Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp góp phần phát triển kỹ năng giải quyết mâu thuẫn cho học sinh trường THPT Cửa Lò
lượt xem 1
download
Sáng kiến "Một số biện pháp góp phần phát triển kỹ năng giải quyết mâu thuẫn cho học sinh trường THPT Cửa Lò" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu về cơ sở lý luận của kỹ năng giải quyết mâu thuẫn. Đánh giá thực trạng về kỹ năng giải quyết mâu thuẫn của học sinh trường THPT Cửa Lò hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để hình thành và phát triển kỹ năng giải quyết mâu thuẫn cho học sinh trường THPT Cửa Lò.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp góp phần phát triển kỹ năng giải quyết mâu thuẫn cho học sinh trường THPT Cửa Lò
- Së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o nghÖ an --- --- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT CỬA LÒ Lĩnh vực: KỸ NĂNG SỐNG NĂM HỌC 2023-2024
- Së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o nghÖ an trƯêng trung häc phæ th«ng cöa lß --- --- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT CỬA LÒ Lĩnh vực: Kỹ năng sống Nhóm tác giả thực hiện: 1. Lê Thị Kim Hồng- Số điện thoại: 0947874669 Email: hongltk.c3cualo@nghean.edu.vn 2. Vương Thị Hạnh- Số điện thoại: 0986372768 Email: vuonghanh08031978@gmail.com 3. Nguyễn Thị Thanh Vân- Số điện thoại: 0982027669 Email: vanntt.c3cualo@nghean.edu.vn Đơn vị: Trường THPT Cửa Lò NĂM HỌC 2023-2024
- MỤC LỤC NỘI DUNG Trang PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1 . Lý do chọn đề tài. 1 2 . Mục đích nghiên cứu. 2 3 . Đối tượng, khách thể nghiên cứu. 2 4. Giả thiết khoa học 2 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 2 6 - Phương pháp nghiên cứu 3 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài 3 8. Đóng góp của đề tài. 3 9. Tính mới của đề tài 3 10. Cấu trúc của đề tài 3 PHẦN II - NỘI DUNG. 4 1– CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 1.1. Khái niệm cơ bản về Kỹ năng 4 1.2. Khái niệm về Mâu thuẫn 5 1.3. Khái niệm về học sinh THPT 6 1.4. Các tính chất chung của mâu thuẫn 6 1.5. Các bước giải quyết mâu thuẫn 7 1.6. Các nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn của học sinh 8 2 – CƠ SỞ THỰC TIỄN 9 2.1. Thực trạng mức độ Nhận thức của giáo viên và học sinh THPT Cửa Lò về vai trò của kỹ năng thích ứng xã hội đối với học sinh THPT 9 2.2. Thực trạng về nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn của học sinh trường THPT Cửa Lò 10 2.3. Thực trạng về cách giải quyết mâu thuẫn của học sinh trường THPT Cửa Lò 12
- 2.4. Thực trạng về các tác hại của về việc mâu thuẫn của học sinh trường THPT Cửa Lò 13 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT CỬA LÒ. 14 3.1. Một số nguyên tắc 14 3.2. Một số biện pháp góp phần phát triển kỹ năng giải quyết mâu thuẫn cho học sinh trường THPT Cửa Lò. 15 3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp đề xuất 44 4. KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT 45 5. THỰC NGHIỆM GIẢI PHÁP 52 6. HIỆU QUẢ ĐỀ TÀI 54 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55 I – KẾT LUẬN 55 II – KIẾN NGHỊ VÀ PHÁT TRIỂN 55
- DANH MỤC VIẾT TẮT TT Kí hiệu viết tắt Ý nghĩa viết tắt 1. GV Giáo viên 2. HS Học sinh 3. GDPT Giáo dục phổ thông 4. THPT Trung học phổ thông 5. GVCN Giáo viên chủ nhiệm 6. CMHS Cha mẹ học sinh 7. TNCS Thanh niên cộng sản 8. ĐC Đối chứng 9. TNg Thực nghiệm 10. TNSP Thực nghiệm sư phạm 11. TW Trung ương 12. BGDĐT Bộ giáo dục đào tạo
- DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Bảng 1 Nhận thức của giáo viên về vai trò của kỹ năng giải quyết mâu thuẫn Bảng 2 Nhận thức của học sinh về vai trò của kỹ năng thích ứng xã hội đối với học sinh THPT Bảng 3 Thực trạng nhận thức của học sinh về nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn Bảng 4 Thực trạng nhận thức của HS về cách giải quyết mâu thuẫn Bảng 5 Thực trạng nhận thức của học sinh về các tác hại do mâu thuẫn giữa học sinh Bảng 6 Sự thay đổi về cách thức giải quyết mâu thuẫn của học sinh trước và sau thực nghiệm Bảng 7 Đánh giá mức độ cần thiết của các giải pháp đề xuất Bảng 8 Đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp đề xuất Bảng 9 Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải pháp
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ TT Tên biểu đồ Biểu đồ 1 Nhận thức của giáo viên về vai trò của kỹ năng giải quyết mâu thuẫn đối với học sinh THPT Biểu đồ 2 Nhận thức của học sinh về vai trò của kỹ năng giải quyết mâu thuẫn Biểu đồ 3 Thực trạng nhận thức của học sinh về nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn Biểu đồ 4 Thực trạng nhận thức của HS về cách giải quyết mâu thuẫn Biểu đồ 5 Thực trạng nhận thức của học sinh về các tác hại do mâu thuẫn giữa học sinh Biểu đồ 6 So sánh sự thay đổi nhận thức của học sinh về phát triển kỹ năng phòng tránh bạo lực mâu thuẫn trước và sau thực nghiệm Biểu đồ 7 Đánh giá mức độ cần thiết của các giải pháp đề xuất Biểu đồ 8 Đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp đề xuất Biểu đồ 9 Tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các giải pháp Biểu đồ 10 Nhận thức của học sinh về giáo dục kỹ năng giải quyết mâu thuẫn.
- PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Lý do chọn đề tài Kỹ năng sống là hành trang không thể thiếu đối với mỗi người. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết về cuộc sống. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thử thách, những áp lực tiêu cực. Việc trang bị cho học sinh kĩ năng sống nói chung và kỹ năng giải quyết mâu thuẫn nói riêng sẽ giúp HS thúc đẩy thay đổi cách nhìn nhận bản thân và thế giới, tạo dựng niềm tin, lòng tự trọng, thái độ tích cực và động lực cho bản thân. Với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế như hiện nay đã và đang làm thay đổi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và lối sống, làm nảy sinh hàng loạt vấn đề phức tạp và những vấn đề bất định đối với con người, nhất là đối với thế hệ trẻ. Nếu không có năng lực ứng phó để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính, thiếu cân nhắc thì con người sẽ gặp rất nhiều rủi ro. Hệ thống những kỹ năng sống nói chung và kỹ năng giải quyết mâu thuẫn nói riêng đã được hình thành chính là những nhịp cầu giúp thế hệ trẻ chuyển tải những điều đã biết để ứng phó kịp thời, có hiệu quả với những nguy cơ và thách thức trong quá trình toàn cầu hóa, góp phần nâng cao chất lượng con người và chất lượng cuộc sống Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trở thành một trong các mục tiêu quan trọng trong đảm bảo chất lượng giáo dục ở mỗi Quốc gia. Ở Việt Nam, Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. Chính vì vậy, mà kỹ năng giải quyết mâu thuẫn là một trong các kĩ năng mà chương trình GDPT 2018 hướng tới. Hội nghị giáo dục thế giới họp tại Senegan tháng 4/2000 đã thông qua kế hoạch giáo dục cho mọi người gồm 6 mục tiêu lớn. Trong đó mục tiêu 3 xác định: “Đảm bảo nhu cầu học tập của tất cả thế hệ trẻ và người lớn được đáp ứng thông qua bình đẳng tiếp cận với các chương trình học tập và chương trình kỹ năng sống thích hợp”. Giáo dục phải mang lại cho con người không chỉ kiến thức mà còn cả kỹ năng sống để sống trong xã hội dựa vào năng lực. Trong đó, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn được các nhà giáo dục đánh giá là một trong những kỹ năng cơ bản mà mỗi học sinh cần rèn luyện. 1
- Ở lứa tuổi trung học phổ thông, học sinh không còn là trẻ em nhưng cũng chưa thực sự trở thành người lớn. Ở lứa tuổi này, nếu nhận được sự quan tâm, giáo dục, giúp đỡ của cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè và người thân, cuộc sống của các em sẽ trôi qua êm đềm hơn, yên ổn hơn; các em sẽ không gặp phải những bức xúc, thách thức, cạm bẫy. Tuy nhiên, cần thừa nhận rằng, những thách thức, áp lực đã và đang gây ra cho học sinh không chỉ đến từ những áp lực của việc học tập đang ngày càng cao hơn, những phức tạp, cám dỗ của đời sống xã hội, mà còn đến từ ngay những người hàng ngày các em vẫn gần gũi, tiếp xúc. Với học sinh trường Trung học phổ thông Cửa Lò cũng vậy. Công việc học tập, quan hệ với bạn bè, cha mẹ, thầy cô giáo đều có thể gây cho học sinh những áp lực, bức xúc khác nhau, buộc các em phải đối phó. Vì những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp góp phần phát triển kỹ năng giải quyết mâu thuẫn cho học sinh trường THPT Cửa Lò” 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về cơ sở lý luận của kỹ năng giải quyết mâu thuẫn. Đánh giá thực trạng về kỹ năng giải quyết mâu thuẫn của học sinh trường THPT Cửa Lò hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để hình thành và phát triển kỹ năng giải quyết mâu thuẫn cho học sinh trường THPT Cửa Lò. 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: - Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn của học sinh trường THPT Cửa Lò 3.2. Khách thể nghiên cứu: - Học sinh trường THPT Cửa Lò 4. Giả thiết khoa học Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp phù hợp với các hoạt động ở trường THPT Cửa Lò, phù hợp với lý luận về kỹ năng giải quyết mâu thuẫn thì sẽ hình thành và phát triển được kỹ năng giải quyết mâu thuẫn nói riêng và kỹ năng sống nói chung cho học sinh. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1.Về nội dung - Hệ thống hóa và xây dựng cơ sở lý luận về kĩ năng giải quyết mâu thuẫn. - Phân tích thực trạng về kĩ năng giải quyết mâu thuẫn hiện nay của học sinh trường THPT Cửa Lò. - Đề xuất giải pháp phát triển kỹ năng giải quyết mâu thuẫn cho học sinh trường THPT Cửa Lò. 2
- 5.2.Về thời gian Đề tài được thực hiện từ tháng 1/2023 đến tháng 2/2024. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu tài liệu về kĩ năng giải quyết mâu thuẫn; các chủ trương của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục về đổi mới giáo dục phổ thông; nghiên cứu một số giải pháp về để nâng cao kỹ năng giải quyết mâu thuẫn cho học sinh… - Phương pháp thực nghiệm sư phạm, điều tra khảo sát qua các phiếu khảo sát, bài kiểm tra… - Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng thống kê toán học để phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm và kiểm định giả thiết thống kê. 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài - Luận điểm 1: Hình thành và phát triển các kỹ năng trong đó có kĩ năng giải quyết vấn đề là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chương trình GDPT 2018. - Luận điểm 2: Thực trạng về hiểu biết, nhận thức, nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng kỹ năng giải quyết mâu thuẫn chưa cao là cơ sở khoa học quan trọng để đề xuất các định hướng và giải pháp để nâng cao kĩ năng này. 8. Đóng góp của đề tài - Nội dung đề tài chính là kinh nghiệm tổ chức, hoạt động của nhà trường trong việc phát triển kỹ năng sống nói chung và kỹ năng giải quyết mâu thuẫn nói riêng. - Chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp dựa trên thực trạng về kĩ năng giải quyết mâu thuẫn của học sinh trường THPT Cửa Lò, chính vì vậy đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực. - Các giải pháp này hoàn toàn có thể áp dụng trên các cơ sở giáo dục khác. 9. Tính mới của đề tài Đề tài đã nghiên cứu được cơ sở lý luận về kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, thực trạng về nhận thức của học sinh trường THPT Cửa Lò đối với kỹ năng giải quyết mâu thuẫn. Trên cơ sở đó đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng giải quyết mâu thuẫn cho HS trường THPT Cửa Lò 10. Cấu trúc của đề tài Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung Phần III: Kết luận và kiến nghị. 3
- PHẦN II. NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm cơ bản về Kỹ năng Trong tâm lý học tồn tại các quan niệm khác nhau về kỹ năng: * Quan niệm thứ nhất: coi kỹ năng là mặt kỹ thuật của thao tác, hành động hay hoạt động. Đại diện cho quan niệm này là các tác giả như Ph.N.Gônôbôlin, V.A.Krutretxki, A.G.Kôvaliov. Các tác giả này cho rằng, muốn thực hiện được một hành động, cá nhân phải có tri thức về hành động đó, tức là phải hiểu được mục đích, phương thức và các điều kiện để thực hiện nó. Vì vậy, nếu ta nắm được các tri thức hành động, thực hiện nó trong thực tiễn theo các yêu cầu khác nhau, tức là ta đã có kỹ năng hành động. V.A. Krutretxki (1980) cho rằng: Kỹ năng là phương thức thực hiện hoạt động - cái mà con người lĩnh hội được. Trong một số trường hợp thì kỹ năng là phương thức sử dụng các tri thức vào trong thực hành, tức là khi có tri thức, tức là con người phải sử dụng chúng vào trong cuộc sống, trong thực tiễn. Và cũng trong quá trình ấy, các kĩ năng được hoàn thiện hơn trước, hoạt động của con người cũng trở nên hoàn hảo hơn. * Quan niệm thứ hai: coi kỹ năng không đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành động mà nó còn là biểu hiện mặt năng lực của con người. Kỹ năng theo quan niệm này vừa có tính ổn định, mềm dẻo, linh hoạt, vừa có tính mục đích. Đại diện cho quan niệm này là các tác giả như: N.D. Levitov, K.K. Platonov, X.I. KiegolA. N.D. Levitov cho rằng: Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn có chiếu cố đến những điều kiện nhất định. Như vậy, Levitov chú ý đến kết quả của hành động tức là phải biết chọn cách hành động đúng đắn, phù hợp với các điều kiện cho phép [13, tr.70]. * Quan niệm thứ ba: đó là của các nhà giáo dục và tâm lý học Việt Nam như tác giả Lê Văn Hồng, Nguyễn Quang Uẩn cũng tương tự như quan niệm của các tác giả trên. Tác giả Lê Văn Hồng có viết: “Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết một nhiệm vụ mới”. Trong từ điển tiếng Việt (1992), kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế [16, tr.517]. Thực chất các quan điểm trên về kỹ năng không có gì mâu thuẫn, phủ định lẫn nhau. Sự khác nhau là ở chỗ thu hẹp hay mở rộng phạm vi triển khai một kỹ năng hành động trong các tình huống khác nhau. Như vậy, khi xem xét kỹ năng ta phải lưu ý những điểm sau: Thứ nhất: Kỹ năng trước hết phải được hiểu là mặt kỹ thuật của thao tác hay hành động nhất định. Kỹ năng không có đối tượng riêng. Đối tượng của nó là đối 4
- tượng của hoạt động, hành động. Không có kỹ năng chung chung, trừu tượng tách rời hành động. Kỹ năng hành động đồng nghĩa với có kỹ năng. Thứ hai: Cơ chế hình thành kỹ năng thực chất là cơ chế hình thành hành động. Mỗi hành động bao giờ cũng có mục đích khách quan và lôgic thao tác triển khai đến mục đích. Lôgic thao tác làm nên mặt kỹ thuật của hành động. Việc hình thành kỹ năng hành động là hình thành ở con người khả năng triển khai thao tác theo đúng lôgic phù hợp với mục đích khách quan. Thứ ba: Kỹ năng là mức độ cao của tính đúng đắn, thành thạo và tính sáng tạo của việc triển khai hành động trong thực tiễn. Đúng đắn, thành thạo và sáng tạo là những tiêu chuẩn quan trọng để xác định sự hình thành và mức độ phát triển của kỹ năng hành động. 1.2. Khái niệm về mâu thuẫn. Mâu thuẫn ám chỉ sự đối lập giữa các cá nhân và có thể diễn ra ở nhiều dạng thức, bao gồm lời nói, hành động, tình dục hoặc tâm lý. Mọi mâu thuẫn liên cá nhân dù xảy ra đối với các thành viên trong gia đình, đối với các cặp tình nhân hay các nhóm xã hội đều có nhiều điểm chung. Một trong các định nghĩa phổ biến nhất của mâu thuẫn đó là từ tác giả Coser (1956), theo đó, mâu thuẫn được tác giả định nghĩa là “Mâu thuẫn là một cuộc đấu tranh về các giá trị và yêu cầu về vị thế, quyền lực và nguồn lực, trong đó mục tiêu của các bên là để vô hiệu hóa, gây thương tích hoặc loại bỏ bên đối nghịch”. Năm 1973, Deutsch nêu quan điểm rằng mâu thuẫn “tồn tại vào mọi thời điểm mà các hành động đối nghịch diễn ra”. Một số định nghĩa khác cũng bổ sung thêm về tính xung khắc của hành động liên quan đến nhận thức. Còn theo Pruitt và Rubin (1986) thì mâu thuẫn là sự khác nhau về lợi ích, và niềm tin rằng nguyện vọng của các bên liên quan không thể được đáp ứng một cách đồng thời. Việc nhận thức về thực tế cũng như về bản thân, về người khác và về mối quan hệ đều liên quan đến mâu thuẫn. Theo quan điểm triết học, khái niệm Mâu thuẫn với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hoá của các mặt đối lập trong mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau trong quá trình vận động, phát triển của chúng. Triết học theo quan niệm siêu hình, Mâu thuẫn được hiểu như sau: • Là cái đối lập phản logic; • Không có sự thống nhất • Không có sự chuyển hóa biện chứng giữa các mặt đối lập. Mâu thuẫn còn được giải thích có thể là danh từ hoặc động từ chỉ tình trạng xung đột hoặc cũng có thể hiểu mâu thuẫn là sự đối chọi, không hòa hợp giải quyết được. Ngoài ra tùy từng hoàn cảnh khác nhau và tính chất của sự việc mà có thể đưa ra cách hiểu khác nhau về mâu thuẫn. 5
- Như vậy, mâu thuẫn được hiểu là sự xung đột, đối lập suy nghĩ, tính cách, quan niệm. Ở họ không tồn tại những điểm chung, dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến các chủ thể, vấn đề trong cuộc sống gây bất hòa tranh cãi, thậm chí xung đột nghiêm trọng nếu không thống nhất và giải quyết được. 1.3. Khái niệm về học sinh Trung học phổ thông Học sinh Trung học phổ thông (THPT) là đối tượng học sinh học lớp 10, 11, 12, có độ tuổi tương đương 15-17 tuổi, thuộc nhóm tuổi vị thành niên. Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ thơ lên trưởng thành với những biến đổi về mặt sinh lý, nhận thức và cảm xúc xã hội đặc thù. Trong giai đoạn này, vị thành niên hình thành cảm nhận về bản thân. Nếu thành công trải qua khủng hoảng của giai đoạn vị thành niên sẽ trả lời được câu hỏi “tôi là ai?, tôi muốn trở thành ai?”, còn ngược lại sẽ tạo nên sự bối rối, rối loạn và xung đột vai trò của bản thân và thấy bản thân kém cỏi. Đây là giai đoạn vị thành niên tìm hiểu những vai trò mà họ cần chiếm giữ như người trưởng thành (hình mẫu trẻ mong muốn trở thành). Kết quả nên có sau giai đoạn này là cảm giác hoà hợp giữa nhu cầu hoà nhập của trẻ và mong đợi của xã hội về việc thực hiện vai trò của trẻ. Thất bại trong việc thiết lập một ý thức về bản sắc trong xã hội có thể dẫn đến nhầm lẫn vai trò. Nhầm lẫn vai trò liên quan đến các cá nhân không được chắc chắn về bản thân hoặc vị trí của mình trong xã hội. Trong giai đoạn này, trẻ muốn thể hiện mình trưởng thành, do vậy lòng tự trọng của trẻ cũng rất lớn. Thái độ và hành vi thể hiện sự không tôn trọng trẻ hay những lời quở trách, phê phán đối với trẻ dễ làm cho trẻ tự ái hay dỗi hờn. Để giải quyết vấn đề nhầm lẫn vai trò hoặc khủng hoảng bản dạng, một người vị thành niên có thể trải nghiệm nhiều lối sống khác nhau (ví dụ: công việc, học tập, hoặc các hoạt động liên quan tới chính trị). Đồng thời, việc tạo áp lực bắt một người chấp nhận một bản dạng có thể gây ra sự phản kháng dưới dạng chấp nhận những bản dạng tiêu cực, cộng thêm cảm giác không hạnh phúc. 1.4. Các tính chất chung của mâu thuẫn Mâu thuẫn có tính khách quan và tính phổ biến vì mâu thuẫn là cái vốn có trong sự vật, hiện tượng, là bản chất chung của mọi sự vật, hiện tượng. Theo Ăng-ghen: “Nếu bản thân sự di động một cách máy móc đơn giản đã chứa đựng mâu thuẫn thì tất nhiên những hình thức vận động cao hơn của vật chất và đặc biệt là sự sống hữu cơ và sự phát triển của sự sống hữu cơ đó lại càng phải chứa đựng mâu thuẫn…Sự sống trước hết chính là ở chỗ một sinh vật trong mỗi lúc vừa là nó nhưng vừa là một cái khác. Như vậy, sự sống cũng là một mâu thuẫn tồn tại trong bản thân các sự vật và quá trình, một mâu thuẫn thường xuyên nảy sinh và tự giải quyết khi mâu thuẫn chấm dứt thì sự sống cũng không còn nữa và cái chết xảy đến. Cũng như chúng ta thấy rằng trong lĩnh vực tư duy, chúng ta không thể thoát khỏi mâu thuẫn; chẳng hạn như mâu thuẫn giữa năng lực nhận 6
- thức vô tận ở bên trong của con người với sự tồn tại thực tế của năng lực ấy trong những con người bị hạn chế bởi hoàn cảnh bên ngoài, và bị hạn chế, trong những năng lực nhận thức, mâu thuẫn này được giải quyết trong sự tiếp nối của các thế hệ, sự tiếp nối đó ít ra đối với chúng ta trên thực tiễn, cũng là vô tận, và được giải quyết trong sự vận động đi lên vô tận” Mâu thuẫn còn có có tính đa dạng, phong phú. Tính đa dạng của mâu thuẫn thể hiện khi mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình đều có thể bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, biểu hiện khác nhau trong những điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau; chúng giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật. Đó là: mâu thuẫn bên trong và bên ngoài, mâu thuẫn cơ bản và không cơ bản… + Mâu thuẫn bên trong: là sự tác động qua lại giữa các mặt, khuynh hướng đối lập nhau của cùng một sự vật. + Mâu thuẫn bên ngoài: là mâu thuẫn diễn ra trong mối quan hệ giữa sự vật đó với các sự vật khác. => Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài mang tính sự tương đối và tuỳ thuộc vào phạm vi xem xét. Bời cùng một mâu thuẫn, xét trong mối quan hệ này nó là mâu thuẫn bên ngoài nhưng trong mối quan hệ khác lại là mâu thuẫn bên trong. + Mâu thuẫn cơ bản là bản chất của sự vật, sự phát triển trong tất cả các giai đoạn của sự vật, đồng thời tồn tại trong cả quá trình tồn tại của sự vật. + Mâu thuẫn không cơ bản chỉ đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, không quy định bản chất của sự vật. 1.5. Các bước giải quyết mâu thuẫn - Bước 1: Khám phá vấn đề: Chuyện gì đã xảy ra? - Bước 2: Tìm hiểu cảm xúc: Cảm thấy thế nào? - Bước 3: Đề ra giải pháp và lựa chọn giải pháp (Muốn gì, muốn như thế nào?) - Bước 4: Cam kết thực hiện. * Kĩ thuật được sử dụng để giải quyết mâu thuẫn giữa học sinh là yêu cầu từng bên lắng nghe người khác, phản hồi ý kiến và cảm xúc, mong muốn của người khác và nói ra những suy nghĩ, ý kiến của bản thân. 7
- SƠ ĐỒ CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Tiếp tục Thực hiện giải Vấn đề chưa giải quyết Nảy sinh Cân nhắc lựa pháp đã chọn Xác định các giải chọn giải và đánh giá vấn đề pháp pháp tối ưu tính hiệu quả của nó Vấn đề đã được giải quyết Kết thức quá trình 1.6 . Các nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn cho học sinh a. Nguyên tắc giải quyết bất hòa giữa học sinh dành cho giáo viên. + Chỉ bắt đầu và tiếp tục giải quyết mâu thuẫn khi hai bên đã thực sự bình tĩnh. + Yêu cầu các em tập trung vào vấn đề cần giải quyết, thiện chí, không kích động nhau tức giận. + Đặt ra các câu hỏi trong tiến trình giải quyết bất hòa. + Khuyến khích cả hai bên nêu ý kiến và suy nghĩ, cảm xúc của mình. + Lắng nghe cẩn thận và lắng nghe tích cực từng học sinh nói. + Chỉ dẫn và khuyến khích học sinh lắng nghe nhau. + Khuyến khích học sinh nhắc lại những gì người kia nói. Yêu cầu mỗi bên đặt mình vào vị thế của nhau để suy ngẩm, sau đó yêu cầu đôi bên đưa ra một vài cách giải quyết sau khi cân nhắc đến suy nghĩ, quan điểm của bên kia. + Ghi nhận một cách trận trọng khả năng của học sinh trong việc lắng nghe và giao tiếp. + Làm trọng tài, Tránh thiên vị, đứng về một phía. Khuyến khích các em tìm ra những phương án hay cách giải quyết có thể chấp nhận được đối với cả đôi bên và cam kết thực hiện. * Tránh buộc tội, quở mắng, trách cứ, xem thường, làm rối trí, cho giải pháp, phê phán, giảng giải đạo đức, đồng tình… * Nếu một trong hai học sinh nói “không”, giáo viên hãy yêu cầu mỗi em suy nghĩ tiếp về những việc mà học sinh này muốn cả hai cùng làm để giải quyết vấn đề. Đề nghị các em suy nghĩ về những giải pháp có thể có cho tới khi cả hai 8
- đồng ý rằng họ đã chọn được một giải pháp phù hợp, thỏa mãn cả hai bên và họ có thể thực hiện giải pháp này. b. Nguyên tắc dành cho học sinh có mâu thuẫn, bất hòa khi giải quyết mâu thuẫn. + Sẳn sàng lắng nghe. + Sẵn lòng cùng nhau tìm kiếm giải pháp. 2 – CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1. Thực trạng mức độ nhận thức của giáo viên và học sinh THPT Cửa Lò về vai trò của kỹ năng giải quyết mâu thuẫn đối với học sinh THPT Để tìm hiểu và đánh giá đúng về nhận thức của giáo viên và học sinh về mức độ quan trọng của kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, chúng tôi đã phát phiếu khảo sát cho các giáo viên và học sinh để các thầy cô và các em phát biểu được những ý kiến của bản thân về vấn đề này (PL1,2). Kết quả thu được như sau: 2.1.1. Nhận thức của giáo viên Bảng 1. Nhận thức của giáo viên về vai trò của kỹ năng giải quyết mâu thuẫn Biểu đồ 1. Nhận thức của giáo viên về vai trò của kỹ năng giải quyết mâu thuẫn đối với học sinh THPT Nhìn vào biểu đồ chúng tôi thấy hầu hết giáo viên đều cho rằng kỹ năng giải quyết mâu thuẫn rất quan trọng đối với học sinh THPT (84%), chỉ có 16% giáo viên cho rằng quan trọng và không có ý kiến nào cho rằng không quan trọng. 9
- Như vậy, chúng ta có thể thấy tất cả các giáo viên đều đánh giá rất cao vai trò của kỹ năng giải quyết mâu thuẫn đối với học sinh THPT- đây là một kỹ năng xã hội rất quan trọng và cần thiết cho cuộc sống của các em trong hiện tại và tương lai. Điều đó giúp học sinh hoàn thiện hơn về mặt nhân cách và giúp các em có những kỹ năng ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ đặc biệt là trong hoạt động và giao tiếp. 2.1.2. Nhận thức của học sinh Bảng 2. Nhận thức của học sinh về vai trò của kỹ năng thích ứng xã hội đối với học sinh THPT Biểu đồ 2. Nhận thức của học sinh về vai trò của kỹ năng giải quyết mâu thuẫn Nhìn vào bảng số liệu trên, chúng tôi nhận thấy hầu hết học sinh cho rằng kỹ năng giải quyết mâu thuẫn rất quan trọng đối với học sinh THPT (68.2%), có 20.3% học sinh cho rằng quan trọng và có đến 11.5% cho rằng không quan trọng. Như vậy, chúng ta có thể thấy hầu hết các em học sinh đã đánh giá đúng vai trò của kỹ năng giải quyết mâu thuẫn. Có đến 11.5% học sinh cho rằng kỹ năng này không quan trọng, đây là một vấn đề rất cần đáng lưu ý để hướng dẫn và thay đổi được suy nghĩ của các em. 2.2. Thực trạng về nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn của học sinh trường THPT Cửa Lò 10
- Nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn giữa học sinh với Số ý TT Tỉ lệ nhau kiến 1 Sự khác nhau về suy nghĩ và quan niệm. 253/405 62,47% 2 Sự khác nhau về mong muốn/nhu cầu về lợi ích cá nhân 170/405 41,98% 3 Sự hạn chế do cách nhìn nhận sự việc/ vấn đề 250/405 61,73% Chỉ xuất phát từ ý muốn/ suy nghĩ chủ quan của mình, 4 mà không biết thừa nhận, tôn trọng suy nghĩ, ý kiến 240/405 59,26% quan điểm của người khác Có một số người hay thích gây hỗn, hiếu chiến, thích 5 100/405 24,69% người khác phái phục tùng hay lệ thuộc vào mình. 6 Sự kèn cựa, muốn hơn người của ai đó. 140/405 34,57% 7 Sự định kiến phân biệt đối xử 230/405 56,79% 8 Sự bảo thủ, cố chấp. 203/405 50,12% 9 Nói hoặc nghĩ không đúng về nhau. 270/405 66,67% 10 Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác 50/405 12,35% Bảng 3. Thực trạng nhận thức của học sinh về nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn 66,667 70,000 62,469 61,728 59,259 56,790 60,000 50,123 50,000 41,975 40,000 34,568 30,000 24,691 20,000 12,346 10,000 ,000 Sự khác Sự khác Sự hạn chế Chỉ xuất Có một số Sự kèn Sự định Sự bảo thủ, Nói hoặc Ngoài ra nhau về nhau về do cách phát từ ý người hay cựa, muốn kiến phân cố chấp. nghĩ không còn có suy nghĩ và mong nhìn nhận muốn/ suy thích gây hơn người biệt đối xử đúng về những quan niệm. muốn/ nhu sự việc/ nghĩ chủ hỗn, hiếu của ai đó. nhau. nguyên cầu về lợi vấn đề quan của chiến… nhân khác ích cá nhân mình…. Biểu đồ 3. Thực trạng nhận thức của học sinh về nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân có thể làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các học sinh, nguyên nhân nhiều nhất là nói hoặc nghĩ không đúng về nhau, nguyên nhân thứ 2 là sự khác nhau về suy nghĩ và quan niệm, nguyên nhân thứ 3 là sự hạn chế do cách nhìn nhận sự việc/ vấn đề, … điều 11
- đó cũng đúng với lứa tuổi THPT, các em ở độ tuổi này cái tôi còn rất lớn, chưa có độ chín chắn trong suy nghĩ và hành động, thường xuyên làm việc cảm tính, dễ tác động bởi môi trường xung quanh, nên xảy ra mâu thuẫn là điều khó tránh khỏi. 2.3. Thực trạng về cách giải quyết mâu thuẫn của học sinh trường THPT Cửa Lò Số ý TT Các cách giải quyết HS đã sử dụng Tỉ lệ kiến Nói chuyện với nhau để hiểu và thông cảm/ bỏ qua cho 1 200/405 49,38% nhau. 2 Cãi nhau, sau đó giận nhau không chào hỏi nhau 280/405 69,14% Đánh nhau, sau đó không thèm nhìn mặt nhau, có khi 3 180/405 44,44% còn nuôi hận chờ dịp báo thù. Đánh nhau một cách dã man, cố tình xúc phạm, hủy hoại 4 tinh thần và thể chất nhau, thậm chí còn quay video clip 150/405 37,04% đưa lên mạng. 5 Ngoài ra còn những cách giải quyết khác… 144/405 35,56% Bảng 4. Thực trạng nhận thức của HS về cách giải quyết mâu thuẫn 69,136% 49,383% 44,444% 37,037% 35,556% Nói chuyện với nhau Cãi nhau, sau đó giận Đánh nhau, sau đó Đánh nhau một cách Ngoài ra còn những để hiểu và thông cảm/ nhau không chào hỏi không thèm nhìn mặt dã man, cố tình xúc cách giải quyết khác… bỏ qua cho nhau. nhau nhau…. phạm,… Biểu đồ 4. Thực trạng nhận thức của HS về cách giải quyết mâu thuẫn Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng học sinh lựa chọn cách giải quyết nảy sinh mâu thuẫn còn mang tích chất tiêu cực có đến 64,14% học sinh cãi nhau, 49,38% học sinh nói chuyện với nhau để hiểu và thông cảm bỏ qua cho nhau, 44,4% học sinh đánh nhau, sau đó không thèm nhìn mặt nhau, có khi còn nuôi hận chờ dịp báo thù và còn khá nhiều học sinh lựa chọn cách giải quyết tiêu cực đánh nhau một cách dã man, cố tình xúc phạm, hủy hoại tinh thần và thể chất nhau, thậm chí còn quay video clip đưa lên mạng, đây là một điều đáng lo ngại cho 12
- giáo viên, bố mẹ, các tổ chức chính trị xã hội trong và ngoài nhà trường, điều đó phản ứng đúng thực tế hiện nay có rất nhiều hiện tượng bạo lực học đường đang điễn ra gây lên những hậu quả đáng tiếc. 2.4. Thực trạng về các tác hại của về việc mâu thuẫn của học sinh trường THPT Cửa Lò Số ý TT Các tác động Tỉ lệ kiến 1 Hủy hoại lẫn nhau về thể chất và tinh thần. 180/405 44,44% Làm cho HS mất đi lòng yêu thương con người thay 2 200/405 49,38% vào đó là sự lạnh lùng, độc ác. Gây mất đoàn kết, tạo môi trường học tập không an 3 toàn, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng học tập mà 350/405 88,42% còn làm cho HS không dám và không muốn đến trường. 4 Khác 145/405 35,8% Bảng 5. Thực trạng nhận thức của học sinh về các tác hại do mâu thuẫn giữa học sinh 86,420% 49,383% 44,444% 35,802% Hủy hoại lẫn nhau về thể Làm cho HS mất đi lòng Gây mất đoàn kết, tạo môi Khác chất và tinh thần. yêu thương con người thay trường học tập không an vào đó là sự lạnh lùng, độc toàn,… ác. Biểu đồ 5. Thực trạng nhận thức của học sinh về các tác hại do mâu thuẫn giữa học sinh Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng phần lớn học sinh đánh giá tác hại do mâu thuẫn giữa học sinh khá lớn tác hại lớn nhất là gây mất đoàn kết, tạo môi trường học tập không an toàn, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng học tập mà còn làm cho học sinh không dám và không muốn đến trường chiếm đến 86,42%, tác hại thứ hai là làm cho học sinh mất đi lòng yêu thương con người thay vào đó là sự lạnh lùng, độc ác chiếm tỉ lệ 49,38%, tác hại thứ 3 là hủy hoại lẫn nhau về thể chất và tinh thần, …. Như vậy, có thể thấy tác hại do mâu thuẫn giữa học sinh là rất lớn. Điều đó, đặt ra một thách thức lớn cho các nhà giáo dục. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy – học môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh qua tiết 32 – Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy"
20 p | 428 | 77
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân
13 p | 320 | 48
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý nền nếp đoàn viên thanh niên học sinh của Đoàn trường THPT Bá Thước 3
20 p | 411 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải bài toán tím số phức có môđun lớn nhất, nhỏ nhất
17 p | 261 | 35
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p | 227 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số đề xuất nhằm gây hứng thú tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh THPT
8 p | 185 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đánh giá thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bóng môn bóng chuyền cho học sinh lớp 10
16 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp dạy học chủ đề môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh
63 p | 41 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học môn toán THPT
57 p | 26 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn