Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Yên Dũng số 3
lượt xem 2
download
Giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã được triển khai sâu rộng trong đời sống nhân dân thông qua các hình thức tuyên truyền, giáo dục, lồng ghép đem lại hiệu quả nhất định. Với mục đích tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh qua đó tuyên tuyền, giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đem lại hiệu quả cao, khắc phục sự giáo điều, dập khuôn trong công tác tuyên truyền.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Yên Dũng số 3
- GIÁO DỤC TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRƯỜNG THPT YÊN DŨNG SỐ 3 Tác giả: Nguyễn Thị Thịnh – GV Tổ Xã Hội Trường THPT Yên Dũng số 3 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Đạo đức, hiểu theo nghĩa chung nhất, là một hình thái của ý thức xã hội, bao gồm những nguyên tắc, chuẩn mực và thang bậc giá trị được xã hội thừa nhận. Hồ Chí Minh là tiêu biểu cho tấm gương đạo đức tận trung với nước, tận hiếu với dân, hết lòng thương yêu con người; là tấm gương mẫu mực của tinh thần cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, có tinh thần quốc tế trong sáng; là tấm gương mẫu mực cho sự tự rèn luyện, kiên quyết vượt qua mọi khó khăn. Đánh giá đúng tình hình của đất nước trong thời kỳ đất nước tiến hành hội nhập, ngày 15 tháng 5 năm 2016, Bộ chính trị khóa XII đã ban hành chỉ thị số 05/CT-TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Một trong những nội dung được nhấn mạnh là: “Tiếp tục làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Ngày 20/10/2016 Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Chương trình hành động số 22/CTr-TU về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, ngày 22 tháng 01 năm 2020, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang đã triển khai Kế hoạch số 09/KH-SGD&ĐT về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2020. Ngày 07/01/2020 huyện ủy Yên Dũng triển khai kế hoạch số 94/KH-HU của Ban Thường vụ Huyện ủy về học tập và làm theo tư tưởng, đạo 1
- đức, phong cách Hồ Chí Minh trong năm. Thực hiện các chỉ thị, kế hoạch của các cấp, các ngành, toàn Đảng toàn dân ta đang đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, với mục đích làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, đặc biệt là học sinh-những chủ nhân tương lai của đất nước. Như chúng ta đã biết, hiện nay tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống trong xã hội, đặc biệt trong một bộ phận cán bộ có chức có quyền đang nổi lên như một nguy cơ đáng lo ngại, nó làm xói mòn niềm tin của nhân dân với Đảng, với chế độ. Không những thế, sự suy thoái đạo đức đã vào cả học đường, làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc hình thành nhân cách, đạo đức của học sinh, đặc biệt là học sinh THPT. Hơn nữa, thực trạng đạo đức, lối sống của HS nước ta gần đây khiến cho xã hội không khỏi bất an, lo lắng, đòi hỏi nhà trường chung tay cùng gia đình và xã hội cần phải tăng cường hơn công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho HS. Theo số liệu khảo sát năm 2016 cho thấy, có những GV đang giảng bài, bất ngờ bị học trò hành hung, chém trọng thương; hiện tượng “sống thử” và quan hệ tình dục trước hôn nhân ngày càng tăng cao; tình trạng nạo phá thai cũng đang ở mức báo động… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, ngoài sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch thì một trong những nguyên nhân cần phải nhấn mạnh đó là sự coi nhẹ việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của các cá nhân. Vì thế, việc giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một biện pháp quan trọng để khắc phục tình trạng suy thoái đó, không chỉ đối với cán bộ Đảng viên mà đối với từng cá nhân, mỗi người cũng cần phải có ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, nâng cao ý thức, trách nhiệm với đất nước, giữ gìn phẩm giá con người. Đây là cơ sở để hoàn thiện bản thân mỗi người, mọi sự buông thả, thiếu ý thức tự giác học tập, rèn luyện, tu dưỡng xa vời sự quản lý, giáo dục của tập thể và gia đình là con đường dẫn tới hư hỏng, tự đánh mất bản thân mình. 2
- Với mong muốn đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tiếp nối đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta, tôi chọn đề tài “Giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Yên Dũng số 3” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2019 -2020. 2. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến Giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã được triển khai sâu rộng trong đời sống nhân dân thông qua các hình thức tuyên truyền, giáo dục, lồng ghép đem lại hiệu quả nhất định. Với mục đích tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh qua đó tuyên tuyền, giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đem lại hiệu quả cao, khắc phục sự giáo điều, dập khuôn trong công tác tuyên truyền. Việc giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thông qua hoạt động ngoại khóa cho đối tượng học sinh THPT là một điểm mới mang tính sáng tạo. Cụ thể điểm mới của sáng kiến là giúp học sinh có nhận thức đầy đủ về nội dung tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh từ đó xây dựng nội dung các hoạt động ngoại khóa theo chủ đề phù hợp với năng lực của học sinh để đảm bảo mục đích giáo dục. PHẦN 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN I. NỘI DUNG GIÁO DỤC TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 1. Khái niệm đạo đức Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, chúng ta có thể hiểu khái niệm đạo đức như sau: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh hành vi và đánh giá cách ứng xử của con người trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội. 2. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 2.1. Tấm gương trọn đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một con người cả đời phấn đấu hy sinh, tất cả vì dân, vì nước, vì hạnh phúc con người. 3
- Hồ Chí Minh chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Là lãnh tụ của dân tộc, vối tư cách là người đứng đầu Đảng và Nhà nước, Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ trách nhiệm của cá nhân: Lo cho dân, cho nước từ những việc lớn đến việc nhỏ. Hồ Chí Minh gắn bó với đồng bào theo đúng nghĩa anh em, chị em, con cháu và thật sự Người có tình cảm, trách nhiệm với họ như những người ruột thịt. 2.2 Tấm gương của ý chí và nghị lực, tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh từng bị tù đày nhiều nơi, nhưng vẫn luôn giữ thái độ lạc quan, tin tưởng vào sức mạnh của con người, vào cuộc sống, chính nghĩa, với ý chí, nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn: “Gạo đem vào giã bao đau đớn Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông; Sống ở trên đời người cũng vậy, Gian nan rèn luyện mới thành công” và: “Muốn nên sự nghiệp lớn Tinh thần càng phải cao” 2.3. Tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân Là một tấm gương mẫu mực phục vụ nhân dân, Hồ Chí Minh ý thức rõ rằng, cán bộ phải có trách nhiệm với dân, làm cán bộ chứ không phải quan cách mạng, cho nên từ việc nhỏ đến lớn đều phải vì nhân dân; ở bất kỳ cương vị nào cũng phải vì nhân dân mà phục vụ. “Làm Chủ tịch nước mệt lắm. Hồ Chí Minh dặn dò: “Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta” Hồ Chí Minh là người thấu hiểu dân tình, chăm lo dân sinh, nâng cao dân trí để không ngừng thực hành dân chủ cho dân. Ngày đêm Người đau đáu một điều là “giành được độc lập 4
- rồi, thì phải làm cho dân được ăn no mặc ấm”. Nếu không, nền độc lập đó chẳng có giá trị gì; để dân đói, dân rét thì Đảng và Chính phủ có lỗi với dân. 2.4. Tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết mực vì con người Giáo sư Trần Văn Giàu từng khẳng định: “Tầm cỡ của một hiền triết chung quy là ở mức quan tâm đến con ngưòi, con người thật đang phải sống trên quả đất này và chắc còn sống lâu dài đến vô tận thời gian, lấy đó làm trung tâm của mọi suy tư và chủ đích của mọi hành động. Cụ Hồ thuộc loại hiền triết đó; vì đó mà Cụ lớn”. Lòng khoan dung nhân ái của Hồ Chí Minh luôn dành hết mực cho mọi kiếp người. 2.5. Tấm gương cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường Hồ Chí Minh thực hành triệt để tất cả những gì Người quan niệm, thậm chí Người còn làm nhiều hơn những gì Người nói. Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về thực hành tiết kiệm trong ăn, mặc, ở, đi lại... Mọi cái ở Người được sử dụng một cách hợp lý. ở Hồ Chí Minh, tiết kiệm đã trở thành nếp sống, sinh hoạt, thành giá trị văn hoá, triết lý nhân sinh, biểu trưng của lối sông văn minh, hiện đại làm cơ sở cho việc thực hiện tinh thần nhân văn cao cả trong thế giới còn nghèo đói, khó khăn, vật lộn để sinh tồn và phát triển. II. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH Ở TRƯỜNG THPT YÊN DŨNG SỐ 3 1. Thực trạng giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí ở trường THPT Yên Dũng số 3 Việc giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho HS là nội dung rất quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi toàn Đảng toàn dân đang đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Hơn nữa, trong việc giáo dục truyền thống đạo đức thì truyền thống uống nước nhớ nguồn cũng luôn được chú trọng. Việc chăm sóc các di tích Lưu niệm Hồ Chí Minh cũng là một hình thức thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, thể hiện sự biết ơn của các thế hệ HS với Bác Hồ kính yêu của dân tộc. 5
- Hiện nay việc giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đang được đặc biệt quan tâm, đặc biệt ở các trường phổ thông. Tại trường THPT Yên Dũng số 3 cũng đang rất chú trọng đến nội dung này. Ngoài việc giáo dục thông qua lồng ghép trong các môn học như môn Giáo dục Công dân, Lịch sử, Văn học thì việc tổ chức giáo dục qua HĐGD NGLL và các hoạt động ngoại khóa đang thực hiện rất nghiêm túc và có hiệu quả giáo dục rất cao. Đặc biệt, năm học 2017-2018 Sở GD&ĐT Bắc Giang đã đưa bộ sách Bác Hồ với những bài học về đạo đức, lối sống vào trong giảng dạy tại các nhà trường. 100% HS trong trường phổ thông đã có bộ sách này. Đây là một trong những qui định có bước đột phá trong việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Vì thế, việc lồng ghép giảng dạy, tuyên truyền về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cũng thuận lợi hơn rất nhiều. Qua đó, học sinh có thể nắm rõ hơn những nội dung về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tuy nhiên để hiểu rõ về nội dung tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cũng như sự cần thiết của việc giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đối với bản thân còn chưa đầy đủ và chưa thấy được sự cần thiết. Đa số học sinh khi được hỏi đều khẳng định vai trò quan trọng của việc Giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhưng chưa biết rõ nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Học sinh chủ yếu nêu được tấm gương cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, lối sống giản dị và tấm gương vì nước quên mình của Bác. Còn các nội dung khác thì chưa nêu được hoặc nêu không đầy đủ. Điều đó khẳng định nhận thức của học sinh về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh còn mơ hồ. Trong hành động, việc làm còn có nhiều biểu hiện của sự lãng phí xa hoa như sử dụng phương tiện giao thông không phù hợp với lứa tuổi mục đích phô trương, chưa biết tiết kiệm tài nguyên như nước…; ý thức bảo vệ môi trường còn hạn chế vứt rác không đúng nơi quy định, vệ sinh lớp học còn bẩn… Hiện tượng nói tục, chửi bậy giữa học sinh còn khá phổ biến, thiếu lễ phép với thầy, cô. Đặc biệt là hiện tượng đánh nhau, học sinh nghiện điện tử, bỏ bê học hành vẫn tồn tại ở một số lớp. 6
- 2. Giải pháp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh trường THPT Yên Dũng số 3 qua các hoạt động ngoại khóa 2.1. Vai trò của hoạt động ngoại khóa Hoạt động ngoại khóa là một bộ phận của quá trình giáo dục ở nhà trường phổ thông. Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học văn hoá ở trên lớp. Nó là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn và đời sống xã hội, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin đúng đắn ở học sinh. Hoạt động ngoại khóa là điều kiện thuận lợi để học sinh phát huy vai trò chủ thể , nâng cao tính tích cực chủ động, năng động, sáng tạo trong hoạt động. Hoạt động ngoại khóa góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển dạo đức, nhân cách cho các em học sinh. Vì vậy, việc giáo dục tấm gương đạo đức học sinh qua Hoạt động ngoại khóa là hình thức giáo dục rất hiệu quả. 2.2. Giải pháp thực hiện 2.2.1. Xây dựng nội dung, chủ đề ngoại khóa Để xây dựng nội dung chủ đề ngoại khóa cần: Thứ nhất, giáo viên phải xác định rõ nội dung, chủ đề cần giáo dục , xác định những nội dung cần truyền đạt, nội dung nào phù hợp với hình thức tổ chức ngoại khóa nào, từ đó mới xác định và xây dựng nội dung giáo dục cho hợp lí. Thứ hai, cần định hướng cho học sinh tìm hiểu một cách chủ động, giáo viên không nên thuyết trình nhiều vì đạo đức mà chỉ nói suông thì sẽ rất khó nhớ, mà phải thông qua các hình thức của hoạt động ngoại khóa, học sinh được tham gia trực tiếp sẽ dễ nhớ , nhưng cũng cần hướng dẫn để các em không bị sa đà, lạc đề. Thứ ba, xây dựng các hoạt động ngoại khóa cần đa dạng về hình thức, tạo hứng thú , tránh nhàm chán. Cần lưu ý, tuỳ theo nội dung, chủ đề mà xây dựng hoạt động ngoại khóa phù hợp với trình độ học sinh và thời lượng. Quá trình áp dụng cũng cần linh hoạt, hài hoà với nội dung, chủ đề. Cần huy động nhiều học sinh tham gia để tạo sựu lan tỏa trong trương học. 7
- Trong khuôn khổ đề tài này, để giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, tôi xin đưa ra 3 hoạt động với 3 hình thức tổ chức, thực hiện khác nhau: 2.2.2. Một số hoạt động ngoại khóa cụ thể 2.2.2.1. Hoạt động ngoại khóa theo chủ đề “Thanh niên với Bác Hồ”. Cách thức tổ chức theo phụ lục 1. Mục đích, yêu cầu. * Tìm hiểu tấm gương trọn đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Thứ nhất, Người ra đi tìm đường cứu nước và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Mỗi người chúng ta không thể nào quên giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, nhiều nhà yêu nước đương thời tiếp tục con đường cứu nước theo lối cũ đã không thành công thì ngày 05/6/1911 người thanh niên Nguyễn Tất Thành (tức là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh sau này) ra đi tìm đường cứu nước theo phương hướng mới với khát vọng cháy bỏng giành độc lập tự do cho nhân dân, cho đất nước, Nguyễn Tất Thành đã bất chấp mọi nguy hiểm, gian khổ, đi qua nhiều nước châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và đã rút ra chân lý: Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thực dân là cội nguồn mọi đau khổ của công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa. Người đã bắt gặp ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin để tìm ra con đường cứu nước. Thứ hai, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc ta đã giành thắng lợi vang dội trong cuộc Cách mạng tháng Tám, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thứ ba, ngày 02/9/1969, Bác Hồ đã vĩnh biệt chúng ta và để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bản Di chúc mang tầm tư tưởng và trí tuệ của thời đại. Thực hiện bản Di chúc bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng, 50 năm qua cách mạng Việt Nam đã không ngừng tiến lên giành được nhiều thắng lợi vẻ vang. 8
- * Tìm hiểu tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết mực vì con người. Cụ thể là những tình cảm của Bác dành cho thế hệ trẻ Bác Hồ luôn đánh giá cao vị trí vai trò của thế hệ trẻ. Bác Hồ hiểu rõ tiềm năng to lớn của tuổi trẻ, luôn coi tuổi trẻ là bộ phận tiêu biểu cho sức sống và sự phát triển của một dân tộc. Bác Hồ coi thanh thiếu niên, nhi đồng trong cả nước là con, là cháu của Người. Bác Hồ luôn theo dõi từng bước đi, từng bước trưởng thành của thế hệ trẻ. Bác Hồ luôn căn dặn thanh niên phải chuyên tâm học tập và tự rèn luyện. *Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện lời dạy của Bác Thấy rõ con đường cách mạng mà Bác Hồ đã xác định và theo cả cuộc đời Người, đó chính là đem lại độc lập dân tộc, hạnh phúc cho mỗi người dân, trong đó có thế hệ trẻ chúng ta. Thanh niên, học sinh cần phải rèn luyện để trở thành những người vừa có đức, vừa có tài, có khả năng kế thừa và phát triển những thành quả mà Bác Hồ và các thế hệ cha anh đi trước đã để lại, kiên trì lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tổ chức thực hiện: gồm có 3 vòng thi. Vòng một với tên gọi “Bạn có biết” dưới hình thức lựa chọn gói câu hỏi. BTC có 3 gói, mổi gói có 4 câu hỏi trắc nghiệm, các đội lên bắt thăm chọn gói câu hỏi cho mình. Mỗi đội cử 3 bạn lên để thực hiện trong vòng 01 phút bằng cách: một bạn đọc câu hỏi, một bạn trả lời, bạn thứ 3 kiểm tra lại câu trả lời đó và quyết định kết quả cuối cùng là chọn đáp án nào. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, nếu đúng hết 04 câu được tặng thêm 10 điểm. Vòng thi thứ 2: trò chơi ô chữ. Ban tổ chức có 6 ô chữ hàng ngang và từ chìa khoá dành cho 03 đội, mỗi đội có 02 lượt chọn, mỗi hàng ngang có ô chữ chìa khoá. Mỗi hàng ngang trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai dành cơ hội cho các đội khác trả lời, trả lời đúng được 10 điểm, sai không trừ điểm; trả lời từ chìa khoá bất cứ lúc nào, trả lời trước khi gợi ý được 20 điểm, trả lời sau gợi ý được 10 điểm. Sau gợi ý 10 giây mà không trả lời được thì ô chữ đó sẽ được mở sau khi không có đội nào trả lời đúng từ chìa khoá. 9
- Vòng thi thứ 3 “trò chơi âm nhạc”. Ban tổ chức có 6 bài hát, mỗi đội có 2 lượt chọn để đoán tên bài hát đó. mỗi bài hát có 3 gợi ý. Trả lời đúng ở gợi ý 1 được 20 điểm, gợi ý 2 được 15 điểm, gợi ý 3 được 10 điểm. Mỗi gợi ý chỉ có 5 giây suy nghĩ trả lời. Trả lời không đúng thì phần ưu tiên thuộc về các đội còn lại. Cuối cùng là phần giao lưu với khán giả. Với việc tổ chức hoạt động ngoại khóa theo chủ đề giúp học sinh xác định được chủ đề mình cần tìm hiểu từ đó có thể hiểu sâu và rộng vấn đề. Thông qua hình thức thi giữa các đội giúp học sinh có hứng thú, tạo động lực, sự cạnh tranh để học sinh tích cực tìm hiểu tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Giúp các em hiểu rõ tình cảm to lớn và công ơn sâu nặng của Bác Hồ với đất nước, với nhân dân và thế hệ trẻ. Từ đó các em tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức theo những lời Bác dạy; xác định đúng đắn theo con đường mà Đảng và Bác đã chỉ ra. Qua đó thấy được trách nhiệm của thanh niên đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2.2.2.2. Hoạt động ngoại khóa dưới hình thức tổ chức hội thi“Chúng em kể chuyện về Bác Hồ”. Cách thức tổ chức hội thi theo phụ lục 2. Mục đích, yêu cầu Tuyên truyền sâu rộng giúp đoàn viên, thanh niên nhận thức sâu sắc, toàn diện về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những cống hiến vĩ đại của Người với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc Việt Nam, phong trào Cộng sản và Công nhân quốc tế. Góp phần củng cố niềm tin và bồi đắp niềm tin của thế hệ trẻ với Đảng; cổ vũ các phong trào hành động cách mạng trong tuổi trẻ. Tiếp tục đẩy mạnh nâng cao hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đoàn viên, thanh niên; xây dựng những điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo lời Bác. Chương trình cần tập trung triển khai đồng bộ; phát huy tính chủ động, sáng tạo của các chi đoàn, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tham gia chương trình. Tổ chức thực hiện. 10
- Chương trình được tổ chức theo hình thức Cuộc thi, lấy mạng xã hội Facebook là môi trường, công cụ trình bày và thể hiện. Mỗi chi đoàn lựa chọn cá nhân trình bày 01 câu chuyện/video, sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng video không quá 5 phút đăng dự thi trên kênh youtube Ký ức THPT Yên Dũng số 3. Dưới hình thức sử dụng mạng Facebook làm môi trường thể hiện, đòi hỏi học sinh không chỉ lựa những câu chuyện đặc sắc về thân thế, sự nghiệp con người của Bác mà còn phát huy khả năng công nghệ thông tin 2.2.2.3. Hoạt động tri ân tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhằm phát huy tinh thần yêu nước, ra sức rèn luyện học tập, xây dựng đất nước nâng cao sức chiến đấu, bản lĩnh chính trị, đạo đức, tác phong cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật sâu rộng trong nhà trường, cho các đoàn viên, thanh niên theo gương Bác Hồ kính yêu. Nhằm nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ về truyền thống đấu tranh cách mạng anh dũng, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh giành độc lập dân tộc của các thế hệ ông, cha đi trước, đặc biệt là tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Qua đó, giáo dục lòng tự hào dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” cho đoàn viên, thanh niên, học sinh. Đồng thời, thể hiện sự tri ân sâu sắc của thế hệ đoàn viên thanh niên đối với Bác Hồ kính yêu đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. * Tổ chức thực hiện Tổ chức dâng hương, dâng hoa vào ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12 và ngày Thương binh liệt sĩ 27-7, Tết Nguyên đán, ngày sinh nhật Bác 19/5 tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Làm lễ báo công vào các đợt thi đua trong năm và theo chương trình của nhà trường, của huyện đoàn. Dọn vệ sinh, chăm sóc cây cảnh trong khuôn viên nghĩa trang liệt sĩ xã Cảnh Thụy mỗi tháng 01 lần. 11
- Các bạn đoàn viên thanh niên có trách nhiệm tuyên truyền sâu rộng cho các bạn tham gia thực hiện theo kế hoạch. Thực hiện các nội dung trên việc giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sẽ đạt hiệu quả cao và mang tính toàn diện. 3. Hiệu quả mang lại Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chứa đựng trong đó sức mạnh của trí tuệ, động cơ và mục đích cao thượng của hoạt động sống và tranh đấu của Người, tình yêu thương vô hạn và không bao giờ thay đổi của người đối với đồng bào dân tộc mình và nhân dân các dân tộc trên toàn thế giới. Đó là ngọn nguồn mãnh liệt và bền bì dẫn tới nghị lực phi thường, tình cảm trong sáng, chân thành của người. Nó thấm đượm chất nhân văn vị tha và khoan dung, biểu hiện một tâm hồn tinh tế và phong phú, lộng gió thời đại. Lối sống giản dị, tự nhiên của Hồ Chí Minh được tạo nên từ những giá trị đó, là sự kết tinh và thể hiện một bản lĩnh văn hoá. Đạo đức và đời sống đạo đức của Hồ Chí Minh đã đạt tới sự mẫu mực của văn hoá đạo đức, hài hoà Chân -Thiện - Mỹ, ở đó quyện chặt truyền thống, bản sắc dân tộc với tinh hoa văn hoá thế giới và tinh thần thời đại. Việc giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thông qua hoạt động ngoại khóa có tác dụng: Giúp cho việc giáo dục, tuyên truyền trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn. Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của học sinh khi tham gia các hoạt động ngoại khóa. Giúp học sinh hiểu được sự phát triển hợp qui luật của tự nhiên và xã hội , vận dụng sáng tạo những hiểu biết vào hoạt động thực tiễn. Tạo cho các em sự hiểu biết để khi ra đời sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ của người công dân đối với tổ quốc. Đưa các em dần đến việc tiếp thu và hiểu biết những kiến thức đạo đức để các em có thể điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Thông qua việc tham gia các hoạt động các em HS đã nắm được một cách có hệ thống những nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, từ nhận thức, thái độ đến hành vi của học sinh đều có những biểu hiện tích cực các bạn đã tự giác và tham gia một cách tích cực và có hiệu quả vào các hoạt động ngoại khóa. Như tham gia “ngày hội đọc sách”; Phong trào 5 xanh, đổi pin, sách cũ, rác thải tái chế, lấy cây xanh, sách; “Ngày hội sống xanh”… Đặc biệt là sự thay đổi về nhận 12
- thức và hành vi, các em lễ phép hơn, biết chia sẻ yêu thương, giúp đỡ với bạn bè, ý thức bảo vệ môi trường được nâng lên rõ rệt. Do đó, có thể khẳng định các biện pháp đã áp dụng là đúng đắn, hợp lý, có tính khoa học và đạt hiệu quả cao. Học sinh đã có sự chuyển biến trong rèn luyện. Kết quả xếp loại hạnh kiểm trong hai năm học 2018-2019 và 2019-2020 có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể: Tổng Tốt Khá Trung bình Yếu Khối số HS SL % SL % SL % SL % 10 408 285 69.85 94 23.04 23 5.64 6 1.47 11 385 262 68.05 94 24.42 19 4.94 10 2.60 12 424 363 85.61 56 13.21 5 1.18 0 0.00 Tổng 1217 910 74.77 244 20.05 47 3.86 16 1.31 Bảng 1: Bảng tổng hợp xếp loại hạnh kiểm năm học 2018 - 2019 Tổng Tốt Khá Trung bình Yếu Khối số HS SL % SL % SL % SL % 10 394 278 70.56% 90 22.84% 22 5.58% 4 1.02% 11 403 288 71.46% 27 6.70% 2 0.50% 7 1.74% 12 378 342 90.48% 31 8.20% 5 1.32% 0 0.00% Tổng 1175 908 77.28% 148 12.60% 29 2.47% 11 0.94% Bảng 2: Bảng tổng hợp xếp loại hạnh kiểm năm học 2019 - 2020 Tỷ lệ học sinh xếp hạnh kiểm tốt tăng lên 2.51%; học sinh xếp hạnh kiểm khá, trung bình và yếu giảm xuống. cụ thể học sinh xếp hạnh kiểm trung bình giảm 1.39%; học sinh xếp hạnh kiểm yếu giảm từ 1.31% xuống còn 0.94%. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Tư tưởng Hồ Chí Minh là một học thuyết cách mạng. Giá trị của học thuyết đã được thực tiễn của Việt Nam kiểm nghiệm và tiếp tục phổ biến sâu rộng trong lực lượng cách mạng, nhất là thế hệ trẻ. Thực tiễn trong công tác dạy học trong thời gian gần đây, cùng với yêu cầu của cách mạng cho thấy, việc giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học là cần thiết. 13
- Sau khi tiến hành thực hiện các hoạt động ngoại khóa, chúng tôi nhận thấy rằng các biện pháp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã đề xuất đều mang lại kết quả tích cực trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Qua các hoạt động các em HS đã nắm được một cách có hệ thống những nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, từ nhận thức, thái độ đến hành vi của học sinh đều có những biểu hiện tích cực các bạn đã tự giác và tham gia một cách tích cực và có hiệu quả vào các hoạt động ngoại khóa. Như tham gia “ngày hội đọc sách”; Phong trào 5 xanh, đổi pin, sách cũ, rác thải tái chế, lấy cây xanh, sách; “ Ngày hội sống xanh”… Đặc biệt là sự thay đổi về nhận thức và hành vi, các em lễ phép hơn, biết chia sẻ yêu thương, giúp đỡ với bạn bè, ý thức bảo vệ môi trường được nâng lên rõ rệt. Do đó, có thể khẳng định các biện pháp đã áp dụng là đúng đắn, hợp lý, có tính khoa học và đạt hiệu quả cao. 2. Khuyến nghị Giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT là một trong những nội dung hết sức quan trọng. Nó góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay toàn Đảng, toàn dân đang đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Vì thế việc giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các nhà trường cần được chú trọng hơn nữa, cần đổi mới hình thức giáo dục để tạo hứng thú cho học sinh góp phần thực hiện thành công bước đột phá trong việc thực hiện chỉ thị số 05 của Bộ chính trị. Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh qua các hoạt động ngoại khóa. Tôi rất mong được sự góp ý chia sẻ của các đồng nghiệp để đề tài của tôi được áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao. Xin chân thành cảm ơn! 3. Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của Sáng kiến □ Chỉ có hiệu quả trong phạm vi Đơn vị áp dụng. □ Đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng ra phạm vi sở, ngành theo chứng cứ đính kèm. 14
- □ Đã phục vụ rộng rãi người dân trên địa bàn tỉnh, huyện/thành phố, hoặc đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng trên địa bàn tỉnh, huyện, thành phố theo chứng cứ đính kèm. □ Đã phục vụ rộng rãi ngời dân tại Việt Nam, hoặc đã được chuyển giao nhân rộng việc áp dụng tại nhiều tỉnh, thành theo chứng cứ đính kèm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đoàn Văn Khiêm (2001), “Tư tưởng đạo đức và việc giáo dục lí tưởng, đạo đức cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay”,triết học, (2) 2. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (2003), nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 4. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 5. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 6, nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 6. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 9, nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 7. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 10, nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 8. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 12, nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 9. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 13, nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 10. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 15, nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 11. Hồ Chí Minh giáo dục con người mới (1995), nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Một số lời dạy và mẩu truyện về tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh (2007), nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Nguyễn Thế Thăng (2002), Tìm hiểu tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh, nxb Lao động, Hà Nội 14. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn (Kỷ yếu Hội thảo quốc tế), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995, tr. 287. 15. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn (Kỷ yếu Hội thảo quốc tế), Sđd, 15
- tr.49-50 Phụ lục 1: Cách thức tổ chức hoạt động ngoại khóa theo chủ đề HOẠT ĐỘNG 1 THẢO LUẬN VỀ TÌNH CẢM CỦA BÁC HỒ DÀNH CHO TUỔI TRẺ VÀ LÒNG KÍNH YÊU CỦA TUỔI TRẺ VỚI BÁC HỒ I. Mục tiêu hoạt động - Giúp các em hiểu rõ tình cảm sâu nặng và công ơn sâu nặng của Bác Hồ với đất nước, với nhân dân và thế hệ trẻ. - Từ đó các em tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức theo những lời Bác dạy; xác định đúng đắn theo con đường mà Đảng và Bác đã chỉ ra. II. Nội dung hoạt động 1. Tìm hiểu về công lao của Bác đối với dân tộc - Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc Việt Nam. - Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. - Bác Hồ và Đảng lãnh đạo nhân dân ta tiến hành thắng lợi cách mạng tháng Tám năm 1945, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bảo vệ nền độc lập tự do của tổ quốc, từng bước xây dựng Chủ nghĩa xã hội. 2. Những tình cảm của Bác dành cho thế hệ trẻ - Bác Hồ luôn đánh giá cao vị trí vai trò của thế hệ trẻ. - Bác Hồ hiểu rõ tiềm năng to lớn của tuổi trẻ, luôn coi tuổi trẻ là bộ phận tiêu biểu cho sức sống và sự phát triển của một dân tộc. - Bác Hồ coi thanh thiếu niên, nhi đồng trong cả nước là con, là cháu của Người. - Bác Hồ luôn theo dõi từng bước đi, từng bước trưởng thành của thế hệ trẻ. - Bác Hồ luôn căn dặn thanh niên phải chuyên tâm học tập và tự rèn luyện. 3. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện lời dạy của Bác 16
- - Thấy rõ con đường cách mạng mà Bác Hồ đã xác định và theo cả cuộc đời Người, đó chính là đem lại độc lập dân tộc, hạnh phúc cho mỗi người dân, trong đó có thế hệ trẻ chúng ta. - Thanh niên, học sinh cần phải rèn luyện để trở thành những người vừa có đức, vừa có tài, có khả năng kế thừa và phát triển những thành quả mà Bác Hồ và các thế hệ cha anh đi trước đã để lại, kiên trì lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. III. Công tác chuẩn bị Tổ trưởng nhận nhiệm vụ và phân công cụ thể cho từng thành viên trong tổ; bầu chọn MC. Thông báo cho các tổ khác những nội dung sẽ tổ chức để chuẩn bị. Báo cáo việc chuẩn bị cho giáo viên phụ trách theo qui định. IV. Tổ chức hoạt động Vòng thi thứ 1: Mang tên “Bạn có biết” MC1: Giới thiệu thể lệ vòng thi: BTC có 3 gói, mổi gói có 4 câu hỏi trắc nghiệm, các đội lên bắt thăm chọn gói câu hỏi cho mình. Mỗi đội cử 3 bạn lên để thực hiện trong vòng 01 phút bằng cách: một bạn đọc câu hỏi, một bạn trả lời, bạn thứ 3 kiểm tra lại câu trả lời đó và quyết định kết quả cuối cùng là chọn đáp án nào. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, nếu đúng hết 04 câu được tặng thêm 10 điểm. Gói câu hỏi 1 Câu 1: “Thanh niên là chủ tương lai của nước nhà, thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”. Câu nói trên của ai? A. Các Mác. B. Tôn Trung Sơn. C. Lê Nin. D. Hồ Chí Minh. Câu 2: Trong các phong trào giáo dục nhi đồng , theo Hồ Chí Minh thanh niên cần phải như thế nào? A. Tích cực . B. Nhiệt tình. C. Lắng nghe ý kiến. D. Làm kiểu mẫu. Câu 3: Điền vào chổ trống trong câu sau từ dùng của Bác Hồ: “Ngày nào cũng phải ăn cho khỏi đói, rửa mặt cho khỏi bẩn thì ngày nào cũng phải tự phê bình cho khỏi……..” 17
- A. Mắc khuyết điểm. B. Kiêu căng. C. Sai lầm. D. Thất bại. Câu 4: Nhạc phẩm “Em mơ gặp Bác Hồ” là sáng tác của nhạc sỹ nào? A. Phong Nhã. B. Xuân Giao. C. Phan Huỳnh Điểu. D. Văn Cao. Gói câu hỏi 2 Câu 1: Trong bài “Nhiệm vụ của TN ta” Bác viết “ TN sẽ làm chủ nước nhà, phải học tập mãi, tiến bộ mãi mới thật là TN” Bài viết đó được đăng trên báo nào? A. Báo nhân dân. B. Sự thật. C. Tiền phong. D. Quân đội nhân dân. Câu 2: Hoàn thiện câu sau của Hồ Chí Minh “ Thế hệ thanh niên như mùa xuân, như ………mới mọc” A. hồi non. B. mặt trời C. vì sao. D. búp măng. Câu 3: Nhạc phẩm “Những bông hoa trong vườn Bác” là sang tác của ai? A. Thuận Yến. B. Văn Cao. C. Văn Dung. D. Phạm Tuyên. Câu 4 : “Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, một tháng nhịn ăn ba bữa, đem gạo đó để cứu dân nghèo”, đây là câu nói được trích trong bài viết nào của Bác? A. Thư gửi đồng bào cả nước. B. Sẻ cơm nhường áo. C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. D. Hũ gạo cứu đói. Gói câu hỏi 3 Câu 1: Bốn câu thơ “ Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết trí ắt làm nên” được Bác đọc trong dịp nào? A. Ghé thăm một đơn vị thanh niên xung phong làm đường trong chiến dịch biên giới. B. Thư gửi cho các Thanh thiếu niên cả nước trong dịp mừng xuân 1964. C. Tại Đại hội đoàn toàn quốc lấn thứ I. D. Trong buổi tiếp các em thiếu nhi thủ đô tại căn nhà sàn của Bác. Câu 2: Câu nói “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” được Bác nói trong dịp nào? A. Tại Đại hội mặt trận tổ quốc Việt Nam lần thứ II. B. Tại Đại hội đoàn toàn quốc lần thứ 2. C. Trong một lần ghé thăm một đơn vị bộ đội ta. 18
- D. Lời dặn của Bác với tướng Võ Nguyên Giáp. Câu 3: Nhạc phẩm “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh” là sang tác của ai? A. Xuân Hồng. B. Triều Dâng. C. Trần Hoàn. D. Phạm Tuyên. Câu 4: Trong thư gửi thiếu niên nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết Nguyên đán năm 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ví tuổi trẻ là A. sức sống. B. mùa xuân. C. tương lai. D. sức mạnh. Vòng thi thứ 2: trò chơi ô chữ MC2: Giới thiệu thể lệ, Ban tổ chức có 6 ô chữ hàng ngang và từ chìa khoá dành cho 03 đội, mỗi đội có 02 lượt chọn, mỗi hàng ngang có ô chữ chìa khoá. Mỗi hàng ngang trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai dành cơ hội cho các đội khác trả lời, trả lời đúng được 10 điểm, sai không trừ điểm; trả lời từ chìa khoá bất cứ lúc nào, trả lời trước khi gợi ý được 20 điểm, trả lời sau gợi ý được 10 điểm. Sau gợi ý 10 giây mà không trả lời được thì ô chữ đó sẽ được mở sau khi không có đội nào trả lời đúng từ chìa khoá. Hàng ngang thứ 1: Ô chữ gồm 13 chữ cái, đây là tập thơ nổi tiếng được Bác viết từ năm 1942-1943. Đáp án: Nhật ký trong tù. Hàng ngang thứ 2: Ô chữ gồm 10 chữ cái, đây là nơi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Đáp án: Thương Cảng. Hàng ngang thứ 3: Ô chữ gồm 12 chữ cái “ Trăng vào cửa sổ đòi thơ Việc quân đang bận xin chờ hôm sau” Hai câu thơ trên được trích trong bài thơ nào? Đáp án: Tin Thắng Trận. Hàng ngang thứ 4: Ô chữ gồm 6 chữ cái, mời các bạn nghe đoạn nhạc…bài hát này có tên là gì? Đáp án: Lá Xanh. Hàng ngang thứ 5: Ô chữ gồm có 17 chữ cái: “Nước Việt Nam là một 19
- Dân tộc Việt Nam là một Dù cho sông cạn đá mòn Nhân dân Nam Bắc cùng chung một nhà”. Đây là 4 câu thơ được trích trong bài thơ nào của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào cả nước năm 1963. Đáp án: “Thư chúc mừng năm mới” Hàng ngang thứ 6: Ô chữ có 6 chữ cái “Trời có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Đất có bốn phương: đông, tây, nam, bắc. Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một mùa thì không thành trời. Thiếu một phương thì không thành đất. Thiếu một đức thì không thành người.” Bạn hãy cho biết Bác Hồ muốn đề cập vấn đề gì? Đáp án: Đạo Đức. Ô chìa khoá: Ô chữ gồm 7 chữ cái, đây là một trong những vấn đề mà thanh niên chúng ta phấn đấu rèn luyện. Đáp án: Lý tưởng. Vòng thi thứ 3: trò chơi âm nhạc: MC1: thông qua thể lệ, Ban tổ chức có 6 bài hát, mỗi đội có 2 lượt chọn để đoán tên bài hát đó. mỗi bài hát có 3 gợi ý. Trả lời đúng ở gợi ý 1 được 20 điểm, gợi ý 2 được 15 điểm, gợi ý 3 được 10 điểm. Mỗi gợi ý chỉ có 5 giây suy nghĩ trả lời. Trả lời không đúng thì phần ưu tiên thuộc về các đội còn lại. Bài thứ 1: Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người. Gợi ý 1: Đây là một sáng tác của nhạc sỹ Trần Kiết Tường viết về Bác. Gợi ý 2: Trong Bài hát này Tên Hồ Chí Minh được nhắc đến 7 lần. Gợi ý 3: Mở đầu bài hát là câu: “Tôi hát ngàn lời ca” Bài thứ 2: Thanh niên làm theo lời Bác. Gợi ý 1: Đây là một sang tác của nhạ sỹ Hoàng Hoà viết về thanh niên. Gợi ý 2: Nói lên sức mạnh đoàn kết của thanh niên. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh thông qua dạy học Lịch sử Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 (SGK Lịch sử lớp 12 Ban Cơ bản)
14 p | 136 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 36 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 119 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục STEM thông qua chủ đề Lắp mạch điện đèn trang trí - Vật lí 11
40 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm giáo dục tư tưởng chính trị trong việc giảng dạy địa lí tự nhiên Việt Nam ở lớp 12
21 p | 45 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay
43 p | 44 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11
28 p | 69 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy cho học sinh trung học phổ thông trong các giờ dạy môn Hóa học
21 p | 41 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tạo sự hứng thú cho học viên Trung tâm GDNN - GDTX khi mở đầu tiết học giáo dục hướng nghiệp thông qua việc thực hiện các trò chơi kỹ năng sống
15 p | 37 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 27 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy lý thuyết môn Giáo dục Quốc phòng, An ninh ở trường THPT
45 p | 47 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác phần mềm Wondershare QuizCreator và Google site giúp học sinh rèn luyện bài thi trắc nghiệm môn Toán
15 p | 55 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Công tác phòng ngừa, can thiệp với học sinh bị chứng rối loạn hành vi ở trường THPT
35 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn