Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kiểm tra đánh giá tác phẩm Vội vàng trong chương trình Ngữ văn 11 theo hướng phát triển năng lực
lượt xem 5
download
Sáng kiến kinh nghiệm "Kiểm tra đánh giá tác phẩm Vội vàng trong chương trình Ngữ văn 11 theo hướng phát triển năng lực" nhằm phát triển năng lực của người học, việc kiểm tra đánh giá phải được thực hiện theo hướng vì sự tiến bộ của người học như là quá trình thúc đẩy phát triển học tập bền vững, từ đó quá trình dạy học trở nên tích cực hơn rất nhiều.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kiểm tra đánh giá tác phẩm Vội vàng trong chương trình Ngữ văn 11 theo hướng phát triển năng lực
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng chấm sáng kiến cấp trường-Trường THPT Nguyễn Huệ. Hội đồng chấm sáng kiến cấp Tỉnh- Sở Giáo dục & Đào tạo Ninh Bình Chúng tôi gồm: TT Họ và tên Ngày tháng Nơi công tác Chức vụ Trình Tỷ lệ năm sinh độ (%) đóng chuyên góp vào môn việc tạo ra sáng kiến 1 Nguyễn Thị 24/7/1979 THPT Nguyễn Huệ TTCM Thạc sĩ 25% Thu Thoa 2 Phạm Thị 18/9/1986 THPT Nguyễn Huệ Giáo viên Thạc sĩ 25% Hằng Phương 3 Vũ Thị Gấm 23/9/1984 THPT Nguyễn Huệ Giáo viên Đại học 25% 4 Tống Thị 08/7/1979 THPT Nguyễn Huệ Giáo viên Đại học 25% Hương Giang 1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng: Nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Kiểm tra đánh giá tác phẩm Vội vàng trong chương trình Ngữ văn 11 theo hướng phát triển năng lực. 1
- Lĩnh vực áp dụng: Phần Kiểm tra đánh giá dành cho học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Huệ nói riêng và tỉnh Ninh Bình nói chung. 2. Nội dung sáng kiến a. Giải pháp cũ thường làm: - Chi tiết giải pháp cũ: Nhiều năm trước đây, việc kiểm tra đánh giá thường thiên về yêu cầu học sinh tái hiện kiến thức, thiên về nội dung. Các hình thức kiểm tra đánh giá chưa phong phú, đa dạng, chủ yếu là kiểm tra bài cũ, kiểm tra viết 15 phút, kiểm tra hình thức tự luận trong bài thi định kỳ… - Những tồn tại cần khắc phục: Học sinh chỉ tập trung học thuộc kiến thức giáo viên truyền giảng; kết quả đánh giá chưa thật sự công bằng, khách quan; học sinh không phát huy được năng lực trong quá trình học tập. b. Giải pháp mới cải tiến: - Mô tả bản chất của giải pháp mới: Chúng tôi vừa kết hợp kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng vừa kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực. Do đó quá trình kiểm tra đánh giá sẽ diễn ra trong suốt quá trình học (trong tất cả các thời điểm của tiết học, kì học;), trong các hoạt động của tiến trình dạy học (kiểm tra bài cũ, tìm hiểu bài mới, vận dụng kiến thức, củng cố bài học), tiến hành với các hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau (vấn đáp, thuyết trình, viết bài), không chỉ Giáo viên đánh giá mà Học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Từ đó, sẽ thu về kết quả đánh giá khách quan, công bằng, thúc đẩy quá trình tiến bộ của người học, phát huy năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn trong giai đoạn hiện nay. - Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp: Kết quả kiểm tra đánh giá công bằng, khách quan, chính xác; học sinh vừa nắm kiến thức, kĩ năng của môn học vừa phát huy được năng lực trong quá trình học tập và đạt hiệu quả trong thi cử, kiểm tra. 3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được 2
- - Hiệu quả kinh tế: Giúp quá trình dạy học phát huy hiệu quả tốt hơn. - Hiệu quả xã hội: Học sinh được phát huy năng lực; kết quả kiểm tra đánh giá công bằng, chính xác. 4. Điều kiện và khả năng áp dụng: Sáng kiến có thể vận dụng để kiểm tra các tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 11 nói riêng và trong toàn bộ chương trình Ngữ văn nói chung. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tam Điệp, ngày 06 tháng 05 năm 2022 XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO NGƯỜI LÀM ĐƠN ĐƠN VỊ CƠ SỞ 3
- I. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG Đổi mới kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng nằm trong chiến lược đổi mới căn bản, toàn diện hệ thống giáo dục phổ thông hiện nay của Bộ GD&ĐT, nhằm thúc đẩy các quá trình khác như đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi mới phương tiện dạy học... Để đạt được mục tiêu phát triển năng lực của người học, việc kiểm tra đánh giá phải được thực hiện theo hướng vì sự tiến bộ của người học như là quá trình thúc đẩy phát triển học tập bền vững, từ đó quá trình dạy học trở nên tích cực hơn rất nhiều. Trong bối cảnh đổi mới của giáo dục phổ thông, Ngữ văn là một môn học có tính đặc thù và có ưu thế trong việc phát triển năng lực người học. Để đạt được mục đích học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm, từ đó hiểu được giá trị và tinh thần, hình thành phẩm chất, năng lực cảm thụ văn chương, giáo dục đạo đức, lối sống, tình yêu thương con người, yêu cái đẹp…trong quá trình dạy học, khâu kiểm tra đánh giá đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Qua thực tế hoạt động kiểm tra đánh giá hiện nay chưa đảm bảo yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng; việc kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức và đánh giá điểm số đã dẫn đến tình trạng giáo viên và học sinh duy trì dạy học theo lối “đọc- chép” thuần túy, học sinh học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vạn dụng kiến thức. Nhiều giáo viên chưa vận dụng đúng quy trình biên soạn đề kiểm tra còn nặng tính chủ quan của người dạy. Hoạt động kiểm tra đánh giá ngay trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học trên lớp chưa được quan tâm thực hiện một cách khoa học và hiệu quả. Thực trạng trên dẫn đến hệ quả là không rèn luyện được tính trung thực trong thi, kiểm tra; nhiều học sinh phổ thông còn thụ động trong việc học tập; khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống còn hạn chế. Với những lí do trên tôi chọn vấn đề: “Kiểm tra đánh giá tác phẩm Vội vàng trong chương trình Ngữ văn 11 theo hướng phát triển năng lực” làm đề tài nghiên cứu. 4
- Lựa chọn đề tài này, chúng tôi muốn hình thành kiến thức, kĩ năng đọc hiểu tác phẩm Vội vàng để nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập môn Ngữ văn của học sinh. Đồng thời nâng cao hiệu quả của việc dạy và học theo hướng phát triển năng lực. Nâng cao hiệu quả nhận thức nội dung kiến thức văn bản, nâng cao năng lực cảm thụ văn học, nâng cao kĩ năng đọc hiểu một văn bản thơ hiện đại. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của chúng tôi hướng tới đối tượng là học sinh khối 11. Chúng tôi tiến hành kiểm nghiệm, chứng minh đề tài thông qua việc thực hiện các bài kiểm tra đánh giá và kết quả học tập của học sinh các lớp 11A, 11C, 11E, 11H, 11K trường THPT Nguyễn Huệ. (Trong đó có khảo sát kết quả cụ thể qua các bài kiểm tra ở 3 lớp 11H, 11A và 11K). Thực tế, trong quá trình tổ chức kiểm tra đánh giá cho HS khối 11, chúng tôi đã thực hiện kiểm tra đánh giá với tất cả các tác phẩm văn học. Ở sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi chỉ tập trung vào tác phẩm Vội vàng của Xuân Diệu. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Giải pháp cũ thường làm Trong chương trình Ngữ văn 11, tác phẩm Vội vàng của Xuân Diệu là một trong những tác phẩm trọng tâm. Vì thế, giáo viên thường xuyên tiến hành kiểm tra đánh giá ở tác phẩm này với các hình thức từ kiểm tra thường xuyên đến kiểm tra định kỳ. Tuy nhiên, do chương trình giáo dục cũ thiên về tiếp cận nội dung, yêu cầu chính đối với các đề nghị luận văn học là học sinh tái hiện lại những nội dung kiến thức đã được thầy cô truyền đạt nên việc kiểm tra đánh giá mới chỉ dừng lại ở mức độ hệ thống hóa các kiến thức cơ bản. * Về nội dung kiểm tra: Trong quá trình kiểm tra đánh giá thường xuyên, các câu hỏi giáo viên thường sử dụng để kiểm tra học sinh thường dừng lại ở việc bám sát nội dung, tái hiện kiến thức: Câu hỏi kiểm tra vấn đáp: 1, Nêu đặc điểm phong cách nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu? 2, Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Vội vàng”? 5
- Câu hỏi kiểm tra viết (15 phút): 1, Cảm nhận bốn câu đầu của bài thơ? 2, Phân tích đoạn thơ sau trong tác phẩm Vội vàng của Xuân Diệu? Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian; Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại! (Vội vàng, Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr.22) Câu hỏi kiểm tra 90 phút: 1, Trình bày cảm nhận về tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu trong đoạn thơ mở đầu bài thơ Vội vàng Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; (Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr.22) 2, Phân tích đoạn thơ cuối bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu: Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều 6
- Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi; - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! (Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr.23) Với những hình thức kiểm tra đánh giá đó, sự tiến bộ và khả năng của mỗi học sinh chưa được bộc lộ trong quá trình học tập; chưa đánh giá được năng lực của học sinh, đặc biệt là năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn. *Về hình thức kiểm tra: Chủ yếu kiểm tra dưới hình thức tự luận; vẫn áp dụng kiểu đánh giá truyền thống, chủ yếu ghi nhớ, hiểu kiến thức. *Về phía giáo viên: Tình hình dạy học tác phẩm Vội vàng và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực Ngữ văn ở trường trung học phổ thông hiện nay với đa số GV trong đó có bản thân chúng tôi vẫn còn nhiều hạn chế: Kiểm tra, đánh giá kết quả học sinh còn nặng về điểm số sau những bài kiểm tra tự luận; đánh giá một chiều, chủ yếu giáo viên đánh giá. *Về phía học sinh: - Học sinh học tủ, đối phó, ghi nhớ máy móc khi trả lời câu hỏi của giáo viên hoặc khi làm bài kiểm tra. - Thiếu kĩ năng vận dụng linh hoạt; năng lực phân tích, so sánh, tổng hợp còn hạn chế. - Với những bài kiểm tra tự luận, học sinh học thuộc, ít có sáng tạo; lúng túng trước những vấn đề mới. 2. Giải pháp mới cải tiến 2.1. Các yêu cầu cần lưu ý - Khái niệm “năng lực” và “phát triển năng lực”. Về phạm trù năng lực hiện có rất nhiều cách quan niệm khác nhau tùy thuộc vào quan điểm, phương pháp và lĩnh vực tiếp cận của các nhà nghiên cứu. Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên đã chỉ rõ: “Năng lực là khả 7
- năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao.” [23, tr. 32 Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê]. Trong cuốn Tài liệu chuyên văn tập 2, PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống lại cho rằng: “Năng lực là một tiêu chuẩn đòi hỏi ở mỗi cá nhân khi thực hiện một công việc cụ thể. Nó bao gồm sự vận dụng tổng hợp các tri thức, kĩ năng và hành vi ứng xử trong thực hành. Nói cách khác năng lực là một tình trạng cụ thể hay một khả năng làm việc tương xứng để có thể thực hiện một công việc cụ thể” Như vậy về cơ bản có thể hiểu một cách khái quát năng lực là khả năng cá nhân giải quyết các vấn đề đặt ra một cách hiệu quả dựa trên sự huy động kiến thức, vốn sống, kinh nghiệm và sự vận dụng thành thạo các kĩ năng, thao tác gắn liền với một thái độ tích cực, đúng đắn. Năng lực không do bẩm sinh mà có, nó chỉ có thể hình thành và phát triển trong quá trình con người học tập, lao động và rèn luyện không ngừng để mang lại những kết quả tốt nhất. “Phát triển năng lực” chính là mục tiêu cơ bản trong giáo dục hiện nay”. - Những năng lực cần hình thành cho HS trong dạy học Ngữ văn. + Năng lực giải quyết vấn đề: Năng lực giải quyết vấn đề bao gồm việc nhận biết được mâu thuẫn giữa tình huống thực tế với sự hiểu biết của cá nhân và chuyển hóa được mâu thuẫn thành vấn đề đòi hỏi sự tìm tòi, khám phá, thể hiện khả năng cá nhân trong quá trình thu thập và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau, đề xuất phương án và thực hiện phương án đã chọn. + Năng lực sáng tạo: Năng lực sáng tạo được hiểu là sự thể hiện khả năng của HS trong việc suy nghĩ và tìm tòi, phát hiện những ý tưởng mới nảy sinh trong học tập và cuộc sống, từ đó đề xuất được các giải pháp mới một cách thiết thực, hiệu quả để thực hiện ý tưởng. Trong việc đề xuất và thực hiện ý tưởng, HS bộc lộ óc tò mò, niềm say mê tìm hiểu, khám phá. + Năng lực hợp tác: 8
- Năng lực hợp tác được thể hiện ở một số khía cạnh như: chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết được trách nhiệm và vai trò của mình trong nhóm ứng với công việc cụ thể; nhận biết được đặc điểm và khả năng của từng thành viên; chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao; biết dựa vào mục tiêu đặt ra để tổng kết được hoạt động chung của nhóm. + Năng lực giao tiếp tiếng Việt: Năng lực giao tiếp được thể hiện ở một số khía cạnh như: xác định được mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp; nhận ra được bối cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp để có thái độ ứng xử phù hợp; biết sử dụng hệ thống ngôn ngữ để diễn đạt ý tưởng của cá nhân một cách tự tin trong từng bối cảnh và đối tượng. + Năng lực thẩm mĩ: Năng lực thẩm mĩ bao gồm năng lực khám phá cái đẹp và năng lực thưởng thức cái đẹp. Năng lực thẩm mĩ thể hiện khả năng của mỗi cá nhân trong việc nhận ra được các giá trị thẩm mĩ của sự vật, hiện tượng, con người và cuộc sống, thông qua những cảm nhận, rung động trước cái đẹp và cái thiện, từ đó biết hướng những suy nghĩ, hành vi của mình theo cái đẹp, cái thiện. Năng lực thẩm mĩ là năng lực đặc thù của môn học Ngữ văn, gắn với tư duy hình tượng trong việc tiếp nhận văn bản văn học. + Năng lực ngôn ngữ: Năng lực ngôn ngữ bao gồm ba năng lực chủ yếu sau đây: năng lực làm chủ ngôn ngữ; năng lực sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp; năng lực sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản. Để đạt được điều này đòi hỏi học sinh phải có một vốn từ vựng nhất định, hiểu và cảm nhận được sự giàu đẹp của tiếng Việt, nắm được những quy tắc về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả để sử dụng tốt tiếng Việt. + Năng lực văn học: Là khả năng hiểu một văn bản của người đọc trên cơ sở biết rõ về sự diễn giải hợp lí hệ thống tín hiệu của văn học. Năng lực văn học được tạo nên bởi các thành tố: kiến thức về văn học, kĩ năng văn học, tiếp nhận văn học. Năng lực 9
- ngôn ngữ và năng lực văn học giúp HS hình thành các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. - Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực Theo quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trọng tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập theo năng lực là chú trọng vào khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Đánh giá kết quả học tập đối với các môn học và hoạt động giáo dục trong quá trình học và sau các cấp học là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của người học. Nói một cách khác thì đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ được ứng dụng trong bối cảnh có ý nghĩa. Không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức kỹ năng. Xét về bản chất, đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kỹ năng. Để chứng minh người học có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho người học được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó, người học vừa phải vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học ở nhà trường, vừa phải vận dụng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường, những trải nghiệm ở gia đình, cộng đồng và xã hội. Như vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, người ta có thể đồng thời đánh giá được cả kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của người học. Mặt khác, đánh giá năng lực không hoàn toàn phải dựa vào chương trình giáo dục môn học như đánh giá kiến thức, kỹ năng, bởi năng lực là tổng hòa của kiến thức, kỹ năng, thái độ, giá trị, chuẩn mực đạo đức… được hình thành từ nhiều lĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người. 2.2. Kiểm tra đánh giá tác phẩm Vội vàng trong chương trình Ngữ văn 11 theo hướng phát triển năng lực 10
- 2.2.1. Các hình thức kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực có thể vận dụng trong kiểm tra đánh giá tác phẩm Vội vàng 2.2.1.1. Kiểm tra thường xuyên a, Kiểm tra đánh giá qua hình thức vấn đáp Đây là hình thức kiểm tra quan trọng để phát triển kĩ năng nói của học sinh trong học tập như nói lưu loát, diễn cảm, nói đúng, đủ, thuyết phục, được thực hiện thông qua những cuộc đối thoại giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau. Hình thức này có thể sử dụng ở mọi thời điểm trong tiết học từ khởi động, hình thành kiến thức, vận dụng, luyện tập… Ở hình thức kiểm tra này, giáo viên có thể đánh giá qua việc quan sát để có được những đánh giá trực tiếp, ngay lập tức, khách quan và chính xác về kết quả học tập và rèn luyện của mỗi học sinh. Giáo viên sẽ xây dựng các phiếu quan sát để theo dõi sự tiến bộ của từng học sinh, đặc biệt là động cơ, thái độ, hứng thú và năng lực của học sinh qua nhiều giờ học trên các phương diện như: thái độ học tập, kĩ năng đọc, nói... Từ đó có những đánh giá chính xác, khách quan, đồng thời giáo viên tự điều chỉnh phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao hơn. Phiếu quan sát năng lực nói Lớp...................Giờ..................Tiết.................Ngày............................ Vốn STT Họ và tên Đặt câu Diễn đạt Ý kiến đúng Đánh giá chung từ Phiếu quan sát thái độ học tập Chuẩn bị Đọc thêm Tập trung Phát biểu STT Họ và tên Nhận xét bài ở nhà tài liệu nghe giảng ý kiến Phiếu quan sát kĩ năng đọc Họ và tên…………………………………. Lớp …………………………. Bài……………………………Tiết………………Ngày………………….. 11
- Mức độ Nhận xét Các phương diện đánh giá Tốt Khá TB Yếu Giọng đọc Thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình Ngắt nghỉ, nhấn mạnh từ, nhịp điệu phù hợp Các câu hỏi kiểm tra vấn đáp có thể vận dụng khi kiểm tra đánh giá bài thơ Vội vàng: Câu 1. Đọc các câu thơ sau, từ đó nhận xét về phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu? - Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già (Vội vàng) - Mau với chứ, vội vàng lên với chứ Em em ơi tình non sắp già rồi (Giục giã) - Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ Phải nói yêu đến trăm bận ngàn lần (Phải nói) - Hơn một loài hoa đã rụng cành Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh (Nhị hồ) - Những luồng run rẩy rung rinh lá… (Đây mùa thu tới) Câu 2. Nhận xét về ước muốn của Xuân Diệu qua bốn câu thơ đầu bài thơ? Câu 3. Bức tranh thiên nhiên trong khổ 2 hiện lên như thế nào? Câu 4. Nhận xét quan niệm nhân sinh của Xuân Diệu qua khổ thơ thứ 2? 12
- Câu 5. Xác định và phân tích câu thơ thể hiện quan niệm thẩm mĩ mới mẻ của nhà thơ trong khổ 2? Câu 6. Những đặc điểm nghệ thuật nào làm nên nét đặc sắc của khổ 2? Câu 7. Qua khổ 2 của bài thơ, Xuân Diệu thể hiện cách cảm nhận về thời gian như thế nào? Câu 8. Vì sao nhà thơ có tâm trạng vội vàng, cuống quýt trước sự trôi chảy nhanh chóng của thời gian? Câu 9. Chỉ ra sự khác biệt trong quan niệm thời gian của Xuân Diệu và quan niệm truyền thống? Câu 10. Tâm trạng của nhà thơ được bộc lộ như thế nào trước sự phai tàn của cảnh vật? Câu 11. Nhận xét về ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu của đoạn thơ cuối? Câu 12. Qua bài thơ, Xuân Diệu gửi gắm thông điệp gì? Như vậy, sau hình thức kiểm tra này, các câu hỏi hướng tới kiểm tra đánh giá năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực thẩm mỹ, năng lực ngôn ngữ, trong đó có kĩ năng đọc, nói và nghe, biết vận dụng kiến thức tiếng Việt và kiến thức về bối cảnh lịch sử, xã hội, tư tưởng, quan niệm thẩm mĩ để hiểu các tác phẩm; biết phân tích, đánh giá nội dung và đặc điểm nổi bật về hình thức biểu đạt của văn bản, nhất là những tìm tòi sáng tạo về ngôn ngữ. b, Kiểm tra đánh giá qua hình thức thuyết trình Giáo viên giao nhiệm vụ thuyết trình cho học sinh là một cách dạy trong phương pháp dạy học theo dự án. Kiểm tra đánh giá bằng hình thức này học sinh sẽ phát huy sự chủ động, khả năng làm việc nhóm, tinh thần tự học, tự nghiên cứu cũng như được bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về nội dung bài học. Giáo viên có thể giao câu hỏi trước để học sinh chuẩn bị, sau đó thuyêt trình tại lớp. Các câu hỏi có thể giới thiệu về tác giả, cảm nhận nội dung tác phẩm, rút ra giá trị tư tưởng cũng như đánh giá nhận xét về tác phẩm, tác giả. Các câu hỏi thuyết trình có thể sử dụng khi kiểm tra đánh giá bài thơ Vội vàng: 13
- Câu 1. Em có đồng tình với quan niệm sống của Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng? Câu 2. Qua bài thơ Vội vàng, em học được điều gì từ quan niệm sống của Xuân Diệu? Câu 3. Nhà thơ Xuân Diệu trong Vội vàng: “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua- Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già” cho nên thi sĩ giục giã “Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm” Còn nhà văn Nguyễn Ngọc Thuận trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ: “Trong nhịp sống ồn ào, vội vã hôm nay, đôi khi ta cũng cần dừng lại, mua thêm cho mình một chút suy tư, một chút bình yên để lấy sức và rồi tiếp tục bước đi” Em đồng tình với quan niệm sống của ai trong 2 tác giả trên? Qua hình thức trên, học sinh sẽ được đánh giá về năng lực ngôn ngữ, năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực thẩm mỹ, năng lực giải quyết vấn đề,… học sinh biết vận dụng kiến thức tiếng Việt cùng với những trải nghiệm và khả năng suy luận của bản thân để hiểu tác phẩm; hơn nữa thông qua hoạt động thuyết trình, học sinh được rèn luyện khả năng trình bày quan điểm trước nhiều người, thêm sự tự tin và bản lĩnh, khả năng giao tiếp, ứng xử. c, Kiểm tra đánh giá qua hình thức Trải nghiệm sáng tạo Trải nghiệm sáng tạo là hình thức đổi mới trong dạy học Ngữ văn, có thể vận dụng trong tất cả các hoạt động học: khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng, sáng tạo…Thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh phát huy được các năng lực chung cũng như các năng lực đặc thù của môn Ngữ văn, từ đó, giáo viên đánh giá được toàn diện và khách quan sự tiến bộ cũng như năng lực của học sinh. Ví dụ câu hỏi kiểm tra đánh giá bài thơ Vội vàng qua hình thức trải nghiệm sáng tạo: Câu 1. Hãy ngâm và bình một đoạn trong bài thơ Vội vàng mà em thích nhất? 14
- Câu 2. Hoàn thành trò chơi ô chữ (1) Đây là quê nội của thi sĩ Xuân Diệu (2) Xuân Diệu là nhà thơ….. trong các nhà thơ mới (3) Quê mẹ của thi sĩ Xuân Diệu ở…… (4) Đây là tên một tác phẩm văn xuôi của Xuân Diệu? (5) Xuân Diệu có một giọng thơ sôi nổi và………. (6) Đây là tên một tập thơ ra đời năm 1960 của Xuân Diệu? (7) Tập thơ ra đời năm 1945 của Xuân Diệu có nhan đề là……… (1 ) (2 ) (3 ) (4 ) (5 ) (6 ) (7 ) Ở hình thức kiểm tra này, ngoài những năng lực hợp tác, ngôn ngữ, thẩm mỹ, giải quyết vấn đề, học sinh được phát huy sự sáng tạo, năng khiếu cũng như kĩ năng hợp tác, hoạt động nhóm; đồng thời giúp học sinh hào hứng, say sưa, thích thú và tích cực trong giờ học. 2.2.2. Những lưu ý khi ra đề kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực 15
- Trong quá trình biên soạn đề kiểm tra, chúng tôi lưu ý những yêu cầu như sau - Thứ nhất: Khi ra đề cần bám sát mục tiêu, chuẩn về kiến thức, kĩ năng, thái độ của tác phẩm Vội vàng. Tập trung đánh giá các năng lực ngữ văn của HS: Năng lực hiểu biết về các văn bản thơ mới (nội dung, nghệ thuật…), năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực vận dụng các thao tác diễn đạt…Mỗi đề kiểm tra phải coi trọng sự đánh giá toàn diện về các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ, tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng HS được suy nghĩ, tìm tòi vận dụng các kiến thức, kĩ năng. Đặc biệt là hoạt động tư duy và thực hành viết văn. - Thứ hai: Khi ra đề, cần quan tâm đến nội dung mình sẽ nhận lại từ phía HS ở cả hai mặt: thể hiện kết quả học tập của HS và từ kết quả đó phân tích, tìm ra nguyên nhân, giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm Vội vàng ở thời gian sau đó; khi ra đề cần: Cụ thể hóa các chỉ số đánh giá trong đề kiểm tra, công khai với HS để chính các em có thể tự đánh giá kết quả học tập của mình, sử dụng nhiều câu hỏi với những mức độ khó – dễ khác nhau trên một bài kiểm tra… - Thứ ba: Về mặt nội dung kiến thức, đề kiểm tra nên được chia ra thành những phần nhỏ, các đoạn thơ, câu thơ, hình ảnh thơ… Với hình thức này, một đề kiểm tra có thể trải rộng nhiều vùng kiến thức, tránh phiến diện, giảm đi khả năng đoán trúng đề của HS, giảm việc phụ thuộc văn mẫu, tránh lối “học tủ”, “học lệch” trong HS. Hơn nữa, những phần kiến thức nhỏ, nhưng không kém phần quan trọng của bài được đưa vào khu vực kiểm tra, HS sẽ quan tâm đến nội dung bài học toàn diện hơn, từ đó chủ động nắm nội dung bài học sâu sắc hơn. - Thứ tư: Thực hiện quy trình ra đề nghiêm ngặt. Bao gồm một các bước như: xác định mục đích kiểm tra; xác định yêu cầu về kiến thức, kĩ năng cần đạt được; xác định những năng lực có thể hướng tới đánh giá; Xác định hình thức kiểm tra; thiết lập ma trận; biên soạn câu hỏi, bài tập ĐGPT năng lực; xây dựng hướng dẫn chấm, đáp án và thang điểm; Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra. Dựa vào một số nguyên tắc trên, để ra đề kiểm tra môn Ngữ văn theo hướng đổi mới, phù hợp với mục tiêu giáo dục ngày nay, theo chúng tôi cần có 16
- một hình thức hợp lí. Nên kết hợp cả tự luận và trắc nghiệm, có phần kiểm tra kiến thức, phần kiểm tra kĩ năng. Kiểm tra trắc nghiệm khách quan nên đưa ra những câu hỏi sáng rõ, các phương án lựa chọn đúng cần ngắn gọn, chính xác, các lựa chọn nhiễu được thiết kế sao cho HS sẽ nhầm lẫn nếu không nắm vững kiến thức kĩ năng. Kiểm tra tự luận phải có tính chất tổng hợp, đan xen giữa thao tác tư duy, thao tác viết văn nhằm khuyến khích những suy nghĩ đa dạng, phong phú của nhiều đối tượng HS khác nhau. ĐỀ MINH HỌA Đề kiểm tra thường xuyên (thời gian 15 phút). I. Phần trắc nghiệm (5 điểm) Câu 1: Dòng nào nói không đúng về tác giả Xuân Diệu? A. Cha là một nhà nho quê Hà Tĩnh, quê mẹ ở Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Đnh. B. Với gần 50 tác phẩm gồm thơ, văn, nghiên cứu phê bình, dịch thuật, ông là một trong những nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam C. Thơ văn ông được xem như một cái gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại. D. Có thơ đăng báo từ 1935, nổi tiếng từ 1937 như một nhà thơ "mới nhất trong các nhà thơ mới" (Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh). Câu 2: Khát vọng của nhân vật trữ tình trong bốn câu thơ mở đầu bài "Vội vàng" là: A. Muốn chiếm lĩnh thiên nhiên. B. Muốn xoay chuyển càn khôn C. Muốn thống trị vũ trụ. D. Muốn níu giữ hương sắc đất trời. Câu 3: Cái hay của phép so sánh trong câu thơ "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần" (Vội vàng, Xuân Diệu) là: 17
- A. So sánh vẻ đẹp của thiên nhiên với vẻ đẹp của con người bằng một hình ảnh rất đời thường, gắn với cảm nhận về một tình yêu trẻ trung, cuồng nhiệt, nồng nàn. B. So sánh vẻ đẹp của thiên nhiên với vẻ đẹp của con người bằng một hình ảnh độc đáo, mang nhiều màu sắc nhục cảm. C. So sánh vẻ đẹp của thiên nhiên với vẻ đẹp của con người bằng một hình ảnh mới lạ. D. So sánh vẻ đẹp của thiên nhiên với vẻ đẹp của con người bằng hình ảnh rất quen thuộc. Câu 4: Trong bài thơ Vội vàng, đang ngây ngất trước cảnh thiên đường trên mặt đất vì sao Xuân Diệu bỗng băn khuăn “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa” A. Thi sĩ cảm nhận cuộc đời này không phải của mình B. Thi sĩ khát khao giao cảm với đời, nhưng lại mang mặc cảm đau thương. C. Thi sĩ cảm nhận được sự trôi chảy của thời gian sẽ làm cho tất cả đều tàn phai D. Thi sĩ biết cuộc đời mình rất ngắn ngủi Câu 5: Biện pháp tu từ trong các câu thơ “Của ong bướm này đây tuần tháng mật / Này đây hoa của đồng nội xanh rì / Này đây lá của cành tơ phơ phất / Của yến anh này đây khúc tình si / Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”? A. Lặp từ, so sánh B. Liệt kê, nhân hóa C. Nhân hóa, điệp ngữ D. Điệp từ, liệt kê Câu 6: Nếu cần dùng một câu thật ngắn gọn tóm tắt đủ nội dung, cảm xúc đoạn mở đầu bài Vội vàng của Xuân Diệu (13 dòng, từ đầu đến câu "Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân"), thì chỉ có thể dùng câu nào trong những câu sau? 18
- A. Một niềm ước muốn táo bạo mà mãnh liệt: chặn đứng bước đi của thời gian, vĩnh viễn hóa sắc hương và sự sống. B. Một bức tranh mùa xuân tươi đẹp, kì thú, đầy niềm vui bày ra mời mọc con người tận hưởng. C. Một niềm vui bất tuyệt mà không trọn vẹn. D. Niềm trân trọng, vui sướng dào dạt trước vẻ đẹp cuộc sống, vẻ đẹp mùa xuân. Câu 7: Sự đối lập trong mùa xuân của đất trời với mùa xuân của con người được thể hiện qua hai câu thơ nào? A. Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật B. Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua. Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già C. Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại. D. Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi, Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt Câu 8: Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng được nhà thơ Xuân Diệu gợi lên mang vẻ đẹp như thế nào? A. Vẻ đẹp vừa gần gũi, thân quen, vừa mượt mà, đầy sức sống B. Vẻ đẹp giản dị, tươi tắn. C. Vẻ đẹp lộng lẫy, hoành tráng D. Vẻ đẹp cổ điển, trang nhã. Câu 9: Ở phần đầu bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, nhân vật trữ tình xưng "tôi", phần cuối bài thơ lại xưng "ta". Việc thay đổi cách xưng gọi như vậy, chủ yếu nhằm dụng ý gì? A. Nhân vật trữ tình muốn nhân danh cả một lớp người trẻ trung để có thêm sự tiếp sức. 19
- B. Nhân vật trữ tình muốn tự nâng mình lên một tầm vóc lớn lao để có thể chạy đua với thời gian và ôm riết tất cả. C. Nhân vật trữ tình muốn nhấn mạnh sự bé nhỏ, hữu hạn của "cái tôi" cá nhân trước thời gian, cuộc đời. D. Nhân vật trữ tình muốn tạo ra một giọng nói đầy quyền uy trước thời gian, cuộc đời. Câu 10: Câu nào dưới đây nói đúng về ý nghĩa của từ “vội vàng” trong bài thơ? A. Là sự hối tiếc những năm tháng sống không có ý nghĩa B. Là lời kêu gọi tuổi trẻ sống cho trọn tuổi thanh xuân vì lí tưởng của bản thân mình. C. Là lời kêu gọi sống vội vàng để hưởng thụ. D. Là bài ca yêu đời, là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây phút của cuộc đời mình. II. Phần tự luận (5.0 điểm) Phân tích một câu thơ mà em thích nhất trong bài thơ Vội vàng. 2.2.1.2. Kiểm tra định kì Kiểm tra định kì chủ yếu sử dụng hình thức kiểm tra viết bài tự luận. Ở hình thức này, để chống lại thói sao chép văn mẫu, học tủ, học vẹt của học sinh, câu hỏi phải có tính chất tổng hợp, đan xen giữa thao tác tư duy, thao tác viết văn nhằm khuyến khích những suy nghĩ đa dạng, phong phú của nhiều đối tượng HS khác nhau. Ví dụ các câu hỏi trong đề kiểm tra định kì khi kiểm tra đánh giá tác phẩm Vội vàng: Câu 1. Trình bày cảm nhận về đoạn thơ sau; từ đó nhận xét về tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu. Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kiểm tra vấn đáp môn Giáo dục quốc phòng -An ninh khối 11 trong các trường THPT
14 p | 314 | 61
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
50 p | 17 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp học thông qua thực hành dạy (learning by teaching) trong việc giảng dạy tiếng Anh cho học sinh THPT
38 p | 13 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng hiệu quả kỹ thuật dạy học theo góc (trạm) và mảnh ghép trong môn Địa Lí, môn Toán lớp 12 THPT
24 p | 32 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực đặc thù cho học sinh thông qua phân tích kênh hình phần Di truyền học và Sinh lý động vật trong bồi dưỡng HSG quốc gia, HSG cấp tỉnh môn Sinh học
37 p | 14 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp khai thác, sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học nhằm giảm tải lượng công việc cho giáo viên
28 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các phương pháp bảo toàn và sơ đồ hoá để giải nhanh bài tập CO2, P2O5 tác dụng dung dịch kiềm
22 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp dạy học, ôn tập và kiểm tra từ vựng Tiếng Anh lớp 10 tại trường THPT Nho Quan C
24 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p | 53 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp tổ chức, quản lí dạy học và kiểm tra đánh giá trực tuyến đạt kết quả cao cấp THPT
85 p | 14 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải bài tập peptit
22 p | 11 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia chuyên đề Sinh thái học
39 p | 15 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng Bảng Luyện Từ trong dạy học từ vựng tiếng Anh nhằm củng cố vốn từ cho học sinh yếu kém lớp 12 trường THPT Kim Sơn A
12 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn