intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Mô hình xây dựng, vận hành và phát triển bếp ăn Công đoàn trường THPT Thanh Chương 3, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

22
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Mô hình xây dựng, vận hành và phát triển bếp ăn Công đoàn trường THPT Thanh Chương 3, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An" nhằm đề xuất các giải pháp mang tính hệ thống, đồng bộ để thực hiện có hiệu quả trong xây dựng và vận hành bếp ăn Công đoàn tại các trường học đang có nhu cầu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Mô hình xây dựng, vận hành và phát triển bếp ăn Công đoàn trường THPT Thanh Chương 3, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3 ---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔ HÌNH XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN BẾP ĂN CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3 HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN NHÓM TÁC GIẢ: 1. LÊ VĂN QUYỀN 2. NGUYỄN THỊ THỦY 3. NGUYỄN NHẬT ĐỨC NĂM THỰC HIỆN: 2021 - 2022 LĨNH VỰC (MÔN): CÔNG ĐOÀN ĐIỆN THOẠI: 0979 95 95 99 i
  2. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔ HÌNH XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN BẾP ĂN CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3 HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN LĨNH VỰC (MÔN): CÔNG ĐOÀN ii
  3. MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 2. Tính mới và những đóng góp của đề tài ............................................................... 2 2.1. Tính mới của đề tài......................................................................................... 2 2.2. Những đóng góp của đề tài ............................................................................ 2 3. Mục đích và đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 2 3.1. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2 3.2. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 3 B. NỘI DUNG........................................................................................................... 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......................... 4 1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 4 1.1. Khái niệm “bếp ăn”, “bếp ăn Công đoàn”................................................... 4 1.2. Quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) ........................... 4 1.3. Tổ chức Công đoàn và vai trò, vị trí của Công đoàn trong nhà trường ......... 5 2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................... 6 2.1. Khái quát về điều kiện kinh tế, xã hội trên địa bàn trường tuyển sinh của trường THPT Thanh Chương 3 ................................................................................. 6 2.2. Thực trạng về học sinh và giáo viên xa nhà ở trưa tại trường THPT Thanh Chương 3 ............................................................................................................... 7 * Những kết quả đạt được ................................................................................. 8 * Một số hạn chế ............................................................................................... 9 CHƯƠNG II: XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN BẾP ĂN CÔNG ĐOÀN TẠI TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3 ............................................ 10 1. Thống nhất chủ trương, thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch .................. 10 1.1. Tập thể ban lãnh đạo nhà trường.................................................................. 10 1.2. Ban Chấp hành Công đoàn........................................................................... 10 1.3. Ban Chấp hành Đoàn trường........................................................................ 11 2. Vận động tài chính, cơ sở vật chất, xây dựng, mua sắm thiết bị cho nhà ăn ...... 12 2.1. Vận động tài chính ....................................................................................... 12 2.2. Xây dựng cơ sở vật chất nhà ăn, căng tin và công trình phụ trợ ................. 14 2.3. Xây dựng nội quy nhà ăn, quy chế, cách thức vận hành ............................. 16 2.4. Xây dựng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm ........................................... 17 iii
  4. 3. Vận hành và phát triển bếp ăn Công đoàn .......................................................... 18 3.1. Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm .......................................................... 18 3.2. Các biện pháp đảm bảo nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ... 20 3.3. Khảo sát mức độ hài lòng của giáo viên và học sinh đối với bếp ăn Công đoàn ..................................................................................................................... 24 3.4. Trồng và chăm sóc vườn rau phục vụ bếp ăn .............................................. 25 3.5. Vườn hoa kết hợp vườn rau cải tạo cảnh quan nhà trường .......................... 28 3.6. Vận động và duy trì các nguồn lực xã hội để hỗ trợ thực phẩm, suất ăn, trang thiết bị ........................................................................................................ 30 3.7. Quan tâm và hỗ trợ các đối tượng học sinh ................................................. 32 CHƯƠNG III: NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ XÂY DỰNG .................... 34 1. Kết quả đạt được ................................................................................................. 34 1.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực của các chủ thể trong nhà trường .................................................................................................................. 34 1.2. Nâng cao thể chất và tinh thần cho học sinh và giáo viên ........................... 35 1.3. Ảnh hưởng tích cực trong nhân dân trên địa bàn và các trường, các cấp học trong huyện Thanh Chương ................................................................................ 36 1.4. Lan tỏa trực tiếp đến mọi mặt của nhà trường ............................................. 39 2. Bài học kinh nghiệm ........................................................................................... 41 2.1. Cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với điều kiện tình ................ 41 2.2. Lãnh đạo luôn sáng tạo để xây dựng môi trường giáo dục toàn diện .......... 41 2.3. Lựa chọn, xác định nội dung trọng tâm xây dựng mô hình phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường ................................................................................. 41 2.4. Nhà trường luôn lấy học sinh làm trung tâm trong giảng dạy và các hoạt động giáo dục ...................................................................................................... 41 3. Khả năng ứng dụng và triển khai sáng kiến kinh nghiệm................................... 41 C. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 43 1. Kết luận ............................................................................................................... 43 2. Kiến nghị, đề xuất ............................................................................................... 43 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 45 iv
  5. A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó quan điểm chỉ đạo của Đảng trong đổi mới giáo dục là chuyển từ trang bị kiến thức là chủ yếu sang phát triển năng lực và phẩm chất người học, lấy học sinh làm trung tâm của quá trình giáo dục. Để thực hiện chủ trương của Đảng, nhiệm vụ của ngành có hiệu quả, mỗi nhà trường không chỉ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thay đổi quan điểm, nhận thức và hành vi từ việc tổ chức các hoạt động giáo dục mà cần có nhiều quan tâm đến học sinh hơn từ ý thức sinh hoạt hàng ngày của các em. Trường THPT Thanh Chương 3 là một ngôi trường đóng trên khu vực miền núi của huyện Thanh Chương. Năm 2009 theo dự án tái định cư của nhà máy thủy điện bản Vẽ, địa bàn tuyển sinh của trường có thêm học sinh của xã Thanh Sơn – một xã từ bản Lả, bản Vẽ (dân tộc Thái), bản Xốp Pột – Kim Đa (dân tộc Khơ Mú) huyện Tương Dương chuyển về học tập. Trong 10 xã vùng tuyển sinh của trường thì có đến 3 xã nằm ở vùng biên giới, gồm Hạnh Lâm, Thanh Đức, Thanh Sơn. Đây là vùng có diện tích rộng và địa hình phức tạp, điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo chiếm tỷ lệ khá cao. Đường đến trường của các em ở những xã vùng biên gian nan vất vả, nhiều đèo dốc, cự ly rất xa (điểm xa nhất xấp xỉ 30km). Mặc dù điều kiện học tập hết sức khó khăn như vậy nhưng với một vùng đất có truyền thống hiếu học, các bậc phụ huynh vẫn luôn động viên, khích lệ con em đến trường và các em đã cố gắng vượt khó, vươn lên trong học tập. Nhà xa, một số em phải ở trọ để học, còn số đông phải ở lại trưa tại trường để tiếp tục học buổi chiều. Hàng ngày, chúng tôi phải chứng kiến các em học sinh cơm đùm cơm nắm, ngồi góc lớp học hay gốc cây để dùng bữa trưa tạm bợ chờ buổi học chiều, những học sinh có điều kiện khá hơn thì ghé quán xá với bữa cơm giá cao nhưng chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hệ lụy hơn sau bữa ăn nhiều em thường la cà các các quán xá để chơi games hay các trò tiêu khiển khác và dễ dàng rơi vào các tệ nạn xã hội hoặc ảnh hưởng sức khỏe trong điều kiện dịch bệnh nên đã tác động không tốt tới sức khỏe, trí tuệ, thói quen sinh hoạt, thậm chí là nhân cách học sinh. Có thể nói rằng, nhà trường là ngôi nhà thứ hai của các em học sinh, ở đây các em cần được học tập, được vui chơi với bạn bè, được đón nhân sự quan tâm, chỉ dạy và yêu thương của thầy cô. Trong khi đó, vấn đề quan tâm và giúp đỡ học sinh xa nhà ở lại buổi trưa từ trước đến nay vẫn chưa thực sự được chú ý đúng mức nên đã tác động không nhỏ đến sự phát triển thể chất và chất lượng học tập của các em. 1
  6. Băn khoăn trăn trở trước vấn đề đó, nhà trường đã xây dựng bếp ăn để phục vụ giáo viên, học sinh tại trường để vừa đảm bảo sức khỏe, an toàn cho học sinh và giáo viên vừa thể hiện được tinh thần trách nhiệm, sự yêu thương đối với học sinh và sự quan tâm với đồng nghiệp. Với những kết quả đã đạt được, chúng tôi thực hiện đề tài: “Mô hình xây dựng, vận hành và phát triển bếp ăn Công đoàn trường THPT Thanh Chương 3, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An” nhằm trao đổi thêm với các đồng nghiệp tại các trường về một số kinh nghiệm của chúng tôi trong việc xây dựng bếp ăn Công đoàn hướng tới phục vụ học sinh và giáo viên để phát triển toàn diện nhà trường, hướng tới xây dựng môi trường học tập thân thiện, trường học hạnh phúc. 2. Tính mới và những đóng góp của đề tài 2.1. Tính mới của đề tài Đây là đề tài mà chúng tôi đúc rút trong quá trình thực hiện thành công tại trường THPT Thanh Chương 3. Trên thực tế chưa có SKKN nào tại huyện Thanh Chương nói riêng và các Trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An nói chung nghiên cứu hoặc đề cập về vấn đề này. Đây cũng là mô hình hoàn toàn mới tại trường THPT không có nội trú đầu tiên của tỉnh. 2.2. Những đóng góp của đề tài Một là, làm rõ thực trạng và nhu cầu sử dụng bếp ăn cho học sinh và giáo viên tại trường THPT Thanh Chương 3, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay; Hai là, cách thức xây dựng, vận hành và phát triển bếp ăn tại trường THPT Thanh Chương 3, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An; trình bày một số kết quả đạt được trong quá trình vận hành và những kinh nghiệm đã đúc rút được; Ba là, những giải pháp được đúc kết trong sáng kiến kinh nghiệm có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các cấp quản lý giáo dục, các trường học có kế hoạch xây dựng và vận hành bếp ăn Công đoàn, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh để đạt mục tiêu đề ra. 3. Mục đích và đối tượng nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu + Trình bày một số kinh nghiệm về cách thức xây dựng, vận hành bếp ăn Công đoàntại một trường học; + Từ kết quả đạt được trong việc xây dựng và vận hành bếp ăn Công đoàn tại Trường THPT Thanh Chương 3, đề xuất các giải pháp mang tính hệ thống, đồng bộ để thực hiện có hiệu quả trong xây dựng và vận hành bếp ăn Công đoàn tại các trường học đang có nhu cầu. 2
  7. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Sáng kiến kinh nghiệm tập trung nghiên cứu vấn đề xây dựng, vận hành và phát triển bếp ăn Công đoàn tại trường THPT Thanh Chương 3, huyện Thanh Chương từ năm học 2020 - 2021 cho đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp trao đổi trực tiếp qua thực tiễn. + Phương pháp, biện pháp kiểm tra đánh giá chất lượng thực phẩm hàng ngày. + Phương pháp đánh giá sức khoẻ qua khám sức khoẻ định kỳ hàng năm. + Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp: phân tích và tổng hợp, thống kê thực tế từ năm học 2019 - 2020 đến nay. 3
  8. B. NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm “bếp ăn”, “bếp ăn Công đoàn” * Khái niệm “bếp ăn” “Bếp ăn” là một căn phòng hoặc một phần của căn phòng được sử dụng để nấu nướng và chuẩn bị thực phẩm trong nhà ở hoặc trong một đơn vị tập thể. Nhà bếp trung lưu hiện đại thường được trang bị bếp nấu, bồn rửa với nước nóng hay lạnh, tủ lạnh, bệ, bếp và tủ bếp được bố trí theo thiết kế mô-đun. Nhiều hộ gia đình có lò vi sóng, máy rửa bát và các thiết bị điện khác. Các chức năng chính của nhà bếp là lưu trữ, chuẩn bị và nấu thức ăn (và hoàn thành các công việc liên quan như rửa chén). Căn phòng hoặc khu vực này cũng có thể được sử dụng để ăn uống (hoặc các bữa ăn nhỏ như bữa sáng), giải trí và giặt là. * Khái niệm “bếp ăn Công đoàn” Là bếp ăn dành để phục vụ tập thể một đơn vị, cơ quan như trường học, bệnh viện… được trang bị các thiết bị lớn hơn và nặng hơn so với nhà bếp dân dụng. Bếp ăn Công đoàn trong trường học là nơi để phục vụ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Bếp ăn Công đoàn mang tính chất phục vụ, do Công đoàn đơn vị xây dựng, vận hành. Bếp ăn lớn có thể trang thiết bị hiện đại, diện tích đảm bảo theo quy định và thực hiện đúng theo quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và thiết kế theo nguyên tắc một chiều. 1.2. Quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) Theo Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định về điều kiện vệ sinh ATTP đối với các cơ sở phụ vụ ăn uống cho tập thể (hoặc nhiều người) và điều kiện ATTP đối với bếp ăn tập thể được quy định như sau: + Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ và người trực tiếp chế biến phục vụ ăn uống tại bếp ăn tập thể tuân thủ theo các yêu cầu quy định tại Điều 1, 2, 3 và Điều 4 Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12-09-2012 của bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. + Thiết kế có khu sơ chế nguyên liệu thực phẩm, khu chế biến nấu nướng, khu bảo quản thức ăn; khu ăn uống; kho nguyên liệu thực phẩm, kho lưu trữ bảo quản thực phẩm bao gói sẵn riêng biệt; khu vực rửa tay và nhà vệ sinh cách biệt. Đối với bếp ăn tập thể sử dụng dịch vụ cung cấp suất ăn sẵn chuyển đến phải bố trí khu vực riêng và phù hợp với số lượng suất ăn phục vụ để bảo đảm an toàn thực phẩm. + Nơi chế biến thức ăn phải được thiết kế theo nguyên tắc một chiều; có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống và thực 4
  9. phẩm đã qua chế biến; có đủ dụng cụ chia, gắp, chứa đựng thức ăn, dụng cụ ăn uống bảo đảm sạch sẽ, thực hiện chế độ vệ sinh hàng ngày; trang bị găng tay sạch sử dụng một lần khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn; có đủ trang thiết bị phòng chống ruồi, dán, côn trùng và động vật gây bệnh. + Khu vực ăn uống phải thoáng mát, có đủ bàn ghế và thường xuyên phải bảo đảm sạch sẽ. + Có đủ trang thiết bị phòng chống ruồi, dán, côn trùng và động vật gây bệnh; phải có bồn rửa tay, số lượng ít nhất phải có 01 bồn rửa tay cho 50 người ăn; phải có nhà vệ sinh, số lượng ít nhất phải có 01 nhà vệ sinh cho 25 người ăn. + Khu trưng bày, bảo quản thức ăn ngay, thực phẩm chín phải bảo đảm vệ sinh; thức ăn ngay, thực phẩm chín phải bày trên bàn hoặc giá cao cách mặt đất ít nhất 60cm; có đủ trang bị và các vật dụng khác để phòng, chống bụi bẩn, ruồi, dán và côn trùng gây bệnh; có đủ dụng cụ bảo đảm vệ sinh để kẹp, gắp, xúc thức ăn. + Có đủ sổ sách ghi chép thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước theo hướng dẫn của Bộ Y tế; có đủ dụng cụ lưu mẫu thức ăn, tủ bảo quản mẫu thức ăn lưu và bảo đảm chế độ lưu mẫu thực phẩm tại cơ sở ít nhất là 24 giờ kể từ khi thức ăn được chế biến xong. + Có đủ dụng cụ chứa đựng chất thải, rác thải và bảo đảm phải kín, có nắp đậy; chất thải, rác thải phải được thu dọn, xử lý hàng ngày theo quy định; nước thải được thu gom trong hệ thống kín, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường. 1.3. Tổ chức Công đoàn và vai trò, vị trí của Công đoàn trong nhà trường * Tổ chức Công đoàn Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn khẳng định: là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ tri thức và những người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt; có tính chất của giai cấp công nhân và tính chất quần chúng; đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, người lao động; tham gia quản lý Nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục, động viên công nhân, viên chức, người lao động phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. * Vai trò, vị trí của tổ chức Công đoàn trong nhà trường Vai trò của tổ chức Công đoàn trong nhà trường thể hiện ở việc phối hợp cùng với Ban Giám hiệu nhà trường bảo đảm thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với cán bộ giáo viên (CBGV), tạo điều kiện làm việc, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần để họ yên tâm công tác. Bên cạnh đó, Công đoàn còn làm tốt công tác thi đua khen thưởng theo từng chuyên đề và trong từng năm học, quan tâm tới việc xây dựng điển hình và nhân rộng điển hình gắn việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở 5
  10. cơ sở với trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi CBGV. Vì vậy, mỗi đoàn viên Công đoàn đều có tinh thần tương thân, tương ái, giúp nhau khắc phục khó khăn trong cuộc sống cũng như công tác chuyên môn. Theo Điều 15 Điều lệ Công đoàn năm 2020 tại Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định nhiệm vụ quyền hạn của Công đoàn cơ sở như sau: 1. Tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghĩa vụ của công dân; các chủ trương, nghị quyết của Công đoàn. 2. Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật Nhà nước. 3. Giám sát hoặc tham gia giám sát thực hiện chính sách, pháp luật, nội quy, quy chế, thỏa ước lao động tập thể và các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật. 4. Phối hợp với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc và chăm sóc sức khỏe cho người lao động; tổ chức phong trào thi đua, hoạt động văn hóa, xã hội. 5. Tổ chức thực hiện nghị quyết của Công đoàn các cấp, chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đoàn viên và cán bộ công đoàn; quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Công đoàn theo đúng quy định; thực hiện công tác phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng Công đoàn sở vững mạnh; tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại nơi làm việc; xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển bền vững; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền nhân dân trong sạch, vững mạnh. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Khái quát về điều kiện kinh tế, xã hội trên địa bàn trường tuyển sinh của trường THPT Thanh Chương 3 Trường THPT Thanh Chương 3 được thành lập từ năm 1975, nay trường trải qua 46 năm xây dựng và phát triển đã đạt được những thành tựu nhất định về công tác dạy và học. Trường có 30 lớp, số giáo viên là 77, tổng số học sinh là 1213 em. Trường thuộc khu vực huyện miền núi đóng trên địa bàn xã Phong Thịnh, huyện Thanh Chương. Đây là một trong những trường có vùng tuyển sinh thuộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Địa bàn rộng, dân cư phân bố phân tán. Ngành nghề chủ yếu của các gia đình học sinh là sản xuất nông nghiệp. Dù kinh tế đã có những bước phát triển nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Hàng năm thiên tai, hạn hán, lũ lụt gây xói mòn, sạt lở, lũ cuốn ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội. Địa hình các xã ở đây phức tạp, đường sá đi lại khó khăn. Trong 10 xã tuyển sinh của trường thì có đến 3 xã nằm ở vùng biên giới. Ở đây còn nhiều gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, số lượng học sinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ khá cao, 6
  11. nghề nghiệp người dân không ổn định, nhiều gia đình phải làm thuê làm mướn, nhà còn dột nát, thiếu thốn kinh tế, chưa đảm bảo điều kiện cho con em đến trường. Điều kiện xã hội của vùng trường đóng cũng có những nét riêng. Đó là mảnh đất của vùng có truyền thống hiếu học. Công tác quốc phòng, an ninh cơ bản ổn định, cuộc sống của vùng tái định cư được cải thiện tốt hơn. Công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân được quan tâm. Các hoạt động văn hóa thể dục, thể thao được đẩy mạnh. Tuy nhiên đây cũng là vùng kinh tế, xã hội còn chậm phát triển. Tại đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Thanh Chương lần thứ XXXI, Nhiệm kì 2020-2025 thể hiện quyết tâm xây dựng huyện khá của tỉnh Nghệ An. Ở đây còn có sự phân hóa về điều kiện kinh tế, xã hội. Người dân đang ít quan tâm đến các vấn đề chính tri, văn hóa, xã hội mà tập trung vào công việc lao động, sản xuất, ít quan tâm đến điều kiện học tập, rèn luyện của con em. Bởi vậy các em có nhiều hạn chế trong việc tham gia các hoạt động xã hội, tiếp cận các phương tiện thông tin, thiếu tri thức thực tiễn, kĩ năng sống, dễ bị lôi kéo, xúi giục. Việc nâng cao thể chất cho con em ở đây cũng là vấn đề chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Nên mặc dù nhà trường THPT Thanh Chương 3 trong những năm qua có nhiều quan tâm, trăn trở, có những giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng học tập, giáo dục toàn diện cho học sinh nhưng việc giúp con em ở xa ở lại trường học có chỗ nghỉ nghỉ, có bữa cơm hợp lý, an toàn thì hiện nay mới đạt được. 2.2. Thực trạng về học sinh và giáo viên xa nhà ở trưa tại trường THPT Thanh Chương 3 Trường THPT Thanh chương 3 nằm trong thực trạng chung của các trường miền núi huyện Thanh Chương, là mảnh đất có truyền thống hiếu học, tuy nhiên đây là vùng có điều kiện kinh tế, xã hội còn có những khó khăn nhất định. Hiện nay nhiều gia đình người dân còn đói nghèo nên việc quan tâm, đầu tư cho con em học tập chưa được quan tâm đúng mức. Điều kiện giao thông ở các xã đi lại khá phức tạp. Các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, có 3 xã nằm ở vùng biên giới, gồm Hạnh Lâm, Thanh Đức, Thanh Sơn. Đây là vùng có diện tích rộng và địa hình phức tạp, điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo chiếm tỷ lệ khá cao. Đường đến trường của các em ở những xã vùng biên gian nan vất vả, nhiều đèo dốc, cự ly rất xa (điểm xa nhất xấp xỉ 30km). Mặc dù điều kiện học tập hết sức khó khăn như vậy nhưng với một vùng đất có truyền thống hiếu học, các bậc phụ huynh vẫn luôn động viên, khích lệ con em đến trường và các em đã cố gắng vượt khó, vươn lên trong học tập. Nhà xa, đi về không thể đủ sức khỏe và kịp thời gian để đến trường học được, các em phải ở trọ để học, trên 100 học sinh phải ở lại buổi trưa tại trường để học buổi chiều. Chúng tôi chứng kiến cảnh các em ăn uống tạm bợ như bánh mì, mì tôm, cái bánh, hộp sữa hoặc đùm cơm đã nguội, còn một số em ăn ở quán còn số đông phải ở lại trưa tại trường để tiếp tục học buổi chiều. Hàng ngày, chúng tôi phải chứng kiến các em học sinh cơm đùm cơm nắm, một số em mang theo gói mì tôm 7
  12. sống để lấy nước bình nóng lạnh pha, nước khó đủ độ nóng cho chín gói mì tôm, một số em ngồi ở góc lớp học hay gốc cây để dùng bữa trưa tạm bợ chờ buổi học chiều. Những học sinh có điều kiện khá hơn thì ghé quán xá với bữa cơm giá cao nhưng chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hệ lụy hơn sau bữa ăn nhiều em thường la cà các các quán xá để chơi Games hay các trò tiêu khiển khác và dễ dàng rơi vào các tệ nạn xã hội hoặc ảnh hưởng sức khỏe trong điều kiện dịch bệnh nên đã tác động không tốt tới sức khỏe, trí tuệ, thói quen sinh hoạt, thậm chí là nhân cách học sinh. Những bữa cơm trưa của học sinh khi nhà trường chưa có bếp ăn Có thể nói rằng, nhà trường là ngôi nhà thứ hai của các em học sinh, ở đây các em cần được học tập, được vui chơi với bạn bè, được đón nhân sự quan tâm, chỉ dạy và yêu thương của thầy cô. Trong khi đó, vấn đề quan tâm và giúp đỡ học sinh xa nhà ở lại buổi trưa từ trước đến nay vẫn chưa thực sự được chú ý đúng mức nên đã tác động không nhỏ đến sự phát triển thể chất và chất lượng học tập của các em. Việc xây dựng một bếp ăn Công đoàn tại nhà trường là vấn đề thiết thực, cấp thiết để tạo điều kiện phát triển thể chất, nâng cao chất lượng học tập và giáo dục đạo đức cho học sinh và đảm bảo sức khỏe, sự yên tâm công tác cho giáo viên. 2.3. Những kết quả đạt được và hạn chế trong công tác quản lý và quan tâm học sinh ở trưa tại trường THPT Thanh Chương 3 trong những năm gần đây * Những kết quả đạt được Trước tình hình điều kiện khó khăn về đi lại, sinh hoạt của học sinh và giáo viên trong việc ăn ở để đảm bảo cho học tập và công tác, trong những năm gần đây tại trường THPT Thanh Chương 3 đã thường xuyên phối hợp với cha mẹ học sinh để nắm bắt tình hình học sinh ở lại buổi trưa. Lãnh đạo chỉ đạo cho Công đoàn, Đoàn thanh niên thường xuyên quan tâm động viên những giáo viên nhà xa phải ở lại dạy học. Những học sinh nhà xa phải ở lại buổi trưa, Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên đã động viên, quản lý, giám sát về nề nếp an ninh, nhắc nhở về an toàn vệ sinh thực phẩm. 8
  13. Nhà trường quan tâm, thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với các em học sinh, đặc biệt là học sinh ở trọ, ở lại trường. Đó là chế độ chính sách như trợ cấp xã hội, khuyến khích học tập, trợ cấp ưu đãi. Trong những năm gần đây không có học sinh ở lại trường vi phạm pháp luật, học sinh đi học muộn giảm. Học sinh biết kính trọng thầy cô, quan tâm chia sẻ, giúp đỡ bạn bè, tham gia đầy đủ các hoạt động * Một số hạn chế Trong những năm gần đây tại trường THPT Thanh Chương 3 có số lượng giáo viên và học sinh ở xa nhiều, nhà trường và các cấp quản lý mới chỉ giải quyết chế độ cho một số em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và số khác chỉ dừng lại ở quan tâm, chia sẻ chứ chưa thực sự có những giải pháp thiết thực. Hàng ngày học sinh và giáo viên ở lại trường nhiều nhưng nhà trường chưa có chế độ ủng hộ trực tiếp cho bữa ăn, chưa giám sát được số học sinh ra ngoài ăn uống và lêu lổng ở các quán hàng, chưa quản lý được vấn đề ATVSTP, nhiều em vì điều kiện khó khăn phải ăn tạm bợ gói mì tôm, cái bánh... nên không đảm bảo sức khỏe cho việc học tập. Các gia đình có con ở lại học luôn lo lắng, ái ngại cho sức khỏe, sự phát triển trí tuệ của các em. Việc phối kết hợp trong việc quản lý, giáo dục học sinh ở lại buổi trưa tại trường chưa thực sự nhịp nhàng, hiệu quả nên chưa góp phần giáo dục đạo đức cho các em, chưa rèn luyện cho các em những kĩ năng cần thiết. Nhiều học sinh chưa có ý thức tự giác, không tranh thủ thời gian nghỉ ngơi, học tập mà la cà, chơi bời, lêu lổng, bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội như đánh bài, chơi games, trộm cắp… Bởi vậy số lượng học sinh lười học, ý thức còn non, vi phạm kỉ luật vẫn tồn tại nhiều đã ảnh hưởng đến kết quả học tập và rèn luyện của các em và thành tích chung của nhà trường. NĂM 2019-2020 2020-2021 2021-2022 HỌC TỔNG SỐ HỌC GIÁO HỌC GIÁO HỌC GIÁO HS, GV SINH VIÊN SINH VIÊN SINH VIÊN 1154 79 1186 79 1213 77 SỐ HỌC GIÁO HỌC GIÁO HỌC GIÁO LƯỢNG SINH VIÊN SINH VIÊN SINH VIÊN Ở TRƯA 96 20 102 22 97 17 Bảng 2.3. Tổng hợp số lượng giáo viên và học sinh ở trưa thường xuyên tại trường qua các năm học 9
  14. CHƯƠNG II: XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN BẾP ĂN CÔNG ĐOÀN TẠI TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3 1. Thống nhất chủ trương, thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch 1.1. Tập thể ban lãnh đạo nhà trường * Mục đích Nhằm phát huy vai trò lãnh đạo, trước hết Cấp ủy, BGH nhà trường, làm rõ định hướng tương lai, xác định những mong muốn thay đổi, để từ đó đề ra các mục tiêu ưu tiên và tập trung vào sức mạnh ưu tiên. Thống nhất chủ trương của lãnh đạo nhà trường sẽ tạo thành cơ sở chính trị cho toàn bộ kế hoạch được thực hiện có hiệu quả. * Cách thức thực hiện Sau khi có chủ trương từ tập thể lãnh đạo nhà trường, Cấp ủy, BGH nhà trường đã triển khai và nhanh chóng thành lập Ban chỉ đạo xây dựng bếp ăn Công đoàn nhà trường. Các thành viên ban chỉ đạo đồng thời là các trưởng tiểu ban với các nhiệm vụ khác nhau. Thành viên Ban chỉ đạo xây dựng bếp ăn Công đoàn gồm có Cấp ủy, lãnh đạo nhà trường, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn trường, trưởng ban đại diện Hội cha mẹ học sinh. Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo bếp ăn Công đoàn là xây dựng kế hoạch tổng thể, phân công nhiệm vụ cho các tiểu ban để nhanh chóng triển khai kế hoạch. * Kết quả đạt được Với việc kịp thời đề ra chủ trương và thành lập Ban chỉ đạo và các tiểu ban kiến thiết xây dựng và vận hành bếp ăn Công đoàn của Trường THPT Thanh Chương 3, chủ trương của tập thể lãnh đạo nhà trường, kế hoạch hoạt động đã được triển khai và thực hiện nhịp nhàng, hiệu quả. Sau mỗi hoạt động đều có ban chỉ đạo giám sát, kiểm tra đôn đốc và khắc phục kịp thời những hạn chế. Chỉ trong hơn một tháng, bếp ăn Công đoàn đã được hoàn thiện và đưa vào vận hành, phục vụ cán bộ giáo viên và học sinh nhà trường. 1.2. Ban Chấp hành Công đoàn * Mục đích Ban Chấp hành Công đoàn là tổ chức chịu trách nhiệm chính trong vận hành bếp ăn, vì vậy cần có sự thống nhất trong thực hiện chủ trương cũng như xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể để bếp ăn được vận hành trong suốt năm học. 10
  15. * Cách thức thực hiện BCH Công đoàn xây dựng kế hoạch, họp và phân công nhiệm vụ cho từng UV BCH Công đoàn, mỗi cá nhân được phân công nhiệm vụ cụ thể. Cuối mỗi tuần họp giao ban để rút kinh nghiệm và lên kế hoạch cho tuần kế tiếp. BCH Công đoàn phân công nhiệm vụ cụ thể hàng ngày như sau: - Thầy Nguyễn Nhật Đức - Chủ tịch Công đoàn, phụ trách nhiệm vụ: + Đôn đốc và kiểm tra hàng ngày hoạt động bếp ăn và công tác an toàn vệ sinh thực phẩm; + Tiếp nhận các nguồn hỗ trợ tài chính hoặc thực phẩm hỗ trợ bếp ăn từ mạnh thường quân và cựu học sinh, phụ huynh. - Thầy Nguyễn Anh Tuấn - Phó chủ tịch Công đoàn, phụ trách nhiệm vụ: + Tập hợp danh sách đăng kí ăn sáng và ăn trưa từ giáo viên, học sinh; + Báo số lượng suất ăn hàng ngày cho nhân viên cấp dưỡng (trước một buổi); + Nắm bắt số lượng và hướng dẫn học sinh ăn trưa tại bếp ăn. - Cô Lê Thị Hồng - Trưởng ban nữ công, phụ trách nhiệm vụ: + Kiểm tra hàng ngày thực phẩm, gạo, ga và các nội dung khác nhập cho bếp ăn; + Đôn đốc nhân viên cấp dưỡng thực hiện nhiệm vụ, đồng thời hỗ trợ khi cần thiết. - Cô Phan Thị Thành - nhân viên y tế và thủ quỹ, có nhiệm vụ: + Thu chi tài chính bếp ăn; + Kiểm tra đôn đốc công tác vệ sinh bếp ăn; vệ sinh an toàn thực phẩm. * Kết quả Hoạt động bếp ăn được vận hành bình thường, chất lượng bữa ăn được đảm bảo và bếp ăn đạt chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. 1.3. Ban Chấp hành Đoàn trường * Mục đích Nhằm xác định vai trò, trách nhiệm phối hợp trong hoạt động của bếp ăn Công đoàn; Xây dựng kế hoạch tổ chức công tác vệ sinh và trồng, cung cấp rau xanh cho bếp ăn; Phối hợp trong công tác vệ sinh nhà ăn, nhà vệ sinh và các công trình phụ trợ. * Cách thức thực hiện Bước 1: Bí thư Đoàn trường xây dựng kế hoạch 11
  16. Bước 2: Họp BCH Đoàn trường thông qua kế hoạch phối hợp; kế hoạch trồng và chăm sóc vườn rau phục vụ bếp ăn và vườn hoa Bước 3: Tổ chức thực hiện dưới sự chỉ đạo và giám sát của Bí thư Đoàn trường Bước 4: Cung cấp rau xanh cho bếp ăn theo chỉ tiêu hàng ngày * Kết quả Ngay sau khi bếp ăn được khởi công, Đoàn trường thực hiện ngay trồng rau, kết hợp trồng hoa. Đặc biệt, Đoàn trường đã kết hợp việc giáo dục học sinh vi phạm nội quy nhà trường với việc trồng và chăm sóc rau, hoa. Với việc trồng và chăm sóc hoa trong nhà trường đã góp phần xây dựng cảnh quan nhà trường xanh sạch đẹp, thân thiện, góp phần giảm ngân sách cho nhà trường trong việc trang trí khuôn viên. Bên cạnh đó, trồng chăm sóc thu hoạch và bán hoa đã thu về một nguồn lớn kinh phí bổ sung vào quỹ Đoàn trường. Từ tháng 11/2019 đến nay, nguồn thu từ bán hoa đã bổ sung vào quỹ đoàn hơn 20 triệu đồng mua gạo cho bếp ăn. Riêng tiền bán cây hoa giống cho nhân dân và các cơ quan trên địa bàn đủ để chi phí mua hạt giống, túi ni lông, phân bón phục vụ trồng hoa. 2. Vận động tài chính, cơ sở vật chất, xây dựng, mua sắm thiết bị cho nhà ăn 2.1. Vận động tài chính * Mục đích Để xây dựng được bếp ăn đòi hỏi phải có phòng ăn, các công trình phụ trợ và cơ sở vật chất liên quan; Tiết kiệm đến mức tối đa ngân sách phúc lợi cho việc xây dựng và mua sắm trang thiết bị nhà bếp; Trường THPT Thanh Chương 3 trải qua hơn 40 năm xây dựng, nhiều phòng trống dư không sử dụng nhưng quá cũ, xuống cấp nghiêm trọng. Căn cứ vào kết quả khảo sát, nhà trường chọn dãy nhà trước đây là phòng họp hội đồng sư phạm đang để không và cải tạo lại. Việc cải tạo lại phòng cũ làm giảm kinh phí đầu tư cho xây dựng nhà ăn, tiết kiệm cho việc mua sắm trang thiết bị nhà bếp. Riêng với giải pháp này đã nhận được sự đồng thuận ngay từ đầu của Ban cơ sở vật chất nhà trường và ủng hộ tích cực của các đại diện cựu học sinh, đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện các bước tiếp theo. Công tác xây dựng cơ sở vật chất đòi hỏi kinh phí lớn, vì vậy việc tìm kiếm nhà tài trợ, nhà đầu tư là quan trọng nhất. Đối với trường THPT không có nội trú sẽ không có kinh phí nhà nước hỗ trợ hay đầu tư để xây dựng bếp ăn, vì vậy vận động để có được cơ sở vật chất là khâu quyết định thành công và là giải pháp quan trọng để xác định kế hoạch đề ra có thực hiện đạt hiệu quả hay không. 12
  17. * Cách thức thực hiện Trước hết phải làm thay đổi nhận thức, nâng cao vai trò, trách nhiệm của hội cha mẹ học sinh, các cựu học sinh, các mạnh thường quân về vai trò của họ trong việc phối hợp nâng cao chất lượng giáo dục mà trước hết là nâng cao sức khỏe và thể chất cho con em họ cũng như học sinh khác. Tiếp theo là xác định đối tượng vận động, trước hết là các mạnh thường quân, các thế hệ cựu học sinh nhà trường thông qua kênh giáo viên chủ nhiệm qua các thời kì và vận dụng các mối quan hệ khác. Tiếp đến là bàn bạc thống nhất các nội dung trong các cuộc họp Đảng ủy, BGH, Hội đồng trường để xin ý kiến và thông qua. Bên cạnh đó, tiến hành họp các đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên để phân công nhiệm vụ, tổ chức thực hiện, tạo ra sự đồng thuận và nhất trí cao, tiếp đến là họp hội đồng sư phạm để bàn bạc, tìm ra các sáng kiến cán bộ viên chức. Hình ảnh các nhà tài trợ về dự lễ khai trương bếp ăn Công đoàn Sau khi xác định được nhà tài trợ, nhà trường lập kế hoạch và nhu cầu vốn để thực hiện xây dựng cơ sở vật chất bước đầu như nhà ăn, tiếp đến là các trang thiết bị khác của nhà bếp, bàn ghế. Các giải pháp, biện pháp phải được thực hiện một cách trình tự, logic và có quan hệ chặt chẽ với nhau từ việc xây dựng kế hoạch, nhu cầu đến việc tham mưu, vận động tìm kiếm nhà đầu tư cho đến việc thực hiện xây dựng cơ sở vật chất khi có nguồn vốn được tài trợ. Đối với các nhà tài trợ, các nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư một công trình nào đó điều quan trọng đặt lên hàng đầu là tính hiệu quả, ý nghĩa thiết thực của công trình. Bởi thế nhà trường phải xây dựng kế hoạch chi tiết, nhu cầu và tính mục đích, hiệu quả trong việc sử dụng cơ sở vật chất sau khi họ đầu tư. Việc nhà trường chỉ kêu gọi tài trợ thì khó có thể thành công. Chính vì vậy cần có sự chỉ đạo, giúp đỡ của Công đoàn ngành giáo dục, bởi đây là cơ sở vững chắc để nhà trường thực hiện thành công kế hoạch của mình. Để thực hiện có hiệu quả trong việc xây dựng cơ sở vật chất và đưa bếp ăn vào sử dụng ban Giám hiệu, 13
  18. BCH Công đoàn cần có sự đoàn kết nhất trí cao, nhạy bén nắm bắt cơ hội để tham mưu đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình vận động xã hội hóa. * Kết quả đạt được Bằng nhiều hình tức khác nhau, các thế hệ cựu học sinh qua kênh giáo viên chủ nhiệm, đặc biệt là BGH nhà trường, BCH Công đoàn trường trực tiếp liên hệ và vận động nên kinh phí xây dựng bếp ăn được đảm bảo. Hơn ba trăm triệu đồng được vận động xây dựng và phục vụ cho bếp ăn, đây là con số không nhỏ, minh chứng cho sự bước đi đúng đắn của lãnh đạo nhà trường và được phụ huynh cũng như các thế hệ cựu học sinh tin tưởng ủng hộ. Sau gần một tháng xây dựng và cải tạo, năm gian nhà cũ để không trở thành nhà ăn khang trang sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo ánh sáng và vệ sinh để bếp ăn đưa vào sử dụng. 2.2. Xây dựng cơ sở vật chất nhà ăn, căng tin và công trình phụ trợ Bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất về an toàn vệ sinh thực phẩm theo khoản 1, khoản 2, khoản 3, mục VI và yêu cầu vệ sinh đối với hoạt động bảo quản, chế biến thực phẩm theo khoản 5 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 07:2010/BYT) phòng chống bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Ngay từ đầu, trong khâu thiết kế và thi công, nhà trường đã chú ý bảo đảm theo quy định đối với bếp ăn tập thể, thiết kế theo nguyên tắc bếp ăn một chiều: SƠ ĐỒ BẾP ĂN MỘT CHIỀU TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3 TIẾP NHẬN NGUYÊN LIỆU KHO NHÀ SƠ CHẾ – RỬA KHU VỰC BẢO HỘ LAO THAY QUẦN ÁO – RỦA CHẾ BIẾN (TẨM ƯỚP) ĐỘNG NẤU NƯỚNG CHIA KHẨU PHẦN ĂN KHU VỰC ĂN KHU VỰC RỬA TAY KHU VỰC UỐNG NƯỚC 14
  19. - Nhà kho: Khu vực nhà kho có 3 phòng, mỗi phòng diện tích khoảng 5m2. + Phòng kho 1: Dùng để chứa gạo, thực phẩm chưa qua chế biến; + Phòng kho 2: Dùng để chứa các thiết bị nhà bếp như bàn ghế, xoong chảo dư và các vật dụng khác; + Phòng kho 3: Dùng để chứa các thiết bị vệ sinh như chổi, dung dịch lau nhà, giấy vệ sinh, túi ni lông, xô chậu. - Khu vực rửa và sơ chế: + Có không gian tương đối, có nhiều vòi cung cấp nước và các dụng cụ cắt rửa vệ sinh; + Tiếp nhận thực phẩm hàng ngày; + Rửa thực phẩm; + Rửa chén bát, nồi chảo. - Khu vực chế biến tẩm ướp: + Gần khu vực bếp để kịp thời chế biến; + Có không gian và các gia vị phục vụ tẩm ướp; + Có thể đi liền với không gian bếp chế biến. - Khu vực nấu nướng: + Sử dụng bếp ga công nghiệp (3 bếp-1 bình ga) để kịp thời chế biến và chất lượng bữa ăn nóng sốt, thơm ngon, đặc biệt là vào mùa đông lạnh giá nhanh nguội thức ăn; + Có nước lọc sạch cung cấp tại chỗ, nếu để nguồn nước xa bất tiện trong chế biến. - Khu vực chia khẩu phần ăn: + Chia khay là công đoạn quan trọng, tương đối tỉ mỉ và mất nhiều thời gian; + Mỗi học sinh có một khay, dụng cụ ăn riêng; + Các thầy cô cùng các em học sinh có thể tham gia hỗ trợ trước bữa ăn, tạo không khí vui vẻ để bữa ăn thêm ngon hơn; + Sau bữa ăn các GV cũng như HS tự bỏ khay vào chậu tại khu vực vệ sinh và cất ghế ngồi của mình, trả lại không gian ban đầu sạch sẽ; + Đặc biệt những đợt cao điểm dịch Covyd thì bữa ăn cần chia khay, giữ khoảng cách khi ăn để tránh lây nhiễm. - Khu vực ăn: 15
  20. + Nhà ăn Thanh Chương 3 có 3 phòng ăn gồm 3 gian nhà với diện tích gần 100m , không gian thoáng, sạch sẽ, quạt và ánh sáng đầy đủ; 2 + Để nhà ăn luôn sạch sẽ, GV cần giáo dục kĩ năng “tự phục vụ” cho các em học sinh: tự mang ghế, chén bát đũa ra dùng và ăn xong tự sắp xếp bàn ghế, mang khay ra khu vực vệ sinh. Các em cần được hướng dẫn trong các buổi ăn đầu tiên về tính tự giác, ý thức vệ sinh chung và tạo nên nhà ăn văn hóa. - Khu vực vệ sinh sau khi ăn và uống nước: + Khu vực vệ sinh có xà phòng rửa tay, khăn tay và nguồn nước sạch đáp ứng được yêu cầu; + Nước uống với đầy đủ cốc và bình nước lọc. Hình ảnh khu vực nấu nướng Sau khi nhà trường hoàn thiện các bước, mời phòng Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng huyện Thanh Chương kiểm tra và cấp Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, bếp ăn được phép đưa vào vận hành. 2.3. Xây dựng nội quy nhà ăn, quy chế, cách thức vận hành * Mục đích Công tác quản lý bếp ăn là một trong các kỹ năng quan trọng mà nhà trường cần phải có để vận hành bếp ăn hiệu quả. Để bếp ăn vận hành trôi chảy, cần phải có các quy định và nội quy cụ thể đối với cán bộ, giáo viên, học sinh và nhân viên phục vụ. Các thành viên phải nghiêm túc chấp hành khi tham gia sử dụng và vận hành bếp ăn. Đồng thời, nội quy bếp ăn cũng là cơ sở ràng buộc nhân viên phụ trách có trách nhiệm trong công việc, ngoài giữ gìn cơ sở vật chất còn là thái độ thân thiện, phục vụ nhiệt tình và trách nhiệm hơn đối với giáo viên, học sinh và nhà trường. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2