Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục truyền thống, định hướng nghề nghiệp cho học sinh qua hoạt động trải nghiệm chủ đề Một ngày làm chiến sĩ ở trường THPT Cát Ngạn
lượt xem 0
download
Đề tài "Giáo dục truyền thống, định hướng nghề nghiệp cho học sinh qua hoạt động trải nghiệm chủ đề Một ngày làm chiến sĩ ở trường THPT Cát Ngạn" nhằm mục đích cung cấp một số cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động giáo dục truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam, ngày hội quốc phòng toàn dân trong trường học; đồng thời thấy rõ hiệu quả của việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua một hoạt động trải nghiệm bổ ích, giá trị và có sự truyền tải phong phú, linh hoạt, hấp dẫn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục truyền thống, định hướng nghề nghiệp cho học sinh qua hoạt động trải nghiệm chủ đề Một ngày làm chiến sĩ ở trường THPT Cát Ngạn
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Giáo dục truyền thống, định hướng nghề nghiệp cho học sinh qua hoạt động trải nghiệm chủ đề “ Một ngày làm chiến sĩ ” ở trường THPT Cát Ngạn PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài - Giáo dục truyền thống ( sau đây viết tắt là GDTT), định hướng nghề nghiệp ( sau đây viết tắt là ĐHNN) cho học sinh là một trong những vấn đề quan trọng trong đổi mới hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 . - Thực tiễn hoạt động giáo dục trong trường trung học phổ thông ( sau đây viết tắt là THPT) hiện nay, đòi hỏi giáo viên (sau đây viết tắt là GV) phải có những đổi mới căn bản, tích cực góp phần vào giáo dục toàn diện học sinh ( sau đây viết tắt là HS). - Trong nhà trường THPT, hoạt động GDTT, ĐHNN cho học sinh bước đầu đã được quan tâm, nhấn mạnh, tuy nhiên tính hiệu quả của nó thì vẫn chưa rõ nét. Trăn trở vì điều đó, chúng tôi bắt tay vào nghiên cứu và thực hiện đề tài này, với mong muốn góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng GDTT, ĐHNN cho HS ở cấp THPT. - Hoạt động Trải nghiệm- Hướng nghiệp ( sau đây viết tắt là HĐTN-HN) là một trong những biểu hiện sinh động của việc đổi mới phương pháp dạy học trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, góp phần nâng cao hiệu quả GDTT, ĐHNN cho HS. - Qua tham khảo các công trình nghiên cứu khoa học, các sách báo, tài liệu tập huấn về HĐTN-HN ở trường THPT, chúng tôi nhận thấy rằng chưa có một công trình nghiên cứu, tài liệu nào đề cập một cách bài bản, hệ thống về việc tổ chức một chương trình trải nghiệm mang tính Game Shou nhằm GDTT, ĐHNN cho HS ở cấp THPT. Vì vậy, từ thực tiễn tổ chức và thực hiện HĐTN-HN ở cơ sở, chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài nghiên cứu: Giáo dục truyền thống, định hướng nghề nghiệp cho học sinh qua hoạt động trải nghiệm chủ đề “ Một ngày làm chiến sĩ ” ở trường THPT Cát Ngạn. Chúng tôi tin tưởng rằng, đề tài này sẽ góp phần hữu ích nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh ở trường THPT, cũng như góp phần vào thực hiện thành công mục tiêu giáo dục của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 1
- 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm mục đích cung cấp một số cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động giáo dục truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam, ngày hội quốc phòng toàn dân trong trường học; đồng thời thấy rõ hiệu quả của việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua một hoạt động trải nghiệm bổ ích, giá trị và có sự truyền tải phong phú, linh hoạt, hấp dẫn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là: + Thực trạng giáo dục truyền thống quân đội, ngày hội quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trong trường học; giáo dục định hướng nghề nghiệp cho HS. + Học sinh dưới tác động của các biện pháp GDTT, ĐHNN. - Phạm vi nghiên cứu là GDTT, ĐHNN cho HS trường THPT Cát Ngạn thông qua hoạt động trải nghiệm chủ đề “ Một ngày làm chiến sĩ”. 4. Phương pháp nghiên cứu - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tiến hành thu thập tài liệu qua sách, báo, các văn bản liên quan đến đề tài. Trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp và rút ra những vấn đề cần thiết của đề tài. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Trong đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp logic, phương pháp liên ngành… Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù như: Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu, thông tin; phương pháp khảo sát, thống kê, xử lý số liệu, tranh ảnh… 5. Kế hoạch nghiên cứu Bảng tiến độ thực hiện công việc: STT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm 25/9/2023 đến 1 - Chọn đề tài,đăng ký với tổ - Ý tưởng SKKN . 25/10/2023 25/10/2023 - Đọc tài liệu - Tập hợp tài liệu viết phần 2 đến - Khảo sát thực trạng cơ sở lý luận 25/11/2024 - Tổng hợp số liệu - Xử lý số liệu khảo sát Trao đổi, học hỏi kinh - Đề cương SKKN. 25/11/2023 nghiệm qua đồng nghiệp, - Triển khai thực tiễn qua 3 đến đề xuất biện pháp các hoạt động giáo dục. 25/12/2023 - Áp dụng thử nghiệm 25/12/2023 - Bản nháp Sáng kiến kinh 4 Viết Sáng kiến kinh nghiệm đến 25/2/2024 nghiệm 25/2/2024 đến Hoàn thiện Sáng kiến kinh - Bản Sáng kiến kinh 5 21/3/2024 nghiệm nghiệm chính thức 2
- PHẦN II. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số cơ sở lý luận về giáo dục truyền thống trong trường học - Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do GS Hoàng Phê chủ biên, xuất bản năm 1988, tái bản năm 2005 thì: Truyền thống là những tập tục, thói quen và nói chung là những kinh nghiệm xã hội được hình thành từ lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ của con người, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Truyền thống có nhiều cấp độ khác nhau. Có truyền thống gia đình, truyền thống của từng địa phương, đơn vị, truyền thống cách mạng, truyền thống dân tộc. - Theo tác giả Thúy An, trong số báo điện tử Quân đội nhân dân ra ngày 15/09/2023 thì: Giáo dục truyền thống có thể hiểu là chuyển giao một di sản quý báu của dân tộc cho những người trẻ tuổi, để họ có cơ sở hiểu được một quá khứ gian khổ, đau thương nhưng rất đỗi vinh quang, anh dũng mà bao thế hệ trước đã dấn thân gìn giữ và kiến tạo. - Trong bản Di chúc của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Mong muốn của Người nhắc nhở chúng ta, bồi dưỡng ý thức cội nguồn dân tộc, thấu hiểu và tự hào về đức tính, phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam là nhiệm vụ của người đi trước như thắp sáng, soi đường cho thế hệ tương lai. - Ý nghĩa của GDTT: Thanh niên là bộ phận quan trọng của dân tộc, là lực lượng xung kích và sáng tạo của cách mạng, là lực lượng dự bị chiến đấu của Đảng, nên cần được chuẩn bị tốt về mọi mặt. Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ luôn là một nhiệm vụ quan trọng của các thế hệ cha anh, của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. - Phương pháp, hình thức GDTT: Thường được tiến hành thông qua hoạt động giáo dục lịch sử, tổ chức các ngày lễ lớn trong năm. 1.1.2. Một số cơ sở lý luận về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Theo Luật Giáo dục, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, xuất bản năm 2019 do tác giả Nguyễn Hòa Bình chủ biên, có một số khái niệm sau: - Hướng nghiệp trong giáo dục là: hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài cơ sở giáo dục để giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp, khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội . 3
- - Trải nghiệm hiểu đơn giản nhất là: những gì con người đã từng kinh qua thực tế, từng biết, từng chịu. Trải nghiệm có các đặc điểm như: Con người trực tiếp tham gia vào các loại hình hoạt động và các mối quan hệ giao lưu một cách tự giác; được thử nghiệm, thể nghiệm bản thân nhằm phát hiện ra những khả năng của mình; được tương tác, giao tiếp với người khác, tập thể, cộng đồng; cá nhân thực sự chủ động, tích cực, sáng tạo; trải nghiệm luôn chứa đựng hai yếu tố không thể tách rời: hành động và cảm xúc; kết quả của trải nghiệm là hình thành được kinh nghiệm mới. - Hoạt động trải nghiệm trong giáo dục cần được hiểu là: hoạt động có mục đích, có đối tượng được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của học sinh, được thực hiện trong thực tế dưới vai trò định hướng của nhà giáo dục. Thông qua trải nghiệm, học sinh thành thành kiến thức, kỹ năng, cảm xúc tích cực và năng lực nhất định. Từ đó, học sinh vận dung linh hoạt để giải quyết hiệu quả các tình huống trong học tập và các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống cá nhân cũng như hình thành các năng lực cần thiết trong tương lai. - Ở cấp THPT, HĐTN-HN được thực hiện với mục tiêu giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành ở cấp tiểu học và THCS để có khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại; biết tổ chức cuộc sống, công việc và quản lý bản thân trở thành người công dân có ích. Do vậy việc tổ chức HĐTN-HN được xem là yếu tố quyết định cho sự thành công về hiệu quả giáo dục, cho việc đào tạo chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hộị. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng từ giáo viên * Về giáo dục truyền thống: Nhìn nhận một cách thực tế, bên cạnh những thành quả đạt được, công tác GDTT cách mạng cho thế hệ trẻ trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như: - Hoạt động GDTT trong các trường THPT chưa có phương pháp giáo dục thích hợp, chưa lôi cuốn được thế hệ trẻ trên tinh thần tự nguyện. Các em tham gia tìm hiểu, học tập, nghiên cứu về truyền thống cách mạng với tâm thế bị động, trả nợ, chủ yếu để hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Tổ chức Đoàn Thanh niên các cấp chưa phát huy tốt vai trò trong công tác tham mưu, tập hợp, tuyên truyền, GDTT cách mạng cho thế hệ trẻ. - Kinh phí hoạt động, nguồn quỹ,… còn hạn chế. Công tác tuyên truyền, giáo dục còn chưa được đầu tư tốt về thời gian, điều kiện,… nên hiệu quả giáo dục chưa cao, còn mang tính hình thức, chưa theo kịp sự phát triển chung. 4
- - Chúng tôi làm khảo sát trên giáo viên của 3 trường THPT là THPT Thanh Chương 3, THPT Cát Ngạn và THPT Đặng Thúc Hứa, với câu hỏi như sau: + Nội dung khảo sát: “ Thầy cô nhận thấy việc giáo dục truyền thống trong trường THPT hiện nay đã đáp ứng yêu cầu giáo dục định hướng phát triển năng lực chưa?” (Giáo dục truyền thống là: là chuyển giao một di sản quý báu của dân tộc cho những người trẻ tuổi) + Giáo viên được hỏi đánh giá ở 3 mức độ: “ Đáp ứng rất tốt”, “ Đáp ứng tốt”, “ Đáp ứng chưa tốt” + Kết quả thu được như sau: THPT THPT THPT Mức độ khảo sát Cát Ngạn Thanh Chương 3 Đặng Thúc Hứa 19 GV 33 GV 33 GV Đáp ứng rất tốt 2 ( 10%) 3 ( 9%) 1 (3%) Đáp ứng tốt 2 ( 10%) 5 (15%) 4 (12%) Đáp ứng chưa tốt 12 ( 80%) 25 (75%) 28 (85 %) + Kết quả khảo sát trên GV 3 trường THPT cho thấy: Đa số GV được thăm dò đánh giá là hoạt động giáo dục truyền thống đáp ứng chưa tốt, một số ít GV của 3 trường THPT đánh giá ở mức độ tốt và rất tốt. Kết quả này cho thấy, đa phần GV nhận thấy hoạt động GDTT ở trường THPT còn nhiều hạn chế. Nhận thức đó đặt ra một yêu cầu thực tiễn là cần có nhiều giải pháp để cải thiện và nâng cao hoạt động giáo dục truyền thống trong chính đội ngũ giáo viên, những người trực tiếp đảm nhận công việc này. * Về định hướng nghề nghiệp: - Chúng tôi làm một khảo sát trên giáo viên của 3 trường THPT là THPT Thanh Chương 3, THPT Cát Ngạn và THPT Đặng Thúc Hứa. + Nội dung khảo sát là: “Nhận thức của giáo viên về đặc điểm nghề và nhu cầu nghề nghiệp của HS THPT hiện nay”. Giáo viên được khảo sát sẽ cho điểm nhận thức của mình theo thang điểm 10 ở bốn tiêu chí nhận thức. + Kết quả khảo sát như sau: 5
- THPT Cát THPT Thanh THPT Đặng Nhận thức của giáo Ngạn Chương 3 Thúc Hứa viên về đặc điểm nghề Số Số TT và nhu cầu nghề Số GV Điểm GV Điểm GV Điểm nghiệp của HS THPT khảo TB khảo TB khảo TB hiện nay sát sát sát Xác định được hệ thống 1 ngành nghề trong xã hội 19 4.5 33 4 30 4.6 và địa phương Xác định được các đặc 2 điểm và yêu cầu của 19 4 33 4.6 30 4 nghề Xác định được hệ thống các cơ sở đào tạo nghề 3 19 3.2 33 2.7 30 3 và công tác tuyển sinh của cơ sở đó Xác định được nhu cầu thị trường xã hội về 4 nghề từ đó định hướng 19 3.0 33 3.3 30 2.7 lựa chọn nghề phù hợp cho HS + Kết quả khảo sát cho thấy: Đa số hiểu biết của GV về đặc điểm nghề và nhu cầu nghề nghiệp hiện nay đều ở mức điểm dưới 5. Kết quả này cho thấy một hạn chế không nhỏ trong đội ngũ GV làm công tác định hướng nghề nghiệp cho HS ở các trường THPT. 1.2.2. Thực trạng từ hoạt động giáo dục của nhà trường * Về giáo dục truyền thống - Chúng tôi làm một khảo sát trên học sinh của 3 trường THPT là THPT Thanh Chương 3, THPT Cát Ngạn và THPT Đặng Thúc Hứa. + Nội dung khảo sát là : “ Em nhận thấy việc giáo dục truyền thống trong trường THPT hiện nay đã được thực hiện phong phú với nhiều hình thức chưa?” (Giáo dục truyền thống là: là chuyển giao một di sản quý báu của dân tộc cho những người trẻ tuổi) Học sinh được hỏi đánh giá ở 3 mức độ: “ Rất phong phú”, “ Phong phú”, “chưa phong phú”. + Kết quả như sau: 6
- THPT THPT THPT Cát Ngạn Thanh Chương 3 Đặng Thúc Hứa Mức độ khảo sát (60 HS của 3 khối (70 HS của 3 khối (75 HS của 3 khối 10,11, 12) 10,11,12) 10,11,12) Rất phong phú 5 ( 8%) 7 ( 10%) 6 (8%) Phong phú 7 ( 12%) 7 (10%) 9 (12%) Chưa phong phú 48 ( 80%) 56 (80%) 60 (80%) + Kết quả khảo sát trên HS 3 trường THPT cho thấy: Đa số HS được thăm dò đánh giá là hoạt động GDTT ở trường THPT các em học tập là chưa phong phú, một số ít HS của 3 trường THPT đánh giá ở mức độ phong phú và rất phong phú. Kết quả này cho thấy, đa phần HS nhận thấy hoạt động giáo dục truyền thống ở trường THPT còn chưa đáp ứng được mong muốn và yêu cầu của các em. Thực tế khảo sát đó đặt ra một yêu cầu thực tiễn là cần có nhiều giải pháp để cải thiện và nâng cao hoạt động GDTT, thực hiện lồng ghép, tích hợp nhiều hình thức tổ chức hoạt động phong phú, đa dạng, hấp dẫn để tăng hiệu quả của hoạt động giáo dục quan trọng này ở trong các trường THPT. * Về định hướng nghề nghiệp - Chúng tôi làm khảo sát trên học sinh của 3 trường THPT là THPT Thanh Chương 3, THPT Cát Ngạn và THPT Đặng Thúc Hứa. + Nội dung khảo sát là : “Em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của hoạt động định hướng nghề nghiệp ở trường THPT hiện nay?” ( HS đánh giá theo 4 mức độ “Không quan trọng”, “ Ít quan trọng”, “ Quan trọng”, “ Rất quan trọng”) + Kết quả thu được như sau: TT THPT Đặng “Em nhận thức như THPT Cát THPT Thanh thế nào về tầm quan Ngạn Chương 3 Thúc Hứa trọng của hoạt động ( Khảo sát 60 ( Khảo sát 80 ( Khảo sát 80 định hướng nghề HS 3 khối HS 3 khối HS 3 khối nghiệp ở trường THPT 10,11,12) 10,11,12) 10,11,12) hiện nay?” SL % SL % SL % 1 Không quan trọng 3 5% 4 5% 3 4% 2 Ít quan trọng 3 5% 5 6% 5 6% 3 Quan trọng 20 33 % 35 44 % 40 50 % 4 Rất quan trọng 34 57 % 36 45 % 32 40 % 7
- + Kết quả khảo sát trên HS 3 trường THPT cho thấy: Đa số học sinh đánh giá hoạt động định hướng nghề nghiệp ở trường THPT hiện nay ở mức “ quan trọng ” và “ rất quan trọng” . Chỉ có một số ít các em được khảo sát đánh giá hoạt động này ở mức “ Không quan trọng ” và “ Ít quan trọng” Thực tế khảo sát đó cho thấy, học sinh THPT rất quan tâm đến việc định hướng nghề nghiệp ở cấp THPT. Đây là điều rất đáng mừng trong nhận thức của các em. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy hoạt động ĐHNN cho HS ở cấp THPT cần thực hiện một cách bài bản, khoa học, phong phú, đa dạng, hấp dẫn và hiệu quả. Để từ đó đáp ứng nhu cầu, mong muốn thực sự của các em trong giai đoạn được xem là “ bản lề ” của cuộc đời. Từ kết quả khảo trên đây, chúng tôi nhận thấy: Hoạt động GDTT và ĐHNN cho HS ở trường THPT vẫn chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Nhu cầu và mong muốn của HS đối với hoạt động GDTT và ĐHNN là rất lớn. Vì thế, nằm trong trăn trở chung của giáo viên trong bối cảnh thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài : “ Giáo dục truyền thống, định hướng nghề nghiệp cho học sinh qua hoạt động trải nghiệm chủ đề “ Một ngày làm chiến sĩ ” ở trường THPT Cát Ngạn.” nhằm cung cấp một giải pháp hiệu quả, một cách làm sinh động, hấp dẫn để nâng cao chất lượng của hoạt động GDTT và ĐHNN cho HS ở cấp THPT. Về tổng quan quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu cơ sở lí luận trong phạm vi đề tài thực hiện, đồng thời khảo sát thực trạng giáo dục truyền thống và định hướng nghề nghiệp ở một số trường THPT trên địa bàn huyện Thanh Chương. Tiếp đến chúng tôi bắt tay xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm “ Một ngày làm chiến sĩ” ở đơn vị trường THPT Cát Ngạn, sau đó thực hiện khảo sát trên HS các trường THPT ở trường thực nghiệm và đối chứng để làm căn cứ đánh giá kết quả của đề tài nghiên cứu. Từ đó, có những kết luận bước đầu về hiệu quả, đóng góp của đề tài cho hoạt động giáo dục ở trường THPT Cát Ngạn, đồng thời có những đề xuất, kiến nghị để đề tài có giá trị thực tiễn trên phạm vi các trường THPT trực thuộc Sở Giáo dục và đào tạo Nghệ An quản lí. II. QUY TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM “MỘT NGÀY LÀM CHIẾN SĨ” 2.1. Xây dựng chương trình hoạt động trải nghiệm 2.1.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình Để triển khai hoạt động này, trước hết chúng tôi thực hiện xây dựng kế hoạch thực hiện chương TN-HN theo chủ đề từ đầu năm, bám sát các ngày lễ lớn trong năm. Kế hoạch được Ban giám hiệu, Ban chuyên môn nhà trường phê duyệt để làm căn cứ thực hiện. Sau đây là kế hoạch của hoạt động: 8
- KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TRẢI NGHIỆM- HƯỚNG NGHIỆP THÁNG 12 NĂM 2023 “ CHÚNG TÔI LÀ CHIẾN Sĩ” I. MỤC ĐÍCH: Nằm trong chương trình trải nghiệm- hướng nghiệp của nhà trường. Tháng 12/2023, đoàn trường xây dựng chương trình này nhằm mục đích sau: - Giáo dục truyền thống ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12. - Định hướng nghề nghiệp cho học sinh. II. NỘI DUNG. Chương trình gồm 2 nội dung chính sau đây: - Xây dựng và thực hiện chương trình trải nghiệm thực tế “ chúng tôi là chiến sĩ” cho học sinh toàn trường vào một buổi tập trung trong tháng 12. Dự kiến ngày 16/12/2023. - Gặp gỡ, giao lưu, tặng hoa chúc mừng cựu chiến binh. II. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH. 1. Thành lập Ban tổ chức chương trình: Ban tổ chức được lập nên nhằm triển khai thực hiện chương trình, sẽ giải tán sau khi hết nhiệm vụ. Thành viên BTC và công việc của các đồng chí như sau. TT Họ và tên Chức vụ Công việc Chỉ đạo chung; kinh phí; loa máy; Cơ sở vật chất cho chương trình ( phông 1 Nguyễn Hữu Tân Bí thư Đoàn ma két; bàn ghế đội thi, giám khảo; đội hình học sinh)… Xây dựng kế hoạch; dự trù kinh phí; Phó bí thư viết kịch bản chương trình; phân công 2 Phạm Hồng Sơn Đoàn nhiệm vụ cho thành viên BTC; dẫn chương trình… Hỗ trợ đ/c Sơn xây dựng chương trình; kiểm tra tiến độ chuẩn bị của các đội; 3 Nguyễn Tiến Thành UVBCH chuẩn bị CSVC cho các đội trải nghiệm; Trưởng ban Giám khảo… 4 Phạm Văn Đạt 10C UVBCH Phụ trách đội khối 10 Nguyễn Văn Chiến 5 UVBCH Phụ trách đội khối 11 11D Nguyễn Thị 6 UVBCH Phụ trách đội khối 12 Thương 12B 7 Bùi Thị Kim Chi GVCN 10C Phụ trách tập luyện đội khối 10 9
- 8 Trần Thị Thanh Tú GVCN 11D Phụ trách tập luyện đội khối 11 9 Nguyễn Thị Xuân GVCN 12D Phụ trách tập luyện đội khối 12 Chấm nề nếp, chụp ảnh truyền thông 10 Nguyễn Quốc Hùng BNN … 2. Thành lập các đội trải nghiệm. - Mỗi khối thành lập một đội trải nghiệm, gồm 9 thành viên ( 3 nữ, 6 nam). Lưu ý: Thành viên của đội có đầy đủ các chi đoàn trong khối tham gia. - Các đội sẽ đặt tên theo khối: Tiểu đội 10; Tiểu đội 11; Tiểu đội 12. - Mỗi đội sẽ có 1 giáo viên( là GVCN khối đó) và 1 HS trong BCH ( là HS khối đó) phụ trách để làm các công việc như: Lấy đội hình tiểu đội; nghiên cứu thể lệ chương trình ; lên kế hoạch tập luyện đốc thúc, hướng dẫn tập luyện; điều hành tiểu đội tham chương trình… 3. Thể lệ chương trình. THỂ LỆ chương trình trải nghiệm “ chúng tôi là chiến sĩ” Phần 1- “Giới thiệu về đội trải nghiệm” 3 đội khối 10, 11 và 12. ( Mang tên: Tiểu đội 10; Tiểu đội 11; Tiểu đội 12 ) + Mỗi đội 9 thành viên: 1 tiểu đội ( có tiểu đội trưởng chỉ huy; Có ít nhất 3 nữ trong tiểu đội). + Cách giới thiệu: Đa dạng ( Hát, võ thuật , nhảy…. ) + Mục tiêu cần đạt của phần giới thiệu: Giới thiệu được các thành viên và mục đích đến với Hội thi. + Điểm phần thi: Tối đa 10 điểm. Phần 2- Trải nghiệm: “Chiến sỹ sinh hoạt cá nhân”. + Trải nghiệm 2 công việc: Xếp chăn và tập thể dục với xà đơn. - Xếp chăn: Mỗi đội trong thời gian 1 phút, xếp 1 cái chăn vuông vức theo tiêu chuẩn quân đội. Ba đội cử 1 thành viên tiểu đội tham gia phần thử thách. Ba đội xếp đồng thời. BGK chấm cho điểm. Điểm tối đa cho phần thi này là: 5 điểm. ( CSVC: Chăn- các đội tự chuẩn bị; Bàn giáo viên- các đội tự chuẩn bị) - Tập thể dục với xà đơn: Mỗi đội cử 3 thành viên lên thi. Thời gian không giới hạn. Kết quả của đội là tổng số lượng hít xà đơn của 3 thành viên đội. BGK chấm cho điểm. Điểm tối đa cho phần thi này là: 5 điểm. ( CSVC: 3 cái Xà đơn. ) 1 tiết mục Văn nghệ. Phần 3- Trải nghiệm: “Kỹ năng chiến sĩ” - Thi tháo lắp súng AK. + Cách thức: Mỗi đội cử 2 chiến sỹ 1 nam 1 nữ, tham gia 2 lượt thi giành cho nam và giành cho nữ. + Kết quả: sẽ được tính là trung bình chung thời gian tháo lắp của nam và nữ. - Chạy vũ trang tiếp sức 800m ( có trang bị súng AK): 10
- + Cách thức: Chạy tiếp sức 8 thành viên tiểu đội, mỗi thành viên tiểu đội chạy 100m, nối tiếp cho đến khi về đích. + Kết quả: Sẽ được tính thời gian khi thành viên cuối cùng của tiểu đội chạy về đích. 1 tiết mục Văn nghệ. 4-Tọa đàm ngắn “ Gặp gỡ chiến sĩ”: Mời một bác cựu chiến binh đến tham gia tọa đàm, kể chuyện và tặng hoa chúc mừng. ( Phần này không nằm trong phần thi của các đội) Phần Thi khán giả: Hít xà đơn; Tháo lắp súng; Trả lời câu hỏi về QĐNDVN. 4. Các chi đoàn, GVCN: - Tất cả các chi đoàn và GVCN các lớp có nhiệm vụ phối hợp, tham gia để chương trình được diễn ra thuận lợi. Trên đây là kế hoạch thực hiện chương trình trải nghiệm “ chúng tôi là chiến sĩ” Kính đề nghị Cấp ủy, BGH nhà trường, xem xét để đoàn trường chủ trì thực hiện Ngày 03/12/2023 Ban giám hiệu TM.BCH đoàn trường Hiệu trưởng P.bí thư (Đã ký) (Đã ký) Mai Xuân Toàn Phạm Hồng Sơn 2.1.2. Xây dựng nội dung hoạt động chương trình Để cụ thể hóa kế hoạch hoạt động, chúng tôi xây dựng nội dung hoạt động cụ thể, chi tiết. Nội dung cụ thể như sau: NỘI DUNG Chương trình trải nghiệm “ chúng tôi là chiến sĩ” 1- Giới thiệu về đội trải nghiệm: 3 đội khối 10, 11 và 12. ( Mang tên: Tiểu đội 10; Tiểu đội 11; Tiểu đội 12 ) + Mỗi đội 9 thành viên: 1 tiểu đội ( có tiểu đội trưởng chỉ huy; Có ít nhất 3 nữ trong tiểu đội). + Cách giới thiệu: Đa dạng ( Hát, võ thuật , nhảy…. ) + Mục tiêu cần đạt của phần giới thiệu: Giới thiệu được các thành viên và mục đích đến với Hội thi. + Điểm phần thi: Tối đa 10 điểm. 11
- 2- Trải nghiệm: “Chiến sĩ sinh hoạt cá nhân”. + Trải nghiệm 2 công việc: Xếp chăn và tập thể dục với xà đơn. - Xếp chăn: Mỗi đội trong thời gian 1 phút, xếp 1 cái chăn vuông vức theo tiêu chuẩn quân đội. Ba đội cử 1 thành viên tiểu đội tham gia phần thử thách. Ba đội xếp đồng thời. BGK chấm cho điểm. Điểm tối đa cho phần thi này là: 5 điểm. ( CSVC: Chăn- các đội tự chuẩn bị; Bàn giáo viên- các đội tự chuẩn bị) - Tập thể dục với xà đơn: Mỗi đội cử 3 thành viên lên thi. Thời gian không giới hạn. Kết quả của đội là tổng số lượng hít xà đơn của 3 thành viên đội. BGK chấm cho điểm. Điểm tối đa cho phần thi này là: 5 điểm. ( CSVC: 3 cái Xà đơn. ) - Văn nghệ: 1 tiết mục Văn nghệ. 3- Trải nghiệm: “Kỹ năng chiến sĩ” - Thi tháo lắp súng AK. + Cách thức: Mỗi đội cử 2 chiến sỹ 1 nam 1 nữ, tham gia 2 lượt thi giành cho nam và giành cho nữ. + Kết quả: sẽ được tính là trung bình chung thời gian tháo lắp của nam và nữ. - Chạy vũ trang tiếp sức 800m ( có trang bị súng AK): + Cách thức: Chạy tiếp sức 8 thành viên tiểu đội, mỗi thành viên tiểu đội chạy 100m, nối tiếp cho đến khi về đích. + Kết quả: Sẽ được tính thời gian khi thành viên cuối cùng của tiểu đội chạy về đích. - Văn nghệ: 1 tiết mục Văn nghệ. 4-Tọa đàm ngắn “ Gặp gỡ chiến sĩ”: Mời một bác cựu chiến binh đến tham gia tọa đàm, kể chuyện và tặng hoa chúc mừng. ( Phần này không nằm trong phần thi của các đội) Phần Thi khán giả: Hít xà đơn; Tháo lắp súng; Trả lời câu hỏi về QĐNDVN. 2.2. Triển khai thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm Sau khi xây dựng kế hoạch và nội dung chương trình hoạt động, chúng tôi bắt tay vào quá trình triển khai thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm. Quá trình triển khai được tiến hành với các bước như sau: 2.2.1. Xây dựng, lập các tiểu đội trải nghiệm *Tiêu chí xây dựng các đội trải nghiệm: Để đảm bảo hoạt động trải nghiệm được diễn ra mang tính lan tỏa nhất trong học sinh toàn trường, chúng tôi đưa ra các tiêu chí xây dựng các đội trải nghiệm, như sau: - Mỗi khối thành lập một đội trải nghiệm, gồm 9 thành viên ( 3 nữ, 6 nam). Lưu ý: Thành viên của đội có đầy đủ các chi đoàn trong khối tham gia. 12
- - Các đội sẽ đặt tên theo khối: Tiểu đội 10; Tiểu đội 11; Tiểu đội 12. - Mỗi đội sẽ có 1 giáo viên( là GVCN khối đó) và 1 HS trong BCH Đoàn trường ( là HS khối đó) phụ trách để làm các công việc như: Lấy đội hình tiểu đội; nghiên cứu thể lệ chương trình ; lên kế hoạch tập luyện đốc thúc, hướng dẫn tập luyện; điều hành tiểu đội tham chương trình. * Lập các tiểu đội trải nghiệm: Căn cứ vào tiêu chí trên, chúng tôi tiến hành lập các tiểu đội trải nghiệm của 3 khối 10,11 và 12, như sau: DANH SÁCH TIỂU ĐỘI 10 Giới Tập luyện Tập luyện TT Họ và tên Lớp Chức vụ tính riêng chung 1 Phạm Văn Đạt 10C Tiểu đội trưởng Tháo lắp súng Chạy vũ trang 2 Nguyễn Bảo Ngọc 10C Nữ Tiểu đội viên Tháo lắp súng Chạy vũ trang 3 Lê Đình Hiệp 10C Tiểu đội viên Xà đơn Chạy vũ trang 4 Phan Thị Oanh 10A Nữ Tiểu đội viên Tháo lắp súng Chạy vũ trang 5 Nguyễn Thị Hồng 10G Nữ Tiểu đội viên Gấp chăn Chạy vũ trang 6 Nguyễn Hữu Toàn 10A Tiểu đội viên Xà đơn Chạy vũ trang 7 Trang Tuấn Kiệt 10D Tiểu đội viên Xà đơn Chạy vũ trang 8 Trần thị Lệ Hằng 10A Nữ Tiểu đội viên Gấp Chăn Chạy vũ trang 9 Lữ Văn Đa 10B Tiểu đội viên Tháo lắp súng Chạy vũ trang 10 Trần Võ Bảo 10C Tiểu đội viên Tháo lắp súng 11 Trần Văn Chí Kiên 10D Tiểu đội viên Xà đơn - Đội trưởng phụ trách: Phạm Văn Đạt 10C- BCH đoàn trường. - Giáo viên phụ trách: Bùi Thị Kim Chi 10C. DANH SÁCH TIỂU ĐỘI 11 Giới Tập luyện Tập luyện TT Họ và tên Lớp Chức vụ tính riêng chung 1 Nguyễn Văn Đoàn 11A Tiểu đội viên Xà đơn Chạy vũ trang 2 Hứa Thị Khánh Huyền 11A Nữ Tiểu đội viên Chạy vũ trang 3 Lữ Sơn Bá 11B Tiểu đội viên Chạy vũ trang 4 Phùng .T.Thùy Dương 11C Nữ Tiểu đội viên Xếp chăn Chạy vũ trang 5 Lê Văn Điệp 11C Tiểu đội viên Xà đơn Chạy vũ trang Trần Văn Mạnh 11D Tiểu đội viên Tháo lắp Chạy vũ trang 6 súng Nguyễn.T.Cẩm Tú 11D Nữ Tiểu đội viên Tháo lắp Chạy vũ trang 7 súng Lo Thế Anh 11D Tiểu đội Chạy vũ trang 8 trưởng 9 Lo Văn Phú 11E Tiểu đội viên Xà đơn Chạy vũ trang - Đội trưởng phụ trách: Lê Văn Chiến 11D- BCH đoàn trường. - Giáo viên phụ trách: Trần Thị Thanh Tú 11D. 13
- DANH SÁCH TIỂU ĐỘI 12 Giới Tập luyện Tập luyện TT Họ và tên Lớp Chức vụ tính riêng chung 1 Nguyễn Tư Vinh 12A Tiểu đội viên Gấp chăn Chạy vũ trang 2 Nguyễn Xuân Tài 12A Tiểu đội viên Xà đơn Chạy vũ trang 3 Trình Thị Thương 12B Nữ Tiểu đội viên 4 Nguyễn Thị Thương 12B Nữ Tiểu đội trưởng Chạy vũ trang 5 Phùng Viết Tuyên 12C Tiểu đội viên Xà đơn Chạy vũ trang 6 Lô Thị Huyền Trang 12D Nữ Tiểu đội viên Chạy vũ trang 7 Vi Thanh Hoàng 12D Tiểu đội viên Tháo, lắp súng Chạy vũ trang 8 Lô Thanh Đỉnh 12E Tiểu đội viên Xà đơn Chạy vũ trang 9 Nguyễn Thị Hằng 12C Tiểu đội viên Tháo, lắp súng Chạy vũ trang - Đội trưởng phụ trách: Nguyễn Thị Thương 12B- BCH đoàn trường. - Giáo viên phụ trách: Nguyễn Thị Xuân 12D. Mỗi tiểu đội, chúng tôi cử một tiểu đội trưởng và một GV phụ trách. 2.2.2. Liên hệ, mời cựu chiến binh thực hiện hoạt động “ Gặp gỡ chiến sĩ”. Đây là một khâu quan trọng trong hoạt động giáo dục truyền thống của chương trình, nhằm mục đích cho HS tiếp xúc, gặp gỡ trực tiếp với các “ chiến sỹ”, những người đã, đang hoạt động trong Quân đội nhân dân Việt Nam, qua đó để các em hình dung, hiểu về truyền thống của Quân đội ta, cũng như đặc điểm của nghề nghiệp khi các bạn lựa chọn đứng vào hàng ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam. Nhận thức rõ tầm quan trọng của nó, nên chúng tôi đã tiến hành cẩn trọng, bài bản việc liên hệ, mời cựu chiến binh tham gia hoạt động “ Gặp gỡ chiến sỹ”. *Tiêu chí lựa chọn: Trước khi tìm và đặt lời mời cựu chiến binh tham gia chương trình, chúng tôi đưa ra một số tiêu chí để lựa chọn, như sau: + Là cựu chiến binh, đã từng trải qua thời quân ngũ, cả trong thời chiến lẫn thời bình. + Đã từng công tác trong Hội cựu chiến binh Việt Nam ở địa phương. + Có khả năng trao đổi, nói chuyện truyền thống trước đám đông. + Nhiệt tình, trách nhiệm với công tác giáo dục thế hệ trẻ. * Cách liên hệ: Căn cứ vào tiêu chí lựa chọn, chúng tôi đã cân nhắc được một bác cựu chiến binh trên địa bàn trường đóng đáp ứng được các tiêu chí trên. Tiếp đến chúng tôi thực hiện công việc liên hệ, như sau: + Gặp mặt trực tiếp, trao đổi ý tưởng chương trình. + Thuyết phục, mời bác tham gia chương trình. 14
- + Trao đổi kỹ về những nội dung chương trình, duyệt các nội dung sẽ trao đổi trong hoạt động “ Gặp gỡ chiến sĩ”. * Kết quả: + Ban tổ chức đã liên hệ và mời được bác Nguyễn Quốc Tiệp, sinh năm 1953. Đã từng công tác trong quân đội 12 năm, tham gia giải phóng miền Nam và làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm phu chia. Bác cũng đã có 13 năm làm Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Thanh Liên, trước khi nghỉ hưu. + Bác nghe trao đổi về chương trình và rất sẵn lòng tham gia. * Một số câu hỏi để bác cựu chiến binh chuẩn bị trước: Để bảo đảm chất lượng cũng như để bác cựu chiến binh có sự chuẩn bị chu đáo nội dung hoạt động “ Gặp gỡ chiến sĩ”, chúng tôi đã chuẩn bị một số câu hỏi để định hướng nội dung, phù hợp với mục đích, chủ đề hoạt động, cụ thể như sau: Câu 1: Bác có thể giới thiệu sơ lược về: Lịch sử và truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam được không ạ? Câu 2: Bác có thể kể về thời gian bác nhập ngũ và công tác trong quân đội cho bọn cháu hình dung được không ạ? Câu 3: Theo bác, công tác trong môi trường quân đội cho có những thuận lợi và khó khăn gì? Câu 4: Nếu với tư cách là đã từng trải nghiệm qua môi trường quân đội. Bác có nghĩ đây là một môi trường tuyệt vời để giới trẻ học tập và rèn luyện không ạ? Những câu trả lời cho những câu hỏi định hướng trên sẽ vẽ nên một bức tranh khái quát về truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam, đặc biệt là giúp các em hình dung về đặc điểm, môi trường quân đội mà các em có thể lựa chọn cho nghề nghiệp tương lai của mình sau khi tốt nghiệp THPT. 2.2.3. Tổ chức hướng dẫn, tập luyện Để chuẩn bị tốt cho hoạt động trải nghiệm, chúng tôi đã lên lịch tập luyện cho các tiểu đội, bố trí GV hướng dẫn. Đồng thời trong mối buổi tập luyện, chúng tôi cắt cử các GV giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng- An ninh tham gia hướng dẫn thêm cho các tiểu đội. Cụ thể như sau: *Lên lịch tập luyện: Lịch tập luyện: Chủ Tuần/Thứ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 nhật Tuần 14 6/12 7/12 8/12 Tuần 15 Chiều 16/12 * Lưu ý: Tập buổi chiều ngay sau học thêm, tại trường. 15
- * Bố trí giáo viên theo dõi hướng dẫn: + Mỗi tiểu đội một giáo viên chủ nhiệm được phân công bám đội. + Mỗi buổi một GV giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng- An ninh được phân công bám đội. 2.2.4. Chuẩn bị các điều kiện cho chương trình hoạt động trải nghiệm Một việc không kém phần quan trọng đó là chuẩn bị các điều kiện cho cho chương trình, nếu không quan tâm đúng mức thì hoạt động diễn ra sẽ khó thành công. Việc chuẩn bị các điều kiện cho chương trình được tính toán rất chi tiết, cụ thể, ở nhiều khâu, nhiều mảng khác nhau. Điều này đòi hỏi chúng tôi phải có kinh nghiệm tổ chức, phân công chuẩn bị, rà soát công tác chuận bị chu đáo, cẩn thận thì mới đảm bảo được các điều kiện cho chương trình. Sau đây là một số công tác chuẩn bị: * Chuẩn bị về kinh phí: Lập Dự trù kinh phí kèm theo kế hoạch gửi Ban giám hiệu nhà trường phê duyệt. TT Hạng mục SL Đơn giá Thành tiền Ghi chú 1 Hỗ trợ các đội trải nghiệm 3 200.000đ 600.000đ Hoa + quà tặng cựu chiến 2 1 500.000đ 500.000đ binh Quà tặng phần chơi khán 3 4 50.000đ 200.000đ giả 4 Ban giám khảo 3 100.000đ 300.000đ 5 Dẫn chương trình 1 100.000đ 100.000đ 6 Viết kịch bản chương trình 1 300.000đ 300.000đ 7 Hỗ trợ thành viên BTC 10 100.000đ 1000.000đ 8 Giải nhất 1 300.000đ 300.000đ 9 Giải nhì 1 200.000đ 200.000đ 10 Giải ba 1 100.000đ 100.000đ 11 Ma két 1 500.000đ 500.000đ Tổng 4.100.000đ * Chuẩn bị nội dung chương trình: - Phân công xây dựng kịch bản chương trình. - Duyệt qua các nội dung phần chào hỏi. - Viết lời dẫn cho chương trình. * Chuẩn bị ma két, hoa, quà cho chương trình. - Ma két: Ma két mang dòng chữ “ Hoạt động trải nghiệm- hướng nghiệp chủ đề “ Một ngày làm chiến sĩ”” 16
- - Hoa, quà tặng: Hoa để tặng “ cựu chiến binh”, quà tặng các tiểu đội và khán giả. * Chuẩn bị các quân trang, quân dụng, vật dụng… phục vụ chương trình. - Súng tiểu liên AK: 3 khẩu. ( Loại súng phục vụ cho HS học môn Giáo dục Quốc phòng- An ninh) - Chăn màn quân đội: 3 bộ. ( Liên hệ mượn của đơn vị quân đội của sư đoàn 324- Đô Lương) - Xà đơn: 1 cái. ( Hàn bằng tuýp sắt) - Bàn ghế dùng cho phần tọa đàm: 1 bộ. ( Huy động trong các phòng chuyên môn của nhà trường) - Hệ thống loa máy. ( Loa máy của nhà trường) - Trang phục của các đội thi và học sinh toàn trường: 100% áo quần học môn Giáo dục Quốc phòng- An ninh, mũ cối. * Chuẩn bị về âm nhạc nền, các tiết mục văn nghệ trong chương trình. - Âm nhạc nền: Chọn các bài hát theo chủ đề Quân đội nhân dân Việt Nam. - Tiết mục văn nghệ: Tốp ca bài “Ước mơ chiến sỹ ” ( Bài nhạc hiệu chương trình: “Chúng tôi là chiến sỹ”); Tam ca nam bài “ Bác đang cùng chúng cháu hành quân”; Tam ca nữ “ Cô gái mở đường”. 2.3. Tổ chức thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm 2.3.1. Ổn định tổ chức, tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu - Lời dẫn của MC chương trình: Nhiệt liệt chào mừng… về tham dự chương trình HĐTN-HN chủ đề : “ Một ngày làm chiến sĩ” hôm nay. Kính thưa quý vị, mỗi năm cứ đến tháng 12 khắp cả nước rộn rã cờ hoa để chào đón ngày kỉ niệm trọng đại- ngày thành lập QĐNDVN. Đội quân đã trải qua những chiến công oanh liệt trong chống Pháp, chống Mỹ, và vẫn rạng ngời phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ trong thời đại ngày nay. Hôm nay, GV và HS trường THPT Cát Ngạn tề tựu về đây, trong những bộ trang phục thắm màu sắc người lính này, để thể hiện sự tôn vinh, ghi nhớ và biết ơn QĐNDVN- tổ chức giữ vai trò nòng cốt trong bảo vệ tổ quốc, cho chúng ta được sống trong môi trường bình yên, vui tươi và hạnh phúc. Chương trình ngày hôm nay, cũng là dịp để các bạn học sinh được trải nghiệm, qua đó hình dung phần nào cuộc sống, sinh hoạt, rèn luyện của một người lính trong quân đội. Qua trải nghiệm “ Một ngày làm chiến sĩ”. Từ đó, các bạn có hình dung về định hướng nghề nghiệp trong tương lai. 17
- Giới thiệu đại biểu: Về dự với chương trình hôm nay của chúng ta. Về phía địa biểu khách mời: Huyện đoàn TC; Bác Nguyễn Quốc Tiệp Xin trân trọng giới thiệu và chào mừng đ/c ……………………… ………………………………………………………………………… Xin trân trọng giới thiệu và chào mừng bác Nguyễn Quốc Tiệp nguyên là Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Thanh Liên Về phía cấp ủy BGH nhà trường: Xin trân trọng giới thiệu và chào mừng thầy giáo. ……………… Xin trân trọng giới thiệu sự có mặt đầy đủ của GV, CNV nhà trường cùng sự tham gia của HS toàn trường. Thông qua chương trình ngày hôm nay: Sau đây thay mặt BTC, tôi xin thông qua nội dung chương trình như sau. ( Bản riêng) CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP Chủ đề: “ MỘT NGÀY LÀM CHIẾN SĨ” (Tổ chức vào chiều 16/12/2023 từ 14 giờ) TT NỘI DUNG THỰC HIỆN Ổn định tổ chức (tập hợp đội hình) Đ/c 1 Thành 2 Giới thiệu đại biểu, Thông qua nội dung chương trình. Đ/c Sơn 3 Hoạt động chào mừng ngày thành lập QĐNDVN và NHQPTD Toạ đàm gặp gỡ chiến sĩ - Giao lưu với cựu chiến binh Đ/c Sơn - Tặng hoa cho cựu chiến binh và đại diện huyện đội Thanh Chương Tặng hoa, quà cho GV giảng dạy quốc phòng, cựu chiến binh, Sỹ Đ/C Sơn quan dự bị ( Đ/c Thành, Đ/c Hải, Bác Tiến) 4 Chương trình TN-HN chủ đề: “ Một ngày làm chiến sĩ” Phần chào hỏi của các tiểu đội 10,11,12 Phần 1: Trải nghiệm chiến sĩ sinh hoạt cá nhân ( Gấp xếp nội vụ) Phần 2: Trải nghiệm kỹ năng chiến sĩ ( tháo lắp súng tiểu liên AK) Phần 3: Trải nghiệm chiến sĩ khoẻ ( Hít xà đơn, chạy vũ trang 800m 5 Tổng kết trao thưởng cho các đội Đ/c Sơn 6 Bế mạc Đ/c Thành 18
- - Thời gian: Bắt đầu từ 14h ngày 16/12/2023 - Thành phần: Giáo viên và học sinh toàn trường - Trang phục: Giáo viên áo khoác đoàn thanh niên, học sinh đồng phục áo quốc phòng, quần màu sẫm, mũ cối, dép quai hậu. Ban tæ chøc Hình ảnh:Tiết mục văn nghệ chào mừng “Ước mơ chiến sĩ” 2.3.2. Thực hiện trải nghiệm “ Gặp gỡ chiến sĩ”. - Mời các khách mời tọa đàm. + Mời bác: Nguyễn Quốc Tiệp- nguyên là Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Thanh Liên; + Mời em Ngô Lê Hậu chi đoàn 12A- đại diện cho các bạn HS nhà trường lên tham gia tọa đàm. MC giới thiệu về bác Nguyễn Quốc Tiệp Họ và tên Nguyễn Quốc Tiệp sinh 1956, nhập ngũ 13/10/1974 , cấp bậc khi nghỉ chế đô thượng úy, chức vụ trợ lý kế hoach ban tham mưu trung đoàn. Hiện tại hưởng chế độ bênh binh mất sức 67% về địa phương tháng 12/1988. Về địa 19
- phương tham gia công tác tại địa phương 4 năm làm BT chi bộ xóm, 1 năm làm xóm trưởng, 14 năm làm Chủ tịch hội CCB xã tháng 5/2020 nghỉ công tác. Hiện tại là công dân xóm Liên Minh, xã Thanh Liên. (Câu hỏi: ) + MC hỏi: Bác có thể giới thiệu sơ lược về: Lịch sử và truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam được không ạ? + HS Hậu hỏi: Bác có thể kể về thời gian bác nhập ngũ và công tác trong quân đội cho bọn cháu hình dung được không ạ? + HS Hậu hỏi: Theo bác, công tác trong môi trường quân đội cho có những thuận lợi và khó khăn gì? + MC hỏi: Nếu với tư cách là đã từng trải nghiệm qua môi trường quân đội. Bác có nghĩ đây là một môi trường tuyệt vời để giới trẻ học tập và rèn luyện không ạ? Hình ảnh: Tọa đàm “ Gặp gỡ chiến sĩ” trong chương trình - Tặng hoa cho cựu chiến binh . > Mời bác: Tiệp và đ/c… lên sân khấu đón nhận bó hoa tươi thắm… > Mời thầy Mai Xuân Toàn lên tặng hoa… - Tặng hoa, quà cho GV giảng dạy quốc phòng, cựu chiến binh, Sỹ quan dự bị ( Đ/c Thành, Đ/c Hải, Bác Tiến) > Mời: Đ/c Thành, Đ/c Hải, Bác Tiến… lên sân khấu đón nhận bó hoa tươi thắm… 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh thông qua dạy học Lịch sử Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 (SGK Lịch sử lớp 12 Ban Cơ bản)
14 p | 136 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 36 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm giáo dục tư tưởng chính trị trong việc giảng dạy địa lí tự nhiên Việt Nam ở lớp 12
21 p | 45 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 122 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục STEM thông qua chủ đề Lắp mạch điện đèn trang trí - Vật lí 11
40 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 cơ bản phân dạng và nắm được phương pháp giải bài tập phần giao thoa ánh sáng
23 p | 36 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11
28 p | 70 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 27 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy cho học sinh trung học phổ thông trong các giờ dạy môn Hóa học
21 p | 45 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 27 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Công tác phòng ngừa, can thiệp với học sinh bị chứng rối loạn hành vi ở trường THPT
35 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn