mức độ áp dụng giáo dục STEM ở trường phổ thông 2
- 2. Tiêu chí xây dựng bài học STEM Hình 3. Tiêu chí xây dựng bài học STEM (Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Tài liệu tập huấn xây dựng và thực hiện chủ đề giáo dục STEM trong trường trung học) Một bài học STEM cần đảm bảo các tiêu chí sau đây: Tiêu chí 1: Chủ đề bài học STEM tập trung vào các vấn đề của thực tiễn Trong các bài học STEM, học sinh được đặt vào các vấn đề thực tiễn xã hội, kinh tế, môi trường và yêu cầu tìm hiểu các giải pháp. Tiêu chí 2: Cấu trúc bài học STEM theo quy trình thiết kế kỹ thuật Quy trình thiết kế kỹ thuật cung cấp một tiến trình linh hoạt đưa học sinh từ việc xác định một vấn đề - hoặc một yêu cầu thiết kế - đến sáng tạo và phát triển một giải pháp. Theo quy trình này, học sinh thực hiện các hoạt động: Xác định vấn đề Nghiên cứu kiến thức nền Đề xuất các giải pháp Lựa chọn giải pháp Thiết kế mô hình (nguyên mẫu) Thử nghiệm và đánh giá 3
- Chia sẻ và thảo luận Điều chỉnh thiết kế Trong quy trình kỹ thuật, các nhóm học sinh thử nghiệm các ý tưởng dựa trên nghiên cứu của mình, sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau, mắc sai lầm, chấp nhận và học từ sai lầm, và thử nghiệm lại. Học sinh tập trung phát triển các giải pháp để giải quyết vấn đề đặt ra, nhờ đó học được và vận dụng được kiến thức mới trong chương trình giáo dục. Tiêu chí 3: Phương pháp dạy học bài học STEM đưa học sinh vào hoạt động tìm tòi và khám phá, định hướng hành động, trải nghiệm và sản phẩm Trong các bài học STEM, hoạt động học của học sinh được thực hiện theo hướng mở có “khuôn khổ” về các điều kiện mà học sinh được sử dụng (chẳng hạn các vật liệu khả dụng). Hoạt động học của học sinh là hoạt động được chuyển giao và hợp tác, các quyết định về giải pháp giải quyết vấn đề là của chính học sinh. Học sinh thực hiện các hoạt động trao đổi thông tin để chia sẻ ý tưởng và tái thiết kế nguyên mẫu của mình nếu cần. Học sinh tự điều chỉnh các ý tưởng của mình và thiết kế hoạt động tìm tòi, khám phá của bản thân. Tiêu chí 4: Hình thành tổ chức bài học STEM lôi cuốn học sinh vào hoạt động nhóm kiến tạo Giúp học sinh làm việc trong một nhóm kiến tạo là một việc khó khăn, đòi hỏi tất cả giáo viên STEM ở trường làm việc cùng nhau để áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm, sử dụng cùng một ngôn ngữ, tiến trình và yêu cầu về sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành. Làm việc nhóm để thực hiện các hoạt động của bài học STEM là cơ sở phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh. Tiêu chí 5: Nội dung bài học STEM áp dụng chủ yếu từ nội dung khoa học và toán mà học sinh đã và đang học Trong các bài học STEM, giáo viên cần kết nối và tích hợp một cách có mục đích nội dung từ các chương trình khoa học, công nghệ và toán. Lập kế hoạch để hợp tác với các giáo viên toán, công nghệ và khoa học khác để hiểu rõ nội hàm của việc làm thế nào để các mục tiêu khoa học có thể tích hợp trong một bài học đã cho. Từ đó học sinh dần nhận thấy rằng khoa học, công nghệ và toán không phải là các môn học độc lập, mà chúng liên kết với nhau để giải quyết các vấn đề. Điều đó có liên quan đến việc toán học, công nghệ và khoa học một cách có ý nghĩa của học sinh. Tiêu chí 6: Tiến trình bài học STEM tính đến nhiều đáp án đúng và coi sự thất bại như là một phần cần thiết trong học tập Với một câu hỏi nghiên cứu đặt ra, có thể đề xuất nhiều giả thuyết khoa học; với một vấn đề cần giải quyết, có thể đề xuất nhiều phương án, và lựa chọn phương án tối ưu. Trong các giả thuyết khoa học, chỉ có một giả thuyết đúng. Ngược lại, các phương án giải quyết vấn đề đều khả thi, chỉ khác nhau ở mức độ tối ưu khi 4
- giải quyết vấn đề. Tiêu chí này cho thấy vai trò quan trọng của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong dạy học STEM. 3. Tiến trình bài học STEM theo quy trình kỹ thuật TIẾN TRÌNH BÀI HỌC STEM (5 hoạt động) HĐ 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/TIÊU CHÍ SẢN PHẨM HĐ 2: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN (Kiến thức mới + kiến thức đã có) HĐ 3: LỰA CHỌN BẢN THIẾT KẾ/KỊCH BẢN HĐ 4: CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM SẢN PHẨM HĐ 5: TRÌNH BÀY SẢN PHẨM VÀ ĐÁNH GIÁ Hình 4. Các hoạt động cơ bản của tiến trình bài học STEM theo quy trình kỹ thuật Tiến trình bài học STEM tuân theo quy trình kỹ thuật nhưng các “bước” trong quy trình không nhất thiết phải thực hiện một cách tuyến tính (hết bước nọ mới sang bước kia) mà có những bước được thực hiện song hành, tương hỗ lẫn nhau. Cụ thể là việc “Nghiên cứu kiến thức nền” được thực hiện đồng thời với “Đề xuất giải pháp”; “Chế tạo mô hình” được thực hiện đồng thời với “Thử nghiệm và đánh giá”. Trong đó bước này vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện để thực hiện bước kia. Vì vậy, mỗi bài học STEM được tổ chức theo 5 hoạt động như hình 4. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/tiêu chí sản phẩm Trong hoạt động này, giáo viên giới thiệu vấn đề cho học sinh. Giáo viên giao cho học sinh các nhiệm vụ học tập tương ứng và học sinh sử dụng khả năng kiến thức mới trong bài học để hình thành ý tưởng, đề xuất giải pháp và thiết kế nguyên mẫu của sản phẩm cần hoàn thành. Trong hoạt động này, giáo viên cũng thống nhất với học sinh về các tiêu chí của sản phẩm, là cơ sở để định hướng hoạt động của các em trong bài học, cũng như là công cụ đánh giá mức độ lĩnh hội vấn đề, hoàn thành công việc. Mục đích Nội dung Sản phẩm hoạt động Tổ chức hoạt động Phát hiện như Tìm hiểu về - Phiếu học tập ghi - Giáo viên giới thiệu cầu/vấn đề; hiện tượng/vấn chép thông tin về hiện vấn đề cho học sinh, xác định tiêu đề; đánh giá về tượng, sản phẩm, công giao các nhiệm vụ học chí sản phẩm. hiện tượng, nghệ,… tập để tìm hiểu vấn đề. sản phẩm, - Câu hỏi về hiện - Học sinh thực hiện công nghệ,… tượng, sản phẩm, công nhiệm vụ (thông qua thực tế, tài liệu học tập, 5
- nghệ,… video, trao đổi cá - Phiếu báo cáo kết quả nhân/nhóm). hoạt động nhóm. - Giáo viên tổ chức báo cáo, thảo luận; học sinh phát hiện/phát biểu vấn đề. Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền Trong hoạt động này, học sinh hoạt động tích cực, tự lực dưới sự định hướng và hỗ trợ của giáo viên. Trên cơ sở các kiến thức sẵn có và lĩnh hội từ hoạt động 1, học sinh đề xuất và thiết kế sản phẩm để giải quyết vấn đề. Sau khi hoàn thành bản thiết kế, học sinh được các kiến thức mới. Mục đích Nội dung Sản phẩm hoạt Tổ chức hoạt động động Hình thành Nghiên cứu Các mức độ hoàn - Giáo viên giao nhiệm vụ kiến thức nội dung sách thành nội dung (xác học tập: mới; đề xuất giáo khoa, tài định, ghi được thông đọc/nghe/nhìn/thực giải pháp cho liệu, thực hiện tin, dữ liệu, giải hiện/…để xác định và ghi vấn đề cần thí nghiệm để thích, kiến thức mới, nhận thông tin, dữ liệu, tìm hiểu. hình thành giải pháp/thiết kế). giải thích kiến thức mới. kiến thức mới - Học sinh nghiên cứu tài và đề xuất giải liệu hướng dẫn, sách giáo pháp/thiết kế. khoa, làm thí nghiệm; giáo viên tổ chức báo cáo và thảo luận. - Giáo viên điều hành và chốt kiến thức, hỗ trợ học sinh đề xuất giải pháp/thiết kế mẫu thử. Hoạt động 3: Lựa chọn bản thiết kế/kịch bản Trong hoạt động này, học sinh được tổ chức để trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế của mình, có kèm theo thuyết minh. Đó là sự cụ thể hóa giải pháp giải quyết vấn đề. Dưới sự trao đổi, góp ý của các học sinh khác và định hướng của giáo viên, học sinh tiếp tục hoàn thiện (hoặc thay đổi nếu cần thiết) bản thiết kế trước khi tiến hành chế tạo và vận hành để đảm bảo tính khả thi. Mục đích Nội dung Sản phẩm hoạt động Tổ chức hoạt động Lựa chọn giải Trình bày, giải Giải pháp, bản thiết - Giáo viên giao nhiệm vụ pháp, thống thích và bảo vệ kế được lựa học tập: yêu cầu học sinh 6
- nhất bản thiết giải pháp/thiết chọn/hoàn thiện. trình bày, báo cáo, giải kế. kế đã lựa chọn thích, bảo vệ giải và hoàn thiện. pháp/thiết kế. - Học sinh báo cáo và thảo luận với lớp. - Giáo viên điều hành, nhận xét, hỗ trợ học sinh chọn giải pháp/thiết kế mẫu thử nghiệm. Hoạt động 4: Chế tạo và thử nghiệm sản phẩm Trong hoạt động này, học sinh tiến hành chế tạo mẫu (mô hình) theo bản thiết kế đã thống nhất với giáo viên (hoạt động 3). Trong quá trình chế tạo, học sinh cần tiến hành thử nghiệm và đánh giá hiệu quả, từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp. Trong hoạt động này, học sinh có thể phải điều chỉnh mẫu thiết kế ban đầu để đảm bảo tính khả thi. Mục đích Nội dung Sản phẩm hoạt Tổ chức hoạt động động Chế tạo, thử Lựa chọn dụng Dụng cụ/thiết bị/mô - Giáo viên giao nhiệm vụ nghiệm mẫu cụ/thiết bị thí hình/đồ vật…đã chế học tập: tìm kiếm, lựa thiết kế. nghiệm; chế tạo và thử nghiệm, chọn vật liệu và dụng cụ tạo mẫu theo đánh giá. để chế tạo, lắp ráp,… thiết kế; thử - Học sinh thực hiện chế nghiệm và tạo, lắp ráp và thử điều chỉnh. nghiệm; giáo viên hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hiện. Hoạt động 5: Trình bày sản phẩm và đánh giá Trong hoạt động này, giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày sản phẩm học tập đã hoàn thành; trao đổi, thảo luận, đánh giá nguyên bản để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện. Giáo viên có thể giao nhiệm vụ về nhà để học sinh tiếp tục cải tiến và hoàn thành sản phẩm. Mục đích Nội dung Sản phẩm hoạt Tổ chức hoạt động động Trình bày, Trình bày và Dụng cụ/thiết bị/mô - Giáo viên giao nhiệm vụ chia sẻ, đánh thảo luận sản hình/đồ vật…đã chế học tập: trình bày và vận giá sản phẩm phẩm. tạo kèm với bản trình hành thử sản phẩm. nghiên cứu. bày báo cáo. - Học sinh báo cáo, thảo 7
- luận (bài báo cáo, trình chiếu, video, sản phẩm,…) theo các hình thức phù hợp (triển lãm, seminar, trưng bày); Giáo viên đánh giá, kết luận, cho điểm và định hướng tiếp tục hoàn thiện. 4. Khung kế hoạch dạy học Chủ đề STEM Chủ đề: (TÊN CHỦ ĐỀ) MÔ TẢ CHỦ ĐỀ Địa điểm tổ chức Thời gian thực hiện Kiến thức khoa học trong chủ đề Kiến thức mới Kiến thức đã học Kiến thức liên quan Vấn đề thực tiễn MỤC TIÊU Phẩm chất Năng lực chung Năng lực đặc thù THIẾT BỊ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1. Xác định vấn đề/tiêu chí sản phẩm Yêu cầu cần đạt Nội dung dạy học Dự kiến sản phẩm đáp ứng yêu cầu cần đạt Tiến trình dạy học cụ thể 8
- Nội dung Hoạt động HS Hoạt động GV Công cụ hỗ trợ Hoạt động 2. Nghiên cứu kiến thức nền Yêu cầu cần đạt Nội dung dạy học Dự kiến sản phẩm đáp ứng yêu cầu cần đạt Tiến trình dạy học cụ thể Nội dung Hoạt động HS Hoạt động GV Công cụ hỗ trợ Hoạt động 3. Lựa chọn bản thiết kế/kịch bản Yêu cầu cần đạt Nội dung dạy học Dự kiến sản phẩm đáp ứng yêu cầu cần đạt Tiến trình dạy học cụ thể Nội dung Hoạt động HS Hoạt động GV Công cụ hỗ trợ Bảng 1. Tiêu chí đánh giá bản thiết kế 9
- Tiêu chí Mức đánh giá Hoạt động 4. Chế tạo và thử nghiệm sản phẩm Yêu cầu cần đạt Nội dung dạy học Dự kiến sản phẩm đáp ứng yêu cầu cần đạt Tiến trình dạy học cụ thể Nội dung Hoạt động HS Hoạt động GV Công cụ hỗ trợ Hoạt động 5. Trình bày sản phẩm và đánh giá Yêu cầu cần đạt Nội dung dạy học Dự kiến sản phẩm đáp ứng yêu cầu cần đạt Tiến trình dạy học cụ thể Nội dung Hoạt động HS Hoạt động GV Công cụ hỗ trợ 10
- Bảng 2. Tiêu chí đánh giá sản phẩm TT Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được Tổng điểm Phần 2. KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ STEM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CHỦ ĐỀ: NƯỚC RỬA TAY KHÔ VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG 1. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ: * Địa điểm tổ chức: Lớp học * Thời gian thực hiện: 4 tiết * Kiến thức khoa học trong chủ đề: Kiến thức mới Kiến thức đã biết Kiến thức liên quan - Cấu trúc của virus - Các yếu tố ảnh hưởng - Ancol (Bài 54, Hóa học (Bài 29, Sinh học 10). đến sự sinh trưởng của vi 11). sinh vật - Sự nhân lên của virus trong tế bào vật chủ (Bài 25, Sinh học 10). (Bài 30, Sinh học 10). - Sinh sản của vi sinh vật - Virus gây bệnh và ứng (Bài 26, Sinh học 10). dụng của virus trong thực tiễn (Bài 31, Sinh học 10). - Bệnh truyền nhiễm và 11
- miễn dịch (Bài 32, Sinh học 10). * Vấn đề thực tiễn: Hiện nay vi sinh vật gây ra rất nhiều bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vậy làm thế nào để ta có thể phòng tránh được các bệnh do vi sinh vật gây ra? Một trong những cách phòng bệnh là sử dụng nước rửa tay khô thường xuyên để sát khuẩn. 2. MỤC TIÊU 2.1. Phẩm chất - Tích cực tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau về công thức pha chế, dụng cụ đựng dung dịch nước rửa tay khô sát khuẩn. - Nghiêm túc nhìn nhận khuyết điểm bản thân trong quá trình làm việc nhóm, thiết kế chế tạo dung dịch. - Chịu trách nhiệm về lời nói, hành vi của bản thân trong quá trình thí nghiệm, báo cáo kết quả. - Có thói quen giữ vệ sinh cá nhân, rèn luyện và chăm sóc sức khỏe. - Có ý thức xây dựng và thực hiện kế hoạch dự án hợp lý, khoa học. 2.2. Năng lực chung Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Phân tích được tình huống và phát biểu vấn đề cần pha chế dung dịch nước rửa tay khô. - Xác định, tìm ra kiến thức về các chất hóa học cần cho diệt khuẩn, sử dụng cho việc giải quyết vấn đề. - Đề xuất giải pháp, thiết kế công thức pha chế nước rửa tay khô. - Thực hiện thi công, pha chế thành công nước rửa tay khô. - Đánh giá được sản phẩm, quá trình thực hiện và đề xuất ý tưởng cải tiến nước rửa tay khô. 2.3. Năng lực đặc thù Năng lực thuộc lĩnh vực STEM - Phát biểu được đặc điểm cấu tạo của vi sinh vật (vi khuẩn, virus). - Trình bày được tính chất diệt khuẩn của etanol 70-80%. - Lập được quy trình pha chế nước rửa tay khô diệt khuẩn. - Tính toán, đo nồng độ các chất chuẩn, chính xác. - Đảm bảo an toàn tuyệt đối khi sử dụng hóa chất, dụng cụ. 12
- 3. THIẾT BỊ - Phương tiện dạy học: bảng, máy tính, máy chiếu. 4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 4.1. Hoạt động 1. Xác định vấn đề Phân tích tình huống thực tiễn “Pha chế nước rửa tay khô” - 10 phút A. Yêu cầu cần đạt - Thảo luận được với các thành viên trong nhóm để cùng xác định nhiệm vụ cần thực hiện là pha chế nước rửa tay khô diệt khuẩn nhằm giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe cho con người. - Phân tích được tình huống và xác định được nhiệm vụ cần thực hiện là pha chế nước rửa tay khô diệt khuẩn với các yêu cầu sau: (1) Giúp tay người luôn sạch khuẩn; (2) Sử dụng hóa chất an toàn và thân thiện với sức khỏe con người; (3) Sử dụng chai lọ đựng dung dịch đẹp, gọn gàng, dễ sử dụng; (4) Khả năng ứng dụng thực tế cao. B. Nội dung dạy học HS đề xuất các ý tưởng có thể thực hiện để giải quyết vấn đề mà GV đưa ra. GV tổng hợp và giới thiệu cụ thể nhiệm vụ dự án. Nhiệm vụ đi kèm với các điều kiện thực tiễn được GV nêu rõ: giúp tay luôn sạch khuẩn; dụng cụ đựng nhỏ gọn, dễ sử dụng và tiện lợi… - GV thông báo, phân tích và thống nhất với HS các tiêu chí đánh giá nước rửa tay khô sau khi hoàn thành. - GV thống nhất với HS về tiến trình dự án. - HS quan sát, lắng nghe cùng GV về các bệnh truyền nhiễm so vi sinh vật và cho các nhóm tìm hiểu các loại dung dịch sát khuẩn trong thực tế. C. Dự kiến sản phẩm đáp ứng yêu cầu cần đạt - Phiếu học tập được GV hướng dẫn ghi nhận: * Nhiệm vụ cần thực hiện. * Kế hoạch thực hiện: những việc phải làm và phân công việc trong nhóm. * Hình thức liên lạc: báo cáo thường xuyên với GV trong quá trình hoạt động nhóm. D. Tiến trình dạy học cụ thể: 13
- Nội dung Hoạt động HS Hoạt động GV Công cụ hỗ trợ Tổ chức - Di chuyển vào nhóm. - Chia nhóm - Danh sách nhóm. nhóm - Bầu chọn nhóm trưởng, HS. thư kí. - Nghe và ghi nội dung tình - Thông báo - Phiếu học tập. huống chủ đề STEM. tình huống. Phân tích - Hoạt động nhóm, phân - Gợi ý cho HS - Giấy A4 cho mỗi tích tình huống theo gợi ý phân tích tình nhóm ghi phân tình huống, và phát biểu nhiệm vụ đặt huống bằng câu tích của mình. phát biểu ra. hỏi: vấn đề cần - Lắng nghe các gợi ý từ + Kể tên các giải quyết GV để phân tích, trả lời cácbệnh do vi sinh câu hỏi, phát biểu vấn đề vật thường gặp trong phiếu học tập. ở địa phương - Các thành viên trong em? nhóm ghi lại phân tích của + Làm thế nào nhóm mình trong phiếu học để có thể phòng tập cá nhân. tránh được các bệnh truyền nhiễm này? + Vì sao cần phải rửa tay sạch sẽ một cách thường xuyên? + Có thể thiết kế một loại dung dịch giúp sát khuẩn mà không cần rửa lại với nước một cách tiện lợi hay không? - Phát biểu nội dung nhiệm - Cho HS phát vụ. biểu nhiệm vụ - Ghi nhận vào phiếu học cần thực hiện. tập nhiệm vụ. - Tóm tắt lại nhiệm vụ cần 14
- - Hình thành ý tưởng ban thực hiện cho đầu cho việc thiết kế chế HS ghi nhận tạo. vào phiếu học tập. - Nhận tiến trình thực hiện - Thông báo - Bảng tiến trình Thống nhất dự án tham khảo từ GV. tiến trình thực dự án trong phiếu tiến trình - Thống nhất thời gian thực hiện dự án cho học tập. hiện với GV. HS tham khảo. dự án - Ghi nhận lại thời gian đã - Cho HS thống thống nhất với GV vào nhất thời gian bảng tiến trình (thư kí). hoạt động hợp lí. 4.2. Hoạt động 2. Nghiên cứu kiến thức nền Nghiên cứu kiến thức nền về virus và bệnh truyền nhiễm - 35 phút A. Yêu cầu cần đạt Sau hoạt động này, HS có khả năng: - Trình bày đặc điểm chung của virus. - Mô tả được cấu trúc của virus. - Nêu được các giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào vật chủ. - Nêu về khái niệm về bệnh truyền nhiễm. - Trình bày được các phương thức lây truyền của bệnh truyền nhiễm. - Kể tên được các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virus như SARS, COVID 19,… - Hình thành ý tưởng lựa chọn hóa chất, dụng cụ để chế tạo dung dịch nước rửa tay khô. B. Nội dung dạy học - GV chiếu video về các đại dịch đã từng diễn ra gây thiệt hại tới sức khỏe con người. - HS kể tên các bệnh truyền nhiễm thường gặp. - HS tham gia trò chơi do GV tổ chức và trình bày các phương thức lây truyền của bệnh truyền nhiễm. * Truyền nhiễm là khả năng lây lan bệnh từ cá thể này sang cá thể khác, do các tác nhân vi khuẩn, virus, vi nấm,… * Các con đường lây truyền bệnh: truyền ngay (trực tiếp hoặc gián tiếp), truyền dọc (mẹ sang con). 15
- * Các bệnh do virus gây ra như bệnh đường hô hấp (SARS, COVID 19,…), các bệnh về tiêu hóa, da, thần kinh. C. Dự kiến sản phẩm đáp ứng yêu cầu cần đạt - Phiếu học tập trình bày kiến thức nền vừa tìm hiểu. D. Tiến trình dạy học cụ thể Nội dung Hoạt động HS Hoạt động GV Công cụ hỗ trợ - Xác định các bệnh - GV chiếu video về - Máy chiếu. Xác định truyền nhiễm thường do các đại dịch trong lịch tác nhân chính là virus sử loài người (có thể là kiến thức gây nên. Ebola, SARS, COVID cần tìm 19,…) và yêu cầu HS hiểu cho biết nguyên nhân và thiệt hại do các đại dịch gây ra. Tìm hiểu - HS trả lời các câu hỏi - GV mô tả thí nghiệm - Tranh hình về cấu trúc của GV và rút ra kết luận của Ivanopski về việc thí nghiệm của của virus về virus và các đặc điểm phát hiện ra virus khảm Ivanopski (Bài và quá cấu trúc của virus. thuốc lá. Yêu cầu HS 29, Cấu trúc trình nhân nêu đặc điểm chung virus). lên của của virus. virus trong - Yêu cầu HS chỉ trên tế bào vật tranh vẽ cấu trúc của chủ virus và nêu chức năng - HS xem video và trình của từng bộ phận. bày các giai đoạn trong - GV chiếu video về sự quá trình nhân lên của nhân lên của virus virus. trong tế bào vật chủ. - Tham gia thí nghiệm - GV đặt ra vấn đề: vì mô phỏng bệnh truyền sao các bệnh do vi sinh nhiễm do GV tổ chức. vật dễ lây lan lại được - Phát biểu khái niệm về gọi là bệnh truyền Tìm hiểu bệnh truyền nhiễm. nhiễm? Làm thê nào để về bệnh biết được tốc độ lây lan - HS nghiên cứu các câu của bệnh truyền nhiễm? truyền hỏi do GV nêu ra trong và sau khi tham gia hoạt - GV thông báo cho HS nhiễm động mô phỏng: “Làm về thí nghiệm mô cách nào để xác định phỏng bệnh truyền nhiễm và hướng dẫn 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh thông qua dạy học Lịch sử Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 (SGK Lịch sử lớp 12 Ban Cơ bản)
14 p | 134 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 118 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
29 p | 27 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục STEM thông qua chủ đề Lắp mạch điện đèn trang trí - Vật lí 11
40 p | 15 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 cơ bản phân dạng và nắm được phương pháp giải bài tập phần giao thoa ánh sáng
23 p | 36 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 24 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 21 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy cho học sinh trung học phổ thông trong các giờ dạy môn Hóa học
21 p | 39 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Bài tập thực hành Word khối 10
37 p | 19 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 27 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Công tác phòng ngừa, can thiệp với học sinh bị chứng rối loạn hành vi ở trường THPT
35 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn