intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi THPT khi dạy học chuyên đề Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:34

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi THPT khi dạy học chuyên đề Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917" với mong muốn nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường phổ thông; đề xuất phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi khi học phần Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi THPT khi dạy học chuyên đề Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NINH BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TUỴ --------------------------------- BẢN ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN NĂM 2020 TÊN SÁNG KIẾN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THPT KHI GIẢNG DẠY CHUYÊN ĐỀ: “CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917” Tác giả sáng kiến: 1. Thạc sỹ Vũ Thu Hương 2. Thạc sỹ Bùi Thị Thanh Vân 3. Trần Thị Hòe 4. Thạc sỹ Đinh Thị Thanh Dung Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy Ninh Bình, tháng 5 năm 2020 1
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến trường THPT chuyên Lương Văn Tụy Chúng tôi ghi tên dưới đây: TT Họ và tên Ngày tháng Nơi công Chức vụ Trình độ Tỷ lệ (%) năm sinh tác chuyên đóng góp môn vào việc tạo ra sáng kiến 1 Vũ Thu Hương 07/07/1987 Trường Giáo viên Thạc sỹ 30% THPT chuyên Lương Văn Tụy 2 Bùi Thị Thanh 10/10/1982 Trường Giáo viên Thạc sỹ 30% Vân THPT chuyên Lương Văn Tụy 3 Trần Thị Hòe 05/11/1987 Trường Giáo viên Cử nhân 20% THPT chuyên Lương Văn Tụy 4 Đinh Thị Thanh 21/10/1981 Trường Giáo viên Thạc sỹ 20% Dung THPT chuyên Lương Văn Tụy 1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng - Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến : “Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi THPT khi dạy học chuyên đề: Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917” - Lĩnh vực áp dụng: + Giảng dạy chuyên đề “Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917” – phần Lịch sử thế giới hiện đại. + Ôn thi học sinh giỏi tỉnh, học sinh giỏi khu vực, học sinh giỏi Quốc gia và thi THPT quốc gia. 2. Nội dung a. Giải pháp cũ thường làm: - Chi tiết giải pháp cũ: 2
  3. Với bộ môn Lịch sử, nội dung ôn luyện phục vụ thi HSGQG hầu như bao quát toàn bộ chương trình cấp học bao gồm cả lịch sử Thế giới và lịch sử Việt Nam. Trong chương trình lịch sử thế giới cận đại, cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có ý nghĩa quan trọng. Cuộc Cách mạng này không chỉ có ý nghĩa sâu sắc với nước Nga mà còn có ý nghĩa thời đại sâu sắc. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công đã mở đầu thời kì lịch sử thế giới hiện đại; làm thay đổi cục diện chính trị thế giới; cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới, trong đó có Việt Nam. Dưới ảnh hưởng to lớn của Cách mạng tháng Mười, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam- độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đưa đến sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 giúp cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác (Cách mạng tháng Tám 1945, kháng chiến chống Pháp 1945- 1954, kháng chiến chống Mĩ 1954-1975…). Đây là một trong những vấn đề trọng tâm trong các kì thi học sinh giỏi và ôn thi THPTQG. Tuy nhiên, do chưa nhận thức thấu đáo về bài tập lịch sử, chưa thường xuyên sử dụng bài tập hoặc còn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng hệ thống bài tập và sử dụng bài tập nên khi dạy “Chuyên đề: Cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917” các Thầy cô giáo thường thực hiện một số phương pháp như sau: + Trong quá trình giảng bài mới, có thể đã áp dụng công nghệ thông tin để cung cấp những hình ảnh sinh động… nhưng giáo viên chủ yếu dành thời gian cho thông báo, miêu tả, giải thích, ghi bảng hoặc đọc cho học sinh chép bài. Nếu có phát huy trí lực học sinh, gây sự chú ý các em, giáo viên cũng chỉ nêu câu hỏi đơn giản: “Tại sao trước cách mạng Tháng Mười, nước Nga được coi là khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền chủ nghĩa đế quốc?”,“Trình bày hoàn cảnh, diễn biến, ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917”, “Phân tích ý nghĩa của cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và cho biết công lao của Lê Nin đối với cuộc cách mạng này?”V… v… + Cuối giờ học, giáo viên căn dặn học sinh về nhà học bài và trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa. - Ưu điểm, nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục: + Ưu điểm: đảm bảo đựợc tiến độ thời gian, chương trình, giáo viên không mất nhiều thời gian, công sức cho việc soạn bài và giảng dạy. 3
  4. + Nhược điểm: không gây được hứng thú, không kích thích được khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh. Hơn nữa, bên cạnh việc lĩnh hội kiến thức thì học sinh còn rất cần được rèn luyện về khả năng độc lập làm việc, tinh thần và ý chí quyết tâm đạt kết quả cao trong học tập. b. Giải pháp mới cải tiến: * Mô tả bản chất của giải pháp mới: Với mong muốn nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường phổ thông, sau khi tiếp cận với nhiều tài liệu và bằng thực tiễn dạy học chúng tôi đã đưa ra một giải pháp mới với mong muốn cải thiện được tình hình. Chúng tôi đã viết chuyên đề “Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi THPT khi giảng dạy cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917” với hy vọng có thể chia sẻ những kinh nghiệm về linh hội nội dung và tiến hành phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi với các đồng nghiệp cùng các em học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập chuyên đề này. Chuyên đề gồm có hai phần: Phần 1: Lựa chọn nội dung ôn tập khi dạy học phần Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. (xem phụ lục trang 10 - 14) Phần 2: Phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi khi dạy học phần Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. (xem phụ lục trang 15 - 32) Thực hiện chuyên đề này, chúng tôi đã: 2.1. Xác định động cơ, hứng thú học tập cho học sinh Xác định mục tiêu học tập là hình thành ở học sinh động cơ đúng đắn trong học tập lịch sử. Động cơ là động lực bên trong thúc đẩy trực tiếp con người ta hoạt động. Tuyệt đại bộ phận động cơ của con người đều là biểu hiện cụ thể của nhu cầu. Nhu cầu có thể biểu hiện dưới các hình thức như hứng thú, ý định, mong muốn...Hứng thú là biểu hiện tình cảm, nhu cầu nhận thức của con người. Ý định là một nhu cầu chưa phân hoá, chưa có ý thức rõ rệt, nó khiến con người mơ hồ cảm thấy muốn làm một cái gì, nhưng chưa rõ vì sao mình định làm như thế và chưa rõ làm như thế nào. Như vậy, bước thứ nhất của công việc dạy học lịch sử là làm thế nào khơi gợi được hứng thú của học sinh đối với việc học tập, làm rõ mục đích học tập từ đó khơi gợi hứng thú học tập của học sinh, khiến họ khát khao muốn được biết, kích thích tính tích cực học tập của học sinh. Động cơ học tập môn lịch sử của học sinh phải được tạo ra bởi quyền lợi được hưởng của các em (được khen thưởng, cộng điểm, vào đại học…) hoặc bằng sức mạnh của nội dung bài học. 4
  5. Không có động cơ học tập, học sinh sẽ không có nhu cầu tham gia tích cực vào bài học. Vì vậy chỉ có thể nâng cao được chất lượng dạy học lịch sử ở trường chuyên nói chung, bồi dưỡng học sinh giỏi sử nói riêng khi hình thành ở học sinh động cơ, thái độ học tập đúng đắn. 2.2. Hình thành sớm ở học sinh những năng lực học và làm bài thi môn lịch sử - Năng lực học là khả năng tự mình chiếm lĩnh kiến thức lịch sử một cách có hiệu quả dưới sự điều khiển, hướng dẫn của thầy. Muốn vậy học sinh phải được trang bị những cơ sở mang tính phương pháp luận nhận thức lịch sử. Kiến thức lịch sử mà học sinh lĩnh hội là những kiến thức đã được khoa học xác nhận và được ghi chép trong sách giáo khoa bộ môn. Xuất phát từ đặc trưng của kiến thức lịch sử, chúng ta cần hình thành ở học sinh những kỹ năng cơ bản sau: + Kỹ năng học, ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng lịch sử một cách hệ thống. + Kĩ năng phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề. + Kĩ năng làm bài thi môn lịch sử. - Để giúp học sinh hình thành các năng lực học và làm bài tốt môn Lịch sử nói chung, về Cách mạng tháng Mười năm 1917 nói riêng, giáo viên có thể hướng dẫn các em sử dụng một số phương pháp như sau: + Vận dụng phương pháp học theo “sơ đồ tư duy”, kết hợp với “từ khoá” + Xác định, liên hệ những sự kiện lớn của thế giới có tác động trực tiếp tác động Việt Nam trong cùng thời kì. + Làm quen và ôn luyện thành thạo các dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi khi hỏi về Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. - Khi bước vào kì thi hay kiểm tra, giáo viên cần nhắc nhở các em chú ý: Thứ nhất, phải đọc và phân tích đề bài để hiểu yêu cầu và nội dung mà câu hỏi, bài tập đặt ra. Đây là công việc đầu tiên, không thể thiếu được để tránh việc xa đề, lạc đề, không phân phối đủ thời gian cho bài viết. Thứ hai, phải xây dựng dàn ý để đáp ứng yêu cầu cơ bản của bài, giữ được sự cân đối giữa các phần, chủ động được thời gian. Dàn bài gồm các phần chủ yếu: Phần mở bài, phần thân bài và phần kết luận. Thứ ba: Khi làm bài học sinh phải chú ý làm câu dễ trước, khó sau và cố gắng hoàn thành hết mọi câu mà đề ra. Trong khi viết phải chú trọng nhiều đến cách hành văn- dùng từ ngữ giản dị, trong sáng, đúng ngữ pháp, không viết sai chính tả, diễn đạt gọn, thể hiện rõ cảm xúc… 5
  6. Để hình thành những kĩ năng học lịch sử nói trên, trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên nên tập trung cho các em làm bài tập lịch sử dưới nhiều dạng khác nhau, kể cả kĩ năng trắc nghiêm, tự luận và thực hành. 2.3. Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm các chủ đề hoặc bài tập lịch sử. Trong thực tiễn giảng dạy, phương pháp này rất phù hợp và đem lại hiệu quả cao khi giải quyết các vấn đề lịch sử mang tính chất tổng hợp, nâng cao cũng như phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh giỏi để các em có thể phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo cũng như các kĩ năng phân tích, lập luận bảo vệ ý kiến của mình, phát triển khả năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Khi tham gia thảo luận, các nhóm cùng trao đổi, hợp tác và học hỏi lẫn nhau, bổ sung kiến thức cho nhau. 2.4. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập ôn luyện cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực Câu hỏi, bài tập cần luyện cho học sinh giỏi môn lịch sử cũng phải tuân thủ qui luật nhận thức và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh: Nhận biết, thể hiện khả năng nhớ, thuộc kiến thức, thường được hỏi bằng các từ: Nêu..., Trình bày..., Hãy kể... Thông hiểu, thể hiện khả năng phân biệt, so sánh, giải thích, chứng minh, thường được hỏi bằng các từ: Hãy chứng minh rằng..., Vì sao...? Tại sao...? (có khi thay bằng: Hãy trình bày/giải thích nguyên nhân/ lý do...), Hãy so sánh... (có khi thay bằng: Hãy nêu những điểm giống nhau, khác nhau...). Vận dụng, thể hiện khả năng tư duy cao hơn, khả năng đánh giá, phán xét, phân tích tổng hợp có thể vận dụng kiến thức để giải quyết một vấn đề. Loại câu hỏi này thường dùng các từ Phân tích... Nhận xét..., Đánh giá... Các mức độ nhận thức lịch sử nói trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau. Không biết lịch sử diễn ra như thế nào thì cũng không thể hiểu, giải thích, đánh giá được lịch sử. Ngược lại, muốn giải thích, đánh giá, vận dụng được cũng phải trên cơ sở của biết lịch sử. Tóm lại, thông qua việc thực hiện 4 bước trên, chúng tôi đã: - Khai thác rộng và sâu những kiến thức liên quan đến Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 qua đó giúp bản thân giáo viên nâng cao hiểu biết về nội dung kiến thức về Cách mạng Tháng Mười. 6
  7. - Trên cơ sở đó, giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ học sinh ôn tập, củng cố vững chắc mảng kiến thức về Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 trong chương trình lịch sử thế giới. Từ đó, thông hiểu và vận dụng để nắm một số nội dung chuyên sâu mang tính bổ dọc, khái quát vấn đề; đồng thời có được cách đánh giá, nhìn nhận tác động trở lại đối với một số vấn đề lịch sử liên quan trong cùng giai đoạn hay các giai đoạn trước đó và kế tiếp. Do vậy, học sinh sẽ nắm vững, hiểu sâu, nhớ lâu cũng như có thể vận dụng linh hoạt hệ thống kiến thức đã học để thực hành các dạng bài tập nâng cao. - Rèn luyện một số kĩ năng học và làm bài thi học sinh giỏi để đạt kết quả cao như kĩ năng hệ thống hóa kiến thức theo sơ đồ, bảng biểu; kĩ năng so sánh, phân tích, tổng hợp các sự kiện, hiện tượng lịch sử… - Đặc biệt, sau khi đã cung cấp kiến thức, hướng dẫn phương pháp, trong quá trình dạy học, bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên phải tập trung cho học sinh làm bài tập lịch sử dưới nhiều dạng khác nhau, kể cả kỹ năng trắc nghiệm, tự luận và thực hành, từ đó: + Giúp học sinh biết cách tìm tòi để nhận ra yếu tố đã cho, yếu tố phải tìm và mối quan hệ giữa chúng. + Giúp học sinh hình thành một mô hình khái quát để giải quyết các bài tập, đối tượng cùng loại. + Xác lập được mối liên quan giữa bài tập mô hình khái quát và các kiến thức tương xứng. * Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp: - Dưới sự hướng dẫn có giám sát chặt chẽ, học sinh được cung cấp một cách có hệ thống và đầy đủ toàn bộ phần kiến thức nền cơ bản cần có theo yêu cầu. - Giáo viên không độc thoại trên lớp trong quá trình giảng bài mới mà phải giành thời gian nhất định cho việc đưa ra và tổ chức học sinh tham gia giải quyết các loại bài tập, câu hỏi: + Bài tập, câu hỏi nêu vấn đề + Bài tập, câu hỏi gợi mở + Bài tập, câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh - Dành khoảng thời gian phù hợp tại lớp để rèn tư duy, phản xạ nhanh nhạy trước những dạng bài tập, câu hỏi…; rèn kĩ năng giải nhiều dạng bài tập khác nhau, có thời gian để rèn luyện phát triển tư duy của học sinh để đáp ứng yêu cầu giải quyết những tình huống mới lạ trong các bài tập. Đồng thời, phải nắm bắt chính xác khả năng của từng đối tượng học sinh từ đó có định hướng rõ ràng cho các em trong quá trình 7
  8. lĩnh hội tri thức cũng như rèn kỹ năng giải bài tập, có giải pháp điều chỉnh, bổ sung kịp thời những thiếu hụt của học sinh để có hiệu quả học tập cao nhất. - Giúp học sinh tích cực chủ động tiếp cận nhanh chóng với công nghệ hiện đại cũng như mở rộng tầm nhìn, sự giao lưu học hỏi đối với các đơn vị bạn. Bên cạnh hiệu quả học tập còn rèn cho các em ý thức độc lập tự chủ và bản lĩnh học tập. 3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được * Hiệu quả kinh tế - Giảng dạy kiến thức, tập huấn học sinh giỏi Quốc gia, bồi dưỡng học sinh giỏi mũi nhọn… là nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ chính trị của trường THPT Chuyên, vì vậy rất khó để có thể quy đổi ra tiền, rất khó đánh giá một cách định lượng về hiệu quả kinh tế của việc hình thành kĩ năng giải bài tập cho học sinh chuyên Sử nói riêng và học sinh THPT nói chung. Tất nhiên nếu không được hướng dẫn để có kĩ năng làm bài tốt, để mất ít thời gian mà hiệu quả lại cao, thì một em học sinh mỗi năm sẽ phải mua khoảng 10 cuốn tài liệu, trung bình mỗi cuốn khoảng 30.000đ, như vậy mỗi em một năm sẽ mất khoảng: 10 x 30000đ = 300.000đ, mỗi lớp khoảng 35 học sinh - một năm sẽ mất khoảng: 35 x 300.000 = 10.500.000đ v.v.. - Bên cạnh đó, đề tài còn mang lại một số hiệu quả khác, đó là: + Học sinh tiết kiệm được thời gian ở trên lớp để luyện nhiều dạng bài tập. + Giáo viên tiết kiệm được thời gian soạn giảng về lý thuyết (đây là việc gây tốn nhiều thời gian nhất). + Giảm kinh phí mời giáo sư để dạy những kiến thức nền cơ bản, ôn luyện thi… 2. Hiệu quả xã hội - Sáng kiến này đã được nhóm tác giả triển khai thực nghiệm cho học sinh chuyên Sử khóa 2015 – 2018 (khóa 57), khóa 2016-2019 ( khóa 58), học sinh ôn thi đại học những năm gần đây của trường THPT chuyên Lương Văn Tụy. Hiệu quả mà sáng kiến này cùng với các chuyên đề kiến thức khác nữa mang lại về mặt giáo dục, xã hội trước hết là kết quả thi đại học, thi học sinh giỏi các cấp của học sinh. Trước khi thực hiện sáng kiến, các kết quả thi cũng tương đối cao, nhưng từ khi thực hiện sáng kiến các kết quả thi là vượt trội hơn rất nhiều - Với cùng thời gian như khi tiến hành phương pháp cũ, hiệu quả học tập được nâng cao rõ rệt (Học sinh không chỉ nắm vững kiến thức nền cần có mà còn hiểu sâu sắc các vấn đề, biết vận dụng các kiến thức linh hoạt, sáng tạo từ đó phát triển năng lực tư duy). - Học sinh được rèn luyện khả năng độc lập nghiên cứu để chiếm lĩnh kiến thức, đây chính là yếu tố quan trọng, là tiền đề phát triển năng lực của các em trong công việc sau này. 8
  9. - Nhờ việc tiếp cận và khai thác công nghệ thông tin, các em có thể bắt nhịp với thời đại và mở ra một tư duy mới trong việc phát huy tiềm năng của mình trong quá trình học tập nghiên cứu tiếp theo. 4. Điều kiện và khả năng áp dụng Phương pháp đổi mới được đề cập đến trong đề tài không chỉ dùng cho tập huấn học sinh giỏi Quốc gia mà còn dùng để bồi dưỡng học sinh giỏi Khu vực, học sinh giỏi Tỉnh, luyện thi THPT Quốc gia… Vì vậy, không chỉ áp dụng cho việc dạy học ở Trường Chuyên mà có thể áp dụng ngay với mọi trường THPT, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay trong giáo dục. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ninh Bình, ngày tháng 5 năm 2020 XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) 1. Thạc sỹ Vũ Thu Hương 2. Thạc sỹ Bùi Thị Thanh Vân 3. Trần Thị Hòe 4. Thạc sỹ Đinh Thị Thanh Dung 9
  10. PHỤ LỤC PHẦN NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ Phần I: Lựa chọn nội dung ôn tập khi dạy học phần Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. 1. Mục tiêu - Hiểu được vì sao năm 1917 nước Nga tiến hành hai cuộc cách mạng. - Quá trình chuyển biến từ Cách mạng tháng Hai sang Cách mạng tháng Mười. Từ đó, rút ra được đặc điểm, tính chất của hai cuộc cách mạng này. - Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, những bài học kinh nghiệm của cuộc cách mạng này đến phong trào cách mạng thế giới, ảnh hưởng to lớn của nó đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 2. Các vấn đề giảng dạy phần Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. 1. Hai cuộc cách mạng ở nước Nga năm 1917 a, Tình hình nước Nga trước cách mạng Năm 1917 đã nổ ra hai cuộc cách mạng ở nước Nga ở nước Nga đó là cách mạng dân chủ tư sản tháng 2 và Cách mạng tháng Mười Nga. Sở dĩ cách mạng nổ ra và giành thắng lợi của nước Nga năm 1917 là do nó có đầy đủ những khách quan và chủ quan thuận lợi. * Điều kiện chủ quan: - Kinh tế: + Sau cải cách nông nô năm 1861 của Nga hoàng, nền kinh tế Nga bước vào giai đoạn tư bản chủ nghĩa. + Đầu tk XX, Nga từng bước tiến lên giai đoạn đế quốc (tiến hành cuộc chiến tranh Nga- Nhật 1904-1905). Quá trình tập trung sản xuất, tập trung tư bản diễn ra mạnh ở nước Nga dẫn tới xuất hiện các tổ chức độc quyền ở Nga. Chủ nghĩa đế quốc đầu tk XX đã tạo ra những điều kiện 10
  11. khách quan về kinh tế và xã hội cho một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa có thể nổ ra và giành thắng lợi. + Mặt khác ở Nga vẫn tồn tại quan hệ sản xuất phong kiến với nền nông nghiệp lạc hậu. - Chính trị: Nước Nga vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế lạc hậu- đứng đầu là Nga hoàng… - Xã hội: Năm 1914, Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Khi chiến tranh nổ ra, nước Nga đã bộc lộ đầy đủ những mâu thuẫn của thời đại: nhân dân Nga >< Nga hoàng, nông dân >< địa chủ, vô sản >< tư sản, tư sản >< phong kiến, đế quốc Nga >< đế quốc khác. → Làm cho tình hình xã hội Nga trở nên sôi sục. * Điều kiện khách quan: Nga ngày càng sa lầy, thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong bối cảnh đó, Nga ở trong tình trạng bị khủng hoảng trầm trọng: - Chính trị: thối nát. - Kinh tế: kiệt quệ. - Mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt trong lòng nước Nga, đặc biệt mâu thuẫn giữa nhân dân Nga với Nga hoàng. → Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo khiến cho nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong hệ thống dây chuyền chủ nghĩa đế quốc, tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho cách mạng nổ ra và giành thắng lợi. * Tình thế cách mạng: - Xét về giai cấp lãnh đạo, Đảng Bônsêvích đứng đầu là Lênin đã tập dượt qua thực tế đấu tranh và ngày càng trưởng thành, đã sẵn sàng lãnh đạo. - Quần chúng nhân dân Nga đã từng được tập dượt đấu tranh. Khi Nga hoàng đẩy họ vào chiến tranh thế giới khiến họ lâm vào cảnh khốn cùng → càng thêm quyết tâm lật đổ chế độ Nga hoàng. - Cuộc cách mạng Nga được sự chuẩn bị đầy đủ về mặt tư tưởng: + Đảng Bônsêvích là Đảng đi theo chủ nghĩa Mác, được cổ vũ bởi hệ tư tưởng cho một cuộc cách mạng xã hội. + Khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, giai cấp tư sản Nga đã thỏa hiệp với phong kiến, đẩy nước Nga vào chiến tranh. Trong bối cảnh đó, Đảng Bônsêvích đã xác định nước Nga phải 11
  12. tiến hành một cuộc cách mạng dân chủ tư sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích nhằm lật đổ Nga hoàng, giải quyết những mâu thuẫn trong lòng xã hội Nga, đưa nước Nga đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. + Trong bối cảnh chiến tranh thế giới thứ nhất, Lênin đã đề cao khẩu hiệu cách mạng: Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng → Sự chuẩn bị về mặt tư tưởng thể hiện nghệ thuật chớp thời cơ của Lênin. → Xuất phát từ những điều kiện khách quan và chủ quan nêu trên mà cuộc Cách mạng tháng Hai đã nổ ra và giành thắng lợi. Cách mạng đã nổ ra và lật đổ chế độ Nga hoàng, tiến tới thành lập chính quyền Xô viết. b, Cách mạng tháng Hai năm 1917 - Đến đầu năm 1917, tình hinh kinh tế- chính trị của nước Nga đã lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, nội bộ giai cấp thống trị mâu thuẫn sâu sắc. Tình thế cách mạng đã hình thành. Quần chúng nhân dân do bị áp bức và phải chịu hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất, được sự giáo dục và lãnh đạo kịp thời của Đảng Bônsêvich đã xuống đường tham gia cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917. - Ngày 23/2/1917 cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhânPê-tơ-rô-gơ- rát và lan rộng khắp thành phố, đến ngày 27/2/1917 phong trào nhanh chóng chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. Chiếm các công sở, bắt giam các tướng tá, Bộ trưởng của Nga hoàng. - Lãnh đạo: Đảng Bôn-sêvích- đội tiên phong của giai cấp công nhân. - Hình thức đấu tranh: chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. - Lực lượng tham gia: công nhân, binh lính, nông dân (66.000 binh lính giác ngộ, đứng về phe cách mạng). - Kết quả: Nga hoàng Nicôlai II thoái vị, chế độ quân chủ chuyên chế sụp đổ. Chỉ trong vòng 8 ngày, quần chúng nhân dân đã vùng dậy lật đổ chế độ cũ, bầu ra các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. Giai cấp tư sản thành lập Chính phủ lâm thời. Nga trở thành nước Cộng hòa. - Tính chất: là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, lãnh đạo cuộc cách mạng là giai cấp vô sản và động lực chủ yếu là công nhân, nông dân và binh lính. Cách mạng tháng Hai đã lật đổ chế độ phong kiến, tạo điều kiện để tiến hành cách mạng XHCN ở nước Nga. c) Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 12
  13. - Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song: + Chính phủ lâm thời (tư sản) + Xô viết đại biểu (vô sản) - Đây là tình hình độc đáo của nước Nga sau Cách mạng tháng 2/1917, 2 chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp đối kháng tư sản - công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động. Ngày 27/2/1917 đại biểu các Xô viết đã họp và thành lập Xô viết Pêtơrôgrát, đảm nhận chức năng một chính quyền. Tuy nhiên, lúc này chiếm đa số trong Xô viết là những người Men-sê- vích và xã hội cách mạng. Những người này đã ủng hộ giai cấp tư sản thành lập Chính phủ lâm thời do Huân tước Lơvốp làm Thủ tướng. Trước tình hình đó Lê-nin đã thông qua Đảng Bôn-sê- vích đề ra bản Luận cương tháng 4. - Đánh giá tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Hai, Lênin cho rằng: “Đặc điểm của tình hình hiện nay ở Nga là bước quá độ từ giai đoạn thứ nhất của cách mạng, là giai đoạn đã đem lại chính quyền cho giai cấp tư sản do trình độ giác ngộ và tổ chức của giai cấp vô sản còn thấp, tiến lên giai đoạn thứ hai của cách mạng, là giai đoạn phải đem lại chính quyền cho giai cấp vô sản và những tầng lớp nghèo trong nông dân”. → Từ đánh giá tình hình trên, Lênin đã đề ra đường lối chuyển biến từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng XHCN. - Trước hết Đảng Bôn-sê-vích chủ trương đấu tranh hòa bình để tập hợp lực lượng. Tháng 7/1917 cuộc biểu tình hòa bình của công nhân, binh lính, thủy thủ Pêtơrôgrát bị đàn áp đẫm máu (400 người bị chết và bị thương). Phong trào cách mạng bị khủng bố mạnh mẽ, khả năng đấu tranh hòa bình không còn, Đại hội lần thứ VI của Đảng Bôn-sê-vích Nga từ ngày 26/7 3/8 đã xác định khẩu hiệu chính trị mới là” “Lật đổ nền chuyên chính của giai cấp tư sản bằng con đường khởi nghĩa vũ trang”. - Đến đầu tháng 10/1917, không khí cách mạng đã bao trùm hết nước Nga. Trước tình hình đó, Lê-nin bí mật từ Phân Lan trở về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. - Diễn biến khởi nghĩa + Đêm 24/10/1917 khởi nghĩa bắt đầu, các đơn vị cận vệ đỏ đã chiếm được những vị trí then chốt của thủ đô và bao vây cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ tư sản. + Đêm 25/10 (7/11) quân khởi nghĩa đã tấn công cung điện Mùa Đông: Vào lúc 09h40’ đêm 25/10 đại bác của các đơn vị cận vệ đã bắt đầu nã đạn vào cung điện Mùa Đông. Đến 1h50’ sáng 26/10, cánh cửa gian phòng, nơi các Bộ trưởng ẩn nấp đã bị lật tung. Người chỉ huy đội cận vệ 13
  14. đỏ An-tô-nốp Ốp-sen-kô dõng dạc tuyên bố “Nhân danh ủy ban quân sự cách mạng Xô viết Pêtơrôgrát, tôi tuyên bố Chính phủ tư sản lâm thời đã bị lật đổ”. + Sau Pêtơrôgrát là thắng lợi ở Mátxcơva, đầu 1918 cách mạng giành được thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn. Cách mạng tháng Mười giành thắng lợi, chính quyền đã thuộc về tay nhân dân. - Tính chất Cách mạng tháng Mười Nga: + Đối tượng và mục đích của cách mạng: Lật đổ ách thống trị của phong kiến và tư sản Nga, giải phóng nhân dân và các dân tộc bị đế quốc Nga thống trị để xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn- Nhà nước xã hội chủ nghĩa. + Giai cấp lãnh đạo: Giai cấp công nhân Nga- đội tiên phong là Đảng Cộng sản Nga. + Lực lượng tham gia: Giai cấp công nhân, nông dân, trí thức tiểu tư sản và các dân tộc bị đế quốc Nga thống trị. + Về phương hướng phát triển của cách mạng: Đưa nước Nga tiến lên chủ nghĩa xã hội. Sau khi cách mạng thành công, chính quyền cách mạng đã ra tuyên bố về quyền bình đẳng của các dân tộc, tuyên bố giải phóng cho tất cả các dân tộc đã bị đế quốc Nga thống trị, trên cơ sở đó đưa đến sự ra đời của Liên bang CHXHCN Xô viết. → Cách mạng tháng Mười mang tính chất của một cuộc cách mạng vô sản. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng còn thực hiện nhiệm vụ giải phóng cho các dân tộc bị đế quốc Nga thống trị nên nó mang tính chất giải phóng dân tộc. Như vậy, Cách mạng tháng Mười Nga vừa mang tính chất một cuộc cách mạng vô sản và còn mang tính chất giải phóng dân tộc. d) Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Cách mạng tháng Mười có ý nghĩa vô cùng to lớn không chỉ với nước Nga mà còn đối với thế giới: - Cách mạng tháng Mười đã lật đổ ách áp bức bóc lột của chế độ phong kiến và CNTB tồn tại từ lâu ở nước Nga. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức đứng lên làm chủ đất nước, xây dựng một xã hội mới không có người bóc lột người. - Cách mạng tháng Mười đã đập tan CNTB ở khâu yếu nhất của nó, làm cho CNTB không còn là một hệ thống duy nhất bao trùm thế giới. Thế giới đã phân chia thành hai hệ thống xã hội đối lập là xã hội TBCN và xã hội XHCN. - Cách mạng tháng Mười cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân trong các nước tư bản, chỉ ra cho họ con đường chống CNTB. 14
  15. - Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười cũng đã thức tỉnh và cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, Phi và Mĩ Latinh, chỉ ra con đường đấu tranh đúng đắn của họ là giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. - Cách mạng tháng Mười đánh dấu thắng lợi của chủ nghĩa Mac- Lênin đối với các trào lưu tư tưởng cơ hội xét lại trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, cung cấp nhiều bài học kinh nghiệm quí báu cho phong trào cách mạng thế giới. Phần II: Phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi khi dạy học phần Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. 1. Thực tiễn dạy học lịch sử ở các trường THPT chuyên hiện nay Về thuận lợi: nhiều học sinh có thái độ tốt, hứng thú với học tập bộ môn, say mê sưu tầm các loại tài liệu tham khảo bổ sung cho học tập, một số học sinh có năng khiếu bộ môn có điều kiện để nghiên cứu chuyên sâu. Số tiết học dành cho chuyên cũng nhiều hơn so với lớp không chuyên đã tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh mở rộng kiến thức. Về khó khăn: Đa số học sinh chuyên năng lực học tập bộ môn không cao, học yếu các môn khác nên chọn vào chuyên Sử- Địa, trình độ nhận thức trong một lớp không đồng đều. Vì vậy, so với các chuyên khác thì chất lượng học tập chuyên Sử- Địa thấp hơn. Chưa có chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, sách bài tập dành riêng cho chuyên, chưa có phòng học bộ môn, phương tiện dạy học hiện đại…Giáo viên không được đào tạo, tập huấn để dạy chuyên, chủ yếu dạy bằng kinh nghiệm thực tiễn đúc rút từ năm này qua năm khác. Giáo viên dạy trường THPT chuyên thường chịu áp lực lớn từ nhiều cuộc thi - thi học sinh giỏi Quốc gia, học sinh giỏi cấp tỉnh, học sinh giỏi khu vực hay học sinh thi đỗ vào Đại học, Cao đẳng. Đồng thời lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cấp quản lý, phụ huynh học sinh về bộ môn. Muốn nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường phổ thông, cần có sự đổi mới tư duy dạy và học lịch sử, nhằm khắc phục quan niệm sai lầm cho rằng môn Lịch sử chỉ là một “môn phụ”, “môn học thuộc lòng”, “không cần tư duy”. Yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp xuất phát từ nguyên tắc tối cao cao phải đảm bảo chất lượng dạy học và quyền lợi có nhiều tri thức của học sinh. Đổi mới nội dung dạy học lịch sử không phải là thay đổi nội dung các sự kiện lịch sử, điều quan trọng là phải luôn luôn làm mới kiến thức cho học sinh, tạo ra tư duy lịch sử mềm dẻo, sự thấu hiểu và khả năng vận dụng các tri thức lịch sử, tạo ra phong cách học lịch sử là hiểu biết, 15
  16. khám phá và sáng tạo. Đổi mới về phương pháp không có nghĩa là từ bỏ những phương pháp truyền thống, mà là vận dụng những phương pháp đó, kết hợp với những phương pháp mới một cách nhuần nhuyễn hơn. Điều quan trọng nhất là phải xác định mục tiêu cụ thể cho từng chương, từng bài, từng mục. Đây là cơ sở quan trọng nhất để lựa chọn hình thức tổ chức, phương pháp dạy học và phương thức kiểm tra, đánh giá. Tuỳ theo việc xác định mục tiêu và những hoàn cảnh cụ thể khác nhau mà có sự vận dụng phương pháp tương thích: giảng bài, thảo luận nhóm, xeemina, nêu vấn đề, ngoại khoá… 2. Phương pháp và kĩ năng ôn luyện cho học sinh 2.1. Phải xác định động cơ, hứng thú học tập cho học sinh Xác định mục tiêu học tập là hình thành ở học sinh động cơ đúng đắn trong học tập lịch sử. Động cơ là động lực bên trong thúc đẩy trực tiếp con người ta hoạt động. Tuyệt đại bộ phận động cơ của con người đều là biểu hiện cụ thể của nhu cầu. Nhu cầu có thể biểu hiện dưới các hình thức như hứng thú, ý định, mong muốn...Hứng thú là biểu hiện tình cảm, nhu cầu nhận thức của con người. Ý định là một nhu cầu chưa phân hoá, chưa có ý thức rõ rệt, nó khiến con người mơ hồ cảm thấy muốn làm một cái gì, nhưng chưa rõ vì sao mình định làm như thế và chưa rõ làm như thế nào. Như vậy, bước thứ nhất của công việc dạy học lịch sử là làm thế nào khơi gợi được hứng thú của học sinh đối với việc học tập, làm rõ mục đích học tập. Công việc này tập trung tiến hành trong bài mở đầu cũng như phần đầu của bài giảng trong suốt quá trình giảng dạy. Những người thầy có kinh nghiệm thường kết hợp hai yêu cầu đó. Trong bài mở đầu, thầy phải giúp học sinh thấy được mục đích và yêu cầu của toàn học kỳ, đồng thời biết nêu ra một số vấn đề trong nội dung học tập có khả năng khêu gợi hứng thú học tập của học sinh, khiến họ khát khao muốn được biết, kích thích tính tích cực học tập của học sinh. Động cơ học tập môn lịch sử của học sinh phải được tạo ra bởi quyền lợi được hưởng của các em (được khen thưởng, cộng điểm, vào đại học…) hoặc bằng sức mạnh của nội dung bài học. Không có động cơ học tập, học sinh sẽ không có nhu cầu tham gia tích cực vào bài học. Vì vậy chỉ có thể nâng cao được chất lượng dạy học lịch sử ở trường chuyên nói chung, bồi dưỡng học sinh giỏi sử nói riêng khi hình thành ở học sinh động cơ, thái độ học tập đúng đắn. 2.2. Hình thành sớm ở học sinh những năng lực học và làm bài thi môn lịch sử - Năng lực học là khả năng tự mình chiếm lĩnh kiến thức lịch sử một cách có hiệu quả dưới sự điều khiển, hướng dẫn của thầy. Muốn vậy học sinh phải được trang bị những cơ sở mang tính 16
  17. phương pháp luận nhận thức lịch sử. Kiến thức lịch sử mà học sinh lĩnh hội là những kiến thức đã được khoa học xác nhận và được ghi chép trong sách giáo khoa bộ môn. Xuất phát từ đặc trưng của kiến thức lịch sử, chúng ta cần hình thành ở học sinh những kỹ năng cơ bản sau: Kỹ năng học, ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng lịch sử một cách hệ thống. Lịch sử là cụ thể, các sự kiện, hiện tượng lịch sử luôn luôn gắn liền với một không gian, thời gian, nhân vật nhất định, mà tách các yếu tố đó ra khỏi sự kiện thì chúng ta không thể hiểu được lịch sử nữa. Vì vậy một trong những yêu cầu quan trọng trong quá trình bồi dưỡng học sinh là giáo viên phải yêu cầu học sinh thuộc các sự kiện lịch sử cơ bản. Ví dụ: Thông qua việc nắm chắc kiến thức cơ bản về tình hình nước Nga đầu thế kỉ XX, học sinh sẽ nắm được những tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội dẫn đến sự bùng nổ cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga. Kĩ năng phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề. Học sinh giỏi môn lịch sử là những học sinh ham thích, say mê nghiên cứu và học tập môn lịch sử. Các em phải tự mình phát hiện ra vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề trong quá trình học tập. Các em phải luôn luôn có ý thức tìm hiểu để làm sáng tỏ các sự kiện lịch sử và giải thích vì sao như vậy. Ví dụ: Khi học về những tiền đề dẫn đến sự bùng nổ hai cuộc cách mạng năm 1917 ở Nga, học sinh sẽ lí giải được vì sao có nhận định nước Nga được coi là khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền đế quốc chủ nghĩa. Kĩ năng làm bài thi môn lịch sử. Thi học sinh giỏi hiện nay theo hình thức thi tự luận. Xu hướng đề thi học sinh giỏi là có nhiều câu (khoảng 7-8 câu). Trong thời gian có hạn (180 phút) đòi hỏi học sinh phải có những kĩ năng cơ bản trong việc nhận thức đề, phân phối thời gian, giải quyết đề và trình bày bài. Để giúp học sinh hình thành các năng lực học và làm bài tốt môn Lịch sử nói chung, về Cách mạng tháng Mười năm 1917 nói riêng, giáo viên có thể hướng dẫn các em sử dụng một số phương pháp như sau: Vận dụng phương pháp học theo “sơ đồ tư duy”, kết hợp với “từ khoá” Trong quá trình làm bài, độ dài của bài thi không tỉ lệ thuận với điểm số của bài thi. Không phải cứ viết thật dài là điểm cao, vấn đề cốt lõi là đủ ý và đúng ý. Vì vậy, các em cần sử dụng sơ đồ tư duy cả trong quá trình học và trước khi làm bài, phải phác thảo ra ý chính cần giải quyết, tránh bị thiếu sót ý. 17
  18. Xác định, liên hệ những sự kiện lớn của thế giới có tác động trực tiếp tác động Việt Nam trong cùng thời kì. Lịch sử Việt Nam là một bộ phận của lịch sử thế giới, nên sẽ chịu ảnh hưởng trước những tác động lớn từ bên ngoài. Trong các dạng đề thi, học sinh sẽ gặp những câu hỏi liên quan giữa lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc. Ví dụ, Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đến cách mạng Việt Nam trong cùng thời kì lịch sử. Làm quen và ôn luyện thành thạo các dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi khi hỏi về Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Dạng câu hỏi có hai vế, vế đầu kết thúc bằng từ “nào” hoặc từ “gì”, vế sau yêu cầu làm rõ những thông tin liên quan đến vế đầu. Ví dụ: Kết quả lớn nhất của cuộc Cách mạng tháng Hai là gì? Lí giải vì sao cuộc Cách mạng tháng Mười 1917 lại bùng nổ ngay sau cuộc Cách mạng tháng Hai thắng lợi. Nêu tính chất của hai cuộc cách mạng ấy. Để trả lời tốt được câu hỏi, học sinh cần phải dựa vào bối cảnh lịch sử cụ thể để phân tích, lí giải, bình luận, nhận xét. Dạng câu hỏi cuối câu có cụm từ “như thế nào” và yêu cầu làm rõ nội dung liên quan đến cụm từ đó. Ví dụ: Từ sự hiểu biết của em về Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai và Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917, hãy cho biết thế nào là Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới? Thế nào là Cách mạng xã hội chủ nghĩa? Dạng câu hỏi này không khó, chỉ ở dạng nhận biết và trình bày, học sinh có thể đạt điểm tốt nếu ôn luyện kiến thức vững chắc. Dạng câu hỏi có hai vế, thường sử dụng hai cụm từ “nêu và nhận xét..” hoặc “trình bày và nhận xét…” Dạng câu hỏi thể hiện rõ sự phân hoá về trình độ tư duy của thí sinh, thường bắt đầu bằng các cum từ “Vì sao…?”, “Lí giải…?”, “Phân tích…”, “Chứng minh…”, “Bằng những sự kiện có chọn lọc hãy làm sáng tỏ…”… Ví dụ: Hãy bày tỏ ý kiến về nhận định: “Cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra trước mắt các dân tộc bị áp bức thời đại giải phóng dân tộc”. 18
  19. Để trả lời tốt dạng câu hỏi này, học sinh phải bám sát vào bối cảnh lịch sử cụ thể. Phương pháp tốt nhất khi trả lời dạng câu hỏi này là kết hợp cả hai phương pháp diễn dịch (bằng việc đưa ra cụm “từ khoá” rồi diễn giải, phân tích), cuối cùng dùng phương pháp quy nạp để tổng kết, khái quát lại… Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh làm rõ những thông tin liên quan đến một đoạn văn bản đã được viết trong sách giáo khoa, yêu cầu các em nhận diện, sau đó bình luận, lí giải hoặc nhận xét… Ví dụ: Bằng các yếu tố lịch sử ở nước Nga năm 1917, em hãy làm rõ nhận định: Vào năm 1917 ở Nga đã xuất hiện đầy đủ các yếu tố cơ bản làm tiền để cho cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện chắc chắn cho thành công của Cách mạng tháng Mười. Với dạng câu hỏi này, học sinh cần bám vào “từ khoá” trong đoạn văn bản để xác định thời điểm xảy ra sự kiện lịch sử. Để trả lời tốt vế sau, phải bám sát vào bối cảnh lịch sử của sự kiện. Dạng câu hỏi yêu cầu học sinh phải đưa ra quan điểm, ý kiến của mình về một nhận định nào đó liên quan đến kiến thức trong sách giáo khoa, rồi lí giải, giải thích (có thể là câu hỏi độc lập, hoặc vế thứ hai của một câu hỏi) Ví dụ: Nhận định về Cách mạng tháng Mười Nga, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế…”. Bằng kiến thức lịch sử đã học, em hãy: - Giải thích nhận định của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Phân tích ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam. Với dạng câu hỏi trên, học sinh không làm mở bài mà trả lời ngay để được điểm vế đầu, nếu trả lời sai vế một sẽ mất điểm cả câu. Vì vậy phải rất thận trọng khi đưa ra quyết định. Hướng trả lời dạng câu hỏi này theo cấu trúc sau: Đầu tiên, dẫn toàn lời nhận định trên rồi khẳng định là đúng (hoặc chính xác) hoặc sai (hoặc không chính xác, không đúng). Tiếp đó, dùng phương pháp diễn dịch, kết hợp sử dụng các dữ liệu lịch sử để phân tích, bình luận, lí giải, lập luận… nhằm bảo vệ quan điểm của mình. Cuối cùng, sử dụng phương pháp quy nạp để chốt lại, khẳng định lại một lần nữa nhận định của mình ở trên. Khi bước vào kì thi hay kiểm tra, giáo viên cần nhắc nhở các em chú ý: 19
  20. Thứ nhất, phải đọc và phân tích đề bài để hiểu yêu cầu và nội dung mà câu hỏi, bài tập đặt ra. Đây là công việc đầu tiên, không thể thiếu được để tránh việc xa đề, lạc đề, không phân phối đủ thời gian cho bài viết. Muốn hiểu rõ đề bài, giành một lượng thời gian nhất định (khoảng 5/45 phút,10-15 phút/180 phút) để đọc, suy nghĩ, phân tích đề bài, tìm hiểu những yêu cầu, nội dung cơ bản của đề. Sau đó, gạch chân những từ, cụm từ quan trọng, thể hiện nội dung cơ bản của đề, từ đó tìm những ý chính, vấn đề chính cần quan tâm giải quyết rồi ghi ra giấy nháp. Thứ hai, phải xây dựng dàn ý để đáp ứng yêu cầu cơ bản của bài, giữ được sự cân đối giữa các phần, chủ động được thời gian. Dàn bài gồm các phần chủ yếu: Phần mở bài, phần thân bài và phần kết luận. Cần tránh một số thiếu sót thường gặp là: không vạch dàn ý (hay nêu quá sơ lược) khi tiến hành bài viết một cách tùy tiện, hoặc vạch dàn ý quá chi tiết, mất nhiều thì giờ, ảnh hưởng đến việc hoàn thành bài làm. Cần chia thời gian hợp lý để hoàn thành các câu hỏi. Tránh tình trạng tập trung, sa đà vào một số câu hỏi và thiếu thời gian làm những câu còn lại. Thứ ba: Khi làm bài học sinh phải chú ý làm câu dễ trước, khó sau và cố gắng hoàn thành hết mọi câu mà đề ra. Trong khi viết phải chú trọng nhiều đến cách hành văn- dùng từ ngữ giản dị, trong sáng, đúng ngữ pháp, không viết sai chính tả, diễn đạt gọn, thể hiện rõ cảm xúc… Để hình thành những kĩ năng học lịch sử nói trên, trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên nên tập trung cho các em làm bài tập lịch sử dưới nhiều dạng khác nhau, kể cả kĩ năng trắc nghiêm, tự luận và thực hành. 2.3. Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm các chủ đề hoặc bài tập lịch sử. Trong thực tiễn giảng dạy, phương pháp này rất phù hợp và đem lại hiệu quả cao khi giải quyết các vấn đề lịch sử mang tính chất tổng hợp, nâng cao cũng như phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh giỏi để các em có thể phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo cũng như các kĩ năng phân tích, lập luận bảo vệ ý kiến của mình, phát triển khả năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Khi tham gia thảo luận, các nhóm cùng trao đổi, hợp tác và học hỏi lẫn nhau, bổ sung kiến thức cho nhau. Một số vấn đề tổng hợp có thể thảo luận trong khi giảng dạy chuyên đề Lịch sử Việt Nam 1954- 1975: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1