intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hóa học và vấn đề bảo vệ môi trường trong giảng dạy bộ môn hóa học trong nhà trường THPT

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:83

23
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm phục vụ cho các thế hệ học sinh mai sau khi rời ghế nhà trường, là những công dân mới sẽ và đã giữ gìn bảo vệ môi trường. Góp phần cùng giáo dục mọi người xung quanh thấy được bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp thiết nhất hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hóa học và vấn đề bảo vệ môi trường trong giảng dạy bộ môn hóa học trong nhà trường THPT

  1. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN I. Lời giới thiệu Trong thời đại văn minh của nhân loại ngày nay, con người luôn luôn phải  đối đầu với sự  khủng hoảng của môi trường sinh thái. Xã hội ngày càng phát  triển thì vấn đề môi trường càng mang tính chất cấp bách, mang tính chất thời  sự và nhận được sự quan tâm của toàn nhân loại. Ô nhiễm môi trường đang xảy   ra  không phải chỉ ở một khu vực mà nó đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, gây  ảnh hưởng đến cuộc sống trên trái đất. Hiện tượng trái đất đang nóng dần lên   do hiệu ứng nhà kính, hiện tượng nhiều chất độc hại có trong không khí, nước,  trong lòng đất… ngoài. Hóa học đã có những đóng góp gì trong vấn đề  bảo vệ  môi trường?  Để giúp học sinh hiểu biết thêm về sự ô nhiểm môi trường đã ảnh  hưởng đến sức khỏe của con người trên trái đất như  thế  nào. Những tác nhân  nào làm thay đổi cấu trúc môi trường và hậu quả  của sự  thay đổi đó như  thế  nào. Thông qua đó trong chương trình giáo dục phổ thông có những bài học cần  lồng ghép tích hợp giáo dục môi trường vào từng nội dung và giáo dục cho các  em ý thức bảo vệ môi trường. Những kiến thức cơ  bản về môi trường dưới đây sẽ  cho biết con người   đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào môi trường và làm môi trường   suy thoái  ảnh hưởng trực tiếp đến con người và các loài sinh vật trên trái đất.   Từ đó các em học sinh có ý thức về môi trường, ngôi nhà chung của nhân loại và  bản thân các em phải có ý thức bảo vệ  môi trường, tích cực vận động bạn bè   người thân cùng tham gia giữ gìn môi trường trong sạch. Sự giáo dục cho các em   khi còn trong trường phổ thông phải có ý thức trách nhiệm trước bản thân, trước   cộng đồng xung quanh và  ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bảo vệ  môi  trường là không của riêng ai nữa đó là của cộng đồng. Để chia sẻ những trăn trở  trên,với những gì mình đã tích lũy được suốt một thời gian trực tiếp giảng dạy   bộ  môn hóa tại trường THPT Nguyễn Viết Xuân ,tôi xin được đúc kết những  điều kiện cần và đủ  để  giáo dục các em và chứng minh về  sự  xâm phạm của  1
  2. các yếu tố  lên môi trường hiện tại và mai sau thông qua sự  tích hợp giáo dục   bảo vệ môi trường trong giảng dạy bộ môn hóa học trong nhà trường. 2
  3. II. Tên sáng kiến  “Hóa học và vấn đề bảo vệ môi trường trong giảng dạy bộ môn hóa học  trong nhà trường THPT” III. Tác giả sáng kiến ­ Họ và tên: Nguyễn Thị Lan Anh. ­   Địa chỉ  tác giả  sáng  kiến: Trường THPT  Nguyễn Viết  Xuân ­ Vĩnh  Tường ­ Vĩnh Phúc. ­ Số điện thoại: 0987.929.011. E_mail: nguyenlananhk29sptn@gmail.com IV. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến  Nguyễn Thị Lan Anh.  V. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến  Có thể áp dụng cho tất cả các lớp học trong và ngoài nhà trường.. VI. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử Tháng 1/2019 đến tháng 12  năm 2019. VII. Mô tả bản chất của sáng kiến 3
  4. PHẦN A: MỞ ĐẦU 1. Lý do viết sáng kiến  Môi trường có một vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống. Đó không  chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi,  hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mĩ… Đó là không gian sinh  sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên thiên   nhiên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân hủy các phế  thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất; đồng thời là  nơi lưu giữ  và cung cấp thông tin về  quá khứ, hiện tại, tương lai; lưu giữ  và  cung cấp thông tin về sự đa dạng các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ  sinh thái tự nhiên, các cảnh quan thiên nhiên… Bảo vệ môi trường hiện là một trong nhiều mối quan tâm mang tính chất  toàn cầu.  Ở  nước ta , bảo vệ  môi trường cũng đang là vấn đề  được quan tâm   sâu sắc. Cụ  thể  hóa và triển khai thực hiện các chủ  trương của Đảng và Nhà   nước, ngày 31 tháng 01 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ  thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ  trọng tâm từ nay đến 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến   thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng các hình thức phù hợp   trong từng môn học, từng cấp học và thông qua các hoạt động   dạy học, các  hoạt động ngoại khóa trong và  ngoài giờ lên lớp, xây dựng mô hình nhà trường   xanh ­  sạch – đẹp phù hợp với  từng vùng, miền, từng địa phương. Vì thế, thiết nghĩ trong việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy   hiện nay thực sự  hiệu quả, các thầy cô giáo cần phải lồng ghép tích hợp giáo  dục môi trường vào từng nội dung và giáo dục cho các em ý thức bảo vệ  môi  trường. Chính vì lí do vậy nên tôi đã chọn chủ  đề “Hóa học và vấn đề bảo vệ  môi trường trong giảng dạy bộ  môn hóa học trong nhà trường THPT” để  trao  đổi với các đồng nghiệp của mình nhằm làm tốt công tác giáo dục của mình và   4
  5. góp một phần vào công tác tuyên truyền ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường  sống trong cộng đồng xã hội. 5
  6. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Nghiên cứu để phục vụ cho việc giảng dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi   trường của môn hóa học trong toàn cấp học trung học phổ thông. Nghiên cứu để  phục vụ cho các thế hệ học sinh mai sau khi rời ghế nhà trường, là những công  dân mới sẽ  và đã giữ  gìn bảo vệ  môi trường. Góp phần cùng giáo dục mọi  người xung quanh thấy được bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp thiết  nhất hiện   nay. Nghiên cứu để phân tích, đánh giá các yếu tố và các chỉ số có liên quan tác  động đến môi trường sống, trên có sở đó rút ra các kết luận cần thiết nhất. 2.2. Nhiệm vụ Đề  ra những giải pháp hiệu quả và cụ  thể  việc áp dụng việc giảng dạy   tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường của môn hóa học trong toàn cấp học trung   học phổ thông. Đề xuất một số biện pháp tổ chức dạy học tích hợp GDBVMT thông qua  các tiết dạy mẫu(dạy học bài phân bón trích trong phần phụ lục). Đề  xuất một số  bài kiểm tra kiến thức HS liên quan đến giáo dục môi   trường Giáo dục và tuyên truyền để học sinh cũng như mọi công dân có ý thức và   thấy được bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp thiết nhất hiện nay. Xây dựng được một số  nội dung giáo dục bảo vệ  môi trường tích hợp,   lồng ghép trong một số bài học ở bộ môn hóa học trong chương trình THPT. 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu  3.1. Khách thể Liên quan đến từng bài cự thể như: mưa axit, tác hại của nước biển dâng   cao, rò rỉ phóng xạ, biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính… 3.2. Đối tượng nghiên cứu 6
  7. Về  các vấn đề   ảnh hưởng đến môi trường, phương pháp lồng ghép tích  hợp nội dung cụ  thể  từng bài vào những nội dung từng yếu tố  tác động môi  trường. Thể  hiện tính chính xác khoa học, mang tính giáo dục cao. Đối tượng  nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến sự ô nhiểm: ô nhiểm đất, ô nhiểm nước,  ô nhiểm không khí. Tác hại của vấn đề  ô nhiểm này đến môi trường sống và   các giải pháp bảo vệ môi trường.. 3.3. phạm vi nghiên cứu:  Nghiên cứu để giảng dạy tích hợp môi trường được thực hiện trong toàn  bộ chương trình sách giáo khoa mới của cấp trung học phổ thông. Nghiên cứu về các bài có liên quan đến giáo dục môi trường gắn với thực  tiển, phù hợp với chuyên môn, với yêu cầu từng bài cụ thể. 4.  Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu SKKN tôi có sử  dụng các phương pháp như  sau: ­ Phương pháp quan sát trực quan. ­ Phương pháp nghiên cứu tài liệu. ­ Phương pháp phân tích, tổng hợp ý kiến của học sinh. ­ Phương pháp điều tra: phát phiếu điều tra cho học sinh để   đánh giá. 7
  8. PHẦN B: NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN  CỨU  1. Cơ sở lí luận 1.1. Các khái niệm liên quan về môi trường và phương pháp phân tích đánh  giá môi trường 1.1. 1. Định nghĩa môi trường Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả  các nhân tố  tự  nhiên và xã hội cần   thiết cho sự  sống, sản xuất của con người như: tài nguyên thiên nhiên, không  khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội…. Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên mà chỉ bao  gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố  xã hội trực tiếp liên quan đến chất lượng   cuộc sống của con người. Ví dụ như: môi trường của học sinh gồm nhà trường   với các thầy cô giáo, bạn bè, nội quy của nhà trường, lớp học, sân trường,   phòng thí nghiệm, vườn trường, các tổ  chức đoàn thể  như  Đoàn, đội với các   điều lệ  hay gia đình, họ  tộc, làng xóm với những quy định không thành văn chỉ  truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ  quan hành chính  các cấp đối với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định… “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh  con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con  người và sinh vật” ( Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2005). Môi trường sống của con người được phân thành: môi trường tự nhiên và  môi trường xã hội. Môi trường tự  nhiên bao gồm các thành phần của tự  nhiên như  địa hình,   địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật, … Tóm lại môi trường là tất cả  những gì xung quanh ta, cho ta cơ  sở  để  sống và phát triển. Môi trường xã hội là tổng thể  tất cả  các mối quan hệ  giữa  con người với con người, các định hướng hoạt động của con người trong một  8
  9. khuôn khổ nhất định, tạo thuận lợi cho sự phát triển và làm cho cuộc sông của  con người khác với các sinh vật khác trong môi trường sống. Môi trường xã hội  được thể hện cụ thể bằng các luật lệ, thể chế, cam kết, nội quy, quy chế, các  quy định…  1.1.2. Ô nhiễm môi trường là gì ? Ô nhiễm môi trường lạ sự thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu  chuẩn của môi trường (theo Luật Bảo vệ Môi trường của việt Nam). Ô nhiễm môi trường là việc chuyển biến các chất thải hoặc năng lượng  vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự  phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường sống. Các tác nhân  ô nhiễm bao gồm các chất thải  ở  dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn   (chất rắn thải) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng   lượng khác (theo quan niệm trên thế giới).   Ô nhiểm môi trường là làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm   tiêu chuẩn môi trường, làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp tới các đặc tính vật   lí, hóa học, sinh học, … của bất kì thành phần nào trong môi trường. Chất gây ô  nhiễm chính là nhân tố  làm cho môi trường trở  nên độc hại hoặc có tiềm  ẩn   nguy cơ gây độc hại, nguy hiểm đến sức khỏe con người và sinh vật trong môi  trường đó.    1.1.3. Giáo dục môi trường là gì ? Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục  chính quy , không chính quy   và các hoạt động giáo dục khác nhằm giúp con  người có sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát  triển một   xã hội bền vững về  sinh thái. Là một quá trình nhằm phát triển  ở  người học sự hiểu biết và quan tâm trước những vấn đề  của môi trường: kiến   thức, thái độ, hành vi, trách nhiệm và ký năng để tự mình và cùng tập thể đưa ra   các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề môi trường trước mắt cũng như lâu dài. 9
  10. Mục đích của giáo dục môi trường là nhằm vận dụng kiến thức và kỹ  năng vào giữ gìn, bảo tồn, sử dụng việc học tập cách sử dụng môi trường theo  cách thức bền vững cho cả  thế  hệ hiện tại và tương lai. Nó cũng bao hàm cả  việc học tập cách sử dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản lượng và tránh  những thảm họa của môi trường, xóa đói nghèo, tận dụng các cơ  hội và đưa ra   những quyết định khôn khéo trong sử dụng tài nguyên. Hơn nữa, nó bao hàm cả  việc đạt được những kỹ năng, có những động lực và cam kết hành động dù với  tư  cách cá nhân hay tập thể  để  giải quyết vấn đề  về  môi trường hiện tại và  phòng ngừa những vấn đề nảy sinh.      1.1.4. Tại sao cần tích hợp giáo dục bảo vệ  môi trường vào trong giảng   dạy Hóa học ở trường THPT ?           Môi trường hiện tại đang có những thay đổi bất lợi cho con người, đặc   biệt là những yếu tố  mang tính chất tự  nhiên như  là đất, nước, không khí, hệ  động thực vật. Tình trạng môi trường thay đổi và bị  ô nhiểm đang diễn ra trên  phạm vi mỗi quốc gia cũng như  trên toàn cầu. Chưa bao giờ  môi trường bị  ô  nhiểm nặng như bây giờ, ô nhiểm môi trường đang là vấn đề nóng hổi trên toàn  cầu. Chính vì vậy việc giáo dục bảo vệ  môi trường nói chung, bảo vệ  thiên  nhiên, tài nguyên đa dạng sinh học nói riêng, là vấn đề  cần thiết, cấp bách và   bắt buộc khi giảng dạy trong trường phổ thông, đặc biệt với bộ  môn Hóa học  thì đây là vấn đề  hết sức cần thiết. Vì nó cung cấp cho học sinh những kiến  thức cơ bản về môi trường, sự ô nhiểm môi trường, … tăng cường sự hiểu biết  về mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với tự nhiên trong sinh hoạt và   lao động sản xuất, góp phần hình thành  ở  học sinh ý thức và đạo đức mới đối  với môi trường, có thái độ  và hành động đúng đắn để  bảo vệ  môi trường. Vì  vậy giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh là việc làm có tác dụng rộng lớn  nhất, sâu sắc và bền vững nhất. 1.2. Phương thức tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào bộ môn hóa học   ở trường trung học phổ thông 10
  11. 1.2.1. Xác định hệ  thống kiến thức giáo dục bảo vệ  môi trường trong môn   Hóa học            Hệ thống kiến thức giáo dục môi trường ở trường trung học phổ thông ở  nước ta hiện nay tập trung chủ  yếu vào các môn học có liên quan đến môi   trường nhiều như Hóa học, sinh học, địa lí, kĩ thuật nông nghiệp, công nghiệp,   vệ sinh học đường, Giáo dục công dân… Nội dung kiến thức giáo dục môi trường trong bộ môn Hóa học           Phần đại cương: cung cấp cho học sinh một số kiến thức, các khái  niệm, các quá tình biến hóa, các hiệu  ứng mang tính chất hóa học của môi  trường: môi trường là gì, chức năng của môi trường, bản chất hóa học trong  sinh thái, hệ  sinh thái, quan hệ  giữa con người và môi trường, ô nhiểm môi  trường… Phần hóa học vô cơ: cung cấp cho học sinh một số kiến thức, các  khái niệm, các quá tình biến hóa, các hiệu ứng mang tính chất hóa học của  các   hợp chất vô cơ, bản chất hóa học của hiệu  ứng nhà kính, lỗ  thủng tầng ozon,   khói mù quang học, mưa axit, hiệu  ứng hóa sinh của NOx , H2S, SOx, … các kim  loại nặng và một số độc tố khác có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống.  Phần hóa học hữu cơ: cung cấp cho học sinh một số kiến thức, các khái  niệm, các quá tình biến hóa, các hiệu ứng mang tính chất hóa học của  các hợp   chất hữu cơ có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống  như  các loại thuốc  trừ  sâu (DDT, 6.6.6, vonfatoc..), Các chất thải trong quá trình sinh hoạt, trường  học, bệnh viện, nhà hàng.    Phần hóa học môi trường và các vẫn xã hội: phân tích bản chất hóa học  của sự  ô nhiểm môi trường, bản chất hóa học của hiệu  ứng nhà kính, một số  vấn đề  toàn cầu (trái đất nóng lên, suy giảm tầng ozon, Elnino, LaNina..) suy   giảm sự  đa dạng sinh học, dân số  ­ môi trường và sự  phát triển bền vững, các  11
  12. biện pháp bảo vệ  môi trường, luật bảo vệ môi trường, chủ  trương chính sách   của Đảng ­ nhà nước về bảo vệ môi trường, …    1.2.2.  Phương thức tích hợp           Giáo dục bảo vệ môi trường là giáo dục tổng thể nhằm trang bị  những   kiến thức về  môi trường cho học sinh thông qua môn hóa học sao cho phù hợp   với từng đối tượng, từng cấp học. Việc đưa kiến thức giáo dục bảo vệ  môi  trường vào hóa học thuận lợi và hiệu quả  nhất là hình thức tích hợp và lồng  ghép. Tích hợp là sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp. Đó là sự hợp nhất hay  nhất thể hóa cácbộ phận khác nhau để đưa tới một đối tượng mới. Dạy học tích   hợp là định hướng dạy học giúp học sinh phát triển kỹ năng hoạt động tổng hợp  kiến thức, kỹ năng.. thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết các vấn trong   học tập và trong cuộc sống được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức   và rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực cần thiết. Tính tích hợp được thể hiện  qua sự  huy động kết hợp, liện hệ  các yếu tố  có liên quan với nhau của nhiều   lĩnh vực để  giải quyết một vấn đề  và thường đạt được nhiều mục tiêu khác   nhau. Ví dụ  1:  Khi giảng về  bài “Lưu huỳnh, khí H2S, một số  oxit của lưu  huỳnh”,  trong chương trình hóa học lớp 10 song song với việc giảng dạy về các  kiến thức về tính chất lí hóa, phương pháp điều chế…, giáo viên cần phải biết  khai thác các kiến thức có liên quan đến môi trường như việc gây ô nhiểm môi  trường khí quyển. Có thể cung cấp cho HS một số thông tin như: người ta  ước   tính các chẩt hữu cơ trên Trái đất sinh ra khoảng 31 triệu tấn H2S, mà sự oxi hóa  tiếp theo sinh ra SO2. Các hoạt động gây ô nhiểm môi trường không khí bởi SO 2  vẫn giữ vị trí hàng đầu. Qua đó có thể nêu các biện pháp xử lí đơn giản đối với  không khí bị ô nhiễm chứa lưu huỳnh.  12
  13. Ví dụ  2: Khi dạy bài “phân bón hóa học” trong chương trình hoá học 11  nâng cao  giáo viên nên hình thành cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường thông  qua nội dung bài, cần phân tích cho học sinh việc sử  dụng không hợp lí phân  bón, quá liều lượng có thể  gây ô nhiểm đất, nguồn nước, gây nhiễm độc cho  nông sản, thực phẩm, người và gia súc… Với sự  kết hợp hài hòa, hợp lí giữa  nội dung bài dạy và giáo dục bảo vệ môi trường bài giảng sẽ trở nên sinh động  hơn, gây ấn tượng và hứng thú cho việc học của HS. Tích hợp môn học có các mức độ từ đơn giản đến phức tập theo các hình  thức khác nhau, có bốn mức độ và hình thức tích hợp: a. Tích hợp trong một môn học Tích hợp trong một môn học là tích hợp trong nội dung các phân môn   thuộc môn học. Tích hợp trong phạm vi hẹp xử lí các nội dung có liên quan đến  các phân môn trong một môn học. b. Tích hợp đa môn học Tích hợp đa môn là tích hợp vào môn học những vấn đề  mang tính chất   toàn cầu theo đặc trưng riêng của các môn học cho phép. c. Tích hợp liên môn học Tích hợp liên môn là tích hợp nội dung kỹ năng của các môn học, lĩnh vực  học tập khác nhau trong cùng một chủ  đề, trong khi các môn học vẫn độc lập   tương đối với nhau. d. Tích hợp xuyên môn học Tích hợp xuyên môn là một số môn học , lĩnh vực học tập kết hợp lại với  nhau thành những chủ  đề  trong môn học mới, như  vậy không còn tên các môn   học truyền thống nữa. 13
  14. Các mức độ và hình thức  tích hợp trên thường được sử dụng đan xen với  nhau trong một cấu trúc các môn học, các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà  trường. 1.3. Dạy học tích hợp  bảo vệ môi trường qua môn Hóa học ở trường trung   học phổ thông Giáo dục bảo vệ  môi trường là một quá trình hoạt động thông qua hoạt   động giáo dục nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, các kĩ năng và các giá  trị  tạo điều kiện cho họ  tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về  sinh   thái. Giáo dục bảo vệ môi trường là sự kết hợp chặt chẽ có hệ thống các kiến  thức về  môi trường và kiến thức các môn học liên quan thành một nội dung   thống nhất, gắn bó chặt chẽ.          Yêu cầu cơ bản khi tiến hành giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh:  phải bao quát các mặt khác nhau của môi trường: tự  nhiên và nhân tạo, công  nghệ, xã hội, kinh tế, văn hóa và thầm mĩ. Giáo dục môi trường phải nêu rõ mối  quan hệ giữa các vấn đề môi trường địa phương, quốc gia và toàn cầu cũng như  các tương quan giữa hành động hôm nay và hậu quả ngày mai.            Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh là trang bị  cho học  sinh những kiến thức cơ  bản về  hóa học phổ  thông, mối quan hệ  giữa con   người với thiên nhiên. Cung cấp những kĩ năng cơ  bản về bảo vệ môi trường,  biết cách  ứng xử  tích cực đối với những vấn đề  cụ  thể  của môi trường. Xây   dựng cho học sinh những kiến thức cơ bản về môi trường để  mỗi học sinh trở  thành một tuyên truyền viên tích cực trong gia đình, nhà trường và địa phương. Hình thức và mức độ tích hợp GDBVMT thông qua môn hóa học phù hợp  và thuận lợi nhất đó là tích hợp một môn và ở mức độ lồng ghép và liên hệ. Ví dụ  1: Trong bài “Oxi ­ Ozon” (Hóa học lớp 10), khi dạy về  tính chất  vật lí của oxi, oxi tạo ra trong tự nhiên nhờ quá trình quang hợp của cây xanh và   14
  15. cây   xanh   cũng   sử   dụng   oxi   để   hô   hấp.   Từ   đó   GV   có   thể   liên   hệ   tích   hợp  GDBVMT bằng cách cho HS tìm hiểu và giải thích vì sao cần trồng nhiều cây  xanh, không nên để cây xanh  hoặc nhiều hoa trong phòng ngủ vào ban đêm. Ví dụ  2: Trong bài “Hợp chất của cacbon” (hóa học lớp 11), khi dạy về  hợp chất CO và CO2. GV liên hệ  với các kiến thức GDBVMT như  khí CO gây  ngộ  độc( thậm chí gây tử  vong cho con người nếu như con người tiếp xúc với  MT có chứa nồng độ CO cao, đó là nguyên nhân gây nên các trường hợp tử vong   khi sử  dụng  để  lò ủ  than trong phòng kín. Khí CO2 là nguyên nhân gây ra hiệu  ứng nhà kính..      Ví dụ 3: Trong bài “Phân bón hóa hoc” (Hóa học lớp 11), khi dạy về các   loại phân đạm, lân, kali GV liên hệ  với các kiến thức GDBVMT như  nếu sử  dụng lượng dư  phân đạm có  ảnh hưởng trực tiếp như  thế nào? Tại sao không   nên bón phân đạm đồng thời với vôi.      1.3.1. Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường qua giờ học trên lớp và   trong phòng thí nghiệm           Kiến thức về giáo dục môi trường được tích hợp và lồng ghép vào nội   dung bài học theo 3 mức độ: toàn phần, bộ  phận, hoặc liên hệ. Tùy từng điều  kiện có thể sử dụng một số phương pháp sau:                     ­ PP giảng dạy dùng lời (minh họa, giảng giải, kể chuyện, đọc tài   liệu)                     ­ PP thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề                     ­ PP sử dụng các thí nghiệm, các tài liệu trực quan trong giờ dạy                     ­ PP khai thác các kiến thức về  giáo dục bảo vệ  môi trường từ   những bài thực hành thí nghiệm trong phòng thí nghiệm         1.3.2. Phương pháp giáo dục bảo vệ  môi trường thông qua hoạt động   ngoài giờ, ngoại khóa 15
  16.              Trong nhà trường phổ  thông, hoạt động ngoại khóa để  giáo dục môi   trường là hình thức rất có hiệu quả, phù hợp với tâm lí học sinh, sự  giáo dục  của giáo viên và sự tiếp nhận của học sinh rất nhẹ nhàng và sâu sắc.   Phương   pháp  hợp  tác   và   liên  kết   giữa  nhà   trường  và   cộng  đồng  địa   phương trong các hoạt động về giáo dục bảo vệ môi trường. Phương pháp hành động cụ  thể  trong các hoạt động theo từng chủ  đề  được tổ chức trong trường hay  ở địa phương. Thông qua tình hình thực tế, giúp  học sinh hiểu biết được tình hình môi trường của địa phương, về  tác động của   con người đến môi trường. Từ đó giáo dục cho học sinh đạo đức môi trường và  ý thức bảo vệ môi trường. Thông qua hoạt động ngoại khóa cung cấp cho HS một số  kĩ năng và   phương pháp tích cực tham gia vào mạng lưới giáo dục môi trường. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình ngoại khóa   có thể thông qua một số hình thức sau:           Câu lạc bộ: câu lạc bộ môi trường sinh hoạt theo các chủ đề về ăn,   uống, sử dụng các năng lượng, rác thải, bệnh tật học đường… Tổ chức xem phim, băng hình, tranh ảnh về các đề tài bảo vệ môi  trường,  tham gia tổ  chức các cuộc thi tìm hiểu về  môi trường và sự  ô nhiểm  môi trường, tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa với chủ đề hóa học và môi  trường trong trường học và ngoài đời sống, … Tổ  chức các hoạt động tham quan theo chủ  đề: tham quan danh  lam thắng cảnh, nhà máy, nơi xử  lí rác thải, các loại tài nguyên (Ví dụ: tham  quan  nhà máy hóa chất Việt trì,  nhà máy sản xuất phân đạm Hà Bắc, …) Phát động các hoạt động trồng xanh hóa học đường:  nhân các  dịp lễ, Tết, 26/3…, ngày Môi trường thế giới 5/6 Các tổ chức đoàn thể (Đoàn thanh niên, chi đoàn GV) tổ chức các  chiến dịch tuyên truyền ở nhà trường và địa phương.         1.3.3.  Phương pháp thí nghiệm: 16
  17. Trong hoạt động dạy và học thì thí nghiệm hóa học đóng vai trò rất quan   trọng. Sử  dụng thí nghiệm sẽ tạo điều kiện cho học sinh mạnh dạn, chủ động   do được sự  hỗ  trợ  của các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm và sự  khuyến  khích của giáo viên từ  đó phát triển kĩ năng nhận thức kiến thức môn học. Thí  nghiệm thực hành rất phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh. Sử  dụng  thí nghiệm giúp học sinh có sự  hăng say, hứng thú hơn với môn học, các em  thích tham gia các hoạt động tìm tòi, khám phá đồng thời giúp học sinh rèn luyện   tính cẩn thận cần cù, kiên trì, tiết kiệm giúp học sinh hình thành và phát triển  nhân cách. Thông qua thí nghiệm học sinh chủ động tìm tòi, phát hiện giải quyết  nhiệm vụ nhận thức và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức kĩ năng. Sử  dụng thí nghiệm sẽ tạo điều kiện cho học sinh mạnh dạn, chủ động do được sự  hỗ trợ của các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm và sự khuyến khích của giáo  viên từ đó phát triển kĩ năng nhận thức kiến thức môn học. Ví dụ: Thí nghiệm  ủ  rác khi dạy về  xử  lí rác để  biết khã năng phân hủy của   từng loại rác. Hoạt động này giúp học sinh ý thức được việc sử  dụng các loại  bao bì đóng gói nào có lợi cho môi trường và sự  cần thiết phải phân loại rác   ngay từ khâu thu gom. Thí nghiệm về tiết kiệm năng lượng như: điện, nước… Ở  nơi có điều kiện, người ta tiến hành nhiều thí nghiệm  ảo bằng cách  mô hình hóa qua chương trình phần mềm vi tính.  Ví dụ: mô hình chu trình nước, mô hình sản xuất nước sạch, mô hình về  khí   nhà kính, …           1.3.4. Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống bảo vệ môi trường Nội dung GDBVMT là việc cung cấp những thông tin về môi trường cũng  như những biện pháp bảo vệ môi trường cần được cung cấp theo cách thức phù   hợp với trình độ, khả  năng nhận thức của từng nhóm HS. Nội dung GDBVMT   cần là giáo dục trong môi trường và vì môi trường. GDBVMT là nhìn thấy rõ  trách nhiệm và rèn luyện kỹ năng để bảo vệ môi trường. 17
  18. Kĩ năng sống bảo vệ  môi trường là khả  năng  ứng xử  một cách tích cực   đối với các vấn đề môi trường. 2. MỘT SỐ NỘI DUNG GÂY Ô NHIỂM MÔI TRƯỜNG      2.1. Ô nhiễm không khí, sự suy giảm tầng ozon Khí quyển của chúng ta được chia thành nhiều tầng, trong đó có tầng ozon  (cách mặt đất khoảng 25 km).  Ozon do 3 nguyên tử oxi kết hợp với nhau, chúng  được hình thành dưới tác dụng của bức xạ  mặt trời, sấm sét… Độ  dày mỏng  của tầng ozon  ở  mỗi nơi là không giống nhau. Tầng ozon có tác dụng quan  trọng trong việc ngăn cản các tia cực tím nguy hiểm từ mặt trời chiếu xuống trái  đất. Một số tác nhân gây thủng tầng ozon: Các chất clofloucacbon (CFC) có tác dụng làm phồng các tấm cách nhiệt  (cách âm) và dung môi trong công nghiệp điện tử, cơ khí, chất làm lạnh trong tủ  lạnh, chất đẩy trong các bình xịt tóc…là một trong số những tác nhân nguy hiểm   nhất với tầng ozon. Loại hay dùng nhất là Freon, có thời gian tôn tại rất lâu dài,  từ  50­400 năm tùy loại. Chúng bay lên không trung tận tầng cao nhất của khí   quyển, gặp các tia cực tím và bị  vỡ  ra làm clo được giải phóng. Mỗi nguyên tử  clo phá hủy một phân tử  ozon và để  tạo thành một phân tử  ClO, oxit này lại   phản ứng với một oxi nguyên tử để tái tạo clo nguyên tử, sau đó, tiếp   tục đi phá  hủy một phân tử ozon khác. Một nguyên tử clo có thể phá hủy khoảng 100 nghìn  phân tử  ozon trước khi bị  phản  ứng trở  lại thành dạng  ổn định gọi là “bình   chứa”.            Rất may, hiện nay, chất CFC đã bị  cấm sử dụng. Nhưng không phải vì   thế mà tầng ozon không tiếp tục bị thủng, lượng tàn dư của nó trong khí quyển  vẫn còn, thêm vào đó các oxit của nitơ  và lưu huỳnh cũng có tác hại tàn phá  tương tự.            Một số nguồn khí thải gây ô nhiễm không khí: 18
  19. Nguồn ô nhiễm công nghiệp: các chất độc hại trong khí thải công nghiệp   như  COx, NOx, SO2, … và tro bụi. Các nhà máy sản xuất thủy tinh thải ra một   lượng lớn bụi HF, SO2. Các nhà máy gạch, nung vôi thải ra đáng kể một lượng   bụi COx, NOx. Công nghiệp luyện kim, cơ  khí thải ra một lượng đáng kể  bụi  khói kim loại và nhiều chất độc hại. Nguồn ô  nhiễm  không khí do sinh hoạt: khí thải ra do nguồn này chỉ  chiếm một phần rất nhỏ, đa phần là các khí COx. Hàm lượng tuy nhỏ, nhưng  chúng phân bổ  dày và cục bộ  trong phạm vi nhỏ  hẹp của gia đình cho nên có  ảnh hưởng trực tiếp đến con người. Các hạt bụi có trong không khí là đối tượng chính chứa các kim loại nặng   trong khí quyển, là nguồn gốc tạo nên hiện tượng “khói mù quang học”, cản trở  ánh sáng và phản xạ ánh sáng mặt trời. Nguồn ô nhiễm do giao thông vận tải: Các chất khí độc hại do động cơ  đốt trong thải ra, hơi Chì, làm ô nhiễm không khí, hành lang hai bên của tuyến   giao thông. Một phần không nhỏ  bụi bị  cuốn theo sự  chuyển  động của các   phương tiện giao thông và vận tải hàng không, đặc biệt là các máy bay siêu âm   ở độ cao lớn thải ra một lượng lớn NOx có hại cho tầng Ozon. Hậu quả  của việc thủng tầng ozon tới khí hậu: giảm thời gian có nắng,   đồng nghĩa với việc thời gian mưa sẽ tăng lên. Đất đai không có vôi, tăng nồng  độ axit dẫn đến cằn cỗi. Hậu quả  trực tiếp với con người: tăng rối lọan tim mạch, hô hấp, các  bệnh phổi, hen, ung thư phổi, các bệnh ung thư da và các bệnh da liễu… 2.2. Ô nhiễm nguồn nước Nước là nguồn sống của con người và mọi loại sinh vật, nó rất cần thiết   cho rất nhiều ngành công nghiệp, sinh hoạt và nông nghiệp… Tuy nhiên hiện  nay, nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng nề.    Ô nhiễm môi trường nước là tình trạng nước bị  các chất độc hại xâm   chiếm. Chúng được hình thành từ  các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con   người. Cũng như  ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước để  lại nhiều   19
  20. hậu quả to lớn đến sức khỏe của con người, các sinh vật trong nước nhiễm độc   hàng loạt... Có nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước trong đó có một số  nguyên nhân sau: a. Từ con người  Mỗi ngày có một lượng lớn rác thải sinh hoạt từ  các hộ  gia đình, bệnh  viện,   khách sạn, cơ  quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh   hoạt, vệ  sinh của con người. thải ra môi trường mà không qua xử  lý.  Ở  các   nước phát triển, tỷ lệ gia tăng dân số khoảng 5 % trong khi đó tỷ lệ gia tăng dân  số ở các nước đang phát triển là hơn 2%.  Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân  hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ, chất dinh dưỡng, chất r ắn). Tùy  theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có   trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nói chung mức  sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.  b. Từ sản xuất nông nghiệp Các hoạt động nông nghiệp như chăn nuôi gia súc, nước tiểu gia súc, thức  ăn thừa không qua xử lý và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác. Thuốc trừ  sâu, phân bón từ  các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc  hại, có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.        Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc   bảo vệ thực vật gấp ba lần liều lượng khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân  còn sử dụng các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Thiodol, Monitor... Trong quá   trình bón phân, phun xịt thuốc, người nông dân không hề  trang bị  các dụng cụ  bảo hộ  lao động. Hiện nay việc sử  dụng phân hóa học, hóa chất bảo vệ  thực  vật tràn lan trong nông nghiệp làm cho nguồn nước cũng bị  ảnh hưởng. Lượng  hóa chất tồn dư sẽ ngấm xuống các tầng nước ngầm gây ảnh hưởng tới lượng  nước.  Đa số nông dân không có kho cất bảo quản thuốc, thuốc khi mua chưa sử  dụng được cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, nguồn nước sinh hoạt. Đa số vỏ  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2