Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật chuyền bóng cho học sinh lớp 11 trường THPT Thuận Thành số 1, Bắc Ninh
lượt xem 0
download
Sáng kiến nghiên cứu lựa chọn ra một số các bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật chuyền bóng giúp học sinh đạt kết quả tốt môn bóng chuyền. Đồng thời xây dựng tư liệu chuyên môn giúp cho các giáo viên có cơ sở tham khảo chuyên môn nhằm phục vụ công tác giảng dạy cho học sinh trong nhà trường phổ thông.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật chuyền bóng cho học sinh lớp 11 trường THPT Thuận Thành số 1, Bắc Ninh
- MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2 I. PHẦN MỞ ĐẦU 3 1. Mục đích của sáng kiến 3 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến 3 3. Đóng góp của sáng kiến 4 4. Nhiệm vụ, phương pháp và tổ chức nghiên cứu 4 II. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN BÓNG 7 CHUYỀN 1.1. Thực trạng về khung chương trình và kế hoạch dạy học môn TTTC 7 bóng chuyền trường THPT Thuận Thành số 1 - tỉnh Bắc Ninh. 1.2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên trường THPT 8 1.3. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường 9 CHƯƠNG 2. LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP VÀO 11 TRONG THỰC TIỄN GIẢNG DẠY 2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn trong giảng dạy môn TTTC Bóng chuyền 11 2.2. Nguyên nhân và những sai lầm thường mắc của học sinh trong kỹ 12 thuật chuyền bóng. 2.3. Những căn cứ để lựa chọn bài tập khắc phục những sai lầm thường 13 mắc trong môn TTTC Bóng chuyền 2.4. Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm khắc phục những sai lầm 15 thường mắc trong kỹ thuật chuyền bóng. CHƯƠNG 3. KIỂM CHỨC CÁC BÀI TẬP ĐÃ ỨNG DỤNG 21 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 23 1. Kết luận 23 2. Kiến nghị 24 IV. PHỤ LỤC 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 1
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GDTC : Giáo dục thể chất GV : Giáo viên HS : Học Sinh TD : Thể dục nhịp điệu TDNĐ : Thể dục nhịp điệu THPT : Trung học phổ thông TTCB : Tư thế cơ bản TTTC : Thể thao tự chọn 2
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Mục đích của sáng kiến Giáo dục thể chất (GDTC) là một quá trình sư phạm nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, hoàn thiện tố chất, rèn luyện nhân cách và trang bị những kỹ năng vận động cần thiết cho mỗi cá nhân trong cuộc sống. Do đó nhiều nhà sư phạm rất quan tâm đến giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ và xếp giáo dục thể chất là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống giáo dục và đào tạo ở nhà trường phổ thông. Đối với môn Bóng chuyền là môn mang tính tập thể cao, là môn học tự chọn được nhiều trường dụng vào giảng dạy. Tuy nhiên, để chơi được đòi hỏi các em phải nắm vững được kỹ thuật cơ bản cũng như rèn luyện được kỹ năng cần thiết. Qua quá trình quan sát một số trường về môn học tự chọn bóng chuyền tôi nhận thấy đa số học sinh (HS) khi thực hiện kỹ thuật chuyền bóng chưa thực hiện đúng yêu cầu đặt ra, nguyên nhân là kỹ thuật cơ bản của các em sai, giáo viên chưa đưa ra được các bài tập bổ trợ tối ưu để dẫn dắt nhằm bổ trợ hoàn thiện kỹ thuật chuyền bóng. Trong nhiều năm trực tiếp giảng dạy cho học sinh môn học tự chọn bóng chuyền tôi nhận thấy cần phải chỉ ra những sai lầm học sinh thường mắc trong kỹ thuật chuyền bóng và cách khắc phục để các em luyện tập đạt hiệu quả hơn. 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến Cùng với sự quan tâm của Đảng và nhà nước, Ngành Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo triển khai dạy tốt môn học GDTC và TTTH đã có bước phát triển đáng khích lệ, góp phần tích cực vào thành tích chung trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được thì công tác GDTC và TTTH vẫn còn nhiều hạn chế, chất lượng giảng dạy ít nhiều cũng bị ảnh hưởng do cấu trúc chương trình GDTC của các cấp học chưa bảo đảm tính thống nhất và thiếu cân đối về nội dung. Sự đổi mới trong phương pháp dạy và học tuy đã có những chuyển biến theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, 3
- nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập…Vì vậy có một số tác giả đã nghiên cứu về chủ đề bóng chuyền, nhưng chưa có giáo viên trường THPT Thuận Thành số 1 nào nghiên cứu về những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật chuyền bóng và cách khắc phục. Chính vì vậy sáng kiến được lựa chọn nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Thể thao tự chọn (TTTC) Bóng chuyền cho HS lớp 11 nói riêng và cho HS trường THPT Thuận Thành số 1 nói chung. 3. Đóng góp của sáng kiến Sáng kiến nghiên cứu lựa chọn ra một số các bài tâp nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật chuyền bóng giúp học sinh đạt kết quả tốt môn bóng chuyền. Đồng thời xây dựng tư liệu chuyên môn giúp cho các giáo viên có cơ sở tham khảo chuyên môn nhằm phục vụ công tác giảng dạy cho học sinh trong nhà trường phổ thông. Xuất phát từ thực tế trên tôi nghiên cứu, lựa chọn sáng kiến: “Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật chuyền bóng cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông Thuận Thành số 1, Bắc Ninh”. 4. Nhiệm vụ, phương pháp và tổ chức nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Để giải quyết mục đích nghiên cứu của đề tài chúng tôi đã đưa ra hai nhiệm vụ sau: - Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng việc dạy và học môn TTTC Bóng chuyền trong trường THPT Thuận Thành số 1 – huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh. - Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu đề xuất và lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật chuyền bóng cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông Thuận Thành số 1, Bắc Ninh. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: 4.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu 4
- Phương pháp này chúng tôi sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu trên cơ sở tham khảo những tài liệu khoa học lý luận chung. Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, các tài liệu hướng dẫn giảng dạy TDTT cho học sinh THPT một số chỉ thị tại văn kiện của Đảng và Nhà nước ta. Công tác giáo dục thể chất trong trường học, các luận văn khoa học của sinh viên Trường đại học TDTT I và các tài liệu môn bóng chuyền. Nhằm có những thông tin cần thiết và thiết thực để quá trình nghiên cứu đạt kết quả tốt. 4.2.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm Để thu thập số liệu cho đề tài,chúng tôi đã trao đổi với các thầy cô là giáo viên thể dục, học sinh trong trường THPT Thuận Thành số 1 – huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh về các nội dung sau: - Nội dung chương trình TTTC Bóng chuyền - Cơ sở vật chất, thiết bị tập luyện ở trường học. - Nhu cầu học môn TTTC Bóng chuyền của học sinh trong trường phổ thông. - Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên trong quá trình giảng dạy TTTC Bóng chuyền . 4.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm Phương pháp này để quan sát hình thức, nội dung phương pháp tổ chức dạy học môn TTTC Bóng chuyền nhằm bổ sung những yêu cầu phù hợp với nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động gây hứng thú cho học sinh trong học tập và vui chơi và phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất thực tế của nhà trường để nâng cao hiệu quả giờ học góp phần phát triển thể chất cho các em học sinh. 2.4. Phương pháp toán học thống kê Sử dụng các công thức tính % để xử lý các số liệu đảm bảo tính chính xác. 4.3. Tổ chức nghiên cứu 4.3.1. Thời gian nghiên cứu: Sáng kiến được tiến hành từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 2 năm 2023 chia làm 3 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 10 năm 2022 - Đọc và phân tích tài liệu - Lập kế hoạch nghiên cứu. 5
- + Giai đoạn 2: Từ tháng 10 năm 2022 đến hết tháng 12 năm 2022 - Trao đổi với các giáo viên, học sinh. - Giải quyết nhiệm vụ 1 và 2 + Giai đoạn 3: Từ đầu tháng 1 đến hết tháng 1 năm 2023 - Hoàn chỉnh sáng kiến. 4.3.2. Địa điểm nghiên cứu - THPT Thuận Thành số 1 – huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh 4.3.3. Đối tượng nghiên cứu - Giáo viên và học sinh trường THPT Thuận Thành số 1 – huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh 6
