intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khơi nguồn cảm hứng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh bằng phương pháp lồng ghép trải nghiệm vào bài phân bón hóa học - Lớp 11 THPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

15
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm tìm hiểu tự nhiên của học sinh, giúp các em yêu thích hơn môn hóa học, cũng như các môn toán, khoa học; công nghệ; kỹ thuật, giáo dục công dân… Hình thành và phát triển phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kĩ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại nói chung và các em học sinh lớp 11 THPT nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khơi nguồn cảm hứng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh bằng phương pháp lồng ghép trải nghiệm vào bài phân bón hóa học - Lớp 11 THPT

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KHƠI NGUỒN CẢM HỨNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỆ NGHIỆP CHO HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP TRẢI NGHIỆM TRONG BÀI PHÂN BÓN HÓA HỌC - LỚP 11 THPT LĨNH VỰC: HÓA HỌC
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TÂN KỲ 3 ===== ===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KHƠI NGUỒN CẢM HỨNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỆ NGHIỆP CHO HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP TRẢI NGHIỆM TRONG BÀI PHÂN BÓN HÓA HỌC - LỚP 11 THPT LĨNH VỰC: HÓA HỌC Tên tác giả: Nguyễn Anh Dũng Phạm Thị Mỹ Linh Tổ chuyên môn: Khoa học tự nhiên Năm học: 2022- 2023 Số điện thoại: 0372252170
  3. MỤC LỤC Trang PHẦN I. MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu....................................................................................... 1 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu nghiên cứu .............................................. 2 4. Giả thiết khoa học ........................................................................................... 2 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2 6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 3 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài ........................................................... 3 8. Những đóng góp mới của đề tài ...................................................................... 4 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................ 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................. 5 1. Một số phương pháp dạy học tích cực trong môn Hóa học.............................. 5 1.1. Phương pháp dạy học trải nghiệm trong môn Hóa học.............................. 5 1.2. Phương pháp dạy học gợi mở, khám phá .................................................. 6 1.3. Phương pháp dạy lớp học đảo ngược ........................................................ 7 2. Giới thiệu về phân bón .................................................................................... 7 2.1. Khái niệm và phân loại phân bón .............................................................. 7 2.2. Vai trò của phân bón ................................................................................. 8 3. Lý thuyết phân bón hóa học ............................................................................ 8 3.1. Phân đạm .................................................................................................. 9 3.2. Phân lân .................................................................................................. 11 3.3. Phân kali ................................................................................................. 12 3.4. Một số loại phân bón khác ...................................................................... 13 3.5. Cách sử dụng và bảo quản phân bón ....................................................... 14 3.6. Ảnh hưởng của phân bón ........................................................................ 15 4. Giáo dục hướng nghiệp ở THPT ................................................................... 16 4.1. Quan niệm về giáo dục hướng nghiệp ..................................................... 16 4.2. Đặc điểm tâm - sinh lý của học sinh THP ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề . 16 4.3. Quá trình giáo dục hướng nghiệp ở THPT .............................................. 17 4.4. Định hướng nghề nghiệp cho học sinh theo học ngành Hóa học ............. 18
  4. Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN (THỰC TRẠNG) ......................................... 19 1. Thực trạng dạy, học bài phân bón hóa học nhằm khơi nguồn cảm hứng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh ........................................................................ 19 1.1. Về phía giáo viên .................................................................................... 19 1.2. Về phía học sinh ..................................................................................... 20 2. Phân tích thực trạng ...................................................................................... 21 2.1. Thuận lợi ................................................................................................ 21 2.2. Khó khăn ................................................................................................ 21 Chương 3. GIẢI PHÁP ...................................................................................... 23 1. Giải pháp dạy học lồng ghép trải nghiệm, hướng nghiệp vào bài phân bón hóa học khơi nguồn cảm hứng cho học sinh ............................................................ 23 1.1. Thiết kế dạy học phân bón hóa học ......................................................... 23 1.2. Biên soạn các câu hỏi trải nghiệm ........................................................... 32 2. Mối quan hệ giữa các giải pháp đề xuất ........................................................ 39 3. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất...................... 40 4. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập ................................................................. 42 4.1. Hình thức đánh giá.................................................................................. 42 4.2. Công cụ đánh giá .................................................................................... 43 Chương 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .......................................................... 45 1. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 45 2. Tiến hành thực nghiệm.................................................................................. 45 2.1. Đối tượng thực nghiệm ........................................................................... 45 2.2. Kiểm tra, thu nhận và xử lý kết quả ........................................................ 45 3. Nhận xét, đánh giá kết quả thực nghiệm........................................................ 48 PHẦN III: KẾT LUẬN ...................................................................................... 50 1. Kết luận ........................................................................................................ 50 2. Kiến nghị ...................................................................................................... 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 52 PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Nội dung Viết tắt Bộ giáo dục BGD Đối chứng ĐC Giáo dục hướng nghiệp GDHN Giáo dục phổ thông GDPT Giáo viên GV Học sinh HS Phân bón hóa học PBHH Phương pháp dạy học PPDH Trung học phổ thông THPT Thực nghiệm TN
  6. PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn". Quả thực là như vậy, bạn sẽ thành công khi được là chính mình và làm việc với niềm đam mê của mình. Chính vì vậy, việc lựa chọn nghề nghiệp đối với thanh niên hiện nay luôn là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. "Lựa chọn nghề nghiệp" là việc mỗi cá nhân tự định hướng công việc cho mình để có được một công việc như mong muốn, từ đó đáp ứng được nhu cầu vật chất hay tinh thần của mình. Khi bạn lựa chọn nghề nghiệp đúng với sở thích của mình thì sẽ đem lại hiệu quả công việc cao. Xã hội ngày càng phát triển với nhiều ngành nghề đa dạng khác nhau nên thanh niên có thể tự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích và năng lực của mình. Người biết lựa chọn nghề nghiệp là người có chí hướng, mục tiêu rõ ràng và luôn phấn đấu để đạt được mục tiêu đó. Do vậy, khi lựa chọn nghề nghiệp cần có sự cân nhắc cẩn thận trước khi đưa ra quyết định để lựa chọn được đúng nghề mà mình yêu thích. Một trong những con đường có thể giúp học sinh phát triển năng lực tự định hướng nghề nghiệp đó là thông qua dạy học các môn văn hóa. Khi lí thuyết từ sách vở gắn liền với thực tiễn cuộc sống, không chỉ làm tăng hứng thú của học sinh với các môn học mà còn góp phần mang lại những hiểu biết cơ bản về các ngành nghề có liên quan đến kiến thức môn học, từ đó hình thành cho các em động cơ, nhu cầu và góp phần giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong tương lai. Bài“Phân bón hoá học” được trình bày trong chương trình sách giáo khoa Hoá học lớp 11 còn bỏ ngỏ phần liên hệ thực tế. Căn cứ vào mục đích của đổi mới cách dạy và học môn Hoá trong chương trình phổ thông cũng như liên hệ với thực tế địa phương và muốn truyền tải đến học sinh những kiến thức bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và bảo vệ môi trường sống khi các em trưởng thành. Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy bài phân bón hình thành và phát triển ở học sinh hứng thú học tập, nghiên cứu; tính trung thực; thái độ tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân. Học sinh thấy được tầm quan trọng trong việc sử dụng phân bón trong lao động, sản xuất nông sản, hoa màu. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Khơi nguồn cảm hứng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh bằng phương pháp lồng ghép trải nghiệm vào bài phân bón hóa học - Lớp 11 THPT” 2. Mục đích nghiên cứu Trong đề tài này, chúng tôi đã sử dụng kiến thức liên môn, hiểu biết thực tiễn gắn bó với đời sống con người, kinh doanh ngành nghề tại địa phương và khơi dậy 1
  7. lòng trắc ẩn của học sinh với tình yêu thương con người, yêu quê hương đất nước; ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng;… cho một bài cụ thể, đó là bài “phân bón hóa học- lớp 11 THPT” để từ đó : - Học sinh vận dụng kiến thức hóa học để giải thích hiện tượng thực tiễn trong đời sống. Vận dụng kiến thức hóa học về phân bón; những kĩ năng cơ bản nhất về sử dụng phân bón để áp dụng trong cuộc sống và tuyên truyền rộng rãi đến người thân. Từ đó, giúp mọi người sử dụng phân bón hợp lý, hiệu quả, an toàn hơn trong đời sống, sản xuất. - Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên của học sinh, giúp các em yêu thích hơn môn hóa học, cũng như các môn toán, khoa học; công nghệ; kỹ thuật, giáo dục công dân… Hình thành và phát triển phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kĩ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại nói chung và các em học sinh lớp 11 THPT nói riêng. - Khơi nguồn cảm hứng hóa học và hướng nghiệp cho học sinh THPT. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Vận dụng giải pháp lồng ghép trải nghiệm, hướng nghiệp vào bài phân bón hóa học có cấp thiết, khả thi hay không 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng kiến thức và áp dụng vào thực tiễn nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh. 4. Giả thiết khoa học Nếu đề tài “Khơi nguồn cảm hứng và định hướng nghề nghiệp cho hoc sinh bằng phương pháp lồng ghép trải nghiệm trong bài phân bón hóa học-lớp 11 THPT” được thực hiện ở các trường học chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả thiết thực. Học sinh được tự mình trải nghiệm để tìm ra kiến thức từ đó tạo ra hứng thú với môn học. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu * Nghiên cứu cơ sở lí luận về: - Nghiên cứu xây dựng tổng quan lý thuyết về chuyên đề phân bón. - Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh. - Một số phương pháp dạy học theo hướng trải nghiệm (phương pháp dạy học lớp học đảo ngược) * Nghiên cứu cơ sở thực tiễn: - Nghiên cứu về thực trạng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn trong chuyên đề phân bón hiện nay nhằm giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh. 2
  8. - Thiết kế kế hoạch dạy học về kiến thức Hóa học bài phân bón hóa học khơi nguồn cảm hứng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT. - Xây dựng công cụ đánh giá để đánh giá tính khả thi của đề tài. - Kết luận khoa học và đề xuất một số khuyến nghị. * Khảo sát đánh giá thực trạng: - Khảo sát đánh giá thực trạng dạy, học lồng ghép trải nghiệm vào các tiết học có tạo hứng thú cho học sinh hay không * Đề xuất giải pháp: - Sử dụng giải pháp lồng ghép trải nghiệm vào bài phân bón hóa học nhằm tạo hứng thú và định hướng nghề nghiệp cho học sinh - Đánh giá tính khả thi, cấp thiết trong việc lồng ghép trải nghiệm, định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông trong bài phân bón hóa học 5.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất giải pháp dạy học lồng ghép trải nghiệm kết hợp phương pháp dạy học lớp học đảo ngược - Về thời gian: từ tháng 10/2022 đến 04/2023 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu về dạy học tích trải nghiệm, nghiên cứu các kĩ thuật dạy học tích cực,… - Phương pháp nghiên các tài liệu liên quan đến nội dung của đề tài: phần lý thuyết phân bón hóa học sgk hóa 11, tài liệu trên internet. - Phương pháp điều tra: điều tra nhu cầu của học sinh được học theo phương pháp trải nghiệm, phương pháp dạy học lớp học đại cương. - Phương pháp thu thập thông tin: Lấy thông tin từ các giáo viên bộ môn về các nội dung liên quan đến chủ đề. - Phương pháp thực nghiệm: dạy minh họa chủ đề ở lớp 11A2, 11A6. - Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn học sinh sau khi được học chủ đề này. - Phương pháp đối chiếu, so sánh:Kiểm tra đánh giá các lớp TN và lớp ĐC - Phương pháp thống kê toán học: Bảng kiểm, đồ thị đánh giá. 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài Trong khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi tập trung làm sáng tỏ và bảo vệ các luận điểm sau: 3
  9. - Luận điểm 1: Sự cần thiết sử dụng phương pháp dạy học trải nghiệm, hướng nghiệp kết hợp với một số kỹ thuật dạy học môn hóa học 11. - Luận điểm 2: sử dụng giải pháp đó sẽ tăng hứng thú học tập môn hóa học của học sinh. 8. Những đóng góp mới của đề tài - Góp phần đổi mới PPDH, các phương pháp dạy học tích cực, đổi mới kiểm tra đánh giá, tiếp cận chương trình GDPT mới. - Khơi nguồn, ý tưởng sáng tạo cho học sinh vận dụng kiến thức khoa học đã học, sử dụng các nguyên vật liệu tái chế, có sẵn trong cuộc sống để sản xuất phân bón nhằm thúc đẩy thành công trong quá trình chăm sóc, phát triển nông nghiệp. - Thúc đẩy, tạo động lực cho học sinh vận dụng các kiến thức môn học để giải quyết nhiều tình huống trong thực tiễn. Định hướng nghề nghiệp trong tương lai. - Kiểm tra, đánh giá năng lực tìm tòi, khai thác các vấn đề học tập, tài liệu, xử lí thông tin có tính chọn lọc, hiệu quả; năng lực tự nghiên cứu, làm việc nhóm, năng lực làm ra sản phẩm, năng lực thuyết trình. - Học sinh được học tập theo hướng “trải nghiệm sáng tạo”, “ học đi đôi với hành”. 4
  10. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Một số phương pháp dạy học tích cực trong môn Hóa học 1.1. Phương pháp dạy học trải nghiệm trong môn Hóa học Dạy học trải nghiệm có thể hiểu một cách đơn giản là phương pháp giáo dục hiện đại khuyến khích người học tham gia các hoạt động khám phá thực tế. Từ đó, học sinh có thể phân tích, đánh giá vấn đề và đưa ra kết luận chính xác. Phương pháp này giúp người học có thể tiếp nhận kiến thức một cách sáng tạo và chủ động. Học tập trải nghiệm lôi cuốn, thu hút học sinh ở chỗ các kiến thức được truyền đạt thông qua nhiều hoạt động khác nhau. Hiện nay, chương trình học tập trải nghiệm ở Việt Nam thường được triển khai dưới một số hoạt động phổ biến sau Học tập trải nghiệm thông qua hoạt động thảo luận nhóm: Với hoạt động này, học sinh sẽ được chia thành các nhóm nhỏ để cùng thảo luận và giải quyết một vấn đề cụ thể thuộc chủ đề của bài học. Cuối cùng, câu trả lời được trình bày và nhận được đóng góp từ cả lớp. Học tập trải nghiệm thông qua hoạt động nghiên cứu tình huống: Học sinh sẽ được giới thiệu một tình huống thực tế thông qua video clip hoặc bài giảng. Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh tiếp cận bài học bằng cách đặt ra các câu 5
  11. hỏi xoay quanh tình huống thực tế, nhiệm vụ của học sinh là tổng hợp thông tin, phân tích, suy luận và đưa ra câu trả lời chính xác nhất. Học tập trải nghiệm thông qua trò chơi nhập vai: Học sinh sẽ trực tiếp hóa thân thành các nhân vật để mô phỏng lại các tình huống, hiện tượng thực tế trong cuộc sống. Các hoạt động “học mà chơi, chơi mà học” này không chỉ tăng sự thích thú, tập trung cho học sinh mà còn giúp các em hiểu sâu, đánh giá vấn đề một cách thực tế, đa chiều từ đó dễ dàng tiếp thu được kiến thức. Học tập trải nghiệm từ hoạt động thực tế: Đối với hoạt động này, học sinh trải nghiệm thực tế thông qua việc thí nghiệm và thực hành trong môi trường thật, thay đổi không gian từ lớp học sang phòng thí nghiệm hoặc các cơ sở sản xuất, địa điểm, doanh nghiệp,… phù hợp với bài học. Qua việc tiếp cận môi trường thực tế, học sinh cũng sẽ được mở rộng cách nhìn nhận, tiếp cận và đưa ra các suy luận, đánh giá một cách trực quan hơn, bám sát thực tế hơn. 1.2. Phương pháp dạy học gợi mở, khám phá Bản chất của dạy gợi mở, khám phá là thông qua các hoạt động học, HS tự tìm tòi, khám phá phát hiện ra tri thức mới dưới sự định hướng của GV. 6
  12. 1.3. Phương pháp dạy lớp học đảo ngược Lớp học đảo ngược (Flipped classroom) là một phương pháp đào tạo mới trong đó cung cấp nội dung học tập cho người học học tập trước khi vào lớp. Ý tưởng và mô hình lớp học đảo ngược hình thành tại Mỹ từ những năm 1990. Với hình thực đào tạo online, tài liệu học tập được giảng viên cung cấp trên hệ thống eLearning. Người học sẽ học tập ở hai không gia trong và ngoài phạm vi lớp học làm tăng thời lượng và hiểu quả học tập. 2. Giới thiệu về phân bón 2.1. Khái niệm và phân loại phân bón - Phân bón là những chất được đưa vào đất để làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm thức ăn cho cây trồng, chúng chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để cây trồng sinh trưởng và phát triển cho năng suất cao. - Phân loại các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng: + Nhóm nguyên tố đa lượng: nitơ(nitrogen), photpho (phosphorus), kali (potassium). + Nhóm trung lượng: canxi(calcium), magie(magnesium), lưu huỳnh(sulfur). + Nhóm nguyên tố vi lượng: bo (boron), đồng (copper), sắt (iron), Clo (chlorine), mangan (manganese), Niken (nickel), natri (sodium), molybdenum, kẽm (zinc),… - Dựa vào nguồn gốc tạo thành phân bón được chia thành hai loại chính:Phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ 7
  13. +Phân bón vô cơ: có nguồn gốc từ những sản phẩm hóa học vô cơ chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng như phân kali, phân đạm, phân lân, phân NPK.... +Phân bón hữu cơ: có nguồn gốc từ những chất hữu cơ, các chất thải hữu cơ được chế biến, lên men và có bổ sung thêm khoáng chất 2.2. Vai trò của phân bón Phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định năng suất của cây. Phân bón làm tăng khả năng chống chịu của cây trồng đối với sâu bệnh, điều này sẽ làm giảm sự phụ thuộc của cây trồng vào các loại thuốc diệt côn trùng, thuốc diệt cỏ. Cây trồng sẽ mạnh khỏe và cho năng suất cao hơn Phân bón được sử dụng một lượng rất lớn mỗi năm và là vật tư không thể thiếu đối với nông dân để tăng sản lượng cây trồng. Hình ảnh lá cây cà chua thiếu một số nguyên tố khoáng 3. Lý thuyết phân bón hóa học Phân bón hóa học (vô cơ) là những hoá chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây trồng nhằm nâng cao năng suất mùa màng. Có 3 loại phân bón vô cơ chính là phân đạm, phân lân và phân kali (potassium) 8
  14. 3.1. Phân đạm - Nguyên tố dinh dưỡng: Nitơ (Nitrogen) - Dạng ion đồng hoá: ion NO3- và NH4+. - Tác dụng: Tăng cường quá trình sinh trưởng của cây trồng.Tỉ lệ protêin thực vật tăng. Cây phát triển mạnh, tăng sản lượng, củ quả có nhiều dinh dưỡng. Phân đạm có tác dụng rất lớn đối với cây trồng và thực vật nói chung, đặc biệt là cây lấy lá như rau. - Độ dinh dưỡng: đánh giá thông qua % Nitơ (Nitrogen) có trong phân. - Phân loại: Dựa vào thành phần hoá học: + phân đạm amonium, phân đạm nitrate, phân đạm urê. + Đạm 1 lá : NaNO3, (NH2)2CO + Đạm 2 lá: NH4NO3 +) Phân đạm amoni (ammonium) - Trong thành phần phải chứa ion amoni (ammonium) NH4+, ví dụ như NH4Cl amoni clorua (ammonium chloride), (NH4)2SO4 amoni sunfat (ammonium sulfate), NH4NO3 amoni nitrat (ammonium nitrate) - Điều chế: Cho amonia tác dụng với axit tương ứng. NH3 + HCl NH4Cl 2NH3 + H2SO4 (NH4)2SO4 NH3 + HNO3 NH4NO3 - Tính chất: vì thành phần chứa muối tan nên dễ tan trong nước, dễ chảy rửa, - Phân đạm amoni (ammonium) sử dụng cho đất ít chua. 9
  15. – Phân đạm amoni (ammoni) là tổng hợp các muối amoni: NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4… – Cách sử dụng: Bón thúc và chia làm nhiều lần. +) Phân đạm Nitrat (Nitrate) - Trong thành phần phải chứa gốc nitrat (nitrate) NO3-, ví dụ NaNO3 natri nitrat (sodium nitrate), Ca(NO3)2 canxi nitrat (calxium nitrate),... - Điều chế: muối cacbonat (Carbonate) kim loại (MCO3) tác dụng với HNO3. CaCO3 + HNO3 -> Ca(NO3)2 +CO2 + H2O - Tính chất: vì thành phần chứa muối tan nên dễ tan trong nước, dễ chảy rửa – Phân đạm Nitrat là tổng hợp các muối nitrat (nitrate): NaNO3, Ca(NO3)2… – Cách sử dụng: Bón thúc cho lúa với lượng nhỏ. Bón cho cây trồng công nghiệp: bông, chè, cafe, mía +) Urê (Urea) Là loại phân đạm được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Urê (Urea) công thức là (NH2)2CO và có hàm lượng đạm cao nhất 46% N - Công thức hoá học: (NH2)2CO. - Sản xuất: cho CO2 tác dụng NH3 với điều kiện 1800-2000C, 200atm CO2 + 2NH3 -> (NH2)2CO + H2O - Ion cây trồng đồng hoá: NH4+ + Bị phân huỷ dưới tác dụng của vi sinh vật sinh ra amoniac (amonia). + Tác dụng nước tạo ra muối cacbonat (Carbonate): (NH2)2CO + 2H2O (NH4)2CO3 - Tính chất: là chất rắn màu trắng, tan tốt trong nước, chứa 46, 67% N. - Trong 3 loại phân đạm trên, hàm lượng N trong phân urê (urea) là cao nhất nên được sử dụng nhiều. - Không dùng phân này cho đất kiềm vì: (NH2)2CO + 2H2O (NH4)2CO3 (NH4)2CO3 2NH4+ + CO32- 2NH4+ + OH- NH3 + H2O 10
  16. NH3 không phải là dạng cây trồng hấp thu. – Cách sử dụng: Bón đều (không bón tập trung vì cây sẽ bị bội thực N), có thể trộn mùn cưa, đất để bón hoặc phun lên lá. 3.2. Phân lân - Nguyên tố dinh dưỡng: photpho (Phosphorus) - Dạng ion: photphat (phosphate) PO43- - Tác dụng: ở thời kì sinh trưởng, thúc đẩy các quá trình sinh hóa, trao đổi chất và năng lượng của thực vật. Bón phân lân giúp cành lá xum xuê, hạt chắc, quả củ to. - Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng % P2O5 tương ứng với lượng photpho (Phosphorus) có trong thành phần của nó. - Phân lân gồm: supephotphat (superphosphate) và phân lân nung chảy,... 3.2.1. Supephotphat (Superphosphate) - Gồm: supephotphat (superphosphate) đơn và supephotphat (superphosphate) kép a) Supephotphat (Superphosphate) đơn - Chứa khoảng 14-20% P2O5. - Dạng ion cây trồng đồng hoá: H2PO4 -. - Thành phần chính: Ca(H2PO4)2 - Điều chế: Cho photphorit hoặc quặng apatit tác dụng với axit sunfuric (sulfuric acid) đặc. Ca3(PO4)2 +H2SO4 →Ca(H2PO4)2+CaSO4 CaSO4 không tan trong nước, là phần không có ích, làm rắn đất. 11
  17. b) Supephotphat (Superphosphate) kép - Chứa khoảng 40-50% P2O5, cao hơn so với supephotphat (Superphosphate) đơn. - Thành phần chính: Ca(H2PO4)2 - Sản xuất: Cho quặng photphorit hoặc quặng apatit tác dụng với sulfuric acid Sản xuất qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Điều chế axit photphoric Ca3(PO4)2 +3H3PO4 → H3PO4 + 3CaSO4 Giai đoạn 2:Cho axit photphoric tác dụng với quặng photphorit hoặc quặng apatit Ca3(PO4)2 +3H3PO4 → 3Ca(H2PO4)2 3.2.2. Phân lân nung chảy - Hàm lượng: chứa 12-14% P2O5. - Thành phần chính: hỗn hợp muối photphat (phosphate) và Silicat (silicate) của canxi (calxium) và magie (magnesium). - Thích hợp cho đất chua (Giải thích: Các muối này không tan trong nước, đất chua có tính axit nên có khả năng hoà tan chúng). - Sản xuất: Nguyên liệu: bột quặng apatit, đá xà vân (thành phần chính gồm magie silicat) và than cốc. Quy trình: cho hỗn hợp nguyên liệu vào lò đứng trên 10000C. Sản phẩm nóng chảy từ lò được làm lạnh nhanh bằng nước, sau đó sấy khô và nghiền nát thành bột. 3.3. Phân kali - Nguyên tố dinh dưỡng: Kali (potassium) dưới dạng K+. - Độ dinh dưỡng được đánh giá qua phần trăm khối lượng K2O. - Thành phần: Hai muối được sử dụng nhiều để làm phân kali là KCl Kali Clorua (potassium chloride), K2SO4 Kali Sunfat (potassium sulfate). - Tác dụng: thúc đẩy quá trình tạo đường, bột, chất xơ, chất dầu; tăng cường sức chống rét, chống sâu bệnh và chịu hạn của cây. 12
  18. 3.4. Một số loại phân bón khác 3.4.1. Phân hỗn hợp và phân phức hợp: Chứa đồng thời một số nguyên tố dinh dưỡng cơ bản. Gồm: - Phân hỗn hợp: Chứa Nitơ (nitrogen),Photpho ( Phosphorus), Kali (potassium) được gọi chung là phân NPK. Khi trộn lẫn các loại phân bón với tỉ lệ N:P:K khác nhau ta thu được phân hỗn hợp, tuỳ theo loại đất và cây trồng. - Phân phức hợp: hỗn hợp các chất được tạo ra đồng thời bằng tương tác hoá học các chất. Ví dụ: DAP là hỗn hợp các muối NH4H2PO2 và (NH4)2HPO2, thu được khi cho amoni (ammonia) tác dụng với axit photphoric (phosphoric acid) 13
  19. 3.4.2. Phân vi lượng Phân vi lượng cung cấp cho cây các nguyên tố như Bo (boron), Kẽm (Zinc), Mangan (manganese), Đồng (copper), molypden,... ở dạng hợp chất. Cây trồng chỉ cần một lượng rất nhỏ loại phân bón này để tăng khả năng kích thích quá trình sinh trưởng và trao đổi chất, tăng hiệu lực quang hợp,... - Các nguyên tố trên đóng vai trò như những vitamin cho thực vật. - Phân vi lượng được đưa vào đất cùng với phân bón vô cơ hoặc phân bón hữu cơ. - Loại phân bón này chỉ có hiệu quả cho từng loại cây và từng loại đất, dùng quá lượng quy định sẽ có hại cho cây. 3.5. Cách sử dụng và bảo quản phân bón 3.5.1. Cách sử dụng Khi bón cần đảm bảo các nguyên tắc sau: 14
  20. Lựa chọn loại phân bón phù hợp. Bón đúng thời điểm và đúng liều lượng. Bón phân hoá học cần cân nhắc đến yếu tố thời tiết. 3.5.2. Bảo quản phân bón hóa học + Chống ẩm: Các loại phân bón cần phải kê cao lên giá gỗ, tránh để tiếp xúc với nền đất + Chống để lẫn lộn: Khu vực bảo quản phải có nhiều gian, mỗi gian để riêng một loại phân bón. Nếu không có điều kiện, có thể để chung một gian nhưng bắt buộc phải chia ngăn để riêng từng loại, đánh dấu các loại phân bón để tránh nhầm lẫn + Chống acid: Chọn vật liệu bảo quản chống axit như xi măng, gạch,… Chọn vật liệu sử dụng, bảo quản có tính chống acid. Nền nhà phải làm bằng xi măng hoặc bằng gạch; không lót gỗ, tre, nứa. Chống nóng: không để gần nguồn nhiệt, che đậy tốt 3.6. Ảnh hưởng của phân bón Phân bón hóa học đã gây ra ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí: - Khi phân bón hóa học bón trực tiếp vào đất, lượng phân bón dư thừa sẽ ngấm vào đất gây nên hiện tượng bạc màu, đất bị rắn, vón cục,... - Phân bón hóa học gây thiếu oxi trong nước, ô nhiễm nguồn nước ngầm, ... - Trong thành phần của phân bón có một số chất là nguyên nhân của hiện tượng hiệu ứng nhà kính - Các ảnh hưởng trên sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sức khỏe con người, gây ra một số bệnh như: cao huyết áp, các bệnh về hô hấp, bệnh tim, ... 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2