Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp để giữ gìn, phát huy dân ca ví, giặm xứ Nghệ thông qua dạy học văn học dân gian (Ngữ Văn 10)
lượt xem 6
download
Việc nghiên cứu về một số biện pháp để giữ gìn, phát huy dân ca ví, giặm xứ Nghệ thông qua dạy học văn học dân gian (Ngữ Văn 10), nhằm đưa ra những giải pháp, chương trình thiết thực giúp học sinh hiểu biết, yêu thích văn học dân gian, hiểu biết thêm và có ý thức bảo tồn, phát huy dân ca ví, giặm xứ Nghệ; bồi đắp tình yêu quê hương và góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp để giữ gìn, phát huy dân ca ví, giặm xứ Nghệ thông qua dạy học văn học dân gian (Ngữ Văn 10)
- ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ GIỮ GÌN, PHÁT HUY DÂN CA VÍ, GIẶM XỨ NGHỆ THÔNG QUA DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN (NGỮ VĂN 10) LĨNH VỰC: NGỮ VĂN
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NAM YÊN THÀNH == ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ GIỮ GÌN, PHÁT HUY DÂN CA VÍ, GIẶM XỨ NGHỆ THÔNG QUA DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN (NGỮ VĂN 10) LĨNH VỰC: NGỮ VĂN Tác giả: NGUYỄN THỊ HƯƠNG Tổ bộ môn: NGỮ VĂN - NGOẠI NGỮ Năm thực hiện: 2022 Số điện thoại: 0385 033 044
- MỤC LỤC MỤC TRANG PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ ………….…………………………………. 1 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ……………………………………………. 1 II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU …………………… 1 III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU …………………………………… 1 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………… 2 V. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI ………………………………………. 2 PHẦN B. NỘI DUNG ………………………………………..……… 3 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ……………………………… 3 1. Cơ sở lí luận ……………………………………………………….. 3 2. Cơ sở thực tiễn …………………………………………….……… 4 2.1. Nội dung dạy học văn học dân gian trong chương trình Ngữ Văn 10 4 2.2. Thực trạng học tập văn học dân gian và hiểu biết, yêu thích dân ca 5 ví, giặm xứ Nghệ của học sinh THPT ................................................................... 7 2.3. Thực trạng giảng dạy văn học dân gian của giáo viên THPT ........................ 7 2.4. Thực trạng về tài liệu tham khảo ................................................................... 8 2.5. Thực trạng về thi cử và kiểm tra đánh giá ..................................................... II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ GIỮ GÌN, PHÁT HUY DÂN CA VÍ, GIẶM XỨ NGHỆ THÔNG QUA DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN 8 GIAN (NGỮ VĂN 10) 1. Yêu cầu đối với việc dạy học văn học dân gian bằng hoạt động 8 trải nghiệm để giữ gìn, phát huy dân ca ví, giặm xứ Nghệ ............................... 2. Một số biện pháp để giữ gìn, phát huy dân ca ví, giặm xứ Nghệ 9 thông qua dạy học văn học dân gian (Ngữ Văn 10) .......................................... 2.1. Tổ chức đa dạng hoạt động khởi động gắn với tìm hiểu văn học dân gian và dân ca ví, giặm xứ Nghệ …………………………………… ................... 9 a. Vận dụng các làn điệu dân ca ví, giặm xứ Nghệ vào trò chơi “Người ấy là ai?”khi dạy tác phẩm tự sự dân gian………………………….………. 9 11 b. Tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn” ..................................................................... 11 c. Tổ chức trò chơi “Về miền quan họ và miền ví, giặm” ..................................... 12 2.2. Tổ chức hoạt động “Tâm tình bằng ví, giặm” khi dạy ca dao ........................
- 2.3. Sân khấu hóa (Diễn xướng dân gian)……………………………... 16 a. Diễn xướng dân gian: Ca kịch ví, giặm “An Dương Vương và Mị 16 Châu – Trọng Thủy”(Trích đoạn)…………………………………… b. Diễn xướng dân gian: Ca kịch ví, giặm “Tấm Cám” (Trích đoạn) 20 2.4. Dạy học dự án ………………………………………...…………… 23 28 2.5. Tổ chức hội thi, câu lạc bộ ............................................................................ a. Thi viết lời cho làn điệu dân ca ví, giặm xứ Nghệ…...………………… 28 b. Thi hát dân ca ví, giặm xứ Nghệ trong trường học ………………… 30 c. Thi thiết kế bảng tin, trang bìa…theo chủ đề “Em yêu văn học dân 30 gian” và “Dân ca ví, giặm xứ Nghệ”……………………………………….. d. Câu lạc bộ "Văn học dân gian", Câu lạc bộ "Dân ca ví, giặm xứ 31 Nghệ", câu lạc bộ "Âm nhạc và đời sống" ………………………………… III. THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM 33 41 IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... 41 1. Phạm vi ứng dụng........................................................................................... 41 2. Mức độ ứng dụng ........................................................................................... 41 3. Hiệu quả .......................................................................................................... 46 PHẦN C. KẾT LUẬN ........................................................................................ 46 I. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ............................................................. 46 1. Tính mới của đề tài ......................................................................................... 46 2. Tính khoa học ................................................................................................. 46 3. Tính hiệu quả .................................................................................................. 47 II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT ............................................................... 47 1. Với các cấp quản lý, giáo dục......................................................................... 47 2. Với giáo viên ................................................................................................... 47 3. Với học sinh .................................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. PHỤ LỤC............................................................................................................
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 BGDĐT Bộ Giáo dục Đào tạo 2 GV Giáo viên 3 HS Học sinh 4 THPT Trung học phổ thông 5 NXB Nhà xuất bản 6 SL Số lượng
- PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1. Văn học dân gian là những hòn ngọc quý (Hồ Chí Minh), là một trong hai bộ phận cấu thành nền Văn học Việt Nam; tuy nhiên học sinh THPT hiện nay không hứng thú với việc học văn học dân gian. 2. Cuộc sống hiện đại và xu thế hội nhập, toàn cầu hóa đã đem đến cơ hội giao lưu, tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hóa trên thế giới cho đất nước ta; nhưng cũng đặt ra thách thức nhiều mặt. Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hồng Lý cho rằng, một trong những thách thức của toàn cầu hóa hiện nay là việc một bộ phận lớn thanh niên muốn “chạy theo” luồng văn hóa mới từ bên ngoài vào. Do bản lĩnh còn chưa vững vàng nên dễ bị tiêm nhiễm và đua đòi, ăn chơi nên bỏ quên, thậm chí coi thường văn hóa dân tộc, làm cho văn hóa dân tộc mất chỗ đứng trong bản thân họ và nguy hiểm hơn là thâ ̣m chí họ “quay lưng” với văn hóa truyền thống. Trên thực tế, học sinh THPT ở Nghệ An cũng không có ý thức tự tìm hiểu, giữ gìn, phát huy di sản văn hóa của địa phương, trong đó có dân ca ví, giặm xứ Nghệ. 3. Việc dạy học văn học dân gian gắn với thực tiễn, với di sản của địa phương, vừa đưa được dân ca ví, giặm xứ Nghệ vào dạy học chính khóa tại trường THPT; vừa tạo ra các hoạt động trải nghiệm bổ ích. Từ đó, phát triển các năng lực nghe, nói, đọc, viết và phát huy tính tích cực, chủ động, nghiên cứu khoa học, năng khiếu âm nhạc, diễn xuất... từ học sinh; giúp các em yêu thích văn học dân gian hơn, thêm hiểu biết và ý thức được trách nhiệm cần giữ gìn, phát huy dân ca ví, giặm xứ Nghệ. Xuất phát từ những những lí do trên, tôi đã chọn đề tài "Một số biện pháp để giữ gìn, phát huy dân ca ví, giặm xứ Nghệ thông qua dạy học văn học dân gian ( Ngữ Văn 10 ) " II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 1. Phạm vi nghiên cứu: Trong đề tài này, tôi chỉ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp để giữ gìn, phát huy dân ca ví, giặm xứ Nghệ thông qua dạy học văn học dân gian ( Ngữ Văn 10 ) 2. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 10 và một số học sinh lớp 11, 12 THPT tại đơn vị tôi công tác trong thời gian năm học 2020-2021 và năm học 2021-2022 III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Việc nghiên cứu về một số biện pháp để giữ gìn, phát huy dân ca ví, giặm xứ Nghệ thông qua dạy học văn học dân gian ( Ngữ Văn 10 ), nhằm đưa ra những giải pháp, chương trình thiết thực giúp học sinh hiểu biết, yêu thích văn học dân gian, hiểu biết thêm và có ý thức bảo tồn, phát huy dân ca ví, giặm xứ Nghệ; bồi 1
- đắp tình yêu quê hương và góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc... IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp phân tích tài liệu - Thao khảo một số tài liệu: Xem và lựa chọn thông tin cần thiết, có độ tin cậy cao nhất nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu. - Tham khảo thông tin, nguồn tài liệu sách, báo, công trình nghiên cứu có nội dung liên quan đến đề tài để có thể so sánh các nghiên cứu trước đây với kết quả của đề tài. - Tham khảo nội dung từ các quyển sách báo, các bài viết của học sinh, của nghệ nhân dân ca ví, giặm trên môi trường mạng xã hội. 2. Phương pháp điều tra, quan sát - Mục đích: Đánh giá thực trạng và kiểm nghiệm kết quả của các phương pháp được đề xuất nhằm giúp học sinh phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo… trong hoạt động học văn học dân gian; từ đó học sinh có thêm kiến thức, yêu thích, trách nhiệm gìn giữ, phát huy và tự hào về văn học dân gian, dân ca ví, giặm xứ Nghệ. - Nội dung: Quan sát trực tiếp cách thực hiện hoạt động học tập, thái độ, mức độ của học sinh về văn học dân gian Việt Nam và dân ca ví, giặm xứ Nghệ. - Cách tiến hành: Tiến hành quan sát việc thực hiện hoạt động học tập, diễn xướng văn học dân gian và dân ca ví, giặm xứ Nghệ của học sinh. 3. Phương pháp phỏng vấn - Mục đích: Sử dụng hệ thống câu hỏi phỏng vấn được chuẩn hóa nhằm tìm hiểu sâu hơn những vấn đề nghiên cứu - Nguyên tắc: Phỏng vấn trong không khí cởi mở, tin cậy, người được phỏng vấn tự do trình bày những vấn đề người phỏng vấn đưa ra. - Cách tiến hành: Phỏng vấn học sinh về thái độ học tập văn học dân gian, sự hiểu biết về dân ca ví, giặm xứ Nghệ; phỏng vấn Ban giám hiệu, giáo viên trực tiếp dạy chương trình Ngữ văn 10; phỏng vấn nghệ nhân dân ca ví, giặm... Người phỏng vấn ghi lại hệ thống các nội dung trao đổi. 4. Phương pháp xử lí thông tin - Dựa vào số liệu điều tra, rút ra các kết luận khoa học cho đề tài. 5. Phương pháp thực nghiệm Khảo sát năng lực, kết quả học tập của học sinh các lớp thực nghiệm và đối chứng để kiểm chứng hiệu quả của các phương pháp được đề xuất của đề tài. V. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI Phần A. Đặt vấn đề Phần B. Nội dung Phần C. Kết luận 2
- PHẦN B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. 1. Cơ sở lí luận. 1.1. Văn học dân gian có những đặc trưng cơ bản: tính nguyên hợp, tính tập thể, tính truyền miệng và tính dị bản. Theo PGS.TS Khoa học Vũ Anh Tuấn, trong bốn đặc trưng trên, tính nguyên hợp là dấu hiệu phân biệt rõ ràng nhất để phân biệt sự khác biệt giữa văn học dân gian và văn học viết. Tính nguyên hợp của văn học dân gian thể hiện ở chỗ: tác phẩm văn học dân gian chính là sự tổng hợp nguyên sơ của nhiều lĩnh vực nghệ thuật, kiến thức trong mình nó. Vì thế, khi tìm hiểu tác phẩm văn học dân gian, chúng ta không thể bỏ qua đặc trưng này. Đây chính là nguyên nhân vì sao phải giảng dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian. 1.2. Nghị quyết Trung Ương Đảng lần 5 Khóa VIII đã đề ra “ Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc…”. Trong thời kì hiện nay, đây là nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các ngành, trong đó ngành Giáo dục có vai trò then chốt. Một trong những nhiệm vụ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là chúng ta phải phát huy văn hóa dân gian đặc sắc của dân tộc, trong đó văn học dân gian có một vị trí to lớn. Phát huy vai trò của văn học dân gian là nuôi dưỡng cội nguồn của lòng yêu nước, yêu dân tộc, tha thiết với văn hóa dân tộc, tránh đánh mất bản sắc dân tộc. 1.3. Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. ( Dẫn theo Sách giáo khoa Giáo dục công dân 7, NXBGD Việt Nam, 2021, tr.48) Di sản văn hóa được chia làm hai loại: di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hoá vật thể. Trong đó, dân ca ví, giặm xứ Nghệ là di sản văn hóa phi vật thể. Dân ca ví, giặm xứ Nghệ, còn có tên gọi khác là dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, là hai lối hát dân ca không có nhạc đệm, do cộng đồng hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo, lưu truyền trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt. Loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian này đã không ngừng phát triển cả về bề rộng, bề sâu, trở thành bản sắc riêng có của nhân dân xứ Nghệ. Dân ca ví, giặm xứ Nghệ được thực hành trong cuộc sống, lúc ru con, khi làm ruộng, chèo thuyền, lúc dệt vải, xay lúa. Các lối hát, vì vậy, được gọi tên theo các hình thức lao động và sinh hoạt như: ví phường vải, ví phường đan, ví phường nón, ví phường củi, ví trèo non, ví đò đưa, giặm ru, giặm kể, giặm khuyên,…Hai lối hát dân ca này thường được hát xen kẽ cùng nhau nên có tên ghép là dân ca ví, giặm. Ví và giặm xứ Nghệ có điểm chung là lối hát vừa mang tính ngẫu hứng, vừa có thủ tục và quy cách cụ thể; có chung đặc tính địa phương về thang điệu, điệu thức, tiết tấu, giai điệu và giọng hát, được diễn xướng theo ba hình thức: hát lẻ, hát 3
- đối và hát cuộc. Các cuộc hát nổi bật với lối hát giao duyên, thường có ba chặng: hát dạo, hát đối và hát xe kết. Mỗi bên hát phải có ít nhất hai, ba người, một người hát chính, người còn lại hát theo để đỡ giọng. Ca từ của dân ca ví, giặm xứ Nghệ là những vần thơ cô đọng, súc tích, dễ thuộc, dễ nhớ, dễ hát; nội dung đa dạng, miêu tả cuộc sống, phản ánh tập quán xã hội, lịch sử, tình yêu quê hương, đất nước, con người, mang tính giáo dục sâu sắc, thể hiện sự kính trọng cha mẹ, chung thủy, nghĩa tình, góp phần gìn giữ các tập tục, truyền thống tốt đẹp trong ứng xử xã hội ở làng xã. Dân ca ví, giặm xứ Nghệ còn là nguồn cảm hứng, là chất liệu cho các tác phẩm âm nhạc, ca khúc, ca kịch đương đại biểu diễn ở sân khấu, trong các phong trào truyền thông, hoạt động văn hóa xã hội, được công chúng rất yêu thích, làm cho đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng càng thêm phong phú. Ngày 27/11/2014 dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh chính thức được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đó là niềm vinh dự tự hào của người dân xứ Nghệ nói riêng, cả nước nói chung; nhưng cũng đặt ra trách nhiệm lớn lao cần có những hành động cụ thể, thường xuyên và lâu dài để giữ gìn, phát huy dân ca ví, giặm xứ Nghệ. 1.4. Trải nghiệm: Là quá trình nhận thức, khám phá đối tượng bằng việc tương tác với đối tượng thông qua các thao tác vật chất bên ngoài (nhìn, sờ, nếm, ngửi…) và quá trình tâm lí bên trong (chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng). Qua đó, chủ thể học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, tiếp thu, tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thành các kĩ năng trong cuộc sống. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong Chương trình Giáo dục Phổ thông là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ năng, tích luỹ kinh nghiệm riêng và phát huy tiềm năng sáng tạo của mỗi cá nhân. Coi trọng, tăng cường và đổi mới tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một đổi mới căn bản của Chương trình Giáo dục Phổ thông mới. Vì vậy, việc linh hoạt, đa dạng các biện pháp dạy học văn học dân gian để đưa dân ca ví, giặm xứ Nghệ vào trường học, từ đó giữ gìn, phát huy dân ca ví, giặm xứ Nghệ trở nên cần thiết. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Nội dung dạy học văn học dân gian trong chương trình Ngữ Văn 10 theo công văn 4040/BGDĐT-GDTrH. TT Bài Ghi chú 1 Khái quát văn học dân gian Việt Nam 2 Chiến thắng Mtao Mxây (Trích Đăm Săn - sử thi 4
- Tây Nguyên) 3 Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy 4 Tấm Cám 5 Nhưng nó phải bằng hai mày 6 Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa Chỉ dạy bài ca dao 1,4,6 7 Ca dao hài hước Chỉ dạy bài ca dao 1,2 8 Ôn tập văn học dân gian Việt Nam Ngoài ra có một số nội dung khác của văn học dân gian Việt Nam: khuyến khích học sinh tự đọc, tự tìm hiểu. Như vậy, nội dung dạy học về văn học dân gian khá nhiều, cần sự quan tâm đổi mới dạy học của giáo viên. 2.2. Thực trạng học tập văn học dân gian và hiểu biết, yêu thích dân ca ví, giặm xứ Nghệ của học sinh THPT a. Thực trạng học tập văn học dân gian của học sinh THPT Để có kết luận xác đáng, tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu về phía học sinh. Cụ thể, tôi đã phát câu hỏi cho 326 học sinh lớp 10 THPT tại đơn vị tôi công tác về mức độ hứng thú học văn học dân gian. ( Phiếu khảo sát 01: xem phụ lục). Kết quả thu được: Lớp Tổng Rất thích học Bình thường Không thích học số HS SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 10 326 22 7% 96 29% 208 64% Số liệu được thể hiện qua biểu đồ sau: 5
- Kết quả trên cho thấy, hầu hết học sinh xác định tư tưởng, tâm thế và thái độ học tập chưa đúng đắn. Các em vốn đã không thích học phần Văn học dân gian, kiến thức văn học dân gian xưa nay lại không nằm trong phạm vi giới hạn ôn thi THPTQG nên dẫn tới tâm lí chán, không thích học, không hứng thú, thậm chí không học, không quan tâm chú trọng những tiết học này. b. Thực trạng hiểu biết dân ca ví, giặm xứ Nghệ của học sinh THPT Để có số liệu cụ thể về thực trạng hiểu biết dân ca ví, giặm xứ Nghệ của học sinh; tôi đã phát câu hỏi cho 326 học sinh lớp 10 THPT tại đơn vị tôi công tác để khảo sát. (Phiếu khảo sát 02: xem phụ lục). Kết quả như sau: Lớp Tổng Hiểu biết về dân ca ví, giặm Không hiểu biết về dân ca số HS xứ Nghệ ví, giặm xứ Nghệ SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 10 326 11 3% 315 97% Số liệu được thể hiện qua biểu đồ sau: Từ số liệu khảo sát được, cho thấy học sinh THPT chưa có ý thức tìm hiểu về dân ca ví, giặm xứ Nghệ - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO công nhận; vì thế các em chưa nhận thức được vẻ đẹp, ý nghĩa của dân ca ví, giặm, chưa nhận thức được trách nhiệm bảo tồn, phát huy di sản dân ca ví, giặm. Nguyên nhân của tình trạng trên: Do học sinh THPT yêu thích nhạc trẻ, ít nghe dân ca ví, giặm; dân ca ví, giặm chưa được đưa vào giảng dạy chính khóa trong nhà trường; các hoạt động thi hát dân ca của các trường học không được tổ chức thường xuyên; các nghệ nhân hát dân ca ví, giặm ở các địa phương ngày càng ít… 6
- 2.3. Thực trạng giảng dạy văn học dân gian của giáo viên THPT Tôi đã tiến hành tìm hiểu thực trạng giảng dạy của giáo viên bằng việc phát phiếu khảo sát 03 (xem phụ lục) cho một số giáo viên của một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An, để các thầy cô phát biểu về việc vận dụng dân ca ví, giặm xứ Nghệ vào dạy học văn học dân gian, sự hài lòng về phương pháp sử dụng khi dạy học văn học dân gian. Nội dung khảo sát Hiệu quả giáo dục Trường Có sự Chưa vận Hài lòng TT Năm học vận dụng Chưa hài THPT dụng dân với dân ca ví, lòng với ca ví, giặm phương giặm phương pháp pháp sử sử dụng dụng THPT Nam 1/8 7/8 3/8 5/8 1 2020-2021 Yên Thành 12,5% 87,5% 37,5% 62,5% THPT Yên 0/7 7/7 3/7 4/7 2 2020-2021 Thành 3 0% 100% 42,9% 57,1% THPT Phan 0/10 10/10 4/10 6/10 3 2020-2021 Thúc Trực 0% 100% 40% 60% Qua khảo sát cho thấy, phần lớn giáo viên đã có sự đầu tư giáo án cho các tiết dạy văn học dân gian, nhưng chưa thực sự hài lòng, chưa vận dụng dân ca ví, giặm vào dạy học văn học dân gian. Một số giáo viên cũng giống như học sinh, mang tâm lí văn học dân gian không thuộc phạm vi các kì thi học sinh giỏi, thi THPT Quốc gia, nên không coi trọng giờ dạy. 2.4. Thực trạng về tài liệu tham khảo Tôi đã tiến hành khảo sát các loại tài liệu tham khảo: 1. Nguyễn Khắc Đàm - Nguyễn Trọng Hoàn, Giới thiệu giáo án Ngữ Văn 10 (Chương trình chuẩn), Tập một, NXB Hà Nội, 2006. 2. Phan Trọng Luận (Chủ biên), Thiết kế bài học Ngữ văn 10, NXB Giáo dục, 2006. 3. Phan Trọng Luận (Chủ biên), Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn Lớp 10, NXB Đại học Sư Phạm, 2010. 4. Phan Trọng Luận (Chủ biên), Ngữ văn 10, Sách giáo viên, Tập một, NXB Giáo dục, 2009. Từ kết quả khảo sát đó, tôi có nhận xét như sau: 7
- - Sách giáo viên còn hướng dẫn chung chứ chưa đề ra phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học văn học dân gian trong chương trình. - Sách tham khảo: các tác giả đã có những đề xuất có tính đổi mới phương pháp dạy học văn học dân gian nhưng mang tính chất chung chung, chưa thể hiện được sự sáng tạo và khi áp dụng vào thực tiễn, chưa tạo hứng thú cho học sinh. - Các sách tham khảo cũng chưa đề cập đến việc vận dụng dân ca ví, giặm xứ Nghệ vào dạy học văn học dân gian; dạy văn học dân gian chưa đặt trong mối quan hệ với văn hóa dân gian, để giữ gìn, phát huy di sản của dân tộc. 2.5. Thực trạng về thi cử và kiểm tra đánh giá. Trong dạy học, việc đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, cũng được chú trọng song hành với đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên, việc đánh giá của giáo viên vẫn còn nặng theo chuẩn kiến thức kĩ năng, chủ yếu là giáo viên đánh giá học sinh. Giáo viên chưa chú trọng đến việc đánh giá quá trình học tập và đánh giá sản phẩm học tập của học sinh từ nhiều kênh khác nhau: học sinh tự đánh giá, học sinh đánh giá lẫn nhau, giáo viên đánh giá học sinh; các hình thức kiểm tra cũng chưa đa dạng. Từ cơ sở lí luận và thực tiễn ấy, tôi đã tìm ra một số biện pháp hiệu quả để giữ gìn, phát huy dân ca ví, giặm xứ Nghệ thông qua dạy học văn học dân gian (Ngữ Văn 10); đồng thời góp phần đổi mới dạy học văn học dân gian ở trường THPT nói riêng, đổi mới dạy học Ngữ Văn nói chung. II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ GIỮ GÌN, PHÁT HUY DÂN CA VÍ, GIẶM XỨ NGHỆ THÔNG QUA DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN (NGỮ VĂN 10) 1. Yêu cầu đối với việc dạy văn học dân gian bằng các hoạt động trải nghiệm để giữ gìn, phát huy dân ca ví, giặm xứ Nghệ. Đề tài đưa ra một số biện pháp để giữ gìn, phát huy dân ca ví, giặm xứ Nghệ thông qua dạy học văn học dân gian Ngữ Văn 10; các biện pháp được đề cập đến trong đề tài đều hướng đến tổ chức những hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. Vậy nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, say mê, sáng tạo của học sinh trong dạy học văn học dân gian Ngữ Văn 10 bằng hoạt động trải nghiệm để giữ gìn, phát huy dân ca ví, giặm xứ Nghệ, cần đảm bảo các yêu cầu: - Đối với giáo viên: + Cần xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh, tạo hứng thú, say mê cho học sinh. + Lựa chọn các hình thức trải nghiệm phù hợp với nội dung văn học dân gian, đối tượng học sinh và cơ sở vật chất nhà trường…; cần có sự kết hợp giữa các hình thức trải nghiệm ngoài lớp học và tiết học ở lớp; đa dạng, đổi mới các hình thức kiểm tra đánh giá học sinh. 8
- + Kết hợp với Đoàn trường, Ban văn hóa địa phương để tổ chức các hội thi, câu lạc bộ, kết nối giữa học sinh THPT với các nghệ nhân hát dân ca ví, giặm xứ Nghệ… nhằm lan toả, nâng cao hiểu biết về dân ca ví, giặm cho học sinh. + Có kỹ năng số để phát huy hiệu quả các ứng dụng zalo, facebook, messenger, youtube… + Phải có hiểu biết về dân ca ví, giặm xứ Nghệ; có khả năng viết được kịch bản ca kịch ví, giặm dựa theo tác phẩm tự sự dân gian; có khả năng viết lời cho các làn điệu dân ca ví, giặm dựa theo các bài ca dao trong chương trình Ngữ Văn 10… + Hát được các làn điệu dân ca ví, giặm xứ Nghệ để hướng dẫn và lan tỏa tình yêu, niềm tự hào về dân ca ví, giặm đối với học sinh… - Đối với học sinh: + Có ý thức trong việc tham gia các hoạt động trải nghiệm để phục vụ cho việc học tập văn học dân gian. + Phát huy kĩ năng thu thập, xử lý thông tin, kỹ năng biên kịch, đạo diễn, quay phim, đóng vai, hát dân ca ví, giặm xứ Nghệ, viết và đọc lời bình bài thuyết trình, phóng sự … + Phát triển các năng lực: năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, năng lực cảm thụ thẩm mĩ... 2. Một số biện pháp để giữ gìn, phát huy dân ca ví, giặm xứ Nghệ thông qua dạy học văn học dân gian (Ngữ Văn 10). 2.1. Tổ chức đa dạng hoạt động khởi động gắn với tìm hiểu văn học dân gian và dân ca ví, giặm xứ Nghệ. Hoạt động khởi động bài học thường chỉ chiếm bốn, năm phút đầu giờ, nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc kích hoạt sự tích cực của người học, trước hết là tạo hứng thú học tập cho học sinh. Việc tổ chức đa dạng hoạt động khởi động gắn với tìm hiểu văn học dân gian và dân ca ví, giặm xứ Nghệ không chỉ cung cấp kiến thức mà còn tạo sự hứng thú học tập, niềm say mê, yêu thích của học sinh đối với văn học dân gian và dân ca ví, giặm. Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động gắn với việc tìm hiểu văn học dân gian và dân ca ví, giặm xứ Nghệ: a. Vận dụng các làn điệu dân ca ví, giặm xứ Nghệ vào trò chơi: “ Người ấy là ai”? khi dạy các tác phẩm tự sự dân gian. Học sinh sẽ cảm nhận âm nhạc, cụ thể về các làn điệu dân ca ví, giặm xứ Nghệ; kết hợp với những hiểu biết về nhân vật trong tác tác phẩm tự sự dân gian. Ví dụ 1: Khi dạy Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy, trong hoạt động khởi động Gv cho học sinh xem một số video để tham gia trò chơi: Người ấy là ai? ( Xác định tên nhân vật ). 9
- Nhân vật An Dương Vương: (đường link video: https://youtu.be/-HTb- v8xFzs) Hát vè: Sống chủ quan khinh địch Mất cảnh giác đề phòng Thương con thế là xong Vô tình vào tay giặc Âu Lạc vào tay giặc Nhân vật Mị Châu: (đường link video: https://youtu.be/opPvwB8nc9E) Hát khuyên thương: Thương lắm em ơi, một đời người con gái Trái tim yêu thương, lầm chỗ để trên đầu Cơ đồ đã đắm sâu, Vẫn trọn tình chồng vợ. Nhân vật Trọng Thủy: (đường link video: https://youtu.be/LUdYPJjMvyo) Hát giặm: Sự sụp đổ cơ đồ Ai gây nên tai họa Kẻ gián điệp, giết người Bày mưu mà tính kế Dùng tình người tính kế Ví dụ 2: Khi dạy truyện cổ tích Tấm Cám, trong hoạt động khởi động GV cho học sinh xem một số video để tham gia trò chơi: Người ấy là ai? ( Xác định tên nhân vật ). Nhân vật Tấm: (đường link video: https://youtu.be/utbiEV2jIjQ) Hát khuyên thương: Thương lắm em ơi, người hiền lành chung thủy Thùy mị nết na, đức độ trăm đường Người con gái đáng thương, sao gặp nhiều ro rủi! Hạnh phúc ùa tới, được sống bên chồng Lòng sung sướng mênh mông, ở hiền gặp lành, đó bạn. Nhân vật Cám: (đường link video: https://youtu.be/F2OS_k9TEkc) Hát vè: Miệng bên ngoài thơn thớt 10
- Cướp chồng của chị thôi Sống ác độc lắm rồi Đã ôm nên tai họa Dành phần mình tai họa b. Tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn” Giáo viên đưa ra những câu hỏi ngắn liên quan đến kiến thức văn học dân gian và dân ca ví, giặm xứ Nghệ, để học sinh thi đua: ai có câu trả lời nhanh nhất, đúng và nhiều nhất sẽ chiến thắng. Ví dụ: Khi dạy bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam”, giáo viên đưa ra một số câu hỏi để tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”. Câu hỏi 1. Xem hai hình ảnh sau và cho biết hình ảnh đó gợi em liên tưởng đến hoạt động nào trong văn hóa – văn học dân gian? Hình ảnh 1: Hình ảnh 2: Đáp án: Hai hình ảnh trên gợi chúng ta liên tưởng đến hoạt động diễn xướng trong văn hóa- văn học học dân gian. Gv nhấn mạnh thêm: Hình ảnh 1: Diễn xướng dân ca quan họ Bắc Ninh; hình ảnh 2: diễn xướng dân ca ví, giặm xứ Nghệ. Từ đó, giáo viên hỏi thêm học sinh: Hãy nêu những hiểu biết của em về dân ca quan họ Bắc Ninh và dân ca ví, giặm xứ Nghệ? Câu hỏi 2. Hãy nêu tên một số tác phẩm tự sự dân gian? Xác định thể loại của tác phẩm? Đáp án: Truyện cổ tích: Tấm Cám, Sọ Dừa, Thạch Sanh, Cây khế, Cây tre trăm đốt… Truyền thuyết: Con Rồng, cháu Tiên, Thánh Gióng, Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy… Truyện cười: Tam đại con gà, Lợn cưới áo mới, Treo biển… c. Tổ chức trò chơi “ Về miền quan họ và miền ví, giặm”. 11
- Ví dụ: Khi dạy ca dao, trong phần khởi động đầu tiết học, giáo viên tổ chức trò chơi “ Về miền quan họ và miền ví, giặm” để đưa học sinh về với không quan văn hóa – âm nhạc của miền quan họ (Bắc Bộ), không gian văn hóa – âm nhạc của ví, giặm (Nghệ Tĩnh); gắn việc dạy học ca dao với dân ca. Câu hỏi 1. Nghe và nêu tên bài hát? Bài hát đó thuộc dân ca miền nào? https://dancaquanho.net/co-la-ba-trong-nsnd-thuy-cai/ https://nhacdanca.net/gian-ma-thuong.html Đáp án: Bài Cò lả dân ca quan họ Bắc Ninh; bài Giận mà thương dân ca Nghệ Tĩnh Câu hỏi 2. Hãy hát một bài dân ca quan họ hoặc dân ca ví, giặm xứ Nghệ mà em yêu thích? (Để thực hiện được yêu cầu này, giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị từ tiết học trước đó). Học sinh hát bài dân ca quan họ hoặc dân ca ví, giặm; từ đó giáo viên định hướng học sinh: ca dao và dân ca có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, dân ca quan họ và dân ca ví, giặm xứ Nghệ đều đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Vì thế, bên cạnh việc tìm hiểu ca dao, cũng cần tìm hiểu và tự hào về dân ca. 2.2. Tổ chức hoạt động “Tâm tình bằng ví, giặm” khi dạy ca dao. “Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người” ( Ngữ Văn 10, Tập một, NXB Giáo dục 2006, tr.18 ). Có thể thấy giữa ca dao và dân ca có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vì vậy khi tìm hiểu, giảng dạy ca dao không nên tách rời ca dao và dân ca; đặt ca dao vào môi trường diễn xướng để ca dao bộc lộ hết cái hay, cái đẹp. Đó cũng là lí do khi dạy ca dao, tôi đã tổ chức hoạt động “Tâm tình bằng ví, giặm”. Mặt khác, khi dạy học ca dao gắn với dân ca ví, giặm xứ Nghệ sẽ giúp học sinh được tìm hiểu, cảm nhận sâu sắc về ví, giặm… Để thực hiện được hoạt động “Tâm tình bằng ví, giặm” khi dạy ca dao; giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị trước đó ít nhất hai tuần để viết lời cho dân ca ví, giặm xứ Nghệ dựa vào nội dung của các bài ca dao được học trong chương trình THPT; hướng dẫn học sinh biểu diễn. Trong quá trình chuẩn bị, giáo viên kết nối với nghệ nhân hát dân ca ví, giặm của địa phương để học sinh được học về các làn điệu dân ca ví, giặm. Khi tiến hình dạy học ca dao, giáo viên cho học sinh thực hiện hoạt động “Tâm tình bằng ví, giặm” trực tiếp tại tiết học hoặc cho học sinh quay video ở nhà, đến tiết học chiếu lên ti vi, máy chiếu ( có thiết bị âm thanh: loa ). Thông qua hoạt động đó, học sinh thay lời nhân vật trữ tình để bày tỏ, tâm tình với mọi người về cảm xúc, khát khao, lo lắng… bằng âm nhạc, cụ thể ví, giặm. Như vậy, học sinh vừa cảm nhận được nội dung của văn bản, vừa phát huy được năng khiếu âm nhạc, 12
- biểu diễn; đồng thời tạo được hứng khởi, hấp dẫn để dẫn dắt học sinh vào không gian văn hóa xứ Nghệ, văn học dân gian. Ví dụ 1: Khi dạy bài ca dao số 1: Thân em như tấm lụa đào - Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.”; dựa vào nội dung của bài ca dao, cô trò đã tham khảo ý kiến của nghệ nhân hát dân ca ví, giặm để viết lời cho làn điệu dân ca ví, giặm và tâm tình với mọi người bằng ví giặm. + Ví, giặm xứ Nghệ “Tìm anh” (Dựa theo bài ca dao: Thân em như tấm lụa đào - Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai) Hát ví: Ơ…ơ… Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai Hát giận thương: Em nỏ biết em vào tay ai Em nỏ biết em vào tay ai Truyền thống anh ơi, chiếc áo dài se lạnh Gái chưa chồng phất phơ bỏng chảnh Đứng chờ ai, trông ai mà đẹp cảnh, đẹp ơ… người Đứng giữa chợ mắt nhìn theo anh ơi Thân em đẹp, đẹp lắm anh ơi Tấm lụa đào lung linh chờ đợi Phất phơ bay mà xa vời vợi Để nhớ, để thương, vương vấn trong ơ…ơ…lòng Hát giặm: Mời anh rồi xuống chợ Tìm gặp lại người thân Tìm duyên mới ái ân Ước nên chồng nên vợ Mà ước trọn tình chồng vợ Tấm lụa đào giữa chợ Sáng rực cả một vùng Rồi ai thấy cũng ưng Níu thân em đứng lại Thân em rồi ngồi ơ…ơ lại Hát khuyên thương: Ước nguyện từ lâu em chọn người tri kỉ 13
- Xích lại gần một tí, chẳng phải sợ đổi lòng Anh có nhớ em không? Suốt đêm trông ngày đợi Phất phơ, phơi phới lòng nhớ thương ai. Lời nguyện ước không phai, cho trọn tình vẹn nghĩa. Lời hứa chẳng thể phai, để trọn tình vẹn nghĩa…. + Video học sinh Tâm tình bằng ví, giặm bài “Tìm anh” (dựa theo bài ca dao số 1) được đăng tại: https://youtu.be/dZK92cES7Q8 Ví dụ 2: Khi dạy bài ca dao số 6: Muối ba năm muối đang còn mặn Gừng chín tháng gừng hãy còn cay Đôi ta nghĩa nặng tình dày Có xa nhau đi chăng nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa. Dựa vào nội dung của bài ca dao, cô trò đã tham khảo nghệ nhân hát dân ca ví, giặm để viết lời cho làn điệu dân ca ví, giặm và tâm tình với mọi người bằng ví giặm. + Ví, giặm xứ Nghệ: Đối ca nam nữ “ Đẹp mãi tình ta” dựa theo bài ca dao số 6 Ngữ Văn 10, Tập một, NXB Giáo dục 2006, tr. 83 Nữ ( Hò): Hò ơ hò… Bạn ơi một lớp, một trường, đồng tâm giữ trọn tình thương tháng ơ… ngày Nam (Hò): Hò ơi hò…Tiếng ai nói dịu dàng ấm áp Răng mà nghe tha thiết đậm đà Đẹp trường đẹp cả đôi ta Lớp 10 kỉ niệm mặn mà không ơ… quên Nam (Giặm, vè): Ta chung trường chung lớp Tình cảm lại mặn mà Gọi bằng bạn hơi xa Xin gọi em một tiếng Gọi anh mà một tiếng Nữ (Giặm, vè): Gọi em bằng thể hiện Tiếng gọi đẹp vô cùng Nam, nữ (cùng hát giặm, vè): Hai ta quyết tự xưng 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 279 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 45 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 73 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn