Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn Hóa học lớp 10 nhằm phát triển năng lực học sinh trong chương trình THPT 2018
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn Hóa học lớp 10 nhằm phát triển năng lực học sinh trong chương trình THPT 2018" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu những biện pháp gây hứng thú cho học sinh học môn hóa học lớp 10, theo chương trình THPT 2018 để nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn Hóa học lớp 10 nhằm phát triển năng lực học sinh trong chương trình THPT 2018
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT DIỄN CHÂU II ------- ------- BBBBB SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC LỚP 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG CHƢƠNG TRÌNH THPT 2018 LĨNH VỰC: HÓA HỌC Ngƣời thực hiện : PHAN THẾ TRUNG LÔ THỊ THỦY Tổ : Tự nhiên Số điện thoại : 0976 251 351 Gmail : lothuyc3dc2@gmail.com Đơn vị : Trƣờng THPT Diễn Châu 2 Năm học : 2023 – 2024
- MỤC LỤC PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài. ................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu: ............................................................................................ 1 3. Đối tượng nghiên cứu: Những biện pháp gây hứng thú cho học sinh khi học môn hóa học lớp 10 THPT 2018. ...................................................................................... 1 4. Kế hoạch nghiên cứu ............................................................................................. 1 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2 6. Tính mới của đề tài ................................................................................................ 2 PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ........................................ 3 1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 3 1.1. Mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học ........................................ 3 1.2. Hứng thú trong học tập ................................................................................... 3 1.2.1. Khái niệm hứng thú .................................................................................. 3 1.2.2. Hứng thú học tập ....................................................................................... 3 2. Thực trạng ............................................................................................................. 5 3. Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn Hóa Học cho học sinh lớp 10 trường THPT Diễn Châu 2 ........................................................................................ 6 3.1. Sử dụng thí nghiệm gây hứng thú ................................................................... 6 3.1.1. Vai trò, tác dụng của thí nghiệm: .............................................................. 6 Thí nghiệm có vai trò rất quan trọng trong dạy học hoá học.............................. 6 3.1.2. Yêu cầu của việc sử dụng thí nghiệm gây hứng thú học tập .................... 7 3.1.3. Một số thí nghiệm gây hứng thú học tập cho học sinh ............................. 8 3.1.4. Kết quả khi sử dụng thí nghiệm gây hứng thú ........................................ 11 3.1.5. Giới thiệu một số thí nghiệm gấy hứng thú khác ................................... 12 3.2. Sử dụng thí nghiệm mô phỏng, phim mô phỏng .......................................... 13 3.2.1. Tác dụng của thí nghiệm, phim mô phỏng ............................................. 13 3.2.2. Nguyên tắc lựa chọn phim mô phỏng trong dạy học hóa học ................ 13 3.2.3. Một số thí nghiệm mô phỏng, phim mô phỏng ..................................... 15 3.2.4. Kết quả đạt được khi sử dụng phim mô phỏng, thí nghiệm mô phỏng trong dạy học hóa học 10 .................................................................................. 15 3.3. Kể chuyện hóa học ........................................................................................ 16 3.3.1. Tác dụng của kể chuyện hóa học ............................................................ 16 3.3.2. Cách lựa chọn những câu chuyện gây hứng thú ..................................... 18
- 3.3.3. Một số câu chuyện hóa học..................................................................... 19 3.3.4. Kết quả đạt được khi sử dụng biện pháp kể chuyện hóa học gây hứng thú trong bài học...................................................................................................... 21 3.4. Nêu và giải thích một số tình huống gắn với thực tiễn ................................. 22 3.4.1. Tác dụng của việc gắn kiến thức của bài học với các tình huống thực tiễn. .................................................................................................................... 22 3.4.2. Những chú ý khi sử dụng tình huống gắn với thực tiễn ......................... 22 3.4.3. Nêu và giải thích một số tình huống thực tiển gắn với nội dung bài học23 3.4.4. Một số câu hỏi liên hệ thực tiễn liên quan đến kiến thức hóa học lớp 10 THPT 2018 ........................................................................................................ 24 3.4.5. Kết quả của việc sử dụng biện pháp liên hệ thực tế trong dạy học ........ 26 3.5. Sử dụng các câu đố vui, tổ chức trò chơi liên quan đến kiến thức hóa học.. 27 3.5.1. Tác dụng của câu đố vui, trò chơi hóa học ............................................. 27 3.5.2. Một số chú ý của biện pháp sử dụng câu đố vui, trò chơi hóa học......... 27 3.5.3. Tổ chức một số trò chơi trong giờ học Hóa học ..................................... 28 3.5.4. Kết quả đạt được khi sử dụng biện pháp sử dụng câu đố vui, trò chơi hóa học trong giảng dạy ........................................................................................... 33 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục ...................... 34 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 37 1. Kết luận ............................................................................................................... 37 1.1 Sử dụng thí nghiệm gây hứng ........................................................................ 37 1.2. Sử dụng phim mô phỏng ............................................................................... 37 1.3. Kể chuyện hóa học ........................................................................................ 37 2. Kiến nghị ............................................................................................................. 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ PHỤ LỤC ...................................................................................................................
- PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Hóa học như một bức tranh luôn biến động của tự nhiên với các qui luật của thế giới vi mô được ẩn dấu bên trong. Hóa học lại là một ngành khoa học thực nghiệm, có vai trò quan trọng trong cuộc sống và cần thiết đối với các ngành khoa học công nghệ khác. Thật khó mà kể hết các thành tựu mà hóa học có đóng góp cho cuộc sống của chúng ta. Thế nhưng, phần lớn học sinh v n chưa nhận thức được bản chất và tầm quan trọng của hóa học trong cuộc sống. Đối với các em, hóa học là môn học trừu tượng, khô khan và xa rời thực tế. Trong tình thế toàn cầu hóa hiện nay, nền giáo dục đã được đầu tư nhiều hơn. Nâng cao chất lượng đào tạo là vấn đề được các nhà giáo quan tâm, nghiên cứu để tìm ra các biện pháp giúp đem lại hiệu quả tốt nhất. Muốn nâng cao chất lượng của quá trình dạy học, tất nhiên, giáo viên cần nắm vững nội dung bộ môn giảng dạy, phải nhuần nhuyễn về phương pháp, nghệ thuật truyền đạt, đặc điểm tâm lý của học sinh nhằm kích thích hoạt động sáng tạo, độc lập của học sinh, phát huy được trí thông minh, lòng ham học hỏi của các em, mặt khác phải làm thế nào gây hứng thú học tập cho các em. Tôi nghĩ rằng cần phải tạo ra cho học sinh sự hứng thú, tình yêu đối với môn học, tạo ra không khí, tâm thế tiếp thu kiến thức tốt nhất nơi các em. Từ đó, các em có thể tự tìm hiểu những điều mới lạ về cuộc sống và thế giới xung quanh cho mình. Nếu xây dựng được hứng thú học tập nơi học sinh thì m i kiến thức hóa học là một thế giới vui nhộn, bổ ích; m i tiết học là một trải nghiệm thoải mái. Đó chính là sự khởi đầu để nâng cao chất lượng môn học. Các biện pháp gây hứng thú học tập khá nhiều, điều quan trọng là những biện pháp nào là hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Trước vấn đề cấp thiết trên, tôi đã quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 nhằm phát triển năng lực học sinh trong chƣơng trình THPT 2018’’ 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu những biện pháp gây hứng thú cho học sinh học môn hóa học lớp 10, theo chương trình THPT 2018 để nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. 3. Đối tƣợng nghiên cứu: Những biện pháp gây hứng thú cho học sinh khi học môn hóa học lớp 10 THPT 2018. 4. Kế hoạch nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quá trình dạy học - Nghiên cứu cơ sở lý luận về hứng thú và gây hứng thú học tập 1
- - Nghiên cứu các biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học ở chương trình THPT 2018 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu các tài liệu lý luận như phương pháp dạy học, phương pháp dạy học hóa học, những vấn đề về chương trình môn Hóa Học theo chương trình THPT 2018, nghiên cứu về các biện pháp gây hứng thú cho học sinh, nghiên cứu về sách giáo khoa hóa học 10, sách giáo viên hóa học 10, các chuẩn kiến thức kỹ năng theo chương trình THPT 2018 và các tài liệu có liên quan. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra thực trạng hứng thú học tập môn hóa học của học sinh trường THPT Diễn Châu 2 - Trao đổi với đồng nghiệp về các biện pháp gây hứng thú học tập bộ môn hóa học của học sinh lớp 10 trường THPT Diễn Châu 2 - Thực nghiệm sư phạm: Áp dụng các biện pháp gây hứng thú học tập trực tiếp trong giảng dạy môn hóa học ở lớp 10 A2, 10 A3 trường THPT Diễn Châu 2 - Đánh giá tính khã thi và hiệu quả của các biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học của học sinh lớp 10 THPT 2018 5.3. Phƣơng pháp nghiên cứu toán học Xử lí kết quả thực nghiệm bằng các phương pháp đối chiếu, thống kê, từ đó rút ra kết luận của đề tài 6. Tính mới của đề tài - Các biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 theo chương trình THPT 2018 - Khai thác nội lực tích cực nhiều mặt của học sinh nhằm đạt đến tính yêu môn hóa học của học sinh 2
- PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lý luận 1.1. Mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học Quá trình dạy học không phải là phép toán máy móc giữa hai quá trình giảng dạy và học tập. Tính toàn vẹn của quá trình ấy nằm ở mục đích chung của quá trình dạy học. Dạy học là sự điều khiển tối ưu quá trình học sinh chiếm lĩnh tri thức, chiếm lĩnh kiến thức để từ đó hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Dạy và học là loại hình hoạt động hai chiều, nó đòi hỏi nhất thiết phải có tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh. Tác động ấy diễn ra trong những điều kiện nhất định: điều kiện về vật chất, điều kiện về tâm sinh lý, điều kiện về đạo đức, thẩm mỹ,… Nếu sự tích cực truyền đạt của giáo viên mà không có sự tích cực học tập của học sinh thì quá trình dạy học sẽ không đạt được kết quả tốt. Do đó người giáo viên phải không ngừng học hỏi lý thuyết, tiếp cận với những tri thức khoa học hiện đại, nghiên cứu và tìm hiểu thực tiễn, có phương pháp phù hợp, lôi cuốn tác động tích cực đến người học. Trình độ và phương pháp giảng dạy của thầy quyết định phương pháp học tập của trò, điều chỉnh cách nhìn và suy nghĩ học tập của trò. Nếu buộc học sinh phải tiếp thu một cách thụ động, không cần phải phân tích, động não mà chủ yếu ra sức ghi nhớ, học thuộc lòng rồi sau đó làm lại máy móc những gì đã nhớ. Học trong điều kiện như vậy chỉ hình thành ở học sinh năng lực nhận thức máy móc, nông cạn, không thể hình thành năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, say mê nghiên cứu, say mê tìm tòi, tự mình xây dựng tri thức cho mình. 1.2. Hứng thú trong học tập 1.2.1. Khái niệm hứng thú Tâm lý học hiện đại có khuynh hướng nghiên cứu hứng thú trong mối quan hệ với toàn bộ cấu trúc tâm lý của cá nhân và đã đưa ra định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về hứng thú: “Hứng thú là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá nhân đối với một đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khã năng mang lại xúc cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động” [1. Tr 187]. Ở đây hứng thú thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể với thế giới khách quan, giữa đối tượng với nhu cầu và cảm xúc, tình cảm của chủ thể hoạt động. Như vậy, có thể nói “Hứng thú là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá nhân đối với một đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khã năng mai lại xúc cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động”. 1.2.2. Hứng thú học tập a) Khái niệm hứng thú học tập 3
- Từ định nghĩa về hứng thú của tâm lí học hiện đại thì “hứng thú học tập là sự ham thích của học sinh đối với một môn học nào đó, do thấy được ý nghĩa của môn học này đối với cuộc sống và đối với bản thân, đem lại sự hấp d n, lôi cuốn trong quá trình học tập bộ môn và kích thích học sinh hoạt động tích cực hơn”. Có hai loại hứng thú trong học tập là hứng thú trực tiếp và hứng thú gian tiếp. Hứng thú trực tiếp trong học tập là hứng thú đối với nội dung tri thức, quá trình học tập và những phương pháp tiếp thu, vận dụng những trí thức đó [1, tr 137] . Như vậy hứng thú trực tiếp được hình thành dựa trên sự say mê của học sinh đối với môn học, cũng như cách chiếm lĩnh các tri thức và vận dụng tri thức đó. Hứng thú gián tiếp trong học tập là hứng thú đối với những yếu tố tác động bên ngoài như được giáo viên khen thưởng, được cộng điểm, đạt điểm cao trong học tập, giờ học vui, dễ hiểu, do ảnh hưởng của bạn bè,… và sẽ biến mất khi những yếu tố này không còn nữa. Hứng thú gián tiếp xuất hiện theo phản ứng có thể rất mạnh nhưng cũng thường ngắn ngủi [1, tr 137]. b) Sự hình thành và phát triển hứng thú học tập Theo N. G. Marôzôva, trong quá trình phát triển cá thể, hứng thú học tập được hình thành và phát triển qua ba giai đoạn sau [1]: - Giai đoạn 1: Kích thích hứng thú học tập cho học sinh. Ở giai đoạn này các em bị cuốn hút bởi nội dung vấn đề giáo viên trình bày. Học sinh chú ý lắng nghe, trực tiếp thể hiện niềm vui khi nhận ra cái mới. Những niềm vui đó có thể mất đi khi giờ học kết thúc, nhưng cũng có thể trên cơ thể đó hứng thú được phát triển. - Giai đoạn 2: Hứng thú học tập được duy trì. Ở giai đoạn này học sinh thường xuyên bị lôi cuốn vào tiết học một cách thường xuyên hơn, nhờ đó các em có xúc cảm tích cực với môn học, tức là hứng thú được duy trì. Nói cách khác, ở các em đã có sự nãy sinh nhu cầu nhận thức, tìm tòi và phát hiện. - Giai đoạn 3: Hứng thú học tập trở nên bền vững. Nếu thái độ tích cực đó được duy trì củng cố, khả năng tìm tòi độc lập ở các em thường xuyên được khơi dậy thì các em dành nhiều thời gian rảnh r i của mình vào việc tìm tòi thêm những kiến thức có liên quan đến vấn đề mình yêu thích, tham gia hoạt động ngoại khoá, đọc thêm sách, tìm gặp những người cùng quan tâm tới những vấn đề của mình. Hứng thú bền vững là giai đoạn cao nhất của sự phát triển hứng thú học tập. c) Các biểu hiện của hứng thú học tập - Biểu hiện về mặt xúc cảm: Học sinh có cảm xúc tích cực (yêu thích, say mê …) đối với môn học như có niềm vui trong quá trình lĩnh hội kiến thức, mong chờ tiết học… 4
- - Biểu hiện về mặt nhận thức: Học sinh nhận thức đầy đủ, rõ ràng nguyên nhân của sự yêu thích môn học như nội dung hấp d n, vai trò của môn học trong cuộc sống,.. - Biểu hiện về mặt hành động: Học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo không chỉ trong giờ học mà còn cả ngoài giờ lên lớp hàng ngày. Học sinh say mê học tập, chăm chú nghe giảng, tích cực suy nghĩ, tự giác làm nhiều bài tập. - Biểu hiện về mặt kết quả học tập: Kết quả học tập đạt loại khá, giỏi. d) Tác dụng của hứng thú học tập: Hứng thú học tập có một số tác dụng đặc biệt sau: - Là yếu tố cần thiết cho sự phát triển nhân cách, tri thức và nhận thức của học sinh. - Tạo ra và duy trì tính tích cực nhận thức, tích cực hoạt động tiếp thu, tìm hiểu kiến thức. - Đóng vai trò trung tâm, tạo cơ sở, động cơ trong hoạt động học tập, nghiên cứu và sáng tạo. - Góp phần quan trọng trong việc phát triển kĩ năng, kĩ xảo làm cho hiệu quả của hoạt động học tập được nâng cao. 2. Thực trạng Với điều kiện thực tế còn nhiều khó khăn của địa phương, học sinh trường THPT Diễn Châu 2 đa phần là con của em của các gia đình thuần nồng hoặc làm nghề tự do. Điều kiện học tập còn nhiều khó khăn, kiến thức hoá học của các em ở cấp trung học cơ sở còn chưa vững chắc. Môi trường học tập ở cấp trung học phổ thông còn nhiều bỡ ngỡ. Phòng học chức năng của trường còn nhiều hạn chế thiết bị dụng cụ không đầy đủ, hoá chất còn thiếu nhiều, bài trí phòng thí nghiệm chưa đạt. Nếu chỉ truyền đạt kiến thức đơn thuần, học sinh sẽ thấy học môn hoá học thật là khô khan, nhàm chán. Bên cạnh những đặc trưng của môn học tự nhiên thì môn học hoá học còn có những đặc trưng riêng như: Phải nhớ nhiều công thức hoá học của các chất; phải nhớ nhiều tính chất, nhiều phương trình phản ứng hoá học, điều kiện xảy ra phản ứng…Nếu không có hứng thú, không chăm chỉ học thì học sinh sẽ thấy khó khăn, không nắm được kiến thức, thấy hại và dần dần sợ môn Hoá học Khi điều tra về chất lượng môn Hoá học năm lớp 9 của học sinh lớp 10A2, 10A3 trường THPT Diễn Châu 2 năm học 2022-2023 tôi đã thu được kết quả sau: Sỉ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 84 SL % SL % SL % SL % SL % 15 17,86 39 46,43 30 35,71 0 0 0 0 5
- Kết quả điều tra học sinh lớp 10A2, 10A3 trường THPT Diễn Châu 2 về mức độ cảm hứng với môn Hoá học đầu năm học 2023-2024 như sau Nội dung Số ý kiến tán thành Tỷ lệ Thích 15 17,86% Không thích 11 13,10% Bình thường 50 59,52% Sợ 8 9,52% Như vậy mặc dù không có học sinh xếp loại học lực yếu, kém môn Hoá học nhưng tỷ lệ học sinh còn ngại, không thích thậm chí là sợ môn Hoá học v n còn cao; lượng học sinh thích môn Hoá học còn thấp. Đã có một số đề tài cũng đề cập đến một vài cách gây hứng thú học tập cho học sinh trong quá trình giảng dạy môn Hoá học. Nhưng chưa có đề tài đề cập đầy đủ các biện pháp gây hứng thú học tập xuyên suốt trong quá trình giảng dạy môn Hoá học. Và đặc biệt có những biện pháp không khả thi, khó áp dụng trong điều kiện cụ thể của trường THPT Diễn Châu 2. 3. Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn Hóa Học cho học sinh lớp 10 trƣờng THPT Diễn Châu 2 3.1. Sử dụng thí nghiệm gây hứng thú 3.1.1. Vai trò, tác dụng của thí nghiệm: Thí nghiệm có vai trò rất quan trọng trong dạy học hoá học a) Giúp học sinh hình thành kiến thức hóa học: - Thí nghiệm là nguồn gốc, xuất xứ của kiến thức hóa học. Qua quan sát thí nghiệm, học sinh thấy được hiện tượng, từ đó có nhận xét và rút ra kết luận vấn đề đang nghiên cứu, tức là từ thực tiễn đi đến tư duy lôgic có cơ sở khoa học. - Giúp học sinh nắm kiến thức một cách vững chắc và sâu sắc hơn so với học qua lý thuyết suông. - Kích thích sự tò mò, ham hiểu biết, tạo hứng thú học tập cho học sinh. b) Phát triển kỹ năng tƣ duy, rèn luyện kỹ năng thực hành: - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát, thí nghiệm, kỹ năng tư duy logic, phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề. - Giúp học sinh rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tác phong khoa học. 6
- - Góp phần hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. c) Giúp học sinh ứng dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn: - Qua thí nghiệm, học sinh có thể vận dụng kiến thức hóa học đã học để giải thích các hiện tượng hóa học xảy ra trong đời sống và sản xuất. - Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến hóa học. d) Góp phần giáo dục học sinh về đạo đức khoa học: - Qua thí nghiệm, học sinh được giáo dục về tính trung thực khoa học, tinh thần trách nhiệm, ý thức bảo vệ môi trường. - Giúp học sinh hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Ngoài ra, thí nghiệm hóa học còn có một số tác dụng khác nhƣ: - Giúp củng cố kiến thức đã học, ôn tập kiến thức một cách hiệu quả. - Giúp học sinh phát triển khả năng làm việc nhóm, hợp tác với nhau. - Góp phần tạo ra bầu không khí học tập tích cực, sôi nổi trong lớp học. Như vậy: Thí nghiệm hóa học đóng vai trò quan trọng trong dạy học hóa học, là một phương pháp dạy học tích cực, hiệu quả. Việc sử dụng thí nghiệm hợp lý sẽ giúp học sinh nắm kiến thức một cách vững chắc, phát triển kỹ năng tư duy, rèn luyện kỹ năng thực hành và ứng dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. 3.1.2. Yêu cầu của việc sử dụng thí nghiệm gây hứng thú học tập a) Lựa chọn thí nghiệm phù hợp - Thí nghiệm phải có liên quan đến nội dung bài học, phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường. - Thí nghiệm phải đơn giản, dễ thực hiện, an toàn và không tốn kém quá nhiều thời gian và chi phí. - Thí nghiệm phải có tính khoa học, thể hiện được bản chất của vấn đề đang nghiên cứu. - Thí nghiệm phải có tính gây hứng thú, kích thích sự tò mò, ham hiểu biết của học sinh. b) Chuẩn bị thí nghiệm cẩn thận - Cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hóa chất cần thiết cho thí nghiệm. - Cần kiểm tra dụng cụ, hóa chất để đảm bảo an toàn. - Cần soạn thảo hướng d n thí nghiệm chi tiết, rõ ràng. 7
- c) Tiến hành thí nghiệm đúng quy trình - Cần hướng d n học sinh cách sử dụng dụng cụ, hóa chất an toàn. - Cần theo dõi, hướng d n học sinh thực hiện thí nghiệm đúng quy trình. - Cần đảm bảo an toàn cho học sinh trong quá trình thực hiện thí nghiệm. d) Phân tích kết quả thí nghiệm - Cần hướng d n học sinh quan sát, ghi chép kết quả thí nghiệm một cách cẩn thận, chính xác. - Cần giúp học sinh phân tích kết quả thí nghiệm, rút ra kết luận. - Cần liên hệ kết quả thí nghiệm với kiến thức đã học và thực tiễn đời sống. e) Khơi gợi hứng thú cho học sinh: - Cần sử dụng các hình thức, phương pháp dạy học đa dạng, phong phú để khơi gợi hứng thú cho học sinh. - Cần tạo bầu không khí học tập tích cực, sôi nổi trong lớp học. - Cần khuyến khích học sinh đặt câu hỏi, thảo luận, tranh luận về nội dung thí nghiệm. - Cần sử dụng các phương tiện h trợ dạy học như video, hình ảnh, tranh ảnh,... để thu hút sự chú ý của học sinh. Việc sử dụng thí nghiệm gây hứng thú học tập cần đảm bảo các yêu cầu trên để đạt được hiệu quả cao. Thí nghiệm là một phương pháp dạy học tích cực, hiệu quả, giúp học sinh nắm kiến thức một cách vững chắc, phát triển kỹ năng tư duy, rèn luyện kỹ năng thực hành và ứng dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn 3.1.3. Một số thí nghiệm gây hứng thú học tập cho học sinh Trong điều kiện cụ thể của trường THPT Diễn Châu 2, các thí nghiệm hoá học thường được giới thiệu thông qua các video nhờ hệ thống máy tính, máy chiếu, tivi. Một số thí nghiệm đơn giản có thể thực hiện trực tiếp, hoặc học sinh thực hiện trong các giờ thực hành. Sau đây tôi xin giới thiệu một số thí nghiệm sử dụng trong quá trình giảng dạy môn Hoá học của chúng tôi, kích thích sự tò mò, hứng thú cao cho học sinh. Ví dụ 1: Chế tạo bóng bay (Bài 22 .Hydrogen halide. Muối halide) a) Mục đích: - Chứng minh tính chất hoá học của hydrochloric acid - Hiện tượng hấp d n, giải thích khí trong bóng bay. 8
- b) Cách tiến hành: - Bước 1: Cho khoảng 50 ml dung dịch HCl vào bình nhựa nhỏ. - Bước 2: Cho tiếp 24 gam Mg vào trong một quả bóng. - Bước 3: Úp miệng quả bỏng vào bình nhựa và cột chặt - Bước 4: Đổ Mg vào bình nhựa chứa dung dịch HCl c) Mô tả hiện tƣợng: Bóng phình to, thắt chặt miệng bóng lại và thả thì bóng bay lên như khinh khí cầu d) Giải thích: Hydrochloric acid phản ứng với magnesium tạo muối magnesium chloride và giải phóng khí hydrogen (H2) làm căng quả bóng Mg + 2HCl MgCl2 + H2 Thắt quả bóng bên trong có H2. Do H2 nhẹ hơn không khí nên khi thả bóng bay lên. e) Những điểm cần lƣu ý - Cần cột thật chặt bóng bay vào miệng chai để khí hydrogen không thoát ra ngoài. - Quả bóng bay phải dai, bền. Có thể vẽ chữ hay hình lên quả bóng trước. - Hydrochloric acid (dung dịch HCl) không lấy loại đậm đặc vì cản trở khả năng phản ứng của magnesium (Mg). - Không nên đổ magnesium (Mg) vào bình trước rồi mới cột bóng vào miệng vì như thế sẽ làm mất đi một lượng khí đáng kể thoát ra ngoài. Lượng thí nghiệm lấy vừa phải. - Có thể cho học sinh tự thổi một quả bóng khác và cùng thả để so sánh. f) Hình ảnh minh hoạ 9
- Ví dụ 2: Chế tạo vòi rồng (thí nghiệm biểu diễn trong bài tốc độ phản ứng) a) Mục đích - Xác định chất oxi hoá, chất khử trong một phản ứng hoá học. - Hiện tượng hấp d n - Giải thích được vai trò của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng b) Cách tiến hành - Cho khoảng 15 ml H2O vào một bình cầu. Thêm vào tiếp 2 ml nước rửa bát và lắc đều. Cho tiếp khoảng 2 gam MnO2 vào. - Lấy tiếp 25 ml dung dịch H2O2 cho vào bình cầu đã chuẩn bị ở trên. c) Mô tả hiện tƣợng - Trong bình cầu xuất hiện nhiều bọt khí, bọt khí liên tục trào lên vượt ra cả ngoài bình cầu. - Hình ảnh rất đẹp mắt, tưởng tượng giống vòi rồng. d) Giải thích: - Do H2O2 bị phân huỷ giải phóng khí oxygen (O2), khí có xúc tác MnO2 2H2O2 M nO 2 O2 + 2H2O - Nước rửa bát có vai trò tạo bọt. Khí O2 tạo ra đẩy bọt trào ra ngoài. e) Những điểm lƣu ý - Cần để ống nghiệm ở trên bàn thoáng, có hứng đĩa thuỷ tinh ở dưới. - Có thể cho thêm chất tạo màu theo ý muốn để hình ảnh thêm đẹp mắt f) Hình ảnh minh hoạ 10
- Ví dụ 3: Phản ứng "núi lửa phun trào" với Ammonium dichromate (Vận dụng vào bài “Phản ứng oxi hoá khử” hoặc bài “Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hoá học”) a) Mục đích: - Thí nghiệm mô phỏng sự phun trào của núi lửa, giúp học sinh hình dung được tính chất oxi hóa mạnh của ammonium dichromate và sự phân hủy của nó khi đun nóng. - Học sinh nắm được phản ứng oxi hoá khử nội phân tử. - Phản ứng toả nhiệt b) Vật liệu: Ammonium dichromate, cồn 90 độ, đũa thủy tinh, kẹp g , đĩa sứ. c) Cách tiến hành: - Bước 1: Cho một ít ammonium dichromate lên đĩa sứ. - Bước 2: Nhúng đầu cồn của đũa thủy tinh vào cồn và châm vào đống ammonium dichromate - Bước 3: Quan sát hiện tượng: Ammonium dichromate bùng cháy, tạo ra khói trắng và phun trào như dung nham núi lửa. d) Giải thích: Ammonium dichromate phân hủy khi đun nóng, giải phóng nitrogen, nước và tạo ra chromium (III) oxide. Phản ứng tỏa nhiệt mạnh, làm cho h n hợp sôi lên và phun trào. 3.1.4. Kết quả khi sử dụng thí nghiệm gây hứng thú a) Nâng cao hứng thú học tập cho học sinh - Học sinh tò mò, thích thú và tham gia tích cực hơn vào các hoạt động học tập. - Giảm bớt sự nhàm chán, thụ động trong học tập. - Tạo bầu không khí học tập sôi nổi, vui vẻ và hiệu quả. b) Phát triển tƣ duy - Kích thích trí tò mò, khả năng sáng tạo và tư duy phản biện của học sinh. - Giúp học sinh học hỏi thông qua trải nghiệm thực tế, từ đó hiểu rõ hơn về các khái niệm và nguyên lý khoa học. - Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy logic và khả năng đưa ra quyết định. c) Nâng cao kiến thức và kỹ năng: 11
- - Giúp học sinh ghi nhớ kiến thức một cách sâu sắc và lâu dài hơn. - Phát triển các kỹ năng khoa học như quan sát, đo lường, thí nghiệm và phân tích dữ liệu. - Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và làm việc nhóm. d) Tăng cƣờng sự tự tin và niềm tin vào bản thân: - Khi học sinh thành công trong việc thực hiện thí nghiệm, các em sẽ cảm thấy tự tin hơn vào khả năng của bản thân. - Niềm tin vào bản thân sẽ giúp học sinh học tập tốt hơn và đạt được nhiều thành công hơn trong tương lai. e) Khuyến khích học sinh theo đuổi các ngành khoa học: Khi học sinh được trải nghiệm những thí nghiệm thú vị, các em có thể sẽ nảy sinh niềm đam mê với khoa học và muốn theo đuổi các ngành học liên quan đến khoa học trong tương lai. Với việc xây dựng thí nghiệm mới lạ, gây được sự chú ý cao độ cho học sinh. Khai thác các thí nghiệm này vừa mang tính giáo dục, vừa chứng minh cho những kiến thức khoa học, vừa tạo ấn tượng mạnh mẽ, đẹp mắt, gây sự tò mò, giúp các em mau nhớ bài, cảm thấy thích thú với những điều tưởng như không làm được nhưng thực tế lại rất gần gũi và đơn giản. Đồng thời giáo viên có thể kết hợp hệ thống lời d n dắt vui nhộn, hấp d n cùng các câu hỏi kích thích tò mò. Qua đó làm cho các em ngày càng yêu thích bộ môn hơn, không còn cảm thấy quá nặng nề, mệt mỏi hay quá khô khan, nhàm chán. Ngược lại học sinh hứng khởi, thích thú. Nội dung kiến thức đảm bảo, sâu sắc, học sinh ghi nhớ kiến thức rõ nét, bền vững. 3.1.5. Giới thiệu một số thí nghiệm gấy hứng thú khác a) Thí nghiệm hóa học: Chất rắn thần kì (Minh họa tính chất dễ thăng hoa của I2) (https://youtu.be/fn7CE77OS5U?si=2eChIyDfnxDlifnV) b) Thí nghiệm hóa học: Núi lửa phun (Minh họa phản ứng oxi hoá khử nội phân tử của (NH4)2Cr2O7 ) (https://youtu.be/MLHIA4J3pvo?si=JsBKQRxvlTojRc2y) c) Thí nghiệm bí ẩn mực tàng hình (Minh hoạ phản ứng tạo màu của I 2 với hồ tinh bột) (https://youtu.be/2cog9MAcYE4?si=5YEvGYcAhTAYRKCA) 12
- d) "Pháo hoa hóa học" với h n hợp kali nitrat và đường (Minh hoạ phản ứng cháy nổ, chuyên đề hoá học 10) 3.2. Sử dụng thí nghiệm mô phỏng, phim mô phỏng 3.2.1. Tác dụng của thí nghiệm, phim mô phỏng - Mô tả những quá trình sản xuất, thí nghiệm phức tạp, độc hại, khó quan sát hiện tượng và không thực hiện được ở môi trường phổ thông. - Gây hứng thú học tập, kiến thức khoa học chính xác được học sinh tiếp thu một cách nhẹ nhàng, vui nhộn. - Thí nghiệm mô phỏng cho phép kiểm tra các giả thuyết khoa học một cách có hệ thống và kiểm soát, giúp các nhà khoa học thu thập dữ liệu và đưa ra kết luận về mối quan hệ nhân quả giữa các biến. - Phim mô phỏng có thể mô phỏng các hiện tượng phức tạp hoặc khó tái tạo trong thực tế, giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của các hệ thống và đưa ra dự đoán về các kết quả tiềm năng. Nhìn chung, thí nghiệm và phim mô phỏng là những công cụ mạnh mẽ có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiến bộ khoa học, công nghệ và giáo dục, đồng thời cũng mang lại niềm vui và sự giải trí cho mọi người. 3.2.2. Nguyên tắc lựa chọn phim mô phỏng trong dạy học hóa học a) Phù hợp với mục tiêu bài học - Nội dung phim mô phỏng phải phù hợp với mục tiêu bài học, giúp học sinh nắm vững kiến thức và kỹ năng theo yêu cầu. - Cần lựa chọn phim mô phỏng tập trung vào những nội dung trọng tâm, khó giảng dạy hoặc khó hình dung bằng phương pháp truyền thống. b) Tính khoa học - Nội dung phim mô phỏng phải chính xác về mặt khoa học, thể hiện đúng bản chất của các hiện tượng và quy luật hóa học. - Thông tin trong phim cần được cập nhật mới nhất, tránh sử dụng những thông tin sai lệch hoặc l i thời. c) Tính thực tế - Nội dung phim mô phỏng phải gần gũi với thực tế, giúp học sinh dễ dàng liên hệ với các kiến thức đã học và vận dụng vào thực tiễn. 13
- - Nên sử dụng phim mô phỏng mô tả các thí nghiệm, quy trình sản xuất hóa học hoặc các ứng dụng của hóa học trong đời sống. d) Tính sƣ phạm - Phim mô phỏng phải được thiết kế theo phương pháp sư phạm phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. - Cần sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, hình ảnh minh họa sinh động và âm thanh rõ ràng để thu hút sự chú ý của học sinh. - Phim mô phỏng cần có độ dài vừa phải, tránh quá dài gây nhàm chán hoặc quá ngắn không đủ để truyền tải thông tin. đ) Chất lƣợng hình ảnh và âm thanh: - Phim mô phỏng cần có chất lượng hình ảnh và âm thanh tốt để đảm bảo hiệu quả tiếp thu của học sinh. - Hình ảnh trong phim phải rõ ràng, sắc nét và có độ phân giải cao. - Âm thanh trong phim phải rõ ràng, dễ nghe và không bị nhiễu. e) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất: - Cần lựa chọn phim mô phỏng có định dạng phù hợp với thiết bị trình chiếu sẵn có của nhà trường. - Nên ưu tiên sử dụng các phim mô phỏng có dung lượng nhỏ để tiết kiệm thời gian tải và tránh giật khi trình chiếu. Ngoài ra, giáo viên cũng cần lưu ý một số điều sau khi sử dụng phim mô phỏng trong dạy học hóa học: - Giới thiệu nội dung phim trước khi trình chiếu để học sinh nắm bắt được mục đích học tập. - Dừng phim tại các thời điểm thích hợp để thảo luận và giải thích các vấn đề liên quan. - Giao cho học sinh các câu hỏi thảo luận hoặc bài tập liên quan đến nội dung phim để củng cố kiến thức. - Sử dụng phim mô phỏng kết hợp với các phương pháp giảng dạy khác để tạo ra bài học hiệu quả. Việc lựa chọn và sử dụng phim mô phỏng một cách hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hứng thú và hiệu quả hơn 14
- 3.2.3. Một số thí nghiệm mô phỏng, phim mô phỏng 1. Phim mô phỏng lịch sử khám phá ra nguyên tử. (https://youtu.be/Kz5xEosoQds?si=h-EwBfQGuutDwy3n) (https://youtu.be/t3_R7AIq8VY?si=pM1hL1ncPYgAe4jw) (https://youtu.be/VDuEGn_-nrU?si=ZwlEDoRxu-72L1JV) 2. Phim mô phỏng sự tạo liên kết hoá học (https://youtu.be/SELWxZ0ijoI?si=8D-oAHSLpWt0-4zn) (https://youtu.be/hSSJAn61BPY?si=6NYQd4TRYyWZmoM5) 3. Thí nghiệm mô phỏng về sự lai hóa các obital (https://youtu.be/mMI40EryCpU?si=8SW08OwzEUpVcjkW) 3. Phim mô phỏng: Tầng ozon và l thủng tầng ozon (https://youtu.be/ck-eOwzQbHo?si=wIdXbhQqsQ6TI47I) 4. Phim mô phỏng: Mưa acid và tác hại của mưa acid (https://youtu.be/u-umbBkZNC0?si=3N2tKsem_G9vDXM0) (https://youtu.be/z1aa0IxdZBM?si=DdD7toX4SJzHtqIr) 5. Thí nghiệm mô phỏng định luật bảo toàn khối lượng (https://youtu.be/tt-_w9Tg9xI?si=STh0DVid-LLqZreC) 3.2.4. Kết quả đạt được khi sử dụng phim mô phỏng, thí nghiệm mô phỏng trong dạy học hóa học 10 a) Nâng cao hứng thú học tập của học sinh: - Phim mô phỏng, thí nghiệm mô phỏng giúp tạo ra môi trường học tập sinh động, trực quan, giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức và tạo hứng thú học tập cho học sinh. - Học sinh được tham gia vào các hoạt động học tập tích cực, chủ động khám phá kiến thức thông qua các thí nghiệm mô phỏng, từ đó nâng cao hứng thú học tập và tinh thần tự học của học sinh. b) Phát triển các kỹ năng tƣ duy cho học sinh: - Phim mô phỏng, thí nghiệm mô phỏng giúp học sinh rèn luyện khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp thông tin và giải quyết vấn đề. 15
- - Học sinh được học cách đưa ra giả thuyết, thực hiện thí nghiệm, thu thập và phân tích số liệu, từ đó phát triển các kỹ năng tư duy khoa học và kỹ năng thực hành cho học sinh. c) Nâng cao hiệu quả dạy học: - Phim mô phỏng, thí nghiệm mô phỏng giúp giáo viên dễ dàng minh họa các hiện tượng hóa học phức tạp, giúp học sinh hiểu bài tốt hơn. - Giáo viên có thể sử dụng phim mô phỏng, thí nghiệm mô phỏng để tổ chức các hoạt động học tập đa dạng, phong phú, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả hơn. d) Tiết kiệm thời gian và chi phí: - Phim mô phỏng, thí nghiệm mô phỏng giúp giáo viên tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc chuẩn bị thí nghiệm, đặc biệt là đối với các thí nghiệm nguy hiểm hoặc tốn kém. - Học sinh có thể thực hiện thí nghiệm mô phỏng nhiều lần mà không cần tốn nhiều thời gian và chi phí cho hóa chất, dụng cụ thí nghiệm. e) Mở rộng khả năng tiếp cận giáo dục: - Phim mô phỏng, thí nghiệm mô phỏng giúp học sinh ở mọi nơi trên thế giới đều có thể tiếp cận với giáo dục chất lượng cao. - Học sinh có thể học tập mọi lúc mọi nơi thông qua các nguồn tài nguyên giáo dục trực tuyến, bao gồm phim mô phỏng và thí nghiệm mô phỏng. Tuy nhiên, việc sử dụng phim mô phỏng, thí nghiệm mô phỏng cũng có một số hạn chế: - Học sinh có thể bị phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên trực tuyến và không có khả năng thực hành thực tế. - Việc sử dụng phim mô phỏng, thí nghiệm mô phỏng không phù hợp với tất cả các nội dung dạy học và tất cả các đối tượng học sinh. Do đó, giáo viên cần sử dụng phim mô phỏng, thí nghiệm mô phỏng một cách hợp lý, kết hợp với các phương pháp dạy học khác để đạt được hiệu quả dạy học cao nhất. 3.3. Kể chuyện hóa học 3.3.1. Tác dụng của kể chuyện hóa học Kể chuyện hóa học là một phương pháp giảng dạy sáng tạo và hiệu quả, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hứng thú và dễ nhớ hơn. Việc sử dụng những 16
- câu chuyện sinh động, hấp d n sẽ khơi gợi trí tò mò, kích thích tư duy và giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về các khái niệm hóa học trừu tượng. Dưới đây là một số tác dụng chính của kể chuyện hóa học trong dạy học hóa học: a) Kích thích hứng thú và sự tập trung của học sinh - Những câu chuyện hóa học ly kỳ, hấp d n sẽ thu hút sự chú ý của học sinh, giúp các em hăng say tham gia vào bài học và tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả hơn. - Thay vì học thuộc những công thức và định nghĩa khô khan, học sinh sẽ được đắm chìm trong thế giới hóa học đầy màu sắc và thú vị thông qua những câu chuyện. b) Phát triển tƣ duy sáng tạo và khả năng tƣởng tƣợng - Kể chuyện hóa học khuyến khích học sinh sử dụng trí tưởng tượng để hình dung các khái niệm hóa học, giúp các em hiểu rõ hơn về bản chất của các hiện tượng và quy luật hóa học. - Qua những câu chuyện, học sinh có cơ hội sáng tạo các câu chuyện của riêng mình, từ đó phát triển khả năng tư duy độc lập và khả năng giải quyết vấn đề. c) Rèn luyện kỹ năng giao tiếp và thuyết trình - Kể chuyện hóa học giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp và thuyết trình một cách tự tin và hiệu quả. - Khi kể chuyện, học sinh cần diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, sử dụng ngôn ngữ phù hợp với đối tượng tiếp nhận. d) Gắn kết kiến thức hóa học với thực tế - Nhiều câu chuyện hóa học được lấy từ các hiện tượng thực tế trong đời sống, giúp học sinh liên hệ kiến thức hóa học với thực tiễn và hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của hóa học trong cuộc sống. - Qua những câu chuyện, học sinh có thể vận dụng kiến thức hóa học để giải quyết các vấn đề thực tế và phát triển ý thức bảo vệ môi trường. đ) Phát triển các giá trị đạo đức và nhân cách: - Một số câu chuyện hóa học đề cao những giá trị đạo đức và nhân cách tốt đẹp, giúp học sinh hình thành nhân cách và lối sống tích cực. - Qua những câu chuyện, học sinh có thể học được những bài học quý giá về lòng yêu thương, sự trung thực, tinh thần trách nhiệm và ý thức cộng đồng. 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 276 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 190 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 177 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 41 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 30 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 71 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn