intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh ở trường THPT của giáo viên chủ nhiệm lớp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm đề ra một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT của giáo viên chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng sống đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh ở trường THPT của giáo viên chủ nhiệm lớp

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG ĐỐI VỚI HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Lĩnh vực: Chủ nhiệm Người thực hiện: Hoàng Thị Tuyên -Trường THPT Diễn Châu 5 SĐT: 0945598477 Email: hoangkhtuyendc5@gmail.com Năm thực hiện:2022 Nghệ An, tháng 12/2022 1
  2. MỤC LỤC Nội dung Tr an g PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………............... 1 I. Lí do chọn đề tài………………………………………………………………… 1 II. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………… 1 III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu……………………………………………….. 1 IV. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………......... 1 V. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………….......... 2 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết……………………………………….. 2 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn……………………………………… 2 VI. Những điểm mới của đề tài……………………………………………………. 2 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU………………………………………….... 2 Chương I. Cơ sở lí luận và thực tiễn về giáo dục kỹ năng sống ở trường THPT….. 2 1. Cơ sở lí luận…………………………………………………………………….. 2 1. Kỹ năng sống là gì?............................................................................................... 2 2. Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT………….. 3 3. Mối quan hệ giữa kỹ năng sống và bản năng con người……………………….. 5 4. Những kỹ năng sống cần được giáo dục và rèn luyện đối với học sinh THPT…. 5 5. Vị trí, vai trò quan trọng của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh………………………………………………………….. II. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………………………. 6 1. Thực trạng chung……………………………………………………………….. 7 2. Thực trạng về giáo dục kỹ năng sống của học sinh trường THPT Diễn Châu 5… 8 3. Thuận lợi và khó khăn về hoạt động giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh 13 trường THPT Diễn Châu 5………………………………………………………… Chương II. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục 14 ở trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục……………………………….. I. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh của giáo viên chủ 14 nhiệm lớp………………………………………………………………………….. 1. Giáo dục kỹ năng sống thông qua sinh hoạt 15 phút đầu giờ…………………… 14 2. Giáo dục kỹ năng sống thông qua giờ sinh hoạt lớp cuối tuần…………………... 15 3. Giáo dục kỹ năng sống thông qua công tác lao động……………………………. 16 4. Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm………………………. 18 5. Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao 19 6. Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động thiện nguyện, nhân đạo, đền ơn 21 đáp nghĩa………………………………………………………………………….. II. Hiệu quả đề tài sáng kiến kinh nghiệm…………………………………………. 32 III. Bài học kinh nghiệm…………………………………………………………... 35 IV. Phạm vi ứng dụng của đề tài………………………………………………….. 35 2
  3. V. Mức độ vận dụng………………………………………………………………. 35 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………..... 36 I. Kết luận…………………………………………………………………………. 36 II. Kiến nghị……………………………………………………………………….. 36 1. Đối với UBND Tỉnh Nghệ An………………………………………………….. 36 2. Đối với Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An………………………………………... 37 3. Đối với các trường THPT……………………………………………………….. 37 4. Đối với giáo viên THPT………………………………………………………… 37 DANH MỤC THAM KHẢO PHỤ LỤC 3
  4. DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TT Viết tắt Viết đầy đủ 1 GD ĐT Giáo dục đào tạo 2 THPT Trung học phổ thông 3 KNS Kỹ năng sống 4 XHCN Xã hội chủ nghĩa 5 BGD ĐT Bộ giáo dục đào tạo 6 NXB Nhà xuất bản 7 TT Trung tâm 8 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 9 NQ-TW Nghị quyết Trung ương 10 CLB Câu lạc bộ 11 TDTT Thể dục thể thao 12 CSVC Cơ sở vật chất 13 UBND Uỷ ban nhân dân 14 NXBGD Nhà xuất bản giáo dục 15 ĐHQG Đại học Quốc gia 16 TNST Trải nghiệm sáng tạo 17 HĐNK Hoạt động ngoại khoá 18 SGK Sách giáo khoa 19 PH Phụ huynh 20 HS Học sinh 21 TNST Trải nghiệm sáng tạo 4
  5. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài Ngày nay, trước yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, ngành giáo dục và toàn xã hội cần phải có những bước tiến mạnh mẽ nhằm giúp người học phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để đáp ứng với những yêu cầu mới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trong bối cảnh kinh tế thị trường, trong sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, sự phát triển các dịch vụ internet, sự giao lưu và hội nhập, bên cạnh những thời cơ là những thách thức không nhỏ. Một vấn đề gây nhiều nỗi lo cho các gia đình, nhà trường và xã hội là đạo đức, nhân cách, lối sống của nhiều thanh, thiếu niên xuống cấp nghiêm trọng, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống. Trước thực tế này, Đảng, Nhà nước, ngành GD-ĐT cũng đã có những định hướng tích cực để đưa giáo dục kỹ năng sống vào các nhà trường nhằm góp phần nâng cao định hướng giá trị và tạo lập hành vi phù hợp với lứa tuổi thanh, thiếu niên. Bắt đầu từ năm học 2009 -2010, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã đưa vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào chỉ thị thực hiện nhiệm vụ năm học của các bậc học. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc hướng dẫn, tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống còn nhiều hạn chế. Chính vì lẽ đó, theo chương trình giáo dục phổ thông mới (giáo dục phổ thông 2018), việc hình thành các giá trị đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống thông qua các hoạt giáo dục là rất cần thiết cho học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng, nhằm tạo điều kiện, cơ hội để các em phát huy khả năng để thích ứng với sự phát triển của xã hội. Người có kỹ năng sống sẽ thực hiện những hành vi mang tính xã hội tích cực, góp phần xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp và do vậy giảm bớt tệ nạn xã hội làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Kỹ năng sống giúp học sinh học tập tốt hơn, ứng xử một cách tự tin hơn. Kỹ năng sống cũng giúp biến kiến thức thành những hành động cụ thể, những thói quen lành mạnh. Những người có kỹ năng sống là những người biết làm cho mình và những người khác được hạnh phúc. Họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của họ. Vì vậy giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT là vấn đề vô cùng quan trọng và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Nếu công tác này chưa được quan tâm đúng mực và chưa được thực hiện một cách bài bản, hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của học sinh, ảnh hưởng đến quy hoạch vị trí việc làm của xã hội, gây nên sự lãng phí về thời gian, tài chính đầu tư cho giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm - người luôn được các bậc phụ huynh, học sinh nhìn nhận như người cha, người mẹ thứ hai bởi sự gần gũi với các em, là chỗ dựa vững vàng nhất cho học sinh tại nhà trường. Qua 24 năm giảng dạy và cũng chừng ấy năm làm công tác chủ nhiệm, tôi nhận thấy không ít học sinh ở trường phổ thông học giỏi, ngoan hiền nhưng ra đời không thành công trong cuộc sống mà nguyên nhân 5
  6. cơ bản là các em thiếu kỹ năng sống. Vì vậy tôi càng ý thức hơn vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh nhất là đối với học sinh trung học phổ thông, lứa tuổi mà các em chuẩn bị bước vào cuộc sống tự lập với bao ước mơ và hoài bão lớn. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tôi đã xây dựng được nhiều tập thể lớp đạt danh hiệu lớp tiến hoặc tiên tiến xuất sắc, có những học sinh cũ hiện nay đã khá thành công trong cuộc sống như cán bộ chủ chốt ở địa phương hay là doanh nhân thành đạt... Từ thực tiễn công tác, tôi xin chia sẽ một số kinh nghiệm của bản thân trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh ở trường THPT của giáo viên chủ nhiệm lớp” thông qua các hoạt động giáo dục tại nhà trường. Góp phần giáo dục học sinh trở thành những con người toàn diện, năng động, sáng tạo, hòa nhập cùng cộng đồng, có ích cho gia đình và xã hội. II. Mục đích nghiên cứ Đề ra một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT của giáo viên chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng sống đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT của giáo viên chủ nhiệm lớp tại trường THPT. Đề tài nghiên cứu một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống tại trường THPT Diễn Châu 5 từ năm học 2020 - 2021 đến nay. Địa bàn: Trường THPT Diễn Châu 5 IV. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lí luận của công tác giáo dục kỹ năng sống. Vai trò của GVCN trong công tác giáo dục, đặc biệt là việc giáo dục kỹ năng sống cho các em. Đề xuất một số giải pháp trong công tác giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động chủ nhiệm lớp tại trường phổ thông hiện nay và trong thời gian tới. V. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp lý thuyết: Nghiên cứu các văn bản tài liệu về khái niệm hạnh phúc có liên quan đến đề tài. * Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp quan sát thực tế: Trực tiếp quan sát các vấn đề liên quan, các hoạt động giáo dục kỹ năng sống tại trường THPT Diễn Châu 5 để tìm hiểu thực trạng, phát hiện những việc đã làm được và tồn tại cần khắc phục. 6
  7. - Phương pháp điều tra: Bằng việc phỏng vấn trực tiếp và phiếu trưng cầu ý kiến điều tra thực tra ̣ng tâm lý thần tượng ở học sinh THPT. Những phát hiện bằng phương pháp này giúp tôi đánh giá, xây dựng được bức tranh tổng thể về thực tra ̣ng vấn đề nghiên cứu, làm cơ sở đề xuất các giải pháp. - Phương pháp thực nghiệm sư pha ̣m: Tiến hành thực nghiệm các biện pháp giáo dục kỹ năng sống trên các đối tượng học sinh khác nhau, ở các trường khác nhau để kiểm tra tính đúng đắn, tính thực tiễn và thiết thực củ a đề tài. Kết quả thực nghiệm được đánh giá qua phiếu khảo sát học sinh. - Phương pháp xử lý bằng toán học: Xử lí số liệu bằng thống kê toán học, vẽ biểu đồ nhằm giúp lượng hó a các thông tin thu được, từ đó tính toán được độ chính xác, độ tin cậy, từ đó vận dụng giải quyết các nhiệm vụ mà đề tài đặt ra. VI. Những điểm mới của đề tài Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, tôi nhận thấy đề tài về biện pháp giáo dục kỹ năng sống qua công tác chủ nhiệm đã có một số tác giả viết nhưng đều ở dạng khái quát, chung chung chứ chưa đi vào các biện pháp thật cụ thể trong công tác giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động công tác chủ nhiệm và thiếu các minh chứng kèm theo. Đề tài có khả năng vận dụng vào thực tiễn công tác chủ nhiệm trong việc giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh tại các trường phổ thông, góp phần quan trọng nhằm thúc đẩy đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương I. Cơ sở lí luận và thực tiễn về giáo dục kỹ năng sống ở trường THPT I. Cơ sở lí luận 1. Kỹ năng sống là gì? Theo WHO (1993): Kỹ năng sống là năng lực tâm lý xã hội, là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua các hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khỏe theo nghĩa rộng nhất về thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội này. Theo UNICEF (1995): Kỹ năng sống là khả năng phân tích tình huống và ứng xử, khả năng phân tích các ứng xử và khả năng tránh được các tình huống. Các kỹ năng sống nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức “cái chúng ta biết” và thái độ, giá trị “cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành hành động thực tế “làm gì và làm cách nào” là tích cực nhất và mang tính chất xây dựng. 7
  8. UNESO (2003) quan niệm: Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày. Đó là khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với tư cách ứng xử tích cực giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hằng ngày. Theo UNESCO, kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục bao gồm các nội dung sau: + Học để biết: gồm các kỹ năng tư duy, như tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả. + Học để làm: bao gồm các kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ như kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm …. + Học để làm người: gồm các kỹ năng như ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin… + Học để chung sống: gồm các kỹ năng xã hội như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông… Như vậy, KNS bao gồm các kỹ năng cụ thể cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của KNS là kỹ năng tự quản bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống 2. Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT có vai trò rất quan trọng, bởi lẽ, kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội. Giáo dục kỹ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ và nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. 2.1. Kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội Có thể nói, kỹ năng sống chính là “nhịp cầu” giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi, thói quen tích cực, lành mạnh. Học sinh được nhà trường trang bị kiến thức văn hóa, nếu được trang bị kỹ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp, các em sẽ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. Không những thúc đẩy sự phát triển cá nhân, kỹ năng sống còn thúc đẩy sự phát triển của xã hội, giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân các em và cộng đồng. 2.2. Giáo dục kỹ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với học sinh THPT 8
  9. Học sinh THPT là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá. Tuy vậy các em còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống nên dễ bị kích động, dễ bị lôi kéo. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, các em thường xuyên phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực…Nếu thiếu kỹ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào những hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. 2.3. Giáo dục kỹ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nêu rõ mục tiêu tổng quát của giáo dục và đào tạo là giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Học sinh phổ thông có độ tuổi từ 12 - 17, độ tuổi vị thành niên. Ở lứa tuổi này các em có nhiều thay đổi, khủng hoảng vì sự phát triển rõ rệt về cơ thể, thay đổi tâm sinh lý, tình cảm và các mối quan hệ xã hội. Một mặt, các em vẫn muốn níu kéo những ký ức của tuổi thơ, muốn được nâng niu chiều chuộng cùng với suy nghĩ và cách ứng xử vụng dại của thời thơ bé, mặt khác lại muốn khẳng định mình là người lớn. Vì thế bản thân các em có nhiều mâu thuẫn, nhiều suy nghĩ phức tạp trong nội tâm về các mối quan hệ xung quanh cần giải quyết. Do chưa có kỹ năng sống nên các em gặp nhiều khó khăn, răc rối, đôi khi phải gánh chịu những hậu quả không như mong muốn bởi chưa tìm ra phương hướng giải quyết đúng đắn và thông minh nhất. Về phương diện xã hội: các em bắt đầu có ý thức, nhận thức về cuộc sống, nhu cầu kết bạn phát triển mạnh, các mối quan hệ mở rộng, thích tham gia các hoạt động xã hội, thích đi đây đi đó để mở rộng tầm nhìn, thích khẳng định mình là người lớn. Trong lĩnh vực tình cảm: cường độ những rung động tình cảm ngày càng cao nhưng chưa có sự kiểm soát chặt chẽ của lý trí dễ rơi vào tình trạng cảm tính đơn thuần, cảm xúc tùy hứng nhất thời xuất hiện nhiều khó kiềm chế dễ dẫn đến sai lầm. Đây là độ tuổi muốn khẳng định “Cái tôi cá nhân” nên có nhu cầu tự khẳng định mình rất cao thể hiện ở chỗ: không muốn tham gia vào những sinh hoạt bó buộc của gia đình, muốn có quyền riêng tư, thích tranh luận và hay bình luận nhận xét đánh giá về người khác ... ngại tiếp xúc và chia sẻ với người lớn, người thân hay giấu kín những khó khăn, vấp ngã của bản thân mình. Chính vì những đặc điểm trên nên trong các mối quan hệ đa chiều với bạn bè, với người yêu, với thầy cô, với người thân và bố mẹ … đặc biệt trong môi trường xã hội phức tạp xuất hiện nhiều tình huống khó xử, nhiều cám dỗ các em dễ rơi vào 9
  10. lúng túng, bế tắc, thất bại, dễ chán nản, mệt mỏi, bi quan mất phương hướng … dẫn đến những suy nghĩ và hành động tiêu cực trong cuộc sống bởi tâm hồn các em nhạy cảm dễ tổn thương, dễ đổ vỡ do bất lực trong giải quyết các tình huống xảy ra với mình. Mặt khác trong nhà trường hiện nay, tình trạng chú trọng nhiều đến việc dạy chữ, nặng về quan niệm học để thi đỗ đạt, chạy theo bằng cấp, chạy theo thành tích nên việc rèn luyện kỹ năng sống chưa được quan tâm đúng mức, còn nhiều bất cập, học sinh thiếu thực tế và trải nghiệm. Chính vì vậy học sinh phổ thông hạn chế rất nhiều trong giao tiếp ứng xử, xử lý các tình huống trong học tập trong cuộc sống. Để giúp các em vượt qua, đứng vững trước những thay đổi phức tạp và nhiều thử thách trong giai đoạn này chúng ta cần trang bị cho các em kỹ năng sống. Kỹ năng sống có chức năng mang lại hạnh phúc và hỗ trợ các em trở thành người tích cực và có ích trong cộng đồng. 3. Mối quan hệ giữa kỹ năng sống và bản năng con người Từ khi lọt lòng mẹ, con trẻ cũng đã có những mầm mống, những tiền đề của kỹ năng nhận thức bản thân, lựa chọn, phán đoán... nhưng ở dạng bản năng, chưa có ý thức. Trong quá trình trưởng thành, bằng tri thức và trải nghiệm của đời sống, bằng rèn luyện và tự rèn luyện; những mầm mống và tiền đề ấy được nâng lên và trở thành năng lực, khả năng thực hiện hành động hay ứng xử tích cực, có ý thức, có tính mục đích, vì cộng đồng. 4. Những kỹ năng sống cần được giáo dục và rèn luyện đối với học sinh THPT. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ngày càng trở nên cấp thiết khi mà xã hội hiện đại đang tác động tới các em từ quá nhiều phía. Bên cạnh các kiến thức được học ở trường, có rất nhiều kỹ năng sống mà các em cần phải rèn luyện để hoàn thiện bản thân. - Kỹ năng tự phục vụ bản thân - Kỹ năng đặt mục tiêu - Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả - Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc - Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân - Kỹ năng giao tiếp và ứng xử - Kỹ năng hợp tác và chia sẻ - Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông - Kỹ năng xác định giá trị - Kỹ năng ứng phó với căng thẳng 10
  11. - Kỹ năng lắng nghe tích cực - Kỹ năng thể hiện sự cảm thông - Kỹ năng thương lượng - Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn - Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá - Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ - Kỹ năng tư duy sáng tạo - Kỹ năng ra quyết định - Kỹ năng giải quyết vấn đề - Kỹ năng kiên định - Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin - Kỹ năng sinh tồn, xử lý các tai nạn bất thường - Kỹ năng tự vệ, học các kiến thức giới tính 5. Vị trí, vai trò quan trọng của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh 5.1. Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm: - Giáo viên chủ nhiệm giữ một vị trí rất quan trọng trong công tác quản lí, giáo dục học sinh trong nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện nhiệm vụ quản lí lớp học và là nhân vật chủ chốt, người tập hợp, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân tốt... - Giáo viên chủ nhiệm là người được Hiệu trưởng bổ nhiệm trong số những giáo viên có kinh nghiệm và có uy tín. Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò sau đây: + Thay mặt Hiệu trưởng quản lí một lớp học: Giáo viên chủ nhiệm lớp do Hiệu trưởng phân công và thay mặt Hiệu trưởng để quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh ở một lớp học.Vai trò quản lí của giáo viên chủ nhiệm lớp thể hiện trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và tu dưỡng của học sinh trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm phải trả lời các câu hỏi về chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh trong lớp trước Hiệu trưởng, trước Hội đồng sư phạm của nhà trường và trước phụ huynh học sinh của lớp khi tổng kết năm học. + Người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết: Bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, bằng sự gương mẫu và quan hệ tình cảm, giáo viên chủ nhiệm xây dựng khối đoàn kết trong tập thể, dìu dắt các em nhỏ như con em mình trưởng thành theo từng năm tháng. Học sinh kính yêu giáo viên chủ nhiệm như cha mẹ mình, đoàn kết thân ái với bạn bè như anh em ruột thịt, lớp học sẽ trở thành một tập thể vững mạnh. Tình cảm của lớp càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm và uy tín 11
  12. của giáo viên chủ nhiệm càng cao thì chất lượng giáo dục càng tốt. Rất nhiều giáo viên cùng giảng dạy trong một lớp, nhưng giáo viên chủ nhiệm bao giờ cũng để lại những ấn tượng sâu sắc đối với từng học sinh trong suốt cuộc đời họ. + Người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp trong đó có giáo dục KNS: Các hoạt động của lớp được tổ chức đa dạng và toàn diện, giáo viên chủ nhiệm lớp quán xuyến tất cả các hoạt động một cách cụ thể, chặt chẽ. Các phong trào thi đua học tập đi vào thực chất, các cuộc sinh hoạt các đoàn thể có nội dung hấp dẫn thanh, thiếu niên, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao được tiến hành thường xuyên… Chất lượng học tập và tu dưỡng đạo đức của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào trật tự, kỉ luật, vào tinh thần đoàn kết và truyền thống của tập thể lớp cũng như các hoạt động đa dạng của lớp. + Cố vấn đắc lực cho các đoàn thể của học sinh trong lớp: Với tinh thần trách nhiệm, với kinh nghiệm công tác của mình làm tham mưu cho chi Đoàn thanh niên của lớp lập kế hoạch công tác, bầu ra ban lãnh đạo chi đoàn, tổ chức các nội dung hoạt động và phối hợp với ban cán sự lớp để xây dựng tập thể, đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất. + Giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục: Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục, trong đó nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở khoa học, do vậy giáo viên chủ nhiệm phải là người chủ đạo trong điều phối các hoạt động giáo dục cùng với các lực lượng giáo dục đó một cách có hiệu quả nhất. Năng lực, uy tín chuyên môn, kinh nghiệm công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp là điều kiện quan trọng để tập hợp lực lượng, phối hợp thành công các hoạt động giáo dục cho học sinh trong lớp. 5.2. Những năng lực sư phạm cần thiết của giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của một lớp học, là người thay mặt Hiệu trưởng tổ chức các hoạt động, xây dựng lớp thành một tập thể vững mạnh để giáo dục học sinh theo mục tiêu đã đề ra, do đó người giáo viên chủ lớp phải phải phấn đấu để đạt được các yêu cầu sau đây: - Có năng lực chuyên môn tốt, đang giảng dạy có kết quả một môn học trong lớp, có điều kiện gần gũi theo dõi, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện một cách thường xuyên. - Nắm vững lí luận sư phạm, sử dụng các phương pháp giáo dục tập thể và giáo dục cá biệt, có kinh nghiệm tổ chức các hoạt động phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh và với điều kiện thực tế của lớp, của nhà trường một cách linh hoạt. - Có tư cách đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống, lao động và trong quan hệ với đồng nghiệp và học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải là tấm gương sáng về mọi phương diện cho học sinh noi theo. - Có khả năng tổ chức và có năng lực hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao... để có thể lôi cuốn học sinh cùng tham gia. 12
  13. - Có phương pháp hoạt động xã hội, biết động viên lôi cuốn các lực lượng giáo dục, biết tổ chức hoạt động tập thể để dẫn dắt học sinh học tập, tu dưỡng tốt vì cuộc sống tương lai. Tóm lại, trong các trường phổ thông, giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò đặc biệt quan trọng, là người quản lí, tổ chức, chỉ đạo và điều phối các hoạt động của một lớp học. Công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp bao gồm rất nhiều hoạt động, cần khai thác, phối hợp với các lực lượng để cùng giáo dục học sinh, thống nhất giữa các lực lượng giáo dục đó là nguyên tắc, đồng thời là con đường xã hội hóa giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục theo mục tiêu chung. Thực tế đã khẳng định năng lực công tác, kinh nghiệm sư phạm và ý thức trách nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm lớp quyết định chất lượng học tập và tu dưỡng của học sinh trong một lớp học. II. Cơ sở thực tiễn 1. Thực trạng chung Giáo dục THPT nước ta hiện nay chủ yếu đang chú trọng đến hai trụ cột đầu của giáo dục là học để biết và học để làm. Ở môi trường THPT, do áp lực thi cử, do áp lực vào Đại học, vì vậy khá nhiều học sinh có xu hướng học lệch, nhiều học sinh thiếu kiến thức xã hội, thờ ơ thậm chí vô cảm trước nỗi đau mất mát của đồng loại, thiếu tính sáng tạo và khả năng thích ứng với tình huống thực tiễn. Bên cạnh đó, một bộ phận học sinh hiện nay bị khủng hoảng nghiêm trọng về niềm tin, về lí tưởng sống cũng như chuẩn mực đạo đức, thiếu kỹ năng sống. Thực trạng này dẫn tới: - Học sinh vô lễ với giáo viên - Tình trạng bạo lực học đường - Học sinh vi phạm pháp luật, vi phạm luật an toàn giao thông - Học sinh sa vào thế giới ảo với các trò chơi trực tuyến - Một số học sinh hút thuốc, sử dụng thuốc lá điện tử, uống rượu bia - Thiếu ý thức bảo vệ cơ sở vật chất, giữ vệ sinh môi trường… - Hạn chế về kỹ năng giao tiếp - Thiếu kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm… Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông, học sinh THPT nói riêng là rất quan trọng nhằm trang bị cho các em những kỹ năng cần thiết để có thể phát huy những ưu thế của mình, thích ứng với những yêu cầu ngày càng cao của xã hội luôn biến động và phát triển, đồng thời khắc phục về tình trạng “nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người” - một thực tế đang tồn tại ở nhiều trường phổ thông hiện nay. Theo một nghiên cứu mới được ngành giáo dục công bố, có trên 95% các em nhận thức chưa đúng về kỹ năng sống; 77,7% chưa bao giờ được đào tạo, tập huấn về kỹ năng sống; 76,4% trả lời rất cần được tập huấn kiến thức về kỹ năng sống. 13
  14. Hầu hết các em lúng túng khi trả lời hoặc chưa biết cách xử lý các tình huống thường gặp trong cuộc sống. Kết quả này cho thấy, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ngày càng trở nên thiết yếu nhằm góp phần đào tạo “con người mới” với đầy đủ các mặt “đức, trí, thể, mỹ”, “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” hay “nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm”… Nhưng việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải phù hợp với lứa tuổi, cấp học, văn hóa của từng vùng… sao cho học sinh cảm thấy gần gũi với cuộc sống của bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, chứ không chỉ trên sách vở hay những lời nói suông. 2. Thực trạng về giáo dục KNS của học sinh trường THPT Diễn Châu 5 2.1. Đặc điểm dân cư trên địa bàn trường THPT Diễn Châu 5 Diễn Châu là huyện có đời sống kinh tế tương đối phát triển ở tỉnh Nghệ An. Con người Diễn Châu cần cù, chịu khó và có tính sáng tạo cao. Một số xã ở Diễn Châu có kinh tế thuộc diện điển hình trong tỉnh như Diễn Hồng, Diễn Tháp, Diễn Xuân, Diễn Hạnh, Diễn Yên, Diễn Kỹ… do biết làm giàu từ sản xuất nông nghiệp, buôn bán và xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó, còn một số xã kinh tế chậm phát triển do thuần túy chỉ sản xuất nông nghiệp, những xã này thuộc phần lớn ở vùng nam Diễn Châu, nơi địa bàn trường THPT Diễn châu 5 đóng. Vùng này gồm các xã Diễn Cát, Diễn Lợi, Diễn An, Diễn Trung, Diễn Thịnh, Diễn Tân, Diễn Lộc, Diễn Thọ. Người dân vùng này chất phác nhưng kém năng động, thu nhập của người dân thấp, đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, từ đó nhận thức về sự học cũng có phần hạn chế. Những năm gần đây, do kinh tế thế giới và trong nước có nhiều khó khăn vì thiên tai, dịch bệnh, nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường không có việc làm, nên đã ảnh hưởng tiêu cực đến suy nghĩ của phụ huynh học sinh trong vấn đề học tập. Có khá nhiều gia đình cho con bỏ học từ lớp 9 hoặc định hướng cho con học xong cấp 3 thì đi công ty hoặc xuất khẩu lao động. Hệ lụy của suy nghĩ này là thanh niên ở những xã này có công việc ổn định ít, thu nhập thấp, các tệ nạn xã hội trong vùng nhiều. Cũng do vùng này chủ yếu sản xuất nông nghiệp, ít giao tiếp nên con người thiếu năng động, kỹ năng sống bị hạn chế nhiều. 2.2. Thực trạng về giáo dục kỹ năng sống của học sinh trường THPT Diễn Châu 5 Thời gian qua, dù giáo dục kỹ năng sống có được sự quan tâm của các nhà trường nhưng hiệu quả vẫn còn nhiều hạn chế . Thực tế cho thấy tình trạng học sinh thiếu kỹ năng sống vẫn xảy ra, biểu hiện qua giao tiếp ứng xử, qua việc chấp hành nội quy trường lớp, qua việc xử lý các tình huống diễn ra hàng ngày như: ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng; thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi, chưa có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, vi phạm luật an toàn giao thông, gây gỗ đánh nhau... 14
  15. Những tồn tại, hạn chế của học sinh hiện nay cũng là tồn tại hạn chế của học sinh trường THPT Diễn Châu 5. Trước khi thực hiện đề tài để vận dụng vào việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhà trường, bản thân tôi đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến đối với 120 em học sinh ngẫu nhiên của nhà trường (trong đó có 40 học sinh của lớp tôi chủ nhiệm) ở một số nội dung qua các phiếu điều tra sau: Phiếu điều tra 1. Ý kiến trả lời của học sinh TT Nội dung khảo sát Có Đôi khi Không SL % SL % SL % Khi ngủ dậy, em có tự xếp chăn, màn, 1 45 37.5 27 22.5 48 40.0 dọn dường, chiếu? Em có tự giặt, là quần áo cho bản thân 2 52 43.3 17 14.2 51 42.5 không? Em có tự mua (may) quần áo, đồ dùng 3 42 35.0 26 21.7 52 43.3 cho bản thân không? 4 Em có mơ ước vào Đại học? 85 70.8 21 17.5 14 11.7 Khi bài kiểm tra bị điểm kém, em có 5 102 85.0 16 13.3 2 1.7 thấy xấu hổ với bạn bè? Khi gặp thầy cô và người quen biết lớn 6 47 39.2 55 45.8 18 15.0 tuổi hơn, em có chào hỏi? Theo em kỹ năng giao tiếp tốt có thuận 7 112 93.3 8 6.7 0 0.0 lợi cho bản thân không? Khi bạn bè trong lớp gặp khó khăn hoạn 8 57 47.5 32 26.7 31 25.8 nạn, em có sẵn sàng giúp đỡ? Khi phát biểu trước lớp, em có tự tin 9 35 29.2 37 30.8 48 40.0 không? Em có xây dựng thời gian biểu cho việc 10 42 35.0 35 29.2 43 35.8 học tập ở nhà? Phiếu điều tra 2 15
  16. Ý kiến trả lời của học sinh TT Nội dung khảo sát Có Đôi khi Không SL % SL % SL % Trong khi tranh luận em lỡ xúc phạm 1 27 22.5 57 47.5 36 30 bạn, em có xin lỗi bạn? Khi giải một bài toán mà giải mãi không 2 được, em có nhờ thầy (hoặc bạn) hướng 25 20.8 52 43.3 43 35.9 dẫn? Khi tham gia giao thông bằng xe máy 3 điện, xe đạp điện, em có đội mũ bảo 27 22.5 65 54.2 28 23.3 hiểm? Em có cảm giác bức bối vì bị bố mẹ và 4 120 100 0 0 0 0 thầy cô giám sát chặt chẻ không? Em có hay góp ý với nhà trường đổi 5 mới các hoạt động tập thể dành cho học 12 10.0 55 45.8 53 44.2 sinh không? Em có thích giữ vai trò nhóm trưởng 6 (đội trưởng) khi tham gia một hoạt động 45 37.5 17 14.2 58 48.3 tập thể ? Khi em giải một bài toán bằng cách giải 7 mới (chắc chắn đúng) nhưng cả lớp bảo 7 5.8 53 44.2 60 50 sai, em có bảo lưu ý kiến? Khi tắm sông, tắm biển, em có thường 8 hay tắm ở những nơi xa bờ hoặc ở chỗ 28 23.3 57 47.5 35 29.2 nước sâu? Trong lớp của em có một số bạn thường 9 xuyên hút thuốc và bỏ giờ, em có cảm 28 23.3 45 37.5 47 39.2 thấy khó chịu? Khi bạn bè trong lớp gây gỗ đánh nhau, 10 17 14.2 35 29.2 68 56.6 em có can ngăn? Phiếu điều tra 3. Câu 1. Cách tư duy nào sau đây sẽ giúp em luôn thành công trong giao tiếp? A. Luôn nhìn người khác với con mắt tích cực 16
  17. B. Luôn xem mình có thể học gì từ người khác và mình sẽ giao tiếp như thế nào để tốt hơn? C. Em không quan tâm D. Xem người khác sai sót gì để mình chỉ trích Câu 2. Trong buổi học, một bạn trong tổ được phân công trực nhật nhưng bạn bị ốm không đi học được. Là thành viên của tổ em có vui lòng làm trực nhật giúp bạn? A. Em sẵn sàng B. Em sẽ làm khi tổ trưởng phân công C. Em sẽ làm khi các thành viên của tổ đều làm D. Không phải việc của em Câu 3. Bí quyết nào sau đây sẽ luôn giúp em thành công, luôn được người khác yêu mến trong cuộc sống và công việc A. Luôn luôn cố gắng, lắng nghe và tôn trọng B. Luôn chân tình với mọi người C. Do khả năng tài chính của bản thân và gia đình D. Em không biết, các bạn không thích chơi với em. Câu 4. Em có khuynh hướng làm những gì em tin là đúng A. Luôn luôn B. Thỉnh thoảng C. Hiếm khi D. Không bao giờ Câu 5. Em có kiểm soát những tình huống mới một cách thoải mái và dễ dàng? A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Hiếm khi D. Không bao giờ Câu 6. Em có thể dừng việc chơi game online đúng giờ định trước hay không? A. Em không bao giờ chơi game B. Em có định chơi đến mấy giờ đâu C. Em chơi có hạn định D. Em thích chơi chán thì thôi Câu 7. Giả sử em bị thầy giáo mắng, em sẽ? A. Xem lại hành vi của bản thân và khắc phục sửa lỗi B. Im lặng vì thầy giáo có quyền như vậy C. Đề nghị giáo viên nghe em trình bày sự việc D. Phản ứng quyết liệt vì em không mắc lỗi gì Câu 8. Em đang ở nhà một mình, có một người tự nhận là nhân viên tiếp thị và giới thiệu quảng cáo cho sản phẩm. Hành động của em là? 17
  18. A. Trao đổi với nhân viên tiếp thị là bố mẹ em không có nhà, hẹn họ khoảng mấy giờ bố mẹ em về mời họ quay lại B. Kệ họ, nói hết họ sẽ đi C. Chọn hàng và mua hàng D. Mời họ đi luôn vì em không có nhu cầu mua hàng Câu 9. Sau khi tốt nghiệp THPT, em có dự định gì? A. Vào Đại học B. Đi du học C. Đi xuất khẩu lao động D. Em không biết, việc này em phải chờ bố mẹ em quyết định Câu 10. Nếu có cơ hội lựa chọn, em sẽ sinh hoạt dạng câu lạc bộ nào? A. Câu lạc bộ thể thao B. Câu lạc bộ môn học ưa thích C. Em bận lắm, em không có nhiều thời gian D. Em không quan tâm Kết quả thu được Đáp án A Đáp án B Đáp án C Đáp án D Câu SL % SL % SL % SL % 1 25 20.9 37 30.9 47 39.2 36 30.0 2 27 22.5 26 21.7 48 40.0 19 15.8 3 37 30.9 45 37.5 19 15.8 19 15.8 4 105 87.5 12 10.0 3 2.5 0 0.0 5 29 24.2 46 38.4 27 22.4 18 15.0 6 18 15.0 38 31.7 45 37.5 19 15.8 7 37 30.9 28 23.4 35 29.2 20 16.7 8 45 37.5 37 30.8 8 6.7 30 25.0 9 55 45.8 28 23.3 32 26.7 5 4.2 10 75 62.5 13 10.8 18 15.0 14 11.7 ư Nhận xét Chúng tôi khảo sát về các kỹ năng của học sinh thông qua 3 phiếu điều tra 18
  19. Ở phiếu điều tra thứ nhất gồm 10 câu hỏi, khảo sát về: kỹ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả, kỹ năng giao tiếp và ứng xử, kỹ năng thể hiện sự tự tin trước đám đông… Ở phiếu điều tra thứ hai gồm 10 câu hỏi, khảo sát về: Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, kỹ năng sinh tồn, kỹ năng thể hiện sự cảm thông, kỹ năng giải quyết mâu thuẩn … Phiếu điều tra thứ ba gồm 10 câu hỏi, khảo sát về kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng nhìn nhận để giải quyết vấn đề, kỹ năng xác định giá trị bản thân, kỹ năng lập kế hoạch cho bản thân, kỹ năng tự vệ, kiến thức về giới tính… Ở phiếu điều tra 1 ứng với mỗi câu hỏi có 3 đáp án để lựa chọn, ở phiếu điều tra 2 ứng với mỗi câu hỏi có 3 đáp án để lựa chọn và ở phiếu điều tra 3 ứng với mỗi câu hỏi có 4 đáp án để lựa chọn, mức trả lời câu hỏi theo hướng tích cực và có trách niệm với bản thân giảm dần theo từng đáp án. Từ kết quả khảo sát về kỹ năng sống của học sinh nhà trường thông qua việc lấy ý kiến 120 học sinh, tôi nhận thấy rằng: - Là học sinh cấp THPT nhưng khả năng tự phục vụ bản thân ở nhiều học sinh còn hạn chế: + 37,5% học sinh không biết xếp chăn màn khi ngủ dậy + 42,5 % số học sinh được hỏi không biết tự giặt quần áo cho bản thân + 43,3% không biết tự mua quần áo, đồ dùng cho bản thân. + Có không ít học sinh thờ ơ vô cảm với cuộc sống: Khi bản thân bị điểm kém không biết xấu hổ với bạn bè, thầy cô (1,7%), khi bạn bè gây gỗ với nhau không biết can ngăn (56,6%), khi bạn bị ốm không sẵn sàng giúp bạn làm trực nhật (15,8%)… + Nhiều học sinh gặp thầy cô không biết chào hỏi (15%), có những học sinh học hơn một học kì ở trường nhưng không biết hết tên giáo viên bộ môn. + Thiếu mạnh dạn trước tập thể (khi phát biểu trước tập thể còn 40 % học sinh không tự tin). + Nhiều học sinh không biêt lập kế hoạch cá nhân, không biết lập thời gian biểu cho việc học ở nhà (35%)…. + Không biết tự giác xin lỗi bạn khi mắc lỗi (30%) + Không biết tự bảo vệ bản thân: khi tham gia giao thông bằng xe máy, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm (23,3%), thiếu kỹ năng phòng chống đuối nước (29,2%). Qua kết quả khảo sát chúng ta thấy nhiều em học sinh (mặc dù đã ở độ tuổi cấp THPT) nhưng kỹ năng sống vẫn còn nhiều hạn chế, vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói chung (học sinh THPT nói riêng) là cấp thiết. 19
  20. 3. Thuận lợi và khó khăn về hoạt động giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh trường THPT Diễn Châu 5 3.1. Thuận lợi - Bộ giáo dục đào tạo ban hành Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 quy định về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa; phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” với những kế hoạch, nội dung nhất quán từ trung ương đến địa phương. - Hàng năm, Sở Giáo dục - Đào tạo Nghệ An ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học và tập huấn bồi dưỡng chuyên đề đối với đội ngũ giáo viên tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. - Trong nhữ ng năm học gầ n đây, cơ sở vâ ̣t chấ t củ a nhiề u nhà trường đã đươ ̣c nâng cấ p hoă ̣c xây dựng mớ i, đồ dù ng và cá c phương tiê ̣n da ̣y ho ̣c ngà y cà ng đầ y đủ và hiê ̣n đa ̣i, trình đô ̣ chuyên môn củ a giá o viên đề u đa ̣t chuẩ n và trên chuẩ n, giá o viên thà nh tha ̣o về kỹ năng công nghê ̣ thông tin… Đây là nhữ ng điề u kiê ̣n vô cù ng thuâ ̣n lơị giú p cho viê ̣c tổ chứ c giá o du ̣c kỹ năng số ng ho ̣c sinh qua cá c hoa ̣t đô ̣ng giá o du ̣c đươ ̣c hiê ̣u quả hơn. 3.2. Khó khăn 3.2.1. Về phía học sinh Do đặc điểm tâm sinh lí ho ̣c sinh, nhiều em tính cách nhút nhát, ít giao tiếp, ít vận động, sức khỏ e yế u… nên khó khăn cho việc học tập và rèn luyện các kỹ năng thực hành. 3.2.2. Về phía phu ̣ huynh - Các bậc phụ huynh luôn nóng vội trong việc dạy con; chỉ chú trọng đến việc con mình được điểm số là bao nhiêu, đạt được những thành tích gì, học các môn “chính” có giỏi không? nếu con có điểm số thấp, học các môn“chính” chưa tốt thì lo lắng một cách thái quá. Không ít phu ̣ huynh quá nuông chiều con cái, việc gì cũng làm thay con khiến các em thiếu kỹ năng tự phục vụ bản thân. - Nhiều bậc phụ huynh do bận làm ăn, ít dành thời gian quan tâm đến tâm tư tình cảm và việc học tập của con em mình, phó thác việc dạy dỗ và giáo dục con cái cho thầy cô và nhà trường. 3.2.3. Về phía giáo viên Trong thực tế, khi xây dựng chương trình dạy học, nội dung dạy học trên lớp, giáo viên đều phải xây dựng 3 mục tiêu: Cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng, 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2