Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Môt số biện pháp tuyên truyền giới thiệu sách tại thư viện Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm giúp học sinh nhận thức được khi chọn một cuốn sách hay cần phải đọc như thế nào cho hiệu quả, cách sắp xếp sách khoa học sau khi đọc, cách tóm tắt nội dung cuốn sách và ghi lại những tri thức cần thiết trong sách0
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Môt số biện pháp tuyên truyền giới thiệu sách tại thư viện Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
- Đề tài : Mô ̣t số biê ̣n pháp tuyên truyền giới thiệu sách tại thư viện Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Chợ Mới, ngày 08 tháng 02 năm 2019 BÁO CÁO MỘT SỐ BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN GIỚI THIỆU SÁCH TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN HỮU CẢNH I. Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ và tên: Trương Thị Mại Giới tính: Nữ - Ngày tháng năm sinh: 28/04/1981 - Nơi thường trú: 105 Ấp Thị 1, Thị trấn Chợ Mới, Chợ Mới, An Giang - Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - Chức vụ hiện nay: Nhân viên thư viện - Trình độ chuyên môn : Trung cấp thư viện. - Lĩnh vực công tác: Thư viện II. - Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị : Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh nằm trên địa bàn Thị trấn Chợ mới, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Tổng số Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường : 97 Đ/c; Tổng số học sinh đầu năm: 1527 em trong đó: Khối 10: 519 em; Khối 11: 487 em; Khối 12: 521 em; Trường có thư viện độc lập, vị trí không thuận lợi. Tổng số sách thư viện có là 17.389 bản. Trong đó: - Sách giáo khoa: 8790 bản ; Sách giáo viên: 1521 bản - Sách tham khảo: 7078 bản ; Báo - tạp chí: 07 tên (Báo An Giang, Báo Nhân Dân, tuổi trẻ, Giáo dục thời đại, mực tím, văn học tuổi trẻ, Sách thư viện và thiết bị) Trong những năm qua, thư viện trường từng bước được trang bị về vốn tài liệu phục vụ giảng dạy - học tập cho giáo viên - học sinh, báo tạp chí phục vụ giải trí. Cơ sở sở vật chất (CSVC) dần dần được trang bị đầy đủ theo yêu cầu của một thư viện đạt chuẩn. Tổ chức hoạt động được tổ trưởng tổ công tác phối hợp chỉ đạo cụ thể. Chuyên môn nghiệp vụ đang được củng cố và phát huy. Công tác điều tra, kiểm tra tình hình học sinh sử dụng sách giáo khoa, kiểm kê kho sách được đảm bảo. Thư viện trường đang xây dựng dần để tiến tới nâng chuẩn lên Tiên tiến trong thời gian tới. CBTV : Trương Thị Mại – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 1
- Đề tài : Mô ̣t số biê ̣n pháp tuyên truyền giới thiệu sách tại thư viện Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh * Thuận lợi : - Được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường bổ sung kinh phí trang bị sách - báo, cơ sở vật chất, hoạt động ngoại khóa đúng kế hoạch.. - Tổ trưởng tổ công tác thư viện có quan tâm chỉ đạo bộ phận thư viện thực hiện tốt hồ sơ sổ sách. Đảm bảo các hoạt động ngoại khóa trong năm học theo quy định. - Nhân viên thư viện nhiệt tình trong công tác. * Khó khăn : - Do thư viện đặt vị trí không thuận lợi (trên lầu) học sinh chưa thường xuyên đến thư viện tham khảo sách nâng cao kiến thức bộ môn, giáo dục đạo đức. Thậm chí có lớp chưa đến thư viện đọc sách. - Công tác phối hợp với các thành viên trong tổ công tác thư viện còn hạn chế. - Chưa trang trí, bổ sung các trang thiết bị đầy đủ, nhằm phục vụ nhu cầu đọc trong giáo viên và học sinh trong điều kiện tốt nhất để thu hút bạn đọc. - Tên sáng kiến: Một số biện pháp tuyên truyền giới thiệu sách tại thư viện trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh. - Lĩnh vực: Thư viện. III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến: Sách là chiếc chìa khoá mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người, là người thầy thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô tận, dạy chúng ta biết sống, biết hy sinh và hướng tới các giá trị nhân văn cao cả. Sách là người thầy, là người hướng dẫn ta đến tri thức, là người bạn cùng ta chia sẻ cảm xúc, là tài sản vô giá của nhân loại. Mọi kết quả giảng dạy hay học tập trong nhà trường thành công hay không đều nhờ sự kết hợp của kinh nghiệm bản thân với tri thức lĩnh hội được từ việc học trong cuộc sống, trong sách vở…… Chính vì vậy mà từ lâu sách đã trở thành một nhu cầu cần thiết của GV-HS trong nhà trường. Với chức năng lưu trữ và tuyên truyền, thư viện trường học có vị trí vô cùng quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy – học trong nhà trường. Cả hai hoạt động này đều sử dụng công cụ là sách báo. Nó chỉ có thể được quản lý và phát huy tác dụng tích cực khi công tác thư viện được tổ chức thực hiện tốt. Nhất là khâu tuyên truyền giói thiệu sách. Đây cũng là hoạt động nghiệp vụ đặc thù của CBTV, nó đã vượt khỏi phạm vi hoạt động chuyên môn của CBTV. Nếu nói sách báo gắn liền với cuộc sống con người trong mọi lĩnh vực của xã hội, với hoạt động dạy – học của giáo viên – học sinh, thì cũng phải nói việc tuyên truyền giới thiệu sách trong nhà trường cần phải đi kèm với sự hiện diện của sách báo trong thư viện. CBTV : Trương Thị Mại – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 2
- Đề tài : Mô ̣t số biê ̣n pháp tuyên truyền giới thiệu sách tại thư viện Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Vì vậy Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Có sách mà không giới thiệu chẳng khác nào mặc áo gấm đi đêm”. Hay ông bào ta có “Có sách mà không tuyên truyền xem như kho sách đó là kho sách chết”. Trong công tác thư viện, hoạt động tuyên truyền được sử dụng chủ yếu trong công tác đưa sách đến với bạn đọc bằng nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau tác động tới tâm lý người đọc, tạo nên sự hấp dẫn của sách với bạn đọc. 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến Thư viện là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Trong công tác thư viện trường học, người phụ trách thư viện ngoài năng lực chuyên môn nghiệp vụ còn phải có tâm huyết với nghề mới phát huy được khả năng sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Chương trình học của học sinh hiê ̣n nay quá tải, ngoài giờ học trên lớp các em còn học thêm ngoài giờ. Cho nên thời gian dành cho viê ̣c đọc sách. nghiên cứu tài liê ̣u còn quá ít. Phong trào đọc sách trong nhà trường có chiều hướng đi xuống nhất là các em học sinh, các em không có thói quen đến thư viê ̣n mỗi khi có thời gian rãnh hay những lúc ra chơi. Viê ̣c đọc sách của các em đã không còn tồn tai khi máy tính, điê ̣n thoại thông minh và các phương tiê ̣n nghe nhìn phong phú đã thu hút các em giải trí và tòm kiếm thông tin trên mạng. Thời gian ra chơi chỉ khoảng 20 phút không đủ để học sinh đến thư viê ̣n đọc sách nên dần dần hình thành viê ̣c không thích đọc sách của các em. Công tác tuyên truyền giới thiê ̣u sách của CBTV chưa thâ ̣t phong phú, chưa phối hợp thường xuyên với các tổ bô ̣ môn trong công tác giới thiê ̣u sách Qua việc lấy phiếu thăm dò ý kiến của học sinh khối lớp 11: 450 em, nhận lại 450 phiếu và được thống kê qua các nô ̣i dung sau: Tổng số Số HS Tỷ lệ Nội dung câu hỏi phiếu trả lời phần nhận đồng ý trăm được Những yếu tố nào thúc đẩy em thường xuyên đến thư viện mượn và đọc sách báo? - Sự ham muốn tìm hiểu thêm kiến thức đã được học trên lớp 450 132 29.33 - Thư viện thoáng mát, đẹp, thẫm mỹ 450 173 38.44 - Các hình thức tuyên truyền giới thiệu dưới cờ 450 182 40.44 - Cách trang trí trong thư viện màu sắc hài hòa, thu hút bạn 450 192 42.67 CBTV : Trương Thị Mại – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 3
- Đề tài : Mô ̣t số biê ̣n pháp tuyên truyền giới thiệu sách tại thư viện Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh đọc - Thư viện luôn bổ sung tài liệu mới 450 197 43.78 - Đến để đọc báo 450 225 50.00 - Vì thích đọc truyện sau giờ học căng thẳng 450 398 88.44 - Sự hấp dẫn của các loại truyện tranh về lịch sử , giáo dục đạo đức, sách giáo dục kỹ năng sống 450 440 97.78 Thông qua bảng thống kê cho thấy: Đa số học sinh đến thư viện vì sự hấp dẫn của các loại truyện tranh. Qua viê ̣c thăm dò ý kiến, bản thân luôn suy nghĩ, cần phải thay đổi các sắp xếp, trưng bày trong thư viện như thế nào để thu hút học sinh đến thư viện đọc và mượn sách tham khảo nâng cao kiến thức. Tham mưu với Hiệu trưởng trang bị cơ sở vật chất, trang trí lại các bảng biểu, bổ sung thêm trang thiết bị, bổ sung thêm tài liệu mới. Có những bài giới thiệu sách, hình thức tuyên truyền giới thiệu dưới cờ phong phú hơn. Tham mưu, phối hợp thường xuyên với các thành viên trong tổ công tác, tổ chuyên môn để thu hút học sinh tham gia đọc và tổ chức hoạt động nhằm khai thác nội dung kho sách, để các em chuyển sang tham khảo sách có liên quan đến chuyên môn hướng tới thi tốt nghiệp THPT và Đại học. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến Ông cha ta từng dạy: “Một kho vàng không bằng một nang sách”. Sách không chỉ là một kho kiến thức vô tận mà còn là kho của vô tận. Mỗi cuốn sách đều thể hiện giá trị nhân văn cao cả. Bởi từ những quyển truyện giáo dục đạo đức, các tác giả đã gửi gắm tâm hồn, những tâm tư, tình cảm, khát vọng … trong cuộc sống và trong mọi mối quan hệ xã hội, để từ đó giúp bạn đọc hiểu, cảm nhận và thay đổi chính mình cũng từ trang sách. Đối với học sinh, sách tham khảo các bộ môn sẽ là những quyển cẩm nang giúp các em khắc sâu kiến thức đã học trên lớp, tăng khả năng diễn đạt theo cách cảm nhận của mình. Có thể giải những bài tập những câu hỏi nâng cao trong quá trình tích lũy kiến thức. Có thể nói Sách chính là “người thầy vĩ đại”, có tác dụng lớn đối với việc giáo dục. Đó là giáo dục tình cảm, đạo đức, giáo dục ý thức thẩm mĩ,... của con người. Sách giúp con người cảm nhận được tình yêu thương con người, cho ta hiểu biết về các giá trị văn hóa, xã hội và giá trị của cuộc sống… kiến thức đó có trong thơ ca, những tác phẩm văn học qua các giai đoạn phát triển của mỗi đất nước. Do vậy, để mỗi học sinh tham gia đọc sách và khơi dậy văn hóa đọc trong nhà trường là một việc làm đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Việc học tập, tìm hiểu tri thức bộ môn và cuộc sống qua kênh sách bằng hình thức đọc tuy là phương pháp truyền thống nhưng không hề cũ đối với người học. CBTV : Trương Thị Mại – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 4
- Đề tài : Mô ̣t số biê ̣n pháp tuyên truyền giới thiệu sách tại thư viện Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Do đó, CBTV cần có những biện pháp tổ chức để khơi dậy niềm đam mê đọc sách, có những phương pháp tuyên truyền để mỗi học sinh nhận thức được vai trò của sách đối với viê ̣c học tập và trong cuộc sống, giúp các em hiểu rằng sách là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, một cuốn sách tốt giống như một người bạn hiền… Đồng thời, tuyên truyền để giúp học sinh hiểu được vai trò của thư viện nhà trường nói riêng và thư viện văn học nói chung để hướng các em sau giờ học đến thư viện để tìm đọc những cuốn sách hay và cần thiết. Thường xuyên tổ chức hoạt động giới thiệu sách đối với học sinh toàn trường. Hoạt động này nên lồng ghép vào giờ chào cờ hàng tuần, mỗi tuần nên giới thiệu kĩ lưỡng một đến hai cuốn sách mới hay một ấn phẩm mới xuất bản liên quan đến tri thức học đường và cuộc sống. Có thể sau mỗi bài học giáo viên bộ môn cần giới thiệu cho học sinh những tài liệu cần đọc hiện có trên thư viện, những tài liệu bổ trợ, nâng cao mà các em cần đọc. Giúp học sinh nhận thức được khi chọn một cuốn sách hay cần phải đọc như thế nào cho hiệu quả, cách sắp xếp sách khoa học sau khi đọc, cách tóm tắt nội dung cuốn sách và ghi lại những tri thức cần thiết trong sách. Và công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo cũng là khâu quan trọng nhất trong thư viện trường học. Đây là yếu tố cơ bản đánh giá hiệu quả hoạt động của thư viện. Là mục tiêu khai thác toàn diện vốn tài liệu, đồng thời là biện pháp lôi cuốn bạn đọc đến thư viện một cách hiệu quả nhất. Với những suy nghĩ trên, bản thân đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp tuyên truyền giới thiệu sách tại thư viện trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh”. 3. Nội dung sáng kiến: 3.1. Tiến trình thực hiện: Tất cả các khâu kỹ thuật nghiệp vụ đã được thực hiện trong công tác thư viện với mục đích cuối cùng nhằm chuẩn bị tốt mọi điều kiện để có thể đưa quyển sách đến với bạn đọc. Khi đã thực hiện đủ các quy trình xử lý kỷ thuật trên quyển sách, đăng ký, mô tả, đưa lên giá. Thế chưa đủ, bởi vì, nếu chúng ta không có những biện pháp tích cực để tuyên truyền giới thiệu nó, hướng dẫn bạn đọc sử dụng nó một cách hiệu quả thì quyển sách đó có nhiều khả năng bị chon chặt cuộc đời ở chốn ‘lãnh cung”. Do đó, tuyên truyền giới thiệu sách báo là biện pháp có hiệu quả nhất để thu hút bạn đọc đến thư viện mượn sách báo, hướng dẫn GV-HS vào những quyển sách, bài viết quan trọng, có ích trong việc dạy - học. Góp phần nâng cao tự học tự rèn tự nghiên cứu cho GV-HS: hình thành hứng thú, nhu cầu đúng đắn trong việc chọn sách, có kế hoạch phương hướng cụ thể trong việc đọc sách. Đây cũng là cơ hội để tạo mối quan hệ thân thiết, tin cậy giữa thư viện với bạn đọc. Bạn đọc sẽ coi thư viện là chỗ dựa tinh thân, là mái ấm thứ hai sau lớp học đối CBTV : Trương Thị Mại – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 5
- Đề tài : Mô ̣t số biê ̣n pháp tuyên truyền giới thiệu sách tại thư viện Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh với học sinh. Đối với giáo viên, thư viện sẽ là người bạn đường tin cậy, một trợ thủ đắc lực nhất trong quá trình soạn giảng cũng như nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy. Thông qua công việc tuyên truyền giới thiệu sách bằng nhiều hình thức sẽ góp phần tác động đến tính chuyên nghiệp của người CBTV, giúp cho bản thân phải không ngừng nghiên cứu học tập, đọc nhiều tài liệu sách báo để nâng cao trình độ, kiến thức tay nghề để có những bài giới thiệu sách hay, có những hình thức tuyên truyền sách báo trực quan, có những buổi hoạt động ngoại khóa lý thú, hấp dẫn lôi cuốn bạn đọc đến với sách báo. 3.2. Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ năm học 2016 - 2017 đến nay. 3.3. Biện pháp tổ chức: 3.3.1. Sắp xếp và trang trí lại phòng thư viện: - Thư viê ̣n trường được tổ chức thành ba khu vực kho + Khu vực sách giáo khoa + Khu vực sách nghiê ̣p vụ + Khu vực sách tham khảo đọc thêm (trong đó có các tủ sách theo chỉ đạo của Bô ̣ Giáo dục và Đào tạo như “tủ sách giáo dục đạo đức”, “tủ sách giáo dục pháp luâ ̣t”,…..) - Có nhiều cách sắp xếp kho sách để bạn đọc dễ dàng lựa chọn tài liê ̣u. Hiê ̣n tại sách trong thư viê ̣n được sắp xếp theo sổ đăng kí cá biê ̣t, là cách sắp xếp theo số thứ tự đăng kí của tài liê ̣u từ 01, 02…Giúp cho bạn đọc thuâ ̣n tiê ̣n trong viê ̣c tìm sách trên tủ, kê ̣. - Bên cạnh, tôi luôn sáng tạo trong công tác giới thiê ̣u sách. Điển hình trong công tác biên soạn thư mục hay tổ chức mục lục bộ môn/khối lớp giới thiệu nội dung kho sách cho bạn đọc: Muốn khai thác triệt để vốn sách báo có trong thư viện, phát huy tác dụng tích cực của nó, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục thì người CBTV phải làm tốt công tác thư mục. Những bản thư mục giới thiệu chuyên đề giúp GV có điều kiện đi sâu vào việc nghiên cứu, mở rộng hiểu biết về một lĩnh vực khoa học nào đó, để từ đó làm phong phú thêm bài giảng, nâng cao chất lượng giờ lên lớp. Đối với HS cung cấp cho các em thông tin mới về những tài liệu tham khảo cần thiết để mở rộng kiến thức một phần một chương nào đó trong chương trình học tập…….nhưng đọc những sách gì? và đọc như thế nào? để đạt kết quả cao, đó là những vấn đề mà thư mục có khả năng hỗ trợ họ trong quá trình tự học. Nhận thức sâu sắc về công tác biên soạn thư mục, nên tôi kết hợp với các thành viên Tổ cô ̣ng tác thư viện thực hiện một số thư mục như: Giúp học sinh lớp 12 học tốt môn sinh học phần di truyền học ; Giúp học sinh học tốt ngữ pháp tiếng anh lớp 10, một số mục lục Album : Giúp học sinh THPT có những CBTV : Trương Thị Mại – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 6
- Đề tài : Mô ̣t số biê ̣n pháp tuyên truyền giới thiệu sách tại thư viện Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh kỹ năng giao tiếp cần thiết ; Địa danh Việt Nam, mục lục bộ môn/khối lớp (Phụ lục 1: Hình ảnh môṭ số thư mục và mục lục bô ̣ môn khối/ lớp hiện có trong thư viện). - Đi đôi với nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, sáng tạo nhiều cách phục vụ mới lạ, thì việc xây dựng nề nếp hoạt động của thư viện, tạo dựng một môi trường văn hóa đọc, văn minh trong thư viện là một cách giáo dục tác phong đạo đức cho học sinh. Nếu CBTV biết tổ chức, sắp xếp thư viện một cách hợp lý, giữ vệ sinh sạch, đẹp, hướng dẫn cho các em biết cách sử dụng và bảo quản sách báo, biết tôn trọng những quy định của thư viện và những bạn đọc xung quanh; Đồng thời thể hiện một thái độ nhiệt tình, tận tâm trong việc giúp đỡ các em đọc sách, động viên các em sử dụng thư viện, khiến các em không ngần ngại khi yêu cầu CBTV giúp đỡ, có nghĩa là CBTV đã tham gia vào quá trình giáo dục nhân cách cho HS. Một không gian đẹp của thư viện, một thái độ cởi mở của CBTV chắc chắn sẽ tạo hiệu ứng tốt trong việc khuyến khích HS ham đọc sách và muốn khám phá, tìm kiếm thông tin. Trước khi áp dụng sáng Sau khi áp dụng sáng kiến kiến - Phòng thư viện rất bề bộn - Trên mỗi đầu tủ đựng sách còn để những sách - Phòng thư viện sắp xếp khang trang báo cũ lưu lại. - Trên mỗi đầu tủ đựng sách không còn những sách báo cũ. - Tủ đựng sách chưa ghi - Tủ đựng sách chưa ghi số đăng ký cá biệt của các sách có chứa số đăng ký cá biệt của các từ số mấy đến mấy. sách có chứa từ số mấy - Mặt bàn được cắt kiếng, trưng bày hình ảnh hoạt động ngoại đến mấy. khóa - Mặt bàn chưa được cắt kiếng, không trưng bày hình ảnh hoạt động ngoại khóa CBTV : Trương Thị Mại – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 7
- Đề tài : Mô ̣t số biê ̣n pháp tuyên truyền giới thiệu sách tại thư viện Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - Sắp xếp lại phòng thư viện. 3.3.2. Bổ sung thêm tài liệu mới: Với chức năng thu thập, lưu trữ và luân chuyển phù hợp với đặc điểm, yêu cầu tâm sinh lý và đổi mới phương pháp dạy và học của GV-HS trong nhà trường. Thư viện trường học góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Nắm vững nhiệm vụ của mình, hằng năm, dựa vào biên bản kiểm kê kho sách, vào nhu cầu của GV-HS, vào danh mục các nhà xuất bản chuyên ngành, bản thân đã tham mưu với Hiệu trưởng thường xuyên lập danh mục bổ sung vốn tài liệu mới nhằm đáp ứng nhu cầu bạn đọc ngày càng tăng. Không chỉ ở số lượng mà còn đi sâu chất lượng nội dung kho sách. Có thể nói trong hoạt động thư viện, công tác bổ sung tài liệu là một phần quan trọng nó quyết định nội dung kho sách, là khâu đầu tiên trong các khâu nghiệp vụ, đảm bào cho hoạt động thư viện được vận hành tốt, là cơ sở cho mọi khâu công tác chuyên môn nghiệp vụ khác trong thư viện. Nếu tài liệu không được bổ sung hàng năm thì thư viện không còn là nơi lưu trữ, thu thập, cung cấp tri thức cho bạn đọc, mà thư viện trở thành “bào tàng sách”. Vì vậy công tác bổ sung tài liệu được bản thân quan tâm xem trọng, phải nắm bắt được nhu cầu, yêu cầu bạn đọc. Vì vâ ̣y, khi tham mưu trang bị sách báo phải là những sách báo được mọi người quan tâm, có tính thời sự, nô ̣i dung sách có giá trị cao. Ví dụ : - Đối với học sinh trung bình thì ngoài những sách giáo khoa để học trên lớp thì CBTV giới thiê ̣u thêm cho các em các sách bài tâ ̣p, các sách tham khảo để các em luyê ̣n tâ ̣p, bổ sung, củng cố lại kiến thức của mình. - Đối với những học sinh giỏi CBTV giới thiê ̣u cho các em những sách tham khảo nâng cao, các sách luyê ̣n thi để các em mở rô ̣ng thêm kiến thức. CBTV : Trương Thị Mại – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 8
- Đề tài : Mô ̣t số biê ̣n pháp tuyên truyền giới thiệu sách tại thư viện Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - Đối với giáo viên ngoài những sách nghiê ̣p vụ, sách giáo khoa để giảng dạy, CBTV cần phải giới thiê ̣u cho giáo viên những sách tham khảo có nô ̣i dung chuyên sâu, các sách bồi dưỡng giáo viên… Ngoài ra, cơ sở vật chất trang bị trong thư viện cũng được đầu tư. Kết quả ban đầu: NĂM HỌC TỔNG CỘNG SÁCH CSVC HKI 2018 - 2019 41.000.000 0 41.000.000 2017 - 2018 36.000.000 25.000.000 11.000.000 2016 – 2017 27. 392.500 24.342.500 3.050.000 3.3.3. Phối hợp tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm mục đích tuyên truyền các sách hiện có trong thư viện: 3.3.3.1. Tổ chức cuộc thi giới thiệu sách, điểm sách: 3.3.3.1.1 Tổ chức cuộc thi giới thiệu sách Muốn học sinh vào thư viện đọc sách và mượn sách nhiều, cách tốt nhất là tuyên truyền, giới thiệu sách. Bởi nếu chỉ mua sách về, sau đó in mác, nhập mã số, vào sổ mục lục và xếp lên giá sách thì chưa hết trách nhiệm và đạt hiệu quả. Thậm chí, đó còn là sự lãng phí, thiệt thòi cho các thầy cô và học sinh khi không biết có cuốn sách hay để đọc. Cuô ̣c thi tuyên truyền giới thiệu sách cũng là hình thức tuyên truyền miệng hấp dẫn trong thư viện. Hình thức tuyên truyền này thường được tổ chức dưới dạng sân khấu hóa gồm ba màn: màn chào hỏi, màn tuyên truyền giới thiệu sách, màn thi năng khiếu. Để tổ chức hội thi cần phải thành lập các đội thi giữa các lớp. Tiếp đó các đội thi phải lựa chọn một hoặc nhiều tác phẩm hay theo một chủ đề nhất định để giới thiệu... Hình thức tuyên truyền này rất lý thú bởi nó tạo cho bạn đọc cảm giác không những đang xem một cuộc trình diễn nghệ thuật mà còn được trực tiếp cảm nhận được tác phẩm sống động qua cách diễn suất. Thêm vào đó bạn đọc còn luôn bị cuốn hút vào màn tuyên truyền trên sân khấu bởi tâm lý ủng hộ cho đội mình thích. Hình thức tuyên truyền này là một sinh hoạt văn hóa lý thú và bổ ích: nó vừa là hoạt động nghiệp vụ vừa giống một buổi văn nghệ nhẹ nhàng. Một mặt nó rèn luyện khả năng tuyên truyền cho học sinh, giới thiệu sâu rộng hơn những cuốn sách hay, sách tốt, nâng cao văn hóa đọc. Hàng năm trường đã tổ chức thi giới thiệu sách về Bác Hồ, Bác Tôn, Hưởng ứng tuần lễ học tập suốt đời… Các bước tiến hành cuộc thi giới thiê ̣u sách như sau: Bước 1 : Nêu chủ trương của cuộc thi, nội dung gồm : - Quyết định chủ trương tổ chức cuộc thi CBTV : Trương Thị Mại – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 9
- Đề tài : Mô ̣t số biê ̣n pháp tuyên truyền giới thiệu sách tại thư viện Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - Quyết định chủ đề của cuộc thi Bước 2 : Lập dự thảo kế hoạch cuộc thi. Nội dung kế hoạch gồm các vấn đề sau : - Những căn cứ để tổ chức cuộc thi. - Mục đích, yêu câu. - Quy mô cuộc thi. - Đối tượng tham gia cuộc thi. - Ban tổ chức cuộc thi (cơ cấu, số liệu, chức năng, nhiệm vụ) - Ban giám khảo - Quy chế và thang điểm chấm thi - Danh hiệu và số lượng khen thưởng - Tài liệu tuyên truyền phục vụ hội thi - Thời gian, địa điểm tổ chức thi và tổng kết cuộc thi. - Kinh phí cho cuộc thi Bước 3: Thông qua, công bố kế hoạch cuộc thi và triển khai thực hiện các nội dung của kế hoạch thi Bước 4: theo dõi chỉ đạo diễn biến của cuộc thi. Ban tổ chức và ban giám khảo họp triển khai và thực hiện các nhiệm vụ của mình. Bước 5 :Tổ chức thi. Công bố kết quả cuộc thi. Bước 6: Tổng kết cuộc thi (Ban tổ chức đánh giá toàn bộ các hoạt động của cuộc thi, rút kinh nghiệm… Thông thường đối với 1 bài giới thiệu sách gồm 03 phần: - Phần I: Phần mở đầu bài giới thiệu rất quan trọng vì nó tạo được ấn tượng và sự thu hút đối với người nghe. Có nhiều cách để mở đầu một bài giới thiệu sách, thông thường có thể trình bài một số cách sau: + Nêu vị trí, tầm quan trọng của vấn đề chính được trình bày trong tác phẩm. Ví dụ : - Ngữ văn là một bộ môn quan trọng trong nhà trường phổ thông , để giúp giáo viên bộ môn Ngữ văn nắm được những vấn đề trọng tâm trong quá trình giảng dạy, để giải đáp những thắc mắc hiện nay về phương pháp dạy học Ngữ văn, tôi xin trân trọng giới thiệu bộ sách “Chuyên đề dạy - học Ngữ văn 12” do nhà xuất bản Giáo dục phát hành năm 2009. + Nêu đặc diểm, hình thức của tác phẩm làm tăng giá trị, sự hấp dẫn hay ý nghĩa chủ đề của cuốn sách (tên sách, phụ đề, các tác giả cộng tác, số trang, tranh ,ảnh minh hoạ, hình thức trình bày…..) CBTV : Trương Thị Mại – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 10
- Đề tài : Mô ̣t số biê ̣n pháp tuyên truyền giới thiệu sách tại thư viện Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Ví dụ: Các em học sinh thân mến! Trong buổi giới thiệu sách hôm nay.Cô sẽ giới thiệu với các em quyển sách “Tuổi thơ im lặng” của nhà văn Duy Khán. Sách dày 92 trang, nhỏ bé, gọn nhẹ, in trên khổ giấy 10,2x15.2cm, do nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành. Bìa sách được hoạ sĩ Tô Ngọc Thành thể hiện, chủ yếu bằng mảng màu hồng như một khoảng trời hồng tuổi thơ tràn đầy kỷ niệm. Nổi bật là dòng chữ “ Tuổi thơ im lặng” và hình khung ảnh viền vàng như một khung ký ức tuổi thơ, ở đó có hình ảnh con người của quê hương đang đặt tay trên ngực thổn thức nghĩ về tuổi thơ xa ở một làng quê yêu dấu……… + Nêu chủ đề tháng bộ môn. Xin kính chào quý thầy cô cùng các em học sinh thân mến ! Hưởng ứng công trình kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Bác tôn do Sở GD&ĐT phát động. Nhân tháng bộ môn GDCD thư viện trường xin giới thiệu quyển sách “ Tuổi trẻ Bác Tôn – Bác Tôn với tuổi trẻ ” do Hội Cựu chiến binh phường Mỹ Bình sưu tầm, tuyển chọn được Sở Văn hóa – Thông tin An Giang xuất bản vào năm 1998. Sách gồm 130 trang, sách dày 19 cm. Từ bìa sách, chúng ta nhìn thấy trong khung cảnh mờ ảo, hình ảnh một người thanh niên tay mang hành lý, đứng trên bờ sông nhìn về phía chân trời xa đang dần hé lộ ánh mặt trời. Đúng như đầu đề của sách, bên trong nội dung là những bài viết được các tác giả sưu tầm tập trung theo hai chủ đề chính: Tuổi trẻ Bác Tôn – Bác Tôn và tuổi trẻ. Từ trang 9 đến trang 21 là những bài báo, bài phát biểu, chúc thọ Bác Tôn của Bác Hồ, Tổng Bí thư Lê Duẩn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết lúc sinh thời. Từ trang 22, bài viết “Tuổi trẻ Bác Tôn” của tác giả Nguyễn Đức Tước sẽ cho các em một bức tranh toàn cảnh về quê hương, gia đình và tuổi thơ Bác Tôn. Vì sao quê Bác có địa danh là Cù lao Ông Hổ? Ngày xưa Bác Tôn đi học ở ngôi trường nào? Thầy giáo nào đã nhen nhóm trong Bác Tôn lòng yêu quê hương, đất nước từ thuở ấu thơ? + Nêu chủ đề do ngành phát động hay chủ điểm tháng. Ví dụ : Cô chào các em ! Để Kỷ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11, thư viện phục vụ các em phần điểm sách với chủ đề “Tôn sư trọng đạo”. Các em thân mến! CBTV : Trương Thị Mại – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 11
- Đề tài : Mô ̣t số biê ̣n pháp tuyên truyền giới thiệu sách tại thư viện Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Với lứa tuổi các em, hôm nay chắc hẳn mỗi em đã tích lũy được nhiều kiến thức về thế giới xung quanh rồi phải không? Dẫu đó là những cái xa rời, sâu thẳm tận đáy đại dương bao la, hay những nơi các em chưa hề đặt chân đến. Ấy thế mà đôi lúc tưởng chừng như nghịch lý lại tồn tại trên đời. Đó là khi ta không nhận rõ những gì giản dị mà cao đẹp gần gũi với ta, đang tồn tại quanh ta. Và cũng không loại trừ trường hợp, ta biết nhưng không hình dung rõ về “Nó”. Ngay cả người họa sĩ tài giỏi nhất cũng không biết vẽ ra sao để hai đặc điểm giản dị, cao đẹp cùng tồn tại trong một hình tượng. Kể cả người nhạc sĩ cũng chỉ có thể khắc họa được một khía cạnh nhỏ của đối tượng ấy qua bài hát Bụi phấn cô sẽ hát cho em nghe một đoạn “ Khi thầy viết bảng bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào rơi trên tóc Thầy. Nghe thế, chắc các em đã phần nào hình dung được hình dáng vừa đơn sơ, vừa đẹp đẽ ấy là ‘người thầy, người cô” rồi chứ gì? Vậy thì làm thế nào để các em hiểu rõ về thầy hơn nưã ? “Gương mặt người thầy” của tác giả Phạm Viết Hoàng, một người “lăn lộn chỉ vì đam mê giáo dục” sẽ giúp các em điều đó. Sách được ra mắt độc giả đúng vào dịp 20/11 –Ngày Nhà Giáo Việt Nam, do nhà xuất bản Giáo Dục, một nhà xuất bản có bề dày uy tín trong việc xuất bản sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo trên nhiều lĩnh vực, xuất bản lần thứ nhất vào năm 2003. - Phần II: Giới thiệu nội dung và nghệ thuật của quyển sách: đây là phần chính của bài giới thiệu. Yêu cầu chung của phần này là : + Khái quát, tóm tắt nội dung, chủ đề của tác phẩm. + Nêu được giá trị nội dung của tác phẩm đối với giảng dạy, học tập và giáo dục toàn diện. Ví dụ: Để giúp các em giải tốt các dạng bài tâ ̣p Hóa học, cô giới thiê ̣u các em quyển sách CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KIỂM TRA HÓA HỌC LỚP 10. Sách gồm 3 phần: - Phần thứ nhất : Câu hỏi và bài tập kiểm tra. - Phần thứ hai : Hướng dẫn giải. - Phần thứ ba : Giới thiệu một số đề thi Nội dung sách bám sát chương trình và SGK Hóa học lớp 10 Phần thứ nhất : Câu hỏi và bài tập kiểm tra được trình bày theo từng chương, tương ứng với các chương trong SGK Hóa học 10. Mỗi đầu mỗi chương là phần tóm tắt kiến thức cơ bản nhất của chương, giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức trọng tâm của chương, tiếp theo là phần câu hỏi và bài tập kiểm tra được biên soạn theo tinh thần phù hợp với các mức trình độ học sinh, đa dạng loại bài, tăng dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tăng cường bài tập gắn CBTV : Trương Thị Mại – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 12
- Đề tài : Mô ̣t số biê ̣n pháp tuyên truyền giới thiệu sách tại thư viện Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh với thực tế cuộc sống… kết thúc mỗi chương là một số đề kiểm tra 15 phút, kiểm tra 45 phút. Cuối chương III và chương VI còn có thêm một số đề kiểm tra học kì, tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá kết quả học tập, giáo viên có tài liệu tham khảo khi ra đề kiểm tra. Phần thứ hai: Hướng dẫn giải Tuy nhiên, ngoài các yêu cầu chung, mỗi loại sách lại có những yêu cầu, cách thức giới thiệu nội dung riêng.Cụ thể: + Đối với truyện, tiểu thuyết, kí : cần tóm tắt cốt truyện (nhưng không phải kể lại), nêu đề tài, chủ đề tư tưởng, lý tưởng thẩm mỹ (phê phán hoặc ca ngợi, xây dựng một cái gì). Giá trị nội dung và chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Ví dụ: “NHỮNG NGUỜI CON HIẾU THẢO” là cuốn truyện đọc thêm môn đạo đức, gồm 38 câu chuyện mỗi câu chuyện là một bài học về các mối quan hệ, cách ứng xử của thế hệ trẻ hiện nay đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh chị em, họ hàng nội ngoại và những người thân yêu khác trong làng quê, khu phố nơi họ đang sinh sống, Thật vậy mỗi câu chuyện là một tình huống câu chuyện nào cũng cuốn hút gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc .Ngay mở đầu tập truyện tác giả Đỗ Văn Kính đã tạo cho người đọc một niềm cảm thông với nhân vật trong câu chuyện “ĐỨA CON HIẾU THẢO”. Chuyện kể rằng: có một đứa bé vào một đêm mưa gió mù mịt, từ khi mới chào đời đứa bé đã bị bỏ rơi, một bà lão tốt bụng nhặt được và nhận làm con, bà nuôi đưá bé khôn lớn, nhà nghèo phải sớm hôm tảo tần nuôi đứa be, lại thêm bệnh tật triền miên nên đôi mắt bà lão đã bị mù, đứa bé hằng ngày vừa học , lại phải đi bán vé số, mò cua, bắt ốc để kiếm tiền nuôi mẹ. Bỗng một hôm có một người xuất hiện, từ bên Tây về, rất giàu có đi tìm con, thì ra người đó chính là mẹ ruột nó. Bà khóc lóc, vì hoàn cảnh buộc mẹ phải bỏ con, rồi van xin, năn nỉ nó đi theo bà để lo cho nó học hành, sống một cuộc sống sung sướng bù lại những ngày thằng bé sống vất vả cơ cực. Trong lúc người mẹ đẻ nài nỉ, dụ dỗ thì bà mẹ mù loà ngồi yên lặng, không nói một lời, chỉ thấy từ hõm sâu của đôi mắt nhăn nheo ấy cứ rơi từng giọt, từng giọt nước mắt lã chã,đố các em bà lão đang nghĩ gì ? còn thằng bé thì cuối đầu lặng thinh, dường như nó đang suy nghĩ đắn đo dữ lắm ,cuối cùng đứa bé có về bên mẹ ruột giàu có đó không, và số phận của bà lão mù loà ra sao ? Cô mời các em xem từ trang 4 đến trang 6 . + Hay đối với sách truyện mang tâm lý xã hội: Để lôi cuốn người đọc, bản thân đã viết theo dạng dẫn truyện có minh họa: Tan học, trên đường về nhà Ngân khoe với Thủy chiếc điện thoại mới. Ngân: Ê, tui có cái này cho bà xem nè. Tèn ten, điện thoại mới nề, đẹp hông CBTV : Trương Thị Mại – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 13
- Đề tài : Mô ̣t số biê ̣n pháp tuyên truyền giới thiệu sách tại thư viện Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Thủy: Wao, Sam sung J7 nữa kìa, sướng nha. Nè, sẵn máy mới chụp cho tui vài tấm coi. Ngân: Ok, nè, bà qua bên kia kìa, cảnh đẹp hơn, làm dáng lên cái coi. Cả hai mải mê chụp hình, người chụp, người còn lại làm dáng đủ kiểu nên không nhìn thái đứa bé đang đi tới. Do mãi mê chụp nên Ngân đụng trúng đứa bé. Không đỡ đứa bé dậy, ngược lại cả hai còn trách móc đứa bé tội nghiệp. Ngân: Nè, không thấy người ta đang chụp hình sao mà lủi vào, làm hư mấy tấm hình đẹp rồi nè. Thủy: Làm uổng công nảy giờ tạo dáng. Nè nhỏ tránh ra chỗ khác, dơ quá hà. Trinh (đứa bé): Chị ơi, chị cho em xin cái bánh em đói bụng quá. Vừa lúc đó, Yến đi học ngang về, thấy cảnh tượng vậy vội lên tiếng Yến : Sao hai bạn làm vậy với đứa bé, nó chỉ xin cái bánh để ăn đỡ đói thôi mà. Yến đỡ đứa bé đứng dậy và nói với đứa bé : Em đừng khóc nữa, để chị dẫn em đi mua bánh nhé. Trước hành động của Yến, Ngân và Thủy nhìn nhau, lặng lẽ quay đi. Các em học sinh thân mến ! Trong xã hội, không phải ai cũng may mắn sinh ra có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc ấm êm toàn diện. Đó đây xung quanh ta vẫn còn nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh với những nỗi lo của cơm, áo, gạo, tiền với những kế hoạch và định hướng riêng. Trong dòng đời vội vã đó, dường như ai cũng mải miết trên lối đi riêng của chính mình. Bất chợt một ngày chúng ta sống chậm lại, nhìn quanh, phát hiện ra đã lâu chúng ta không còn có thời gian quan tâm chia sẻ tới những việc, những người xung quanh. Ngày xưa, ông bà ta thường dạy “ Cho là vạn phúc”. Ngày nay, giữa sự quay cuồng của cuộc sống hiện đại, con người dường như đang hướng đến một quan niệm trái ngược hoàn toàn: “ Nhận mới quan trọng nhất”! Thế nhưng, vẫn còn một quan niệm khác nói rằng “ Cho là nhận”. Vâng ! Triết lý nhân sinh ấy cũng chính là tên của một quyển sách, nhân tháng bộ môn Giáo dục công dân, cô xin giới thiệu đến các em quyển sách “Cho là nhận” của Ken Blanchard &S.Truett Cathy biên soạn, do nhà xuất bản Trẻ phát hành năm 2007 sách dày 167 trang khổ 20.5 cm. CBTV : Trương Thị Mại – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 14
- Đề tài : Mô ̣t số biê ̣n pháp tuyên truyền giới thiệu sách tại thư viện Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - Truyện, tiểu thuyết, ký : phân tích kết cấu, cốt truyện, tính cách nhân vật điển hình….Làm rõ tác động của nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung, chủ đề tư tưởng. Ví dụ: …..Các em học sinh thân mến ! Đến với quyển sách “Kể chuyện Bác Hồ” T.1 các em sẽ nhanh chóng bị lôi cuốn và yêu thích ngay bởi trang sách có nội dung rất phong phú và hấp dẫn, bố cục rõ ràng, chặt chẽ, Logích, từ ngữ sinh động, có độ chính xác cao về các chi tiết lịch sử, thời gian thêm vào đó có nhiều hình ảnh minh chứng cho từng giai đọan. Quyển sách không những có giá trị giáo dục mà còn giúp các em khối 4 -5 bổ sung vốn kiến thức lịch sử về Bác, một vĩ nhân lịch sử nhân loại, bên cạnh đó sách còn là tư liệu quí giúp các em học tốt môn giáo dục công dân bậc THPT. Tuy nhiên, đôi khi một bài giới thiệu không thể tách bạch một cách rõ ràng giữa phần nội dung và nghệ thuật của tác phẩm- đặc biệt là tác phẩm văn học - nên cũng có thể đan xen hai phần này một cách hài hoà, nhuần nhuyễn cho bài giới thiệu hấp dẫn. Ví dụ: ….Có thể thấy, trong cuốn sách này, tác giả đã giới thiệu những cách ứng xử vừa có tính khoa học ,vừa có tính nghệ thuật mềm dẻo, linh hoạt, có lý, có tình, đắc nhân tâm phù hợp CBTV : Trương Thị Mại – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 15
- Đề tài : Mô ̣t số biê ̣n pháp tuyên truyền giới thiệu sách tại thư viện Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh với đặc điểm của từng đối tượng và hoàn cảnh cụ thể. Mặt khác, tác giả cũng điểm qua một số tình huống mà người quản lý còn xử lý rập khuôn, cứng nhắc, quan liêu, cực đoan, chẳng những không thu phục được nhân tâm mà cũng chẳng đắc đạo quản lý để người đọc có thể từ đó mà rút ra bài học cho mình. Ưu điểm của quyển sách là tác giả đã không đưa ra những lý thuyết khô cứng, dài dòng, khó hiểu để độc giả thấy nản và không muốn thực hiện theo. Ngược lại đi vào giải quyết những vướng mắc trong quản lý bằng những câu chuyện ngắn gọn, hấp dẫn, khiến người đọc hứng thú, đi hết từ khám phá này đến khám phá khác trong từng tình huống, để rồi có thể đồng tình với cách xử lý tình huống trong truyện hoặc từ những tình huống đó gợi mở thêm những phương thức xử lý khác nữa sáng tạo và tích cực hơn…. - Phần III: Kết luận Khẳng định lại giá trị của cuốn sách. Bạn đọc có thể đọc ở đâu, thời gian Ví dụ: Các em ạ ! Quyển sách “Kể chuyện Bác Hồ” T.1 sẽ là một món quà quý giá cho tất cả mọi người kể cả nhân dân trên tòan thế giới “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác” . Nhất là ở lứa tuổi các em, các em cần phải ra sức học tập, rèn luyện cho mình những đức tính cao quý của Bác. Thực hiện tốt theo năm điều Bác Hồ dạy để xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Ông bà ta thường nói:“Cuộc đời thì vô hạn, học tập thì không có trang cuối”. Vậy các em còn chần chừ gì nữa, hãy nhanh chân đến thư viện trường mình để tìm đọc quyển sách này nhé !Bên trong trang sách có nhiều điều thú vị và bổ ích đang chờ đón các em. Hoặc Cô mời các em, bạn đọc đến thư viện tìm đọc trong tủ sách giáo dục đạo đức , sách có số kí hiệu phân loại là 371.018, số ĐKCB là 324,325,226 cô mong rằng các em hãy tìm đọc để thưởng thức và khám phá những điều còn bí ẩn trong cuốn sách này nhé. Buổi giới thiệu sách hôm nay đã hết, cô hẹn lại các em trong buổi giới thiệu sách ở tuần sau. Chúc các em vui khoẻ,học giỏi và làm hay những điều tốt để phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi,người thiếu niên tốt trong thôn xóm của mình .Cô chào tạm biệt các em./. 3.3.3.1.2. Đối với điểm sách theo chủ đề : Ngoài cách giới thiệu một quyển sách, chúng ta còn có thể giới thiệu bằng cách Điểm sách theo chuyên đề hoặc chủ điểm. Qua đó, học sinh nhanh chóng tiếp nhận được ảnh hưởng của sách, xác định được mục đích, mở rộng được nhu cầu đọc. Chủ đề của điểm sách rất phong phú và đa dạng, có thể là các sự kiện mới xãy ra trong đời sống chính trị, kinh tế trong nước hoặc trên thế giới; có thể là các tác phẩm văn học (thơ, văn xuôi, tác phẩm chính trị-xã hội…) CBTV : Trương Thị Mại – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 16
- Đề tài : Mô ̣t số biê ̣n pháp tuyên truyền giới thiệu sách tại thư viện Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh hoặc một bộ môn nào đó của chương trình học (Lịch sử, Địa lý, Sinh học, Ngữ văn, Toán, Lý, Hoá, Sinh…..).Có thể điểm sách báo theo những ấn phẩm, tạp chí, tuyển tập, album, họa báo, truyện tranh…Khi chọn chủ đề, NVTV cần tìm hiểu, nghiên cứu và nắm vững nhu cầu của bạn đọc và sự ham thích của giáo viên và học sinh. Phương pháp chung của điểm sách là phân tích tính tư tưởng của tác phẩm, tóm tắt những cái hay, cái đẹp và những thành công của tác phẩm làm tăng thêm hứng thú đọc sách của bạn đọc, từ đó khêu gợi họ sự ham thích, mong được tự đọc tác phẩm. Một đề cương điểm sách thông thường gồm các phần : - Phần mở đầu: Giới thiệu, đầy đủ ý nghĩa đề tài các quyển sách đề câ ̣p đến. Ví dụ: Hôm nay lại đến ngày giới thiệu sách như thường lệ vào sáng thứ hai. Cô sẽ điểm sách tham khảo Địa lí 10. Năm học 2004 – 2005 là năm học đầu tiên thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa lớp 10. Địa lí là bộ môn khoa học có vị trí quan trọng trong nhà trường. Để giúp các bạn giáo viên thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh và đặc biệt xuất phát từ nhu cầu học tập của các em. Năm học 2004 nhà xuất bản giáo dục đã ra mắt bạn đọc một số sách tham khảo môn địa lí 10 của những tác giả có uy tín, trong số đó tôi xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn và các em ba cuốn sách thiết thực nhất, đó là cuốn: “Câu hỏi tự luận và trắc nghiệm địa lí 10.” “Rèn luyện kỹ năng địa lí 10” “Atlat địa lí Việt Nam” Hi vọng các quyển sách này sẽ đem lại cho các bạn và các em nhiều điều bổ ích và lí thú. Hoặc Kính chào quí quý thầy cô bộ môn Ngữ văn cùng các em học sinh khối 11 thân mến! Trong chương trình học phổ thông, Ngữ văn là một trong những môn học chính và quan trọng. Mục tiêu tổng quát của chương trình ngữ văn THPT là rèn luyện cho học sinh các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết khá thành thạo các kiểu văn bản, có kỷ năng sơ giản về phân tích tác phẩm văn học, bước đầu có khả năng cảm nhận và bình giảng văn học. Để thực hiện mục tiêu rèn kuyện kỷ năng nói trên, việc dạy và học văn được tiến hành theo nguyên tắc tích hợp , đòi hỏi học sinh phải học tập một cách sáng tạo, vừa tích cực, chủ động học tập ở từng phân môn. Để giúp quý thầy cô cùng các em học sinh dạy tốt, học tốt chương trình Ngữ văn 11, Tổ công tác thư viện xin trân trọng giới thiệu bài điểm sách tham khảo chủ đề Ngữ văn với 3 tài CBTV : Trương Thị Mại – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 17
- Đề tài : Mô ̣t số biê ̣n pháp tuyên truyền giới thiệu sách tại thư viện Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh liệu tiêu biểu nhất trong bộ STK Ngữ văn 11 của NXB Giáo dục phát hành năm 2006 được mang tên : -Bình giảng 48 tác phẩm văn học Ngữ Văn 11 -Hệ thống câu hỏi TN và tự luận Ngữ Văn 11:Tập 1 & 2 -Những bài văn mẫu cấp III tuyển chọn 101 bài văn hay 11 Tôi hy vọng ba quyển sách này sẽ là nguồn tài liệu bổ ích cho giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập Hay Các thầy cô và các em học sinh thân mến ! Sinh thời Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã từng dạy : “ Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” Muốn tường tận gốc tích nước nhà hãy đến với quyển sách “Đại Cương Lịch Sử Việt Nam”. Đây là bộ sách được các nhà nghiên cứu lịch sử và những thầy giáo đại học lâu năm biên soạn, sưu tầm, tổng hợp. Tôi tin rằng bộ sách này sẽ thực sự là một cẩm nang cần thiết của các thầy, cô giáo và các em học sinh muốn tìm hiểu về lịch sử nước nhà. Bởi lẽ bộ sách khôn g những cung cấp đầy đủ những sự kiện, những vấn dề nâng cao nhận thức và trình độ hiểu biết về lịch sử dân tộc mà còn mang đến cho chúng ta những nét đẹp văn hoá dân tộc, truyền thống, nhân cách Việt Nam. Trong lĩnh vực giáo dục, cùng với việc đổi mới và hoàn chỉnh chương trình bộ môn lịch sử dân tộc, nhiều bộ giáo trình, nhiều sách giáo khoa về lịch sử đã được biên soạn và xuất bản trên tinh thần đổi mới và trên cơ sở các thành tựu nêu trên. Hơn thế nữa, đất nước đang bước vào một thời kỳ xây dựng mới, thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi mỗi một người Việt Nam phải có sự hiểu biết đầy đủ hơn, mới mẻ hơn về toàn bộ lịch sử dân tộc theo tinh thần ôn cố tri tân, lấy xưa phục vụ ngày nay. Trước yêu cầu chính đáng đó, nhà xuất bản Giáo Dục đã tổ chức biên soạn và cho xuất bản bộ sách “Đại cương lịch sử Việt Nam”, bộ sách gồm 3 quyển (tập) : Tập I : Đại cương lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thuỷ đến năm 1858. Tập II : Đại cương lịch sử Việt Nam từ 1858 – 1945. Tập III : Đại cương lịch sử Việt Nam từ 1945 – 2000. Đây là bộ sách rất có ý nghĩa trong việc tra cứu tìm hiểu về lịch sử nước nhà dành cho giáo viên bộ Môn lịch sử và học sinh yêu thích bộ môn Lịch sử. CBTV : Trương Thị Mại – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 18
- Đề tài : Mô ̣t số biê ̣n pháp tuyên truyền giới thiệu sách tại thư viện Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - Phần trình bày nô ̣i dung của quyển sách : Phần trọng tâm: Giới thiệu nội dung chính của quyển sách thứ nhất. Giới thiêụ sách phải lô gích, khoa học và sinh đô ̣ng, hấp dẫn tạo nên ở bạn đọc. Vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc và khả năng của CBTV, điều kiện cụ thể của thư viện và đối tượng nghe (lứa tuổi, nam hay nữ, khả năng tiếp thu, số người tham dự), thời gian, địa điểm…… Chú ý - Thông thường giới thiệu điểm sách thì cần khoảng 3-4 quyển mỗi buổi: quyển thứ nhất giới thiệu tỉ mỉ, có đủ ba phần như đề cương, quyển thứ hai thì nên dùng bình luận của các nhà chuyên môn để giới thiệu, quyển thứ ba giới thiệu các bố cục, quyển thứ tư giới thiệu nhan đề và hình thức. Ví dụ: Các em thân mến! Các em có muốn tìm hiểu thêm những gương mặt nhà giáo tiêu biểu của dân tộc ta trong những thế kỹ qua là những ai không ? Tiểu sử, thân thế, sự nghiệp của những vị ấy thế nào? Các em có thể đến thư viện trường ta đọc tiếp quyển “Nửa thế kỷ những gương mặt nhà giáo” cũng do nhà xuất bản giáo dục xuất bản năm 1995 cùng nhóm tác giả Cẩm Bình, Hàm Châu, Nguyễn Ngọc Chụ biên soạn, nhân dịp kỹ niệm 50 năm – một chặng đường giáo dục cách mạng. Sách giới thiệu về 20 gương mặt nhà giáo tiêu biểu như thầy Tạ Quang Bửu, Nguyễn Thúc Hào, Tôn Thất Tùng,…Họ có thể khác nhau ở cương vị xã hôi nhưng giống nhau ở chỗ: tất cả đề dốc hết tài năng, trí tuệ, sức lực của mình cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Họ thật sự là ngôi sao lấp lánh của ngành mà tài năng cũng như công lao đức độ đều xứng đáng để viết thành nhiều trang sách cho mọi người học tập. Đến đây, cô xin giới thiệu đến các em quyển sách tiếp theo cũng cùng chủ đề này, đó là quyển “ Dạ, thưa thầy” của tác giả Phan Hoàng biên soạn. Sách do nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 2004. Nội dung sách ca ngợi những bậc thầy đáng kính mag cuộc đời và sự nghiệp của các bậc thầy này luôn luôn tôn tại bằng chính tài năng và nhân cách được thể hiện qua các công trình khoa học như : Một bậc thầy đáng kính; Một một nhà ngôn ngữ học tên tuổi vượt ngoài biên giới quốc gia muốn biết Ong là ai ? Mời bạn đọc tìm tìm sách trang 5 -> 20 sẽ được giải đáp....và còn nữa, nhiều bậc thầy mà các em cần đọc để bổ sung kiến thức. CBTV : Trương Thị Mại – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 19
- Đề tài : Mô ̣t số biê ̣n pháp tuyên truyền giới thiệu sách tại thư viện Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - Phần nghê ̣ thuâ ̣t của quyển sách : Phân tích cách giải quyết vấn đề được nghiên cứu, sáng tác, cốt truyên, ̣ văn phong, nghê ̣ thuâ ̣t trang trí. - Phần kết luâ ̣n : Nhấn mạnh tầm quan trọng và những ứng dụng của quyến sách vào thực tiến dạy và học, vào sản xuất và đời sống, đă ̣c biêṭ trong hoàn cảnh của địa phương. 3.3.3.2. Phối họp với tổ chuyên môn, đoàn thể tăng cường các loại hình hoạt động thư viện: 3.3.3.2.1. Phối họp với tổ chuyên môn, đoàn thể tổ chức các hoạt động phục vụ chủ điểm : Trước đây, tôi thật lúng túng không biết phải làm gì trong các ngày lễ lớn, ngày kỷ niệm cũng như các ngày chủ điểm trong năm. Từ khi Tổ công tác được thành lập, thì nỗi lo của CBTV được giải tỏa. Trong 03 năm qua, thư viện kết hợp cùng tổ công tác thực hiện các chuyên đề sinh hoạt theo bộ môn của từng tháng. Ví dụ : Tháng 9 là bộ môn Văn, Thư viện kết hợp với các thành viên trong tổ công tác, đặc biệt là tổ Văn tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách nhân ngày 8/3; 26/3 ; 22/12. Tổ công tác thư viện nhà trường chọn sách theo chủ điểm một cách kỹ lưỡng, có hệ thống và đề ra kế hoạch cụ thể, phân công các thành viên trong tổ từng phần công việc, để có bước chuẩn bị và thực hiện theo đúng thời điểm. Bên cạnh đó, các tổ trưởng sẽ giới thiệu đến các thành viên trong Tổ của mình những sách mà thư viện hiện có theo bộ môn hay từng phần, chương của phân phối chương trình để thầy cô xem và tuyên truyền giới thiệu đến học sinh để các em đến thư viện mượn tham khảo làm cho tiết học trở nên sinh động, phát huy tính tích cực của học sinh. Nhờ phát huy tốt chức năng và nhiệm vụ của tổ công tác viên thư viện nên công tác tuyên truyền giới thiệu sách của chúng tôi được thuận lợi như : - Giới thiệu sách trong các buổi chào cờ theo chủ điểm. - Giới thiệu sách mới trong Hội đồng sư phạm. - Giới thiệu sách trong sinh hoạt bộ môn. - Giới thiệu sách trên bảng đen trong phòng thư viện. - Tranh thủ giới thiệu sách mới ngắn gọn trong giờ ra chơi ở phòng thư viện cho bạn đọc là học sinh. Với đặc thù của thư viện trường phổ thông là tuyên truyền giới thiệu sách nhằm phục vụ cho việc dạy tốt của giáo viên và học tốt của học sinh. Muốn thực hiện được yêu cầu trên, thư viện phải thường xuyên đổi mới các hoạt động của mình, để có thể thu hút bạn đọc là giáo viên CBTV : Trương Thị Mại – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 283 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 194 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 46 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 141 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 32 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 73 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 31 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn