intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Làm tốt công tác khuyến học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường tại trường THPT Hoàng Mai 2

Chia sẻ: Convetxao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

24
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đã nghiên cứu và đề xuất được các giải pháp để làm tốt hơn công tác khuyến học, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho các nhà trường, đồng thời góp phần thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước về Công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Làm tốt công tác khuyến học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường tại trường THPT Hoàng Mai 2

  1. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Chúng ta đang thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo một cách toàn diện theo Nghị quyết số 29- NQ/TW của hội nghị Trung ương 8 khóa XI. Trong đó, mục tiêu đối với giáo dục phổ thông là “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, chương trình giáo dục của nước ta đang tiệm cận dần với nền giáo dục của các nước hiện đại thì yêu cầu đặt ra đối với nghành giáo dục của chúng ta càng cao, trong đó lượng kiến thức mà các em được học rất nhiều và sẽ trở nên khó khăn hơn đối với nhận thức của một số học sinh. Do đó, một số học sinh rơi vào tình trạng đi học nhưng không hiểu bài, không tiếp thu được nội dung cơ bản, thậm chí “ngồi nhầm lớp”. Mặt khác, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và các mặt của xã hội, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực nói chung thì đã có những tác động không tốt đến học sinh. Vì thế, nhiều học sinh mất căn bản trầm trọng, thiếu ý chí và hứng thú học tập, không gắn bó với thầy cô bạn bè, trường lớp, lười biếng, chán nản, bỏ học và nhiều tiêu cực khác gây ra hậu quả cho bản thân học sinh, gia đình, nhà trường, xã hội ở hiện tại và tương lai. Vì thế, muốn thực hiện thành công công cuộc đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới, cần rất nhiều yếu tố, trong đó công tác khuyến học khuyến tài có ý nghĩa rất quan trọng. Xác định được tầm quan trọng của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời trong việc nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nhân lực, góp phần ổn định an ninh trật tự xã hội và xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo có ý nghĩa chiến lược, là kim chỉ nam để hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ngày càng có cơ hội phát triển và lan tỏa. Kết luận số 49-KL/TW của ban Bí thư về “tiếp tục thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập” đã nêu: Việc duy trì và nâng cao chất lượng hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân các cấp, trước hết là người đứng đầu Qua hơn 20 năm công tác ở 3 trường THPT (THPT Nguyễn Đức Mậu, THPT Hoàng Mai, THPT Hoàng Mai 2) và tìm hiểu tình hình chung ở một số trường khác, 1
  2. tôi thấy việc thực hiện công tác khuyến học ở các trường đã được thực hiện và đạt được những kết quả nhất định, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường, nhờ đó đã giúp cho nhiều em có hoàn cảnh khó khăn có thêm điều kiện để học tập. Tuy nhiên công tác khuyến học chưa phát triển theo chiều sâu, mới chỉ mang tính tạm thời, bột phát, chưa có kế hoạch, quy chế đầy đủ, chưa phong phú về nội dung. Một số trường còn xem nhẹ vai trò công tác khuyến học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục chung của trường, chưa thành lập Chi hội khuyến học. Vì thế, chất lượng và hiệu quả của công tác khuyến học còn hạn chế. Với cương vị là cán bộ quản lý của một trường mới thành lập trong điều kiện còn nhiều khó khăn, đặc biệt hàng năm đón rất nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn về học tại trường, trong đó nhiều em khó khăn về điều kiện vật chất, nhiều em thiếu thốn về mặt tinh thần, có em hạn chế về khả năng tiếp thu kiến thức..., tôi luôn trăn trở làm sao để có thể giúp đỡ được các em vượt qua được những khó khăn thiệt thòi đó, để các em có thể tiếp tục việc học, vươn lên đạt được những kết quả mong đợi, nhằm mang đến tương lai tốt đẹp hơn cho các em, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, để xây dựng được tập thể nhà trường vững mạnh, và có những bước tiến vững chắc ngay từ những năm đầu mới thành lập. Để giải quyết được trăn trở đó tôi cần phải quan tâm đến công tác khuyến học. Vì thế tôi đã lựa chọn nghiên cứu và áp dụng đề tài: “Làm tốt công tác khuyến học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường tại trường THPT Hoàng Mai 2”. 2. Tính mới của đề tài Liên quan đến vấn đề khuyến học cũng đã có một số bài viết đề cập đến nhưng còn mang tính nêu vấn đề, giải quyết vấn đề ở những khía cạnh riêng lẻ, chưa đúc kết thành sáng kiến với những giải pháp có tính hệ thống và toàn diện. Mặt khác, công tác khuyến học được thực hiện chưa phong phú về nội dung, cách thức, chủ yếu là khen thưởng cuối kỳ cuối năm hoặc hỗ trợ về vật chất nhất định, chưa quan tâm làm tốt những hình thức khác như động viên khuyến khích về tinh thần, chưa giúp học sinh tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc khác trong học tập. Vì thế, nội dung của đề tài, nhất là các giải pháp được đề xuất trong đề tài này có nhiều điểm mới và mang tính hệ thống. 3. Đóng góp của đề tài Đề tài đã nghiên cứu và đề xuất được các giải pháp để làm tốt hơn công tác khuyến học, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho các nhà trường, đồng thời góp phần thực hiệ tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước về Công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập. 2
  3. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở khoa học 1.1. Cơ sở lý luận 1.1. 1. Khuyến học là gì? Khuyến học là khuyến khích việc học. Nói cụ thể Khuyến học là sự khuyên bảo, hướng dẫn, khích lệ, giúp đỡ của các tổ chức và cá nhân để người ta hứng khởi nghe theo, làm theo, cùng nhau thúc đẩy học tập và vận động các nguồn lực để tạo cơ hội và điều kiện cho mọi người được học và tự học: Học thường xuyên, học suốt suốt đời; học chữ, học nghề, học làm người; ... Từ xa xưa ông cha ta đã dạy "Nhân bất học, bất tri lý" (người không học, không hiểu biết) và muốn học phải có thầy "Không thầy đố mày làm nên". Bia Văn chỉ xã Văn Trưng và Vĩnh Trưng, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi "Nhà học là nơi nuôi dưỡng nhân tài; học điền là để tôn sùng đạo thầy. Không học không mở mang trí tuệ. Không có ruộng không có gì để nuôi dưỡng nho sinh”. Câu đối chữ Nôm ở cổng làng Mộ Trạch (thời xưa thuộc tỉnh Hải Dương) đã ghi: "Nên thợ, nên thầy nhờ có học. No cơm, ấm áo bởi hay làm". Trong dân gian, dân ta còn dùng những câu ca dao dễ thuộc, dễ nhớ, thấm sâu vào lòng người từ già đến trẻ để khuyến khích sự học, đồng thời cũng là đạo lý về tôn sư trọng đạo: "Muốn sang thì bắc cầu kiều. Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy". Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng Việt Nam, lúc nào Đảng và Nhà nước ta cũng chú trọng phát triển giáo dục để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII đã xác định: "Phát triển giáo dục và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu'. Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định mục tiêu "xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập" và "đẩy mạnh việc xây dựng các tổ chức khuyến học". Tư tưởng xây dựng xã hội học tập và đẩy mạnh hoạt động khuyến học thể hiện trình độ tư duy về giáo dục đào tạo ngang tầm thời đại, nêu lên yêu cầu mới đối với sự nghiệp đào tạo con người cho chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiến tới phát triển kinh tế tri thức. 1.1.2. Hội Khuyến học Việt Nam - Khái quát về Hội: Theo Điều 2, Chương II, Điều lệ Hội Khuyến học Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam sinh sống ở trong nước và nước ngoài tâm huyết với sự nghiệp "trồng người” góp sức phấn đấu 3
  4. cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập khu vực và quốc tế.. Hội Khuyến học là một tổ chức xã hội toàn tâm, toàn ý phục vụ lợi ích học tập của nhân dân Hội Khuyến học Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hội Khuyến học Việt Nam được thành lập theo Quyết định 1271/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ và lấy ngày 2/10 là “Ngày Khuyến học Việt Nam” với mục đích động viên các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội cùng tham gia các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; tôn vinh những gương sáng hiếu học, những tập thể cá nhân có thành tích trong công tác khuyến học, khuyến tài. Kể từ đó, ngày 2/10 hằng năm đã trở thành ngày hội khuyến học không chỉ của những người làm khuyến học mà của toàn xã hội quan tâm đến “sự học”. - Nguyên tắc hoạt động của Hội: + Tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, hợp tác chặt chẽ với ngành giáo dục đào tạo, tranh thủ sự hướng dẫn, hỗ trợ của Mặt trận Tổ quốc các cấp. + Phát huy quyền chủ động, sáng tạo của các tổ chức Hội, liên kết với các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức kinh tế khoa học, văn hóa - xã hội trong hoạt động khuyến học khuyến tài. + Tranh thủ sự ủng hộ và trợ giúp về tinh thần, vật chất của mọi tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước vì sự nghiệp khuyến học. + Hội làm việc theo chế độ dân chủ tập thể và quyết định theo đa số. - Mục tiêu cơ bản của Hội: + Góp sức phấn đấu cho sự công bằng xã hội về quyền lợi học tập của mọi người: Khuyến khích và hỗ trợ việc dạy và học trong nhà trường và phong trào học tập thường xuyên trong nhân dân, góp phần nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp của mọi người trong xã hội, góp sức phấn đấu cho sự công bằng xã hội về giáo dục, xây dựng xã hội học tập, đặc biệt chú ý những người nghèo, người khuyết tật không có điều kiện học tập, những người có năng khiếu + Cổ vũ xã hội quan tâm đối với vai trò của người thầy trong sự nghiệp giáo dục và đối với các em học sinh nghèo hiếu học: Liên kết mọi gia đình và tổ chức xã hội, cùng các cơ sở giáo dục và đào tạo góp phần động viên, chăm lo về vật chất và tinh thần đối với các thầy cô giáo, thực hiện sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia 4
  5. đình và xã hội, học kết hợp với hành, xây đựng môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. + Làm tư vấn về giáo dục: Tư vấn, phản biện, giám định về giáo dục khi có yêu cầu trên cơ sở tập hợp ý kiến của đông đảo các nhà giáo dục, nhà khoa học và những người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục; kiến nghị với Đảng, Chính quyền, ngành giáo dục cùng cấp về chủ trương, chính sách, biện pháp phát triển giáo dục, hình thành xã hội học tập. - Nhiệm vụ của Hội: +Chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Hội. +Liên kết, phối hợp với các tổ chức, các lực lượng xã hội, các cơ sở giáo dục triển khai các hoạt động khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. +Tập hợp, đoàn kết hội viên và các lực lượng xã hội đẩy mạnh các hoạt động khuyến học, khuyến tài. +Khuyến khích người lao động có sáng kiến đóng góp hiệu quả cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước; hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo, phần thưởng cho học sinh giỏi có thành tích cao trong học tập và tu dưỡng. + Phát triển các hình thức dịch vụ học tập để hỗ trợ và khuyến khích việc học tập của thế hệ trẻ và người đã trưởng thành theo quy định của pháp luật. +Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoạch định chính sách tạo động lực cho các hoạt động khuyến học của Hội. +Thúc đẩy quan hệ, hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước về giáo dục và đào tạo. + Tài chính của Hội được sử dụng đúng mục đích khuyến học, khuyến tài, nguyên tắc công khai, minh bạch. - Quỹ khuyến học của Hội: Quỹ Khuyến học Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 183/1999/CT- TTg ngày 9/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 123/1999/QĐ-TC ngày 11/10/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt bản Điều lệ Quỹ Khuyến học Việt Nam. Quỹ Khuyến học Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước không vì mục đích lợi nhuận, nhằm tài trợ cho các hoạt động giáo dục đào tạo, khuyến khích dạy tốt học tốt.Sử dụng đúng mục đích và tuân thủ các nguyên tắc kế toán, tài chính theo Điều lệ Quỹ khuyến học. 5
  6. Quỹ khuyến học ở cơ sở chủ yếu dùng để: Hỗ trợ học sinh nghèo có nguy cơ bỏ học; khen thưởng học sinh nghèo vượt khó học giỏi, khen thưởng học sinh đạt thành tích xuất sắc, hỗ trợ giáo viên dạy giỏi gặp khó khăn, khen thưởng giáo viên giỏi 1.1.3. Vai trò của Chi hội Khuyến học ở các trường học - Xây dựng quỹ học bổng, quỹ khen thưởng nhằm khuyến khích và hỗ trợ phong trào học tập của học sinh, đặc biệt chú ý tới những học sinh có hoàn cảnh khó khăn về điều kiện vật chất nhưng có tinh thần phấn đấu vươn lên trong học tập, những học sinh có thành tích học tập tốt, những học sinh đạt được thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi, những học sinh có năng khiếu có thể phát triển thành nhân tài, có tinh thần phấn đấu đóng góp cho sự phát triển của nhà trường, của xã hội. Đồng thời khuyến khích và động viên các cán bộ, giáo viên đạt thành tích cao trong công tác, trong các kỳ thi về chuyên môn, nghiệp vụ. - Tạo điều kiện hỗ trợ để cán bộ, giáo viên, học sinh tổ chức tốt các hoạt động giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường. Động viên và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên của nhà trường thường xuyên tham gia các hình thức học tập và tự học văn hóa, nghiệp vụ để không ngừng nâng cao trình độ, đổi mới phương pháp dạy và học để nâng cao chất lượng giáo dục, nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nêu gương sáng cho học sinh noi theo. Giúp đỡ các em học sinh có những khó khăn nào đó, có thể thiếu thốn về vật chất, có thể thiếu tình cảm người than hoặc khó khăn về tiếp nhận kiến thức,… để các em vượt qua khó khăn đó vươn lên trong học tập. Mặt khác cũng tạo nên phong trào thi đua học tập để nâng cao chất lượng dạy học trong toàn trường. - Góp phần xã hội hoá giáo dục, cổ vũ xã hội trân trọng hơn vai trò của sự nghiệp giáo dục đối với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. 1.2. Cơ sở thực tiễn - Về phía nhà trường: Công tác khuyến học ở một số trường chưa được quan tâm, chú trọng. Nhà trường không có Chi hội Khuyến học hoặc có thì chỉ hoạt động cho có lệ, chủ yếu là khen thưởng cuối kỳ, cuối năm. Một số trường đã thực hiện công tác khuyến học đạt được những kết quả nhất định, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường, nhờ đó đã giúp cho nhiều em có hoàn cảnh khó khăn có thêm điều kiện để học tập. Tuy nhiên công tác khuyến học chưa phát triển theo chiều sâu, mới chỉ mang tính tạm thời, bột phát, chưa có kế hoạch, quy chế đầy đủ, chưa phong phú về nội dung, hoặc hỗ trợ về vật chất nhất định, chưa quan tâm làm tốt những hình thức khác như 6
  7. động viên khuyến khích về tinh thần, chưa giúp học sinh tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc khác trong học tập. Vì thế, chất lượng và hiệu quả của công tác khuyến học ở nhiều trường còn hạn chế. - Về phía gia đình: Nhiều gia đình chưa quan tâm đến công tác khuyến học, thờ ơ với con cái, phó mặc việc học hành của con cho nhà trường, chỉ khi biết con bị điểm thấp thì quát mắng và nhắc nhở con kiểu “mệnh lệnh” nên chưa có tác dụng động viên khích lệ và giúp đỡ con học tập. Nhiều gia đình không ủng hộ việc xây dựng quỹ khuyến học, họ còn nghĩ con mình không được khen thưởng, hỗ trợ thì mình cũng không hỗ trợ người khác. - Về phía học sinh: Nhiều em có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn điều kiện học tập cơ bản, thiếu tình thương của gia đình, … cần có sự hỗ trợ thường xuyên về mặt tinh thần cũng như vật chất. Học sinh thời nay được tiếp xúc với nhiều luồng thông tin, đa số các em có điều kiện tốt hơn thế hệ học sinh thời xưa nên các em dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động tiêu cực từ bên ngoài. Đồng thời các em có nhu cầu thể hiện mình và luôn muốn được quan tâm nhiều hơn). Vì vậy công tác khuyến học càng trở nên quan trọng đối với định hướng phát triển nhân cách cũng như giúp các em tập trung vào học tập nhằm nâng cao kết quả giáo dục. 2. Thực trạng về công tác khuyến học ở trường THPT Hoàng Mai 2 2.1. Vài nét sơ lược về trường THPT Hoàng Mai 2 Trường THPT Hoàng Mai 2 được thành lập theo quyết định số 1710/QĐ- UBND ngày 20 tháng 4 năm 2016 của UBND tỉnh Nghệ An. Đây là trường THPT công lập thứ 2 tại thị xã Hoàng Mai, mảnh đất nơi địa đầu xứ Nghệ. Trường ra đời trong một điều kiện khá đặc biệt: thị xã Hoàng Mai còn rất non trẻ (được tách ra từ huyện Quỳnh Lưu tháng 4 năm 2013); Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vừa có hiệu lực ban hành, nhiều đơn vị phải thực hiện sát nhập. Như vậy, có thể nói trường THPT Hoàng Mai 2 ra đời được là nhờ sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp lãnh đạo tỉnh Nghệ An, thị xã Hoàng Mai và của sở GD&ĐT nghệ An. Trường thành lập đã đáp ứng được nguyện vọng của nhiều phụ huynh, học sinh trên đất học Hoàng Mai. Những ngày đầu mới thành lập với rất nhiều khó khăn, thiếu thốn,đặc biệt cơ sở vật chất chưa có. Theo Quyết định số 1710/QĐ-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2016 của UBND tỉnhNghệ An về việc phê duyệt đề án thành lập trường THPT Hoàng Mai 2, trường được phép thuê mượn địa điểm của trường THPT Bắc Quỳnh Lưu (cũ) để tổ chức hoạt động. Đây là một thuận lợi vì trường có 7
  8. cơ sở vật chất để tổ chức hoạt động dạỵ học ngay từ năm đầu thành lập. Tuy nhiên, do thực hiện chủ trương của cấp trên về công tác phân luồng hướng nghiệp sau THCS mà các trường dân lập, tư thục nói chung và trường THPT Bắc Quỳnh Lưu nói riêng đã gặp phải khó khăn về công tác tuyển sinh từ năm 2013, và vì thế trường THPT Bắc Quỳnh Lưu dần trở thành một địa chỉ mà hầu hết phụ huynh học sinh không ủng hộ và đã không tuyển sinh đủ chỉ tiêu để duy trì hoạt động, buộc phải giải thể. Trường THPT Hoàng Mai 2 được thành lập đúng vào thời điểm giải thể trường THPT Bắc Quỳnh Lưu và thuê mượn lại địa điểm này để tổ chức hoạt động. Vì thế nhiều phụ huynh đã lo lắng, đặt câu hỏi: Liệu chất lượng dạy học, nền nếp của trường như thế nào? có phải “Bình mới rượu cũ” không, có phải chỉ là đổi tên từ THPT tư thục Bắc Quỳnh Lưu thành THPT Hoàng Mai 2 cho dễ tuyển sinh không? Trường mới còn nhiều khó khăn như thế thì con học có bị thiệt thòi không?…; chính những băn khoăn đó mà trường đã gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh, chất lượng tuyển sinh đầu vào rất thấp. Học sinh tốt nghiệp THCS thì chỉ những em học yếu, cảm thấy không có khả năng thi vào trường THPT Hoàng Mai, THPT Quỳnh Lưu 2, THPT Quỳnh lưu 3 mới đăng ký vào trường THPT Hoàng Mai 2, gia đình các em này hầu hết có điều kiện khó khăn, bố mẹ chưa quan tâm đến việc học của con. Thậm chí, có phụ huynh còn nhất quyết nếu không đậu vào trường THPT Hoàng Mai thì cho con đi học nghề chứ không cho học ở trường THPT Hoàng Mai 2 vì sợ hư con, hay có gia đình (sau này kể lại): Khi biết tin con không đậu vào trường THPT Hoàng Mai phải học trường THPT Hoàng Mai 2 thì cả nhà, cả anh em họ hàng đều buồn và tủi,…Đó là những điều mà chúng tôi đã tìm hiểu và lắng nghe được trong những năm đầu mới thành lập. Bên cạnh đó, trên địa bàn thị xã Hoàng Mai đã có trường THPT Hoàng Mai là trường chuẩn quốc gia với bề dày 20 năm và nhiều thành tích nỗi bật, đã trở thành niềm tin, niềm tự hào của nhân dân trên địa bàn thị xã. Vì thế, yêu cầu, mong muốn của phụ huynh học sinh trên địa bàn thị xã Hoàng Mai về chất lượng của trường THPT là không đơn giản. Trường THPT Hoàng Mai 2 thành lập trong điều kiện như thế nên những khó khăn thách thức ban đầu của trường là điều không tránh khỏi. Và điều mà tôi trăn trở nhất là làm sao để trường sớm ổn định, phát triển, để được phụ huynh học sinh tin tưởng, chấp nhận và ủng hộ. Để có được điều đó, bên cạnh yếu tố quyết định là sự nổ lực cố gắng của tập thể nhà trường, nhà trường rất cần sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ từ nhiều phía. Muốn đẩy mạnh phong trào học tập trong nhà trường, bên cạnh sự tận tình giảng dạy của đội ngũ giáo viên còn rất cần đến sự quan tâm, động viên, khích lệ kịp thời từ gia đình và cộng đồng, xã hội. Vì thế, công tác khuyến học có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện được đi học, đồng thời động viên khuyến khích học sinh khá giỏi có thêm động lực, niềm tin khi đăng ký học ở trường mới, động viên khích lệ giáo viên không ngừng cố gắng để trở thành những người giáo viên mẫu mực. Với vai 8
  9. trò là người lãnh đạo nhà trường, từ năm học 2018-2019, tôi đã chú trọng công tác Khuyến học để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, đáp ứng lòng mong đợi của học sinh và phụ huynh. 2.2. Thực trạng công tác khuyến học ở trường THPT Hoàng Mai 2 trước khi thực hiện đề tài Trong hai năm đầu mới thành lập, công tác khuyến học của trường đã đạt được một số kết quả nhất địnhvà cũng còn nhiều hạn chế cần được khắc phục. Cụ thể là: 2.2.1. Về việc kiện toàn Chi hội Khuyến học Năm học 2016-2017 trong điều kiện đội ngũ thiếu nhiều, tuyển dụng chậm (chỉ có 2 biên chế là Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng, còn lại là giáo viên thỉnh giảng và nhân viên hợp đồng ngắn hạn, đến tháng 5/2017 mới được tiếp nhận 20 người), vì thế mặt bằng lao động cao, khó khăn cho việc bố trí chuyên môn và kiêm nhiệm nên trường chưa thành lập được Chi hội Khuyến học. Năm học thứ 2 (2017-2018) đội ngũ có 24 người, thiếu 13 người: Trong Hội nghị Công chức, viên chức, người lao động đầu năm học Nhà trường đã cử Chi hội Khuyến học lâm thời của trường. Tuy nhiên, Chi hội Khuyến học chưa xây dựng quy chế hoạt động, chưa có được những hoạt động thường xuyên, nhất là chưa chú trọng sự động viên, khích lệ về mặt tinh thần thái độ học tập cho học sinh mà chủ yếu là kết hợp công tác thi đua khen thưởng cuối kỳ, cuối năm. 2.2.2. Về việc xây dựng quỹ Khuyến học Được sự quan tâm của Hội khuyến học thị xã Hoàng Mai, một số doanh nghiệp , cá nhân trên địa bàn thị xã mà công tác xây dựng quỹ khuyến học của trường đã đạt được một số kết quả nhất định. Cụ thể là: Quỹ khuyến học năm học 2016-2017: 13.500.000 đồng Quỹ khuyến học năm học 2017-2018: 23.000.000 đồng Nguồn quỹ trên đã được các đơn vị tặng trực tiếp hoặc thông qua nhà trường trao cho học sinh trong dịp Khai giảng năm học, giữa học kỳ 1, trước tết Nguyên đán. Đối tượng được nhận quà là những học sinh trong trường nghèo vượt khó, những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được các lớp bình chọn khách quan, đúng đối tượng và những em có thành tích học tập tốt. Tuy nhiên, trong 2 năm đầu, trường mới thành lập, chưa được nhiều người biết đến nên sự tham gia đóng góp quỹ khuyến học của các đơn vị, các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân chưa nhiều. Mặt khác, các gia đình phụ huynh học sinh hầu hết điều kiện kinh tế khó khăn, bố mẹ chưa quan tâm nhiều đến việc học của con cái và hoạt động của nhà trường. Ban giám hiệu chưa xác định được hướng đi 9
  10. phù hợp trong công tác khuyến học. Vì vậy chưa xây dựng được quỹ khuyến học đủ mạnh, số tiền được ủng hộ cho quỹ khuyến học còn ít nên việc khen thưởng, hỗ trợ học sinh chủ yếu dựa vào công tác thi đua khen thưởng cuối kỳ, cuối năm để khen thưởng cho giáo viên và học sinh, nhưng vì nguồn quỹ khen thưởng của trường hạn hẹp nên chỉ khen thưởng động viên được số ít học sinh, mà số học sinh có hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ thì nhiều. 2.2.3. Về các hình thức của công tác khuyến học: Chủ yếu là khen thưởng cuối kỳ, cuối năm hoặc hỗ trợ một phần vật chất nhất định, chưa quan tâm làm tốt những hình thức khác như động viên khuyến khích về tinh thần, chưa giúp học sinh tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc khác trong học tập. 2.3. Đánh giá chung về thực trạng 2.3.1. Ưu điểm Mặc dù mới thành lập, còn rất nhiều khó khăn nhưng trường đã thực hiện công tác khuyến học và đạt được một số kết quả nhất định. Nhờ đó đã động viên được một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn và một số học sinh có thành tích học tập tốt. 2.3.2. Hạn chế Công tác khuyến học chưa đủ mạnh, chưa thành lập ban khuyến học kịp thời, chưa làm tốt công tác tuyên truyền để cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh hiểu được tầm quan trọng của công tác khuyến học và tham gia làm khuyến học. Chưa xây dựng được quy chế, kế hoạch hoạt động nên chưa có được hướng đi, cách làm phù hợp, hình thức khuyến học chỉ mới giới hạn ở việc tặng quà khi có nguồn tài trợ và khen thưởng cuối năm học, chưa động viên giúp đỡ kịp thời những học sinh gặp khó khăn ở nhiều mặt. Công tác xây dựng quỹ khuyến học chưa có kế hoạch, chưa chủ động trong việc gây quỹ,chủ yếu phụ thuộc vào sự tài trợ của một số đơn vị, nhà hảo tâm cho học sinh nên nguồn quỹ thu được còn khiêm tốn. Vì thế sự động viên hỗ trợ học sinh còn ít, sự động viên khuyến khích giáo viên hầu như chưa có. Chưa phát huy được vai trò của các tổ chức trong và ngoài trường trong công tác khuyến học. 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế - Chưa làm tốt công tác tuyền truyền về vai trò và nhiệm vụ cần thiết về công tác khuyến học đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh. 10
  11. -Trường mới thành lập, còn nhiều việc, nhiều lĩnh vực phải quan tâm giải quyết để sớm ổn định nhà trường và thực hiện các nhiệm vụ năm học. Vì thế sự quan tâm của Hiệu trưởng đối với công tác khuyến học chưa được đầy đủ. -Đội ngũ giáo viên, nhân viên của trường còn thiếu nên khó khăn trong việc bố trí người làm công tác khuyến học. - Chế độ cho người làm công tác khuyến học trong trường học không có, chỉ dựa vào tinh thần trách nhiệm, tự nguyện của các thành viên trong ban nên gặp khó khăn trong việc phân công nhiệm vụ và đặt ra yêu cầu với họ. 3. Một số giải pháp để làm tốt công tác khuyến học ở trường THPT Hoàng Mai 2 góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của trường 3.1. Các giải pháp Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác Khuyến học, đồng thời xuất phát từ việc phân tích thực trạng công tác khuyến học trong 2 năm học đầu tiên của trường, để làm tốt hơn công tác khuyến học khuyến tài góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của trường, từ năm học 2018-2019 đến nay, tôi đã nghiên cứu, đề xuất và thực hiện một số giải pháp cơ bản để làm tốt công tác khuyến học tại trường THPT Hoàng Mai 2. Các giải pháp đó là: Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác khuyến học cho CBQL nhà trường, đội ngũ giáo viên, nhân viên và phụ huynh. 1. Mục tiêu Chúng ta biết rằng khi nhận thức đúng vấn đề sẽ giúp chúng ta có ứng xử tốt, thực hành tốt đối với vấn đề đó. Đối với công tác khuyến học, khi nhận thức về công tác khuyến học được nâng cao thì bản thân mỗi cán bộ giáo viên nhân viên trong trường cũng như phụ huynh học sinh sẽ ý thức được việc tham gia làm công tác khuyến học là việc làm cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường, đồng thời mang lại lợi ích cho mỗi người, nhất là học sinh. Vì thế nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác khuyến học khuyến tài cho cán bộ quản lý nhà trường, đội ngũ giáo viên, nhân viên và phụ huynh là một việc làm quan trọng, thiết thực nhằm tạo nên sự đồng thuận cao trong tập thể, để mỗi người đều có ý thức tốt hơn trong việc tham gia vào công tác khuyến học, qua đó mời gọi cán bộ giáo viên, nhân viên và phụ huynh tự nguyện đăng ký tham gia vào các hoạt động của ban khuyến học một cách tự nguyện … Làm tốt công tác khuyến học sẽ tạo niềm tin vào tương lai, vào cộng đồng xã hội, giúp những em học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn tự tin, không mặc cảm, mạnh dạn đến trường, hòa đồng cùng bạn bè vươn lên trong cuộc sống, nỗ lực tiến bộ trong học tập. Và đối với các em học sinh nói chung thì làm tốt công tác khuyến 11
  12. học cũng có tác dụng không kém phần quan trọng, đó là giáo dục các em lòng yêu thương con người,có tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ bạn bè và thi đua học tập cùng tiến bộ. 2. Cách thức thực hiện Thứ nhất, hiệu trưởng cần nhận thức rằng làm tốt công tác khuyến học là trách nhiệm của mỗi nhà trường, là việc làm cần thiết trong việc hỗ trợ, khuyến khích tài năng trẻ, đặc biệt giúp đỡ kịp thời các học sinh có hoàn cảnh khó khăn để học sinh không phải bỏ học vì nghèo khó và những khó khăn khác. Từ đó hiệu trưởng có các chỉ đạo, kế hoạchcụ thể cho công tác khuyến học của nhà trường. Thứ hai, tổ chức tuyên truyền, phổ biến Chủ trương, Chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục, tôn chỉ mục đích của Hội khuyến học, một số văn bản liên quan đến công tác khuyến học như Chỉ thị 11/CT – TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập và Chỉ thị số 02/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Đẩy mạnh công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”; các văn bản chỉ đạo của Hội Khuyến học thị xã về công tác khuyến học cho tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, để họ hiểu được ý nghĩa của hoạt động khuyến học, để từ đó họ tự nguyện tham gia đóng góp tích cực cho phong trào khuyến học (như tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi; phụ đạo học sinh yếu, chia sẽ, thấu hiểu, thông cảm với từng hoàn cảnh của học sinh, động viên khuyến khích học sinh học tập và bản thân họ cũng sẽ tích cực bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực của bản thân), tích cực hưởng ứng các hoạt động xã hội hóa, khắc phục những khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thứ ba, trong cuộc họp phụ huynh đầu năm học nhà trường đưa nội dung Khuyến học vào chương trình hội nghị với nội dung tuyên truyền về công tác khuyến học, đảm bảo công tác tuyên truyền đến từng gia đình, từng cha mẹ học sinh, làm cho gia đình học sinh hiểu được tầm quan trọng và những giá trị mà khuyến học mang lại cho học sinh, giúp cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện để trang trải những chi phí phát sinh trong học tập của con em mình. Phụ huynh cần hiểu rằng làm khuyến học là chia sẽ gánh nặng “Xóa đói, giảm nghèo” mà Đảng và Nhà nước cùng xã hội chúng ta đang nỗ lực giải quyết thông qua tặng quà Khuyến học, xét cấp học bổng Khuyến tài. Từ đó giúp phụ huynh học sinh cố gắng vượt qua khó khăn, tạo điều kiện tốt nhất cho con đi học, hạn chế đến thấp nhất tình trạng các em trong độ tuổi không được đi học. Giải pháp 2:Thành lập Chi hội khuyến học của trường học, xây dựng quychế, kế hoạch hoạt động của Chi hội. 1. Mục tiêu 12
  13. Chi hội Khuyến học (theo Điều lệ trước đây là Ban khuyến học) có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục chung của trường. Vì thế việc thành lập Chi hội Khuyến học và xây dựng quy chế, kế hoạch hoạt động là một nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Kế hoạch khuyến học được đưa vào trong Kế hoạch chung của trường, coi đây là một nhiệm vụ của năm học. Ngoài ra phải có Quy chế, Kế hoạch hoạt động riêng của chi hội. Thành lập Ban khuyến học với thành phần là những người tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, sự nghiệp khuyến học, biết vận động mọi người làm công tác khuyến học.Bởi vì cái nhận lại được của người làm công tác khuyến học chỉ là sự tiến bộ trong học tập của học sinh cũng như hạnh phúc của mỗi gia đình khi con em tiến bộ, còn về chế độ thì hầu như không có vì nguồn kinh phí của chi hội hạn hẹp, lại không được tính tiết kiêm nhiệmcho giáo viên làm công tác khuyến học (Theo Thông tư 03/2017/VBHN-BGD ĐT ngày 23/6/2017 của BGD&ĐT về việc quy định về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông không có chế độ kiêm nhiệm cho người làm công tác khuyến học) 2. Cách thức thực hiện -Thành lập Chi hội khuyến học: Theo điều lệ của Hội khuyến học Việt Nam, đối với trường THPT thì thành lập Chi hội khuyến học (trước đây thì gọi là Ban Khuyến học) trực thuộc Hội Khuyến học thị xã. Hoạt động của Chi hội tuân thủ Điều lệ Hội, Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Hội Khuyến học thị xã, nhà trường và luật pháp nhà nước.Ban chấp hành của Chi hội khuyến học trường do các thành viên trong trường bầu chọn ra và được Hội Khuyến học thị xã phê chuẩn. Vì thế, trong hội nghị Công chức, viên chức đầu năm học, nhà trường đã tổ chức thực hiện quy trình bầu Ban chấp hành Chi hội và báo cáo kết quả về Hội Khuyến học thị xã phê duyệt. Vận động mọi người tham gia vào Chi hội (Hội viên) để cùng làm công tác khuyến học theo phương châm "Người người làm khuyến học, nhà nhà làm khuyến học và cả xã hội làm khuyến học” ,xây dựngnhà trường trở thành một “đơn vị học tập”, mỗi gia đình trở thành “Gia đình học tập”theo tiêu chí của Hội Khuyến học Việt Nam, tạo sự chuyển biến tích cực trong phụ huynh học sinh và nhân dân địa phương. - Xây dựng Quy chế, Kế hoạch hoạt động của Chi hội dựa trênĐiều lệ Hội, Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Hội Khuyến học thị xã Hoàng Mai, nội quy nhà trường và luật pháp nhà nước,nhằmvạch ra phương hướng hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Chú trọng các nhiệm vụ như: 13
  14. + Quan tâm, tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh để nắm bắt căn bản được những khó khăn mà các em gặp phải và có kế hoạch giúp đỡ kịp thời và phù hợp; + Xây dựng nguồn quỹ hoạt động của Chi hội; + Theo dõi kết quả học tập của các em theo từng Học kỳ và từng năm. Phân loại các đối tượng để giúp các em có điều kiện đạt kết quả học tập cao hơn như: với những em học lực yếu kém, động viên các em ra các lớp phụ đạo, học thêm tổ chức tại nhà trường và miễn học phí cho các em. Trợ cấp, khen thưởng hỗ trợ động viên kịp thời cho các em học giỏi.Gặp mặt, tặng quà, động viên các em có hoàn cảnh đặc biệt trong các dịp lễ, tết. Tư vấn, trao đổi và khuyên bảo đối với những em gặp vấn đề tâm lý hoặc ham chơi lười học. + Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm cho những năm tiếp theo. Giải pháp 3: Quan tâm công tác xây dựng quỹ Khuyến học vàxây dựng quy chế sử dụng quỹ một cách hiệu quả. 1. Mục tiêu: Để có nguồn quỹ nhằm giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện để được đi học và học tốt cần xây dựng được nguồn quỹ bằng vật chất hoặc tiền. Vì số học sinh có hoàn cảnh khó khăn về vật chất hang năm rất nhiều, rất cần được được giúp đỡ về vật chất nên việc xây dựng tốt nguồn quỹ là một yếu tố cần được quan tâm. Có nguồn quỹ này, Hội sẽ kịp thời động viên học sinh vượt qua khó khăn, vươn lên học tốt; tạo động lực giúp các em phấn đấu theo đuổi ước mơ, đồng thời góp phần giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, nhất là học sinh mồ côi. Đồng thời với việc xây dựng quỹ là việc xây dựng quy chế thu chi quỹ: việc thu chi quỹ một cách hợp lý rõ rang sẽ phát huy được hiệu quả của quỹđúng với tiêu đề "Khuyến học - Khuyến tài", đồng thời tạo được niềm tin và sự phấn khởi của những người đóng góp quỹ, để duy trì và phát triển nguồn quỹ lâu dài. 2. Cách thức thực hiện: - Chọn người phụ trách việc xây dựng quỹ, người thu chi quỹ chi hội: + Người phụ trách xây dựng quỹ phải là người có uy tín, có tầm ảnh hưởng, có kinh nghiệm trong việc vận động, kêu gọi đóng góp của mọi người, là người có quan hệ rộng và có thể biết nhiều doanh nghiệp, nhà hảo tâm. + Người thu chi quỹ là người cẩn thận, trung thực và trách nhiệm -Xây dựng quỹ khuyến học với nhiều hình thức phong phú như: + Thu hội phí hội viên: theo quy định (12.000 đồng/người/năm). 14
  15. + Phát động mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên đóng góp tự nguyện (thường thì mỗi người đóng góp 1 ngày lương/năm, cũng có một só người đóng góp nhiều hơn). +Qua các mối quan hệ của các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường để liên hệ, tìm kiếm các nhà tài trợ, các mạnh thường quân ủng hộ xây dựng quỹ. +Cùng với Ban Đại diện PHHS của trường, vận động các cơ quan đơn vị, hội, đoàn thể và Ban Đại diện PHHS các lớp có những hỗ trợ, ủng hộ tích cực cho quỹ khuyến học của nhà trường trong từng năm học . +Tham mưu, đề xuất với Hội khuyến học thị xã để trích từ nguồn quỹ khuyến học của thị xã tặng quà cho các em học sinh của trường. +Động viên, thống nhất với giáo viên trong việc miễn giảm tiền học phí học thêm cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong từng năm học. + Phát động các lớp xây dựng quỹ khuyến học của lớp bằng những hình thức phù hợp. -Xây dựng quy chế sử dụng quỹ một cách hiệu quả: Quy chế sử đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, không để lãng phí, thất thoát , phù hợp với quy định của pháp luật và tôn chỉ mục đích hoạt động của Chi hội. Quỹ khuyến học chủ yếu dùng để: + Cấp học bổng cho những học sinh có thành tích xuất sắc trong học tậpvà khen thưởng các em học sinh đạt thành tích cao trong học tập nhằm khuyến khích, cổ vũ cho những học sinh đã chăm ngoan học giỏi tiếp tục vươn lên học giỏi hơn; hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khănbớt khó khăn hơnđể các em được đi học, những học sinh nghèo chưa thể vượt khó học giỏi có điều kiện để vươn lên vượt khó học giỏi;khen thưởng giáo viên dạy giỏi, giáo viên có hoàn cảnh khó khăn nhưng dạy giỏi để động viên, khích lệ các thầy cô tiếp tục cố gắng trong giảng dạy tốt. Các tiêu chí để được cấp học bổng, khen thưởng, tặng quà khuyến học: Cấp học bổng (Mức học bổng tương đương 100% học phí/năm và 50% tiền học thêm) trao vào dịp khai giảng năm học gồm: Khối 10: những học sinh có thành tích học tập thuộc một trong hai trường hợp sau: Học sinh đạt học sinh giỏi lớp 9 các môn văn hóa cấp thị xã (cấp huyện) trở lên, có điểm tổng kết lớp 9 từ 7.5 trở lên, điểm thi vào trường từ 37 điểm trở lên hoặc học sinh có điểm thi vào trường từ 40 điểm trở lên và có điểm trung bình môn học lớp 9 từ 8.0 trở lên. Khối 11: những học sinh đạt học sinh giỏi toàn diện năm lớp 10, và đạt giải nhất trong kỳ thi học sinh giỏi cấp trường lớp 10. Khối 12: những học sinh đạt học sinh giỏi toàn diện năm học lớp 11; đạt giải ba trở lên trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 11. 15
  16. (Điều kiện để được cấp học bổng sẽ cao dần khi chất lượng tuyển sinh tăng dần) + Ngoài ra, quỹ khuyến học cũng dành một phần (quỹ này do giáo viên nhân viên nhà trường thống nhất xây dựng riêng) để động viên khen thưởng con của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường có thành tích học tập tốt (khuyến tài) để động viên các cháu, đồng thời động viên bố mẹ các cháu, để họ nhiệt tình hơn trong công tác khuyến học của trường và cố gắng dạy bảo con tiến bộ, xây dựng gia đình văn hóa. + Khen thưởng (trao vào dịp cuối năm học): đối với những học sinh đạt thành tích cao trong năm học đó, gồm học sinh đạt giải trong các kỳ thi cấp trường trở lên, học sinh giỏi toàn diện và học sinh có những thành tích nổi bật khác. + Tặng quà khuyến học (trao nhiều đợt trong năm học): là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, con mồ côi.Ngoài ra các em được miến giảm tiền học thêm trong năm học. Để phát huy được hiệu quả của học bổng, quà khuyến học cũng cần phải có trách nhiệm những người thụ hưởng, đó là phụ huynh học sinh và bản thân học sinh: Trước hết, đối với bản thân học sinh: cần làm cho học sinh nhận thức rõ học bổng, quà khuyến học là những tấm lòng ưu ái muốn giúp cho mình học tập tốt cho nên bản thân phải có trách nhiệm không ngừng cố gắng khắc phục khó khăn vươn lên học tập tốt. Đây chính là một biện pháp giáo dục cho học sinh tinh thần biết ơn đối với xã hội và trách nhiệm đối với việc nhận học bổng đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Sau những lần được tặng quà, các em có thể viết thư cảm ơn tới các nhà hảo tâm đã giúp đỡ, nhằm giáo dục cho học trò lòng biết ơn và sự trân trọng. Đối với các bậc phụ huynh: cần nhận thức rõ học bổng, quà khuyến họcchính là sự chắt chiu của những tấm lòng nhân ái hỗ trợ cho con em mình. Vì thế, họ phải biết trân trọng những món quà nhận được, phải biết tri ân những tấm lòng nhân ái đã hỗ trợ cho mình, tiêu dùng đúng mục đích. Mặt khác, họphải có trách nhiệm chăm lo cho việc học hành của con cái được tốt hơn, tiến bộ hơn, góp phần làm cho học bổng, quà khuyến học phát huy được hiệu quả tốt nhất. Mỗi đợt trao quà nhà trường cần thông báo cho phụ huynh học sinh biết con họ được nhận quà khuyến học để họ quản lý quà đó đúng mục đích. Giải pháp 4: Quan tâm công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm. 1. Mục tiêu: Thực tế cho thấy, cùng một lớp học nhưng có giáo viên dạy thì học sinh rất say sưa học tập, giờ học sôi nỗi, hiệu quả, học sinh yêu thích môn học, nhưng cũng có giáo viên thì chưa thật thành công bởi học sinh cảm thấy chán nản, không muốn học, và hầu như phân công dạy lớp nào học sinh cũng phàn nàn, có ý kiến. Cùng 16
  17. một lớp nhưng giáo viên này chủ nhiệm thì lớp tiến bộ, học sinh tiến bộ, phụ huynh phấn khởi, nhưng giáo viên khác chủ nhiệm thì lớp không tiến bộ, phụ huynh buồn. Điều đó cho thấy muốn các em có hứng thú trong học tập, yêu trường, yêu lớp, tiến bộ thì điều quan trọng là giáo viên phải có được những bài giảng hay, hấp dẫn, đối với giáo viên chủ nhiệm thì phải tạo nên được tập thể lớp vui vẻ, đoàn kết, thương yêu tương trợ nhau. Để có được điều đó giáo viên phải không ngừng bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và phải có lòng yêu trò, yêu nghề. Trong bối cảnh và yêu cầu hiện nay mỗi người đều phải không ngừng học hỏi và vươn lên, nhất là đội ngũ giáo viên cần phải cố gắng để trở thành hình mẫu trong việc chiếm lĩnh tri thức và hoàn thiện nhân cách. Chỉ cần một chút tự thỏa mãn người thầy sẽ tụt hậu so với bối cảnh giáo dục mới, thua kém bạn bè, đồng nghiệp, thậm chí là thua kém học sinh. Trước kia, nhà giáo thường rất ý thức trau dồi chuyên môn nhưng ít chú ý đến những giá trị nền tảng, kỹ năng sống. Trong xu thế mới buộc nhà giáo phải bổ sung những mặt thiếu sót này, bởi người thầy không phải chỉ đứng trên bục giảng để truyền đạt nội dung bài giảng, mà cần phải am hiểu, chia sẽ, giúp đỡ để học sinh đưa ra chứng kiến của mình, học sinh biết trao đổi, biết lắng nghe, biết làm người tốt, người lương thiện, bao dung, đồng cảm. Khi đó, người thầy sẽ trở thành một bài học sống động về học tập suốt đời và nhận được ở trò sự tôn trọng, ngưỡng mộ. Những bước đi đầu tiên trên hành trình của trò luôn cần bàn tay của người thầy. Và người thầy thời đại mới phải hiểu rằng chỉ có một cách giữ các em ở lại lâu nhất trên hành trình học tập chính là việc thầy phải khơi dậy đam mê và nỗ lực hoàn thiện bản thân của trò, xây dựng tinh thần, thái độ học tập tích cực. Vì vậy, quan tâm công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hiệu trưởng trong công tác quản lý nhà trường và cũng là một giải pháp quan trọng để làm tốt công tác khuyến học.. Khuyến dạy để động viên, khích lệ thầy cô trong công tác giảng dạy, ngược lại quan tâm bồi dưỡng thầy cô là giải pháp để làm tốt công tác khuyến học, đây là sự tác động qua lại hai chiều và hiệu quả. 2. Cách thức thực hiện: Hàng năm, Hội đồng trường sẽ xem xét và biểu quyết kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường cho đội ngũ giáo viên với các nội dung chính như:Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn;Bồi dưỡng về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp; về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm; về năng lực chủ nhiệm lớp… 17
  18. Nhà trường xây dựng nguồn kinh phí phù hợp để hỗ trợ và động viên các giáo viên tích cực trong việc tham gia các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của mình, cập nhật kiến thức mới nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy; quan tâm thăm hỏi, giúp đỡ nhau trong công việc và cuộc sống, xây dựng nhà trường là một tập thể sư phạm đoàn kết, thống nhất, thực hiện tốt “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục. Chi hội khuyến học khuyến khích và vận động các thầy cô giáo thường xuyên tự giác học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, nêu cao lương tâm trách nhiệm đối với người học, nghiêm túc thực hiện quy chế chuyên môn, quy định nề nếp dạy và học, tích cực nghiên cứu khoa học, đúc rút sáng kiến kinh nghiệm. Các tổ, nhóm chuyên môn thường xuyên tổ chức dự giờ thăm lớp vừa có tác dụng kiểm tra, vừa có tác dụng bồi dưỡng lẫn nhau. Cùng nhau xây dựng giờ dạy theo hướng giáo viên hướng dẫn học sinh học tập chủ động, tích cực đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, giúp học sinh suy nghĩ chủ động tiếp thu kiến thức, làm chủ tiết học, làm chủ kiến thức, làm chủ bản thân và làm chủ nhà trường tiến tới làm chủ xã hội, làm chủ đất nước. Giải pháp 5: Phối hợp các tổ chức trong và ngoài trường để cùng tham gia làm công tác khuyến học. 1. Mục tiêu: Huy động được nhiều tổ chức cùng tham gia hoạt động sẽ tạo nên được phong trào khuyến học sôi nỗi, đồng thời phát huy được vai trò, sức mạnh của mỗi tổ chức cá nhân đóng góp cho công tác của chi hội. Chăm lo khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập không chỉ là nhiệm vụ của hội khuyến học, ngành giáo dục mà là nhiệm vụ chung của cả xã hội. Chúng ta biết rằng, không phải chỉ có những người có điều kiện kinh tế, có lòng hảo tâm mới làm được khuyến học, mà ai cũng có thể làm khuyến học. Nếu không khá giả về kinh tế để có thể hỗ trợ bằng tiền hay hiện vật thì chúng ta sẽ hỗ trợ con em bằng tinh thần, bằng sự quan tâm khích lệ, động viên kịp thời. 2. Cách thức thực hiện: Cấp ủy, ban giám hiệu cần có chủ trương chỉ đạo các tổ chức, cá nhân trong trường cùng tham gia công tác khuyến học, đồng thời cũng là cơ sở để chi hội khuyến học thuận lợi trong việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ. Các tổ chức, cá nhân liên quan sẽ là giáo viên chủ nhiệm lớp, Công đoàn nhà trường, Đoàn thanh niên, ban tư vấn tâm lý học dường, Tổ chuyên môn, ban đại diện cha mẹ học sinh và Hội khuyến học các phường xã, các nhà hảo tâm. 18
  19. Giáo viên chủ nhiệm: Phối hợp trong việc nắm bắt tình hình học sinh trong lớp để biết được hoàn cảnh từng em, báo cáo với chi hội khuyến học để chắc số đối tượng các em học sinh có có kế hoạch phối hợp giúp đỡ phù hợp. Các đối tượng cần quan tâm: con gia đình diện con hộ nghèo; con mồ côi; con gia đình chính sách; con gia đình có hoàn cảnh khó khăn đột xuất khác; những em học yếu ham chơi, những em ít giao tiếp với mọi người,... Ngoài ra cũng cần theo dõi để biết năng lực nỗi trội của từng em, để khuyến khích các em phát huy theo hướng tích cực.Thường xuyên gần gũi quan tâm học sinh trong lớp để có những động viên, khuyến khích khi các em tiến bộ và nhắc nhỡ kịp thời những em hay mắc lỗi trong giờ học. Phát hiện kịp thời những trường hợp học sinh có ý định bỏ học để có biện pháp ngăn chặn. Công đoàn nhà trường: Chỉ đạo, động viên các công đoàn viên tham gia công tác khuyến học, mà thiết thực nhất là việc cố gắng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để có thể mang lại cho học sinh những tiết học vui vẻ, thoải mái và rất hiệu quả. Với ý nghĩa công đoàn là mẹ là cha, luôn yêu thương học trò như con mình, có trách nhiệm với trò và cũng là trách nhiệm với nghề, để học trò cảm thấy yêu trường yêu lớp, yêu thầy cô bạn bè và muốn được đi học. Ngoài ra, động viên các công đoàn viên tích cực đóng góp xây dựng quỹ khuyến học. Tất cả những điều đó đều chính là công đoàn đang cùng làm khuyến học. Đoàn thanh niên: Xây dựng tinh thần tương thân tương ái trong học sinh và đoàn viên giáo viên, vận động quyên góp kịp thời giúp những hoàn cảnh quá khó khăn. Hàng năm, Đoàn trường cầncó nhiều hình thức để phát động các phong trào giúp bạn nghèo vượt khó. Khuyến khích các giáo viên trẻ có các hoạt động tình nguyện trong trường như dạy phụ đạo cho học sinh yếu, đến thăm hỏi động viên gia đình học sinh có khó khăn,…. Tổ chức các hoạt động sôi nỗi cho đoàn viên thanh niên giữa các tiết học để bớt mệt mõi, các hoạt động ngoại khóa ngoài những buổi học để các em bớt căng thẳng, giúp cho việc học hiệu quả hơn, đồng thời cũng giúp các em học được nhiều về kỷ năng sống và phát huy được điểm mạnh của mỗi cá nhân ngoài học văn hóa. Tổ chuyên môn: Động viên, đôn đốc các giáo viên trong tổ thực hiện công tác khuyến học bằng những việc làm cụ thể như: tự học tập tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, tổ chức các buổi trao đổi thảo luận chuyên môn để tìm cách tháo gỡ những khó khăn trong giảng dạy, nhất là những vấn đề học sinh khó tiếp thu, những điều học sinh muốn nói nhưng không giám nói ra vì sợ cô buồn (“cô dạy các em không hiểu”). Tích cực tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém,... Ban tư vấn tâm lý học đường: Nắm bắt tâm lý của các em, động viên chia sẽ đối với những em gặp vấn đề trong tình cảm, trong học tập để giúp các em ổn định 19
  20. tâm lý, chú tâm học tập. Nếu để các em sa đà trong chuyện tình cảm, vượt quá giới hạn thì dễ dẫn đến bỏ học, thất học. Ban đại diện CMHS: Tham gia trong việc tuyên truyền cho mỗi gia đình tự làm tốt công tác khuyến học với con mình, mỗi phụ huynh sẽ trở thành một hạt nhân tuyên truyền, đồng thời là nhân tố nòng cốt xây dựng gia đình học tập, xã hội học tập. Gia đình là cái nôi đầu tiên của sự học. Cha mẹ luôn cần đồng hành và hỗ trợ con em mình trong hành trình khám phá tri thức. Muốn thế, không chỉ học sinh mà cả phụ huynh cũng phải học tập suốt đời để có thể bước đi cùng nhau. Không ai hiểu con bằng cha mẹ, không ai gần gũi quan tâm con bằng cha mẹ (trừ những hoàn cảnh đặc biệt). Cha mẹ cố gắng tạo mọi điều kiện cho con em được đi học, xây dựng nề nếp học tập tại nhà, tạo góc học tập cho các em, tạo mọi điều kiện để các em có thời gian học tập tốt, động viên khích lệ khi con học tập tiến bộ, nhắc nhỡ con khi con chưa ngoan, chưa chăm, nhưng cũng không nên gây áp lực cho con vì thành tích, tạo điều kiện để con được phát triển hài hòa, ... Ngoài ra, phụ huynh cũng cần tích cực xây dựng quỹ khuyến học của nhà trường, nhất là những gia đình có điều kiện kinh tế tốt. Hội Khuyến học các phường (xã): Chi hội khuyến học trường học nếu gắn kết tốt với hội khuyến học ở các phường xã có học sinh của trường thì sẽ chăm lo tốt hơn cho các đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn và hạn chế được tỉ lệ học sinh bỏ học. Đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn về vật chất, Hội Khuyến học địa phương có thể vận động bà con làng xóm giúp đỡ tặng quà để các em bớt khó khăn, đối với những em có ý định bỏ học Hội khuyến học sẽ trực tiếp đên nhà động viên khuyên nhủ (những người phụ trách công tác khuyến học ở các phường xã thường là những người lớn tuổi có kinh nghiệm, con cái học hành thành đạt nên họ có uy tín với người dân địa phương, vì thế các tác động của họ sẽ có hiệu quả cao) Các nhà hảo tâm, cơ quan, đơn vị và các tổ chức xã hội: Ngoài hỗ trợ về mặt tinh thần thì đây là những nhân tố quan trọng trong việc ủng hộ xây dựng quỹ khuyến học cho nhà trường, góp phần cùng nhà trường động viên, chăm lo về vật chất và tinh thần với các thầy cô giáo, các em học sinh, đặc biệt quan tâm tới việc học tập của người nghèo, con em gia đình chính sách, những học sinh có năng khiếu và học giỏi... 3. Kết quả đạt được (Các số liệu tính đến kết thúc HKI năm học 2019-2020) 3.1. Những kết quả của công tác khuyến học 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2