- PHẦN 2. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN BÓNG CHUYỀN TẠI THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 - TỈNH BẮC NINH 1.1. Thực trạng về khung chương trình và kế hoạch dạy học môn TTTC bóng chuyền trường THPT Thuận Thành số 1 - tỉnh Bắc Ninh. 1.1.1. Khung chương trình môn học bóng chuyền lớp 11 Chương trình môn TTTC của cấp trung học phổ thông được tiến hành dạy 16 tiết/1 học kỳ. Môn tự chọn được chọn và học theo lên trong 3 năm học phổ thông. Nội dung môn học đảm bảo tính kế thừa và phát triển. Cụ thể khung nội dung chương trình môn TTTC bóng chuyền được dạy trong 3 năm phổ thông được trình bày ở bản 1.1, 1.2. Bảng 1.1. Phân phối chương trình dạy môn học bóng chuyền lớp 11 Thứ tự tiết học Nội dung 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 1 Di chuyển. + + + 2 Chuyền bóng cao tay, đệm bóng, + + + phát bóng thấp tay chính diện. 3 Phát bóng thấp tay nghiêng + + + mình. 4 Luật. + 5 Một số chiến thuật phối hợp + + + 6 Một số động tác phát triển thể + lực. 7 Đấu tập + + 8 Kiểm tra + 7
- 1.1.2. Kế hoạch dạy học Căn cứ vào khung chương trình và thời gian năm học, tổ GDTC - GDQP, AN trường THPT Thuận Thành số 1 – huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng kế hoạch dạy học chung cho cả tổ. Trên sở đó, mỗi giáo viên tự xây dựng cho mình kế hoạch dạy học chi tiết từng môn. Môn TTTC bóng chuyền được đưa vào giảng dạy ở học kỳ 1 của mỗi khối lớp. 1.2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên trường THPT Đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên thể dục nói riêng sẽ là lực lượng chủ chốt trực tiếp tổ chức và quản lý giờ học của học sinh học là nhân tố quyết định đến hiệu quả chất lượng giờ học của học sinh. Vì vậy đánh giá các mặt của đội ngũ giáo viên luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu trong việc đánh giá chất lượng giờ học thể dục. Kết quả điều tra đội ngũ giáo viên giảng dạy thể dục trường THPT Thuận Thành số 1 được thể hiện cụ thể trong bảng 2.1 Bảng 1.5. Thực trạng đội ngũ giáo viên giảng dạy thể dục trường THPT Thuận Thành số 1 Môn chuyên sâu được đào TT Số lượng Trình độ tạo trong trường đại học 1 Bóng rổ 1 Đại học 2 Bóng đá 1 Đại học 3 Điền kinh 3 Đại học 4 Võ thuật 1 Thạc sỹ 5 GDTC-GDQP, AN 1 Đại học 6 Võ thuật 2 Đại học Kết quả điều tra bảng 2.1 cho ta thấy: tổng số giáo viên thể dục mà trường THPT có 09 giáo viên. Trong đó có 01 giáo viên có trình độ Thạc sỹ, có 08 giáo viên có trình độ Đại học và 01 giáo viên giỏi xuất sắc, 04 giáo viên giỏi tỉnh. Giáo viên có thâm niên công tác và trình độ chuyên môn chiếm đa số. Có 06 giáo viên có thâm niên công tác từ 20 năm trở lên, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Tuy nhiên, giáo viên được đào tạo chuyên môn Bóng chuyền trong 8
- trường đại học là không có, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình dạy học môn tự chọn Bóng chuyền cho học sinh. Ngoài công tác chuyên môn, do đặc thù của bộ môn nên nhiều GV còn phải dạy kiêm nhiệm môn Giáo dục quốc phòng - An ninh và làm các công tác khác như: Công tác Đoàn, Công đoàn… 1.3. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường Cơ sở vật chất là những trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập. Muốn chất lượng giờ học được tốt đòi hỏi phải có đầy đủ trang thiết bị bởi lẽ đó chúng tôi đã đi vào đánh giá thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ cho môn Bóng chuyền của trường THPT Thuận Thành số 1. Qua điều tra nghiên cứu chúng tôi đã thu được kết quả về thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho môn Bóng chuyền của trường, thể hiện ở bảng 2.3. Bảng 2.3. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập môn TTTC Bóng chuyền của trường THPT Thuận Thành số 1. Số lượng TT Cơ sở vật chất Chất lượng (quả) 1 Sân bóng chuyền và lưới (bộ) 04 Chưa đảm bảo 2 Bóng chuyền 20 Cũ 3 Sân trường 2 Lát gạch Kết quả bảng 2.3 cho thấy cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy môn TTTC Bóng chuyền của trường vẫn chưa được đầy đủ. Với những dụng cụ tập luyện cơ bản như trên chỉ đủ cho hai lớp học, những buổi có nhiều lớp học trùng giờ thì việc bố trí sân tập gặp nhiều khó khăn đặc biệt là thiếu dụng cụ tập luyện. Về chất lượng sân bãi tập luyện môn bóng chuyền thì nhà trường chỉ có 2 sân chung lát gạch, không được an toàn cho các em khi tập luyện. Có 4 sân bóng chuyền, nền bê tông, nhưng nằm giữa lối đi lại và ngay gần lớp học nên cũng không đảm bảo phục vụ tốt cho việc học tập. Tất cả những vấn đề về cơ sở vật chất như trên có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giờ học thể dục của nhà trường. Từ những thực trạng trên cho 9
- chúng ta thấy rằng cơ sở vật chất của trường còn gặp nhiều khó khăn bởi vậy rất cần sự quan tâm từ các cấp các lãnh đạo bổ sung cả về số lượng và chất lượng dụng cụ phương tiện tập luyện. 10
- CHƯƠNG 2. LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP VÀO TRONG THỰC TIỄN GIẢNG DẠY 2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn trong giảng dạy môn TTTC Bóng chuyền 2.1.1. Cơ sở lý luận Trong tình hình phát triển kinh tế hiện nay xu hướng xã hội hoá về phong trào thể thao đang được quan tâm, đặc biệt là hướng tới đối tượng thanh thiếu niên, đây là nguồn nhân lực quan trọng nhất để đào tạo bồi dưỡng và huấn luyện. Bóng chuyền là môn được mọi tầng lớp yêu thích. Trên thực tế đối với môn bóng chuyền trên địa bàn huyện Thuận Thành phong trào tập luyện môn bóng chuyền phát triển rất mạnh mẽ, nhưng chủ yếu là mang tính tự phát, tập luyện chưa có lâu dài, chưa chú ý tới khâu kỹ thuật cơ bản. Bắc Ninh là một trong những tỉnh phát triển mạnh mẽ về kinh tế. Những năm gần đây giải bóng chuyền nữ cấp Quốc gia và khu vực thường xuyên diễn ra ở đây. Để bắt kịp với xu thế, tỉnh Bắc Ninh cũng đang xây dựng khu liên hợp Bóng chuyền để phục vụ cho việc đào tạo VĐV và tổ chức các giải đấu. Điều này cho thấy sự phát triển của môn thể thao đồng đội này đang ngày càng được quan tâm. Chính vì vậy việc lựa chọn môn TTTC Bóng Chuyền vào trong giảng dạy trong chương trình phổ thông là đúng đắn và kịp thời, còn đối với học sinh chỉ được học một số kỹ thuật cơ bản ở trường (nếu giáo viên chọn vào phần học tự chọn) nên chất lượng đem lại chưa cao. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn Ở cấp THPT môn bóng chuyền được đưa vào chương trình tự chọn cho học sinh nhưng do điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đảm nhận chưa đem lại hiệu quả cao. Bên cạch đó về tài liệu nghiên cứu chưa phố biến ở các trường, trong sách giáo viên chỉ đưa ra được các bài tập mang tính đơn điệu, chưa chuyên sâu hoặc tập theo phương pháp chung cho mọi đối tượng học sinh. Đối tượng học sinh yếu chưa có bài tập bổ trợ để dẫn dắt, cách sửa sai chưa cụ thể, học sinh khá giỏi chưa đưa ra được bài tập nâng cao cho phù hợp. Nên khi kết thúc chương trình học chỉ rất ít em nắm được yếu lĩnh kỹ thuật còn đa số các em thực hiện kỹ thuật động tác sai dẫn đến hình thành kỹ năng dộng tác sai. 11
- Ngoài ra khi có học sinh tự chọn môn học bóng chuyền cần phải có đủ dụng cụ tập luyện cho cả lớp. Trong trường phổ thông thường có 40 - 45 học sinh chỉ được khoảng 5 quả bóng tập nên chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra về mặt kỹ thuật cũng như về khối lượng vận động. Việc đa số các em thực hiện kỹ thuật động tác sai còn ảnh hưởng đến các em khác vì các em sẽ bắt chức nhau là theo, còn thực hiện kỹ thuật đúng sẽ hình thành kỹ năng tốt. Nên khi giảng dạy giáo viên phải nhận biết được từng học sinh chưa thực hiện được, để tìm ra nguyên nhân và đưa ra được bài tập bổ trợ để dẫn dắt. Còn đối với những em thực hiện đúng kỹ thuật thì cần phải có bài tập nâng cao để hoàn thiện hơn về việc hình thành kỹ xảo động tác. Vấn đề trên là một yêu cầu quan trọng trong công tác giảng dạy đối với giáo viên thể chất. Thực tế cho thấy khi giảng dạy đến các nội dung như chuyền bóng thấp tay, chuyền bóng cao tay đa số giáo viên chưa tìm ra các nguyên nhân dẫn đến sai lầm mà học sinh thường mắc phải, chỉ cho là em đó không có năng khiếu nên không thực hiện được kỹ thuật động tác. Xuất phát từ thực trạng trên tôi mạnh dạn ứng dụng các bài tập bổ trợ về chuyên môn nhằm tìm ra hướng đi mới cho việc giảng dạy và huấn luyện đạt hiệu quả cao hơn. 2.2. Nguyên nhân và những sai lầm thường mắc của học sinh trong kỹ thuật chuyền bóng. 2.2.1. Nguyên nhân. Khi giảng dạy kỹ thuật cho học sinh giáo viên làm mẫu, phân tích yếu lĩnh kỹ thuật động tác rồi sau đó cho học sinh tập. Nhưng đối với đặc điểm riêng của kỹ thuật chuyền bóng đòi hỏi các em phải thực hiện với mức độ kỹ tương đối khó do đó khi giảng dạy giáo viên chưa chý ý đến trình độ tiếp thu của đa số các em, trong quá trình tập luyện đã dẫn đến những sai lầm cơ bản sau. 2.2.1. Nguyên nhân. a. Chuyền bóng cao tay bằng hai tay (trước mặt). - Tư thế cơ bản di chuyển chọn điểm rơi của bóng không chính xác. - Hình tay đón bóng mở quá rộng hoặc chưa phù hợp. - Khi tiếp xúc với bóng chưa có sự hoãn sung đã chuyền bóng. 12
- - Cách dùng lực chưa phối hợp được các ngón tay, cổ tay, vai và toàn thân. - Bóng đi thấp. - Bóng không đi xa. - Đau ngón tay khi chuyền bóng. b. Chuyền bóng thấp tay bằng hai tay (đệm bóng). - Tư thế di chuyển để chọn điểm rơi của bóng chưa hợp lý. - Điểm tiếp xúc bóng chưa chính xác, dùng lực chưa đúng đa số chỉ dùng lực từ khuỷu tay đến cổ tay. - Dùng lực quá mạnh hoặc quá yếu, thân người gò bó, tay luôn nắm sẵn trước. Chưa phối hợp được sức của toàn thân chỉ sử dụng một bộ phận cánh tay. - Bóng đi thấp. - Bóng không đi theo ý muốn. - Đánh bóng không có lực. 2.3. Những căn cứ để lựa chọn bài tập khắc phục những sai lầm thường mắc trong môn TTTC Bóng chuyền cho học sinh lớp 11 trường THPT Thuận Thành số 1 – huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh 2.3.1. Căn cứ vào mục tiêu cấp trung học phổ thông Môn Giáo dục thể chất giúp học sinh lựa chọn môn thể thao phù hợp để rèn luyện hoàn thiện thể chất; vận dụng những điều đã học để điều chỉnh chế độ sinh hoạt và tập luyện, tham gia tích cực các hoạt động thể dục, thể thao; có ý thức tự giác, tự tin, trung thực, dũng cảm, có tinh thần hợp tác thân thiện, thể hiện khát khao vươn lên; từ đó có những định hướng cho tương lai phù hợp với năng lực, sở trường, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. 2.3.2. Căn cứ vào đặc điểm môn Bóng chuyền Bóng chuyền là môn thể thao đồng đội thi đấu đối kháng gián tiếp không va chạm thân thể trực tiếp do có lưới ngăn cách, hoạt động thi đấu bóng chuyền theo hướng toàn diện – cao – nhanh – biến. Toàn diện trong thi đấu Bóng chuyền thể hiện trong một loạt kỹ thuật cơ bản (chuyền, đệm, phát, đập, chắn) trong một khoảng thời gian ngắn. Kỹ thuật 13
- thực dụng thi đấu (vận dụng trong thi đấu) , kỹ thuật sở trường – tức là khả năng vận dụng điêu luyện vào tình huống nào đó được đào tạo phù hợp với đặc điểm cá nhân (chuyền hai, chủ công, phụ công, phát bóng, chắn bóng….), độc chiêu – tức có trình độ kỹ xảo cao mang tính sáng tạo về một kỹ thuật nào đó, độc đáo của cá nhân mà người khác chưa đạt tới. Để toàn diện hơn trong kỹ thuật người tập cần phải chú ý tới sự phát huy sức mạnh toàn diện các bộ phận cơ thể như: sức mạnh 2 tay, 2 chân, lực toàn thân, khả năng quan sát của mắt. Ngoài toàn diện về kỹ thuật ra còn phải toàn diện về tri thức vận dụng kỹ chiến thuật cá nhân và tập thể, năng lực thích ứng với hoàn cảnh, sức khỏe, tâm lý, nhân cách, thể lực chuyên môn. Huấn luyện kỹ thuật chuyên môn nhằm nâng cao khả năng phát triển các tố chất thể lực chuyên môn cần thiết cho người tập bóng chuyền. Phương tiện chủ yếu của huấn luyện kỹ thuật chuyên môn là các bài tập bổ trợ nhằm hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động. Hầu hết các động tác kỹ thuật bóng chuyền đều có sự kết hợp giữa các tố chất vận động như: Sức nhanh – Sức mạnh – Sức bền – Sự mềm dẻo và khéo léo, quá trình giảng dạy có thể tạo cho học sinh khả năng tiến tiếp thu nhanh các kỹ thuật từng động tác của từng môn thể thao giáo viên cần chú ý đến các giai đoạn giảng dạy sau. 2.3.3. Căn cứ vào nội dung và yêu cầu cần đạt môn bóng chuyền lớp 11 * Nội dung – Biết được vai trò, tác dụng cơ bản của môn TTTC Bóng chuyền đối với sự phát triển thể chất. * Yêu cầu cần đạt – Nêu và phân tích, vận dụng được một số điều luật của môn TTTC Bóng chuyền vào trong tập luyện và đấu tập. – Thực hiện đúng các kĩ thuật, chiến thuật cơ bản trong tập luyện và biết vận dụng vào thi đấu. – Tự điều chỉnh, sửa sai được động tác thông qua nghe, quan sát và tập luyện. – Có khả năng phán đoán, xử lí các tình huống một cách linh hoạt và phối hợp được với đồng đội trong tập luyện và thi đấu môn thể thao ưa thích. 14
- – Vận dụng được những kiến thức, kĩ năng về môn thể thao được lựa chọn để tập luyện hằng ngày nhằm hoàn thiện kĩ năng, kĩ xảo vận động, đáp ứng yêu cầu chuyên môn. – Thể hiện sự phát triển thể lực trong rèn luyện và đấu tập. – Đạt tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. – Thể hiện khả năng và sự đam mê thể thao trong sinh hoạt, học tập hằng ngày. – Tự giác, tích cực, đoàn kết giúp đỡ bạn trong tập luyện, thi đấu và trong cuộc sống. 2.4. Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật chuyền bóng. Khi lựa chọn các bài tập để giảng dạy kĩ thuật các môn TT nói chung, môn Bóng chuyền nói riêng, cần phải chú ý tới nguyên tắc dạy học động tác. Nguyên tắc dạy học động tác * Giai đoạn giảng dạy ban đầu: Mục đích của giai đoạn này là học các nguyên tắc kỹ thuật của động tác, hình thành kỹ năng thực hiện nó mặc dù dưới dạng “đơn giản”, để đạt được mục đích trên cần giải quyết các nhiệm vụ sau: Tạo khái niệm chung về động tác để tiếp thu tốt kỹ thuật động tác. Ngăn ngừa, loại trừ những cử động thừa. Hình thành nhịp điệu chung của động tác. * Giai đoạn giảng dạy sâu chi tiết: Mục đích giảng dạy ở giai đoạn ban đầu còn đơn giản, đối với kỹ thuật động tác lên mức tương đối hoàn thiện. Nếu ban đầu chủ yếu tiếp thu cơ sở kỹ thuật thì lúc này phải tiếp thu chi tiết kỹ thuật đó. Nhiệm vụ cơ bản của giai đoạn này là: Giúp học sinh hiểu biết các qui luật vận động của động tác cần học sâu hơn. Cần có sự chính xác kỹ thuật động tác theo các đặc tính không gian, thời gian, động lực của nó sao cho tương ứng với các đặc điểm của người tập. Hoàn thiện nhịp điệu động tác, thực hiện nhịp điệu động tác tự nhiên, liên tục. * Giai đoạn hoàn thiện kỹ thuật động tác: 15
- Mục đích của giai đoạn này là đảm bảo cho người học tiếp thu sâu và vận dụng các động tác hoàn thiện trong thực tế. Nhiệm vụ giai đoạn này là: Củng cố kỹ xảo đã có về kỹ thuật động tác. Mở rộng biến dạng của kỹ thuật động tác để có thể thực hiện nó hợp lý trong các điều kiện khác nhau, kể cả lúc phải biểu hiện các tố chất thể lực ở mức độ cao. Trong quá trình giảng dạy kỹ thuật động tác phải chú ý đến đặc điểm kỹ thuật động tác để lựa chọn các bài tập và sử dụng các phương pháp cho phù hợp. Ngoài ra trong quá trình giảng dạy kỹ thuật động tác việc lựa chọn các bài tập cũng như sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm của người tập thì hiệu quả giảng dạy mang lại kết quả cao. Xây dựng nội dung bài tập: Khi xây dựng nội dung bài tập cho học sinh cần chú ý đến 3 đối tượng học sinh, bài tập phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em không yêu cầu cao quá đối với hs có thể chất trung bình cũng như bài tập không đơn điệu quá đối với những em có thể chất tốt. Phải đặc biệt chú ý đến một số em còn yếu (năng khiếu), để có bài tập bổ trợ dẵn dắt bằng cách cho tập chậm , lựa chọn bài tập theo phương pháp phân chia từng giai đoạn, sau khi đã có kỹ năng giáo viên mới cho tập hoàn chỉnh. 2.4.1. Lựa chọn số bài tập bổ trợ nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật chuyền bóng. Để làm cơ sở lựa chọn các bài tập để khắc phục những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật chuyền bóng của học sinh, chúng tôi trao đổi, mạn đàm với các giáo viên trong tổ bộ môn. Sau khi trao đổi, chúng tôi lựa chọn những bài tập có độ tin cậy cao, phù hợp với đặc điểm học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. Chúng tôi tiến hành chia làm 2 nhóm bài tập khác nhau để khắc phục và hoàn thiện những sai lầm thường mắc và hoàn thiện kĩ năng chuyền bóng tốt hơn. * Nhóm bài tập khắc phục thường những sai lầm thường mắc về kỹ thuật chuyền bóng cao tay. Bài tập 1: Khắc phục tư thế cơ bản di chuyển chọn điểm rơi của bóng không chính xác. 16
- - Tập tư thế cơ bản, cách di chuyển của 2 chân và di chuyển đổi trọng tâm chân từ chân sau sang chân trước (chậm), quan sát bằng mắt di chuyển. * Cách thực hiện: Lớp xếp thành đội hình 4 hàng ngang giãn cách nhau 1 cánh tay, tập động tác TTCB và di chuyển theo hiệu lệnh của giáo viên. GV quan sát động tác sửa sai cho HS. Bài tập 2: Khắc phục hình tay đón bóng mở quá rộng hoặc chưa phù hợp. - Tập lại tư thế mô phỏng (hình tay).tập tiếp xúc bóng cố định, cho ôm gọn bóng vào tay đặt từ dưới đưa lên trên đỉnh đầu (bóng được tiếp xúc bằng các ngón tay thứ 2 trở ra, riêng ngón trỏ và ngón giữa được tiếp xúc bằng 3 đốt và 1 phần chai tay của ngón trỏ). * Cách thực hiện: Lớp xếp thành đội hình 4 hàng ngang, hàng 1, 2 quay mặt vào nhau, hàng 3, 4 quay mặt vào nhau, người đứng hàng đối diện giữ bóng cho người đứng hàng kia tiếp xúc hình tay. Bài tập 3: Khắc phục cách dùng lực chưa phối hợp được các ngón tay, cổ tay, vai và toàn thân. - Tập động tác phối hợp * Cách thực hiện: Lớp xếp thành đội hình 4 hàng ngang giãn cách nhau 1 cánh tay, đứng ở TTCB, khi có hiệu lệnh của giáo viên, HS đưa 2 bàn tay lên đặt trước mặt cao hơn trán 15 - 25cm. Sau đó hạ thấp gối, phối hợp lực đạp chân, qua cơ thể tới cánh tay, khuỷu tay, cổ tay, đẩy lên theo hướng 65 o (mô phỏng hình tay không bóng). Bài tập 4: Khắc phục khi tiếp xúc với bóng chưa có sự hoãn sung đã chuyền bóng. - Bài tập tung và đón bóng đên đỉnh đầu. * Cách thực hiện: Hai tay cầm bóng, tung bóng lên cao khoảng 50 -70cm trên đỉnh đầu đồng thời di chuyển đón bóng vào hai tay, hoãn sung bóng và giữ bóng ở trước, trên trán. Bài tập 5: Khắc phục bóng đi thấp. - Cách dùng lực chưa phối hợp được các ngón tay, cổ tay, vai và toàn thân. 17
- * Cách thực hiện: Hai tay cầm bóng, tung bóng lên cao khoảng 50 -70cm trên đỉnh đầu đồng thời chuyển trọng tâm chân trước và phối hợp hông, vai, khuỷu tay, cổ tay và ngón trỏ, cái chuyền bóng đi theo hướng về trước lên cao cho bạn đối diện. Bài tập 6: Khắc phục bóng không đi xa. - Tập chuyền bóng (có người tung bóng). Tập lại tư thế tiếp xúc bóng, hướng phát lực phải đi qua tâm bóng. * Cách thực hiện: Hai người tự tập, một người tung bóng một người chuyền bóng trả lại, cự ly chuyền và tung bóng tăng dần. Hạ thấp gối phối hợp đạp chân, kết hợp với tay đẩy bóng đi. Bài tập 7: Khắc phục đau ngón tay khi chuyền bóng. - Mở rộng hình tay khi tiếp xúc bóng. * Cách thực hiện: Lớp xếp thành 4 hàng dọc, có bạn hỗ trợ tung bóng, lần lượt theo dòng chảy, mỗi bạn chuyền bóng từ 5-10 lần liên tiếp. * Nhóm các bài tập khắc phục những sai lầm thường mắc về kỹ thuật đệm bóng. Bài tập 1: Khắc phục tư thế di chuyển để chọn điểm rơi của bóng chưa hợp lý. - Tập tư thế cơ bản cách di chuyển của 2 chân và di chuyển đổi trọng tâm chân từ chân sau sang chân trước (chậm), nắm tay và thả tay (cách nắm tay, điểm tiếp xúc bóng, dùng lực). * Cách thực hiện: Lớp xếp thành đội hình 4 hàng ngang giãn cách nhau 1 cánh tay, tập động tác TTCB và di chuyển theo hiệu lệnh của giáo viên. GV quan sát động tác sửa sai cho HS. Bài tập 2: Khắc phục điểm tiếp xúc bóng chưa chính xác, dùng lực chưa đúng đa số chỉ dùng lực từ khuỷu tay đến cổ tay. - Tại chỗ đứng ở TTCB, hai tay nắm hờ duỗi thẳng, chắc tay, tập đạp chân, lăng tay theo biên độ từ dưới ra trước tiếp xúc bóng cố định (điều chỉnh điểm tiếp xúc bóng), một người đứng bên cạnh giữ bóng. 18
- * Cách thực hiện: Lớp xếp thành đội hình 4 hàng ngang, hàng 1, 2 quay mặt vào nhau, hàng 3, 4 quay mặt vào nhau, người đứng hàng đối diện giữ bóng cho người đứng hàng kia tiếp xúc hình tay. Bài tập 3: Khắc phục dùng lực quá mạnh hoặc quá yếu, thân người gò bó, tay luôn nắm sẵn trước. Chưa phối hợp được sức của toàn thân chỉ sử dụng một bộ phận cánh tay. - Giữ nguyên hai tay thẳng và lăng theo biên độ từ dưới ra trước. Sau đó điều chỉnh về hình tay chuyền bóng thấp tay theo tín hiệu. * Cách thực hiện: Hai người tự tập, một người tung bóng một người đệm bóng trả lại, cự ly đệm và tung bóng tăng dần. Hạ thấp gối phối hợp đạp chân, kết hợp với tay đẩy bóng đi. Bài tập 4: Khắc phục bóng đi thấp. - Tập đường bóng ở góc độ lớn (hình tay lăng nhỏ vừa), tập đường bóng ở góc độ nhỏ (hình tay lăng mạnh). * Cách thực hiện: Hai người tự tập, một người tung bóng một người đệm bóng trả lại, cự ly đệm và tung bóng tăng dần. Hạ thấp gối phối hợp đạp chân, kết hợp với tay đẩy bóng đi. Bài tập 5: Khắc phục bóng không đi theo ý muốn. - Tập đứng 2 chân song song, hai tay nắm vào nhau cân đối, tạo thành 1 khối vững chắc * Cách thực hiện: Hai hàng đứng đối diện tập, một người tung bóng một người đánh bóng trả lại, cự ly đệm và tung bóng tăng dần Bài tập 6: Khắc phục đánh bóng không có lực. - Hạ thấp gối, phối hợp đạp chân, kết hợp với tay đánh bóng đi (có bạn phục vụ tung bóng. * Cách thực hiện: Lớp xếp thành 4 hàng dọc, có bạn hỗ trợ tung bóng, lần lượt theo dòng chảy, mỗi bạn chuyền bóng từ 5-10 lần liên tiếp. * Khi tiến hành giảng dạy kỹ thuật cũng như quá trình tập luyện chọn ra những học sinh có năng khiếu hỗ trợ, sửa sai cho các bạn còn yếu kỹ thuật. 19
- 2.4.2. Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật chuyền bóng cao tay. Phương pháp tổ chức tập luyện các bài tập bổ trợ trên. - Xác định đối tượng, phân nhóm Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 4 lớp 11 năm học là: 11a8, 11a9, 11a10, 11a11 với tổng số 176 học sinh. Phân chia ngẫu nhiên nhóm trước thực nghiệm và nhóm sau thực nghiệm. Trong đó nhóm trước thực nghiệm là HS lớp 11a9, 11a10, nhóm sau thực nghiệm là HS lớp 11a8, 11a11. Nhóm trước thực nghiệm: học theo nội dung chương trình, đồng thời áp dụng thêm các bài tập bổ trợ và sửa chữa những sai lầm thường mắc mà chúng tôi đã lựa chọn, thời gian thực nghiệm tiến hành trong học kì 1, mỗi tuần 2 tiết nằm trong thời gian dạy học của chương trình chính khóa. Nhóm sau thực nghiệm luyện tập theo nội dung chương trình trong sách giáo khoa đang thực hiện tại trường. Khi sửa chưa những sai lầm thường mắc, cần phải thực hiện động tác chậm, luyện tập lập đi lập lại nhiều lần, mới chuyển sang nội dung khác, yêu cầu đúng kỹ thuật, quảng nghỉ hợp lý để có thời gian hồi phục và đặc biệt là cho các em tự nhận xét kỹ thuật của bạn thực hiện. Ngoài các tiết học chính khóa tại trường, chúng tôi cũng tiến hành giao các bài tập để HS tự tập thêm các bài tập thể lực tại nhà. Nhóm sau thực nghiệm: Tập theo phân phối chương trình, các bài tập chính khóa. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân của học sinh 11 trường THPT Đào Duy Từ
12 p | 152 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số đề xuất nhằm gây hứng thú tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh THPT
8 p | 185 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tìm hiểu quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam và sự vận dụng vaò giảng dạy môn Giáo dục kinh tế và pháp luật ở trường THPT
54 p | 33 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hiệu quả của việc vận dụng phương pháp dạy học STEM trong giảng dạy môn Công nghệ
79 p | 19 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật chuyền bóng cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông Thuận Thành số 1, Bắc Ninh
25 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học chương Halogen, chương Oxi – Lưu huỳnh Hóa học lớp 10 THPT nhằm nâng cao hứng thú cho người học và chất lượng dạy học Hóa học
59 p | 13 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy cho học sinh trung học phổ thông trong các giờ dạy môn Hóa học
21 p | 39 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đánh giá thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bóng môn bóng chuyền cho học sinh lớp 10
16 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp tăng cường tính tích cực, chủ động của học sinh và nâng cao hiệu quả ôn tập trong hoạt động ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn
19 p | 11 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và tổ chức thực hiện chủ đề giáo dục STEM - Chế tạo máy cắt cỏ sử dụng nguồn điện một chiều
35 p | 12 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 17 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xác định và lựa chọn một số bài tập nhằm sửa chữa những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh khối 11 Trường THPT Yên Khánh A
17 p | 9 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh thông qua Bài 51 - Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, môn Công nghệ lớp 10
13 p | 5 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
14 p | 12 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển kỹ thuật đánh cầu cao thuận tay môn cầu lông cho học sinh khối 10 trường THPT Huỳnh Thúc Kháng
31 p | 0 | 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn các biện pháp nâng cao hiệu quả giờ học môn thể dục cho học sinh khối 10 trường PT DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc
45 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn