intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn, sử dụng một số trò chơi vận động nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Bóng chuyền cho học sinh lớp 10 trường THPT Quỳnh Lưu 2 – Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

14
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Lựa chọn, sử dụng một số trò chơi vận động nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Bóng chuyền cho học sinh lớp 10 trường THPT Quỳnh Lưu 2 – Nghệ An" nhằm tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện đề tài; Đề xuất, lựa chọn một số trò chơi vận động phù hợp sử dụng vào từng tiết học cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Bóng chuyền cho học sinh lớp 10 theo chương trình giáo dục THPT 2018.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn, sử dụng một số trò chơi vận động nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Bóng chuyền cho học sinh lớp 10 trường THPT Quỳnh Lưu 2 – Nghệ An

  1. SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2 -------------& & -------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: LỰA CHỌN, SỬ DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN BÓNG CHUYỀN CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2 – NGHỆ AN LĨNH VỰC: GIÁO DỤC THỂ CHẤT Lĩnh vực: Giáo dục thể chất Nhóm tác giả: 1. Tăng Ngọc Hà Tổ: Khoa học Xã hội SĐT: 0987469400 2. Nguyễn Nam Hải Tổ: Khoa học Xã hội SĐT: 0927583999 Năm học 2022-2023
  2. Sáng kiến kinh nghiệm MỤC LỤC Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Điểm mới của đề tài 1 3. Nhiệm vụ, phương pháp và tổ chức nghiên cứu 2 4. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu 5 PHẦN II: NỘI DUNG 5 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện đề tài. 5 1.1. Cơ sở lí luận 5 1.2. Cơ sở thực tiễn 6 1.3. Thực trạng của việc thực hiện nội dung đề tài 6 2.. Giải pháp 8 2.1. Giải pháp chung: Một số trò chơi vận động nhằm nâng cao hiệu quả 8 học tập môn Bóng chuyền cho học sinh lớp 10 trường THPT Quỳnh Lưu 2 – Nghệ An. 2.2. Giải pháp cụ thể: Áp dụng các trò chơi vận động trên vào từng tiết học 17 cụ thể. 2.3. Giáo án minh họa 18 2.4. Đánh giá hiệu quả của các trò chơi vận động đã lựa chọn và sử dụng 26 trong quá trình giảng dạy PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 32 1. Kết luận 32 1.1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với công tác dạy học. 32 1.2. Nhận định về việc áp dụng sáng kiến kiến kinh nghiệm, khả năng mở 32 rộng. 1.3. Bài học kinh nghiệm 33 2. Đề xuất, kiến nghị 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 1
  3. Sáng kiến kinh nghiệm PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: Xuất phát từ mục tiêu của môn GDTC đối với học sinh THPT là giúp HS lựa chọn môn thể thao phù hợp để rèn luyện, hoàn thiện thể chất; vận dụng những điều đã học để điều chỉnh chế độ sinh hoạt và luyện tập, tham gia tích cực các hoạt động TDTT; có ý thức tự giác, tự tin, trung thực, dũng cảm, có tinh thần hợp tác thân thiện, thể hiện khát khao vươn lên; từ đó có những định hướng cho tương lai phù hợp với năng lực, sở trường, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Trong số các môn thể thao tự chọn được đưa vào giảng dạy trong chương trình ở các trường THPT hiện nay như Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Cầu lông, Đá cầu thì môn Bóng chuyền là môn thể thao được nhiều học sinh lựa chọn để học tập, bởi vì môn Bóng chuyền là môn thể thao được đa số học sinh yêu thích và phù hợp với điều kiện tập luyện của nhiều nhà trường. Bóng chuyền là môn thể thao được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam quan tâm và phát triển cùng với các môn thể thao khác. Chính vì sự hấp dẫn của nó nên được rất nhiều người trên toàn thế giới yêu thích và đón nhận, điều này đã tạo thuận lợi cho bóng chuyền phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Nó là một môn thể thao đồng đội đối kháng đòi hỏi mỗi VĐV phải có trình độ kĩ thuật cá nhân tốt, hoạt động với cường độ lớn, có thể lực tốt, sự khéo léo, linh hoạt, có tinh thần tập thể cao. Năm học 2022-2023 là năm học đầu tiên học sinh lớp 10 được học tập theo chương trình giáo dục THPT 2018, môn Bóng chuyền là một trong các môn thể thao tự chọn được học sinh lựa chọn học tập xuyên suốt cả năm học. Với mỗi tiết học, cả năm học, những học sinh lựa chọn môn Bóng chuyền để học thì trong khoảng thời gian đó chỉ thực hiện các chủ đề của môn Bóng chuyền, vậy nếu chỉ đơn thuần thực hiện các bài tập kĩ thuật của chủ đề đó thì rất dễ gây nhàm chán, thiếu tính hấp dẫn. Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để quá trình thực hiện các chủ đề môn Bóng chuyền thực sự mới lạ, hấp dẫn, gần gũi với hoạt động vận động của lứa tuổi, có tác dụng phát triển nhu cầu khám phá, chinh phục giới hạn bản thân, kích thích tính tích cực và nỗ lực trong học tập, rèn luyện. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở trường phổ thông, giảng dạy môn Bóng chuyền cho học sinh cả 3 khối ở 10 tiết tự chọn trong chương trình THPT 2006 cũng như thực tế trực tiếp phối hợp với các giáo viên cốt cán trong cụm xây dựng kế hoạch dạy học môn Bóng chuyền cho cụm các trường THPT Diễn Châu, Quỳnh Lưu và TX Hoàng Mai năm học này, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng các trò chơi vận động đan xen, lồng ghép vào quá trình thực hiện các chủ đề của môn Bóng chuyền là cần thiết, nó sẽ tạo nên tính hấp dẫn, sinh động trong mỗi tiết học. Các trò chơi vận động giúp các em có cái nhìn sát với thực tế hơn, giúp các em khắc sâu được bài học, quan trọng hơn cả là làm cho các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn. Vì lí do đó, tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Lựa chọn, sử dụng một số 2
  4. Sáng kiến kinh nghiệm trò chơi vận động nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Bóng chuyền cho học sinh lớp 10 trường THPT Quỳnh Lưu 2 – Nghệ An” với mong muốn lựa chọn được các trò chơi vận động phù hợp sử dụng vào từng tiết học cụ thể, góp phần nâng cao chất lượng, hướng tới mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất năng lực được quy định trong chương trình môn học GDTC và hoạt động giáo dục. Giúp học sinh học tập tiến bộ và yêu thích môn Bóng chuyền nhằm góp phần làm tốt hơn nữa công tác giáo dục sức khoẻ cho học sinh. 2. Điểm mới của đề tài: Mặc dù trong sách giáo viên đã gợi ý tổ chức dạy học cho từng chủ đề, kế hoạch bài tập trong mỗi tiết học, tuy nhiên việc sử dụng các trò chơi vận động thì giáo viên có thể chủ động lựa chọn cho mỗi tiết học. Qua khảo sát nhiều giáo viên đang triển khai giảng dạy môn Bóng chuyền cho học sinh lớp 10 năm nay thì phần nào còn lúng túng, bị động, chưa sắp xếp các bài tập một cách hợp lý. Vậy việc nghiên cứu và lựa chọn một số trò chơi vận động phù hợp áp dụng vào từng tiết học cụ thể nhằm giúp giáo viên thuận lợi trong việc tổ chức cho học sinh học tập. Ngoài ra, còn giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kĩ thuật ,động tác, phát huy tối đa khả năng của bản thân, tính tư duy sáng tạo, tinh thần tự giác, phấn chấn trong học tập, tăng cường độ, lượng vận động phù hợp với lứa tuổi học sinh, giúp các em cũng như giáo viên có được không khí vui tươi thoải mái, không căng thẳng, đỡ nhàm chán trong từng tiết học và làm cho giờ học thêm sinh động, đạt hiệu quả cao. 3. Nhiệm vụ, phương pháp và tổ chức nghiên cứu. 3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện đề tài. Nhiệm vụ 2: Đề xuất, lựa chọn một số trò chơi vận động phù hợp sử dụng vào từng tiết học cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Bóng chuyền cho học sinh lớp 10 theo chương trình giáo dục THPT 2018.. 3.2. Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết các nhiệm vụ trên chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: a) Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu Sử dụng phương pháp này nhằm tổng hợp các tài liệu, hệ thống kiến thức liên quan đến đề tài. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng tài liệu tham khảo gồm: Sách giáo viên Giáo dục thể chất 10 môn Bóng chuyền, Sách học sinh Giáo dục thể chất 10 môn Bóng chuyền, tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa GDTC 10 của bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống; Lý luận và phương pháp thể dục thể thao của NXB TDTT; Lý luận và phương pháp Giáo dục thể chất của NXB Giáo dục …để áp dụng vào thực tiễn và lựa chọn được các trò chơi vận động phù hợp. 3
  5. Sáng kiến kinh nghiệm b) Phương pháp phỏng vấn Đối với đề tài này, chúng tôi dùng phương pháp phỏng vấn để phỏng vấn trực tiếp học sinh tham gia học tập nội dung bóng chuyền lớp 10 và các giáo viên giảng dạy ngay sau các tiết học bóng chuyền. Từ đó, chúng tôi lựa chọn các trò chơi vận động có cường độ, lượng vận động phù hợp, tránh hiện tượng tập luyện quá sức, làm ảnh hưởng tới sức khỏe, trình độ tập luyện và sự tiếp thu bài của học sinh những tiết học tiếp theo. c) Phương pháp kiểm tra y học Đây là hình thức kiểm tra được tiến hành thường xuyên ngay trong quá trình tập luyện và thi đấu thể thao để đánh giá đúng hơn về tác động của bài tập lên cơ thể học sinh. Từ đó, giúp giáo viên điều chỉnh và đưa ra giáo án giảng dạy tối ưu nhất. d) Phương pháp quan sát sư phạm Chúng tôi tiến hành quan sát thông qua các buổi học cũng như thi đấu của học sinh, để đánh giá thực trạng của các trò chơi, phương pháp tổ chức này tác động đến các em ra sao, từ đó lựa chọn được các trò chơi vận động phù hợp và có hiệu quả hơn. e) Phương pháp thực nghiệm sư phạm Là phương pháp nghiên cứu khoa học, trong đó người ta đưa vào quá trình giảng dạy, tập luyện những nhân tố mới cần nghiên cứu. Chúng tôi đã sử dụng phương pháp này để kiểm nghiệm, so sánh, đánh giá tìm hiểu tính hiệu quả của các trò chơi vận động đã lựa chọn, rồi bổ sung hoặc đưa ra các giải pháp, bài tập mới, để nâng cao hơn nữa hiệu quả của các giờ dạy sau. g) Phương pháp khảo sát Đối với đề tài này, chúng tôi dùng phương pháp khảo sát để lấy ý kiến của học sinh nhóm thực nghiệm và các giáo viên tróng nhóm về tính khả thi, tính cấp thiết và hiệu quả của các trò chơi vận động đã lựa chọn, sử dụng. 3.3. Tổ chức nghiên cứu: Đề tài này được tiến hành nghiên cứu từ giữa tháng 8 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023. Quá trình nghiên cứu được chia ra làm 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: Từ giữa tháng 8 năm 2022 đến cuối tháng 9 năm 2022. Giai đoạn này chúng tôi chủ yếu giải quyết các công việc sau: + Lựa chọn đề tài. + Xây dựng đề cương. + Tham khảo các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 4
  6. Sáng kiến kinh nghiệm + Tìm hiểu và đánh giá thực trạng của việc giảng dạy- học tập nội dung bóng chuyền lớp 10 ở những tuần đầu năm học . Giai đoạn 2: Từ đầu tháng 10 năm 2022 đến giữa tháng 3 năm 2023. Giai đoạn này chúng tôi chủ yếu giải quyết các công việc sau: + Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy. + Đọc và phân tích tài liệu khoa học, tham khảo ý kiến của các giáo viên để xây dựng tổng quan vấn đề nghiên cứu cho đề tài. + Tiến hành thực nghiệm kiểm chứng kết quả nghiên cứu. Giai đoạn 3: Từ giữa tháng 3 năm 2023 đến đầu tháng 4 năm 2023. Giai đoạn này chúng tôi chủ yếu giải quyết các công việc sau: + Thu thập các số liệu nghiên cứu thực nghiệm. + Tiến hành xử lý số liệu. + Viết báo cáo kết quả thực nghiệm. Giai đoạn 4: Từ đầu tháng 4 năm 2023 đến giữa tháng 4 năm 2023. + Báo cáo nội dung và kết quả nghiên cứu trước tổ chuyên môn. + Báo cáo nội dung và kết quả nghiên cứu trước Hội đồng khoa học nhà trường. 4. Đối tượng, địa điểm: 4.1. Đối tượng nghiên cứu. Học sinh lớp 10D1; 10D2 trường THPT Quỳnh Lưu 2. 4.2. Địa điểm nghiên cứu: Trường THPT Quỳnh Lưu 2 – tỉnh Nghệ An. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện đề tài. 1.1. Cơ sở lý luận. Giáo dục thể chất là môn học góp phần hình thành các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh (HS); bên cạnh đó, thông qua việc trang bị kiến thức về sức khoẻ, quản lý sức khỏe và rèn luyện, giáo dục thể chất giúp HS hình thành và phát triển năng lực thể chất và văn hoá thể chất, ý thức trách nhiệm đối với sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng; biết lựa chọn môn thể thao phù hợp với năng lực vận động của bản thân để luyện tập; biết thích ứng với các điều kiện sống, lạc quan và chia sẻ với mọi người; có cuộc sống khoẻ mạnh về thể lực và tinh thần. Nội dung chủ yếu của môn GDTC là rèn luyện kỹ năng vận động và phát triển tố chất thể lực cho HS bằng những bài tập đa dạng như rèn kỹ năng vận động cơ bản, 5
  7. Sáng kiến kinh nghiệm đội hình đội ngũ, các bài tập thể dục, các trò chơi vận động, các môn thể thao và phương pháp phòng tránh chấn thương trong hoạt động. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, nội dung giáo dục thể chất được phân chia theo hai giai đoạn: Trong giai đoạn giáo dục cơ bản, GDTC là môn học bắt buộc, giúp HS biết cách chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể; hình thành thói quen tập luyện nâng cao sức khoẻ; thông qua các trò chơi vận động và tập luyện thể dục, thể thao hình thành các kỹ năng vận động cơ bản, phát triển các tố chất thể lực, làm cơ sở để phát triển toàn diện. Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, học sinh được chọn nội dung hoạt động thể thao phù hợp với nguyện vọng của mình và khả năng đáp ứng của nhà trường. Các em được tiếp tục phát triển kỹ năng chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể, phát triển về nhận thức và năng khiếu thể thao, giúp những học sinh có năng khiếu thể thao định hướng nghề nghiệp phù hợp. Trong số các môn thể thao tự chọn được đưa vào giảng dạy trong chương trình ở các trường THPT hiện nay như Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Cầu lông, Đá cầu thì môn Bóng chuyền là môn thể thao được nhiều học sinh lựa chọn để học tập. Bóng chuyền là một trong những môn thể thao có tác dụng thúc đẩy phát triển toàn diện các tố chất vận động cho người tập như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sức khéo léo và khả năng phối hợp vận động. Bóng chuyền còn giúp cho học sinh phát huy được khả năng tư duy chiến thuật. Trong quá trình giảng dạy môn Bóng chuyền việc sử dụng trò chơi vận động đan xen, lồng ghép vào các tiết học giúp giáo viên thuận lợi trong việc tổ chức cho học sinh học tập, giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kĩ thuật ,động tác, phát huy tối đa khả năng của bản thân, tính tư duy sáng tạo, tinh thần tự giác, phấn chấn trong học tập, tăng cường độ, lượng vận động phù hợp với lứa tuổi học sinh, giúp các em cũng như giáo viên có được không khí vui tươi thoải mái, không căng thẳng, đỡ nhàm chán, làm cho giờ học thêm sinh động, góp phần nâng cao hiểu quả học tập môn Bóng chuyền cho học sinh. 1.2. Cơ sở thực tiễn. Trường THPT Quỳnh Lưu 2 đóng trên địa bàn thuần nông phía bắc huyện Quỳnh Lưu, xa trung tâm, người dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp, phong trào luyện tập môn Bóng chuyền ở các xã vùng tuyển sinh của trường còn thấp, cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập còn nhiều thiếu thốn. Sân tập ngoài trời nên còn phụ thuộc nhiều về thời tiết như nóng bụi về mùa nắng, ngập úng về mùa mưa đã làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình dạy và học môn Bóng chuyền. Từ thực trạng đó, việc dạy và học bộ môn Bóng chuyền nhiều lúc trở nên rời rạc, gián đoạn không liên tục, phần nào ảnh hưởng đến sự hình thành kĩ năng vận động của học sinh. 6
  8. Sáng kiến kinh nghiệm 1.3. Thực trạng của việc thực hiện nội dung đề tài: 1.3.1. Vài nét về tình hình giảng dạy, học tập môn Bóng chuyền của học sinh lớp 10 ở những tuần đầu năm học 2022-2023. Môn thể thao tự chọn Bóng chuyền có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của các em về mọi mặt. Vì vậy luyện tập môn Bóng chuyền là cơ sở để phát triển và hoàn thiện nhân cách con người mới phát triển toàn diện. Trong năm học 2022- 2023, học sinh lớp 10 được học tập theo chương trình giáo dục THPT 2018, môn Bóng chuyền là một trong các môn thể thao tự chọn được học sinh lựa chọn học tập xuyên suốt cả năm học. Với mỗi tiết học, cả năm học, những học sinh lựa chọn môn Bóng chuyền để học thì trong khoảng thời gian đó chỉ thực hiện các chủ đề của môn Bóng chuyền. Ở trường THPT Quỳnh Lưu 2, môn Bóng chuyền được học sinh khối 10 lựa chọn học tập là 7/14 lớp. Việc giảng dạy bước đầu đạt kết quả nhất định, song cả thầy và trò còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa mới đáp ứng được mục tiêu- yêu cầu của môn học. Để giảng dạy hiệu quả nội dung Bóng chuyền cho học sinh thì giáo viên cần phải nắm chắc được đối tượng và không ngừng chọn lựa cải tiến, các biện pháp, nội dung giảng dạy cho phù hợp, gây ảnh hưởng tốt đến sự phát triển toàn diện của học sinh. 1.3.2. Thuận lợi: - Được sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, các đoàn thể trong Nhà trường trong các hoạt động tập luyện, thi đấu TDTT. Trường đã xây dựng 4 sân bóng chuyền, trong đó có ba sân bóng chuyền liền kề nhau phục vụ công tác dạy học. Số lượng bóng chuyền trang bị cho những giáo viên dạy lớp 10 theo chương trình THPT 2018 là 20 quả bóng/GV. Sân tập có nhiều cây xanh lớn che phủ nên đã hạn chế được ảnh hưởng của thời tiết nắng vào những tiết cuối buổi sáng. Với điều kiện sân tập, bóng tập hiện có đã góp phần thuận lợi giúp thầy và trò triển khai nhiệm vụ giảng dạy, học tập môn Bóng chuyền, giúp cho học sinh có điều kiện tổ chức tập luyện và tổ chức thi đấu giao lưu môn Bóng chuyền. Vì vậy các hoạt động thể dục thể thao trở thành phương tiện chính để tăng cường sức khỏe, thúc đẩy các mặt đức – trí – thể - mỹ phát triển, hoàn thành mục tiêu- yêu cầu cần đạt của môn học. - Đội ngũ giáo viên trong nhóm Thể dục đoàn kết, trách nhiệm, nhiệt tình giảng dạy. - Phần lớn học sinh cả 3 khối đều yêu thích và nhiệt tình, hăng say tập luyện. 1.3.3. Khó khăn: - Các phương tiện phục vụ cho giảng dạy, học tập như tranh ảnh còn thiếu. Sân tập còn thiếu và chưa đạt chuẩn, nhiều giờ học gặp thời tiết không thuận lợi như rất nắng nóng hoặc mưa nhiều dẫn đến không học được, gián đoạn và không gây được hứng thú cho học sinh khi tập luyện. 7
  9. Sáng kiến kinh nghiệm - Đa phần học sinh lớp 10 chưa được học tập môn Bóng chuyền ở cấp dưới. Phần lớn học sinh chưa làm quen với môn Bóng chuyền. Ngoài thời gian học ở trường 2 tiết/tuần thì đa phần các em chưa tham gia luyện tập thêm ở nhà do liên quan đến điều kiện sân bãi, bóng tập. Từ những tồn tại và khó khăn đó nên công tác giáo dục thể chất nói chung và công tác dạy và học chính khoá môn thể dục nói riêng hiệu quả không cao, chưa dáp ứng được mục tiêu giáo dục đề ra là phát triển con người toàn diện. Để khắc phục tình trạng trên, trong quá trình giảng dạy nhiều năm chúng tôi đã trăn trở, suy nghĩ nhằm tìm ra những phương pháp giảng dạy thích hợp để nâng cao hiệu quả của nhiệm vụ dạy và học môn thể thao tự chọn Bóng chuyền. 2. Giải pháp. 2.1. Giải pháp chung: Một số trò chơi vận động nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Bóng chuyền cho học sinh lớp 10 trường THPT Quỳnh Lưu 2 – Nghệ An. 2.1.1. Các trò chơi hỗ trợ khởi động: - Trò chơi 1: Chạy chạm bóng tiếp sức: a. Mục đích: Nâng cao khả năng phạn xạ, sự linh hoạt. b. Yêu cầu: Thực hiện tuần tự từng thành viên, phối hợp đồng đội và tích cực trong quá trình chơi. c. Cách tổ chức: - Chuẩn bị: 4 tổ chia thành 4 đội có số người đều nhau, đứng thành 4 hàng dọc cuối sân bóng chuyền. - Cách thực hiện: Khi có hiệu lệnh, thành viên đầu tiên của đội chạy lên vạch giữa sân chạm bóng bằng tay rồi chạy về chạm tay vào đồng đội kế tiếp để tiếp tục thực hiện. Đội nào hoàn thành trước nhất là đội chiến thắng. Đội hình trò chơi x GV xxxxx x xxxxx x xxxxx x xxxxx x 8
  10. Sáng kiến kinh nghiệm - Trò chơi 2: Chuyền bóng qua đầu a. Mục đích: Phát triển sức nhanh, tăng khả năng phạn xạ và linh hoạt của nhóm cơ tay, b. Yêu cầu: Thực hiện đúng động tác, lần lượt từng thành viên trong đội. c. Cách tổ chức: - Chuẩn bị: 4 tổ chia thành 4 đội có số người đều nhau, mỗi đội đứng thành 1 hàng dọc cách nhau một cánh tay. - Cách thực hiện: Khi có hiệu lệnh bắt đầu, thành viên đầu hàng mỗi đội thực hiện lấy 1 quả bóng chuyển ở sọt bóng và chuyển bóng qua đầu cho bạn phía sau, lần lượt như vậy tới bạn cuối cùng bỏ bóng vào rổ đội mình. Đội nào hoàn thành trước là đội chiến thắng. Đội hình trò chơi x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x GV - Trò chơi 3: Tung bóng qua lại. a. Mục đích: Tăng cường sức mạnh nhóm cơ tay, khả năng khéo léo và làm việc nhóm. b. Yêu cầu: Thực hiện đúng động tác, phối hợp đồng đội và tích cực trong quá trình chơi. c. Cách tổ chức: - Chuẩn bị: 4 tổ chia thành 4 đội có số người đều nhau, mỗi trận đấu gồm 2 đội đứng đối diện nhau ở 2 bên phần sân bóng chuyền. - Cách thực hiện: Khi có hiệu lệnh, hai đội luân phiên đánh bóng (bằng hai bàn tay) qua lại sao cho bóng qua lưới và rơi vào phần sân đối phương. Đội nào đánh bóng không qua lưới hay để bóng rơi vào phần sân của đội mình thì xem như thua cuộc. 9
  11. Sáng kiến kinh nghiệm Đội hình trò chơi x GV x x x x x x x x x x x x - Trò chơi 4: Tung bóng qua lưới tiếp sức. a. Mục đích: Giúp người chơi phát triển sức mạnh nhóm cơ tay. b. Yêu cầu: Thực hiện đúng động tác, phối hợp đồng đội và tích cực trong quá trình chơi. c. Cách tổ chức: - Chuẩn bị: 4 tổ chia thành 4 đội có số người đều nhau, đứng thành 4 hàng dọc cuối sân bóng chuyền. - Cách thực hiện: Khi có hiệu lệnh,thành viên đầu tiên của đội chạy lên vị trí đặt rỏ lấy bóng tại vạch 3m, thực hiện động tác tung bóng bằng một tay trên vai qua lưới vào bên sân đối diện. Sau đó quay về chạm tay bạn kế tiếp để tiếp tục thực hiện cho đến người chơi cuối cùng. Đội nào hoàn thành trước và có số lượng bóng qua lưới vào sân nhiều nhất là đội chiến thắng. Đội hình trò chơi x GV xxxxx x xx xxx x xxxxx x xxxxx x - Trò chơi 5: Ai nhanh nhất. a. Mục đích: Nâng cao khả năng phạn xạ, sự linh hoạt của học sinh. b. Yêu cầu: Thực hiện đúng động tác, phối hợp đồng đội và tích cực trong quá trình chơi. 10
  12. Sáng kiến kinh nghiệm c. Cách tổ chức: - Chuẩn bị: 4 tổ chia thành 4 đội có số người đều nhau, đứng thành 4 hàng dọc cuối sân bóng chuyền. - Cách thực hiện: Khi có hiệu lệnh,thành viên đầu tiên của đội bật nhảy tại chỗ 3 lần rồi chạy chạy lên vạch giữa sân chạm chân vào vạch rồi chạy về chạm tay bạn kế tiếp. Bạn kế tiếp sẽ tiếp tục thực hiện lặp lại như bạn đầu tiên. Đội nào hoàn thành trước là đội chiến thắng. Đội hình trò chơi x GV xxxxx x xx xxx x xxxxx x xxxxx x 2.1.2. Các trò chơi bổ trợ kĩ thuật và phát triển thể lực: - Trò chơi 1: Chuyền bóng nhanh. a. Mục đích: Bổ trợ kĩ thuật chuyền bóng thấp tay, phát triển sức nhanh và khả năng phối hợp vận động. b. Yêu cầu: Thực hiện đúng động tác, lần lượt từng người thực hiện và tích cực trong quá trình chơi. c. Cách tổ chức: - Chuẩn bị: 4 tổ chia thành 4 đội có số người đều nhau, đứng thành 4 hàng dọc trên 1 vạch giới hạn. Đối diện mỗi đội sẽ có 1 thành viên của đội cách 2 m phục vụ tung bóng. - Cách thực hiện: Khi có hiệu lệnh, thành viên phục vụ mỗi đội sẽ tung bóng cho thành viên đầu tiên của đội. Thành viên đầu tiên mỗi đội sẽ thực hiện động tác chuyền bóng thấp tay sao cho bóng rơi gần người tung phục vụ, sau đó chạy về cuối hàng đứng. Bạn kế tiếp sẽ tiếp tục thực hiện động tác chuyền bóng thấp tay từ người phục vụ tung đến. Đội nào hoàn thành trước là đội chiến thắng. 11
  13. Sáng kiến kinh nghiệm Đội hình trò chơi x GV xxxxx x xxxxx x xxxxx x xxxxx x - Trò chơi 2: Chuyền bóng ma. a. Mục đích: Phát triển khả năng phán đoán, nhanh nhẹn trong bóng chuyền b. Yêu cầu: Phối hợp đồng đội, nhiệt tình và tích cực trong quá trình chơi. c. Cách tổ chức: - Chuẩn bị: Chọn ra một đội chơi từ 10-12 người, mặt hướng vào tâm, hai người truy cản đứng trong vòng tròn. - Cách thực hiện: Khi có hiệu lệnh, người chơi ở vòng tròn chuyền bóng cao tay qua lại sao cho không để 2 người truy cản chạm được vào bóng, người chuyền không được giữ bóng quá 3 giây. Bạn nào để người truy cản chạm bóng xem như phạm lỗi và phải vào thay thế nhiệm vụ cho người truy cản. Đội hình trò chơi x GV x x x x x x x x x x x x 12
  14. Sáng kiến kinh nghiệm - Trò chơi 3: Chuyền bóng cao tay vào ô. a. Mục đích: Bổ trợ kĩ thuật chuyền bóng cao tay, phát triển sức nhanh và khả năng phối hợp vận động. b. Yêu cầu: Thực hiện đúng động tác, lần lượt từng người thực hiện và tích cực trong quá trình chơi. c. Cách tổ chức: - Chuẩn bị: 4 tổ chia thành 4 đội có số người đều nhau, đứng thành 4 hàng dọc trên 1 vạch giới hạn. Đối diện mỗi đội sẽ có 1 thành viên của đội cách 2 m phục vụ tung bóng. - Cách thực hiện: Khi có hiệu lệnh, thành viên phục vụ mỗi đội sẽ tung bóng cho thành viên đầu tiên của đội. Thành viên đầu tiên mỗi đội sẽ thực hiện động tác chuyền bóng cao tay sao cho bóng bay cao khoảng 2,5-3m rơi vào ô vuông cạnh 1,5m, sau đó chạy về cuối hàng đứng. Bạn kế tiếp sẽ tiếp tục thực hiện động tác chuyền bóng cao tay từ người phục vụ tung đến. Đội nào hoàn thành trước và có số lần chuyền bóng đúng yêu cầu vào ô nhiều hơn là đội chiến thắng. Đội hình trò chơi x GV xxxxx x xxxxx x xxxxx x xxxxx x 13
  15. Sáng kiến kinh nghiệm - Trò chơi 4: Phát bóng trúng đích. a. Mục đích: Cũng cố kĩ thuật phát bóng thấp tay trước mặt, phát triển sức mạnh của nhóm cơ tay. b. Yêu cầu: Thực hiện đúng động tác, phối hợp đồng đội và tích cực trong quá trình chơi. c. Cách tổ chức: - Chuẩn bị: Lớp chia thành 4 đội có số người đều nhau, mỗi lần chơi giữa 2 đội đứng thành 2 hàng dọc ở vạch 6m hoặc cuối sân bóng chuyền. - Cách thực hiện: Khi có hiệu lệnh,thành viên đầu tiên của đội sẽ thực hiện phát bóng thấp tay trước mặt qua lưới vào sân có chiều rộng 3m, sau đó đến các bạn tiếp theo trong hàng. Đội nào hoàn thành trước và có số bóng qua lưới trong khu vực sân quy định nhiều hơn là đội chiến thắng. Đội hình trò chơi xxxxx xxxxx - Trò chơi 5: Thi đập bóng. a. Mục đích: Phát triển sức mạnh của nhóm cơ tay. b. Yêu cầu: Thực hiện đúng động tác đập bóng tại chỗ và tích cực trong quá trình chơi. c. Cách tổ chức: - Chuẩn bị: Lớp chia thành 4 đội có số người đều nhau, mỗi lần chơi giữa 2 đội đứng thành 2 hàng dọc ở cuối sân bóng chuyền. - Cách thực hiện: Khi có hiệu lệnh,thành viên đầu tiên của đội sẽ thực hiện lấy bóng ở giỏ, thực hiện đập bóng tại chỗ sao cho bóng rơi vào khu vực quy định cách đó 3-4m.Người đầu hàng thực hiện xong thì nhanh chóng về cuối hàng đứng. Sau đó đến các bạn tiếp theo trong hàng. Đội nào hoàn thành trước và có số bóng vào khu vực sân quy định nhiều hơn là đội chiến thắng. 14
  16. Sáng kiến kinh nghiệm Đội hình trò chơi x GV xxxxx xxxxx - Trò chơi 6: Bật cóc tiếp sức. a. Mục đích: Phát triển sức mạnh cơ chân, cơ bụng và tinh thần phối hợp đồng đội. b. Yêu cầu: Thực hiện đúng biên độ động tác và tích cực trong quá trình chơi. c. Cách tổ chức: - Chuẩn bị: Lớp chia thành 4 đội có số người đều nhau, đứng thành 4 hàng dọc ở cuối sân bóng chuyền. - Cách thực hiện: Khi có hiệu lệnh,thành viên đầu tiên của đội sẽ thực hiện bật cóc di chuyển lên vạch giới hạn cách vạch xuất phát 5m, sau đó quay đầu bật cóc di chuyển về tới vạch xuất phát đập tay vào đồng đội tiếp theo. Đồng đội tiếp theo sau khi chạm tay thì tiếp tục bật cóc di chuyển giống người chơi thứ nhất. Đội nào hoàn thành trước nhất đúng luật là đội chiến thắng. Đội hình trò chơi x GV xxxxx x xxxxx x xxxxx x xxxxx x 15
  17. Sáng kiến kinh nghiệm - Trò chơi 7: Nhảy ném bóng qua lưới. a. Mục đích: Cũng cố động tác chắn bóng, tăng sức mạnh của nhóm cơ chân. b. Yêu cầu: Thực hiện đúng động tác, lần lượt từng thành viên trong đội. c. Cách tổ chức: - Chuẩn bị: Lớp chia thành 4 đội có số người đều nhau, mỗi lần chơi giữa 2 đội đứng thành 2 hàng dọc ở cuối sân bóng chuyền. Mỗi người chơi cầm 1 quả bóng chuyền trên tay. - Cách thực hiện: Khi có hiệu lệnh, thành viên đầu tiên của đội sẽ thực hiện chạy lên gần lưới cách lưới 20-30cm, bật nhảy đồng thời đưa 2 tay cầm bóng lên cao và ném sang lưới vào sân đối diện. Người đầu hàng thực hiện xong thì nhanh chóng chạy ngang ra khỏi sân đứng. Sau đó đến các bạn tiếp theo trong hàng. Đội nào hoàn thành trước và có số bóng ném qua sân quy định nhiều hơn là đội chiến thắng. Đội hình trò chơi x GV xxxxx x xxxxx x 16
  18. Sáng kiến kinh nghiệm 2.2. Giải pháp cụ thể: Áp dụng các trò chơi vận động trên vào từng tiết học cụ thể. Bảng 1 : Kế hoạch tập luyện TT Tên trò chơi Số Tiết áp dụng trò chơi tiết 4 5 9 13 14 21 22 26 27 29 30 1. Chạy chạm 2 x x bóng tiếp sức 2. Chuyền bóng 1 x qua đầu 3. Tung bóng qua 2 x x lại 4. Chuyền bóng 2 x x nhanh 5. Chuyền bóng 2 x x ma 6. Chuyền bóng 2 x x cao tay vào ô Bảng 2: Kế hoạch tập luyện (tiếp) TT Tên trò chơi Số Tiết áp dụng trò chơi tiết 37 38 43 44 48 49 50 54 62 64 65 1. Tung bóng qua 2 x x lưới tiếp sức 2. Ai nhanh nhất 1 x 3. Phát bóng trúng 2 x x đích 4. Thi đập bóng 2 x x 5. Bật cóc tiếp sức 2 x x 6. Nhảy ném bóng 2 x x qua lưới 17
  19. Sáng kiến kinh nghiệm 2.3. Giáo án minh họa cho tiết học Bóng chuyền lớp 10 có sử dụng trò chơi vận động để đồng nghiệp tham khảo và có thể áp dụng vào bài dạy của mình. Tiết PPCT: 21 Bóng chuyền Chủ đề 2: + Trò chơi hỗ trợ: Tung bóng qua lại. Bài 4; Kĩ thuật chuyền + Học tại chỗ mô phỏng động tác chuyền bóng cao bóng cao tay bằng hai tay tay bằng hai tay trước mặt. trước mặt. + Học tại chỗ tiếp xúc bóng. + Bài tập PTTL chung: Chạy bền trên địa hình tự nhiên (Nam 800m, Nữ 500m) theo nhóm sức khỏe. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Biết cách thực hiện trò chơi tung nóng qua lại; KT tại chỗ mô phỏng động tác chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt; KT tại chỗ tiếp xúc bóng; Bài tập PTTL chung. - Tự giác tìm hiểu, mở rộng được kiến thức về KT chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt. 2. Năng lực: - Năng lực chung: + Năng lực tự chủ và tự học: HS tự giác, tích cực tập luyện; chủ động thực hiện nội dung ôn tập tại nhà; tự tham khảo kiến thức từ các nguồn tư liệu. + Năng lực giao tiếp, hợp tác: Tích cực, chủ động giao tiếp, phối hợp hiệu quả với giáo viên và bạn tập trong các hoạt động của giờ học. - Năng lực đặc thù: + Vận động cơ bản: Học sinh biết thực hiện trò chơi Tung bóng qua lại; KT tại chỗ mô phỏng động tác chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt; KT tại chỗ tiếp xúc bóng; Bài tập PTTL chung: Chạy bền trên địa hình tự nhiên (Nam 800m, Nữ 500m) theo nhóm sức khỏe. + Năng lực tham gia hoạt động thể thao: Biết điều chỉnh, sửa sai một số động tác thông qua nghe, quan sát, tập luyện của bản thân, tổ nhóm và kiểm tra. + Học sinh có ý thức để điều chỉnh dinh dưỡng cho phù hợp với lượng vận động, giới tính ở các bữa ăn. 3. Phẩm chất Chăm chỉ, trung thực khi thực hiện nhiệm vụ được giao; có trách nhiệm đối với đồng đội khi tham gia tập luyện. 18
  20. Sáng kiến kinh nghiệm II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Tranh ảnh, 01 còi, 01 đồng hồ bấm giây, 20 quả bóng chuyền, 2 sân bóng chuyền Học liệu: Sách giáo viên, tài liệu tham khảo liên quan đến bài học… 2. Học sinh: Trang phục tập luyện, sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NỘI DUNG LVĐ HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS 1. Hoạt động mở 8 - 9p * Chuyển giao nhiệm * Thực hiện nhiệm vụ học đầu: vụ học tập - HS quan sát, lắng nghe * Mục tiêu: Tạo - GV nhận lớp, phổ và nhận nhiệm vụ hứng thú ban đầu biến nội dung và mục - HS tự giác, tích cực, cho HS sẵn sàng tiêu bài học thực hiện các hoạt động bước vào tiết học. - Giáo viên tổ chức, khởi động a. Nhận lớp: hướng dẫn cho học - Đội hình khởi động - Tập hợp, báo cáo sinh khởi động x x x x x x sĩ số tình hình của x x x x x x lớp x x x x x x x x x x x x - Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu của giờ GV học * Đánh giá kết quả thực hiện b. Khởi động: - Đội hình trò chơi GV sử dụng PP quan +Xoay kĩ các sát, công cụ bảng kiểm x x x x x x khớp: Cổ, tay, vai, đánh giá 2 mức: x x x x hông, gối, cổ tay- cổ chân - Đáp ứng được khả x x x x năng tiếp nhận các hoạt + Căng các nhóm x x x x động vận động GV đưa cơ: Tay, vai lưng, ra x x x x x x đùi; gập dưỡi gối; ép dây chằng - Chưa đáp ứng được * Sản phẩm ngang, ép dây khả năng tiếp nhận các - Tiếp nhận được nhiệm chằng dọc. hoạt động vận động vụ học tập GV đưa ra + Trò chơi hỗ trợ: - Hoàn thành lượng vận Tung bóng qua lại. động khởi động 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
23=>2