Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài tập nhằm nâng cao thể lực trong bóng chuyền cho học sinh lớp 11 Trường phổ thông dân tộc nội trú cấp 2 +3 Vĩnh phúc
lượt xem 2
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tập luyện thường xuyên liên tục sẽ giúp học sinh nhanh tay nhanh mắt điều này giúp học sinh không chỉ có thể lực tốt, tránh được một số bệnh tật mà còn có một trí óc minh mẫn hơn để phán đoán các tình huống một cách linh hoạt. Góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo, thói quen tự giác tập luyện TDTT, gìn giữ vệ sinh, phòng chống các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu, đánh cờ bạc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài tập nhằm nâng cao thể lực trong bóng chuyền cho học sinh lớp 11 Trường phổ thông dân tộc nội trú cấp 2 +3 Vĩnh phúc
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG PT DTNT CẤP 23 VĨNH PHÚC BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO THỂ LỰC TRONG BÓNG CHUYỀN CHO HỌC SINH LỚP 11 TRƯỜNG PT DTNT CẤP 2+3 VĨNH PHÚC” Tác giả sáng kiến: Đỗ Thị Sinh Mã sáng kiến: 04.60.04 Vĩnh Phúc, năm 2020 1
- MỤC LỤC Nội dung Trang 1. Lời giới thiệu 3 2. Tên sáng kiến kinh nghiệm 5 3. Tác giả sáng kiến 5 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 5 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 5 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 5 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 5 7.1. Về nội dung của sáng kiến 5 Chương 1: Cơ sở lí luận 6 Chương 2: Phương pháp huấn luyện nhằm tăng cường thể lực cho học 10 sinh Chương 3: Đánh giá kết quả thực nghiệm 14 7. 2. Khả năng áp dụng của sáng kiến. 15 8. Những thông tin cần bảo mật. 15 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. 15 9.1. Đối với các cấp lãnh đạo. 15 9.2. Đối với giáo viên 16 9.3. Đối với học sinh 16 10. Đánh giá lợi ích thu được. 16 10.1. Theo ý kiến tác giả 16 10.2. Theo ý kiến của tổ chuyên môn 16 11. Danh sách các tổ chức cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến. 17 2
- CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Bộ giáo dục đào tạo: BGD ĐT Trung học phổ thông: THPT Giáo dục thể chất: GDTC Rèn luyện thân thể: RLTT Thể dục thể thao: TDTT Học sinh: HS 3
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Bóng chuyền cũng như các môn thể thao khác khi luyện tập giúp củng cố và nâng cao sức khoẻ, giáo dục cho các em những phẩm chất quý giá như tính tập thể tinh thần đoàn kết, lòng dũng cảm biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau, nâng cao tính tự giác, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh phòng ở lớp học sạch sẽ và những phẩm chất ý chí vững vàng tạo cho các em có đủ năng lực trong cuộc sống và sự nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bóng chuyền còn là môn thể thao có tính hấp dẫn cao dễ luyện tập thích hợp với mọi lứa tuổi có tác dụng hồi phục sức khoẻ giúp tinh thần thoải mái để học tập và lao động đạt hiệu quả tốt. Phong trào luyện tập bóng chuyền của học sinh trường nội trú rất phát triển. Học sinh trong đội tuyển bóng chuyền tham gia luyện tập rất hăng say nhưng đa số kết quả khi luyện tập đạt được là không cao. Trong quá trình giảng dạy và quan sát học sinh tập luyện và thi đấu các giải đấu cấp trường và cấp cụm ... nhận thấy rằng các em thi đấu chưa đạt hiệu quả cao là do thể lực còn yếu, kỹ chiến thuật còn chưa hợp lý, chưa đáp ứng được với những trận đấu kéo dài, căng thẳng. Việc phát triển thể lực cho học sinh là vấn đề hết sức quan trọng, có thể lực tốt sẽ phát huy được thành tích. Từ nhiều năm nay thể lực của học sinh luôn là một vấn đề trăn trở của các giáo viên dạy Thể dục trong trường THPT, việc các em học sinh có thể lực yếu kém không chỉ làm ảnh hưởng đến việc phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng đến viêc học tập của các em phong trào tập luyện của lớp việc cấp thiết là cần có sự thay đổi tư duy trong việc hướng dẫn luyện tập và rèn luyện thể lực cho học sinh. 4
- Luyện tập thể lực ở trường THPT là một vấn đề rất được chú ý, do đó việc cần phải có một sự thay đổi trong viêc luyện tập thể lực cho học sinh THPT đặc biệt là học sinh Trường Dân Tộc Nội Trú Vĩnh Phúc, có thể lực tốt thì mới tham gia vào các hoạt động khác tốt. Giáo viên cần đưa ra những phương pháp luyện tập sao cho phù hợp với học sinh, tạo cho học sinh ý thức phấn đấu và quyết tâm cao khi luyện tập thể lực để tạo ra một sức bền cho cơ thể có thể đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện. Điều đó đã làm nảy sinh trong tôi ý nghĩ phải thay đổi tư duy, ý thức của học sinh trong việc rèn luyện thể lực. Thể lực là một trong những nội dung quan trọng của quá trình giảng dạy và huấn luyện bóng chuyền, nhằm phát triển cơ thể toàn diện, hoàn thiện các tố chất và năng lực vận động của người tập để trên cơ sở đó tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động thi đấu. Bài tập thể lực gồm có thể lực chung và thể lực chuyên môn. Đặc điểm thi đấu bóng chuyền và tập luyện bóng chuyền là người chơi bóng chuyền luôn hoạt động ở cường độ cao, lượng vận động không ngừng gia tăng. Di chuyển với tốc độ cao trong phạm vi diện tích sân của mình bằng bước chạy, nhảy, ngã … cùng với đó là việc kết hợp các động tác đánh bóng, nhanh, mạnh để thực hiện được ý đồ chiến thuật,v.v… Vì vậy các yếu tố thể lực trong bóng chuyền cần có đó là: Sức mạnh là khả năng của con người vượt qua những cản trở chống đối bên ngoài bằng sự cố gắng của cơ bắp. Sức mạnh trong bóng chuyền được thể hiện ở động tác đánh bóng như: Phát bóng, đập bóng, nhảy chắn và nhảy đập bóng, trong di chuyển, lăn, ngã… Muốn phát triển sức mạnh cần sử dụng các bài tập có sức cản khác nhau, khắc phục trọng lượng cơ thể (ngồi xuống đứng lên, co tay xà đơn, chống đẩy…) với đồng đội, các bài tập đặc trưng cho bóng chuyền có sử dụng trọng lượng phụ. Sức nhanh là khả năng thực hiện động tác trong một thời gian ngắn nhất. Sức nhanh thể hiện đặc trưng nhất trong bóng chuyền là khi đập bóng, đỡ phát, đỡ dập bóng, yểm hộ, di chuyển để chắn bóng.Trong chừng mực nào đó, sức nhanh phụ thuộc vào sức mạnh của cơ và chính vì vậy mà các tố chất vận động này cần được huấn luyện song song với nhau. Muốn tăng sức nhanh, điều quan trọng là phải biết thả lỏng cơ thể bằng cách khi thực hiện động tác phải nỗ lực tối đa và không có sự căng thẳng thừa. Muốn hoàn thiện tố chất nhanh cần lựa chọn các bài tập mang tính tốc độ của các môn thể thao khác nhau trong giảng dạy và huấn luyện. Sức bền là khả năng của cơ thể chống lại sự mệt mỏi trong một hoạt động nào đó.Sức bền của cầu thủ bóng chuyền là khả năng hoạt động tích cực, có hiệu quả trong thời gian thi đấu kéo dài. Bóng chuyền là môn thể thao mang tính đối kháng quyết liệt, vì vậy đấu thủ luôn có sự biến đổi về cường độ vận 5
- động trong thời gian dài, phải phản ứng nhanh và không ngừng trong những tình huống luôn luôn thay đổi đòi hỏi các cầu thủ phải có sức bền cao. Khéo léo là khả năng thực hiện những hoạt động phức tạp một cách chính xác trong thời gian ngắn.Trong huấn luyện bóng chuyền, tố chất này biểu hiện ở việc xử lý nhanh, chính xác phù hợp với tình huống bất ngờ. Trong huấn luyện yếu tố thể lực này cần chuyển dần dần từ các bài tập đơn giản đến phức tạp. Phát triển sự khéo léo đòi hỏi người tập phải tập trung cao độ để thực hiện động tác chuẩn xác và nhanh. Mềm dẻo của cầu thủ bóng chuyền thể hiện ở khi thực hiện tất cả các kỹ thuật động tác. Do vậy sự linh hoạt của khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp vai, khớp cùng chậu cũng như khớp chậu đùi, khớp cổ chân có ý nghĩa quan trọng để nâng cao hiệu quả trong luyện tập và thi đấu. Với mong muốn nâng cao chất lượng giảng dạy và thi đấu bóng chuyền trong nhà trường, đáp ứng mục tiêu sức khỏe cho học sinh, tôi mạnh dạn lựa chọn nội dung sáng kiến kinh nghiệm “Một số bài tập nhằm nâng cao thể lực trong bóng chuyền cho học sinh lớp 11 Trường phổ thông dân tộc nội trú cấp 2 +3 Vĩnh phúc” Đem đề tài trao đổi với các đồng nghiệp nhằm mục đích nâng cao chuyên môn nghiệp vụ công tác của bản thân góp phần vào việc nâng cao thể lực và năng lực làm việc của học sinh trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền. 2. Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Một số bài tập nhằm nâng cao thể lực trong bóng chuyền cho học sinh lớp 11 Trường phổ thông dân tộc nội trú cấp 2 +3 Vĩnh phúc” 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Đỗ Thị Sinh Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường PT DTNT cấp 2+3 Vĩnh Phúc Số điện thoại: 0915.492.188 E_mail: sinh.dtnt@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đỗ Thị Sinh 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong giảng dạy, huấn luyện học sinh đi thi đấu. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 6
- Từ tháng 9/2018. 7. Mô tả nội dung của sáng kiến: 7.1. Về nội dung của sáng kiến: 7
- CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Ý nghĩa và mục đích của việc tập luyện bóng chuyền. 1.1.Ý nghĩa: Ở Việt Nam hiện nay, bóng chuyền là môn thể thao có số lượng người yêu thích và tham gia tập luyện chỉ đúng sau bóng đá. Bóng chuyền là môn thể thao hoạt động chủ yếu bằng tay và cẳng tay trực tiếp tác động vào bóng. Thi đấu thể hiện tính tập thể cao và theo luật riêng. Lượng vận động liên tục đồi hỏi người tham gia phải có thể lực toàn diện và có tính tập thể, đoàn kết quyết tâm cao.Trang thiết bị, sân bãi đơn giản. 1.2. Mục đích: Theo các chuyên gia sức khỏe tham gia chơi bóng chuyền thường xuyên mang lại rất nhiều lợi ích cho người tập. Tập luyện bóng chuyền nâng cao sức khỏe có một cơ thể cân đối do đây là môn thể thao phải hoạt động toàn thân liên tục và ở tốc độ cao. Tham gia đầy đủ nhiệt tình vào các hoạt động thể dục thể thao của nhà trường để rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân. Có tâm lý vững vàng, có kĩ năng sống. Tập luyện thường xuyên liên tục sẽ giúp học sinh nhanh tay nhanh mắt điều này giúp học sinh không chỉ có thể lực tốt, tránh được một số bệnh tật mà còn có một trí óc minh mẫn hơn để phán đoán các tình huống một cách linh hoạt. Biết được một số kiến thức, kỹ năng cơ bản để tập luyện gìn giữ sức khoẻ và nâng cao thể lực. Có sự tăng tiến về thể lực, một cơ thể dẻo dai. Các tư thế liên tục được thay đổi giúp các khớp xương được bôi trơn. Hạn chế các bệnh về xương khớp. Đặc biệt với những pha bật nhảy sẽ kéo dãn xương khớp ở vùng lưng, hông và chân. Điều này sẽ giúp cho học sinh có một chiều cao tối đa đạt tiêu chuẩn RLTT và thể hiện bản thân về TDTT. Biết vận dụng vào thực tế. Góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo, thói quen tự giác tập luyện TDTT, gìn giữ vệ sinh, phòng chống các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu, đánh cờ bạc. Một điều quan trọng nữa mà môn bóng chuyền mang lại là sự gắn kết, tinh thần đồng đội, có ý thức tổ chức kỉ luật cao, có tính tập thể luôn giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn, phòng ở luôn sạch sẽ gọn gàng ngăn nắp. Cuối cùng, bóng chuyền giúp học sinh xả stress sau những giờ học căng thẳng mệt mỏi, tạo tinh thần thoải mái luôn hưng phấn trong mọi hoạt động. 2. Đặc điểm học sinh lớp 11. 8
- 2.1. Đặc điểm tâm lý. Học sinh THPT còn gọi là tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì. Giai đoạn này cũng thể hiện tính chất phức tạp và nhiều mặt của hiện tượng, nó được giới hạn bởi hai mặt sinh lý và tâm lý. Đây là vấn đề khó khăn và phức tạp vì không phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát triển tâm sinh lý cũng trùng hợp với các thời kỳ trưởng thành về mặt xã hội. Có nghĩa là sự trưởng thành về mặt thể chất, nhân cách trí tuệ, năng lực lao động sẽ không trùng hợp với thời gian phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy mà các nhà tâm lý học Macxit cho rằng: Khi nghiên cứu tuổi thanh niên thì cần phải kết hợp với quan điểm của tâm lý học xã hội và phải tính đến quy luật bên trong của sự phát triển lứa tuổi. Do sự phát triển của xã hội nên sự phát triển của trẻ em ngày càng có sự gia tốc, trẻ em lớn nhanh hơn và sự tăng trưởng đầy đủ diễn ra sớm hơn so với các thế hệ trước, nên tuổi dậy thì bắt đầu và kết thúc sớm hơn khoảng 2 năm. Vì vậy, tuổi thanh niên cũng bắt đầu sớm hơn. Nhưng việc phát triển tâm lý của tuổi thanh niên không chỉ phụ thuộc vào giới hạn lứa tuổi, mà trước hết là do điều kiện xã hội (vị trí của thanh niên trong xã hội; khối lượng tri thức, kỹ năng kỹ xảo mà họ nắm được và một loạt nhân tố khác…) có ảnh hưởng đến sự phát triển lứa tuổi. Trong thời đại ngày nay, hoạt động lao động và xã hội ngày càng phức tạp, thời gian học tập của các em kéo dài làm cho sự trưởng thành thực sự về mặt xã hội càng đến chậm. Do đó có sự kéo dài của thời kì tuổi thanh niên và giới hạn lứa tuổi mang tính không xác định (ở mặt này các em được coi là người lớn, nhưng mặt khác thì lại không). Điều đó cho ta thấy rằng thanh niên là một hiện tượng tâm lý xã hội. 2.2. Đặc điểm về sự phát triển thể chất. Tuổi học sinh THPT là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể. Sự phát triển thể chất đã bước vào thời kì phát triển bình thường, hài hòa, cân đối. Cơ thể của các em đã đạt tới mức phát triển của người trưởng thành, nhưng sự phát triển của các em còn kém so với người lớn. Các em có thể làm những công việc nặng của người lớn. Hoạt động trí tuệ của các em có thể phát triển tới mức cao. Khả năng hưng phấn và ức chế ở vỏ não tăng lên rõ rệt có thể hình thành mối liên hệ thần kinh tạm thời phức tạp hơn. Tư duy ngôn ngữ và những phẩm chất ý chí có điều kiện phát triển mạnh. Ở tuổi này, các em dễ bị kích thích và sự biểu hiện của nó cũng giống như ở tuổi thiếu niên. Tuy nhiên tính dễ bị kích thích này không phải chỉ do nguyên nhân sinh lý như ở tuổi thiếu niên mà nó còn do cách sống của cá nhân (như hút thuốc lá, không giữ điều độ trong học tập, lao động, vui chơi…) Nhìn chung ở tuổi này các em có sức khỏe và sức chịu đựng tốt hơn tuổi thiếu niên. Thể chất của các em đang ở độ tuổi phát triển mạnh mẽ rất sung sức, nên người ta hay nói: “Tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”. Sự phát triển thể chất ở 9
- lứa tuổi này sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và nhân cách đồng thời nó còn ảnh hưởng tới sự lựa chọn nghề nghiệp sau này của các em. 3. Thực trạng của việc tập bóng chuyền tại trường. 3.1. Thuận lợi: Được sự quan tâm giúp đỡ của BGH và các ngành đoàn thể. Đa số các em đều có ý thức học tập bộ môn, có vở ghi chép đầy đủ khi học lý thuyết. Các em đều ngoan và ở nội trú, có nhiều thời gian tự học và tự tập luyện, có động cơ học tập đúng đắn. 2.1.2. Khó khăn: Thiếu dụng cụ tập luyện. Thiếu tranh ảnh minh hoạ. Sân bãi dụng cụ tập luyện còn nhiều hạn chế. + Học sinh là con em dân tộc nhận thức còn chậm. + Đa số các em còn coi nhẹ, ngại luyện tập lười vận động đặc biệt là + Khởi động không kĩ. + Không thả lỏng sau khi tập. + Tập sai kĩ thuật không theo hướng dẫn của giáo viên, thích thế nào tập thế + Tập luyện chưa thường xuyên liên tục. + Ở lứa tuổi này cơ thể các em nhu cầu một lượng vận động cao, một yêu cầu mang tính chất sinh học, bởi vì vận động sẽ giúp cho quá trình trao đổi chất trong đó đặc biệt là quá trình đồng hóa diễn ra trong cơ thể nhanh hơn, mạnh hơn, mà đó chính là cơ sở để các em phát triển. Tài liệu hướng dẫn gần như không có. Chưa tích cực trong tập luyện. Ngại khó, ngại khổ Thể lực yếu. Phối hợp đồng đội chưa tốt. 4. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu. Là cách tổng hợp các nguồn tin và thu thập tài liệu về các vấn đề tăng cường thể lực cho học sinh. Từ đó có cái nhìn tổng thể về mặt lý luận và thực tiễn để giải quyết vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp phỏng vấn. 10
- Nhằm thu nhập xử lý thông tin ban đầu từ các chuyên gia, các em học sinh từ đó xây dựng kế hoạch lựa chọn nội dung bài tập phù hợp cho học sinh. Phương pháp quan sát sư phạm. Có căn cứ chính xác đầy đủ cho một số bài tập phù hợp với điều kiện cụ thể để thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra. Phương pháp kiểm tra sư phạm. Giúp đánh giá hiệu quả của bài tập, nhằm kiểm tra thể lực chung trước và sau khi thực hiện theo các bài tập. Từ đó làm phân tích rút ra kết luận của quá trình nghiên cứu. Phương pháp thông kê: Xử dụng phần mềm Excel 11
- CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN NHẰM TĂNG CƯỜNG THỂ LỰC CHO HỌC SINH. Huấn luyện thể lực gồm 5 yếu tố chính đó là: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và khả năng phối hợp, cả 5 tố chất này đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Qua quá trình thực tiễn giảng dạy tôi nhận thấy hoạt động bóng chuyền là hoạt động không có chu kì, trong thi đấu thường có các tình huống khác nhau xảy ra và diễn biến liên tục. Vị trí thi đấu của học sinh thường xuyên thay đổi sau mỗi lần dành quyền phát bong vì vậy thể lực có vai trò rất quan trọng giúp học sinh thực hiện được tốt ở tất cả các vị trí thi đấu. 2.1. Phương pháp huấn luyện. Trong quá trình huấn luyện tôi nắm được nguyên tắc hệ thống trong cơ sơ lựa chọn bài tập và mối liên hệ tương hỗ giữa chúng khi tiến hành soạn thảo và đề ra các bài tập với mục đích tạo ảnh hưởng đên sự phát triển các tố chất và khả năng cần thiết của bài tập. Nguyên tắc hình thành kỹ xảo động tác, tính đặc thù của bóng chuyền và tính logic của chu kỳ hóa quá trình giảng dạy, huấn luyện là toàn bộ công việc đã được xây dựng theo một trình tự nhất định. Giáo dục những tố chất và năng lực chuyên môn (phương tiện chuẩn bị thể lực chuyên môn): Theo phương pháp thực hiện các bài tập đó có thể chia làm hai dạng: + Bài tập không có dụng cụ. + Bài tập với dụng cụ ( bóng đặc, bóng nhồi, bóng đá, bóng rổ). Hình thức tiếp sức có ý nghĩa quan trọng, bởi vì luyện tập cho học sinh di chuyển nhanh trong sự phối hợp sức nhanh phản ứng. Định hướng và một số tố chất quan trọng khác đảm bảo sự di chuyển kịp thời đến vị trí và đạt được hiệu qủa( đón đỡ bóng chính xác, chuẩn về kỹ thuật và đúng thời điểm). Phát triển tố chất nhanh, mạnh, sức mạnh tốc độ là vấn đề quan trọng trong huấn luyện thể lực chuyên môn cho học sinh bóng chuyền. Sức nhanh là tố chất tổng hợp bao gồm: Sức nhanh, phản xạ, phản ứng tốc độ của động tác, động tác độc lập, tần số động tác với đặc thù chức năng của cầu thủ đón đỡ bóng cần giải quyết hai nhiệm vụ chủ yếu sau: Sử dụng các bài tập đòi hỏi phải thực hiện bằng những tín hiệu. Điều đó liên quan đến sự thực hiện các động tác mô phỏng không có dụng cụ. 12
- Chọn các bài tập sao cho khi hoạt động thực hiện ở tốc độ tới hạn và gần tới hạn ( phụ thuộc vào đối tượng luyện tập). Các bài tập như: Chạy tốc độ ở các tư thế khác nhau. Thay đổi đột ngột hướng di chuyển kết hợp thực hiện động tác là rất cần thiết. Trong bóng chuyền tốc độ co cơ có ý nghĩa đặc biệt. Hiệu suất thực hiện các động tác kỹ thuật phụ thuộc vào tốc độ co cơ ( bật cao tại chỗ, di chuyển đón đỡ bóng nhanh, đúng thời điểm). Cần áp dụng tổ hợp các bài tập hướng tới sự phát triển sức mạnh của cơ và tốc độ căng cơ. Các bài tập với vật nặng, các bài tập phát triển tĩnh lực, động lực, các bài tập chuyên môn liên quan tới các động tác kỹ thuật chủ yếu. Bởi vì: Tốc độ (sức nhanh) là một tố chất có tính tổng hợp cho nên các bài tập tiếp sức có ý nghĩa lớn trong việc huấn luyện bóng chuyền. Các bài tập nhằm phát triển năng lực thể chất cho học sinh tập chuyền bóng có thể chia làm các nhóm sau: + Các bài tập phát triển tôc độ di chuyển. + Các bài tập phát triển tốc độ trả lời. Phát triển thể lực toàn diện, đặc biệt là thể lực chuyên môn. Do vậy bài tập lựa chọn phải được hệ thống hóa nhằm mục đích hoàn thiện kỹ thuật và phát triển thể lực chuyên môn tối ưu cho học sinh. 2.2. Các test sử dụng đánh giá thể lực. 2.2.1 Chạy 30 XPC (s). Mục đích: Kiểm tra sức nhanh tốc độ của học sinh. Cách thực hiện: Học sinh đứng ở vạt xuất phát trong tư thế xuất phát cao, khi có tín hiệu lập tức chạy với tốc độ tối đa cho tới qua vạch đích. 13
- Vạch xuất phát Vạch đích Đánh giá: Tính thành tích bằng số giây. 2.2.2. Bật cao tại chỗ. Mục đích: Kiểm tra sức bật của học sinh. Cách thực hiện: Học sinh đứng tại vị trí sau đó bật lên cao Đánh giá: Tính thành tích bằng độ cao từ mặt đất lên tính bằng cm 2.2.3. Bật xa tại chỗ. Mục đích: Kiểm tra sức bật của học sinh. Cách thực hiện: Học sinh đứng hai chân mở rộng tự nhiên, ngón chân đặt sát mép vạch gới hạn. Khi bật nhảy và tiếp đất tiến hành cũng lúc. Đánh giá: Tính thành tích từ vạch xuất phát cho đến vệt cuối cùng của bạn chân, đợn vị tính là cm. 2.2.4. Chạy 1500m Mục đích: Kiểm tra sức bền của học sinh. Cách thực hiện: Học sinh đứng ở vạt xuất phát trong tư thế xuất phát cao, khi có tín hiệu lập tức chạy với tùy sức cho tới qua vạch đích. Đánh giá: Tính thành tích bằng s 2.2.5. Dẻo gập thân Mục đích: Kiểm tra độ mềm dẻo của học sinh. Cách thực hiện: 14
- Học sinh ở tư thế thẳng đứng hai bàn chân sát nhau từ từ gập thân về phía trước sao cho hai bàn tay chạm mũi chân hoặc gập sâu hơn. Đánh giá: Tính thành tích bằng cm. 2.2.6. Chạy con thoi. Mục đích: Kiểm tra sức nhanh của học sinh. Cách thực hiện: Học sinh thực hiện tư thế xuất phát cao khi chạy đến vạch 10m, chỉ cần một chân chạm vạch, nhanh chóng quay 180 độ chạy trở về vị trí xuất phát thì quay trở lại. Thực hiện lặp lại cho đến khi hết quãng đường, tổng số 4 lần x 10m với 3 lần quay. Đánh giá: Tính thành tích bằng giây 2.2.7. Ném bóng rổ bằng hai tay từ sau đầu ra trước. Mục đích: Kiểm tra sức mạnh của học sinh. Cách thực hiện: Học sinh thực hiện tư đứng ở vị trí xuất phát hai tay cầm bóng đưa lên cao qua đấu sau đó ném thật mạnh về phía trước Đánh giá: Tính thành tích bằng khoảng cách từ vạch xuất phát đến vị trí bóng chạm đất. 15
- 16
- Chương 3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN Trong thời gian thực hiện đề tài từ năm học 20182019 được thực hiện với hai lớp thí nghiệm là 11A, 11 B và lớp đối chứng là 11C, 11D tôi thu được kết quả Bảng 1. Đánh giá thể lực nhóm đối chứng trước và sau giai đoạn huấn luyện (n = 30). Tên các test Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Chạy 30 XPC (s). 5s 90 5s 36 Bật cao tại chỗ.(cm) 39 9 40 Bật xa tại chỗ. (cm) 145 147 Chạy 1500m (s) 398.2 395.2 Dẻo gập thân. (cm) 20.3 20.5 Chạy con thoi.(s) 9.2 8.6 Ném bóng rổ bằng hai 12.1 12.8 tay từ sau đầu ra trước. (m) Bảng 2. Đánh giá thể lực nhóm đối chứng thực nghiệm trước và sau giai đoạn huấn luyện (n = 30). Tên các test Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Chạy 30 XPC (s). 5s88 5s26 Bật cao tại chỗ. 40 47 Bật xa tại chỗ. 146 155 Chạy 1500m 396.2 368.3 Dẻo gập thân 20.4 21.8 Chạy con thoi. 9.3 7.8 Ném bóng rổ bằng hai 12.3 15.7 tay từ sau đầu ra trước. Bảng 3. Đánh giá thể lực nhóm đối chứng trước và nhóm thực nghiệm trước và sau giai đoạn huấn luyện (n = 30). 17
- Tên các test Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm Chạy 30 XPC (s). 5s36 5s26 Bật cao tại chỗ. 40 47 Bật xa tại chỗ. 147 155 Chạy 1500m 395.2 368.3 Dẻo gập thân 20.5 21.8 Chạy con thoi. 8.6 7.8 Ném bóng rổ bằng hai 12.8 15.7 tay từ sau đầu ra trước. Từ các kết quả thu được tôi nhận thấy khi học sinh được hướng dẫn phương pháp huấn luyện tăng cường thể lực thì thành tích đã có sự khác biệt. Đánh giá về nhịp phát triển. Qua kết quả ta thấy được sau quá trình thực nghiệm trình độ thể lực của học sinh lớp 11 theo phương pháp luyện tập cũ có cải thiện nhất định về mặt thể lực nhưng chỉ ở mức độ thấp và chưa đảm bảo cho sự phát triển về mọi chỉ tiêu, nhất là sức bền di chuyển và sức bền tốc độ. Ngược lại nhóm thực nghiệm có sự cải thiện rất lớn về kết quả tất cả các chỉ tiêu đánh giá, nhịp tăng tiến về thể lực được cải thiện. Nếu so sánh tổng nhịp phát triển giữa hai nhóm có thể nhận thấy nhóm thực nghiệm có tổng nhịp phát triển sau giai đoạn thực nghiệm là 85,8%, trong khi đó nhóm đối chứng chỉ đạt 8,8% nghĩa là nhóm thực ngiệm đã có nhịp điệu tăng trưởng cao hơn rất nhiều. . Đánh giá sự phân loại thể lực. So sánh kết quả xếp loại tổng hợp thể lực theo từng chỉ tiêu của hai nhóm cho ta thấy có sự khác biệt rõ rệt. Nhóm đối chứng xếp loại chỉ tiêu tập trung ở mức độ trung bình trở xuống các chỉ số không có sự thay đổi. Ngược lại nhóm thực nghiệm có sự chuyển biến mạnh giữa các mức độ xếp loại có sự thay đổi. 7. 2. Khả năng áp dụng áp dụng của sáng kiến. Sáng kiến khi được áp dụng sẽ mang lại hiệu quả sau: Về mặt lý luận: Tăng cường bổ sung làm phong phú thêm nguồn tài liệu về dạy học thể dục chuyên đề bóng chuyền, cung cấp nguồn tài liệu trong huấn luyện học sinh tham gia các giải thi đấu. 18
- Về mặt thực tiễn: Không chỉ phát huy được khả năng thi đấu của học sinh mà còn tăng cường thể lực của học sinh. 8. Những thông tin cần bảo mật. Không. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. 9.1. Đối với các cấp lãnh đạo: Cần thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng trao đổi chuyên môn huấn luyện tăng cường thể lực cho học sinh trong luyện tập và thi đấu thể thao. Tổ chức các giải thi đấu giúp các em học sinh có cơ hội cọ sát nâng cao kết quả thi đấu. 9.2. Đối với giáo viên Sử dụng phương pháp sư phạm chung, phương pháp phân tích và giảng giải, phương pháp trực quan trực tiếp. Trang bị những kiến thức cần thiết về thể lực cho học sinh. Đưa ra những phương pháp giảng dạy, những nội dung bài tập phải phù hợp đối với lứa tuổi, đối tượng cụ thể và đặc điểm tâm sinh lý để nâng cao hứng thú của học sinh đối với môn học. Các nội dung bài học phải đi từ thấp đến cao, từ động tác đơn giản đến động tác khó, lượng vận động được tăng từ từ qua từng buổi tập và sắp xếp một cách hợp lý phải đảm bảo tính hệ thống, tính tuần tự và liên tục nó phải hoàn toàn phù hợp với quy luật của tâm sinh lý, quy luật phát triển lứa tuổi và quy luật thích nghi của cơ thể người tập. Làm mẫu từng phần, sau đó làm toàn bộ kĩ thuật động tác. Quan sát và sửa sai khi học sinh tập. Cho tập lại với yêu cầu tăng thêm độ khó. Tập các bài tập có dụng cụ và không có dụng cụ. Các bài tập phối hợp. Phân chia nhóm HS hợp lý. 9.3. Đối với học sinh Thực hiện và luyện tập theo các yêu cầu của bài học, nhiệm vụ của giáo viên đề ra: Tự sửa sai cho nhau. Nâng cao tính đoàn kết, tính đồng đội. Đảm bảo an toàn trong tập luyện và thi đấu. 10. Đánh giá lợi ích thu được. 10.1. Theo ý kiến tác giả: 19
- Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả cao không chỉ về thành tích thi đấu của HS trong các giải thi đấu mà còn nâng cao thể lực học sinh. 10.2. Theo ý kiến của tổ chuyên môn: Sáng kiến thực hiện tốt được mục tiêu đổi mới của giáo dục, bên cạnh việc trang bị kiến thức sáng kiến còn giúp học sinh phát triển toàn diện, nâng cao thể lực đi đôi với nâng cao thành tích thi đấu. Cần phát huy và mở rộng xây dựng nhiều bài tập phát triển thể lực và kết quả thi đấu cho học sinh 11. Danh sách các tổ chức cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến. STT Tên tổ chức Địa chỉ Phạm vi/ Lĩnh vực áp dụng 1 Trường THPT DTNT Phương Đồng Tâm TP Khối 11, đôi tuyển Tỉnh Vĩnh Phúc. Vĩnh Yên Tỉnh Vĩnh bóng chuyền của Phúc. trường. ngày.....tháng......năm...... . ngày.....tháng......năm...... Vĩnh yên ngày 20.2.2020 Thủ trưởng đơn vị/ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Tác giả sáng kiến Chính quyền địa phương SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) Đỗ Thị Sinh 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 285 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 194 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 46 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 142 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 33 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 40 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 32 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 74 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 32 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn