intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập thể lực nhằm nâng cao thành tích trong chạy tiếp sức 4x100m cho học sinh Trường THPT Thai Oai A

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm trang bị kiến thức về thể thao, phát triển thể chất, nền tảng thể lực cho học sinh. Ngoài ra còn nhằm để phát hiện và bồi dưỡng các tài năng về thể thao đưa thể thao nước nhà phát triển mạnh. Thành tích thể thao có lớn mạnh có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập thể lực nhằm nâng cao thành tích trong chạy tiếp sức 4x100m cho học sinh Trường THPT Thai Oai A

  1. Trang 1 T SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ===***=== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Lựa chọn một số bài tập thể lực nhằm nâng cao thành tích trong chạy tiếp sức 4x100m cho học sinh Trường THPT Thai Oai A” Lĩnh vực/Môn : Giáo dục thể chất Cấp học :THPT Họ và tên giáo viên : Nguyễn Thị Phương Đơn vị công tác : Trường THPT Thanh Oai A Chức vụ : Giáo viên Năm học: 2022-2023 ========== ==========
  2. 1 MỤC LỤC Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU 2 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2 1.1 Cơ sở lý luận 2 2.2 Cơ sở thực tiễn 3 II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 4 2.1 Mục đích, yêu cầu 4 2.2 Nhiệm vụ của đề tài 4 III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN, PHƯƠNG 5 PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 3.1 Đối tượng nghiên cứu 5 3.2 Phạm vi nghiên cứu 5 3.3 Thời gian nghiên cứu 5 3.4 Phương pháp nghiên cứu 6 B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 7 I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7 II GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VẤN ĐỀ 7 C. PHẦN KẾT THÚC 16 1. KẾT LUẬN 16 2. KIẾN NGHỊ 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 19
  3. 2 A. PHẦN MỞ ĐẦU I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1.1. Cơ sở lý luận: Trong chiến lược phát triển - xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vị trí con người, xem đó là động lực quan trọng và khẳng định cần phải có chính sách giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển hài hòa về các mặt thể chất và tinh thần, trí tuệ và đạo đức. Sức khỏe được xem như một tiêu chí đánh giá mức độ phát triển của xã hội. Đó là một mặt quan trọng của đời sống, là nguồn tài sản quý báu của mỗi quốc gia, là sản phẩm phản ánh một cách khách quan thành tựu của nhiều lĩnh vực khoa học, trong đó có sự đóng góp quan trọng của ngành thể dục thể thao nói chung và khoa học thể thao nói riêng, một trong những nhiệm vụ cơ bản có chiến lược của ngành thể dục thể thao là góp phần bảo vệ, tăng cường sức khỏe của nhân dân, phát triển thể thao quần chúng, đặc biệt là thanh thiếu niên, qua đó góp phần giáo dục đạo đức, xây dựng nhân cách, nâng cao dân trí xã hội. Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của nền văn hoá xã hội. Nó được coi là phương tiện hữu hiệu giáo dục con người phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Kết hợp với các mặt giáo dục khác, giáo dục thể chất góp phần xây dựng con người, hoàn thiện hơn về các mặt trí, đức, thể, mĩ, lao. Hoạt động TDTT hay còn gọi là giáo dục thể chất. Cùng với quá trình lao động sản xuất, hoạt động TDTT đã góp phần cải tiến con người, hoàn thiện con người và phát triển con người. Đối với tiến trình tồn tại và phát triển của xã hội TDTT đã trở thành một trong những phương tiện quan trọng để tồn tại xã hội và phát triển xã hội. Trong phương pháp luận khoa học của mình, chủ nghĩa Mác - Lênin đã nhấn mạnh vị trí quan trọng của thể dục thể thao trong việc phát triển con người một cách toàn diện. Trên cơ sở lý luận chung ấy nước ta cũng không nằm ngoài quy luật chung của nhân loại. Trong nghị quyết của các đại hội Đảng đã nhấn mạnh tầm quan trọng về việc xây dựng và phát triển thể thao của nước ta trong giai đoạn mới. Nhà nước ta luôn quan tâm tới lĩnh vực giáo dục thể chất trong trường học và trong thể thao thành tích cao. Và mục tiêu của hệ thống giáo dục nước ta hiện nay là hướng tới sự phát triển toàn diện về: Đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
  4. 3 mỹ và lao động. Với mục tiêu là trang bị kiến thức về thể thao, phát triển thể chất, nền tảng thể lực cho học sinh. Ngoài ra còn nhằm để phát hiện và bồi dưỡng các tài năng về thể thao đưa thể thao nước nhà phát triển mạnh. Thành tích thể thao có lớn mạnh có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Trong giáo dục thể chất điền kinh là một bộ phận quan trọng gồm nhiều nội dung phong phú. Chạy tiếp sức là nội dung điển hình của sự phát triển về tốc độ, có cường độ và biên độ cực lớn hội tụ đầy đủ các yếu tố Nhanh - Mạnh - Bền, khéo léo. Đồng thời còn có tác động tốt tới các cơ quan chức năng của cơ thể, thông qua nội dung chạy tiếp sức để rèn luyện ý chí vươn lên, sự nỗ lực của bản thân sự nhanh nhẹn khéo léo, tinh thần tập thể, sự thân thiện cho học sinh trong học tập, lao động, và nhiều họat động khác. 1.2. Cơ sở thực tiễn. Chạy tiếp sức là nội dung khó và phức tạp, thời gian học tập quá ngắn chỉ học 10 tiết. Trong khi đó để học sinh phối hợp được đúng kỹ thuật trong những tiết học quả là những điều khó. Chạy tiếp sức đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa người trao và nhận tín gậy. Người số 1 thực hiện kỹ thuật xuất phát thấp và cầm gậy ở tay phải. Còn người thứ 2, thứ 3, thứ 4 đều thực hiện kỹ thuật xuất phát cao và là người nhận gậy. Tuy chạy ở vị trí khác nhau nhưng về cơ bản đều như nhau. Ba người này không chạy theo tín hiệu xuất phát, mà phải nhìn người chạy trước mình chạy đến cách mình một đoạn sao cho khi mình xuất phát và đạt đến tốc độ cao thì người kia cũng chạy vừa tới và trao tín gậy được cho nhau một cách thuận lợi nhất trong khu vực quy định 20m. Chạy tiếp sức 4x100m đòi hỏi học sinh phải có tố chất về chạy cự li ngắn và kỹ thuật chạy tiếp sức. Đó là những yếu tố tạo nên thành tích tốt nhất cho một đội chạy. Qua nhiều năm giảng dạy tôi đã có rất nhiều những kinh nghiệm và có những sáng kiến hay trong đó có nội dung chạy tiếp sức. Hiện giờ tôi áp dụng sáng kiến của mình cho toàn bộ học sinh khối 11 và 12 cả nam và nữ. Đối với học sinh khối 11; 12 thì tập bài tập khác nhau, nữ thì tập với cường độ, lượng vận động thấp hơn nam. Do đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi, giới tính và trình độ sức khoẻ của học sinh nên cần có những bài tập, lượng vận động khác nhau. Đa số các em học sinh THPT có thể lực rất yếu, biết cách trao nhận tín gậy nhưng kĩ thuật chạy, động tác chạy, và thể lực chưa tốt, thành tích chạy của
  5. 4 từng đội còn thấp. Rất khó khăn cho tuyển chọn vận động viên đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Thực trạng học sinh hiện nay rất lười tập luyện, mà môn học này đòi hỏi phải có sự phối hợp tập luyện đồng đội của 4 học sinh phối hợp trao nhận tín gậy. Vì vậy để các em tập ở nhà thêm là điều rất khó. Bên cạnh đó nội dung chạy tiếp sức còn đòi hỏi phải có sự kết hợp, phối hợp nhịp nhàng của các thành viên trong đội chạy và các thành viên trong đội chạy phải có thể lực tương đương nhau. Từ cơ sở thực tiễn trên tôi đã mạnh dạn đề xuất sáng kiến kinh nghiệm như sau: “Lựa chọn một số bài tập thể lực nhằm nâng cao thành tích trong chạy tiếp sức 4x100m cho học sinh Trường THPT Thanh Oai A”. Giúp học sinh đạt được thành tích chạy tốt nhất để đạt được hiệu quả học tập tốt hơn, đồng thời góp phần vào tuyển chọn vận động viên thi đấu học sinh giỏi tỉnh được chính xác. II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục đích yêu cầu: Nhằm nâng cao thành tích chạy tiếp sức 4x100m cho đối tượng là học sinh trung học phổ thông, đánh giá được chính xác thể lực của học sinh. Đồng thời rút ra kinh nghiệm về phương pháp để giảng dạy môn học chạy tiếp sức ở năm học sau được tốt hơn. Tạo không khí vui vẻ trong quá trình học tập, rèn luyện, tạo ý thức thói quen tập luyện, tinh thần tập luyện, tinh thần đồng đội, tinh thần thi đấu thể thao tạo sân chơi lành mạnh và thái độ coi trọng sức khoẻ của bản thân. Kích thích hưng phấn tập luyện với tinh thần “khoẻ để học tập, xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Giúp học sinh nâng cao sức khỏe, thể lực hoàn thiện khả năng vận động, khả năng phối hợp, tinh thần đồng đội nhằm tuyển chọn học sinh giỏi để học sinh yêu thích môn học hơn. 2.2. Nhiệm vụ: Trang bị những kiến thức cần thiết về môn chạy tiếp sức 4x100m cho học sinh. Đưa ra những phương pháp giảng dạy, những nội dung bài tập phải phù hợp với lứa tuổi, đối tượng cụ thể và đặc điểm tâm sinh lý để nâng cao hứng thú của học sinh đối với môn học.
  6. 5 Các nội dung bài tập phải cụ thể, sinh động, lôi cuốn, thu hút người tập. Bài tập phải đi từ thấp đến cao, từ động tác đơn giản đến động tác khó, lượng vận động được tăng từ từ qua từng buổi tập và sắp xếp một cách chặt chẽ phải đảm bảo tính hệ thống, tính tuần tự và tính liên tục nó phải hoàn toàn phù hợp với quy luật của tâm – sinh lý, quy luật phát triển lứa tuổi và quy luật thích nghi của cơ thể người tập. Bài tập, lượng vận động và phương pháp tập luyện có tính khả thi cao nhằm đúc rút kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện hơn về phương pháp tập luyện. III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh THPT Thanh Oai A. 3.2. Phạm vi nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu: Trong năm học 2022 - 2023 tôi được phân công giảng dạy môn giáo dục thể chất ở các lớp: 11A1, 11A3, 11A5, 11A7, 12A0, 12A2, 12A4. Vì vậy tôi đã lấy 4 lớp này để làm đối tượng nghiên cứu. - Lớp 11A1: 4 đội nam, 4 đội nữ bằng 32 học sinh (nhóm đối chứng). - Lớp 12A0: 4 đội nam, 4 đội nữ bằng 32 học sinh (nhóm đối chứng). - Lớp 11A3: 4 đội nam, 4 đội nữ bằng 32 học sinh (nhóm thực nghiệm). - Lớp 12A2: 4 đội nam, 4 đội nữ bằng 32 học sinh (nhóm thực nghiệm). 3.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2022 đến tháng 3/2023 và được chia làm 3 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Từ tháng 10/2022 đến tháng 11/2022. - Chọn đề tài - Tham khảo tài liệu liên quan + Giai đoạn 2: Từ tháng 11/2022 đến tháng 1/2023. Viết tổng quan các vấn đề nghiên cứu + Giai đoạn 3: Từ tháng 2/2023 đến tháng 3/2023. - Phân tích và xử lý số liệu - Hoàn thiện nghiên cứu
  7. 6 3.4. Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết các nhiệm vụ trên tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp đọc và tổng hợp tài liệu. - Phương pháp quan sát sư phạm. - Phương pháp phân nhóm sức khoẻ - Phương pháp kiểm tra sư phạm - Phương pháp thực nghiệm sư phạm
  8. 7 B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Qua 17 năm công tác tại trường THPT Thanh Oai A, tôi được ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn phân công giảng dạy môn giáo dục thể chất tại trường. Trong thời gian giảng dạy tôi nhận thấy thể lực của các em còn rất nhiều hạn chế. Một mặt, do học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của việc tập luyện, đa số các em nữ trong quá trình tập luyện còn ngần ngại, rụt dè. Chính vì điều đó đã thôi thúc bản thân tôi là phải làm sao, làm bằng thế nào đó để đưa thành tích các môn thể thao trong nhà trường sánh ngang cùng với các đơn vị bạn hoặc có thể hơn các đơn vị khác. Điều kiện sân bãi phục vụ cho giảng dạy và tập luyện chưa tốt, môn thể dục là môn học có tính chất đặc thù riêng, nó khác các môn văn hóa khác ở chỗ là giảng dạy ngoài trời học sinh tiếp xúc trực tiếp với điều kiên ngoại cảnh như nắng, gió, không khí… Vậy trong quá trình giảng dạy người giáo viên đóng vai trò chủ đạo tổ chức, điều khiển và sắp xếp hợp lý các nội dung và lượng vận động phù hợp với nguyên tắc sư phạm chung. Tác động của buổi tập phải toàn diện về các mặt giáo dưỡng, giáo dục sức khỏe, trong các nội dung của môn thể dục chạy tiếp sức 4x100m có vai trò quan trọng liên quan đến các nội dung khác như nội dung chạy 100m, 200m, 400m. Sự khéo léo, nhanh nhẹn, hoạt bát, và tinh thần đồng đội ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của học sinh, rất cần thiết cho các hoạt động sống. II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VẤN ĐỀ: 2.1. GIAI ĐOẠN 1: Ban đầu thực hiện chương trình giảng dạy chung cho cả 2 nhóm với cùng một giáo án theo chương trình chuẩn kiến thức, kĩ năng và theo hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học của bộ Giáo dục và Đào tạo. * Các nhiệm vụ được tiến hành như sau: Nhiệm vụ: Đối với học sinh khối 11: Do học sinh khối 11 có thể lực yếu hơn khối 12 và do khối 11 mới bắt đầu học nội dung chạy tiếp sức nên khả năng trao nhận tín gậy chưa được tốt, thể lực
  9. 8 còn rất yếu. Tần số bước chạy thấp, phản xạ chưa tốt. Vì vậy chúng tôi vẫn áp dụng các bài tập trong sách giáo khoa lớp 11. Các bài tập sgk khối 11: Bài tập 1: Tại chỗ tập động tác trao tín gậy. Bài tập 2: Tại chỗ tập động tác tay không nhận tín gậy Bài tập 3: Từng đôi tại chỗ tập trao - nhận tín gậy. Bài tập 4: Phối hợp chạy trao - nhận tín gậy. Bài tập 5: Tập phối hợp trao - nhận theo đội 4 người Bài tập 6: Tập xuất phát thấp với tín gậy ở đầu đường vòng. Bài tập 7: Tập xuất phát cao có ba điểm chống và quay mặt về phía sau. Bài tập 8: Xác định và điều chỉnh mốc báo hiệu cho người sẽ nhận tín gậy. Bài tập 9: Tập kỹ thuật chạy ở đường vòng. Bài tập 10: Phối hợp 4 thành viên trong một đội tiếp sức 4x40m. Bài tập 11: Hoàn thiện kỹ thuật chạy tiếp sức 4x100m. Đối với khối 12: Giáo viên phân tích giới thiệu bài tập thể lực. Bài tập 1: Từng học sinh tại chỗ, đánh tay kết hợp với động tác trao tín gậy. Bài tập 2: Trao - nhận tín gậy với tốc độ chạy chậm. Bài tập 3: Trao - nhận tín gậy với tốc độ chạy nhanh. Bài tập 4: Tập phối hợ trao - nhận tín gậy toàn đội. Bài tập 5 sgk: chạy tăng tốc 3-4 lần cự li 30m với tín gậy. Bài tập 6: Xuất phát thấp với bàn đạp chạy cự li 20m-30m (3-5l). Bài tập 7: Chạy thi đấu 30-40 m với xuất phát thấp và có tín gậy.
  10. 9 - PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA SƯ PHẠM. Sau khi hoàn thiện xong chương trình của giáo án đề ra giáo viên tiến hành kiểm tra theo tiêu chuẩn thành tích chạy tiếp sức 4x100m của học sinh lớp 11, 12 THPT đối với 2 nhóm đối chứng (11A1,12A0) và nhóm thực nghiệm (11A3,12A2). Kết quả được thể hiện trong bảng sau: Bảng 1: Kết quả chạy tiếp sức 4x100m Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm Lớp 11A1 Lớp 11A3 Nhóm nữ Nhóm nữ Đội 1: chạy 1p20s Đội 1: chạy 1p23s Đội 2: chạy 1p20s Đội 2: chạy 1p20s Đội 3: chạy 1p13s Đội 3: chạy 1p18s Đội 4: chạy 1p10s Đội 4: chạy 1p16s Nhóm nam Nhóm nam Đội 1: chạy 1p03s Đội 1: chạy 1p03s Đội 2: chạy 1p10s Đội 2: chạy 1p9s Đội 3: chạy 1p6s Đội 3: chạy 1p8s Đội 4: chạy 1p4s Đội 4: chạy 1p4s Lớp 12A0 Lớp 12A2 Nhóm nữ Nhóm nữ Đội 1: chạy 1p08s Đội 1: chạy 1p08s Đội 2: chạy 1p10s Đội 2: chạy 1p10s Đội 3: chạy 1p12s Đội 3: chạy 1p15s Đội 4: chạy 1p14s Đội 4: chạy 1p10s Nhóm nam Nhóm nam Đội 1: chạy59s12 Đội 1: chạy 58s23 Đội 2: chạy58s90 Đội 2: chạy 59s20
  11. 10 Đội 3 : chạy 58s40 Đội 3: chạy 59s73 Đội 4: chạy 58s06 Đội 4: chạy 58s46 Trên đây là kết quả thu được sau quá trình lập test lần đầu của giai đoạn 1 trước khi tiến hành thực nghiệm để đánh giá tố chất sức nhanh ban đầu của 2 nhóm. Như vậy ta thấy thành tích của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau, thành tích của khối 11 và khối 12 có sự khác biệt rõ rệt và có sự chênh lệch rất lớn về cả nam và nữ. Đây là cơ sở ban đầu để tiến hành áp dụng phương pháp giảng dạy để nâng cao thành tích chạy tiếp sức 4x100m cho các đối tượng nam và nữ của hai khối. 2. GIAI ĐOẠN 2: Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Để kiểm nghiệm về phương pháp tập luyện và hệ thống các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ và nâng cao thành tích tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm trên 2 nhóm đối tượng được quy ước như sau: Nhóm đối chứng: Gồm 4 đội nam và 4 đội nữ lớp 11A1, 12A0 các em học theo phân phối chương trình của bộ Giáo dục - Đào tạo và áp dụng theo chuẩn kiến thức, kĩ năng kết hợp với đổi mới phương pháp dạy học của bộ GD-ĐT trong thời gian 3 tháng. Nhóm thực nghiệm: Gồm 4 đội nam và 4 đội nữ (32 học sinh) lớp 11A3 và (32 học sinh) lớp 12A2 các em học theo phương pháp nâng cao thành tích do tôi biên soạn trong thời gian 3 tháng với nội dung và trình tự như sau: Bài tập 1: Bài tập đi bước xoạc
  12. 11 Hình 1: Minh họa bài tập bước đi xoạc Cách thực hiện: Chân phải bước dài về trước sao cho đùi vuông góc với cẳng chân, sau đó dùng lực đạp mạnh đổi chân trái về trước và thực hiện đổi trên mỗi chân khoảng 10 lần. Thực hiện theo phương pháp phân nhóm, 4 em thành 1 nhóm. Bài tập 2: Bài tập bật cóc: Hình 2: Minh họa bài tập bật cóc Cách thực hiện: Với bài tập này, dùng lực đạp của cơ đùi, bật mạnh về trước sau đó ngồi sâu xuống, thực hiện liên tục khoảng 20 lần. Thực hiện theo phương pháp đồng loạt. Bài tập 3: Bài tập bật nhảy đổi chân:
  13. 12 Hình 3: Minh họa bài tập bật nhảy đổi chân Cách thực hiện: Cho học sinh bật đổi chân vào các vòng tròn đã vẽ, các vòng tròn cách nhau 40 cm. Thực hiện theo phương pháp phân chia. Bài tập 4: Bài tập bật nhảy qua bục: Hình 4: Minh họa bài tập bật nhảy qua bục Cách thực hiện: Chuẩn bị bục cao 20 cm, sau đó cho học sinh bật qua lại khoảng 10 lần. Bài tập 5: Bài tập bật qua chướng ngại: Hình 5: Minh họa bài tập bật qua chướng ngai Cách thực hiện: Cho học sinh bật bằng 2 chân qua các chướng ngại cao khoảng 30cm. Khi bật qua rào, 2 chân phải thu cao sát vào trong người. Bài tập 6: Bài tập ke và giữ chân:
  14. 13 Hình 6: Minh họa bài tập ke và giữ chân Cách thực hiện: Cho các em nằm sấp ở tư thế chống đẩy, sau đó cho các em nâng từng chân 1 lên và giữ khoảng 10 giây, sau đó đổi chân. - Các bài tập chạy phản xạ: Chạy nhanh khi nghe lệnh còi thì đưa tay trao gậy và đưa tay nhận gậy. Ngoài ra, tôi còn sử dung các bài tập trong hố cát như bài tập bật nhảy đổi chân trong hố cát, bài tập bật nhảy thu 2 chân cao trong hồ cát, bài tập chạy nâng cao đùi tại chỗ trong hố cát. - Ngoài ra sử dụng các bài tập giáo dục sức nhanh trong vận động như bài tập lặp lại liên tục với các tín hiệu tạo phản xạ nhanh, các bài tập nhằm nâng cao tần số động tác, thực hiện động tác theo nhịp tăng dần đến tối đa. Để phát triển sức mạnh tốc độ cần lưu ý đến sự luân phiên tập luyện và nghỉ ngơi trong một buổi tập, lúc này các bài tập tiếp theo cần được thực hiện trên nền tảng của sự phục hồi khả năng vận động khi tần số nhịp tim khoảng 120-135 lần/phút. Thời gian nghỉ giữa quãng của các bài tập phải hợp lý. Bảng 2: Quá trình thực nghiệm test Nhóm Đối chứng (11A1, 12A0) Thực nghiệm (11A3,12A2) Nội dung - 32 học sinh (4 đội nam, 4 - 32 học sinh (4 đội nam, 4 Số lượng đội nữ) lớp 11A1. đội nữ) lớp 11A3. - 32 học sinh (4 đội nam, 4 - 32 học sinh (4 đội nam, 4 đội nữ) lớp 12A0. đội nữ) lớp 12A2. Thời gian 3 tháng 3 tháng Các bài tập được Sử dụng các bài tập theo Thực hiện các bài tập mới do sử dụng. phân phối chương trình của tôi biên soạn ở trường. bộ giáo dục và đào tạo. Qua thời gian 3 tháng giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm kết thúc ta thu được kết quả của bài test như sau:
  15. 14 Bảng 3: Kết quả chạy tiếp sức 4x100m sau 3 tháng Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm Lớp 11A1 Lớp 11A3 Nhóm nữ Nhóm nữ Đội 1: chạy 1p10s Đội 1: chạy 1p8s Đội 2: chạy 1p8s Đội 2: chạy 1p7s Đội 3: chạy 1p8s Đội 3: chạy 1p7s Đội 4: chạy 1p9s Đội 4: chạy 1p5s Nhóm nam Nhóm nam Đội 1: chạy59s42 Đội 1: chạy58s50 Đội 2: chạy59s90 Đội 2: chạy59s00 Đội 3 : chạy 59s40 Đội 3 : chạy 57s40 Đội 4: chạy 59s06 Đội 4: chạy 57s06 Lớp 12A0 Lớp 12A2 Nhóm nữ Nhóm nữ Đội 1: chạy 1p06s Đội 1: chạy 1p02s Đội 2: chạy 1p04s Đội 2: chạy 1p02s Đội 3: chạy 1p012s Đội 3: chạy 1p10s Đội 4: chạy 1p15s Đội 4: chạy 1p07 Nhóm nam Nhóm nam Đội 1: chạy57s12 Đội 1: chạy 55s20 Đội 2: chạy57s90 Đội 2: chạy 55s40 Đội 3 : chạy 57s40 Đội 3: chạy 56s20 Đội 4: chạy 56s90 Đội 4: chạy 56s45 Như vậy sau 3 tháng áp dụng các bài tập bổ trợ để nâng cao thành tích môn chạy tiếp sức cho nhóm thực nghiệm đó là áp dụng các bài tập phát triển tốc độ, phát triển sức nhanh, tăng dần lượng vận động, thì thành tích đã tăng cao rõ rệt so với nhóm đối chứng. Đồng thời rút ngắn khoảng cách chênh lệch thành
  16. 15 tích giữa học sinh khối 11 và học sinh khối 12. Đặc biệt hơn là có sự tăng đột biến thành tích của một số đội chạy cả nam và nữ, cả khối 11 và 12. Từ kết quả trên đã chứng tỏ rằng việc áp dụng hệ thống phương pháp và các bài tập mới để nâng cao thành tích chạy tiếp sức khối 11, 12 trường THPT Thanh Oai A đã phản ánh được tính hiệu quả và tích cực.
  17. 16 C. PHẦN KẾT THÚC 1. KẾT LUẬN: Sau 3 tháng nghiên cứu kết quả cho thấy việc vận dụng các bài tập bổ trợ theo phương pháp mới trong môn chạy tiếp sức 4x100m đã phát huy được tính tích cực. Đã phối hợp được các phương pháp, phương tiện dạy học và điều kiện sân bãi phù hợp. Nhiều em đã có ý thức tự rèn luyện sức khỏe bằng phương pháp tập luyện để nâng cao ý chí quyết tâm và nghị lực cho bản thân. Ngoài ra còn tạo cho các em có một thói quen tập luyện để có một sức khoẻ tốt và có một trái tim khẻ mạnh. Có một tinh thần, một nghị lực vượt khó. Rèn cho các em có một ý chí phấn đấu không mệt mỏi và sự cố gắng hết mình. 2. KIẾN NGHỊ: Để nâng cao thành tích thể thao trong nhà trường với mục tiêu khoẻ để học tập, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa tôi muốn đề xuất với ban giám hiệu trường THPT Thanh Oai A, tạo điều kiện cho các em tham gia nhiều các cuộc thi đấu của trường để các em có hứng thú phấn đấu học tập rèn luyện thể chất để các em hoàn thiện bản thân hơn. Giúp các em có ý thức rèn luyện sức khoẻ, tạo một sân chơi lành mạnh và tránh xa các tệ nan xã hội. Mặc dù những phần thưởng cho các giải là nhỏ bé nhưng đó là sự động viên khích lệ tinh thần thi đấu tinh thần thể thao tinh thần tập thể và tâm lý muốn khẳng định mình so với các bạn, tạo cho các em có sự hứng khởi, sự ganh đua, sự tự tin và tinh thần gang thép, sự cố gắng hết mình vì tập thể lớp. Ngoài ra tôi muốn đề xuất với Ban giám hiệu đưa kết quả thi đấu vào thi đua các lớp để các em có sự ganh đua tập luyện giành chiến thắng. Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi. Tôi mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các đồng sự cho bản nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Qua đó hoàn thành mục tiêu xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về tất cả các mặt trí tuệ, đạo đức và thể chất. Xin chân thành cảm ơn !
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2