Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục ý thức bảo vệ và quảng bá tài nguyên du lịch huyện Quỳnh Lưu cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 1 thông qua việc lồng ghép hoạt động trải nghiệm vào dạy học bài: Địa lí du lịch, Địa lí 10
lượt xem 1
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Giáo dục ý thức bảo vệ và quảng bá tài nguyên du lịch huyện Quỳnh Lưu cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 1 thông qua việc lồng ghép hoạt động trải nghiệm vào dạy học bài: Địa lí du lịch, Địa lí 10" nhằm hướng dẫn học sinh làm việc tiến hành tham quan trải nghiệm các địa điểm du lịch của huyện Quỳnh Lưu nhằm phục vụ và lĩnh hội tốt kiến thức của bài học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục ý thức bảo vệ và quảng bá tài nguyên du lịch huyện Quỳnh Lưu cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 1 thông qua việc lồng ghép hoạt động trải nghiệm vào dạy học bài: Địa lí du lịch, Địa lí 10
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KHOA HỌC GIÁO DỤC Đề tài: GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ VÀ QUẢNG BÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH HUYỆN QUỲNH LƯU CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1 THÔNG QUA VIỆC LỒNG GHÉP HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀO DẠY HỌC BÀI: ĐỊA LÍ DU LỊCH (ĐỊA LÍ 10) (LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ) Năm học: 2023 – 2024 1
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1 SÁNG KIẾN KHOA HỌC GIÁO DỤC Đề tài: GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ VÀ QUẢNG BÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH HUYỆN QUỲNH LƯU CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1 THÔNG QUA VIỆC LỒNG GHÉP HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀO DẠY HỌC BÀI: ĐỊA LÍ DU LỊCH (ĐỊA LÍ 10) (LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ) Giáo viên thực hiện: Hồ Thị Nga Tổ chuyên môn: Khoa học xã hội Điện thoại: 0396938647 Năm học: 2023 – 2024 2
- Mục lục Nội dung Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU………………………………………...…………….……...…..1 1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………….….…1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài………………………………………………….……....1 1.2 Tính mới của đề tài…………………………………………………….………...2 1.3 Đóng góp của đề tài …………………………………………………….………..2 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………….………...3 2.1 Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………….… 3 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………………....3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………………...4 3.1 Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………...4 3.2 Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………..4 4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………4 PHẦN II: NỘI DUNG……………………………………………………………..5 Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài…………..…………….…….….5 1. Cơ sở lí luận…………………………………………………………….….……...5 1.1 Một số khái niệm, thuật ngữ cơ bản liên quan đến đề tài……………….….……5 1.2 Vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ và quảng bá tài nguyên du lịch trong dạy học Địa lí……………………………………………………………………………..…..8 2. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………………..…….…..9 2.1 Các tài nguyên du lịch tiêu biểu của tỉnh Nghệ An và huyện Quỳnh Lưu ….…..9 2.2 Thực trạng chung về dạy học gắn với trải nghiệm ở môn Địa lí để giáo dục ý thức bảo vệ và quảng bá tài nguyên du lịch địa phương……………………......….10 2.2.1 Thực trạng học tập của học sinh………………………………………….…..10 2.2.2 Thực trạng dạy học của giáo viên……………………………….……………12 2.2.3 Thực trạng về kiểm tra đánh giá………………………………………….…..13 Chương II: Giải pháp thực hiện đề tài…………………………………………..14 3
- 1. Cách thức “Giáo dục ý thức bảo vệ và quảng bá tài nguyên du lịch Quỳnh Lưu cho HS trường THPT Quỳnh Lưu 1 thông qua việc lồng ghép hoạt động trải nghiệm vào dạy học bài: Địa lí du lịch - Địa lí 10……………………………………….…14 1.1 Đối với giáo viên……………………………………...………………….……14 1.2 Đối với học sinh…………………………………………………………….….24 2. Tổ chức “Giáo dục ý thức bảo vệ và quảng bá tài nguyên du lịch Quỳnh Lưu cho HS trường THPT Quỳnh Lưu 1 thông qua việc lồng ghép hoạt động trải nghiệm vào dạy học bài: Địa lí du lịch - Địa lí 10……………………………………………....25 2.1 Cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm các điểm du lịch tiêu biểu của huyện Quỳnh Lưu…………………………………………………………..……………...25 2.1.1 Vai trò của giáo viên………………………………….……………………....25 2.1.2 Vai trò của học sinh……………………………………..……………………26 2.2 Các nội dung của HĐTN tham quan các điểm du lịch Quỳnh Lưu …………...26 2.2.1 Chuẩn bị cho hoạt động tham quan…………………………………….….…26 2.2.2 Tiến trình tổ chức lồng ghép hoạt động trải nghiệm tham quan nhằm giáo dục ý thức bảo vệ và quảng bá tài nguyên du lịch Quỳnh Lưu….......................................28 2.2.3 Viết thu hoạch cá nhân ………………………………………..…………..…28 2.3 Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học có lồng ghép hoạt động trải nghiệm để giáo dục ý thức bảo vệ và quảng bá tài nguyên du lịch Quỳnh Lưu và phát triển PCNL cho học sinh…………………………………………………………………………….30 2.3 1 Bảng mô tả các năng lực cần phát triển theo bốn cấp độ nhận thức…………30 2.3.2 Xây dựng bộ câu hỏi và bài tập theo định hướng phát triển PCNL………… 31 2.4 Kế hoạch “Giáo dục ý thức bảo vệ và quảng bá tài nguyên du lịch Quỳnh Lưu cho HS trường THPT Quỳnh Lưu 1 thông qua việc lồng ghép hoạt động trải nghiệm vào dạy học bài: Địa lí du lịch - Địa lí 10”…………………………………………31 2.5 Hướng dẫn xây dựng Video, đăng tải video, hình ảnh quảng bá về du lịch Quỳnh Lưu………………………………………………………………………………….34 2.6 Giáo án thể nghiệm……………………………………………………………..34 Chương III: Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất trong đề tài……………………………………………………………………51 1. Mục đích khảo sát………………………………………………………………...51 4
- 2. Nội dung và phương pháp khảo sát………………………………………………51 2.1 Nội dung khảo sát……………………………………………………………….51 2.2 Phương pháp khảo sát và thang đánh giá ………………………………………51 3. Đối tượng khảo sát……………………………………………………………….54 4. Kết quả khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của giải pháp đã đề xuất…………..54 4.1 Kết quả khảo sát sự cấp thiết của giải phấp đã đề xuất…………………………54 4.1.1 Kết quả số liệu thu được qua khảo sát trên Googleform……………………...54 4.1.2 Kết quả điểm trung bình qua phần mềm R……………………………………55 4.1.3 Nhận xét về sự cấp thiết của giải pháp đã được đề xuất………………………56 4.2 Kết quả khảo sát tính khả thi của giải phấp đã đề xuất ……………………...…57 4.2.1 Kết quả số liệu thu được qua khảo sát trên Googleform………….……….…57 4.2.2 Kết quả điểm trung bình qua phần mềm R……………………………….…..58 4.2.3 Nhận xét về tính khả thi của giải pháp đã được đề xuất………………….…..59 PHẦN III: KẾT LUẬN…………………………………………………………...60 1. Hiệu quả đề tài……………………………………………………………….…..60 2. Khả năng nhân rộng………………………………………………………….….63 3. Một số đề xuất……………………………………………………………….…..63 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 5
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN GV : Giáo viên HS : Học sinh HSG : Học sinh giỏi KTĐG : Kiểm tra đánh giá THPT : Trung học phổ thông PTNL : Phát triển năng lực SGK : Sách giáo khoa HĐTN: Hoạt động trải nghiệm CTGDPT : Chương trình giáo dục phổ thông SKKN : Sáng kiến kinh nghiệm PPDH : Phương pháp dạy học PTDH : Phương tiện dạy học 6
- PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1 Tính cấp thiết của đề tài CTGDPT 2018 đã đưa nền giáo dục nước ta thực hiện bước đổi mới căn bản toàn diện chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận phát triển phẩm chất năng lực của người học; từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được, hình thành được, phát triển được phẩm chất, năng lực gì qua việc học. Cũng vì lẽ đó các phương pháp dạy học tích cực được sử dụng ngày càng phổ biến. Giáo dục ý thức cho học sinh chính là một trong những yếu tố cơ bản trong việc phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thông qua việc học. Với việc tiếp cận các danh lam, thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hóa ở địa phương thông qua hoạt động trải nghiệm để làm sáng tỏ nội dung bài học thì nguyên lí dạy học “học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội” được khẳng định rõ nét hơn. Với chương trình Giáo dục phổ thông 2018 bài Địa lí du lịch - địa lí 10 mang tính chất đại cương, kiến thức rất hàn lâm vì thế phần lớn gv dạy theo phương pháp vấn đáp thuyết trình, phần vận dụng chỉ nêu chung chung nên hiệu quả dạy học thấp. Để khắc phục hạn chế đó tôi nhận thấy cần lồng ghép tiến hành cho học sinh tìm hiểu trải nghiệm các tài nguyên du lịch của địa phương nơi học sinh sinh sống, điều này vừa khắc sâu kiến thức, vừa giáo dục ý thức bảo vệ, quảng bá tài nguyên du lịch của huyện nhà, vừa phát triển phẩm chất năng lực toàn diện cho học sinh. Quỳnh Lưu là huyện địa đầu xứ Nghệ, mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi đây có tài nguyên du lịch hết sức phong phú; tài nguyên du lịch tự nhiên: biển Quỳnh, hồ Vực Mấu…, tài nguyên du lịch nhân văn: làng Quỳnh Đôi, khu di tích họ Hồ, đền thờ Hồ Hưng Dật, chùa Lam Sơn…Việc cho học sinh trải nghiệm các địa danh du lịch này để lồng ghép vào khi dạy học bài Địa lí du lịch, địa lí 10 là hoàn toàn khả thi. Việc tìm hiểu về các tài nguyên du lịch huyện Quỳnh Lưu qua việc lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào dạy học bài Địa lí du lịch không chỉ giúp các em hiểu biết sâu hơn về những giá trị tự nhiên, xã hội đã để lại ban tặng cho huyện nhà mà qua đó còn bồi dưỡng, giáo dục ý thức bảo vệ và quảng bá tài nguyên du lịch này với bạn bè khắp mọi miền tổ quốc. Bởi vì ngày nay với sự phát triển như vũ bão của mạng Internet và các thiết bị điện tử viễn thông một phong cảnh đẹp, một món ăn ngon, một phong cách ẩm thực của một địa phương có thể nhanh chóng tiếp cận mọi người không chỉ trong phạm vi một xã, huyện mà còn ở phạm vi tỉnh, quốc gia thậm chí là quốc tế chỉ bằng một cái click chuột, một chạm nhẹ trên màn hình điện thoại thông minh. Mặc dù tài nguyên du lịch huyện Quỳnh Lưu thì nhiều nhưng theo tôi được biết trong quá trình dạy học phần lớn giáo viên chưa thực sự chú ý lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ và quảng bá tài nguyên du lịch huyện nhà cho học sinh để nâng cao hiệu quả dạy học cũng như giáo dục ý thức thái độ với quê hương, đất nước đồng 1
- thời tạo điều kiện đế phẩm chất, năng lực của học sinh được phát triển toàn diện. Vì thế, ở một khía cạnh nào đó tài nguyên du lịch của huyện nhà vẫn ở dạng tiềm năng chưa được nhiều người biết đến; học sinh cũng chưa phát triển được đầy đủ phẩm chất và năng lực. Chính vì lẽ đó tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “Giáo dục ý thức bảo vệ và quảng bá tài nguyên du lịch huyện Quỳnh Lưu cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 1 thông qua việc lồng ghép hoạt động trải nghiệm vào dạy học bài: Địa lí du lịch, Địa lí 10” nhằm giáo dục ý thức, phát triển phẩm chất năng lực học sinh và mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 1.2 Tính mới của đề tài Được thể hiện trước hết ở nội dung và đối tượng để học sinh khám phá và trải nghiệm tham quan: biển Quỳnh, Hồ Vực Mấu, làng Quỳnh Đôi, đền thờ Hồ Hưng Dật, làng nghề làm mộc Quỳnh Hưng…Các địa danh thực hiện hoạt động trải nghiệm mà giáo viên hướng dẫn đều gắn với không gian sinh sống của các em. Hoạt động xây dựng video, đăng video quảng bá về du lịch Quỳnh Lưu mà cá em hoàn thành sau khi trải nghiệm là hoàn toàn mới và chưa có giáo viên nào thực hiện. Bên cạnh đó, đề tài đã đề xuất được cách thức chuẩn bị, soạn giảng, tổ chức trải nghiệm thực tế một số điểm du lịch ở địa bàn huyện Quỳnh Lưu để đưa vào bài học; đề xuất cách thức tổ chức các bước dạy học có lồng ghép hoạt động trải nghiệm trong việc dạy - học bài: Địa lí du lịch, Địa lí 10 để quảng bá tài nguyên du lịch huyện Quỳnh Lưu. Cách thức tổ chức dạy học với bài: Địa lí du lịch là hoàn toàn mới và sáng tạo chưa có giáo viên nào vận dụng, vừa đáp ứng chuẩn kiến thức, vừa phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh, lại vừa đưa được hình ảnh du lịch huyện nhà Quỳnh Lưu tiếp cận đông đảo với du khách thập phương. Vì vậy các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo để giáo viên Địa lí triển khai nội dung dạy học theo hướng vận dụng Hoạt động trải nghiệm khi dạy về các nội dung có tính liên hệ thực tiễn cao để vừa giáo dực ý thức đạo đức vừa phát triển toàn diện phẩm chất năng lực học sinh, đáp ứng mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Sáng kiến chưa được công bố ở bất cứ cuộc thi, tạp chí nào. 1.3 Đóng góp của đề tài Qua quá trình nghiên cứu, điều tra và khảo sát học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 1 và các giáo viên dạy môn Địa lí ở địa bàn huyện Quỳnh Lưu tôi thấy đề tài mình đã có những đóng góp sau: - Phong cách, chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt. - Thông qua các hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu thực tế các điểm du lịch tại địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tiến hành làm việc nhóm, hoàn thành sản phẩm là các Video quảng bá về các điểm du lịch và báo cáo trên lớp thì các phẩm chất (yêu quê hương đất nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và năng lực của học sinh như: năng lực tự chủ, tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và 2
- sáng tạo; năng lực chuyên biệt về Địa lý như: năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực học tập ngoài thực địa, năng lực sử dụng hình ảnh, vi deo năng lực tổng hợp trình bày thông tin xây dựng video…. được hình thành và phát triển rõ rệt. - Việc trải nghiệm tìm hiểu, thu thập, tổng hợp kiến thức vận dụng cho bài học từ thực tế được đề cập đối với nội dung có tính liên hệ thực tiễn cao như bài học này đã tạo cho học sinh tâm thế quan tâm đến những vấn đề của thế giới, của nước ta, của địa phương các em sinh sống về Vấn đề phát triển du lịch; ảnh hưởng của sự phát triển hoạt động du lịch đối với đời sống kinh tế xã hội của địa phương. - Xây dựng, vận dụng câu hỏi và bài tập để dạy bài Địa lí du lịch, Địa lí 10, chương trình GDPT 2018 theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực. - Xây dựng ma trận đề kiểm tra cho KTĐG thường xuyên, giữa kì, cuối kì II Địa lí 10 - THPT về nội dung địa lí du lịch. - Đề tài được sử dụng để dạy bài: Địa lý du lịch - Địa lí 10 chương trình GDPT 2018 với cả 3 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh Diều, Chân trời sáng tạo. Đề tài cũng có thể được vận dụng dạy học chuyên đề Địa lí du lịch, lớp 11 và bài Địa lí du lịch, lớp 12 – CTGDPT 2018 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu. Lồng ghép hoạt động trải nghiệm để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh khi dạy học bài: Địa lí du lịch ,Địa lí 10 nhằm giáo dục ý thức bảo vệ và quảng bá tài nguyên du lịch huyện Quỳnh Lưu cho HS trường THPT Quỳnh Lưu 1. Đồng thời đóng góp biện pháp mới khi dạy học bài Địa lí du lịch để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn ở nhà trường THPT Quỳnh Lưu 1; đảm bảo phát triển toàn diện phẩm chất năng lực HS. Mục tiêu trên được cụ thể hóa như sau: Hướng dẫn học sinh làm việc tiến hành tham quan trải nghiệm các địa điểm du lịch của huyện Quỳnh Lưu nhằm phục vụ và lĩnh hội tốt kiến thức của bài học. Thông qua kết quả việc trải nghiệm, lồng ghép vào bài học để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng viết và trình bày báo cáo, kĩ năng đưa bài viết quảng bá du lịch huyện nhà lên mạng Internet thông qua các trang mạng xã hội kết hợp giáo dục ý thức bảo vệ và quảng bá tài nguyên du lịch huyện nhà. Từ đó tạo niềm vui và sự hứng thú trong học tập, góp phần phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh đồng thời nâng cao chất lương dạy học. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu. - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lồng ghép hoạt động trải nghiệm để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học bài: Địa lí du lịch, Địa lí 10 – CTGDPT 2018. - Vận dụng Hoạt động trải nghiệm một số điểm du lịch tại huyện Quỳnh Lưu để tích cực hóa hoạt động nhận thức, phát huy năng lực của HS trong việc nâng cao chất lượng dạy học bài: Địa lí du lịch – Địa lí 10 CTGDPT 2018. 3
- - Tổ chức khảo sát các giáo viên dạy môn Địa lí ở các trường THPT Quỳnh Lưu 1, THPT Quỳnh Lưu 2, THPT Hoàng Mai, THPT Hoàng Mai 2 để thấy được tính cấp thiết và tính khả thi của đề tài. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3. 1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp dạy học dựa trên Hoạt động trải nghiệm để giáo dục ý thức bảo vệ và quảng bá tài nguyên du lịch huyện Quỳnh Lưu cho HS lớp 10 trường THPT Quỳnh Lưu 1 khi dạy học bài: Địa lí du lịch. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu khả năng lồng ghép Hoạt động trải nghiệm để dạy học bài: Địa lí du lịch (Địa lí 10 CTGDPT 2018) nhằm giáo dục ý thức bảo vệ và quảng bá tài nguyên du lịch huyện Quỳnh Lưu từ đó tích cực hóa hoạt động nhận thức và phát huy phẩm chất năng lực của HS. Tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm sư phạm đối với HS lớp 10 tại trường THPT Quỳnh Lưu 1 và gửi đề tài cho GV các trường bạn để khảo sát tính khả thi và cấp thiết. Sự thành công của đề tài sẽ là tài liệu bổ ích, thiết thực cho các em HS và thầy cô trong học tập và giảng dạy môn Địa lí; có thể tham khảo để tiến hành với những nội dung chuyên đề có tính liên hệ thực tiễn ở địa phương trong dạy học. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tiến hành nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài như khai thác đầy đủ các kênh thông tin trong SGK đồng thời khai thác từ phương tiện thông tin đại chúng, các tài liệu sách báo, các trang thông tin mạng…. - Phương pháp thu thập, xử lí thông tin để xây dựng nội dung nghiên cứu. - Lên kế hoạch và tổ chức trải nghiệm các điểm du lịch tại địa phương liên quan đến bài học. - Hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy, tổng quan các điểm du lịch tại huyện Quỳnh Lưu - Soạn giảng, tổ chức thực nghiệm, rút kinh nghiệm: - Phương pháp thống kê: thông qua các cuộc trao đổi thảo luận lấy ý kiến của đồng nghiệp, ý kiến của HS sau tiết thực nghiêm bằng phiếu. Từ đó tổng hợp rút ra kết luận và đề xuất các kiến nghị. 4
- PHẦN II: NỘI DUNG Chương I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài 1. Cơ sở lý luận 1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ cơ bản * Hoạt động trải nghiệm trong dạy học Cụm từ “hoạt động trải nghiệm sáng tạo” là một thuật ngữ mới trong dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. Có thể hiểu: một hoạt động giáo dục có mục đích, được tổ chức nhằm hình thành phẩm chất, năng lực cho người học, dành cho học sinh và phải đảm bảo 3 yếu tố: Hoạt động – Trải nghiệm – Sáng tạo, mới được gọi là hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Trong Dự thảo, thuật ngữ HĐTNST được định nghĩa: là hoạt động giáo dục trong đó từng học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kĩ năng và tích lũy kinh nghiệm riêng của cá nhân nên có thể nhìn nhận hoạt động trải nghiệm sáng tạo dưới các góc độ khác nhau: - Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể là một hình thức tổ chức dạy học: như vậy, ở đây, hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ là một trong số các hình thức tổ chức dạy học, giáo dục để tổ chức các hoạt động giáo dục, là một “cách” để học sinh chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kĩ xảo, hình thành năng lực, phẩm chất. - Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể được hiểu là một nội dung giáo dục thiết kế nhằm phát triển nhân cách một cách toàn diện cho học sinh. - Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể được hiểu là bản chất của một hoạt động nên có mục đích, đối tượng,. . . cụ thể: + Chủ thể: Học sinh và các lực lượng liên quan. + Đối tượng: Tri thức, kinh nghiệm xã hội, giá trị, kĩ năng xã hội. + Mục tiêu: Giáo dục toàn diện và phát huy tốt tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi học sinh. + Kết quả: Phát triển các kĩ năng, năng lực, phẩm chất. - Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể được hiểu tương đương với một môn học. Bản thân hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau tùy vào quan điểm, nghiên cứu của mỗi người. Với mỗi cách nhìn, nó lại được tổ chức thực hiện theo cách khác nhau. Trong đề tài này hoạt động trải nghiệm sáng tạo được nhìn nhận như một hình thức tổ chức dạy học tích cực. HĐTN là một hình thức hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của giáo viên, học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động học tập thực tiễn khác nhau của môi trường xung quanh với tư cách là chủ thể của hoạt động, được thể hiện sự sáng tạo của bản thân, qua đó tăng cường kiến thức, hình thành và phát triển phẩm chất năng lực, nhân cách phù hợp cũng như tiềm năng sáng tạo của bản thân. 5
- * Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học gồm các bước sau: Bước 1: Giới thiệu hoạt động trải nghiệm, mục đích hoạt động. Trước khi tiến hành tổ chức hoạt động, giáo viên cần giới thiệu cho học sinh về hoạt động các em sẽ tham gia như tên hoạt động, mục tiêu của hoạt động, nội dung, hình thức hoạt động, các cách thức đánh giá kết quả học tập giáo dục thông qua hoạt động. Đây là giai đoạn quan trọng cần thiết, giúp học sinh xác định rõ những yêu cầu cần thực hiện từ đó chuẩn bị tâm thế sẵn sàng tham gia hoạt động. Bước 2: Phổ biến nhiệm vụ trải nghiệm cho học sinh. Đây là bước rất quan trọng khi tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Khi tiến hành giao nhiệm vụ cho học sinh, giáo viên cần: - Truyền đạt một cách rành mạch, rõ ràng, đầy đủ, bao gồm cả nội dung nhiệm vụ lẫn thời gian, địa điểm hoặc yêu cầu; giáo viên nên nêu rõ nhiệm vụ được thực hiện theo hình thức cá nhân hay nhóm, và cần thiết thì tiến hành chia nhóm luôn. - Giáo viên lắng nghe ý kiến phản hồi từ học sinh. Nếu các em có thắc mắc, giáo viên cần giải đáp rõ ràng. - Có thể gợi ý, đề xuất một số phương án về hoạt động trải nghiệm nếu học sinh cảm thấy khó hiểu hay không có ý tưởng. - Trong giai đoạn phổ biến nhiệm vụ, giáo viên cần nhắc nhở học sinh sẽ ghi chép lại các yếu tố quan trọng liên quan như: đối tượng thực hiện nhiệm vụ, thời gian, địa điểm thực hiện, lực lượng mời tham gia hoạt động (nếu có), thời điểm tương tác giữa GV và HS trong quá trình diễn ra hoạt động. Các nhiệm vụ trải nghiệm phải có sự bàn bạc và thống nhất giữa GV và HS, đảm bảo từng HS hiểu rõ nhiệm vụ. Bước 3: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Sau khi đã phổ biến tốt nhiệm vụ hoạt động, giáo viên tổ chức cho học sinh tiến hành trải nghiệm. Trong giai đoạn này, HS phải được tham gia trải nghiệm theo cá nhân hoặc theo nhóm để sáng tạo và chiếm lĩnh kiến thức trong quá trình tham gia thực hiện nhiệm vụ. Khi học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm, giáo viên cần chú ý quan sát để đảm bảo một số vấn đề sau: - Các học sinh hoặc nhóm học sinh đều tham gia trải nghiệm, không có học sinh “chầu rìa”. Các em đều tham gia thảo luận, chia sẻ, đóng góp ý kiến, tập trung vào hoạt động diễn ra. - Trong khi tiến hành nhiệm vụ, nếu có học sinh không tìm ra hướng giải quyết hay có băn khoăn, giáo viên cần đưa ra gợi ý hay giải đáp tốt những băn khoăn đó. Giáo viên cũng cần chú ý để đảm bảo tất cả các học sinh đều đi đúng hướng đã đề ra. - Khi tổ chức hoạt động, giáo viên tôn trọng ý kiến, khả năng hay sự sáng tạo của học sinh. Cần đảm bảo các em được tự mình trải nghiệm nhiều nhất có thể và phát huy được khả năng sáng tạo. Bước 4: Báo cáo hoạt động trải nghiệm. Đây là bước giáo viên tổ chức cho học sinh sau khi các em hoàn thành hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Ở giai đoạn này, các sản phẩm hoạt động cũng như các thông tin phục vụ việc đánh giá sẽ được công khai 6
- trước lớp. Giáo viên cần chú ý đến việc phát huy vai trò tự đánh giá và đánh giá của HS. Để làm tốt phần này, giáo viên nên: - Chủ động phối hợp với HS xây dựng bộ công cụ đánh giá: phiếu quan sát, bảng kiểm (checklist), phiếu hỏi, bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm... - Hướng dẫn học sinh cách nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động; tạo khoảng thời gian để học sinh, hoặc các nhóm quan sát, suy nghĩ, thảo luận cách đánh giá. - Khi học sinh nhận xét, giáo viên cần ở bên dẫn dắt, động viên; không áp đặt ý kiến của mình vào quan điểm của học sinh; khi học sinh đưa ra ý kiến, có thể yêu cầu giải thích lựa chọn của mình. - Tạo điều kiện cho học sinh được trình bày, nêu câu hỏi nếu có thắc mắc với sản phẩm của học sinh khác. - Sau khi học sinh đã tiến hành xong hoạt động đánh giá, giáo viên cần có sự nhận xét tổng thể, đưa ra những điểm tích cực cần phát huy hoặc hạn chế cần khắc phục. Nhận xét không chỉ liên quan đến sản phẩm cuối cùng mà còn phải đưa ra được đánh giá về thái độ, ý thức của học sinh trong quá trình tham gia hoạt động. * Ý nghĩa của dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm - Học tập thông qua hoạt động trải nghiêm làm tăng tính hấp dẫn trong các bài học. Qua các hoạt động trải nghiệm, các em vận dụng tri thức thu nhận được vào bài học một cách linh hoạt tránh nhàm chán. Đồng thời phát huy được tính tích cực, tư duy độc lập, sáng tạo cho học sinh khai thác những tiềm năng sẵn có của bản thân, định hình những thói quen, phẩm chất, tính cách tốt ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển tiếp theo. - Thông qua hoạt độngTNST, HS sẽ hình thành và phát triển được các năng lực cốt lõi như: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thẩm mĩ và các năng lực chuyên biệt. * Tài nguyên du lịch Theo Luật du lịch năm 2005 của Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Tài nguyên du lịch là cơ sở để phát triển ngành du lịch. Đó là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử – văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. Theo Pirojnik, 1985: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hoá và lịch sử cùng các thành phần của chúng trong việc khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch với nhu cầu thời điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế – kỹ thuật cho phép.” 7
- * Quảng bá du lịch Quảng bá du lịch là quá trình quảng cáo giới thiệu các điểm du lịch đến khách du lịch tiềm năng. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút du khách và tạo ra sự quan tâm đối với các điểm du lịch. Quảng bá du lịch giúp tăng khả năng nhận biết về các điểm du lịch, tạo sự tò mò và kích thích khách hàng đến thăm. Khái niệm quảng bá du lịch liên quan đến việc sử dụng các phương tiện truyền thông để truyền tải thông tin về các điểm du lịch, các hoạt động và trải nghiệm du lịch. Quảng bá du lịch có thể sử dụng các công cụ như quảng cáo trực tuyến, phương tiện truyền thông đại chúng, hội chợ du lịch và các chiến dịch Marketing để đưa thông tin đến khách du lịch tiềm năng. Quảng bá du lịch có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút du khách đến các điểm du lịch. Nó giúp nâng cao nhận thức của du khách về các điểm du lịch, cung cấp thông tin chi tiết và hấp dẫn về các hoạt động du lịch có sẵn và tạo sự quan tâm đến việc khám phá. Quảng bá du lịch cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu và định vị các điểm đến du lịch, giúp nâng cao sự cạnh tranh và thu hút khách hàng. Các đối tượng khác nhau có thể tổ chức quảng bá bằng các hình thức và quy mô khác nhau. Ở đề tài này với tư cách là học sinh quảng bá về tài nguyên du lịch thì dưới sự hướng dẫn của GV các em sẽ xây dựng và đăng tải Video về các điểm du lịch huyện Quỳnh Lưu lên các trang mạng xã hội. * Các hình thức quảng bá du lịch Quảng bá du lịch có các hình thức khác nhau như: quảng cáo, quan hệ công chúng, truyền thông, marketing,…Ở đề tài này với phương diện là học sinh quảng bá về các điểm du lịch của huyện nhà thì hình thức để các em quảng bá về các điểm du lịch của huyện Quỳnh Lưu là truyền thông. Hình thức này liên quan đến việc các em sử dụng mạng xã hội Facbook và Yotube để quảng bá thông tin về các điểm du lịch. Bằng cách này giúp lan tỏa thông tin đến đông đảo khách hàng tiềm năng, tạo sự chú ý và quan tâm đến các điểm du lịch của huyện Quỳnh Lưu. 1.2. Vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ và quảng bá tài nguyên du lịch trong dạy học Địa lí Theo triết học Mác -Lênin: Ý thức là một phạm trù song song với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Còn theo từ điển tiếng Việt: ý thức là khả năng của con người phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy; là sự nhận thức đúng đắn, biểu hiện bằng hành động, thái độ cần phải (ý thức được việc làm của mình). Nhờ vậy, ta có thể hiểu, ý thức bảo vệ và quảng bá tài nguyên du lịch là tổng hòa tri thức, tình cảm và ý chí bảo tồn và phát triển, quảng bá giá trị của các tài nguyên du lịch thông qua các hoạt động của con người, nhằm hiểu biết về lịch sử hình thành, ý nghĩa của di tích danh thắng, đảm bảo sự an toàn, phát triển của các tài nguyên du lịch. Những yêu cầu về việc giáo dục ý thức bảo vệ và quảng bá tài nguyên du lịch của địa phương cho học sinh trung học phổ thông được thông qua qua hoạt động tham quan, trải nghiệm, làm vi deo đăng tải lên mạng xã hội để quảng bá về các tài nguyên du lịch . Địa lí là môn học gắn liền với thực tiễn và trở lại phục vụ thực tiễn. Dạy học bên cạnh việc trang bị, trau dồi, để học sinh lĩnh hội kiến thức thì còn nhiệm vụ cao cả 8
- là bồi dưỡng tâm hồn, ý thức và tình cảm cho học sinh. Trong chương trình GDPT của môn Địa lí tùy đặc thù của từng chủ đề, bài, nội dung chúng ta có thể giáo dục cho học sinh các phẩm chất khác nhau; ví dụ: học các nội dung về biển đảo thì chúng ta có thể giáo dục cho các em ý thức bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, hay học về phần địa lí tự nhiên thì chúng ta có thể lồng ghép giáo dục tình yêu quê hương đất nước, yêu mảnh đất đã sinh ra và nuôi dưỡng mình…Vậy nên khi học về nội dung Địa lí du lịch thì việc lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ và quảng bá tài nguyên du lich huyện Quỳnh Lưu cho học sinh là việc làm cần thiết góp phần phát triển phẩm chất năng lực toàn diện cho học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1 Các tài nguyên du lịch tiêu biểu của tỉnh Nghệ An và huyện Quỳnh Lưu Nghệ An là vùng đất có nguồn tài nguyên du lịch phong phú. Nơi đây nổi lên nhiều di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi bật. Hiện nay tỉnh Nghệ An có 1.395 di tích, danh thắng đã được kiểm kê, phân cấp quản lí, trong đó có 375 di tích, danh thắng được xếp hạng gồm 4 di tích Quốc gia đặc biệt, 137 di tích quốc gia và 235 di tích cấp tỉnh. Các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu như đền Cuông ở Diễn Châu, đền thờ Mai Thúc Loan ở Kim Liên - Nam Đàn, đền Quang Trung ở TP Vinh; Khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Nam Đàn, nhà cụ Phan Bội Châu ở Nam Đàn, nhà đồng chí Lê Hồng Phong ở Hưng Nguyên, nhà đồng chí Phan Đăng Lưu ở Yên Thành, …Về danh lam thắng cảnh có vườn quốc gia Pù Mát, hang Thấm Ồm, núi Quyết, biển Cửa Lò, biển Quỳnh, hồ Vực Mấu… Là huyện địa đầu xứ Nghệ, Quỳnh Lưu sở hữu nhiều tài nguyên giá trị có thể khai thác phát triển du lịch. Ngày nay những bãi biển mang vẻ đẹp hoang sơ đã trở thành điểm hẹn của du khách, nhiều di tích văn hóa lịch sử và lễ hội độc đáo đã hòa mình vào dòng chảy du lịch ngày càng được khơi thông. Quỳnh Lưu được ví như một Nghệ An thu nhỏ. Về với mảnh đất này, du khách có thể tìm thấy nhiều dạng địa hình kiến tạo ngay tại vùng đất này: đồng bằng phì nhiêu, trung du bán sơn địa, đồi núi, sông hồ và biển cả. Ngắm nhìn những đồng lúa thẳng cánh cò bay, những vườn cây hoa màu quanh năm xanh mướt hay khám phá những làng quê ẩn chứa nhiều di tích lịch sử văn hóa quý báu như Quỳnh Thắng, Tân Thắng - nơi lưu giữ bản sắc đồng bào dân tộc Thái, Quỳnh Đôi - quê hương của nhiều danh nhân nổi tiếng, đền thờ Hồ Hưng Dật tại xã Ngọc Sơn - nơi phát tích của dòng họ Hồ trong cả nước… là những trải nghiệm đáng nhớ với du khách. Lần giở lại những trang sách nghiên cứu, từ lâu các nhà khảo cổ học đã khẳng định Quỳnh Lưu là một trong những quê hương đầu tiên của loài người, đã cùng với nền văn hóa Bắc Sơn góp phần làm cho bản đồ dân tộc - văn hóa ở Việt Nam thời kỳ đồ đá thêm phong phú và đa dạng. Biển Quỳnh (tên gọi chung của vùng biển Quỳnh Lưu) nối dài hàng chục cây số, ngày đêm rì rào vỗ sóng, là nơi du khách có thể thỏa sức tắm biển, thưởng thức hải sản tươi ngon, chiêm ngưỡng những ghềnh đá, hang động kỳ thú..., là mảnh ghép sinh động trong bức tranh biển muôn hình muôn vẻ của Việt Nam. Địa hình biển Quỳnh khá đa dạng, mỗi bãi tắm mang lại cho du khách những cảm nhận không hoàn toàn giống nhau. Biển Tiến Thủy như một hồ lớn thơ mộng, được đồi thông 9
- xanh ngắt bao bọc từ ba phía; biển Quỳnh Bảng sở hữu bãi đá lô nhô kỳ thú; biển Quỳnh Lương có đền Quy Lĩnh rất đẹp; biển Quỳnh Nghĩa phẳng lặng là nơi lý tưởng để tắm biển, hiện có khu nghỉ dưỡng Ruby Star Beach Quynh Resost có thể phục vụ khoảng 10 nghìn du khách mỗi ngày. Từ đây, du khách có thể kết nối tour đến biển Quỳnh Phương (thị xã Hoàng Mai), nơi có đền Cờn thờ tứ vị thánh mẫu linh thiêng nằm trên đỉnh núi hướng ra biển và lễ hội đền Cờn kéo dài suốt tháng giêng âm lịch hàng năm. Nước biển Quỳnh Lưu luôn trong xanh, nhất là vào buổi sáng và buổi chiều, lại có độ mặn cao rất thích hợp cho nhu cầu chữa bệnh, nghỉ dưỡng của du khách. Là một trong những vùng “địa linh nhân kiệt”, Quỳnh Lưu được du khách biết đến với nhiều lễ hội dân gian truyền thống đặc sắc như lễ kỳ phúc (Quỳnh Đôi), lễ cầu ngư (Sơn Hải, Tiến Thuỷ), lễ hội đền Thượng (Quỳnh Nghĩa), đua thuyền thúng (Quỳnh Long), lễ hội dân tộc thiểu số (Quỳnh Thắng, Tân Thắng)... Các lễ hội là nơi lưu giữ những trò chơi dân gian, những làn điệu dân ca hò vè, ví dặm mang đậm bản sắc xứ Nghệ… Một số danh lam thắng cảnh như hang Dơi (Quỳnh Tam), hồ Vực Mấu (Quỳnh Tân, Quỳnh Thắng), hang núi Rồng (Quỳnh Nghĩa), những dãy núi nhô ra biển với những cù lao, rừng phòng hộ ven biển, rừng ngập mặn, bãi cá, bãi tôm, cảng cá, khu chế biến dịch vụ hậu cần nghề cá... đều nằm trong tuyến du lịch sinh thái của tỉnh, đang thu hút du khách và các nhà nghiên cứu khoa học. Không chỉ thế, Quỳnh Lưu còn có nhiều đặc sản hấp dẫn như tôm, cua, ghẹ, ốc, sò, ngao, mực, nước mắm…, nhiều làng nghề truyền thống như trồng hoa cây cảnh (Quỳnh Hồng), nghề hương trầm (Quỳnh Đôi), nghề mộc (Quỳnh Hưng), nghề trồng rau sạch (Quỳnh Lương, Quỳnh Minh), nghề làm bánh, bún ở Quỳnh Hậu, Quỳnh Thạch, quỳnh Đôi, nghề làm muối ở các xã ven biển... Quỳnh Lưu cách sân bay Vinh chỉ khoảng 60km về hướng Bắc, có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông, cửa lạch phát triển đa dạng và đang tiếp tục được đầu tư nâng cấp, tạo điều kiện cho nhân dân và du khách đi lại thuận lợi... Ngoài các tuyến giao thông quan trọng (quốc lộ và tỉnh lộ), các tuyến đường huyện nối từ quốc lộ 1A xuống các khu vực ven biển đã và đang được đầu tư cơ bản. Để phục vụ du khách, các nhà nghỉ, nhà hàng, khách sạn cũng được đầu tư xây dựng, nhất là tại khu vực biển Quỳnh… Đó chính là những nền tảng tạo đà cho Du lịch Quỳnh Lưu vươn lên phát triển. Nhận thấy vai trò quan trọng của ngành “công nghiệp không khói” đối với phát triển kinh tế - xã hội, huyện Quỳnh Lưu ngày càng quan tâm đầu tư cho du lịch. Năm 2020, Du lịch Quỳnh Lưu ước đón khoảng 233.600 lượt khách, đạt hơn 553 tỷ đồng doanh thu du lịch. Trong thời gian tới Quỳnh Lưu sẽ đẩy mạnh phát triển du lịch tắm biển gắn với nghỉ dưỡng và văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái. 2.2 Thực trạng chung về dạy học gắn với trải nghiệm ở môn Địa lí để giáo dục ý thức bảo vệ và quảng bá tài nguyên du lịch địa phương. 2.2.1 Thực trạng học tập của học sinh Tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng học tập của Hs lớp 10D1(TN), 10D2(ĐC) bằng phiếu khảo sát với nội dung như sau: 10
- Họ và tên học sinh:………………………………………Lớp:………………….. Em hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô trong bảng có câu trả lời phù hợp với em. 1.Em đã từng được tham gia hoạt động trải nghiệm Đã từng Chưa từng để nâng cao ý thức bảo vệ và quảng bá tài nguyên du tham gia tham gia lịch huyện nhà hay chưa? 2. Em có mong muốn được học Bài: Địa lí du lịch Có mong Không bằng hoạt động trải nghiệm để nâng cao ý thức bảo muốn mong muốn vệ và quảng bá tài nguyên du lịch huyện nhà hay không? - Kết quả khảo sát thu được như sau: TT Năm Lớp Đã từng Chưa từng Có mong Không học tham gia tham gia muốn mong muốn 1 2023 - 10D1(TN) 0/45 45/45 45/45 0/45 2024 2 2023- 10D2(ĐC) 0/42 42/42 42/42 0/42 2024 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 Đã từng tham gia Chưa từng tham gia Có mong muốn Không mong muốn 10D1(TN) 10D2(ĐC) Biểu đồ kết quả khảo sát thực trạng học sinh trước khi áp dụng đề tài 11
- Kết quả khảo sát trên cho thấy: + Tỉ lệ học sinh được tham gia hoạt động trải nghiệm các điểm du lịch để giáo dục ý thức bảo vệ và quảng bá tài nguyên du lịch huyện Quỳnh Lưu khi học bài: Địa lí du lịch – Địa lí 10 chưa nhiều. + Phần lớn HS các lớp đều có mong muốn nguyện vọng được lồng ghép hoạt động trải nghiệm để giáo dục ý thức bảo vệ và quảng bá tài nguyên du lịch huyện Quỳnh Lưu khi học bài: Địa lí du lịch để có cơ hội phát triển năng lực, phẩm chất của bản thân. 2.2.2 Thực trạng dạy học của giáo viên Tôi tiến hành khảo sát thực trạng của 14 giáo viên trường THPT Quỳnh Lưu 1, THPT Quỳnh Lưu 2, THPT Hoàng Mai, THPT Hoàng Mai 2 khi dạy học bài: Địa lí du lịch – Địa lí 10 bằng Google form với 2 nội dung và thu được kết quả như sau: Câu hỏi 1 tôi khảo sát với 14 giáo viên thì kết quả thu được: có 12 GV (85,7%) chưa bao giờ thực hiện, có 2 GV(14,3%) ít khi và không có giáo viên nào thường xuyên lồng ghép hoạt động trải nghiệm các điểm du lịch tại huyện Quỳnh Lưu vào dạy học bài: Địa lí du lịch – Địa lí 10 để giáo dục ý thức bảo vệ và quảng bá tài nguyên du lịch huyện nhà cho HS. 12
- Câu hỏi 2 tôi cũng khảo sát với 14 giáo viên thì kết quả thu được: có 12 GV (85,7%) rất mong muốn, có 1 GV(7,1%) ít mong muốn và 1GV(7,1%) không mong muốn lồng ghép hoạt động trải nghiệm các điểm du lịch tại huyện Quỳnh Lưu vào dạy học bài: Địa lí du lịch – Địa lí 10 để giáo dục ý thức bảo vệ và quảng bá tài nguyên du lịch huyện nhà cho HS. Như vậy, kết quả khảo sát trên cho thấy vì lí do khách quan hoặc chủ quan mà phần lớn GV có tư tưởng ngại nghiên cứu, ngại đầu tư đổi mới PPDH, vẫn còn nhiều GV đang soạn giảng, dạy học theo phương pháp truyền thống. Khi dạy bài Địa lí du lịch, Địa lí 10 chủ yếu giáo viên mới yêu cầu chung chung, ít có giáo viên lồng ghép hoạt động trải nghiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cũng như liên hệ tìm hiểu các tài nguyên du lịch ở địa phương. Chính vì vậy, việc giáo dục ý thức bảo vệ và quảng bá tài nguyên du lịch của huyện nhà cho HS chưa thể hiện được, chưa phát triển được phẩm chất năng lực cho HS, sức hấp dẫn của bài học bị hạn chế. Tuy nhiên phàn lớn giáo viên mong muốn được lồng ghép hoạt động trải nghiệm khi dạy học bài: Địa lí du lịch – Địa lí 10 để giáo dục ý thức bảo vệ và quảng bá tài nguyên du lịch huyện nhà cho HS. 2.2.3 Thực trạng về kiểm tra, đánh giá Trong những năm gần đây, song song với việc đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực. Tuy nhiên, việc đánh giá của GV còn nặng theo chuẩn kiến thức, kĩ năng thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kì và đánh giá từ một kênh là giáo viên đánh giá học sinh. Giáo viên chưa chú trọng đến đánh giá quá trình học tập và sản phẩm học tập của học sinh từ nhiều kênh khác nhau. Như vậy, việc lồng ghép Hoạt động trải nghiệm vào dạy học bài: Địa lí du lịch – Địa lí 10 để giáo dục ý thức bảo vệ và quảng bá tài nguyên du lịch của địa phương tạo cơ hội cho GV đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở nhiều phương diện khác nhau. 13
- Chương II. Giải pháp thực hiện đề tài 1. Cách thức “Giáo dục ý thức bảo vệ và quảng bá tài nguyên du lịch huyện Quỳnh Lưu cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 1 thông qua việc lồng ghép hoạt động trải nghiệm vào dạy học bài: Địa lí du lịch, địa lí 10 ” 1.1 Đối với giáo viên a. Nhận thức được sự cần thiết phải Lồng ghép Giáo dục ý thức bảo vệ và quảng bá tài nguyên du lịch huyện Quỳnh Lưu cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm khi dạy học bài: Địa lí du lịch, địa lí 10. Cùng với sự phát triển của xã hội nền giáo dục nước ta đang có sự chuyển mình mạnh mẽ với việc thực hiện chương trình GDPT 2018. Việc thực hiện chương trình GDPT mới này chủ trương tăng cường, tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong mỗi bài học để hình thành kiến thức, phát triển kĩ năng, phẩm chất, năng lực. Việc lồng ghép HĐTN vào dạy học bài: Địa lí du lịch, Địa lí 10 để giáo dục ý thức bảo vệ và quảng bá tài nguyên du lịch huyện Quỳnh Lưu cho Hs là một trong những biện pháp nhằm thực hiện vấn đề trên một cách trực quan và thực tế nhất. Hoạt động trải nghiệm không quan trọng là phải tổ chức những chuyến tham quan qui mô, xa mà có thể tiến hành ở xã, huyện địa bàn mà học sinh sinh sống có yếu tố gắn với nội dung kiến thức ở các bài học. Quỳnh Lưu là một huyện địa đầu xứ Nghệ tài nguyên du lịch phong phú, giao thông tương đối thuận lợi, cùng với sự phát triển của cả nước thì hoạt động du lịch của huyện nhà đã có sự phát triển nhất định. Các tài nguyên du lịch của huyện nhà bao gồm: Biển Quỳnh, hồ Vực Mấu, khu di tích lăng mộ đền thờ Hồ Hưng Dật, Làng Quỳnh Đôi với khu lưu niệm nữ sĩ Hồ Xuân Hương, làng khoa bảng Quỳnh Đôi, các làng nghề mộc thủ công mỹ nghệ Quỳnh Hưng, làng làm bánh bún miến Quỳnh Hậu, Quỳnh Đôi, quỳnh Thạch,…... Vì thế khi chuẩn bị soạn giảng bài: Địa lí du lich, Địa lí 10 ý tưởng tổ chức để học sinh trải nghiệm, tham quan một số điểm du lịch của huyện Quỳnh Lưu hình thành và đã thực hiện được. Điều này giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức và phát triển phẩm chất ý thức một cách toàn diện đặc biệt là ý thức bảo vệ và quảng bá các điểm du lịch của huyện nhà. b. Giới thiệu khái quát về các tài nguyên du lịch nổi bật của huyện Quỳnh Lưu. * Biển Quỳnh Biển Quỳnh là tên gọi để chỉ 7 bãi biển nằm liền kề nhau thuộc địa phận huyện Quỳnh Lưu (gồm các xã Quỳnh Lương, Quỳnh Minh, Quỳnh Bảng, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Long, Tiến Thủy,…), và 1 số phường của thị xã Hoàng Mai - tỉnh Nghệ An. Biển Quỳnh được yêu thích bởi sự hoang sơ, vẻ đẹp rất yên bình và mộc mạc. Nơi đây có sự hòa quyện của bãi cát trắng phau, biển xanh trong hiền hòa cùng những hang động với các khối nham thạch nhiều hình dạng độc đáo. Thời điểm lý tưởng nhất để bạn du lịch biển Quỳnh là vào mùa hè, từ tháng 4 đến tháng 9. Lúc này nhiệt độ cao, biển lặng, ít mưa bão nên rất thích hợp để trải nghiệm du lịch biển Quỳnh. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy – học môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh qua tiết 32 – Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy"
20 p | 428 | 77
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh thông qua dạy học Lịch sử Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 (SGK Lịch sử lớp 12 Ban Cơ bản)
14 p | 134 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Mở rộng một số bài toán cơ sở trong Tin học
14 p | 151 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 118 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
13 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp dạy học chủ đề môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh
63 p | 40 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng một số bài tập thể lực cho học sinh lớp 10 để nâng cao thành tích môn Cầu lông
14 p | 23 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM thông qua một số chủ đề trong chương trình môn Toán học lớp 10 ở Trường THPT Đông Hiếu
61 p | 43 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 27 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng Bảng Luyện Từ trong dạy học từ vựng tiếng Anh nhằm củng cố vốn từ cho học sinh yếu kém lớp 12 trường THPT Kim Sơn A
12 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn