intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài tập nâng cao kỹ thuật và thể lực cho đội tuyển Bơi lội trường THPT Nguyễn Viết Xuân

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:25

38
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Làm thế nào để đưa đội tuyển của trường giành được nhiều huy chương nhất trong mỗi lần tham gia các giải thi đấu cấp tỉnh, cấp Toàn quốc, đồng thời học sinh được chọn vào đội tuyển tỉnh tham gia thi đấu cấp Toàn quốc. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài tập nâng cao kỹ thuật và thể lực cho đội tuyển Bơi lội trường THPT Nguyễn Viết Xuân

  1. MỤC LỤC Trang  1. Lời giới thiệu  2 2. Tên sáng kiến 3 3. Tác giả sáng kiến 3 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến  3 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 3 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử  3 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 3 7.1. Cơ sở lý luận 3 7.2. Thực trạng 4 7.3.  Một số  bài tập nâng cao kỹ  thuật và thể  lực cho đổi tuyển Bơi   4 trường THPT Nguyễn Viết Xuân 8. Những thông tin cần được bảo mật 20 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 20 10. Đánh giá lợi ích đạt được 20 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã áp dụng có hiệu quả: 21 Tài liệu tham khảo 22 1
  2. BAO CAO KÊT QUA ́ ́ ́ ̉ NGHIÊN CƯU,  ́ ƯNG DUNG SANG KIÊN ́ ̣ ́ ́ 1. Lơi gi ̀ ơi thiêu ́ ̣ Bơi lội là một trong những môn thể  thao được đưa vào thi đấu chính thức  trong các kỳ  thi Hội khỏe phù đổng, các giải thể  dục thể  thao, các kỳ  Đại hội  TDTT, Seagame, Olympic… đã trở  thành một môn thể  thao phù hợp với mọi lứa   tuổi và được nhiều người yêu thích, đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Giáo dục thể  chất cho trẻ  em hôm nay là một nhiệm vụ  vô cùng quan trọng mà cả  xã hội đều  quan tâm bởi vì “Trẻ  em hôm nay là thế  giới ngày mai” để  ngày mai thế  giới có  những nhân tài tốt, xã hội có những công dân tốt thì ngay từ ngày hôm nay chúng ta  phải đào tạo thế  hệ  trẻ  có kiến thức, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khoẻ  tốt…Nhiệm vụ giáo dục học sinh luôn luôn được quan tâm nhưng quan trọng hơn  vẫn là nhà trường là nơi kết tinh, ươm mầm những nhân tài cho xã hội mai sau. Hiện nay, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ  quốc, đưa đất nước phát  triển hội nhập quốc tế. Đảng và nhà nước ta xem giáo dục là “Quốc sách hàng   đầu” ngành giáo dục được chú trọng, được các cấp, các ngành quan tâm. Chính vì  thế  học sinh ngày càng được giáo dục một cách toàn diện (văn ­ thể  ­ mĩ …) khi  lớn lên các em là một công dân vừa có trí tuệ vừa có sức khoẻ tốt. Trong giáo dục   toàn diện cho học sinh một phần không thể thiếu được là giáo dục về thể chất. Vì   nó tác động tới sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những ki ến thức,   kĩ năng vận động cơ  bản làm cơ  sở  cho học sinh để  rèn luyện thân thể  đạo đức  tác phong con người mới. Trong giáo dục thể  chất có nhiều môn thể  dục, thể  thao khác nhau. Bơi lội là một trong những môn thể  thao được các em học sinh yêu thích. Những năm gần đây môn Bơi lội được phát triển rộng rãi trong cả nước nói chung và trong các  trường học nói riêng. Căn cứ  vào việc tổ  chức Hội khoẻ  Phù Đổng, Các giải   TDTT, để  các em có dịp thi tài những môn thể  dục thể  thao khác nhau như  môn:   Điền kinh, Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng bàn, Cầu lông, đá cầu… Bơi lội là môn  thể  thao   được tổ  chức với nhiều bộ  huy chương cho cả  nam và nữ  được các   trường tham thi đấu rất nhiệt tình, sôi nổi. Riêng ngành GD&ĐT Vĩnh Phúc nếu   không có các giải trên thì sẽ  tổ  chức giải Bơi lội riêng danh cho học sinh phổ  thông để đảm bảo cho các giải Bơi lội sẽ được tổ chức mỗi năm 1 lần. Là một giáo viên dạy môn thể  dục luôn thôi thúc tôi làm thế  nào để  đưa đội tuyển của trường THPT Nguyễn Viết Xuân giành được nhiều huy chương   nhất trong mỗi lần tham gia các giải thi đấu cấp tỉnh, cấp Toàn quốc, đồng thời  học sinh được chọn vào đội tuyển tỉnh tham gia thi đấu cấp Toàn quốc …Với kinh  nghiệm được đúc kết trong quá trình huấn luyện đội tuyển Bơi trường THPT   2
  3. Nguyễn Viết Xuân và đội tuyển Bơi Sở  GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc tôi quyết định  viết sáng kiến kinh nghiệm về  việc huấn luyện đội tuyển Bơi lội trường THPT  Nguyễn Viết Xuân”.  2. Tên sáng kiến: " Một số  bài tập nâng cao kỹ  thuật và thể  lực cho đội tuyển Bơi lội   trường THPT Nguyễn Viết Xuân ".  3. Tác giả sáng kiến: ­ Họ và tên: Bui Văn Chung ̀ ­   Địa   chỉ:   Trường   THPT   Nguyễn   Viết   Xuân,   xã   Đại   Đồng,   huyện   Vĩnh  Tường, tỉnh Vĩnh Phúc ­ Số điện thoại: 0986.243.475         ­ E­mail: buivanchung.gvnguyenvietxuan@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: ­ Họ và tên: Bui Văn Chung ̀ 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Kế hoạch huấn luyện đội tuyển Bơi lội trường THPT Nguyễn Viết Xuân 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:  Ngày 04/2015 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Cơ sở lí luận. Trong luyện tập môn Bơi lội để có được những giờ huấn luyện đạt kết quả cao trước tiên cần tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong khi tập luyện nắm vững nội dung và thực hiện các động tác một cách tốt nhất, sự thay đổi hình   thức tập luyện, tạo ý thức tò mò, ham muốn tìm tòi của học sinh... Giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ  nội dung bài tập, làm mẫu chính xác từng động tác, thao tác thuần thục, phân tích rõ ràng từng chi tiết kĩ thuật động tác trước khi lên lớp. Giáo   viên làm mẫu động tác phải đạt được yêu cầu chính xác, đúng kĩ thuật. Vì những   động tác làm mẫu dễ  gây được  ấn tượng trong trí nhớ  các em. Khi phân tích,   giảng giải kĩ thuật động tác nên ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu mặt khác dùng tranh,   ảnh video để minh họa tạo sự chú ý cho các em.  Giáo viên thường xuyên tuyên dương khích lệ  những cá nhân tích cực tham   gia tập luyện và ghi nhận những thành quả của học sinh đã đạt được trong những   năm qua. Tạo được niềm tin, lòng tự hào của mỗi thành viên trong đội. Đồng thời   cũng cần phân tích những khuyết điểm còn yếu kém, khó khăn chưa khắc phục   được. Để  làm được những điều như  trên là giáo viên cần phải tìm hiểu kĩ thực  trạng của học sinh mình từ  đó đưa ra những biện pháp tốt nhất, phù hợp nhất   3
  4. nhằm giúp cho đội tuyển khi tham gia các giải đấu có được chất lượng tốt nhất  và thành tích cao. 7.2. Thực trạng 7.2.1.Thuận lợi và khó khăn ­ Thuận lợi: Hiện nay Bơi lội là môn thể  thao được đưa vào thi đấu tại các  kỳ Đại hội thể thao, Hội khỏe phù đổng  cấp Tỉnh, toàn Quốc, các giải TDTT…  Do đó việc môn Bơi lội được đầu tư  huấn luyện một cách bài bản để  tham gia   các giải đấu. Vì vậy việc nâng cao chất lượng đội tuyển Bơi lội là hết sức cần   thiết nhằm trang bị  cho học sinh một số  kiến thức, kỹ  năng, kỹ  thuật, thể  lực,   chiến thuật thi đấu, tâm lý khi thi đấu.  ­ Khó khăn: Hiện tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh chưa có Bể bơi nào để  các em vui chơi, tập luyện và thực hành. Môn bơi lội lại không phải là môn học  chính khoá và các trường không có đủ  điều kiện vật chất để  giảng dạy vì thế  mà  phong trào tập luyện chưa thường xuyên, không có hệ  thống bài bản và phương   pháp cần thiết để  hỗ  trợ  môn bơi lội này. Đặc biệt khí hậu miền Bắc có 4 mùa,  không khí lạnh không tập luyện được, do vậy để đạt được những thành tích trong   môn bơi lội ngoài yếu tố sức khỏe thì kỹ  thuật, chiến thuật, đặc biệt là phải tập  luyện thường xuyên và liên tục trong thời gian dài mới có thể tiến bộ và thi đấu đạt  thành tích cao được, Để có được lực lượng tham gia thầy và trò đã phải đi đến các  địa điểm có bể Bơi đủ điều kiện xa trường để tập luyện do đó vừa mất nhiều thời  gian và tốn kém kinh phí. 7.2.2.Thành công và hạn chế ­ Thành công: Một số  giải thi gần đây đã thể  hiện được sự  thành công của  đội Bơi lội trường THPT Nguyễn Viết Xuân khi tham gia và đã đem về  những   thành tích đáng ghi nhận luôn là đơn vị dẫn đầu khối THPT tỉnh Vĩnh Phúc. ­ Hạn chế: Từ  những khó khăn về  cơ  sở  vật chất cho nên dẫn đến những  hạn chế khi hướng dẫn kỹ thuật cho học sinh tập luyện, vì vậy để  có thành tích   tốt như vậy thì rất tốn kinh phí, mà nhà trường chỉ hỗ trợ được phần nào còn lại   thầy trò tự  nỗ  lực khắc phục; vì thế  phong trào tập luyện hầu như  không có chỉ  khi thi đấu mới tập luyện vì thế chưa có nhiều hạt nhân chủ chốt khi tham gia các  cuộc thi. 7.2.3. Nguyên nhân của thành công và hạn chế, yếu kém ­ Nguyên nhân thành công: Do sự cố gắng lỗ lực của giáo viên và đặc biệt là   học sinh trong quá trình tập luyện và thi đấu. Được sự quan tâm và hỗ trợ về vật   chất và tinh thần của nhà trường và đặc biệt là sự  yêu thích của các em học sinh   và sự hưởng ứng từ gia đình các em. 4
  5. ­ Nguyên nhân hạn chế: Chưa thực sự  được tập luyện  ở  bể  bơi theo tiêu  chuẩn thi đấu và chưa được va vấp  ở  nhiều cuộc thi vì thế  kinh nghiệm thi đấu  và cả chiến thuật chưa thật hợp lý ở một số trận đấu, giải đấu quan trọng. 7.3. Một số  bài tập nâng cao kỹ  thuật và thể  lực cho đội tuyển Bơi lội   trường THPT Nguyễn Viết Xuân  7.3.1. Hoàn thiện kỹ thuật Bơi Tập luyện các bài tập để  hoàn thiện kỹ  thuật Bơi lội cần được chia thành  các giai đoạn tập chân – tay – phối hợp. Các thành viên trong đội được chia tập  luyện các kỹ thuật Bơi chuyên theo chuyên sâu và kỹ thuật Bơi trườn sấp để thực  hiện nội dung Bơi tiếp sức như:  4x50m tự do nam, 4x50m tự do nữ, 4x50m tự do   nam nữ. * Kỹ thuật Bơi ếch Giai đoạn 1: Tập chân ếch trên cạn.    ­ Ngồi trên sân (thành bể), 2 tay chống phía sau, người hơi ngửa ra sau, 2 chân và 2   bàn chân đều duỗi thẳng, nhưng thoải mái (không gồng cứng). ­ Từ từ co 2 chân lên, 2 đùi và 2 gối hơi mở rộng ra 2 bên, 2 bàn chân vẫn duỗi thẳng. ­ Co 2 mũi bàn chân lên và bẻ ra 2 bên cho lòng bàn chân hướng ra ngoài. ­ Đạp mạnh ra 2 bên. ­ Sau khi đạp mạnh (duỗi thẳng 2 chân) sang 2 bên, liền khép mạnh nhanh 2 bàn  chân sát vào nhau, bàn chân duỗi thẳng như lúc đầu và cứ  thế  tiếp tục tập nhiều   lần cho thuần thục.  ( Để  dễ  hơn trong việc thực hiện 4 động tác này cần hô 4  5
  6. chữ  tắt.  Co…Bẻ…Đạp…Khép cho người tập dễ  nhớ  và thực hành được đồng  loạt. Giai đoạn 2: Tập chân ếch dưới nước.   ­ Người tập nằm úp xuống nước, 2 tay nắm chắc thành bể, người duỗi thẳng. Sau   đó, bạn nắm lấy 2 bàn chân người tập để hướng dẫn họ thực hiện động tác chân  ếch: Co…Bẻ…Đạp…Khép.  ­ Sau khi tập động tác chân thuần thục rồi, bạn có thể  tự  tập  ở  mực nước cạn  theo chiều ngang bể: lướt nước khoảng 1m, xong, đạp chân ếch và cứ thế tập bơi  qua, bơi lại theo chiều ngang bể  ở mực nước thấp ngang bụng cho đến khi động  tác bơi thấy nhuần nhuyễn. Giai đoạn 3: Tập tay ếch trên cạn. 6
  7. ­ Đứng khom người về  phía trước. Đầu hơi cúi xuống, mắt nhìn thẳng, hai chân  dang rộng bằng vai, hai tay duỗi thẳng phía trước, lòng bàn tay úp xuống đất. ­ Hai tay quạt mạnh ra 2 bên và xuống dưới, lòng bàn tay hướng ra 2 bên, đầu   gước lên, miệng há ra thở  ­ Khi 2 tay kéo tới ngang vai, lập tức khép nhanh, thu 2 khuỷu tay (cùi chỏ) gần sát   vào nhau và duỗi thẳng về  phía trước như  tư  thế  ban đầu. Để  dễ  nhớ, bạn vừa  tập  vừa hô: Chèo mạnh (hay đè mạnh)…Khép nhanh… duỗi thẳng… Và cứ như  thế tập cho đến khi nhuần nhuyễn. 7
  8. Giai đoạn 4: Tập tay ếch dưới nước.   ­ Đứng khom người, nước ngang ngực, quạt tay ếch dưới nước như động tác trên   cạn ­ Vừa đi vừa quạt tay  ếch: Khi quạt dưới nước thấy nặng và nguời lướt về  phía   trước là tốt. ­ Phối hợp thở khi tập tay ếch: + Đưa thẳng tay về phía trước, đầu chìm dưới nước thổi khi ra bằng miệng (thổi   bong bóng). +Kéo tay  ếch cho người trườn tới, ngóc đầu hít khí trời bàng miệng và mũi. Vừa   đi dưới nước vừa vừa tập động tác cho thật nhuần nhuyễn. Giai đoạn 5: Tập chân và tay ếch phối hợp thở trên cạn.   ­ Hai tay chắp trước ngực, 2 khuỷu tay gần sát nhau, 2 chân dang rộng bằng vai và   khuỵu thấp xuống như đang niệm Phật. ­ Đạp mạnh, duỗi thẳn 2 chân xuống đầt và duỗi thẳng 2 tay lên trời.  8
  9. ­ Kéo mạnh 2 tay xuống ngang vai, lòng bàn tay hướng ra 2 bên (quạt nước). Đầu  nhô lên, há miệng thở.  ­ Khép nhanh 2 khuỷu tay gần sát trước ngực, người thu nhỏ, 2 chân khuỵu xuống  như tư thế ban đầu.  Để  cho nguời tập dễ  nhớ  và đồng loạt, vừa làm vừa hô 3 chữ  tắt của  động  tác: Đạp + Kéo + Khép (Đạp mạnh 2 chân, Kéo nước đến ngang vai, Khép nhanh 2  khuỷu tay sát vào trước ngực). Giai đoạn 6: Tập động tác bơi  ếch dưới nước, chân và tay  ếch phối hợp thở. Khi tập đã nhuần nhuyễn động tác phối hợp trên cạn trong gian đoạn 5 thì việc   thực hiện dưới nước rất dễ dàng như sau: ­ Đứng sát thành bể, đầu úp xuống nước, 2 tay duỗi thằng, 2 chân co lên cao,   chuẩn bị đạp mạnh vào thành bể… (để lướt nước). ­ Đạp mạnh vào thành bể và lướt nước một đoạn… đồng thời thổi bong bóng (thở ra). ­ Kéo 2 tay ngang ngực (Quạt nước sang 2 bên, đồng thời nhô đầu há miệng thở). ­ Khép nhanh 2 khuỷu tay và chắp 2 bàn tay sát vào trước ngực và thu nhỏ 2 vai lại như  niệm Phật, đồng thời co 2 chân lại gần sát mông như  tư thế ban đầu. Và cứ  thế tiếp tục các động tác liên tục cho thật nhuần nhuyễn. Để cho dễ nhớ, các bạn   nên ghi nhớ 6 chữ ngắn gọn: Đạp mạnh… Kéo tay… Ngóc đầu (khỏi mặt nước,   há miệng thở) * Kỹ Thuật Bơi trườn sấp ( Bơi sải). Giai đoạn 1: Tập chân trườn sấp trên cạn 9
  10. Ngồi trên thành bể, người hơi ngửa, 2 chân (và cả 2 bàn chân) đều duỗi thật  thẳng, nâng lên và đập xuống liên tục (gối luôn giữ thẳng) cho đến khi thật nhuần  nhuyễn    Giai đoạn 2: Tập chân trườn sấp dưới nước.   ­ Nằm dài trên mặt nước, 2 tay nắm thành bể, 2 tay và 2 chân duỗi thẳng, (giữ gối  thật thẳng) đập chân trườn sấp liên tục như  tập trên cạn và tập cho đến khi thật   thuần thục (nhớ giữ gối thật thẳng), phải dịu dàng nhịp nhàng, mềm dẻo…  ­ Đập chân trườn sấp với ván bới theo chiều ngang bể, mực nước ngang bụng hay   ngực (bàn chân và gối duỗi thẳng).  ­ Đưa thẳng 2 tay phía trước, lướt nước khoảng 1m, rồi đập chân trườn sấp theo   chiều ngang bể. Tập   nhiều   lần   cho   thuần   thục,   đến   khi   người   tiến   nhanh   về   phía   trước. Giai đoạn 3: Tập tay trườn sấp trên cạn: 10
  11.  Tập tay phải: Đứng chân trái trước, chân phải ra sau, tay trái đặt lên đầu gối trái,  người hơi khom về trước, tay phải đưa thẳng về trước. Bắt đầu quạt nước trườn   sấp bằng tay phải.  Tập tay trái: Đổi chân và tay quạt nước bằng tay trái (làm ngược lại) Lưu ý: Bàn tay khép kín các ngón như hình cái muỗng (Xem hình) 1 Tỳ nước. 2 Kéo nước, 3 Đẩy nước. 4 Thả lỏng. 5 Vào nước. Các chu kỳ cứ thế  tiếp   tục   luân   phiên   hết   tay   này   sang   tay   kia… Các   chu   kỳ   quạt   nước   tay  sải (Khuỷu tay hơi cong lúc quạt tay sải)   11
  12.   Giai đoạn 4: Tập chân, tay trườn sấp phối hợp thở (trên cạn)   12
  13. Đứng hơi khom người về  phía trước, hai tay liên tục quạt nước đồng thời luân   phiên nghiêng người qua 2 bên nhấc chân ra sau như  đang đập chân trườn sấp   (nghiêng người qua bên nào thì nhấc chân bên đó ra sau, đồng thời nhấc cao khuỷu  tay (cùi chỏ) trong động tác “thả  lỏng” để  chuẩn bị  động tác “vào nước”. Nên   chọn một bên thuận khi nghiêng đầu qua bên đó là há miệng để hít hơi vào, khi úp  mặt xuống thì thổi bọn khí ra (như thổi bong bóng). Giai đoạn 5: Tập tay trườn sấp dưới nước.  ­ Đứng dưới bể bơi, mực nước ngang ngực, người hơi khom về phía trước, luân   phiên quạt nước bằng 2 tay như  đang bơi trườn sấp, (nếu khi quạt nước, cảm   thấy nặng và người muốn tiến về phía trước càng nhiều càng tốt).   * Kỹ Thuật Bơi Ngửa Giai đoạn 1: Tập nổi người (ngửa) 13
  14.   ­ Mực nước thấp ngang đầu gối, ngồi xuống đáy bể, 2 tay trống ra sau lưng, hít   hơi sâu vào và nín thở.. ­Từ từ chống 2 tay nâng cho người nổi lên nằm ngang mặt nước. ­ Từ từ đưa 2 tay lên song song với thân người, 2 bàn chân duỗi thẳng và nổi lên mặt  nước. ­   Mực   nước   ngang   bụng,   móc   chân   vào   thành   bể,   nằm   dài   trên   mặt   nước.   ­ Khi muốn đứng lên, 2 tay quạt nước ra sau, đồng thời co chân lại và đặt chân   cuống đáy bể, đứng lên (dễ dàng). Giai đoạn 2: Tập lướt nước ngửa. 14
  15.   ­ Mực nước ngang bụng, quay mặt vào thành bể  hai tay nắm thành bể, co 2 chân   đặt cao trên thành bể, đầu ngửa về  phía sau nín thở, tập trung sức và tư  tưởng. ­ Buông 2 tay, ngả người ra sau, 2 chân đạp mạch vào thành bể. ­ Thân người giữ thật thẳng lướt nước nhẹ nhàng (mực nước ngang tai). Giai đoạn 3: Tập chân ngửa trên cạn.   Ngồi trên thành bể, hai tay chống phía sau, tập đập chân ngửa, 2 chân luân phiên  đưa xuống và hất mạnh từ dưới lên theo hình vẽ. Giai đoạn 4: Tập chân ngửa dưới nước.   ­ Nằm ngửa, 2 tay nắm thành bể, hoặc chống tay xuống đáy bể (chỗ nước cạn). ­ Nằm ngửa, 2 tay nắm ván bơi để trên đầu, chân ngửa. ­ Nằm ngửa, 2 tay duỗi thẳng phía trước, đập chân ngửa. Giai đoạn 5: Tập tay ngửa trên cạn. 15
  16.   ­ Đứng thẳng hay nằm trên thành bể, luân phiên tập từng tay, động tác quạt tay  ngửa trên cạn (một tay duỗi dọc theo thân người). ­ Đứng thẳng hoặc nằm trên ghế dài, 2 tay luân phiên tập động tác quạt tay ngửa trên   cạn. ­ Đứng thẳng hoặc nằm trên ghế dài, 2 tay luân phiên quạt tay ngửa và luân phiên  đá hất chân nhịp nhàng như khi bơi ngửa. Giai đoạn 6: Tập tay ngửa duới nước.   ­ Đứng dưới bể, mực nước ngang bể, tập động tác bơi tay ngửa (có thể tập từng   tay cho quen rồi sau đó tập 2 tay). ­ Nằm ngửa, chân móc vào thành bể, 2 tay quạt nước (tay ngửa). ­ Từng cặp 2 người (nếu có nhiều người tập), luân phiên người này giữ  chân cho   người kia tập bơi tay ngửa (2 chân không được nâng cao). Người hướng dẫn có   thể hơi đỡ bên dưới (ngang người) cho người tập lúc ban đầu. Giai đoạn 7: Tập chân và tay ngửa, phối hợp thở (trên cạn) 16
  17. Đứng thẳng hoặc nằm trên ghế dài, 2 tay liên tục quạt nước xuống, bơi ngửa ăn khớp  nhịp nhàng với đôi chân đá hất lên và đập xuống (như đang bơi ngửa) đồng thời thở,   hít khí trời (khi tay thuận đẩy nước thì thở ra, khi tay thuận di chuyển trên không thì hít   vào). Giai đoạn 8: Tập phối hợp toàn bộ dưới nước (chân tay ngửa phối hợp).   * Kỹ Thuật Bơi Bướm  Giai đoạn 1: Động tác chân: ­ Cách thực hiện: hai chân hoạt động chung như  một chân vịt bản lớn và  được phối hợp với động tác uốn sóng tự  nhiên cùa cơ  thể. Bắt đầu từ  hông, đập  lên bằng mặt sau của đầu gối (đầu gối hoàn toàn thẳng trong động tác đưa chân  lên vì khi ấy hông đang nổi cao trên mặt nước) và đập xuống bằng mặt trước của   đầu gối (người mới tập ít khi gập đủ  chân để  đập xuống). Động tác đập chân  Bướm càng về  sau càng mạnh, dứt khoát như  vút bằng roi da với nhịp cách đều  (Vút – Vút). Cả hai chân trong bơi Bướm phải đập mạnh như nhau. Kết thúc đập   xuống với chân duỗi thẳng hoàn toàn (độ sâu của bàn chân khi đập xuống rất quan  trọng) 17
  18. ­ Thời điểm thực hiện động tác chân: + Chân I: khi tay vào nước hông cao hơn đầu và vai. Điểm quan trọng: hông phải  lướt trên mặt nước trong lần đập xuống đầu tiên. + Chân II: khi tay quạt lên, giúp cho hông cao khi tay di chuyển trên không. Sự kết  hợp của “hông cao” và “chân duỗi thẳng” làm cho cơ  thể  “bay xa” trên bề  mặt   nước. ­ Những lỗi thường mắc: + Chân đập so le. + Chân chỉ đưa lên chứ không đập vút xuống. + Gập đầu gối để co chân lên (chứ không phải đập lên bằng mặt sau đầu gối). + Chỉ đập một chân trong chu kỳ tay. + Đâp chân không tăng tốc ở đoạn cuối (không có động tác “vút roi”). + Vội vàng gập đầu gối nên không có tư thế bay (hông cao – chân duỗi thẳng) Giai đoạn 2: Động tác tay: 18
  19. ­ Cách thực hiện: quạt tay theo hình lỗ khóa hay chữ Y. + Vào nước: ngay vai – lòng bàn tay hướng ra ngoài (VĐV càng có sức mạnh càng   vào nước gần trục giữa). + Quạt ra ngoài: (tỳ nước)  ấn ngực ­ duỗi dài từ vai để tay tách ra phía ngoài vai   và hướng ngược trở  lên mặt nước (tại vị  trí tỳ  nước, cùi chỏ  được giữ  cao và   VĐV không nhìn thấy bàn tay vì đầu nằm dưới cánh tay) . + Quạt vào trong: không được bắt đầu đến khi động tác đập chân đã chuyển  hướng mông đến bề mặt nước. + Quạt lên: càng về sau càng nhanh. + Vung trên không: gần như thẳng – cách khỏi mặt nước. Tuy nhiên cánh tay hơi  gập khi vung qua đầu. ­ Những lỗi thường mắc: + Không tách tay rộng hơn vai trước khi kéo (phải kéo theo hình lỗ khoá). + Kéo tay không tăng tốc ở đoạn cuối. Giai đoạn 3: Phối hợp ­ Chỉ cần nhớ câu “hông nhô cao khi bàn tay vào nước” là đảm bảo động tác phối   hợp đúng và chính xác. Khi vào nước cố gắng đầu – thân – cánh tay vào nước như  một khối thống nhất (lưng thẳng từ đầu đến cuối cột sống). 19
  20. ­ Đầu: Cách thực hiện: có ý nghĩa “sống còn” trong bơi Bướm. Sự  phối hợp chính xác   của đầu – tay – chân đảm bảo cho hông luôn luôn nhô cao trong nước. Bơi Bướm   “mất hông” rất khó đạt tốc độ cao. Đầu luôn luôn thẳng hàng với thân trong suốt   quá trình bơi. + Mặt nhìn xuống khi tay quạt ra ngoài. + Cằm hơi nâng lên (mắt nhìn về phía trước) khi tay quạt vào trong. + Cằm nhô khỏi mặt nước khi tay quạt lên (về sau – ra ngoài). + Đầu cuối xuống khi tay vung ngang vai để tay vào nước đổ vào nước theo trọng   lực (điều này giúp hỗ trợ chuyển động sóng của cơ thể). 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0