intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh THPT qua hoạt động trải nghiệm về tác phẩm Chữ người tử tù

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

19
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh THPT qua hoạt động trải nghiệm về tác phẩm Chữ người tử tù" nhằm nắm được thực trạng về ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của học sinh ở trường THPT Quỳnh Lưu 1; Trình bày giải pháp giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc thông qua các hoạt động trải nghiệm về tác phẩm Chữ người tử tù.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh THPT qua hoạt động trải nghiệm về tác phẩm Chữ người tử tù

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT QUỲNH LƢU I ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Nội dung đề tài: Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh THPT qua hoạt động trải nghiệm về tác phẩm “Chữ người tử tù” Nhóm giáo viên thực hiện: Đặng Thị Thu Hiền - SĐT: 0914.640.707 Nguyễn Thị Lệ Quyên - SĐT: 0972.492.732 Phạm Thị Thanh Giang - SĐT: 0989.946.652 Đơn vị công tác : Trƣờng THPT Quỳnh Lƣu I. Tổ chuyên môn : Văn-Anh Bộ môn: Ngữ văn Năm học : 2021 – 2022 1
  2. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhƣ chúng ta đã biết, văn hóa là một phạm trù rất rộng, có thể đƣợc hiểu dƣới nhiều góc độ khác nhau với nhiều cách tiếp cận khác nhau, rất phong phú, đa dạng. Đến nay, trên thế giới có tới gần 200 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Nhƣng dù nhìn nhận theo góc độ nào thì “Khi đã nói đến văn hóa là nói đến những gì là tinh hoa, tinh túy nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ… Còn những gì xấu xa, việc làm ti tiện, đớn hèn, những hành động phi pháp, bỉ ổi... là vô văn hóa, phi văn hóa, phản văn hóa. Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng” (Dẫn theo phát biểu của Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, ngày 25 tháng 11 năm 2021) Nhƣ vậy, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời nâng cao chất lƣợng, hiệu quả sáng tạo các giá trị văn hóa mới là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách trong thời đại ngày nay. Đặc biệt là khi toàn cầu hóa đã và đang tạo nên xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội phát triển nhƣng cũng chứa đựng nhiều thách thức, trong đó có thách thức về giữ gìn và phát huy bản sắc của các dân tộc. Nhằm góp phần giáo dục toàn diện học sinh, hình thành và nâng cao ý thức trân trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa lâu đời của dân tộc cho thế hệ trẻ, ngành giáo dục đã nỗ lực đƣa các nội dung về di sản văn hóa vào giảng dạy bằng nhiều phƣơng thức. Tiêu biểu là các phƣơng thức sau: lồng ghép nội dung dạy học di sản văn hóa vào các môn học và hoạt động giáo dục trong chƣơng trình giáo dục phổ thông; xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao có chủ đề liên quan đến di sản; tổ chức chăm sóc các di tích, các hoạt động giáo dục tại di tích; hình thức tổ chức giáo dục khá đa dạng: trên lớp, hoạt động ngoại khóa, học tại nơi có di sản, tham quan trải nghiệm di sản văn hóa... Tuy nhiên, việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trong các nhà trƣờng phổ thông hiện nay thực sự vẫn chƣa đƣợc thực hiện đồng đều cũng nhƣ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Đặc biệt là giáo viên chƣa chú trọng cho học sinh đƣợc trải nghiệm và sáng tạo sản phẩm học tập liên quan đến các di sản văn hóa địa phƣơng nơi các em cƣ trú. Trƣớc thực tiễn dạy học đó, chúng tôi đã trăn trở và tìm tòi, nghiên cứu hình thức giáo dục học sinh ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả, góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy học phù hợp bối cảnh xã hội. Vì những lí do trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và áp dụng đề tài: Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh THPT qua hoạt động trải nghiệm về tác phẩm “Chữ người tử tù”. 2
  3. II. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Mục đích nghiên cứu - Nắm đƣợc thực trạng về ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của học sinh ở trƣờng THPT Quỳnh Lƣu 1. - Trình bày giải pháp giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc thông qua các hoạt động trải nghiệm về tác phẩm Chữ người tử tù. - Giúp GV- HS ở trƣờng THPT Quỳnh Lƣu 1 nói riêng, và GV- HS THPT nói chung nâng cao chất lƣợng dạy học môn Ngữ văn, gắn văn học với đời sống, phù hợp với xu thế dạy học hiện đại. 2. Phạm vi nghiên cứu Dựa trên nghiên cứu thực trạng nhận thức của học sinh khối 11 Trƣờng THPT Quỳnh Lƣu 1 về vấn đề di sản văn hóa dân tộc, để từ đó đề xuất những biện pháp giáo dục hữu hiệu, phù hợp với đối tƣợng, giúp các em có ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa quí báu của địa phƣơng và của nƣớc nhà. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận - Phƣơng pháp phân tích tổng hợp - Phƣơng pháp điều tra, khảo sát - Phƣơng pháp thống kê, so sánh - Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm…. 3
  4. PHẦN II. NỘI DUNG I. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận 1.1. Về vấn đề di sản văn hóa 1.1.1 Khái niệm di sản văn hóa Di sản văn hóa Việt Nam bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể (bao gồm di sản văn hóa và di sản thiên nhiên) là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. 1.1.2. Đặc điểm của di sản văn hóa Việt Nam Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc, trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, đƣợc trao truyền, kế thừa và tái sáng tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày nay. Di sản văn hóa Việt Nam là bức tranh đa dạng văn hóa, là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại. Di sản văn hóa Việt Nam có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc của nhân dân ta. Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị sáng tạo từ việc học hỏi, giao lƣu và kế thừa từ các nền văn hóa và văn minh của nhân loại. Những giá trị đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn hóa và văn minh của nhân loại với nền văn hóa bản địa lâu đời của các dân tộc Việt Nam. Di sản văn hóa Việt Nam, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể có sức sống mạnh mẽ, đang đƣợc bảo tồn và phát huy trong đời sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa thông qua Luật di sản văn hóa năm 2001 (có hiệu lực từ 01/01/2002), đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2009. 1.1.3. Phân loại di sản Di sản văn hóa Việt Nam đƣợc chia thành hai loại: Di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm : di tích lịch sử - văn hóa ; danh lam thắng cảnh ; di vật ; cổ vật ; bảo vật quốc gia. Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng đƣợc tái tạo và đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam ; ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian ; tập quán xã hội ; lễ hội truyền thống ; nghề thủ công truyền thống ; tri thức dân gian. 4
  5. 1.2. Về vấn đề tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 1.2.1. Khái niệm: Hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo trong nhà trƣờng phổ thông đƣợc hiểu là “các hoạt động giáo dục thực tiễn đƣợc tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trƣờng. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một bộ phận của quá trình giáo dục, đƣợc tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học. Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể và các hành động của học sinh, hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ khai thác kinh nghiệm của mỗi cá nhân, tạo cơ hội cho các em vận dụng một cách tích cực những kiến thức đã học vào thực tế và đƣa ra đƣợc những sáng kiến của mình, từ đó phát huy và nuôi dƣỡng tính sáng tạo của mỗi cá nhân của học sinh”. Hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo còn đƣợc hiểu là “hoạt động giáo dục, trong đó, từng cá nhân học sinh đƣợc trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trƣờng nhà trƣờng cũng nhƣ môi trƣờng gia đình và xã hội dƣới sự hƣớng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực…, từ đó tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng nhƣ phát huy tiềm năng năng sáng tạo của cá nhân mình”. 1.2.2. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục nhƣ : giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục truyền thống (trong đó có giáo dục di sản văn hóa), giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trƣờng, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội, giáo dục các phẩm chất ngƣời lao động, nhà nghiên cứu,... Điều này giúp cho các nội dung thiết thực hơn, gần gũi với cuộc sống thực tế hơn, đáp ứng đƣợc nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi hơn. 1.2.3. Một số hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đƣợc tổ chức dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ trò chơi, hội thi, diễn đàn, giao lƣu, tham quan dã ngoại, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm...), thể dục thể thao, câu lạc bộ, tổ chức các ngày hội, các công trình nghiên cứu khoa học kĩ thuật... Mỗi một hình thức trên đều tiềm tàng trong nó những khả năng giáo dục nhất định. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau ở trong hoặc ngoài nhà trƣờng nhƣ : lớp học, thƣ viện, phòng đa năng, phòng truyền thống, sân trƣờng, công viên, vƣờn hoa, viện bảo tàng, các di tích lịch sử và văn hóa, các danh lam thắng cảnh, các công trình công cộng, các nhà nghệ nhân, các làng nghề, cơ sở sản xuất,... hoặc ở các địa điểm khác ngoài nhà trƣờng có liên quan đến chủ đề hoạt động. 5
  6. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trƣờng phổ thông có hình thức tổ chức rất phong phú, đa dạng. Cùng một chủ đề, một nội dung giáo dục hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể tổ chức theo nhiều hình thức hoạt động khác nhau, tùy theo lứa tuổi và nhu cầu của học sinh, tùy theo điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trƣờng, từng địa phƣơng. 1.3. Về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm để giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa 1.3.1. Ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Theo triết học Mác – Lênin: “Ý thức” là một phạm trù song song với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con ngƣời và có sự cải biến và sáng tạo. Theo tâm lí học, “Ý thức” là hình thức phản ánh tâm lí cao nhất chỉ có ở ngƣời, đƣợc phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả năng con ngƣời hiểu đƣợc các tri thức, các hiểu biết mà con ngƣời đã tiếp thu đƣợc trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan. Còn theo từ điển tiếng Việt: “Ý thức” là khả năng của con ngƣời phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tƣ duy; là sự nhận thức đúng đắn, biểu hiện bằng hành động, thái độ cần phải (ý thức đƣợc việc làm của mình). Nhƣ vậy, ta có thể hiểu “Ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa là tổng hòa tri thức, tình cảm và ý chí bảo tồn và phát triển giá trị của di sản văn hóa thông qua các hoạt động của con ngƣời, nhằm hiểu biết về lịch sử hình thành, ý nghĩa của di sản văn hóa, đảm bảo sự an toàn, phát triển của di sản văn hóa và khi cần đến phải đảm bảo bằng việc giới thiệu, trƣng bày, khôi phục và tôn tạo lại để khai thác khả năng phục vụ cho hoạt động tiến bộ của xã hội”. 1.3.2. Việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa trong nhà trường phổ thông - Nhà trƣờng phổ thông có trách nhiệm giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh về di sản văn hóa từ đó góp phần bảo vệ di sản văn hóa. Thấm nhuần mục tiêu giáo dục đó, trong quá trình dạy học, giáo viên đã chủ động khai thác, sử dụng tài liệu về di sản văn hóa để tiến hành bài học, sử dụng di sản văn hóa ở địa phƣơng để tiến hành bài học lịch sử địa phƣơng ở trên lớp... Đó là những hình thức, biện pháp tích hợp giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cho học sinh bằng cách lồng ghép vào bài học chính khóa trên lớp. Tuy nhiên, việc giáo dục học sinh ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa thực sự đạt chất lƣợng và hiệu quả tối ƣu nhất, có ý nghĩa toàn diện nhất đó là giáo dục bằng hoạt động trải nghiệm sáng tạo. - Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tạo ra cú hích tinh thần nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về việc chính là chủ nhân hƣởng thụ và bảo vệ, phát huy giá trị của các di sản văn hóa. Thông qua hoạt động giáo dục bằng trải nghiệm sáng tạo, 6
  7. giáo viên có điều kiện hƣớng dẫn cho học sinh những cách thức, biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ và phát huy di sản văn hóa. - Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo đƣợc tổ chức dƣới nhiều hình thức khác nhau nên việc giáo dục đƣợc thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí cũng nhƣ nhu cầu, nguyện vọng của học sinh. Ngƣợc lại, trong quá trình thiết kế, tổ chức, đánh giá các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, cả giáo viên lẫn học sinh đều có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các hình thức hoạt động. - Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tạo cơ hội cho tất cả học sinh đƣợc phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Nó có khả năng huy động sự tham gia tích cực của học sinh vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động : từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân ; tạo cơ hội cho các em đƣợc trải nghiệm, đƣợc bày tỏ quan điểm, ý tƣởng, đƣợc đánh giá và lựa chọn ý tƣởng, đƣợc thể hiện, tự khẳng định mình, đƣợc tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè... Từ đó hình thành và phát triển cho các em ý thức trách nhiệm đối với di sản văn hóa dân tộc nói riêng và cả những giá trị sống cũng nhƣ các năng lực cần thiết khác. - Khác với hoạt động giáo dục di sản theo hình thức tích hợp, lồng ghép vào bài học trên lớp, giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo có khả năng thu hút sự phối hợp, tham gia, liên kết nhiều lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng cùng chung ý thức trách nhiệm đối với di sản văn hóa dân tộc nhƣ : giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, Ban giám hiệu nhà trƣờng, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phƣơng, hội khuyến học, hội cựu chiến binh, các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp ở địa phƣơng, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, những ngƣời lao động tiêu biểu ở địa phƣơng, những tổ chức kinh tế,... Do vậy, hoạt động trải nghiệm sáng tạo tạo điều kiện cho học sinh đƣợc học tập, giao tiếp rộng rãi với nhiều lực lƣợng giáo dục ; đƣợc lĩnh hội nội dung giáo dục ý thức bảo vệ di sản qua nhiều kênh khác nhau, với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Điều đó làm tăng tính đa dạng, hấp dẫn và chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong việc giáo dục học sinh ý thức bảo tồn di sản văn hóa. - Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ngoài mục tiêu giáo dục di sản còn giúp học sinh hoàn thiện bản thân mình: phát triển các kĩ năng học tập, tự chiếm lĩnh tri thức; phát triển trí tuệ; hoàn thiện nhân cách; tăng giá trị sống và phát triển các kĩ năng sống cho học sinh... - Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa thông qua hoạt 7
  8. động trải nghiệm sáng tạo là một biện pháp tích cực để thực hiện nguyên lí “học đi đôi với hành, nhà trƣờng với xã hội, lí luận gắn với thực tiễn”, là thực hiện lời dạy của cố thủ tƣớng Phạm Văn Đồng : “Giáo dục phổ thông phải gắn liền với lịch sử, thiên nhiên, xã hội, con ngƣời địa phƣơng, làm cho việc giảng dạy và học tập ở nhà trƣờng thấm đƣợm hơn cuộc đời thực. Học sinh lúc đi học đã học, đã sống thực với xã hội xung quanh.” 1.3.3. Việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa trong nhà trường phổ thông qua hoạt động trải nghiệm về tác phẩm Chữ người tử tù. - Nguyễn Tuân (1910-1987) là nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có một vị trí quan trọng đối với văn học Việt Nam hiện đại : thúc đẩy thể tuỳ bút, bút kí đạt tới trình độ nghệ thuật cao ; làm phong phú thêm cho ngôn ngữ văn học dân tộc ; đem đến cho nền văn xuôi hiện đại một phong cách tài hoa, độc đáo. Tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Tuân trƣớc Cách mạng là tập truyện Vang bóng một thời. - Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, in năm 1939 trên tạp chí Tao Đàn, sau đó đƣợc tuyển in trong tập truyện Vang bóng một thời và đổi tên thành Chữ người tử tù. Truyện kể lại cuộc gặp gỡ kì lạ giữa hai nhân vật: Huấn Cao và viên quản ngục. Nếu nhƣ Huấn Cao có sự hội của tài hoa, khí phách và thiên lƣơng thì quản ngục lại xứng đáng là một tấm lòng trong thiên hạ, biết yêu cái đẹp và ngƣỡng mộ cái tài, cái tâm nơi Huấn Cao. Vào đêm cuối cùng trƣớc khi ra pháp trƣờng, Huấn Cao đã viết tặng viên quản ngục những dòng chữ quý báu nói lên hoài bão tung hoành của một đời con người. Trong những bức chữ, những tác phẩm nghệ thuật để lại cho đời của Huấn Cao, ẩn chứa không chỉ cái tài, cái tâm của ngƣời nghệ sĩ mà còn là nơi lƣu giữ vẻ đẹp văn hoá của một thời vang bóng. - Truyện ngắn Chữ người tử tù đã thể hiện tấm lòng trân quý của nhà văn Nguyễn Tuân đối với những di sản văn hoá truyền thống của dân tộc. Bởi thế, khi dạy học tác phẩm này, giáo viên không chỉ cần giúp học sinh cảm nhận đƣợc vẻ đẹp của hình tƣợng nhân vật, hiểu đƣợc đặc sắc nghệ thuật của thiên truyện mà còn cần phải giáo dục cho các em về tình cảm yêu mến, quý trọng và ý thức bảo vệ, lƣu truyền giá trị các di sản văn hoá, vật chất và tinh thần của dân tộc, đặc biệt là những di sản văn hoá hiện diện xung quanh cuộc sống của các em. Việc làm này có thể đƣợc tiến hành theo nhiều cách thức, và một trong những hình thức giáo dục hiệu quả nhất chính là tiến hành các hoạt động trải nghiệm về các di sản văn hoá của địa phƣơng. - Thông qua hoạt động trải nghiệm, học sinh sẽ đƣợc tự mình tìm hiểu, thực hành trải nghiệm để nhận ra các giá trị văn hoá mà cha ông để lại, từ đó hình thành ở các em tình cảm yêu mến, quý trọng, ý thức bảo vệ, giữ gìn các di sản văn hoá ấy. Đồng thời cũng qua đây, các em càng hiểu sâu hơn về truyện ngắn Chữ người tử tù, về những thông điệp mà nhà văn Nguyễn Tuân muốn gửi gắm. 8
  9. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng ý thức bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc của học sinh Để có kết luận xác đáng, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu thực trạng học tập của học sinh. Cụ thể, chúng tôi đã phát phiếu điều tra cho học sinh của các trƣờng trên địa bàn để các em phát biểu những cảm nhận và nêu ý kiến, nguyện vọng của mình về việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trƣờng THPT. - Nội dung khảo sát nhƣ sau: Phiếu khảo sát thực trạng học tập của học sinh Họ và tên học sinh............................................................................................ Lớp.................................................................................................................. Trƣờng............................................................................................................ Hãy trả lời câu hỏi dƣới đây bằng cách đánh dấu x vào ô trống trong bảng có câu trả lời phù hợp với em Không/ Nội dung Có chƣa Em được từng được tham gia các chuyên đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo về giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của trường mình hay chưa? Em có mong muốn được học tập hoạt động trải nghiệm sáng tạo về giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của trường mình không? - Kết quả thu đƣợc nhƣ sau: Nội dung khảo sát TT Năm học Trƣờng Đã Chƣa Có Không đƣợc từng đƣợc mong mong học học muốn muốn 1 2020 -2021 THPT Quỳnh Lƣu 1 200/350 150/350 330/350 20/300 57,1% 42,9% 94,3% 5,7% 2 2020- 2021 THPT Quỳnh Lƣu 2 175/350 175/350 310/350 40/350 50% 50% 89% 11% 3 2020 -2021 THPT Quỳnh Lƣu 3 150/350 200/300 300/350 50/350 43% 57% 86% 14% 9
  10. - Kết quả trên cho thấy: + Tỉ lệ học sinh đƣợc học các chuyên đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo về giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cho học sinh giữa các trƣờng có sự chênh lệch khá cao. Điều đó cho thấy sự quan tâm chỉ đạo và thực hiện nội dung giáo dục này giữa các trƣờng THPT có sự khác nhau. + Phần lớn học sinh các trƣờng đều có mong muốn nguyện vọng đƣợc học tập những chuyên đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo về nội dung giáo dục này. Kết quả khảo sát đó là một trong những minh chứng thuyết phục để chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cho học sinh THPT qua hoạt động trải nghiệm về tác phẩm “Chữ người tử tù” 2.2. Thực trạng giáo dục ý thức bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh của giáo viên Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu thực trạng của việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo bằng phiếu điều tra khảo sát giáo viên thuộc môn Ngữ văn của Trƣờng THPT Quỳnh Lƣu 1 và một số trƣờng trên địa bàn huyện Quỳnh Lƣu. - Nội dung khảo sát nhƣ sau: Phiếu khảo sát thực trạng giáo dục của giáo viên - Họ và tên giáo viên....................................................................................... - Giảng dạy môn.............................................................................................. - Trƣờng............................................................................................................ Hãy trả lời câu hỏi dƣới đây bằng cách đánh dấu (x) vào ô trống trong bảng có câu trả lời phù hợp với thầy /cô: Có đầu Chƣa tƣ đổi đổi Chƣa Hài Nội dung mới mới hài lòng phƣơng phƣơng lòng pháp pháp Thầy/cô đã quan tâm đến việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cho học sinh hay chưa? Thầy/ cô đã hài lòng với hiệu quả giáo dục về ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cho học sinh hay chưa? 10
  11. - Kết quả thu đƣợc nhƣ sau: Nội dung khảo sát Năm Trƣờng Hiệu quả giáo dục TT Đã học THPT Chƣa quan Chƣa hài quan tâm Hài lòng tâm lòng 2020- 6/11 5/11 6/11 5/11 1 THPT Quỳnh Lƣu 1 2021 55% 45% 55% 45% 2020- 5/11 6/11 4/11 7/11 2 THPT Quỳnh Lƣu 2 2021 45% 55% 36% 64% 2020- 4/11 7/11 3/11 8/11 3 THPT Quỳnh Lƣu 3 2021 36% 64% 27% 73% Từ kết quả khảo sát đó, chúng tôi nhận thấy: Phần lớn giáo viên chƣa đầu tƣ đổi mới phƣơng pháp và hình thức giáo dục di sản, chỉ mới dừng lại ở việc tích hợp một cách sơ sài vấn đề giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cho học sinh bằng cách lồng ghép vào nội dung bài dạy chính khóa trên lớp có liên quan. Cũng chính vì thế mà phần lớn các giáo viên chƣa hài lòng với hiệu quả giáo dục ở mảng nội dung này cho học sinh. 2.3. Thực trạng về thi cử và kiểm tra, đánh giá Trong những năm gần đây, song song với việc đổi mới phƣơng pháp dạy học là vấn đề đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh. Tuy nhiên việc đánh giá của giáo viên vẫn còn nặng theo chuẩn kiến thức kĩ năng thông qua các bài kiểm tra định kì và đánh giá từ một kênh: giáo viên đánh giá học sinh. Giáo viên chƣa chú trọng đến việc đánh giá quá trình học tập và đánh giá sản phẩm học tập của học sinh từ nhiều kênh khác nhau: học sinh tự đánh giá, học sinh đánh giá lẫn nhau, giáo viên đánh giá học sinh. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo có cơ hội cho giáo viên đánh giá học sinh từ nhiều kênh đảm bảo việc đánh giá học sinh theo định hƣớng phát triển năng lực. Từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi đã tìm ra những giải pháp hiệu quả để giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh, khắc phục thực trạng giáo dục di sản còn còn nhiều hạn chế ở các trƣờng THPT, góp phần đổi mới dạy học và giáo dục phù hợp điều kiện lịch sử, văn hóa và xã hội của đất nƣớc cũng nhƣ bắt nhịp đƣợc với yêu cầu và xu thế giáo dục hiện đại. II. GIẢI PHÁP: Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cho học sinh THPT qua hoạt động trải nghiệm về tác phẩm Chữ người tử tù. 1. Gi i đoạn 1: Gi i đoạn chuẩn ị 11
  12. 1.1. Bước 1: Xem xét các yếu tố cần thiết để tổ chức hoạt động trải nghiêm được hiệu quả - Chủ đề nghiên cứu: Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa qua hoạt động trải nghiệm về tác phẩm Chữ người tử tù. - Tài liệu: + Nguồn tài nguyên sách, báo + Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11, tập 1 (NXB giáo dục) + Các sách tham khảo dành cho giáo viên và học sinh - Nguồn Websibe + http://www.google.com.vn + http://www.youtube.com.vn + http://www.bạch kim.vn - Các công cụ hỗ trợ khác: Các phần mềm (word, excel, powerpoint...), máy ảnh, máy tính, máy chiếu, bảng viết, các vật liệu... 1.2. Bước 2. Thiết kế kế hoạch hoạt động trải nghiệm * Thiết kế tình huống: Khi thiết kế ý tƣởng hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho bài Chữ ngƣời tử tù, chúng tôi chú ý đến các vấn đề thực tế và các vấn đề mà học sinh muốn tìm hiểu theo các tình huống nhƣ sau: - Tình huống 1: Trong truyện ngắn Chữ người tử tù nói riêng và tập Vang bóng một thời nói chung, nhà văn Nguyễn Tuân đã thể hiện niềm gắn bó và tự hào về những giá trị văn hóa truyền thống quí báu của dân tộc. Tình cảm đó của tác giả gợi cho các em suy nghĩ gì về trách nhiệm giữ gìn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc trong thời đại ngày nay? - Tình huống 2: Từ những giá trị văn hóa truyền thống đƣợc chuyển tải trong truyện ngắn Chữ người tử tù, các em có thể soi ngắm đƣợc những gì về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể ở mảnh đất Quỳnh Lƣu thân yêu của chúng ta? - Tình huống 3: Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, nhân vật Huấn Cao đƣợc khắc họa với vẻ đẹp toàn vẹn hội tụ cả tài hoa, khí phách, thiên lƣơng. Vậy các em hiểu thế nào về nghĩa của các chữ Tài, Dũng, Tâm trong tiếng Hán, và cách viết các chữ này theo nghệ thuật thƣ pháp nhƣ nhân vật Huấn Cao? * Xác định mục tiêu của dự án: Giúp học sinh các mặt sau: - Về kiến thức: + Củng cố vững vàng và sâu sắc thêm kiến thức về tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm Chữ ngƣời tử tù 12
  13. + Có thêm hiểu biết di sản văn hóa của dân tộc, đặc biệt là những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn Quỳnh Lƣu - Về kĩ năng: + Các kĩ năng học tập: Kĩ năng tìm kiếm, thu thập thông tin; Kĩ năng xử lí thông tin; Kĩ năng tổng hợp thông tin; Kĩ năng vận dụng các kiến thức vào thực tiễn để làm những việc có ý nghĩa với bản thân, gia đình và cộng đồng; Kĩ năng trình bày báo cáo ; Kĩ năng đánh giá; … + Các kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp; Kĩ năng lắng nghe tích cực; Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tƣởng; Kĩ năng hợp tác; Kĩ năng tƣ duy phê phán; Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm; Kĩ năng đặt mục tiêu; Kĩ năng quản lí thời gian... - Về thái độ: + Đồng cảm với tình cảm và thái độ của tác giả thể hiện qua tác phẩm. + Trân trọng những di sản văn hóa của quê hƣơng, của dân tộc. + Có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện đại. - Phẩm chất, năng lực: + Góp phần hình thành cho học sinh các phẩm chất: Yêu gia đình, quê hƣơng đất nƣớc; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tƣ; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nƣớc, nhân loại; Nghĩa vụ công dân. + Góp phần hình thành cho học sinh các năng lực: Tự học; Giải quyết vấn đề; Sáng tạo; Tự quản lý; Giao tiếp; Hợp tác; Sử dụng CNTT; Sử dụng ngôn ngữ; Tính toán. * Xây dựng kịch bản nội dung và hình thức sản phẩm của dự án - Nội dung 1: Trò chơi ô chữ + Câu hỏi hàng ngang: có 11 câu củng cố kiến thức về tác giả, tác phẩm Chữ người tử tù + Câu hỏi hàng dọc: Đây là cách mà nhân dân ta đã làm để di sản văn hóa của dân tộc không bị mai một? (Đáp án: GIỮ VÀ TRUYỀN) - Nội dung 2: Làm video phóng sự trải nghiệm về di sản văn hóa ở địa phƣơng Quỳnh Lƣu (Nghệ An) + Nhóm 1: Về di sản chữ Hán – Nôm + Nhóm 2: Về nghệ nhân cây cảnh + Nhóm 3: Về nghề làm hƣơng trầm - Nội dung 3: Thƣ pháp (Viết chữ Hán theo hình thức nghệ thuật thƣ pháp và thuyết trình ý nghĩa của chữ) 13
  14. + Nhóm 1: Chữ Tài + Nhóm 2: Chữ Dũng + Nhóm 3: Chữ Tâm * Thiết kế các công cụ đánh giá: Việc xây dựng công cụ đánh giá đảm bảo đƣợc việc đánh giá học sinh vào những thời điểm khác nhau trong suốt quá trình thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đảm bảo đƣợc yêu cầu mọi đối tƣợng học sinh đều đƣợc tham gia quá trình này, đảm bảo đƣợc yêu cầu vừa đánh giá quá trình vừa đánh giá kết quả. Việc đánh giá học sinh trong quá trình thực hiện hoạt động sáng tạo chỉ dừng lại ở việc học sinh tự đánh giá bản thân mà còn có các thành viên trong nhóm đánh giá, đánh giá của nhóm khác, đánh giá của giáo viên. - Học sinh tự đánh giá bản thân và các học sinh trong nhóm đánh giá lẫn nhau thông qua phiếu đánh giá sau: Phiếu tự đánh giá của cá nhân trong nhóm (Phụ lục 1a) - GV đánh giá nhóm và các nhóm đánh giá sản phẩm lẫn nhau qua phiếu đánh giá sản phẩm dự án của nhóm: Phiếu đánh giá sản phẩm dự án của nhóm (Phụ lục 1b) - Đánh giá tổng kết mỗi học sinh sau khi kết thúc dự án bằng phiếu tổng hợp đánh giá: Phiếu tổng hợp đánh giá học sinh (Phụ lục 1c) * Xác định đối tượng tham gia hoạt động trải nghiệm và xây dựng tiêu ch phân nhóm học sinh: - Xác định đối tƣợng trải nghiệm: Chúng tôi đã chọn đối tƣợng để thực hiện dự án dạy học này là lớp 11A3 trƣờng THPT Quỳnh Lƣu 1 năm học 2021- 2022. Đây là lớp theo ban A nhƣng có tinh thần học tập môn Văn rất tích cực, sôi nổi. Số lƣợng nam nữ khá đồng đều, nhiều em có năng lực nổi trội trong lĩnh vực công nghệ, thuyết trình…Ban cán sự lóp có ý thức trách nhiệm cao, giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh ủng hộ nhiệt tình các hoạt động trải nghiệm của lớp… - Phân nhóm học sinh: + Xác định tiêu chí phân nhóm học sinh: Chúng tôi dựa vào 2 tiêu chí là sở thích và khả năng. Trên cơ sở này chúng tôi lập thành phiếu thăm dò sở thích và khả năng của học sinh trƣớc khi thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm. Từ kết quả phiếu thăm dò, tôi tiến hành chia học sinh thành 3 nhóm để thực hiện các sản phẩm trải nghiệm. Cụ thể, chúng tôi đã xây dựng phiếu thăm dò sở thích và khả năng của học sinh với bộ câu hỏi nhƣ sau: Phiếu điều tr nhu cầu củ học sinh Họ và tên:....................................... Lớp.................................................. 14
  15. Hãy trả lời câu hỏi dƣới đây bằng cách đánh dấu X vào ô trống có câu trả lời phù hợp với em. 1. Em quan tâm hoặc có hứng thú đến nội dung nào sau đây? Nội dung Có Không Di sản về chữ Hán Nôm, nghệ thuật thƣ pháp Nghệ thuật chơi cây cảnh Làng nghề làm hƣơng trầm 2. Em có những khả năng nào? TT Khả năng Có Không 1 Khả năng viết bài 2 Khả năng trình chiếu powerpoint 3 Khả năng viết chữ Hán theo nghệ thuật thƣ pháp 4 Khả năng quay video, chụp ảnh 5 Khả năng thuyết trình 6 Khả năng tìm kiếm, xử lí thông tin 3. Khi tham gia vào các hoạt động học tập, em th ch được làm gì? TT Hoạt động Có Không 1 Viết bài 2 Soạn Powerpoint 3 Viết chữ thƣ pháp 4 Quay video, chụp ảnh 5 Thuyết trình 6 Tìm kiếm và xử lí thông tin *Lập kế hoạch thực hiện hoạt động trải nghiệm: Kế hoạch thực hiện hoạt động trải nghiệm bao gồm: nội dung công việc, thời gian tiến hành, địa điểm, các phƣơng tiện và thiết bị cần thiết cho, nhiệm vụ của học sinh và sự hỗ trợ của giáo viên ở từng khâu trong tiến trình thực hiện hoạt đông trải nghiệm. Cụ thể nhƣ sau: 15
  16. Kế hoạch thực hiện dự án củ giáo viên. Thiết bị Thời Tiến trình Địa điểm, Nhiệm vụ Hỗ trợ của dạy học, gian dạy học thời lƣợng của học sinh giáo viên học liệu Hoạt động Trên lớp: 1 Thảo luận, - Khởi động, Máy tính, 1: Khởi tiết xác định thông báo máy động, xác mục đích mục tiêu cần chiếu, định mục nội dung của đạt, nội dung máy ảnh đích, nội hoạt động và hoạt động, dung hoạt tiếp nhận tiêu chí đánh động và nhiệm vụ giá. giao nhiệm của giáo - Phân nhóm vụ viên và giao nhiệm vụ, Tuần 1 cung cấp bộ câu hỏi định hƣớng, hƣớng dẫn học sinh lập kế hoạch nhóm. - Cung cấp tài liệu tham khảo cho học sinh. Hoạt động Ở nhà: 2 - Lập kế Giáo viên hỗ Máy tính, 2: Thực tuần hoạch thực trợ học sinh máy ảnh, hiện hoạt hiện hoạt trong quá phiếu học động trải động trải trình thực tập, các nghiệm nghiệm hiện hoạt nguồn tài Tuần động trải nguyên - Tiến hành 2-3 nghiệm và tham thực hiện hoạt động kiểm tra sản khảo, sổ trải nghiệm phẩm trải theo dõi theo kế nghiệm của hoạt động hoạch học sinh trải trƣớc khi báo nghiệm cáo. Tuần 3 Hoạt động Trên lớp: 3 -Báo cáo sản -Tổ chức cho Máy tính, 3: Báo cáo, tiết phẩm hoạt học sinh báo máy 16
  17. đánh giá động trải cáo sản phẩm chiếu, hoạt động nghiện sau 2 hoạt động trải máy ảnh. trải nghiệm tuần làm nghiệm việc -Tổ chức -Đánh giá đánh giá, rút sản phẩm kinh nghiệm hoạt động hoạt động trải trải nghiệm nghiệm 2. Gi i đoạn 2: Tổ chức hƣớng dẫn học sinh thực hiện dự án 2.1. Bước 1: Triển khai kế hoạch hoạt động trải nghiệm, quyết định nội dung trải nghiệm GV đƣa ra 3 tình huống đã thiết kế. Từ đó gợi ý để học sinh xác định chủ đề và các nội dung của hoạt động trải nghiệm. Sau đó GV tổng hợp ý kiến và đƣa ra quyết định về chủ đề và nội dung hoạt động. 2.2. Bước 2: Thành lập nhóm và hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động trải nghiệm: - Thành lập nhóm: Dựa vào kết quả phiếu điều tra, GV phân lớp thành 3 nhóm. - Các nhóm tiến hành lập kế hoạch thực hiện dự án. Khi xây dựng kế hoạch cần xác định: + Phân công nhiệm vụ, bầu nhóm trƣởng, thƣ kí. + Xác định mục tiêu, thời gian hoàn thành. + Sản phẩm. + Phƣơng pháp tiến hành. Sau khi lập kế hoạch, các nhóm xin ý kiến của giáo viên, học sinh chỉnh sửa, hoàn thiện kế hoạch V dụ: Nhóm 1 lập kế hoạch thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạonhư sau: Kế hoạch thực hiện dự án củ nhóm 1 Nội dung Chi tiết nội dung 1. Nhiệm vụ của nhóm Tìm hiểu về sản văn hóa chữ Hán - Nôm trên địa bàn huyện Quỳnh Lƣu, viết chữ Tài theo nghệ thuật thƣ pháp và trình bày ý nghĩa của chữ 2. Công việc cần làm - Clip trải nghiệm: + Lên kịch bản cho clip, quay phim, viết lời bình, 17
  18. dựng clip, lồng tiếng, hoàn thiện clip + Chọn địa điểm: chùa Đông Yên (Quỳnh Thuận) - Thƣ pháp: Luyện viết chữ Tài theo nghệ thuật thƣ pháp, viết bài thuyết trình về nghĩa của chữ 3.Dự kiến thời gian thực 2 tuần kể từ khi nhận nhiệm vụ đến khi kết thúc hiện và hoàn thành. dự án 4.Vật liệu, kinh phí Điện thoại thông minh, máy tính cá nhân có nối mạng internet; sách giáo khoa và sách tham khảo, bút lông, mực, giấy, trang phục… 5.Phƣơng pháp tiến hành Thực hiện theo nhiệm vụ cá nhân đƣợc phân công và làm việc chung cả nhóm... 6.Hình thức sản phẩm Video clip, Chữ trình bày trên giấy khổ A3 Phân công nhiệm vụ trong nhóm theo các tiêu chí sau: Phƣơng Thời hạn Sản phẩm dự TT Tên thành viên Nhiệm vụ pháp tiến hoàn kiến hành thành 1 Phạm Văn Hƣng Viết lời Nghiên cứu 1 tuần Bài viết có bình cho tài liệu, tiến dung lƣợng 2- clip trải hành viết, 3 trang, đúng nghiệm về sửa chữa, chủ đề, nội di sản chữ cả nhóm dung đầy đủ, Hán Nôm duyệt sâu sắc; hành văn mạch lạc, trôi chảy. 2 2.3. Bước 3: Hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động trải nghiệm theo kế hoạch đã xây dựng Khi các nhóm đã hoàn thiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm, giáo viên hƣớng dẫn học sinh các kĩ năng thực hiện để tạo ra đƣợc sản phẩm cuối cùng - Kĩ năng tìm kiếm và thu thập thông tin: giáo viên hƣớng dẫn học sinh có thể thu thập thông tin bằng cách: + Tìm thông tin qua sách, báo, tạp chí, internet. Khi tìm qua các kênh này cần sử dụng phiếu ghi dữ liệu (nội dung, nguồn). + Quan sát, tìm hiểu các di sản văn hóa hiện diện ở địa phƣơng 18
  19. - Xử lí thông tin: Sau khi đã thu thập đƣợc các dữ liệu cần tiến hành xử lí dữ liệu. Xử lí dữ liệu bằng cách cần phân tích để thu đƣợc thông tin có giá trị, tin cậy và có ý nghĩa. - Tổng hợp thông tin: Sau khi tìm kiếm, thu thập và xử lí thông tin, các thành viên trong nhóm ngồi lại với nhau để tổng hợp. Khi tổng hợp cần chú ý: chỉ liệt kê các ý chính, tóm tắt thông tin ngắn gọn. Trên cơ sở thông tin thu thập đƣợc, các thành viên nhóm cùng chung tay tập hợp, kết nối thành một sản phẩm dự án hoàn thiện. V dụ: giáo viên hướng dẫn nhóm 1 thực hiện hoạt động trải nghiệm theo kế hoạch đã xây dựng - Tìm kiếm và thu thập thông tin + Trƣớc hết, giáo viên hƣớng dẫn thành viên nhóm 1 xác định những thông tin cần tìm kiếm: Di sản văn hóa chữ Hán - Nôm thƣờng có ở đâu? Ai là ngƣời có thể trả lời các câu hỏi về nguồn gốc xuất xứ của di sản? Nội dung ý nghĩa của các chữ Hán - Nôm thu thập đƣợc? + Giáo viên hƣớng dẫn các thành viên nhóm 1 tìm kiếm, thu thập các thông tin đó qua các kênh: các bài báo, tạp chí trên các nguồn Website, các thông tin trên mạng Internet; đặc biệt là qua việc tìm kiếm, phát hiện từ quan sát thực tế… - Xử lí thông tin: Sau khi thu thập đƣợc dữ liệu, các thành viên trong nhóm 1 dùng kĩ năng phân tích để tự chọn lấy những thông tin tiêu biểu, tin cậy và có ý nghĩa phục vụ cho việc viết bài thuyết trình và dựng clip, viết chữ …đáp ứng đƣợc mục tiêu của nội dung hoạt động. - Tổng hợp thông tin: Các thành viên nhóm họp để thảo luận, tổng hợp ngắn gọn những thông tin tiêu biểu mà mỗi thành viên vừa tìm kiếm, thu thập - xử lí để đƣa làm thành sản phẩm của nhóm. Giáo viên có thể bổ sung ý kiến cho bản tổng hợp thông tin của nhóm để điều chỉnh (nếu cần). Từ những thông tin thu thập đƣợc nhóm 1 sẽ tiến hành xây dựng sản phẩm hoạt động trải nghiệm theo kế hoạch 3. Gi i đoạn 3: Báo cáo, đánh giá sản phẩm 3.1. Bước 1: Hướng dẫn học sinh tr nh ày sản phẩm hoạt động trải nghiệm Sau khi hƣớng dẫn học sinh thực hiện hoạt động trải nghiệm, xây dựng đƣợc sản phẩm học tập, giáo viên hƣớng dẫn học sinh kĩ năng trình bày sản phẩm hoạt động trải nghiệm theo các bƣớc nhƣ sau: - Phần 1: Giới thiệu về nhóm và nhiệm vụ của nhóm - Phần 2: Báo cáo sản phẩm - Phần 3: Đánh giá sản phẩm. V dụ: Nhóm 1 trình bày báo cáo: 19
  20. - Giới thiệu thành viên nhóm và nhiệm vụ của nhóm (bằng Powerpoint) - Báo cáo sản phẩm + Chiếu clip về di sản văn hóa chữ Hán - Nôm trên địa bàn Quỳnh Lƣu + Viết chữ Tài theo nghệ thuật thƣ pháp và thuyết trình về nghĩa của chữ - Trong khi nhóm 1 trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét. Sau khi nhóm 1 trình bày xong, các nhóm khác có thể nêu nhận xét. GV chốt các vấn đề cơ bản. 3.2. Bước 2: Đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động trải nghiệm * Đánh giá: Sau khi trình bày báo cáo, bƣớc cuối cùng đƣợc dành cho việc đánh giá, rút kinh nghiệm. Cụ thể bƣớc này gồm các phần nhƣ sau: - Cá nhân học sinh tự đánh giá quá trình thực hiện hoạt động trải nghiệm - Các thành viên trong nhóm đánh giá lẫn nhau quá trình thực hiện hoạt động trải nghiệm - Các nhóm đánh giá lẫn nhau kết quả hoạt động của nhóm - Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động nhóm V dụ: giáo viên hướng dẫn nhóm 1 đánh giá như sau: - Các thành viên của nhóm 1 sẽ tự đánh giá cá nhân, sau đó đánh giá lẫn nhau trong nhóm. - Hoạt động của nhóm 1 sẽ đƣợc các nhóm còn lại đánh giá. - GV đánh giá kết quả hoạt động của nhóm 1. Nhƣ vậy kết quả điểm cá nhân của thành viên nhóm 1 sẽ đƣợc tính bằng điểm trung bình chung của tự đánh giá, các thành viên nhóm đánh giá lẫn nhau, các nhóm khác đánh giá, giáo viên đánh giá. * Rút kinh nghiệm sau khi thực hiện hoạt động: Sau khi thực hiện hoạt động trải nghiệm, học sinh rút kinh nghiệm về các mặt: kiến thức, kĩ năng, năng lực đƣợc phát huy...Trên cơ sở kết quả đánh giá và rút kinh nghiệm của các nhóm, giáo viên đánh giá tổng kết và rút kinh nghiệm cho hoạt động tiếp theo. Biên bản tổng kết, rút kinh nghiệm (Phụ lục 1d) III. GIÁO ÁN MINH HỌA 1. Mục tiêu: Giúp học sinh các mặt sau: - Về kiến thức: + Củng cố vững vàng và sâu sắc thêm kiến thức về tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm Chữ ngƣời tử tù + Có thêm hiểu biết di sản văn hóa của dân tộc, đặc biệt là những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn Quỳnh Lƣu 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2