Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hình thành kĩ năng đọc - hiểu văn bản và viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh THPT theo định hướng phát triển năng lực
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là cung cấp phương pháp học tập, những kiến thức căn bản để đọc hiểu và viết đoạn văn, đặc biệt, học sinh có điều kiện phát huy khả năng sáng tạo về cả nội dung và hình thức đối với việc tạo lập văn bản (độ dào lớn hơn đoạn).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hình thành kĩ năng đọc - hiểu văn bản và viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh THPT theo định hướng phát triển năng lực
- MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG A. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 I. Cơ sở lí luận và thực tiễn 3 II. Hình thành kĩ năng đọc- hiểu và viết đoạn văn nghị luận xã 5 hội cho học sinh THPT theo định hướng phát triển năng lực II.1. Hình thành kĩ năng đọc hiểu 5 II.2. Hình thành kĩ năng viết đoạn văn nghị xã hội 14 II.3. Phương pháp rèn luyện đọc hiểu và viết đoạn văn 18 III. Những kết quả đạt được 22 IV. Phương pháp thực hiện đề tài 25 C. KẾT LUẬN 26 I. Tóm tắt nội dung chính 26 II. Những đề xuất 27 Phụ lục 29 1
- A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Dựa trên cơ sở những công văn chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và việc triển khai tập huấn cho đội ngũ cốt cán các trường THPT, Phòng Giáo dục các huyện của Phòng GDTrH- Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An như: Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014 Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng; Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH, ngày 03/10/2017 Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017- 2018; Công văn Số 3892/BGDĐT-GDTrH, ngày 27 tháng 8 năm 2020 của Bộ Giáo dục đào tạo về Hướng dẫn điều chỉnh nội dụng dạy học năm học 2020- 2021 Với học sinh trường THPT Nguyễn Sỹ Sách, đặc biệt là lớp đầu cấp, qua việc kiểm tra đánh giá tôi thấy một thực trạng đáng lo ngại là năng lực các em còn yếu, chưa đáp ứng được việc học tập mà bộ môn đề ra. Để khắc phục thực trạng đó, tôi đã lựa chọn đề tài Hình thành kĩ năng đọc - hiểu văn bản và viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh THPTtheo định hướng phát triển năng lực. Đề tài tôi tự rút ra từ thực tiễn dạy học của bản thân và đã triển khai, áp dụng ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách, thể nghiệm thêm một số lớp của các trường THPT trên địa bàn Thanh Chương đã mang lại hiệu quả đáng kể cho học sinh trong việc nâng cao chất lượng học tập và đạt được kết quả đáng mừng. Đây cũng là vấn đề được đưa lên vị trí hàng đầu trong việc dạy và học của ngành Giáo dục và Đào tạo Việt Nam hiện nay trên tin thần hội nhập thế giới. II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH - Khảo sát, thống kê thực tế trước và sau khi tác động vào việc đọc- hiểu và viết đoạn văn nghị luận xã hội của học sinh - Thuyết minh, phân tích, so sánh ... trước và sau khi tác động vào đọc- hiểu và viết đoạn văn nghị luận xã hội của học sinh - Hình thành các giải pháp rèn kĩ năng đọc - hiểu và viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh theo hướng phát triển năng lực. III. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI 1. Đặt vấn đề 2. Giải quyết vấn đề a. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn 2
- b. Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu và viết đoạn văn nghị luận xã hội c. Kết quả đạt được d. Phương pháp thực hiện SKKN 3. Kết luận B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận - Nghị quyết Trung ương V( T.Ư ), khóa VIII nêu rõ: “ Tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, tạo ra năng lực tự học, tự sáng tạo của học sinh, đảm bảo mọi điều kiện và thời gian tự học cho học sinh, phát triển mạnh mẽ vai trò tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân”. Luật Giáo dục được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 2005 quy định rõ: “Phương pháp giáo dục phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.” GS Trần Đình Sử trong bài viết Con đường đổi mới phương pháp dạy học văn ( Văn nghệ số 10, 7-3- 2009) cũng khẳng định: “ Khởi điểm của môn ngữ văn là dạy học sinh đọc hiểu trực tiếp văn bản văn học của nhà văn... Nếu học sinh không trực tiếp đọc các văn bản thì coi như mọi yêu cầu, mục tiêu cao đẹp của môn văn đều chỉ là nói suông, khó đi tới, đừng nói gì tới tình yêu văn học”. Trong mô hình dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, GS Trần Đình Sử nhấn mạnh: “ Trong giờ học, học sinh phải tự mình đọc, tự mình phán đoán, tự mình nêu câu hỏi”. Đây là quan điểm khoa học sư phạm đúng dắn đối với việc tiếp cận môn ngữ văn trong nhà trường. Chuyên đề Dạy học tự học cho sinh viên trong các nhà trường Trung học Chuyên nghiệp và Cao đẳng, Đại học viết: “ Tự học là hoạt động độc lập, chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ sử dụng các năng lực trí tuệ ( quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp...) cùng các phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh kiến thức, một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học”. G.S Trần Phương ( Đại học Huế) cho rằng: “ Học bao giờ và lúc nào cũng chủ yếu là tự học, tức là biến kiến thức khoa học tích lũy từ nhiều thế hệ của nhân loại thành kiến thức của mình. Tự cải tạo tư duy của mình và rèn luyện cho mình kĩ năng thực hành các tri thức ấy”. Công văn ngày 03 tháng 10 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Số: 4612/BGDĐT- GDTrH V/v hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018 gửi Cục Nhà trường, Bộ Quốc phòng, các trường phổ thông trực thuộc 3
- có viết: “Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình; giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng.” Từ những quan điểm của các công trình nghiên cứu sư phạm, chỉ đạo của ngành trên đây, các tác giả đã đề cao việc rèn luyện nhằm hình thành năng lực, đưa ra những nguyên tắc, phương pháp học tập để năng lực ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu xã hội trong bối cảnh mới. Đó là những cơ sở lí luận mà tôi lựa chọn làm cơ sở cho đề tài của mình. Trên cơ sở đó, tôi tiếp tục đặt ra vấn đề hình thành kĩ năng đọc hiểu văn bản và viết đoạn văn nghị luận xã hội của học sinh qua hoạt động học tập ở lớp kết hợp ở nhà trên tinh thần đổi mới các học, cách dạy và kiểm tra đánh hiện nay. 2. Cơ sở thực tiễn Để tiến hành thực hiện đề tài này, tôi tiến hành khảo sát thực tế về năng lực đọc hiểu và viết đoạn văn nghị luận trong học sinh. Bảng 1: Đọc hiểu Đối với học sinh trường THPT Nguyễn Sỹ Sách, tôi tiến hành khảo sát đầu năm học 2017- 2018. Đối với học sinh trường THPT Đặng Thúc Hứa và trường THPT Đặng Thai Mai, tôi tiến hành khảo sát đầu năm học 2019- 2020 dựa vào kết quả đã đạt được của lớp thực nghiệm trường tôi trong năm học trước. Trường THPT Lớp Nhận biết Thông hiểu Đạt trở lên Không đạt Đạt trở lên Không đạt 10C5 20/35 15/35 15/35 20/35 Nguyễn Sỹ Sách ( 57,14%) (42,86%) (42,86%) ( 57,14%) 10C9 13/33 20/33 10/33 23/33 (39,39%) ( 60,60%) ( 30,30%) (69,69%) 10C 25/40 15/40 15/40 25/40 Đặng Thúc Hứa (62,5%) ( 37,5%) ( 37,5%) ( 62.5%) 10E 17/42 25/42 15/42 27/42 (40,47%) ( 59,52%) ( 35,71%) ( 64,28%) 10C4 20/43 23/43 16/43 27/43 4
- Đặng Thai Mai (46,51%) (53,48%) (37.20%) (62,79%) 10C8 18/40 22/40 15/40 25/40 (45%) (55%) (37,5%) ( 62,5%) Bảng 2: Viết đoạn văn nghị luận xã hội ( cơ bản trên cơ sở văn bản đọc hiểu ) Trường THPT Lớp Chưa biết Đã biết viết Viết đúng Viết hay viết 10C5 10/35 15/35 8/35 2/35 Nguyễn Sỹ Sách ( 28,57%) (42,85%) (22,85%) (5,71%) 10C9 20/33 10/33 3/33 0 (60,60%) (30,30%) ( 9,09%) (0,0%) 10C 7/42 15/42 15/42 5/42 Đặng Thúc Hứa (16,66%) (35,71%) (35,71%) (11,9%) 10E 10/40 15/40 12/40 3/40 ( 25%) (37,5%) (30%) (7,5%) 10C4 5/43 20/43 13/43 5/43 Đặng Thai Mai ( 11,62%) (46,51%) (30,23%) (11,62%) 10C8 15/40 15/40 10/40 0/40 (37,5%) (37,5%) (25%) (0,0%) Qua kết quả khảo sát, tôi thấy các năng lực đọc hiểu và viết đoạn văn của học sinh đầu cấp còn có những hạn chế( như đã nêu ở trên) do các em chưa nắm chắc kiến thức được học ở bậc THCS và chưa được luyện nhiều ở bậc THPT. Vì vậy, với thực tế đó, nếu không kịp thời hình thành kĩ năng thì khó đáp ứng việc đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực, một yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá hiện nay. II. RÈN KĨ NĂNG ĐỌC - HIỂU VÀ VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 1. Hình thành kĩ năng đọc hiểu văn bản 1.1. Về kiến thức cần hiểu khi đọc văn bản Trong học tập và kiểm tra, đánh giá hiện nay ở các bậc học, nhất là bậc THPT, việc học sinh nắm chắc các kiến thức thuộc về văn bản là rất cần thiết. Bởi nhẽ, chỉ trong khoảng thời gian 3 năm học, học sinh sẽ trở thành công dân tham gia vào các 5
- lĩnh vực đời sống, các hoạt động xã hội. Trong khi đó, về kiến thức văn bản, học sinh cần phải trang bị rất đa dạng và phong phú. Vì vậy để đọc hiểu một văn bản, nhất thiết học sinh thực sự phải có những hiểu biết cơ bản ( tính phổ thông ). Sau đây là những kiến thức cơ bản, học sinh cần được trang bị, không ngừng củng cố và được luyện tập đều đặn trong suốt quá trình học tập. 1.1.1. Từ, ngữ - Từ là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo câu. Tuy nhiên, ở học sinh THPT, nhiều em vẫn còn mơ hồ về từ loại ( danh từ, động từ, tính từ, số từ, ...), từ đồng âm khác nghĩa, từ gần nghĩa ( cùng trường ), cấu tạo từ ( từ đơn, từ phức). Những kiến thức về từ, giáo viên cần hệ thống lại kết hợp kiểm tra đánh giá ngay từ lớp đầu cấp thông qua các giờ học chính khóa hoặc phụ đạo. - Ngữ ( cụm từ) được phát triển từ các từ loại chính. Danh từ thành ngữ danh từ, động từ thành ngữ động từ, tính từ thành ngữ tính từ. - Từ, ngữ ngoài việc chứa đựng nội dung thông tin còn tham gia vào thành phần ngữ pháp trong câu. 1.1.2. Câu Câu tiếng Việt được chia thành câu theo cấu trúc và câu theo mục đích nói. - Câu theo cấu trúc + Câu đơn: gồm câu đặc biệt ( câu không phân định thành phần, thường tồn tại một ngữ duy nhất - ngữ danh từ); câu đơn bình thường ( câu có một kết cấu chủ - vị), câu đơn tỉnh lược ( lược chủ ngữ hoặc lược vị ngữ, tùy vào ngữ cảnh giao tiếp) + Câu ghép gồm câu ghép đẳng lập ( mỗi vế có một kết cấu chủ- vị), câu ghép chính phụ ( một vế chính một vế phụ có cặp quan hệ từ chỉ các mối quan hệ như: tăng tiến, nhượng bộ, nhân quả, điều kiện...) - Câu chia theo mục đích + Câu kể: Thuật một câu chuyện đã và đang xảy ra + Câu tả: Miêu tả chi tiết sự vật, hiện tượng, con người + Câu cảm: bày tỏ tình cảm, cảm xúc, thái độ của người nói, người viết + Câu cầu khiến: thể hiện mệnh lênh, yêu cầu của người nói, người viết,... 1.1.3. Biện pháp tu từ ( BPTT) Giáo viên trong quá trình dạy học cần giúp học sinh hệ thống và nắm chắc các kiến thức về các biện pháp tu từ để từ đó dẽ nhận biết và lí giải nội dung ý nghĩa khi đọc hiểu văn bản. - Tu từ từ vựng 6
- + Nhân hóa là BPTT sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối làm cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn. + So sánh là BPTT đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn. + Ẩn dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. + Hoán dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. + Điệp từ/ ngữ là BPTT láy lại nhiều lần một từ, cụm từ có dụng ý làm tăng cường hiệu quả diễn đạt ( nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc…) và tạo nhịp điệu cho câu văn/ đoạn văn trong văn bản. + Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. + Chơi chữ là BPTT lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,... làm câu văn hấp dẫn và thú vị. + Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm. +Tương phản là cách sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để tăng hiệu quả diễn đạt. + Nói quá ( hay còn gọi phóng đại/ khoa trương/ ngoa dụ/ thậm xưng/ cường điệu) là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. - Tu từ cú pháp + Câu hỏi tu từ là câu không yêu cầu trả lời mà nhằm nhấn mạnh một ý nghĩa khác hoặc đã bao hàm ý trả lời. + Điệp cấu trúc là BPTT tạo ra những câu văn đi liền nhau trong văn bản với cùng một kết cấu nhằm nhấn mạnh ý và tạo sự nhịp nhàng, cân đối cho văn bản + Chêm xen là chêm vào câu một cụm từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc. Thường đứng sau dấy gạch nối hoặc trong ngoặc đơn. + Đảo ngữ là BPTT thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu, nhằm nhấn mạnh ý, nhấn mạnh đặc điểm của đối tượng và làm câu thơ, câu văn thêm sinh động, gợi cảm, hài hòa về âm thanh,… 7
- + Đối là cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh, gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói. 1.1.4. Phương thức biểu đạt - Phương thức biểu đạt tự sự + Là việc người viết sử dụng ngôn ngữ để kể một câu chuyện theo từng diễn biến, trình tự, hoặc kể lại một chuỗi những câu chuyện có liên quan đến nhau nhằm khơi gợi một vấn đề, một nhân vật... có ý nghĩa đối với người đọc. Văn tự sự không chỉ tập trung vào việc kể mà còn thể hiện những khía cạnh, những góc khuất của cuộc sống, của con người mà mỗi chúng ta đều có thể thấy chính mình ở đó. + Loại văn bản thường xuất hiện phương thức biểu đạt tự sự: tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích - Phương thức biểu đạt miêu tả + Là việc sử dụng những từ ngữ, hình ảnh để giúp người đọc liên tưởng ra được sự vật, hiện tượng đang xảy ra hoặc được nói đến một cách chân thực, cụ thể và sinh động nhất. Hay là việc miêu tả để người đọc hình dung được thế giới nội tâm phong phú của nhân vật, của con người. + Loại văn bản thường xuất hiện phương thức biểu đạt miêu tả: Thơ, bút kí, văn tả người, tả cảnh... - Phương thức biểu đạt biểu cảm + Đây là một phương thức được sử dụng khá nhiều, bởi việc bộc lộ những cảm xúc, những tâm tư, nguyện vọng là một nhu cầu thiết yếu của con người trong cuộc sống. Phương thức biểu cảm là việc dùng những từ ngữ thể hiện thái độ, cảm xúc, tình cảm... của người viết về những sự việc được nói đến, những nhân vật trong tác phẩm hay là cảm xúc của người viết về chính mình... + Loại văn bản thường xuất hiện phương thức biểu đạt biểu cảm: có hầu hết trong các loại văn bản: truyện, thơ, vè,... - Phương thức biểu đạt thuyết minh + Là phương thức biểu đạt cung cấp cho người đọc những tri thức về sự vật, địa điểm, nhân vật lịch sử... là các kiến thức hàn lâm hoặc khoa học mà con người chưa biết. Từ đó làm tăng, mở rộng vốn hiểu biết của con người về những sự vật, hiện tượng đó. + Loại văn bản thường xuất hiện phương thức biểu đạt thuyết minh: văn thuyết minh về con vật, đồ vật, thuyết minh về di tích lịch sử, địa điểm du lịch, thuyết minh về một nhân vật lịch sử hay một vấn đề khoa học,... - Phương thức biểu đạt nghị luận 8
- + Là phương thức dùng những dẫn chứng, luận điểm, luận cứ để người viết bộc lộ quan điểm cá nhân, dẫn dắt người đọc theo quan điểm, đồng tình với quan điểm của mình. + Loại văn bản thường xuất hiện phương thức biểu đạt nghị luận: văn nghị luận về một hiện tượng đời sống, nghị luận về một tư tưởng đạo lí, nghị luận văn học,... - Phương thức biểu đạt hành chính - công vụ + Là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, hay giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan hoặc giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí + Loại văn bản thường xuất hiện phương thức biểu đạt hành chính - công vụ: Các nghị định của nhà nước, thông tư được ban hành, văn bản báo cáo trong các công ty, các hợp đồng thuê, mua bán, sở hữu... 1.1.5. Phong cách ngôn ngữ - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt + Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè,… + Đặc trưng: tính cụ thể (cụ thể về không gian, thời gian, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nội dung và cách thức giao tiếp…); tính cảm xúc (cảm xúc của người nói thể hiện qua giọng điệu, các trợ từ, thán từ, sử dụng kiểu câu linh hoạt,…); tính các thể ( có những nét riêng về giọng nói, cách nói năng). Khi thực hiện một đề đọc hiểu, nếu đề bài trích đoạn hội thoại, có lời đối đáp của các nhân vật, hoặc trích đoạn một bức thư, nhật kí, thì chúng ta xác định văn bản đó thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. - Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: + Là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương + Đặc trưng: Tính hình tượng (xây dựng hình tượng chủ yếu bằng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, hoán dụ, điệp…); tính truyền cảm (ngôn ngữ của người nói, người viết có khả năng gây cảm xúc, ấn tượng mạnh với người nghe, người đọc); Tính các thể hóa ( mang dấu ấn riêng của mỗi người, lặp đi lặp lại nhiều lần qua trang viết, tạo thành phong cách nghệ thuật riêng. Tính cá thể hóa của ngôn ngữ còn thể hiện trong lời nói của nhân vật trong tác phẩm). Dựa vào kiến thức thức nêu trên, khi thực hiện một đề đọc hiểu, câu hỏi về phong cách ngôn ngữ, nếu thấy trích đoạn nằm trong một bài ca dao, bài thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, tuỳ bút,… chúng ta khẳng định ngay đó là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. 9
- - Phong cách ngôn ngữ chính luận + Là phong cách được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội. + Đặc trưng: Tính công khai về quan điểm chính trị( văn bản chính luận phải thể hiện rõ quan điểm của người nói/ viết về những vấn đề thời sự trong cuộc sống, không che giấu, úp mở.); tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận (hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng, mạch lạc và sử dụng từ ngữ liên kết rất chặt chẽ); tính truyền cảm, thuyết phục (thể hiện ở lí lẽ đưa ra, giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết). + Cách nhận biết Phong cách ngôn ngữ chính luận khi đề đọc hiểu yêu cầu: Nội dung liên quan đến những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,… Có quan điểm của người nói (người viết); dùng nhiều từ ngữ chính trị; được trích dẫn trong các văn bản chính luận hoặc lời phát biểu của các nguyên thủ quốc gia trong hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,… - Phong cách ngôn ngữ khoa học Riêng phong cách này, học sinh cần nắm chắc + Các loại văn bản: VBKH chuyên sâu (dùng để giao tiếp giữa những người làm công việc nghiên cứu trong các ngành khoa học như chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận,…); VBKH & GK ( giáo trình, sách giáo khoa, thiết kế bài dạy,…); VBKH phổ cập ( báo, sách phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học cho mọi người, không phân biệt trình độ). + Đặc trưng phong cách ngôn ngữ khoa học: Tính khái quát, trừu tượng ( ngôn ngữ sử dụng nhiều thuật ngữ khoa. Kết cấu văn bản mang tính khái quát); tính lí trí, logic ( từ ngữ chỉ dùng với một nghĩa, không dùng các biện pháp tu từ. Câu văn chặt chẽ, mạch lạc, là một đơn vị thông tin, cú pháp chuẩn.); kết cấu văn bản( câu văn liên kết chặt chẽ và mạch lạc. Cả văn bản thể hiện một lập luận logic); tính khách quan, phi cá thể ( câu văn trong văn bản khoa học có sắc thái trung hoà, ít cảm xúc,..) + Nhận biết phong cách ngôn ngữ khoa học: dựa vào những đặc điểm về nội dung, từ ngữ, câu văn, cách trình bày,… để xác định khi đề đọc hiểu yêu cầu. - Phong cách ngôn ngữ báo chí + Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của XH. Ngôn ngữ báo chí được dùng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm,… Ngoài ra còn có quảng cáo, bình luận thời sự, thư bạn đọc,… Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ. + Đặc trưng: Tính thông tin thời sự (thông tin nóng hổi, chính xác về địa điểm, thời gian, nhân vật, sự kiện,…); tính ngắn gọn ( lời văn ngắn gọn nhưng lượng thông 10
- tin cao,…); tính sinh động, hấp dẫn (các dùng từ, đặt câu, đặt tiêu đề phải kích thích sự tò mò của người đọc. + Cách nhận biết văn bản báo chí trong đề đọc hiểu: Văn bản báo chí dễ nhận biết khi đề bài trích dẫn một bản tin trên báo, và ghi rõ nguồn bài viết ( ở báo nào? ngày nào?); nhận biết bản tin và phóng sự (có thời gian, sự kiện, nhân vật, những thông tin trong văn bản có tính thời sự). - Phong cách ngôn ngữ hành chính + Văn bản hành chính ( VBHC) là văn bản được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Ðó là văn bản giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí (thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…) + Ngôn ngữ hành chính( NNHC) là ngôn ngữ được dùng trong các VBHC có đặc điểm: về cách trình bày thường có khuôn mẫu nhất định, về từ ngữ sử dụng lớp từ hành chính với tần số cao, về kiểu câu câu thường dài, gồm nhiều ý, mỗi ý quan trọng thường được tách ra, xuống dòng, viết hoa đầu dòng. + Đặc trưng: Tính khuôn mẫu (mỗi văn bản hành chính đều tuân thủ 1 khuôn mẫu nhất định); tính minh xác (không dùng phép tu từ, lối biểu đạt hàm ý hoặc mơ hồ về nghĩa. Không tùy tiện xóa bỏ, thay đổi, sửa chữa nội dung. Đảm bảo chính xác từng dấu câu, chữ kí, thời gian. Gồm nhiều chương, mục để tiện theo dõi); tính công vụ ( không dùng từ ngữ biểu hiện quan hệ, tình cảm cá nhân như nếu có cũng chỉ mang tính ước lệ: kính mong, kính gửi, trân trọng cảm ơn,…. Dùng lớp từ toàn dân, không dùng từ địa phương, khẩu ngữ,…) + Cách nhận biết văn bản hành chính: chỉ cần bám sát hai dấu hiệu mở đầu và kết thúc: có phần tiêu ngữ ( Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ở đầu văn bản và có chữ kí hoặc dấu đỏ của các cơ quan chức năng ở cuối văn bản. Ngoài ra, văn bản hành chính còn có nhiều dấu hiệu khác để chúng ta có thể nhận biết một cách dễ dàng. 1.1.6. Thể loại văn bản Muốn hiểu văn bản về cả hình thức và nội dung học sinh cần hiểu văn bản đó thuộc thể loại nào. Căn cứ vào các văn bản văn học trong chương trình THPT - Thơ: + Thơ là một thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu, tác động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng tượng phong phú. Cốt lõi cơ bản của thơ là trữ tình. Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu nhịp điệu, hình ảnh sinh động, được tổ chức đặc biệt theo thể thơ. + Theo nội dung biểu hiện có:Thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng; + Theo cách thức tổ chức có: Thơ cách luật, thơ tự do, thơ văn xuôi; - Truyện 11
- + Là thể loại văn học phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó qua con người, hành vi, sự kiện được miêu tả và kể lại bởi một người nào đó. + Truyện thường có cốt truyện, nhân vật được miêu tả chi tiết, sống động gắn với hoàn cảnh. Ngôn ngữ linh hoạt gần với đời sống; + Phạm vi miêu tả không bị hạn chế bởi thời gian và không gian. - Kịch + Đối tượng phản ánh của kịch là những mâu thuẫn xung đột trong đời sống xã hội và con người. + Kịch có: xung đột kịch, nhân vật kịch, cốt truyện kịch, ngôn ngữ kịch; + Căn cứ vào tính chất, kịch có: bi kịch, hài kịch, chính kịch, kịch lịch sử; + Căn cứ vào ngôn ngữ diễn đạt: có kịch nói, kịch hát, kịch thơ, kịch câm; - Nghị luận + Nghị luận là một thể văn dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó ( xã hội, chính trị, văn học,…) nhằm tranh luận, thuyết phục, bác bỏ, khẳng định, phủ nhận giúp người đọc hiểu rõ vấn đề. + Văn nghị luận có tính sâu sắc về tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ trong lập luận; + Ngôn ngữ văn nghị luân chính xác, giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm; + Căn cứ đối tượng và vấn đề nghị luận mà văn nghị luận có: Nghị luận xã hội( tư tưởng đạo lí, hiện tượng đời sống), nghi luận chính trị ( chính luận), nghị luận văn học; Khi đề đọc hiểu yêu cầu xác định thể loại văn bản hoặc đoạn trích, học sinh dễ dàng có cho mình một lựa chọn nếu nắm chắc những đặc điểm của mỗi thể loại trên. 1.2 Về hình thức thực hiện ( đọc hiểu theo PISA và trả lời theo hình thức trắc nghiệm khách quan) Đây là hình thức thực hiện mà cùng trong một thời gian học tập hay kiểm tra đánh giá giáo viên có thể kiểm chứng được lượng kiến thức học sinh đạt được để từ đó tiếp tục hướng dẫn( tuy trong đánh giá trên cấp trường không con thực hiện với môn học ngữ văn). 1.2.1. Theo PISA - Định nghĩa về năng lực đọc hiểu PISA như sau: Năng lực đọc hiểu là hiểu, sử dụng, phản ánh và liên kết vào các văn bản viết, nhằm đạt được các mục tiêu cá nhân, phát triển kiến thức và tiềm năng các nhân, và tham gia vào xã hội. ( Tài liệu tập huấn PISA 2015..., Bộ GD & ĐT Việt Nam, H, 2014, tr13). 12
- - Hình thức câu hỏi: Trả lời bằng câu văn đủ thành phần chủ vị (C/V), ngắn gọn, đủ thông tin. 1.2.2. Theo hình thức trắc nghiệm khách quan - Nhận biết những kiến thức thông qua tri giác (đọc) văn bản để trả lời câu hỏi như: Văn bản được viết phong các ngôn ngữ nào? Phương thức biểu đạt chính? Sử dụng biện pháp tu từ nào?,... trên cơ sở đã hiểu. - Thông hiểu là khả năng nắm bắt chiều sâu kiến thức văn bản từ thông qua việc đọc như: Tác dụng ( hiệu quả) của việc sử dụng biện pháp tu từ ? Câu văn, đoạn thơ chứa đựng nội dung gì? Ý nghĩa văn bản? Hiện tại trong yêu cầu của kiểm tra, đánh giá, phần đọc hiểu chỉ yêu cầu hai mức độ ( nhận biết và thông hiểu) nên chúng tôi không hướng dẫn sâu năng lực vận dụng ( thấp, cao). 1.2.3. Theo hình thức tự luận Học sinh trả lời câu hỏi tự luận bằng câu văn đầy đủ thành phần, tùy vào từng câu hỏi mà phần trả lời có thể lớn hơn câu. 1.3. Hình thành kĩ năng đọc hiểu văn bản Từ những kiến thức đã được trang bị ở trên, học sinh dần hình thành cho mình thành kĩ năng nhận biết, thông hiểu theo yêu cầu câu hỏi đặt ra. Sau đây là một ví dụ: CẬU BÉ VÀ CÂY SI GIÀ Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu: - Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ? - Cháu tên là Ngoan. - Cậu có cái tên mới đẹp làm sao! Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói: - Cảm ơn cây. - Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi. Cậu bé rùng mình, lắc đầu: - Đau lắm, cháu chịu thôi! - Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn? ( Theo Trần Hồng Thắng ) 13
- Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản? Câu 2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản? Câu 3. Ngụ ý của tác giả về tên gọi và hành động của cậu bé? Câu 4. Anh/chị hiểu điều gì sau khi đọc hiểu văn bản trên? Văn bản trên có bốn câu hỏi, trong đó có hai câu nhận biết, hai câu thông hiểu. Sau đây là cách hình thành kĩ năng: - Câu1. Nếu xác định được văn bản trên là một câu chuyện thì việc xác định phương thức biểu đạt là không khó. Câu trả lời: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự - Câu 2. Văn bản trên là câu chuyện thì chắc chắn có cốt truyện, nhân vật,... Câu trả lời sẽ là: Văn trên thuộc phong cash ngôn ngữ nghệ thuật. - Câu 3: Học sinh hiểu được các từ khóa sẽ không khó trả lời, có thể có đsp án sau: Ngoan nhưng hành động của cậu bé thì ngược lại. Tác giả cóc ý chê trách câu bé. - Câu 4. Từ các câu đã trả lời ở trên, nhất là câu 3, học sinh có thể tìm lời giải cho câu này: Không nên giao rắc nỗi đau, vết thương thân thể cho người khác khi bản thân mình không chịu đựng được. Nói cách khác cái gì mình không muốn, không chịu được thì đừng bắt người khác phải muốn, phải chịu. 2. Hình thành kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội Trong những năm gần đây, nhất là thi tốt nghiệp THPT, một kì thi hai mục đích, cấu trúc đề thi, thời gian thi đã thay đổi. Từ thời gian 180 phút giảm xuống 120 phút, kéo theo các yêu cầu trong cấu trúc đề thi cũng thay đổi, trong đó có câu làm văn nghị luận xã hội.Từ đề độc lập, yêu cầu viết văn bản khoảng 600 từ nay viết đoạn văn khoảng 200 chữ trên tinh thần kiến thức ở phần đọc - hiểu văn bản ở trên. Sự thay đổi đó kéo theo học sinh phải được rèn luyện nhiều hơn, bởi viết văn bản đã khó nay lại viết đoạn văn theo hình thức rút ngắn độ dài văn bản lại càng khó hơn. Để đáp ứng thực tế trên, chúng tôi chú trọng hình thành cho học sinh những năng lực sau để viết đoạn văn đạt hiệu quả cao nhất. 2.1. Xác định nội dung ( vấn đề) nghị luận Dù lấy mệnh đề nghị luận từ phần đọc hiểu hay mệnh đề độc lập thì học sinh cũng phải xác định rõ vấn đề đề ra yêu cầu nghị luận. Chẳng hạn trong câu nghị luận xã hội của đề thi TNTHPTQG năm 2017: “ Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thấu cảm trong cuộc sống” hay đề thi TNTHPTQG năm 2018: “ Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay”; đề thi TNTHPT QG 20219: “Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sức mạnh ý 14
- chí của con người trong cuộc sống”; kể cả đề thi mới đây( kì thi TNTHPT 2020), khi không còn là kì thi quốc gia thì mệnh đề vẫn không thay đổi: “Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩa của bản thân về sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày”... Với những đề này, muốn đạt kết quả tốt học sinh phải xác định nội dung ( vấn đề nghị luận) chính là phần gạch chân để viết đúng yêu cầu. Với lớp mũi nhọn ( học theo khối C, D, A1,...) thì không thật khó nhưng lớp thường thì không dễ ngày một ngày hai. 2.2. Xác định cấu trúc đoạn văn Về đoạn văn, học sinh đã học và thực hành một số đoạn văn có cấu trúc thường gặp ở bậc THCS, cụ thể: - Đoạn văn qui nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát, từ ý luận cứ cụ thể đến ý kết luận bao trùm. Theo cách trình bày này, câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn. Ở vị trí này, câu chủ đề không làm nhiệm vụ định hướng nội dung triển khai cho toàn đoạn mà lại làm nhiệm vụ khép lại nội dung cho đoạn ấy. Các câu trên được trình bày bằng các thao tác lập luận, minh họa, cảm nhận và rút ra nhận xét đánh giá chung. Mô hình đoạn văn: (1) (2) (3) (4) ( 5) - Đoạn văn diễn dịch là đoạn diễn dịch là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, có thể kèm theo nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nhận của người viết. Mô hình đoạn văn: 15
- (1) (2) (3) (4) (5) - Đoạn văn tổng - phân - hợp là đoạn văn phối hợp diễn dịch với qui nạp. Câu mở đầu đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo triển khai cụ thể ý khái quát. Câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu triển khai ý được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét, đánh giá hoặc nêu suy nghĩ…để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp, khẳng định, năng cao vấn đề. Mô hình đoạn văn: (1)- Tổng (2) (3) (4) (5) -Phân (6)- Hợp - Đoạn văn song hành là đoạn văn có các câu triển khai nội dung song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đọan văn. Mô hình: 16
- (1) (2) (3) (4) - Đoạn văn mọc xích là đoạn văn có kết cấu móc xích là đoạn văn mà các ý gối đầu, đan xen nhau và thể hiện cụ thể bằng việc lặp lại một vài từ ngữ đã có ở câu trước vào câu sau. Đoạn móc xích có thể có hoặc không có câu chủ đề. (1) (2) (3) (4) Khi tạo lập đoạn văn theo yêu cầu đề ra, tùy vào vấn đề nghị luận mà học sinh chọn cho mình một cấu trúc hợp lí, phù hợp năng lực, sở trường cá nhân. Tuy nhiên, để dễ viết, nhất là với học sinh học lệch khối, học sinh đại trà ( lớp thường) nên tập viết các đoạn: quy nạp, diễn dịch hay tổng - phân - hợp. 2.3.Hình thành các ý cần thiết Như đã nói ở trên, viết đoạn văn nhưng không được lược bỏ các ý cần thiết của một bài nghị luận xã hội thông thường mà đoạn văn thực chất là một văn bản rút gọn. Vậy các ý cần thiết đó là gì? Học sinh cần triển khai như sau: - Giới thiệu vấn đề - Giải thích ( nếu cần) - Bàn luận ( phân tích, chứng minh,...): phân tích ngắn gọn, dẫn chứng tiêu biểu và không yêu cầu phân tích ( trình bày dưới dạng liệt kê) nhằm đảm bảo yêu cầu về độ dài mà đề giới hạn( 200 chữ) . - Bài học liên hệ 2.4. Hoàn thành đoạn văn Ở nội dung này, trên cơ sở dàn ý, học sinh bám sát để viết thành lời văn để đảm bảo tính lo-gic, tính khoa học và tính thuyết phục cao. Muốn thực sự thuyết phục người đọc, người viết cần có năng lực sử dụng từ ngữ, các kiểu câu văn, đảm bảo sự liên kết giữa các câu và luôn nhớ là đang viết đoạn văn, tức không được xuống dòng. Vì trong thực tế, kể cả chấm kì thi quốc gia vẫn có nhiều trường hợp hoặc nhầm lẫn, hoặc không biết phân biệt. Vừa rồi trong chấm thi khảo sát, kết hợp thi 17
- thử tốt nghiệp lớp 12 của Sở tôi thấy vẫn còn không ít em viết thành văn bản. Đó là một điều đáng tiếc, nếu không phân biệt được hay luôn nhầm lẫn thì trong kiểm tra đánh giá chính thức( giữa kì, cuối kì), thi TNTHPT sắp tới, học sinh sẽ bị thiệt thòi về điểm số. 2.5. Kiểm tra, hiệu đính Cũng giống bước cuối của việc viết bài văn, đoạn văn cũng vậy. Không ai dám chắc là không sai sót, vì thế cần dành thời gian tối thiểu cho phần này để đọc kiểm tra. Thừa thì cắt bỏ, thiếu thì bổ sung, sửa chữ viết, chính tả cho đảm bảo chuẩn tiếng Việt hiện hành. 3. Phương pháp rèn luyện 3.1. Với việc đọc hiểu 3.1.1. Đọc văn bản ( đoạn trích) Để thực sự có năng lực trong đọc hiểu văn bản, ngoài hướng dẫn của giáo viên, học sinh phải tự học nhiều. Văn bản dùng để kiểm tra năng lực đọc hiểu trong kiểm tra và thi cử lấy ngoài chương trình sách giáo khoa và đa dạng về thể loại, phong cách. Vì thế trong quá trình học và luyện, học sinh cần tiếp nhận đầy đủ, hệ thống các bước của quá trình đọc hiểu để rèn luyện, cụ thể như sau: - Đọc toàn bộ văn bản ( đoạn trích) - Nắm hình thức thể hiện, nội dung khái quát của văn bản ( đoạn trích) - Tìm mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức trong văn bản ( đoạn trích) - “Soi” các câu hỏi vào văn bản để tìm câu trả lời chính xác ( với nhận biết), thỏa đáng, thuyết phục (với thông hiểu). 3.1.2. Hiểu văn bản Đây là một văn bản chúng tôi lấy ngoài sách giáo khoa để xem học sinh vận dụng hiểu biết để thể hiện năng lực đọc hiểu ra sao, trên cơ sở đã được rèn luyện. Ví dụ: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Tôi là ai? Tôi sinh ra trong một căn nhà gỗ nhỏ. Cha mẹ tôi là những nông dân thất học và mù chữ của vùng nông trại ở Kentucky, nước Mỹ. Khi tôi 7 tuổi, gia đình tôi bị buộc phải rời khỏi căn nhà mà chúng tôi gắn bó. Kể từ đó, tôi phải làm việc cật lực để phụ giúp gia đình. Ở tuổi lên 9, mẹ tôi qua đời. Ở lứa tuổi 20, tôi rời vùng rừng núi hẻo lánh để tìm đường tiến vào thế giới văn minh, giống như một gã trai kỳ dị, không bạn bè, không học thức, không một xu dính túi. 18
- 22 tuổi, tôi mất việc ở vị trí một nhân viên bán hàng. Tôi muốn theo học ngành luật, nhưng học vấn của tôi lại không đủ điều kiện vào trường. 23 tuổi, tôi chấp nhận nợ nần để cùng với đối tác mua chịu một cửa hàng tạp hóa nhỏ. 26 tuổi, đối tác qua đời, để lại tôi với món nợ chồng chất mà có lẽ phải cần rất rất nhiều năm sau tôi mới có thể trả hết được. 28 tuổi, sau 4 năm kiên trì theo đuổi một cô gái, tôi ngỏ lời cầu hôn nhưng bị khước từ. 37 tuổi, phải đến lần thứ ba nỗ lực, tôi mới được bầu vào Quốc hội Mỹ. Nhưng lại sớm thất bại cho cuộc tái bầu cử 2 năm sau đó. 41 tuổi, đứa con trai 4 tuổi của tôi qua đời. 45 tuổi, tôi lại chạy đua vào Thượng viện nhưng bất thành. 47 tuổi, tôi thất bại cho vị trí ứng cử viên phó tổng thống. 51 tuổi, tôi đắc cử trong cuộc bầu chọn Tổng thống Hoa Kỳ. Và tôi là ai? Tên tôi là Abraham Lincoln. ( dẫn theo: https://www.dkn.tv < doi- song >...) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? 2. Xác định biện pháp tu từ chính của văn bản? 3. Nội dung chính của văn bản ? 4. Ý nghĩa sâu sắc của văn bản? - Kiến thức nhận biết + Câu 1. Nhận diện phương thức biểu đạt: phương thức tự sự (tác giả kể lại hành trình cuộc đời với bao biến cố, nỗ lực từ lúc sinh ra đến khi là tổng thống). + Câu 2. Nhận diện biện pháp tu từ: liệt kê (các mốc chính của cuộc đời theo tuổi tác). - Kiến thức thông hiểu + Câu 3. Nội dung chính của văn bản: ý chí, nghị lực phi thường vượt lên hoàn cảnh để thực hiện ước mơ chân chính, lẽ sống cao đẹp. + Câu 4. Ý nghĩa của văn bản: bài học nhân sinh sâu sắc cho mọi người ở nhân vật- vị tổng thống thứ 16 ( 3/1861- 4/1865) trên tổng số 46 vị tính đến Joe Biden của Hợp chủng quốc Hoa Kì về ý chí, nghị lực vươn lên không ngừng để đạt được khát vọng( lí tưởng ) cao đẹp.Trong cuộc sống, mỗi người hãy biết nuôi ước mơ, khát vọng vượt lên mọi khó khăn, mất mát, đau thương kể cả vấp ngã, thất bại. 19
- 3.1.3. Hình thành năng lực đọc hiểu Từ việc rèn luyện, học sinh từng bước hình thành năng lực đọc và hiểu văn bản cho chính mình. Đó là các năng lực: - Năng lực đọc: Từ tri giác các con chữ tới ý thức đọc - tiếp nhận văn bản; hiểu nghĩa của kho từ vựng phong phú trong tiếng Việt; - Năng lực ngôn ngữ: Học tập cách dùng từ hay, đúng phong cách, cách đặt câu đúng mục đích, cách dùng các phép tu từ đạt hiệu quả,…; - Năng lực nhận biết, phát hiện các dấu hiệu hình thức chứa đựng nội dung, tư tưởng mà người xưa từng gọi là “ nhãn tự ”, “ thần cú” - Năng lực cảm thụ ( biết rung động và bày tỏ cảm xúc, thái độ, quan điểm trước các hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mĩ ), hiểu văn bản ( nội dung câu văn, hiệu quả của phép tu từ, ý nghĩa văn bản, tác động của nội dung văn bản tới bạn đọc); … 3.2. Với việc viết đoạn văn 3.2.1. Kĩ năng chọn cấu trúc đoạn Theo như các đề thi tốt ngiệp THPT những năm qua, câu nghị luận xã hội được định hướng khá rõ ( xem trang 12). Đó là một thuận lợi để học sinh lựa chọn cho mình một cấu trúc đoạn phù hợp và sở tích, sở trường lập luận của từng cá nhân. Theo đó, ở trường học, chúng tôi cố gắng chọn những văn bản đọc hiểu sát với thực tế giáo dục và cũng đưa ra mệnh đề cụ thể chứ không chung chung như trước nhằm gây khó cho học sinh như: từ nội dung văn bản (đoạn trích), anh / chị hãy viết một đoạn văn bàn về vấn đề đó. - Nếu luận đề đã được thừa nhận là chân lí thì chọn cấu trúc đoạn văn diễn dịch, lúc này câu chủ đề đứng đầu đoạn. Nói cách khác, diễn dịch là phương pháp đi từ tri thức về cái chung đến tri thức về cái riêng, từ tri thức chung đến tri thức ít chung hơn. - Nếu luận đề là một dự đoán khoa học thì cần đi từ cụ thể đến khái quát.trong trường hợp này, học sinh chọn cấu trúc đoạn văn quy nạp. Nói cách khác, quy nạp là phương pháp đi từ tri thức về cái riêng đến tri thức về cái chung, từ tri thức ít chung đến tri thức chung hơn. - Nếu muốn trình bày vấn đề mà vừa cần có sự khái quát và sự tổng hợp thì sử dụng cấu trúc đoạn văn tổng- phân -hợp. Lúc này, diễn dịch giúp ta đi từ cái chung để hiểu cái riêng còn quy nạp giúp ta hiểu được cái chung. Quá trình nhận thức là đi từ cái riêng đến cái chung và từ cái chung đến cái riêng. Vì vậy, ta phải vận dụng tổng hợp cả quy nạp và diễn dịch trong nhận thức và nghiên cứu khoa học. Khi viết đoạn văn, học sinh cũng cần chú ý điều đó. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 190 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 177 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10
44 p | 67 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 54 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
50 p | 16 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo mô hình STEM bài Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ và bài Ankan, Hoá học 11 ở trường THPT
56 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11
28 p | 65 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp tính khoảng cách trong hình học không gian lớp 11
35 p | 19 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh trung bình và yếu ôn tập và làm tốt câu hỏi trắc nghiệm chương 1 giải tích 12
25 p | 25 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hình thành và phát triển tư duy phê phán cho học sinh thông qua thí nghiệm hóa học
49 p | 21 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hình học hóa bài toán số phức
39 p | 34 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình chiếu trục đo (HCTĐ) của vật thể bằng cách dựng mặt phẳng cơ sở
26 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn