intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương nhằm phát triển năng lực cho học sinh trường THPT Cửa Lò - Tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: Mucnang999 Mucnang999 | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:64

41
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu với nội dung về công tác chỉ đạo dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề đề tài hoàn toàn có tính mới mẻ. Nghiên cứu đề tài với mục đích nâng cao chất lượng quản lý việc dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương nhằm định hướng phát triển năng lực cho học sinh trường THPT Cửa Lò- Tỉnh Nghệ An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương nhằm phát triển năng lực cho học sinh trường THPT Cửa Lò - Tỉnh Nghệ An

  1. MỤC LỤC 1
  2. DANH MỤC BẢNG 2
  3. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết 29, Hội nghị Trung  ương 8, khóa XI của Đảng đã xác định  rõ phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu   công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng  xã hội chủ  nghĩa và hội   nhập quốc tế. Nghị  quyết đã chỉ  rõ   mục tiêu đổi  mới là: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ  về  chất lượng, hiệu quả  giáo   dục, đào tạo; đáp  ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ  Tổ   quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát   triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá   nhân; yêu gia đình, yêu Tổ  quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu   quả.Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt,   quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã   hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện   đại hóa, dân chủ  hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và   đào tạo; giữ  vững định hướng xã hội chủ  nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn   đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ  tiên tiến trong khu   vực”. Cụ  thể  hóa Nghị  quyết, chương trình giáo dục phổ  thông 2018 đã đưa  ra mục tiêu của cấp THPT đó là:“giúp học sinh tiếp tục phát triển những   phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách   công dân; khả  năng tự  học và ý thức học tập suốt đời; khả  năng lựa chọn   nghề  nghiệp phù hợp với năng lực và sở  thích, điều kiện và hoàn cảnh của   bản thân để  tiếp tục học lên, học nghề  hoặc tham gia vào cuộc sống lao   động; khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và   cách mạng công nghiệp mới.” Để  thực hiện được mục tiêu, bên cạnh việc nâng cao chất lượng đội  ngũ giáo viên, đầu tư  trang thiết bị  dạy học trong các nhà trường, các cơ  sở  giáo dục, chúng ta đã và đang tiến hành đổi mới phương pháp dạy học với rất   nhiều hình thức khác nhau. Một trong những hình thức đó là dạy học gắn với  sản xuất, dịch vụ, làng nghề tại địa phương. Từ năm 2018 sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Giáo dục  hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ  thông  giai đoạn 2018­2025”, việc dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ, làng nghề tại  3
  4. địa phương  đã  được  áp dụng  ở  một số  trường trên cả  nước ,trong đó có  trường THPT Cửa Lò chúng tôi. Tuy nhiên,  trong thực tế  hiện nay,  dạy học gắn với sản xuất, kinh  doanh tại địa phương vẫn còn khá mới mẻ không chỉ đối với các em học sinh   mà còn đối với cả các thầy cô giáo và các nhà quản lý giáo dục. Từ những lý do đã nêu trên, tôi chọn đề tài: “Kinh nghiệm trong công   tác chỉ đạo dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề  tại địa phương   nhằm phát triển năng lực cho học sinh trường THPT Cửa Lò ­ Tỉnh Nghệ   An” để  chia sẻ  với bạn bè đồng nghiệp, mong  có được những ý kiến đóng  góp, từ  đó lựa chọn, điều chỉnh phù hợp, áp dụng vào  những năm tiếp theo  hiệu quả hơn. 2. Mục đích nghiên cứu Với nội dung về  công tác chỉ  đạo dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ  làng nghề  đề  tài hoàn toàn có tính mới mẻ.  Nghiên cứu đề  tài với mục đích  nâng cao chất lượng quản lý việc dạy học gắn với sản xuất,   dịch vụ  làng  nghề   tại   địa   phương   nhằm   định   hướng   phát   triển   năng   lực   cho   học   sinh  trường THPT Cửa Lò­ Tỉnh Nghệ An. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Đưa ra một số  quan điểm  và kinh nghiệm trong công tác chỉ  đạo dạy  học gắn với sản xuất, dịch vụ  làng nghề  tại địa phương nhằm định hướng  phát triển năng lực cho học sinh trường THPT Cửa Lò­ tỉnh Nghệ An. 4. Tính mới của đề tài   Đây là đề tài hoàn toàn mới. Đã có một số  đề  tài bàn về  việc dạy học gắn   với thực tiễn sản xuất, dịch vụ…ở  những môn học cụ  thể. Tuy nhiên, hiện  nay tại Nghệ  An chưa có đề  tài nào đề  cập đến công tác chỉ  đạo việc dạy  học  gắn với sản xuất, dịch vụ  làng nghề  tại địa phương nhằm định hướng  phát triển năng lực cho học sinh. Chính vì thế, trong đề  tài tôi đã đưa ra một   cách rất cụ thể những việc chúng tôi đã thực hiện trong công tác chỉ  đạo tại  trường trong 2 năm qua. Thành công của đề  tài sẽ  có những đóng góp thiết   thực cho công tác quản lý chỉ  đạo trong các trường THPT trong những năm   tới, đặc biệt đối với việc triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018. 4
  5. 5
  6. Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở khoa học 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm về làng nghề Theo từ  điển Wikipedia tiếng Việt thì “làng nghề  là một đơn vị  hành  chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một nơi quần cư đông người, sinh hoạt có   tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những  là một làng sống chuyên nghề  mà cũng có hàm ý là những người cùng nghề  sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các  làng nghề  là sự  vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ  gìn bản  sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương”.  Từ  định nghĩatrên, căn cứ  vào thực tế  phát triển hiện nay, cho thấy có  những làng nghề mới và làng nghề truyền thống, mà ở đó chắc chắn phải có   các hoạt động sản xuất ra cùng một hay nhiều loại sản phẩm về cơ bản cùng   theo phương pháp sản xuất giống nhau. Ngoài ra, hiện nay, cũng có nhiều định nghĩa về làng nghề khác nhau: “Làng   nghề   là  làng  có  hoạt  động  sản  xuất  các  nghề  tiểu  thủ   công  nghiệp hoặc ngành nghề truyền thống”. Hay: “Làng nghề  mới là làng nghề  được hình thành do yêu cầu phát  triển sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương”. “Làng nghề  truyền thống là làng nghề  đã được hình thành từ  lâu đời,  sản phẩm được sản xuất có tính riêng biệt, còn tồn tại cho đến ngày nay và  chủ yếu vẫn sản xuất theo cách truyền thống”. Theo  điểm 3,  điều 5, chương II, Nghị   định số  52/2018/NĐ­CP ngày  12/04/2018 của Thủ  tướng Chính phủ  về  Phát triển ngành nghề  nông thôn   thìLàng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau: ­ Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt  động hoặc các hoạt động ngành nghề  nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị  định số 52/2018/NĐ­CP ngày 12/04/2018. ­ Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính  đến thời điểm đề nghị công nhận. ­ Đáp  ứng các điều kiện bảo vệ  môi trường làng nghề  theo quy định   của pháp luật hiện hành. 6
  7. 1.1.2. Khái niệm về dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề Dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề là quá trình cho học sinh   tiếp cận, tìm hiểu thực tế và làm quen việc sản xuất ra các sản phẩm của các   làng nghề  tại địa phương. Ngoài ra, đây cũng là cách để  học sinh liên hệ  những kiến thức đã được thầy cô cung cấp với thực tiễn thông qua nắm bắt  quá trình cũng như cách thức  sản xuất ở các làng nghề.Với những kiến thức,  kinh nghiệm các em thu được qua các buổi học các em sẽ có cách nhìn nhận  tích cực về các hoạt động sản xuất kinh doanh và vận dụng vào thực tiễn tại  địa phương. 1.1.3. Khái niệm về năng lực Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Năng lực là đặc điểm của cá nhân  thể hiện mức độ thông thạo ­ tức là có thể thực hiện một cách thành thục và   chắc chắn ­ một hay một số dạng hoạt động nào đó. Năng lực là cái “có thể  phát triển trên cơ sở năng khiếu (đặc điểm sinh lí của con người, trước hết là   của hệ  thần kinh trung  ương), song không phải là bẩm sinh, mà là kết quả  phát triển của xã hội và của con người (đời sống xã hội, sự  giáo dục và rèn  luyện, hoạt động của cá nhân)”   Theo Từ điển tiếng Việt, thì : “Năng lực là phẩm chất tâm lí và sinh lí   tạo cho con người khả  năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất   lượng cao”. Tóm lại, có thể  hiểu năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành,  phát triển nhờ  tố  chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con  người thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong   muốn trong những điều kiện cụ thể.  1.1.4. Quan điểm về dạy học theo định hướng phát triển năng lực Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là một nội dung mang tính  thời sự, phù hợp với xu thế và mục tiêu của giáo dục trong bối cảnh hiện nay.  Với định nghĩa về năng lực như trên chúng ta có thể hình dung việc dạy  học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh phải là một quá trình   dạy học chú trọng tổ  chức hoạt động cho học sinh. Thông qua hoạt động,  bằng hoạt động, học sinh có thể hình thành, phát triển năng lực, bộc lộ được  tiềm năng của bản thân; nhận biết được giá trị  cá nhân, tự  tin để  đạt được   mục tiêu và tiếp tục phát triển. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực được coi là mô hình dạy  học nhằm phát triển tối đa năng lực của học sinh trong đó học sinh tự  mình  hoàn thành nhiệm vụ  nhận thức dưới sự  tổ  chức, hướng dẫn của thầy cô  7
  8. giáo.Đây là quá trình dạy học từ  chủ  yếu trang bị  kiến thức sang phát triển   toàn diện năng lực, phẩm chất học sinh trên nguyên lý “Học đi đôi với hành,   lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia  đình và xã hội”. Do vậy, để hình thành, phát triển năng lực cho học sinh, việc dạy học   trong nhà trường không chỉ dừng ở nhiệm vụ trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ   năng, bồi dưỡng thái độ sống đúng đắn mà còn phải làm cho những kiến thức   sách vở trở thành hiểu biết thực sự của mỗi học sinh; làm cho những kĩ năng  được rèn luyện trên lớp được thực hành,  ứng dụng trong đời sống ngay khi  còn đi học; làm cho thái độ sống được giáo dục qua mỗi bài học có điều kiện,   môi trường để bộc lộ, hình thành, phát triển qua các hành vi ứng xử, trở thành  phẩm   chất   bền   vững   của   mỗi   học   sinh.   Việc   đánh   giá,   vì   vậy,   sẽ   phải  chuyển từ  kiểm tra kiến thức, thao tác kĩ thuật và nhận thức tư  tưởng đơn   thuần sang đánh giá sự  hiểu biết, khả năng thực hành ­ ứng dụng và hành vi  ứng xử của của học sinh trong cuộc sống. 1.2.  Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Ý nghĩa tầm quan trọng của các làng nghề  trên địa bàn thị  xã Cửa   Lò đối với việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học   sinh Thị  xã Cửa Lò được thành lập năm 1994 bằng cách tách toàn bộ  diện   tích tự  nhiên và nhân khẩu của thị  trấn Cửa Lò và 4 xã: Nghi Thu, Nghi   Hương, Nghi Hòa, Nghi Hải cùng với 50 ha diện tích tự  nhiên và 2.291 nhân  khẩu của xã Nghi Quang thuộc huyện Nghi Lộc. Hiện nay,thị xã Cửa Lò có 7  phường, tổng diện tích (bao gồm cả Đảo Ngư và đảo Mắt) là 28km2 với tổng  dân   số   trên   50.000   người   (nguồn:  https://dulichbiencualo.org/thi­xa­cua­lo­ nghe­an­n.html). Thị  xã Cửa Lò được biết đến là khu đô thị  du lịch biển với bãi biển   phẳng, cát trắng trải dài bên những rặng phi lao tự nhiên, từ  đây du khách có  thể ngắm hòn đảo Lan Châu bí ẩn hoặc đi thuyền tới Đảo Ngư, đảo Mắt để  chiêm ngưỡng sự  kỳ  thú hoang sơ  của tự  nhiên. Bên cạnh đó, du khách còn  được thưởng thức hương vị biển qua các sản vật biển, từ những mẻ lưới lấp  lánh nào tôm, nào cá, nào mực cho đến những giọt nước mắm đậm đà từ  các  làng nghề ven biển. Gắn liền với sự  hình thành và phát triển của vùng đất Cửa Lò, nghề  truyền thống chế biến nước mắm, nghề đánh bắt, bảo quản và chế biến hải  sản của bà con nhân dân nơi đây luôn được gìn giữ và phát huy. Hiện nay, trên  8
  9. địa bàn thị  xã Cửa Lò có 4 làng nghề  được  Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ  An   công nhận bao gồm: Làng nghề  chế  biến nước mắm Hải Giang 1 (phường   Nghi Hải) với 180 cơ sở sản xuất; Làng nghề bảo quản, chế biến hải sản ở  phường Nghi Tân với 323 cơ  sở  sản xuất; Làng nghề  đánh bắt và chế  biến   hải sản  ở phường Nghi Thủy với 240 cơ sở sản xuất và làng nghề  bánh bún   Đông Khánh, phường Nghi Thu với 16 cơ sở sản xuất(nguồn:  Võ Văn Hùng­   Báo cáo tình hình kinh tế  thị  Xã Cửa lò năm 2019). Các làng nghề này đềuđã  được Cục Sở  hữu trí tuệ  cấp bảng độc quyền­ một yếu tố  rất quan trọng   trong sự  phát triển, và xây dựng thương hiệu của các làng nghề. Sản phẩm  của các làng nghề  ngày càng có giá trị  trong phát triển kinh tế  thị  xãCửa Lò,  góp phần thu hút ngày càng đông các du khách đến từ  trong và ngoài nước.  Chính vì thế, việc dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề cho học sinh  vùng biển thị xã Cửa Lò là hết sức cần thiết. Hơn bất cứ ai, các em học sinh   phải hiểu được giá trị của các làng nghề, hiểu được công việc mà ông bà, bố  mẹ, anh chị  mình đang làm. Các em chính là những người kế  tục, gìn giữ  và  phát huy truyền thống của các làng nghề. Thông qua các làng nghề, các em   học sinh có thể  vận dụng và mở  rộng kiến thức, kỹ  năng trong nhà trường  vào thực tế sản xuất, dịch vụ, kinh doanh của địa phương. Nếu như ở trường,  các em được làm quen với những khái niệm về  các hoạt động sản xuất, về  các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế, các quy luật trong sản xuất hàng hóa  hay cáckhái niệm về  doanh nghiệp và các lĩnh vực kinh doanh thì các làng  nghề sẽ là nơi để các em thẩm thấu những khái niệm này một cách trực quan   nhất và đây cũng chính là nơi để  các em trải nghiệm, để  rồi các em có thể  hình thành những dự  định, những định hướng trong việc chọn ngành nghề  trong tương lai. 1.2.2. Công tác chỉ   đạo dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ  làng nghề   nhằm phát triển năng lực cho học sinh tại trường THPT Cửa Lò   trong năm học 2018­2019 và 2019­2020. 1.2.2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường và đối tượng học sinh trường THPT Cửa   Lò Là trường THPT công lập đầu tiên của thị  xã Cửa Lò, trường THPT  Cửa Lò đã có gần 25 năm xây dựng và phát triển. Tuy “sinh sau đẻ muộn” so  với một số trường lớn trong tỉnh Nghệ An, nhưng trường THPT Cửa Lò luôn   được ghi nhận là một trong những trường tốp đầu về  các mặt, đặc biệt là   chất lượng giáo dục. Hiện nay, trường có tập thể  sư  phạm gồm 70 cán bộ,  giáo viên nhân viên với chất lượng đội ngũ: 100% đạt chuẩn, trong đó có 35  thạc sỹ, 37 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Toàn thể cán bộ viên chức nhà trường   9
  10. luôn đoàn kết thống nhất cao trong ý chí và hành động, luôn nhiệt tình, tận  tâm, yêu nghề,có trách nhiệm trong giảng dạy và công tác. Đó chính là điều   kiện thuận lợi cho mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường. Với quy mô vừa phải, nhà trường có 28 lớp với số  lượng   trên dưới  1100 học sinh, hầu hết các em đến từ các gia đình nông ngư dân của các làng  chài ven biển, một số  ít các em là con em viên chức và những gia đình buôn  bán nhỏ. Nhìn chung các em học sinh chăm ngoan, có ý thức phấn đấu vươn  lên trong học tập. Tuy nhiên, do hoàn cảnh gia đình hoàn toàn phụ  thuộc vào   nông nghiệp và ngư nghiệp nên khả năng bứt phá để có được chỗ đứng, công  việc sau khi tốt nghiệp các trường Đại học là không hề  dễ.Hơn nữa, môi  trường sống khiến cho các em học sinh còn rất nhiều e dè, thụ  động trong  việc tiếp nhận và vận dụng kiến thức đặc biệt làkỹ  năng thực hành và giải  quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.  Thấy được những vướng mắc và những lo lắng của các em học sinh  cũng như các bậc phụ huynh, nhà trường xác định việc dạy học gắn với sản   xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương nhằm định hướng phát triển năng lực   cho học sinh là hết sức cần thiết. 1.2.2.2. Công tác chỉ đạo dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề nhằm   phát triển năng lực cho học sinh tại trường THPT Cửa Lò trong năm học   2018­2019 và 2019­2020 * Lập kế hoạch: Khi thực hiện bất cứ công việc nào, đặc biệt là trong  công tác chỉ  đạo của người quản lý thì việc lập kế  hoạch là điều kiện đặc  biệt quan trọng và cần thiết. ­  Bắt đầu cho việc lập kế hoạch, Ban chuyên môn đã họp cùng các tổ/   nhóm chuyên môn để  lựa chọn những bài học thích hợp. Căn cứ  vào thực tế  địa phương, cơ  cấu và tính hiệu quả  của các làng nghề  trên địa bàn Thị  xã   Cửa Lò, chúng tôi đi đến quyết định chọn môn Công nghệ  10 và môn Tiếng  Anh 12 để thực hiện dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề.Ngoài ra,  chúng tôi cũng cho lồng ghép nội dung này trong chương trình giáo dục hướng  nghiệp và công tác tư vấn tuyển sinh, tư vấn nghề nghiệp cho học sinh khối   12.  ­   Từ  bản kế  hoạch chỉ  đạo của nhà trường,nhóm Tiếng Anh 12 và   nhóm Công nghệ 10 xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết. Nhóm tiếng Anh 12 sẽ  thực hiện chủ  đề  “Future jobs” (nghề  nghiệp  trong tương lai) ở bài 6.  10
  11. Nhóm Công nghệ  10 thực hiện chủ  đề  “Doanh nghiệp và lựa chọn  lĩnh vực kinh doanh” với các bài học có nội dung liên quan, cụ thể:  ­ Bài 43: Bảo quản các loại sản phẩm nông, ngư nghiệp;  ­ Bài 46: Chế biến sản phẩm chăn nuôi thủy sản;  ­ Bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;  ­  Bài 51: Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh;  ­ Bài 52: Thực hành lựa chọn cơ hội kinh doanh. Trong bản kế hoạch phải thể hiện rõ mục tiêu, phương pháp tổ  chức,  thời gian thực hiện, các hoạt động dạy học, các yêu cầu và nhiệm vụ của học   sinh trong quá trình tham gia,… (Phụ lục 1). Ban Chuyên môn chịu trách nhiệm phê duyệt bản kế  hoạch của cả  2   nhóm Công nghệ  10 và tiếng Anh 12.Về  cơ  bản, kế hoạch của các nhóm đã  đảm bảo đầy đủ các yêu cầu cần có: + Xác định rõ mục tiêu chung cần hướng tới của chủ đề  dạy học gắn   với sản xuất, dịch vụ làng nghề  tại địa phương là nhằm giúp học sinh hiểu  rõ   hơn   về   các   công   việc   cũng   như   dịch   vụ   trong   các   làng   nghề   tại   địa   phương, góp phần định hướng nghề  nghiệp cho học sinh, đồng thời tạo  hứng thú cho các em trong các bài học gắn với thực tiễn. + Thời lượng cho mỗi chủ  đề  là phù hợp. Thời gian tổ  chức cho học  sinh tham quan tại các làng nghề cụ thể. + Phương pháp tổ  chức chủ  yếu là giảng dạy bằng những kiến thức   giáo viên đọc trong tài liệu và qua tìm hiểu thực tế từ những người dân trong  làng nghề và được trình bày sinh động trong các tiết học sử dụng máy chiếu  và các hình ảnh minh hoạ. * Tổ chức thực hiện kế hoạch: Đây là bước Ban giám hiệu sắp xếp thời gian, bố trí các điều kiện thiết   yếu,cơ  sở  vật chất, phương tiện, phân công nhân lực cho việc lên lớp cũng  như quá trình đến các cơ sở sản xuất, các làng nghề trên địa bàn thị xã.  ­ Ban chuyên môn cử giáo viêncùng với đại diện Hội Cha mẹ học sinh   nhà trường khảo sát cơ sở, liên hệ với một số hộ gia đình, một số cơ sở sản   xuất ở các làng nghề xin phép cho học sinh thăm quan, tìm hiểu về công việc  của họ. ­ Ban lao động cơ sở vật chất ­ An ninh trường học rà soát các phương   tiện, hỗ trợ giáo viên và học sinh trong các hoạt động tại lớp cũng như tại các  cơ sở sản xuất, làng nghề. 11
  12. ­ Nhà trường giao cho GVCN các lớp 10, 12 quán triệt các quy định đảm  bảo kỷ luật, an toàn và hiệu quả  trong quá trình đi thực tế tại các làng nghề.  Đồng hành với các giáo viên giảng dạy là các thầy cô giáo trong chi đoàn giáo  viên, điều này tùy thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi lớp. Dưới đây là một số  hình ảnh của các nhóm học sinh đi tham quan, tìm hiểu tại các làng nghề trên   địa bàn thị xã. Học sinh quan sát khu bể chứa nước mắm Học sinh tìm hiểu chu trình đóng gói sản phẩm Học sinh tham quan một xưởng chế biến mắm  Học sinh nghe giới thiệu về quy trình chế biến  ruốc nước mắm 12
  13. Học sinh trực tiếptham gia vào quá trình chế  Học sinh tham quan cơ sở chế biến mực khô biến tôm nõn Học sinh tìm hiểu bể lắng nước mắm thành  Học sinh tại một cơ sở sản xuất mắm ruốc phẩm Học sinh trò chuyện với chủ cơ sở ở làng  Sau một buổi trải nghiệm tại làng nghề nghề * Chỉ đạo thực hiện kế hoạch: Sau khi sắp xếp tổ chức các điều kiện cho việc triển khai dạy học, nhà  trường chỉ đạo giáo viên và các cá nhân được phân công thực hiện kế hoạch. ­ Đầu tiên, chúng tôi tiến hành chỉ  đạo làm điểm, rút kinh nghiệm(chỉ  đạo ở một lớp của khối 10 và 1 lớp khối12) ­  Sau khi rút kinh nghiệm qua các tiết dạy thí điểm, nhà trường c hỉ đạo  triển khai thực hiện ở các lớp còn lại. 13
  14. ­ Trong quá trình thực hiện dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ  làng  nghề tại địa phương, nhà trường đã thường xuyên giám sát, theo dõi để  nắm  bắt tình hình. Các đồng chí trong Ban giám hiệu (BGH) luân phiên tham gia dự  giờ. Nếu có những tình huống phát sinh, phải có những trợ giúp, những điều   chỉnh hay bổ sung kịp thời có thể về mặt kỹ thuật, về nhân lực về  thời gian, …vv. ­ Với tư  cách là nhà quản lý, BGH nhà trường đã có những động thái  khích lệ động viên giáo viên học sinh cũng như các cách ứng xử linh hoạt đối  với các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các làng nghề. Điều này là động  lực để  học sinh cũng như  giáo viên có thêm hào hứng, phấn chấn hơn trong   dạy học, tăng thêm sự nhiệt tình hợp tác của các chủ cơ sở sản xuất. * Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch: ­ Khi kết thúc việc dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ  ở các làng nghề,   giáo viên phụ  trách và học sinh phải viết báo cáo. Nhà trường đối chiếu với   kết quả báo cáo của giáo viên và học sinh với bản kế hoạch để đánh giá mức  độ hoàn thành kế hoạch. Ngoài ra đại diện BGH nhà trường còn trực tiếp xin   ý kiến từ các cơ sở sản xuất như ý kiến của chủ cơ sở, ý kiến của các công   nhân tại các làng nghề về ý thức thái độ tinh thần học hỏi của học sinh cũng  như phương pháp làm việc, tinh thần trách nhiệm của giáo viên.  ­ Sau khi kiểm tra, đánh giá sơ  bộ  và thẩm định kết quả, BGH nhà   trường đưa ra được những kết luận cần thiết làm cơ  sở  cho việc thực hiện  trong những năm tiếp theo, như phát huy thành tích, uốn nắn sửa chữa hay bổ  sung, điều chỉnh kế hoạch nếu thấy cần thiết.  ­ Trong hai năm học 2018­2019 và 2019­2020, dựa trên kết quả kiểm tra  chúng tôi đã đánh giá được chất lượng và tính hiệu quả của việc dạy học gắn   với sản xuất, dịch vụ ở các làng nghề cho học sinh nhà trường. 2. Kinh nghiệm trong công tác chỉ  đạo dạy học gắn với sản xuất, dịch  vụ làng nghề tại địa phương nhằm phát triển năng lực cho học sinh  trường THPT Cửa Lò. Có thể nói rằng, việc dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại   địa phương nhằm định hướng phát triển năng lực cho học sinh trường THPT   Cửa Lò bước đầu có những kết quả tích cực. Từ  thực tiễn công tác chỉ  đạo dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng  nghề nhằm phát triển năng lực cho học sinh của trường THPT Cửa Lò trong  hai năm qua, với cương vị là người phụ  trách chuyên môn, trực tiếp chỉ  đạo,  tôi rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa trong quá trình chỉ đạo thực hiện. Tôi  14
  15. xin được trao đổi, chia sẻcùng các nhà quản lý, quý thầy cô 5 kinh nghiệm  như sau: 2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ  quản lý, giáo viên, học sinh và phụ   huynh về  tầm quan trọng của công tác dạy học gắn với sản xuất,   dịch vụ làng nghề 2.1.1. Mục tiêu Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ giáo  viên, cũng như học sinh và cha mẹ  các em về  công tác  dạy học gắn với sản  xuất, dịch vụlàng nghề  nhằm phát triển năng lực học sinh trong bối cảnh   hiện nay, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhằm thực   hiện mục tiêu giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. 2.1.2. Nội dung Giúp cán bộ, giáo viên, các em học sinh và phụ  huynh thấy được sự  quan trọng và cần thiết của công tác dạy học gắn với sản xuất dịch vụ làng  nghề trong việc phát triển năng lực học sinh. ­ Đối với cán bộ  quản lý:  Phải quán triệt một cách đầy đủ  các chủ  trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào  tạo, chỉ thị của Sở Giáo dục và Đào tạo về thực hiện Nghị quyết 29  Hội nghị  Trung  ương 8, khóa XI của Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục  và đào tạo cũng như mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, qua  đó làm nổi bật sự  cần thiết của việc dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng  nghề nhắm phát triển năng lực học sinh. ­ Đối với giáo viên: Phải xác định được vai trò và nhiệm vụ  của mình   trong công tác tuyên truyền, giáo dục cũng như  hướng dẫn, hỗ  trợ  các em  trong vấn đề nhận thức. Như vậy, trước hết giáo viên phải đồng tỉnh ủng hộ  và thấm nhuần các chủ  trương, đường lối và quyết sách trong công tác giáo  dục, đặc biệt là thấy được ưu điểm của việc dạy học gắn với sản xuất, dịch   vụ làng nghề trong việc phát triển năng lực học sinh, đảm bảo mục tiêu giáo  dục toàn diện. ­ Đối với học sinh: Học sinh vừa là một nửa chủ  thể vừa là đối tượng  trong quá trình dạy học, đặc biệt đối với dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ  làng nghề  nhằm phát triển năng lực cho các em thì nhiệm vụ  và lợi ích của  các em rất lớn. Các em cần phải hiểu lao động trong lĩnh vực nào cũng cần  thiết, được tôn trọng và đãi ngộ xứng đáng nếu có tay nghề cao, làm việc hết   mình.Chính vì thế, chúng ta phải làm cho học sinh nhận thức rõ vai trò và  15
  16. trách nhiệm của mình, để từ đó các em có ý thức và thực sự nghiêm túc trong  quá trình tham gia học tập. ­ Đối với phụ huynh học sinh: Phải có tinh thần hợp tác, phối hợp với   nhà trường trong các hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động dạy học gắn   với sản xuất, dịch vụ làng nghề nói riêng. Họ phải nhận thức thật đầy đủ  và  chính xác về  tác dụng của hoạt động này trong việc phát triển năng lực cho  con em mình. Ngoài ra cần phải để phụ huynh thấy nghĩa vụ và quyền lợi của  mình để có sự khích lệ, tạo điều kiện cho con em họ trong quá trình học tập. 2.1.3 Cách thức tiến hành: Ban Giám hiệu nhà trường cần chú ý những vấn đề sau: Thứ nhất: Thường xuyên quán triệt đầy đủ, cụ thể các văn bản mới về  giáo dục về  chủ  trương chính sách của Đảng và Nhà nước về  yêu cầu của  Giáo dục hiện nay, không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, tư  tưởng cho  cán bộ giáo viên thông qua các buổi học tập chính trị, sinh hoạt hội đồng. Thứhai: Tổ chức nghiên cứu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 về  chương trình tổng thể cũng như chương trình của các bộ môn. Thứba: Trong các giờ  giáo dục hướng nghiệp cho học sinh khối 10, 11   và tư  vấn tuyển sinh cho học sinh khối 12, cần có những định hướng và  những chia sẻ  thiết thực để  học sinh thấy rõ sự  cần thiết của việc học gắn   với sản xuất, dịch vụ làng nghề. Thứ 3: Thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh để trao đổi về các nội   dung, về mục tiêu giáo dục cũng như các kế hoạch hoạt động của nhà trường  từ đó có được sự đồng tình ủng hộ của các bậc phụ huynh học sinh. 2.2. Xây dựng kế hoạch khoa học cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế  của nhà trường và điều kiện của các cơ sở sản xuất, làng nghề tại  địa phương 2.2.1. Mục tiêu: Nhằm chỉ  đạo việc dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ  làng nghề  tại  địa phương đạt chất lượng và hiệu quả cao.  2.2.2. Nội dung: Đưa ra một cách đầy đủ, cụ  thể  các nội dung và công việc cần làm   cũng như  cách thức, thời gian và chi phí để  tiến hành việc dạy học gắn với   sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương.  16
  17. ­ Kế hoạch của nhà trường: Phải đảm bảo được vai trò chỉ đạo chung,   đồng thời cũng phải thể hiện được những yêu cầu cụ  thể  cho quá trình thực  hiện. Trong bản kế hoạch của nhà trường phải có những yếu tố sau: + Chỉ rõ những căn cứ  để lập kế hoạch, các yếu tố trong và ngoài nhà  trường với những mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi và khó khăn  đối với việc  thực hiện dạy học gắn với sản xuất, làng nghề, xác định mục tiêu cần đạt. + Nêu rõ nhiệm vụ, các tiêu chí về dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ  làng nghề. +Các biện pháp thực hiện để đạt được các mục tiêu đề ra. + Xác định cụ thể thời gian tiến hành các hoạt động, dự  trù các nguồn  tài lực, vật lực để thực hiện kế hoạch, gắn mỗi công việc với cá nhân hay bộ  phận phụ trách,… ­ Kế  hoạch của nhóm/ giáo viên thực hiện:  Đây là bản kế hoạch dạy   học chi tiết, thể  hiện đầy đủ  các nội dung của việc thực hiện chủ  đề  dạy   học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề  trên cơ sở, nội dung môn học. Trong  bản kế hoạch cần nêu rõ: + Chủ  đề  và các bài học có nội dung liên quan đến việc dạy học gắn  với sản xuất, kinh doanh làng nghề tại địa phương. + Những công việc cần chuẩn bị  cho phương án tổ  chức dạy học bao   gồm các hoạt động trong tiến trình bài học. + Ma trận các mức độ nhận thức và hệ thống  các câu hỏi để kiểm tra,   đánh giá. + Tiến trình thực hiện dạy học. +Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh. 2.2.3. Cách thức tiến hành: Để xây dựng được kế hoạch có tính khả  thi, tính thực tiễn cao, người   quản lý cần chú ý những điểm sau: Thứ  nhất: Phải nghiên cứu kỹ  các văn bản mang tính căn cứ  tiền đề  cho kế hoạch dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề, phân tích những  thuận lợi khó khăn đối với quá trình thực hiện. Thứ 2: Thảo luận, bàn bạc với các tổ / nhóm chuyên môn cũng như các  tổ  chức trong nhà trường để  đi đến thống nhất các nội dung cần thực hiên,   các phương án cần có trong bản kế hoạch. 17
  18.  Thứ 3: Chỉ đạo việc lập kế hoạch dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ  làng nghề cảu các nhóm môn một cách sát sao. Cung cấp đầy đủ các thông tin,  dữ liệu cũng như các tài liệu cần thiết. Thứ  4: Xem xét thật kỹ, trao đổi trực tiếp với giáo viên về  những chi   tiết còn băn khoăn trong kế  hoạch nếu có. Tư  vấn, điều chỉnh khi cần thiết   trước khi phê duyệt bản kế hoạch của nhóm môn. 2.3. Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên   tham gia công tác dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề nhằm   phát triển năng lực học sinh 2.3.1.Mục tiêu: Theo tinh thần Nghị quyết TW2 khóa VIII “ Giáo viên là nhân tố quyết  định chất lượng của  giáo dục” nên  việc  bồi dưỡng  chuyên môn nghiệp vụ  cho giáo viên là việc hết sức cần thiết , nhằm giúp giáo viên ngày càng vững  vàng hơn trong công tác giảng dạy của mình. 2.3.2. Nội dung: Trong công tác dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ, làng nghề, giáoviên  không chỉ  phải có đầy đủ  kiến thức mà phải thành thạo các kỹ  năng cần   thiết. Chính vì thế bồi dưỡng trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho   giáo viên là phải  trang bị, nâng cao cho họ những mặt sau: * Về  kiến thức: Bên cạnh việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức bộ  môn  chính của mình, cần phải chú ý đến những kiến thức sau: ­ Kiến thức về  nội dung  giáo dục nghề  nghiệp trong nhà trường phổ  thông: + Thông tin về “thế giới nghề nghiệp” theo phân loại nghề. Giáo viên  phải nắm được các tiêu chí phân loại nghề  và các yêu cầu của nghề/nhóm  nghề. + Thông tin về  các kiểu khí chất­tính cách của con người với sự  phù  hợp môi trường làm việc. Một môi trường phù hợp cho phép bản thân thể  hiện được kĩ năng, thái độ và hệ thống giá trị của mình. Nói cách khác, những  người làm việc trong môi trường tương tự  như  tính cách của mình, hầu hết  sẽ thành công và hài lòng với công việc. + Thông tin về hệ thống các trường ĐH, CĐ, TCCN, trường dạy nghề.   Lưu ý đến điều kiện tuyển sinh, chỉ  tiêu, điểm tuyển, thời gian học tập và  điều kiện phát triển của nghề trong tương lai. 18
  19. + Thông tin về thị  trường lao động, nhu cầu tuyển chọn nhân lực của  xã hội và của địa phương,  ở  các khu chế  xuất, các nhà máy, các xí nghiệp,  bệnh viện, khách sạn, nhà hàng,... ­ Kiến thức về tâm lý học: tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học lao động, tâm  lý học xã hội, tâm lý học giao tiếp, tâm lý học ứng xử,... ­ Kiến thức về các phương pháp giảng dạy phù hợp với việc dạy học   gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề  : Phương pháp thuyết trình, đàm thoại,   thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi, diễn kịch, mô phỏng,... ­ Kiến thức về tư vấn nghề nghiệp:tư vấn sơ bộ và tư vấn chuyên sâu.  Tuy nhiên đối với các trường THPT thì việc tư  vấn cho học sinh chỉ dừng  ở  mức độ  giúp các em nhận thức về  bản thân (sở  trường, năng lực, sức khỏe)  từ  đó đối chiếu với yêu cầu của các nghề  dự  định chọn để  bản thân các em  có kế hoạch rèn luyện những năng lực, phẩm chất còn thiếu. *Về kỹ năng:  ­ Thiết kế bài giảng; ­ Kỹ  năng tổ  chức các buổi dạy, các buổi tọa đàm, hội thảo về  nghề  nghiệp; ­ Kỹ năng lồng ghép những kiến thức hướng nghiệp vào bộ môn; ­ Kỹ  năng sử  dụng CNTT trong quá trình dạy học gắn với sản xuất,  làng nghề    (máy tính, máy chiếu, mạng internet, khai thác tìm kiếm thông  tin...); ­ Kỹ năng hướng dẫn, tư vấn cho học sinh lựa chọn hướng đi phù hợp; ­ Kỹ  năng giao tiếp, phối hợp giữa nhà trường và các chủ  cơ  sở  sản  xuất tại các làng nghề trên địa phương. *Về thái độ: ­ Luôn quan tâm đến giáo dục nghề nghiệp cho học sinh dưới mọi hình  thức, trong mọi hoạt động sư phạm mà mình phụ trách; ­ Tích cực tham gia việc tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ nhiệm vụ  của việc dạy học gắn với sản xuất , làng nghề nhằm phát triển năng lực học  sinh, sẵn sàng tư vấn và hướng dẫn học sinh trong việc chọn ngành nghề phù  hợp cho tương lai. ­ Thấy rõ được trách nhiệm của mình trong việc chuẩn bị cho học sinh   đi vào cuộc sống và xây dựng thái độ đúng đắn đối với nghề nghiệp cho học  sinh. 2.3.3. Cách thức tiến hành: 19
  20. ­ Có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, trong đó xác định rõ mục tiêu theo   nội dung bồi dưỡng đã nêu để giáo viên hiểu rõ trách nhiệm và công việc của   mình cần làm trong quá trình dạy học gắn với sản xuất, làng nghề nhằm phát  triển năng lực học sinh. ­ Tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia các khóa tập huấn, các lớp  bồi dưỡng do Sở Giáo dục và Bộ Giáo dục tổ chức. ­Triển khai một cách nghiêm túc và đầy đủ  cho giáo viên học tập tinh   thần các văn bản chỉ  đạo về  công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh   THPT. ­ Tạo điều kiện, hướng dẫn và khích lệ giáo viên truy cập vào mạng để  tìm hiểu thêm về    giáo dục hướng nghiệp, dạy học gắn với thực tiễn sản   xuất ­ Phải tin tưởng và tạo độ tin cậy cho giáo viên, phải cho họ cơ hội để  chủ động trong công việc. ­ Phải biết khơi gợi ý thức tự giác sự  nhiệt tình cống hiến vì mục tiêu   đề  ra, động viên khích lệ  kịp thời để  tăng thêm tính sáng tạo của giáo viên  trong quá trình thực hiện dạy học. ­ Tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể để giáo viên phát huy tốt năng lực   làm việc, khả năng tổ chức các hoạt động cho học sinh ­ Tăng cường thêm sách báo, tài liệu, băng hình...về  các làng nghề, về  các mô hình dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ,….cho GV tự nghiên cứu, tìm  hiểu. 2.4.Phát huy tính chủ  động, sáng tạo của học sinh trong thực hiện dạy   học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề 2.4.1.Mục tiêu: “Học sinh là chủ  thể  của nhà trường; là đối tượng của quá trình dạy   học, giáo dục; là chủ thể của quá trình nhận thức” (Tuyển tập tác phẩm bàn   về giáo dục ViệtNam, ­ Nguyễn Cảnh Toàn­NXB Lao động, Hà nội). Có thể  nói rằng, vai trò của học sinh trong  các hoạt động dạy học nói chung và dạy   học gắn với sản xuất, dịch vụ  làng nghề  nói riêng là rất quan trọng.Đối   tượng chúng ta hướng đến là học sinh, là nhận thức là năng lực của các em, vì  thế để thực hiện thuận lợi và có kết quả việc dạy học gắn với sản xuất, dịch  vụ  làng nghề  chúng ta cần phải khơi gợi tính  chủ  động, tinh thần làm việc   sáng tạocủa các em học sinh.  2.4.2. Nội dung: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2