Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp để thành lập, quản lý thư viện học sinh ở trường THPT Yên Thành 3
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là đánh giá thực trạng công tác thư viện, nhu cầu đọc sách của học sinh ở trường THPT Yên Thành 3 - Yên Thành - Nghệ An, để đưa ra giải pháp nhằm xây dựng thư viện, chỉ đạo, quản lý công tác thư viện học sinh trong nhà trường đạt hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp để thành lập, quản lý thư viện học sinh ở trường THPT Yên Thành 3
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 3 o0o SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÀNH LẬP, QUẢN LÝ THƯ VIỆN HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 3” Họ và tên: Phan Tất Khang Chức vụ: P. Hiệu trưởng Đơn vị công tác: THPT Yên Thành 3 Năm học: 2020 - 2021
- MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài ...........................................................................2 2.1. Mục tiêu......................................................................................................2 2.2. Nhiệm vụ ....................................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................2 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ............................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................2 II. PHẦN NỘI DUNG...............................................................................................3 1. Cơ sở lí luận ......................................................................................................3 2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................3 2.1. Thực trạng ..................................................................................................4 2.2. Thuận lợi ....................................................................................................4 2. 3. Khó khăn ....................................................................................................5 2.4. Nguyên nhân của thực trạng.......................................................................5 3. Giải pháp, biện pháp đã thực hiện .....................................................................5 3.1. Thành lập thư viện học sinh .......................................................................5 3.1.1. Lập kế hoạch .......................................................................................5 3.1.2. Khảo sát về địa điểm, không gian sẽ đặt thư viện ...............................6 3.1.3. Dự kiến quy mô thư viện.....................................................................7 3.1.4. Dự trù nguồn nhân lực, vật lực sẽ huy động .......................................7 3.1.5. Các phương thức được sử dụng để huy động tài chính, huy động con người để thiết kế, thi công thư viện...............................................................7 3.1.6. Thiết kế, xây dựng không gian của thư viện ....................................15 3.1.7. Chỉ đạo Đoàn trường kêu gọi quyên góp sách cho thư viện .............17 3.2. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý, hoạt động của thư viện......19 3.2.1.: Chỉ đạo cán bộ thư thư viện xây dựng kế hoạch hoạt đọc sách và lịch đọc sách cụ thể đối với học sinh. .........................................................19 3.2.2. Đổi mới và mở rộng các hình thức phục vụ bạn đọc. .......................20 3.2.3. Tăng cường thời gian hoạt động của thư viện vào thời gian ngoài giờ hành chính, ngày lễ, chủ nhật......................................................................21 3.2.4. Sử dụng công nghệ để quản lý thư viện............................................21 3.3. Các giải pháp để tuyên truyền, phát triển văn hóa đọc sách ....................22 3.3.1. Thực trạng đọc sách học sinh trường THPT Yên Thành 3 ..............22 3.3.2. Nguyên nhân của việc suy giảm văn hóa đọc sách ..........................23 3.3.3. Các giải pháp để tuyền truyền, phát triển văn hóa đọc sách .............24 3.3.3.1. Tuyên truyền giới thiệu sách .........................................................24 a. Review sách .............................................................................................24 b. Giới thiệu sách dưới cờ............................................................................27 3.3.3.2. Giải pháp trang facebook “Người yêu sách”.................................30 3.3.3.3. Giải pháp “Nghe bạn đọc sách” ....................................................31 3.3.4. Rèn luyện kỹ năng đọc sách hiệu quả cho học sinh...............................32
- 4. Kết quả thu được sau 3 năm thực hiện đề tài...............................................33 4.1. Về đầu tư kinh phí cho thư viện ...............................................................34 4.2. Tình hình bạn đọc của thư viện và số lần mượn ĐDDH:.........................34 4.3. Phát triển văn hóa đọc ..............................................................................34 5. Định hướng phát triển thư viện học sinh trong những năm tiếp theo..............35 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.....................................................................36 1. Kết luận ...........................................................................................................36 2. Kiến nghị .........................................................................................................36
- I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thư viện, thiết bị dạy học trong nhà trường có một vai trò rất quan trọng. Nó là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu của giáo viên, đọc sách của học sinh và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường. Thư viện là nơi cung cấp cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển để tra cứu, các loại sách báo, tạp chí các loại tài liệu cần thiết của Đảng, Nhà nước và của các cấp, các ngành phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức các môn khoa học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Hiện nay, một số trường vẫn còn xem nhẹ công tác thư viện. Đặc biệt là rất ít trường có thư viện dành riêng cho học sinh. Ngoài ra, các nhà trường chưa có sự quan tâm đúng mức về các hoạt động của thư viện nhà trường. Cán bộ thư viện kiêm nhiệm quá nhiều việc, cán bộ quản lý còn thiếu sự chỉ đạo và quản lý sát sao về công tác này, hoặc quản lý còn lỏng lẻo dẫn đến hiệu quả công tác thư viện chưa đạt hiệu quả cao. Văn hóa đọc của học sinh đang cần phải được định hướng, bồi dưỡng và phát triển. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng thư viện học sinh để các em có không gian đọc sách, nghiên cứu, học tập riêng. Mặt khác, để khai thác hiệu quả vốn sách, tổ chức các hoạt động của thư viện, quản lý thư viện, để kịp thời bổ sung các loại sách, tài liệu mới, sử dụng và quản lý chặt chẽ kinh phí đầu tư cho thư viện học sinh để thư viện ngày càng phát triển, hoạt động hiệu quả. Đồng thời phát triển văn hóa đọc cho học sinh. Đó chính là vấn đề cấp thiết và chính đáng. Đó là điều mà tôi băn khoăn, trăn trở trong vai trò công tác quản lý của mình trong những năm công tác tại trường THPT Yên Thành 3. Chính vì vậy tôi chọn đề tài về “Một số biện pháp để thành lập, quản lý thư viện học sinh ở trường THPT Yên Thành 3”. 1
- 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục tiêu Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác thư viện, nhu cầu đọc sách của học sinh ở trường THPT Yên Thành 3 - Yên Thành - Nghệ An, để đưa ra giải pháp nhằm xây dựng thư viện, chỉ đạo, quản lý công tác thư viện học sinh trong nhà trường đạt hiệu quả. 2.2. Nhiệm vụ Qua khảo sát tình hình thực tế, đánh giá thực trạng công tác thư viện của nhà trường. Nêu ra những giải pháp tích cực để thành lập thư viện học sinh và chỉ đạo, quản lý để thư viện hoạt động hiệu quả. Nêu được kết quả thực hiện trong 02 năm học, năm học 2018-2019, 2019-2020, 2020-2021. 3. Đối tượng nghiên cứu - Công tác thư viện học sinh của trường THPT Yên Thành 3 - Yên Thành - Nghệ An trong 03 năm học, năm học 2018-2019, 2019-2020, 2020-2021. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2019 đến tháng 2/2021. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp sau: - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, các văn bản pháp quy về thư viện, thiết bị. - Phương pháp khảo sát, điều tra biểu mẫu, số liệu. - Sử dụng các công cụ truyền thông. 2
- II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Trong nhà trường thì từ lâu thư viện trở thành một bộ phận không thể thiếu được, các ấn phẩm tài liệu, sách báo, tạp chí có một vị trí quan trọng đối với đời sống xã hội cũng như trong học tập, nghiên cứu, giải trí. Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, Đảng ta đã xác định “Giáo dục cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Mới đây, ngày 24 tháng 2 năm 2014, Thủ tướng Chính Phủ nước ta đã ra Quyết định số 284/QĐ-TTg về việc tổ chức Ngày Sách Việt Nam 21.4 là một hoạt động tuyên truyền, quảng bá sách “nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc nâng cao kiến thức và kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người;...khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội; tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ, quảng bá sách”... Không thể hình dung được một chiến lược phát triển giáo dục phổ thông mà không có sự tham gia tích cực của thư viện trường học. Thư viện là nơi lưu trữ và phát huy một phần tinh hoa văn hóa nhân loại. Thông qua đọc sách báo, tài liệu... đã góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và học sinh. Thư viện nói chung và thư viện trường học nói riêng từ rất lâu đã được Đảng Nhà nước quan tâm và khẳng định vài trò chức năng, nhiệm vụ của thư viện trong quá trình bảo tồn xây dựng và phát triển về mọi lĩnh vực của đất nước. Đặc biệt là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có sự quan tâm đối với công tác thư viện trường học, ngày 11/01/2001 Chủ tịch nước đã ký công bố Pháp lệnh Thư viện, ngày 02/01/2003 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 01 về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông. Nhà trường phải làm tốt công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo, tài liệu thu hút đông đảo bạn đọc đến với thư viện đọc ngay từ tuổi ấu thơ đến lúc tuổi trưởng thành. Sách báo đã và đang góp phần “Làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ” góp phần quyết định chất lượng và không ngừng nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên, mở rộng kiến thức xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Thư viện trường học giúp học sinh được tiếp cận với trí tuệ, công sức của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật, giáo dục. Qua đó, hình thành các em thói quen tự học, giúp các em thấy được ý nghĩa to lớn của lao động trí óc, sự kiên nhẫn và cần cù của nhiều thế hệ trong và ngoài nước. Chính điều này sẽ dần hình thành cho các em chí hướng phấn đấu để đạt được ước mơ trong cuộc đời mình. 2. Cơ sở thực tiễn 3
- 2.1. Thực trạng - Thực trạng về cơ sở vật chất Từ trước năm học 2018-2019, trường THPT Yên Thành 3 chưa có thư viện dành riêng cho học sinh. Trường chỉ có 01 thư viện với diện tích khoảng 40m2 (bao gồm cả kho sách) dành cho 70 cán bộ - giáo viên và hơn 1100 học sinh. Với điều kiện vật chất như trên không thể đáp ứng nhu cầu đọc sách của CBGV và học sinh. Các em không có không gian tĩnh lặng, thoáng mát phù hợp với đọc sách, nghiên cứu. Ngoài không gian chật hẹp thì số lượng sách, báo, tạp chí cũng rất nghèo nàn, không cập nhật kịp thời. Dẫn đến các em ít đọc sách là điều dễ hiểu. - Thực trạng đọc sách Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thông tin. Sách ngày nay rất phong phú và đa dạng với nhiều thể loại khác nhau giúp cho các bạn tìm kiếm một cách dễ dàng. Sự xuất hiện của các hình ảnh, video và các phương tiện nghe nhìn khác khiến cho con người ta phải đặt câu hỏi vào số phận của sách. Phải chăng sách đang mất dần vị trí độc tôn trong nền văn hóa đọc. Hiện nay có rất nhiều loại sách điện tử theo chân khoa học kĩ thuật ra đời nhưng vấn không thu hút được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Số lượng các em đọc sách điện tử hay qua mạng xã hội là con số không đáng kể. Tuy rằng chúng ta đang sống trong thời đại 4.0 nhưng để giới trẻ biết vận dụng vào đó để đọc sách là một điều rất khó. Các em chỉ lên mạng để chơi games, lướt facebook hay xem những video không phù hợp với lứa tuổi của mình. Chỉ có một số ít em biết lên mạng để đọc nhưng hiệu quả chưa cao. Đây là một vấn đề đáng lo ngại và rất cần sự quan tâm, chia sẻ, chung tay của mọi người trong xã hội. Có như vậy mới định hướng, phát triển được văn hóa đọc cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Thuận lợi - Được sự quan tâm cho phép của chi ủy, sự nhất trí của các đồng chí trong BGH, sự quan tâm động viên giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này. - Nhu cầu đọc sách của giáo viên và học sinh: Trong nhà trường hoạt động chủ yếu của giáo viên và học sinh là giảng dạy và học tập, mà cả hai hoạt động này đều phải sử dụng một phương tiện đó là tài liệu sách báo. Như vậy, nhu cầu đọc sách của giáo viên và học sinh là nhu cầu cấp thiết và rất chính đáng cần phải ưu tiên xem xét, giải quyết và đây cũng là động lực thúc đẩy quyết tâm thành lập thư viện học sinh. - Sự đồng lòng, thống nhất của tập thể: Toàn thể cán bộ viên chức cũng như Hội cha mẹ học sinh, Hội cựu học sinh, các nhà hảo tâm đã quan tâm và sẵn sàng hỗ trợ kinh phí, công sức, thời gian để thành lập thư viện học sinh. 4
- 2. 3. Khó khăn - Khó khăn về kinh phí: Kinh phí xây dựng thư viện bao gồm kinh phí xây dựng phòng đọc, tủ sách, giá sách, bàn ghế… là rất lớn. Ngoài ra, kinh phí để mua sách báo, tạp chí cũng là 1 khoản rất lớn. Dự trù kinh phí khoảng hơn 200 triệu đồng. - Về ý thức đọc sách của học sinh: Một số học sinh còn ham chơi, tầm hiểu biết còn hạn chế chưa định hướng được việc đọc sách báo là gì và đọc sách truyện, báo như thế nào cho phù hợp với lứa tuổi của mình, chưa coi sách là kho tàng tri thức nhân loại. - Những tác động tiêu cực của công nghệ: Sự bùng nổ về thông tin, sự phát triển của công nghệ…kèm theo đó là những tác động tiêu cực. Học sinh ngày càng sống trong thế giới ảo nhiều hơn, thời gian lướt mạng xã hội (facebook, YouTube…), internet, tivi ngày càng nhiều. Học sinh sống trong trế giới ảo thậm chí có khi gần bằng thế giới thực. 2.4. Nguyên nhân của thực trạng - Chưa có thư viện học sinh: (Như đã trình bày ở trên) là trường chưa có không gian đọc sách dành riêng cho học sinh, mà mới có 01 thư viện trường rất nhỏ, số lượng đầu sách ít, không hấp dẫn được học sinh. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến học sinh ít có cơ hội tiếp cận sách nhất là các quyển sách hay, sách quý - Do tác động từ mạng xã hội, internet với các công cụ như điện thoại thông minh, ipad, tivi, máy tính... dẫn đến học sinh ngày càng chìm đắm trong thế giới ảo. Qua khảo sát số học sinh trường THPT Yên Thành 3 có điện thoại thông minh chiếm tới 98%. Mục đích sử dụng của những chiếc diện thoại này chủ yếu là giải trí chứ hầu như không dành cho việc đọc sách, việc học. - Đại đa số học sinh (thậm chí cả phụ huynh) chưa ý thức được ý nghĩa, tác dụng của việc đọc sách. Thậm chí một số bộ phận xem nhẹ việc đọc sách, cho rằng sách không còn cần thiết trong thế giới hiện đại – sách đã hết vai trò. - Học sinh chưa có kỹ năng đọc sách hiệu quả: Khi các em chưa có các kỹ năng đọc sách hiệu quả, kèm theo đó là có ít cơ hội đọc sách thì những điều bổ ích, lý thú từ sách các em khó mà có được. Đó cũng là nguyên nhân làm các em xa rời sách, không có thói quen đọc sách... 3. Giải pháp, biện pháp đã thực hiện 3.1. Thành lập thư viện học sinh 3.1.1. Lập kế hoạch Đây là bước đầu tiên trong quá trình thành lập thư viện, chúng tôi trăn trở, suy nghĩ rất nhiều khi vì biết rằng đây một công việc khó khăn, tốn kém mà trước 5
- đó hầu như ít trường có thể làm được. Có thể tóm tắt một số nét chính trong quá trình xây dựng kế hoạch như sau: - Cơ sở lý luận của việc xây dựng thư viện: Cần trả lời các câu hỏi như việc xây dựng thư viện có cần thiết trong thời đại công nghệ số như hiện nay nữa không? Sách đóng vai trò nhu thế nào trong giai đoạn hiện nay?.... - Cơ sở thực tiễn: Những khó khăn, thuận lợi trong quá trình xây dựng thư viện. (tiền đâu? Học sinh có ham thích đọc sách nữa không? Không gian nào để xây dựng thư viện?...) - Khung thời gian thực hiện, thời điểm bắt đầu triển khai. - Lên phương án các tình huống, các kịch bản có thể xảy ra. - Xây dựng đội ngũ để thực hiện. - Dự trù nguồn nhân lực, vật lực để thực hiện. 3.1.2. Khảo sát về địa điểm, không gian sẽ đặt thư viện Sau khi khảo sát, tham khảo ý kiến các tổ chức, cá nhân trong trường, chúng tôi nhận thấy rằng: Địa điểm đặt thư viện là ở dãy nhà cấp 4 phía Tây (dãy nhà H) trong khuôn viên trường THPT Yên Thành 3. Không gian ở vị trí đó thoáng mát, cây xanh nhiều, yên tĩnh thích hợp để đặt thư viện. Tuy nhiên, dãy nhà này đã xuống cấp nghiêm trọng, nên cần phải có nguồn lực lớn. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng chúng tôi xác định sẽ đặt thư viện ở đây và cần thông 02 phòng học cạnh nhau mới đủ không gian cho thư viện. Hình ảnh về vị trí dự kiến đặt thư viện học sinh 6
- 3.1.3. Dự kiến quy mô thư viện - Giai đoạn 1: Thư viện có 2 phòng đọc với sức chứa khoảng 150 học sinh cùng lúc, có khoảng 10.000 đầu sách, báo, tạp chí, 7 chiếc máy tính nối mạng, 01 máy in. - Giai đoạn 2: Thư viện có 3-4 phòng đọc với sức chứa khoảng 250-300 học sinh cùng lúc, có khoảng 20.000 đầu sách, báo, tạp chí, 20 chiếc máy tính nối mạng, 02 máy in. 3.1.4. Dự trù nguồn nhân lực, vật lực sẽ huy động - Huy động từ cán bộ, giáo viên đã và đang công tác tại trường: Khoảng 30 triệu đồng và 1000 cuốn sách có giá trị. - Huy động từ cựu học sinh: Khoảng 100 triệu đồng, 7000 cuốn sách, tạp chí. - Huy động từ các nhà tài trợ, nhà hảo tâm...: 50 triệu đồng. - Huy động từ các học sinh đang học: Khoảng 1000 cuốn sách, báo.. - Vận động từ các “Tủ sách nhân ái”: Khoảng 1000 cuốn sách. - Vận động từ các tổ chức, các nhà hảo tâm...: Khoảng 1000 cuốn sách, báo. 3.1.5. Các phương thức được sử dụng để huy động tài chính, huy động con người để thiết kế, thi công thư viện Sau 8 tháng chuẩn bị các công việc cần thiết (từ tháng 1/2019 đến 8/2019) - Tuyên truyền thông qua các diễn dàn, các cuộc gặp gỡ giao lưu, hội nghị... Trong quá trình vận động nguồn tài chính để xây dựng thư viện thì hình thức vận động thông qua gặp mặt, giao lưu... rất hiệu quả, thu được nguồn tài chính rất lớn. Trước khi gặp mặt, chúng tôi đã trao đổi các nội dung trong buổi gặp, trong đó nhấn mạnh nội dung tài trợ kinh phí để xây dựng thư viện học sinh. Kết quả là các đối tác đều sẵn sàng tài trợ về tiền, sách, tạp chí... sau khi biết được mục đích tốt đẹp của việc xây dựng thư viện. Để có sự tham gia đông đảo của khách mời, nhất là các cựu học sinh thì chúng tôi đã làm tốt công tác truyền thông. Ngoài các bài viết, hình ảnh, kế hoạch đăng lên facebook thì chúng tôi còn trao đổi kỹ với các thành viên chủ chốt. Từ các thành viên chủ chốt này sẽ kết nối rộng khắp với các em cựu học sinh khác. Đối với các nhà hảo tâm, nhà tài trợ thì chúng tôi gọi điệ trực tiếp để trao dổi và đưa ra lời đề nghị. Chúng tôi đã tổ chức 02 cuộc gặp gỡ tại Hà Nội, 01 cuộc gặp gỡ tại Đà Nẵng, 03 cuộc giao lưu tại trường. Đối tượng gặp gỡ, giao lưu là cựu học sinh, doanh nhân, nhà tài trợ, nhà hảo tâm.... Kết quả: Số tiền thu được từ các từ các cuộc gặp gỡ là hơn 75 triệu đồng (sau khi đã trừ tất cả chi phí tổ chức), trong đó có công ty TNHH Aladin tài trợ 35 triệu đồng, hơn 1100 đầu sách mới cùng rất nhiều báo, tạp chí chuyên ngành, sách ngoại ngữ... 7
- Sau đây là 1 số hình ảnh về các cuộc gặp mặt, giao lưu. Gặp mặt Cựu học sinh Yên Thành 3 tại Hà Nội (tháng 5/2020) 8
- Gặp mặt Cựu học sinh Yên Thành 3 tại Hà Nội (tháng10/2019) Gặp gỡ CHS, chuyên gia tại trường Yên Thành 3 (Tháng 10/2020) - Viết bài đăng lên website, Fanpage của nhà trường: Chúng tôi xác định trong thời đại internet kết nối vạn vật, công nghệ thông tin - truyền thông bùng nổ như hiện nay, phải biết tận dụng thế mạnh của lĩnh vực này trong kêu gọi tài trợ kinh phí. Chúng tôi, đã giao Ban thông tin - tuyên truyền của nhà trường viết bài kêu gọi ủng hộ tài chính, hiện vật (sách, báo, tạp chí...) cho thư viện học sinh. Sau khi bài viết được đăng tải, chúng tôi tiếp tục yêu cầu CBGV, HS like, chia sẻ để bài viết tiếp cận rộng rãi đến nhiều người hơn nữa. Kết quả là sau chỉ hơn 1 tháng chúng tôi đã nhận được đóng góp gần 50 triệu đồng, tiêu biểu có các lớp như K1A (niên khóa 2001-2004), K2A (niên khóa 2002-2005), K4B (niên khóa 2004-2007).... đã ủng hộ với số tiền hơn 10 triệu đồng/lớp. Sau đây là nội dung bài viết đã sử dụng để đăng tải trên website, fanpage của nhà trường: 9
- “Tặng một cuốn sách, gieo một hạt mầm Với mục đích xây dựng một không gian đọc sách lành mạnh, mở ra không gian học tập bổ ích và lí thú cho học sinh, trường THPT Yên Thành 3 dự kiến xây dựng mô hình Thư viện trẻ với dự án “Tặng một cuốn sách, gieo một hạt mầm”. Mô hình Thư viện trẻ Không gian đọc: thoáng mát, rộng rãi và tương đối yên tĩnh. Quản lí việc đọc sách: - Phòng đọc sẽ được trang bị các máy tính kết nối mạng. - Sách sẽ được phân loại một cách khoa học. Bảo quản sách: Sách được bảo quản trong không gian thoáng mát. Thư viện thường xuyên được dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ. Dự án Tặng một cuốn sách, gieo một hạt mầm - Đối tượng tham gia: giáo viên, cựu giáo viên, học sinh, cựu học sinh cũng như những người yêu sách muốn tặng sách cho nhà trường. - Các loại sách tặng: sách giáo khoa, sách tham khảo, tạp chí, truyện, tranh ảnh, … có nội dung lành mạnh, phù hợp. - Cách thức tặng: + Gửi trực tiếp những cuốn sách báo, tạp chí, … về thư viện trường hoặc qua bưu điện tới địa chỉ: Thư viện trường THPT yên Thành 3, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. + Trang thiết bị: thư viện hiện tại vẫn còn thiếu một số máy tính kết nối mạng do kinh tế còn hạn hẹp. Do đó, nhà trường rất mong nhận được sự đóng góp để thư viện không chỉ vừa văn minh mà còn hiện đại, đi kịp với xu hướng phát triển của xã hội. Nhà trường hi vọng dự án thực sự có ý nghĩa đối với người tặng sách cũng như người đọc sách. “Thư viện trẻ” hứa hẹn sẽ mở ra “những chân trời mới”, những miền đất hứa dành cho tất cả những người say mê đối với việc tìm tòi tri thức, để những giá trị nguyên bản, nhân văn sẽ còn tồn tại mãi với thời gian. Nhắn gửi Cựu học sinh “Đây là thư viện của trường bạn. Thầy hi vọng trong tương lai gần trường Yên Thành 3 sẽ có thư viện như thế này” 10
- - Viết thư ngỏ đăng lên facebook cá nhân Trong gần 20 năm công tác tại trường, với lợi thế là đã từng giữ chức vụ Bí thư Đoàn trường nên tôi có mối quan hệ tốt đẹp với hàng chục nghìn học sinh qua các thế hệ. Mối quan hệ thầy - trò được duy trì, củng cố qua thời gian. Chính vì lẽ đó nên tôi suy nghĩ rằng phải tận dụng uy tín cá nhân để góp phần công sức xây dựng thư viện. Một trong công cụ hữu hiệu là sử dụng facebook cá nhân. Sau khi đăng bài thì tạo ra hiệu ứng rất tích cực đối với cựu học sinh, các nhà hảo tâm, các nhà tài trợ. Kết quả thành công ngoài sức mong đợi, số lượng người comment đăng kí ủng hộ thư viện hơn 300 người, trong đó tiểu biểu như em Phan Văn Trọng – Cựu học sinh lớp K1A ủng hộ 10 triệu, anh Đặng Quang – Doanh nhân ở Hà Nội ủng hộ 5 triệu… Không những các em ủng hộ về vật chất mà còn ủng hộ mạnh mẽ. Có những về mặt tinh thần. Có những thế hệ học trò đi trước viết tâm thư gủi lại cho thế hệ đàn em với những lời nhắn nhủ, những mong các em sẽ thành người tốt, phải biết trân trọng những giá trị của sách mang lại. Tôi xin giới thiệu 1 trong những bức thư như thế của em Nguyễn Hạnh – K6C (THPT Yên Thành 3) 11
- THPT Yên Thành 3, 09/09/2019. Gửi các em – những cựu học sinh của nhà trường! “Mỗi một cuốn sách để quên trên kệ tủ là một hạt mầm tri thức đang thoi thóp thở. Mỗi một cuốn sách được tặng là một hạt mầm tri thức được gieo xuống.” Một năm học mới nữa lại đến. Trong những bồi hồi, rạo rực của ngày tựu trường, mỗi chúng ta chắc hẳn sẽ nôn nao về một ngày khai giảng đã qua, khi các em mới chập chững bước vào trường THPT Yên Thành 3. Giờ đây, các em đã thực sự khôn lớn, trưởng thành! Các thầy cô không mong gì hơn ngoài điều đó! Nhưng giữa những xô bồ, vội vã của cuộc sống, càng trưởng thành con người lại càng bận rộn. Chúng ta thường tiết kiệm thời gian như một thói quen, mỗi người đều nhanh tay gõ Google để tìm kiếm điều mình muốn. Chúng ta dần trở nên lười đọc, lười nghe, lười nói và lười bộc lộ bản thân. Cứ như vậy, mỗi người dần thu mình vào “cuộc sống ảo” qua internet mà lãng quên đi những giá trị nhân văn tốt đẹp. Những kiến thức và giá trị mà sách mang lại là không thể có 1 công nghệ, thiết bị… nào có thể thay thế được! Trên hành trình gìn giữ và phát huy truyền thống giáo dục của nhà trường, thầy cô hi vọng thế hệ trẻ hôm nay có thể tiếp bước anh/chị được học tập trong một môi trường lành mạnh, nhân văn. Các em sẽ biết cách tận dụng thời gian vào việc khám phá những điều thú vị trong cuộc sống, tránh xa những trò chơi vô bổ, không hòa tan mình vào lối sống ảo của thời hiện đại. Bởi vậy, thầy cùng các giáo viên khác đã lên ý tưởng xây dựng một “Thư viện trẻ” dành riêng cho học sinh, giúp học sinh mở mang kiến thức cũng như có những giây phút thoải mái, yên tĩnh ngay trong môi trường giáo dục nhà trường. Để làm được điều đó, thầy rất mong muốn nhận được sự ủng hộ từ các em – những người đã trưởng thành dưới ngôi trường thân thuộc. Mô hình Thư viện trẻ Mục đích: - Mở ra không gian học tập bổ ích và lí thú cho học sinh. - Tạo điều kiện tốt nhất cho công việc giảng dạy của giáo viên. - Giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học của nhà trường. - Phát triển tư duy tìm tòi và sáng tạo của thế hệ trẻ. - Hướng học sinh phát triển toàn diện, đạt đến “chân – thiện – mĩ” Không gian đọc: Hiện tại, thư viện của trường mới được tu bổ với không gian thoáng mát, rộng rãi và tương đối yên tĩnh, phù hợp với việc đọc sách của học sinh và giáo viên. 12
- Quản lí việc đọc sách: - Phòng đọc sẽ được trang bị các máy tính kết nối mạng trợ giúp các em trong việc tìm kiếm tri thức. - Sách sẽ được phân loại một cách khoa học giúp học sinh và giáo viên dễ dàng tìm kiếm. - Nhà trường dự kiến sẽ thành lập một đội học sinh quản lí việc đọc sách, mượn sách và tư vấn về cách đọc sách. Bảo quản sách: - Sách được bảo quản trong không gian thoáng mát. Thư viện thường xuyên được dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ. - Ngoài nhân viên thư viện, các em học sinh và giáo viên là người trực tiếp chịu trách nhiệm bảo quản và giữ gìn sách, tránh hư hỏng, mất mát. - Dự án Tặng một cuốn sách, gieo một hạt mầm Hiện tại, thư viện trường có số lượng sách báo, tạp chí khá đáng kể. Tuy nhiên, nhiều cũng chẳng bao giờ là đủ đối với khát khao chinh phục tri thức của các em học sinh và giáo viên. Bởi vậy, thầy hi vọng sẽ nhận được sự chia sẻ, đóng góp để thư viện có thêm những cuốn sách quý giá. Cách thức tặng: + Các em có thể gửi trực tiếp những cuốn sách báo, tạp chí, … về thư viện trường hoặc qua bưu điện tới địa chỉ: Thư viện trường THPT yên Thành 3, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. + Trang thiết bị: Về phòng đọc thì không gian khoảng 120m2, bàn ghế đang tận dụng bàn ghế cũ viện. Hiện tại, vẫn còn thiếu một số máy tính kết nối mạng để học sinh tra cứu, học tập; hệ thống giá kệ để sách, …. Do đó, thầy rất mong nhận được sự đóng góp của các em để thư viện không chỉ vừa văn minh mà còn hiện đại, đi kịp với xu hướng phát triển của xã hội. Những kế hoạch này sẽ nằm im trên trang giấy nếu như không có sự chung tay của tất cả chúng ta. Thầy hi vọng dự án sẽ thực sự có ý nghĩa đối với người tặng sách cũng như người đọc sách, gieo mầm ước mơ và hi vọng đối với thế hệ trẻ hôm nay để sau này, mỗi khi quay lại trường, chúng ta đều có thể hãnh diện bởi mình đã từng được học tập dưới một mái trường nhân văn như vậy. Rất chân thành cảm ơn các em! Chúc các em sức khỏe và thành công! Phan Tất Khang 13
- - Phát động phong trào đổi cây cảnh lấy sách: Trong năm học 2019-2020, Đoàn trường đã thành lập Đội tình nguyên mang tên “ Đội tình nguyện sức trẻ Yên Thành 3”. Để tăng thêm nguồn sách cho thư viện, tôi đã chỉ đạo cho đội tình nguyện sẽ trồng các cây cảnh mini, các học sinh đưa sách cũ đến tặng thư viện thì sẽ được tặng cây, tuyên dương những học sinh tặng nhiều đầu sách cho thư viện. Với cách làm này đã huy động được hơn 1000 đầu sách với sự tham gia của gần 700 học sinh. Đội tình nguyện chuẩn bị các cây cảnh mini để đổi lấy sách 14
- - Gặp gỡ, giao lưu với các tổ chức, cá nhân trong chương trình “Tủ sách nhân ái” để tranh thủ sự ủng hộ: Trong những những năm qua chương trình “Tủ sách nhân ái” đã xây dựng được nhiều thư viện mới, tặng sách cho những thư viện các trường. Xác định đây là 1 trong những địa chỉ có nguồn sách phong phú, đa dạng và hữu ích. Chúng tôi đã liên hệ, gặp gỡ với anh Phan Đăng Chương, một thành viên cốt cán của chương trình này. Kết quả là anh giúp đỡ rất nhiệt tình và tặng thư viện hơn 500 đầu sách có giá trị. Ngoài ra, anh còn lên kế hoạch hỗ trợ lâu dài cho thư viện. 3.1.6. Thiết kế, xây dựng không gian của thư viện Sau khi đã có 1 số sách, báo, tạp chí... và tiền mặt thì tiến hành thiết kế, sơn lại tường, đóng lại tủ, đóng bàn ghế, sắp đặt sách. Tận dụng 02 phòng học cũ cấp 4 đã xuống cấp, chúng tôi đã huy động chi đoàn giáo viên cán bộ tiến hành sơn lại phòng, thuê thợ đóng lại gạch nên, đóng lại trần, đóng lại bàn ghế, đóng mới giá sách. Kết quả: + Huy động được 105 ngày công của CBGV, 204 ngày công của học sinh để xây dựng, sửa sang thư viện. + Đóng mới được 10 bộ bàn ghế thư viện từ những bộ bàn ghế cũ của nhà trường. Cộng với mua mới tổng có hơn 20 bộ. + Sơn 300 m2 tường, đóng 100 m2 gạch mới, 100m2 trần nhà mới + Đóng mới 6 giá sách (bằng sắt) có kích thước lớn 4m x 1,8m x 0,6m + Đóng mới 02 giá sách bằng gỗ có kích thước 3m x 2m x 0,3m Dưới đây là một số hình ảnh khi xây dựng không gian cho thư viện: 15
- Chi đoàn GVCB đang sơn tường thư viện học sinh Sửa chữa, đóng mới các bộ bàn ghế cho thư viện 16
- 3.1.7. Chỉ đạo Đoàn trường kêu gọi quyên góp sách cho thư viện Chúng tôi xác định rằng số lượng sách trong học sinh rất nhiều. Trong đó có nhiều cuốn sách rất có giá trị, nếu các em không để lại sách cho người thân đọc thì có thể quyên góp số sách này cho thư viện để mọi người cùng đọc. Đối với các bạn học sinh vừa tốt nghiệp THPT có thể tặng lại những cuốn sách mà mình không còn sử dụng nữa. Đặc biệt là sách tham khảo có giá trị Đối với học sinh lớp 12 có thể ủng hộ những sách lớp 10, lớp 11 mà mình không dùng nữa Đối với học sinh lớp 11 có thể ủng hộ những sách lớp 10 mà mình không dùng nữa Để kế hoạch được triển khai hiệu quả thì Đoàn trường trực tiếp triển khai cho Bí thư các chi đoàn trong các cuộc họp giao ban. BGH sẽ triển khai cho các GVCN lớp trong các buổi họp GVCN cuối tuần. Ngoài ra, Đoàn trường còn sử dụng trang facebook của Đoàn để tuyên truyền, kêu gọi ủng hộ sách, báo, tạp chí… Mặt khác, để tạo thi đua giữa các Chi đoàn thì Đoàn trường còn đề ra quy chế cộng điểm thi đua cho các lớp có sách trao tặng, càng tặng nhiều sách thì có nhiều điểm thưởng. Nhà trường cũng tuyên dương ở buổi chào cờ đầu tuần đối với các lớp tặng sách với số lượng lớn. Kết quả là có 27/27 lớp tham gia. Lớp có nhiều sách tặng nhất là 11ª2, 12ª4, 12ª2... Tổng số sách thu được qua đợt quyên góp là 570 cuốn. Cá nhân tặng nhiều sách nhất là em Trần Thị Hồng Minh, lớp 12ª1. 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 285 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 194 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 46 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 33 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 40 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 32 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp tính khoảng cách trong hình học không gian lớp 11
35 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả daỵ - học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh qua tiết 07 - bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia
45 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 32 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn