intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập môn Bóng đá cho học sinh THPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập môn Bóng đá cho học sinh THPT" nhằm nghiên cứu thực trạng, xác định các vấn đề hoặc thách thức mà học sinh và giáo viên có thể gặp phải khi thực hiện hoạt động dạy học trong môn bóng đá. Từ những khó khăn này tìm ra các giải pháp hiệu quả để cải thiện quá trình giảng dạy và học tập trong môn bóng đá; Tìm ra phương pháp mới và hiệu quả giúp giáo viên dạy bóng đá tối ưu hóa quá trình giảng dạy, đồng thời nâng cao chất lượng dạy và học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập môn Bóng đá cho học sinh THPT

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN =====  ===== SÁNG KIẾN Đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN BÓNG ĐÁ CHO HỌC SINH THPT” LĨNH VỰC: GIÁO DỤC THỂ CHẤT Vinh, ngày 15/04/2024 1
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT HÀ HUY TẬP =====  ===== SÁNG KIẾN Đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN BÓNG ĐÁ CHO HỌC SINH THPT” LĨNH VỰC: GIÁO DỤC THỂ CHẤT Tên tác giả : Nguyễn Trung Hiếu Thái Duy Tuấn Tổ bộ môn : Khoa học xã hội Năm thực hiện: 2023 – 2024 Vinh, 15/04/2024 2
  3. 3
  4. MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 2 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 2 6. Tính mới của đề tài .............................................................................................. 3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................... 4 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................... 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................... 4 1.2. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................. 5 1.3. Yêu cầu về những kỹ năng cần đạt của học sinh thông qua môn bóng đá ...... 6 1.4. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh có ảnh hƣởng đến việc tổ chức hoạt động trong giảng dạy môn bóng đá .................................................................................. 6 1.5. Sự khác biệt trong chƣơng trình GDTC cũ và chƣơng trình GDPT 2018 ....... ................................................................................................................................. 8 2. THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY MÔN BÓNG ĐÁ TẠI TRƢỜNG THPT HÀ HUY TẬP ................................................................................................................ 8 2.1. Thực trạng về chƣơng trình giáo dục thể chất tại cấp THPT ........................... 8 2.2. Thực trạng phƣơng pháp dạy môn bóng đá tại trƣờng ................................... 8 2.3. Thực trạng cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ công tác giảng dạy môn bóng đá tại trƣờng THPT Hà Huy Tập ................................................................................. 8 2.4. Thực trạng đánh giá hứng thú học tập của học sinh trong môn bóng đá tại trƣờng .............................................................................................................. 9 2.5. Thực trạng thái độ học tập về kết quả học tập môn bóng đá của học sinh tại trƣờng ...................................................................................................................... 11 2.6. Tổng kết lại những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nghiên cứu ........... 11 2.6.1. Thuận lợi ....................................................................................................... 11 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN BÓNG ĐÁ CHO HỌC SINH THPT .................................................................................. 11 Biện pháp 1: Đa dạng hình thức chia nhóm học tập để kích thích tinh thần thi đua học tập trong tiết học bóng đá hiệu quả ................................................................................... 11 Biện pháp 2: Hƣớng dẫn học sinh quay video trong hoạt động luyện tập để tạo hứng thú và động lực nâng cao chất lƣợng học tập ................................................ 16 Biện pháp 3: Tăng cƣờng sử dụng các hình thức dạy học qua tranh ảnh video để kích thích và rèn luyện năng lực tự học tự chủ cho các em học sinh ..................... 17 4
  5. Biện pháp 4: Khuyến khích các nhóm tự xây dựng kế hoạch luyện tập để phát triển đồng đều năng lực và kỹ năng bóng đá ................................................................... 22 Biện pháp 5: Tổ chức các trò chơi bổ trợ kĩ năng đá bóng nhằm nâng cao tinh thần, sự tƣơng tác giữa các thành viên ............................................................................. 24 Biện pháp 6: Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả để phát triển kỹ năng và tinh thần đồng đội trong giờ học bóng đá cho các em học sinh ..................................... 28 Biện pháp 7: Tăng cƣờng tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao, giao lƣu giữa các lớp trong và ngoài trƣờng tạo không khí háo hức thi đua lành mạnh và luôn sẵn sàng tham gia các hoạt động thể dục thể thao ......................................................... 30 4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀ ................................................... I3 4.1. Phƣơng pháp đánh giá ...................................................................................... 33 4.2. Kết quả đánh giá ............................................................................................... 33 4.3. Một số ý kiến nhận xét của các đối tƣợng tham gia áp dụng thử biện pháp .... 35 PHẦN III: KẾT LUẬN ........................................................................................... 37 1. Tổng kết quá trình thực hiện nghiên cứu ............................................................ 37 2. Ý nghĩa đóng góp của đề tài ................................................................................ 38 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng của đề tài ......................................................... 38 4. Đề xuất và kiến nghị............................................................................................ 39 5. Bài học kinh nghiệm rút ra sau quá trình nghiên cứu ......................................... 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 41 5
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ BGH Ban giám hiệu GDPT Giáo dục phổ thông GDTC Giáo dục thể chất GV Giáo viên HLV Huấn luyện viên HS Học sinh TDTT Thể dục thể thao THPT Trung học phổ thông 6
  7. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục thể chất là một phần quan trọng trong việc giáo dục, phát huy và bồi dƣỡng nhân tố con ngƣời. Cùng với việc truyền đạt cho học sinh những kiến thức về văn hóa phát triển trí tuệ, công tác giáo dục còn đề cao việc giáo dục thể chất để rèn luyện thể lực cho học sinh, góp phần trau dồi trí lực cho các em. Việc rèn luyện các môn thể thao hình thành cho học sinh những phẩm chất đạo đức, năng lực cần thiết, hoàn thiện nhân cách của con ngƣời nhƣ lòng quyết tâm, sự tự tin, tính kỷ luật, tinh thần đồng đội,... Từ đó, thế hệ trẻ đƣợc giáo dục toàn diện, hình thành đạo đức lối sống lành mạnh và làm phong phú đời sống tinh thần. Theo yêu cầu đổi mới dạy học của chƣơng trình GDPT 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Trong đó, môn giáo dục thể chất là một môn học quan trọng để thực hiện nhiệm vụ này nhằm phát triển các phẩm chất và kỹ năng cần thiết nhƣ: kỹ năng tự học, tự chủ, năng lực tƣ duy logic sáng tạo, kỹ năng giao tiếp giao tiếp hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề, thể chất,.... Giáo viên cần đổi mới các phƣơng pháp dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, sáng tạo và vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thực tiễn, tạo cơ sở hình thành và phát triển năng lực phẩm chất cho học sinh. Môn bóng đá là một môn thể thao đồng đội, nơi tất cả thành viên trong đội phải hợp tác và phối hợp để đạt đƣợc mục tiêu chung. Từ đó khuyến khích sự thấu hiểu và tôn trọng vai trò của từng cá nhân trong đội, đồng thời củng cố tinh thần đoàn kết. Học sinh tham gia vào môn này có cơ hội rèn luyện sức khỏe, tăng cƣờng thể lực, phát triển một cảm giác tự tin về sức khỏe của mình. Bên cạnh đó, đối với môn bóng đá học sinh cần hiểu rõ cách điều khiển bóng, ghi bàn, phòng ngự, cùng với việc phát triển khả năng tƣ duy chiến thuật để hiểu luật chơi, tạo chiến thuật hiệu quả và đƣa ra quyết định trong mọi tình huống. Đây là môn học đòi hỏi phải có sự kiên trì và quyết tâm, bởi học sinh cần có thời gian để để nắm vững kỹ thuật, rèn luyện thể lực và phát triển các kỹ năng. Chính vì thế, việc cấp thiết hiện tại là giáo viên phụ trách bộ môn bóng đá cần nghiên cứu và đƣa ra các biện pháp dạy học mới, trong đó có biện pháp kích thích hứng thú học tập cho học sinh để phát triển cho học sinh những năng lực phẩm chất cần thiết. Thông qua việc kích thích hứng thú học tập giúp các em học sinh tích cực hơn trong học tập, rèn luyện và phát triển năng lực về phẩm chất, đạo đức, tri thức, kỹ năng và thể lực giúp các em học sinh phát triển toàn diện. Nhận thức đƣợc vai trò và tầm quan trọng của môn bóng đá, cũng nhƣ những bất cập mà tôi gặp phải trong quá trình dạy học, tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập môn Bóng đá cho học sinh THPT” với mong muốn áp dụng các phƣơng pháp học tập tích cực để nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy môn bóng đá. 1
  8. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng, xác định các vấn đề hoặc thách thức mà học sinh và giáo viên có thể gặp phải khi thực hiện hoạt động dạy học trong môn bóng đá. Từ những khó khăn này tìm ra các giải pháp hiệu quả để cải thiện quá trình giảng dạy và học tập trong môn bóng đá. - Tìm ra phƣơng pháp mới và hiệu quả giúp giáo viên dạy bóng đá tối ƣu hóa quá trình giảng dạy, đồng thời nâng cao chất lƣợng dạy và học. - Xây dựng môi trƣờng học tập hiệu quả và hợp tác giúp tăng cƣờng tƣơng tác giữa học sinh, giữa học sinh và giáo viên. Thông qua đó, học sinh sẽ cảm thấy hứng thú hơn với môn bóng đá và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của học sinh. - Tích lũy kinh nghiệm, tạo ra nguồn thông tin quý báu để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy môn bóng đá nói riêng và môn giáo dục thể chất cho học sinh THPT nói chung. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích tình hình giảng dạy môn bóng tại trƣờng THPT Hà Huy Tập, đặc biệt là việc áp dụng một số biện pháp kích thích hứng thú học tập cho học sinh trong giảng dạy môn bóng đá để có thể hiểu rõ hơn về việc áp dụng các biện pháp trong môn bóng đá tại trƣờng, bao gồm cả những thành công và thách thức. - Nhận diện những khó khăn, hạn chế hoặc vấn đề trong việc ứng dụng biện pháp kích thích hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn bóng đá hiện tại. - Triển khai các hoạt động ứng dụng một số biện pháp kích thích hứng thú học tập trong dạy học môn bóng đá. Các biện pháp này sẽ đƣợc đánh giá và thực hiện để thu thập dữ liệu và đánh giá hiệu quả. - Dựa vào dữ liệu thu đƣợc từ chƣơng trình thử nghiệm để đánh giá hiệu quả bằng cách so sánh dữ liệu trƣớc và sau khi triển khai các biện pháp cải tiến, để có cái nhìn rõ ràng về mức độ thành công của các biện pháp. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: “Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập môn Bóng đá cho học sinh THPT”. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Trƣờng THPT Hà Huy Tập, TP Vinh tỉnh Nghệ An. + Phạm vi thời gian: Học kỳ 1 và nửa đầu học kỳ 2 năm học 2023-2024. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đề tài nghiên cứu đƣợc hoàn thiện và phát triển tôi đã áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây: - Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết: Để thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi tiến hành đọc các tài liệu có liên quan đến các biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng 2
  9. giảng dạy ở chƣơng trình Giáo dục Trung học phổ thông từ đó tôi xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. - Phƣơng pháp quan sát: Sau khi áp dụng các biện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy môn bóng đá, tôi thực hiện tiến hành quan sát tình hình thực tế tại trƣờng xem mức độ hiệu quả của biện pháp nhƣ thế nào. Từ đó, tôi sẽ thu đƣợc kết quả khách quan, rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. - Phƣơng pháp khảo sát: Tôi quan sát quá trình giảng dạy của các giáo viên đồng nghiệp, rút kinh nghiệm và bài học cho bản thân. Quan sát quá trình học tập và thực hành của học sinh để đánh giá và điều chỉnh phƣơng pháp dạy học phù hợp. - Phƣơng pháp thống kê: Tôi sử dụng phƣơng pháp này để mô tả và tổng hợp dữ liệu, chẳng hạn nhƣ sử dụng biểu đồ và các thống kê cơ bản để đƣa ra cái nhìn tổng quan về tình hình giảng dạy môn bóng đá trƣớc và sau khi áp dụng biện pháp mới. - Phƣơng pháp phân tích, xử lý thông tin: Qua đọc tài liệu, điều tra, phỏng vấn,… ghi chép kết quả, phân tích kết quả thu thập đƣợc và đƣa ra những điểm mới của biện pháp này so với biện pháp khác để đánh giá đƣợc tính phù hợp góp phần Nâng cao hiệu quả hoạt động trong giảng dạy môn bóng đá. - Phƣơng pháp tổng hợp: Tôi kết hợp thông tin từ nhiều nguồn và khía cạnh khác nhau để đƣa ra kết luận và đề xuất cải thiện cụ thể trong việc áp dụng các biện pháp vào giảng dạy môn bóng đá. 6. Tính mới của đề tài Trƣớc hết, tính mới của đề tài nằm ở việc kết hợp giữa lĩnh vực giảng dạy thể thao, chính là môn bóng đá và việc áp dụng một số biện pháp kích thích hứng thú học tập để góp phần vào sự phát triển toàn diện của học sinh. Thứ hai, việc áp dụng một số biện pháp kích thích hứng thú học tập hiệu quả trong lĩnh vực thể thao đồng đội đòi hỏi sự sáng tạo và nghiên cứu thực tiễn để góp phần thay đổi và cải thiện cách giảng dạy truyền thống bằng cách thúc đẩy sự hợp tác, phối hợp, tinh thần đoàn kết của học sinh. Thứ ba, tính mới của đề tài còn phản ánh trong việc sử dụng phƣơng pháp thống kê, tổng hợp dữ liệu và thông tin. Đề tài này sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chuyên sâu để đo lƣờng hiệu quả và đánh giá tác động của biện pháp mới, giúp tạo ra cái nhìn toàn diện về tình hình giảng dạy và học tập trong môn bóng đá. 3
  10. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chúng ta cũng biết kế hoạch môn học và hoạt động giáo dục là kế hoạch thực hiện kế hoạch môn học và hoạt động giáo dục ở từng lớp nhằm đảm bảo hiệu quả theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực. Các năng lực và hoạt động giáo dục cụ thể trong kế hoạch môn học; phù hợp với thực tế của địa phƣơng, nhà trƣờng và học sinh. Kế hoạch dạy học do giáo viên thiết kế bao gồm các hoạt động của học sinh và giáo viên trong quá trình dạy một bài học/khóa học/chủ đề nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, hình thành năng lực và phẩm chất cần thiết. Về yêu cầu, nguyên tắc trong xây dựng kế hoạch môn học đảm bảo 4 yếu tố: Trƣớc hết, phải đảm bảo tính pháp lý, tức là việc xây dựng kế hoạch chƣơng trình phải dựa trên cơ sở pháp lý cụ thể nhƣ khung triển khai kế hoạch môn học, các công văn, tập huấn hƣớng dẫn của sở giáo dục triển khai nhiệm vụ năm học, Thứ hai, phải đảm bảo tính khả thi, tức là việc xây dựng kế hoạch môn học phải căn cứ vào đặc điểm của tổ chuyên môn, của nhà trƣờng, đặc điểm của học sinh, giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, lớp học, sân tập, v.v... Tiếp theo, phải đảm bảo tính logic của chu trình kiến thức và tính liên kết trong và giữa các môn học, chủ đề, hoạt động giáo dục. Việc đảm bảo tính logic của bộ môn không chỉ có lợi cho sự thống nhất của bộ môn với các bộ môn khác mà còn đảm bảo tính lƣu thông của kiến thức ở các cấp học. Cuối cùng, bảo đảm tính linh hoạt, tức là việc xây dựng kế hoạch chƣơng trình phải linh hoạt, không cứng nhắc, thích ứng với tình hình thực tế trong các tình huống khác nhau, có thể điều chỉnh nội dung và hình thức khi cần thiết. Yêu cầu, nguyên tắc thiết kế bài giảng theo định hướng kích thích hứng thú học tập phát triển phẩm chất năng lực học sinh Thứ nhất, Cần phải nghiên cứu kỹ đến từng đối tƣợng học sinh và những điều kiện xung quanh để có thể thiết kế những bài giảng phù hợp. Không đƣợc coi thiết kế bài giảng là công thức cố định để tuân thủ, phải có sự thay đổi linh hoạt để đảm bảo đáp ứng đủ mục tiêu giáo dục trên thực tế. Thứ hai, Phải có sự kết nối kiến thức từ khởi động đến khi kết thúc bài học để có thể hình thành chuỗi kiến thức mới đến luyện tập và vận dụng. Thứ ba, bám sát phƣơng pháp và kỹ thuật dạy học, luôn luôn phải đổi mới các phƣơng pháp dạy học mới để tránh sự đơn điệu trong việc xây dựng kế hoạch, tránh cho việc các em học sinh cảm thấy nhàm chán. 4
  11. Thứ tƣ, phải đảm bảo rằng các hoạt động tập luyện phải có sự tham gia tích cực của học sinh để các em có thể phát triển đồng đều về thể chất cũng nhƣ kiến thức về môn học. 1.2. Một số khái niệm cơ bản Hứng thú học tập: “Hứng thú học tập là loại hứng thú gắn với các môn học trong nhà trƣờng, nó là thái độ đặc biệt của học sinh với môn học, mà học sinh thấy có ý nghĩa và có khả năng đem lại khoái cảm trong quá trình học tập bộ môn” (Phạm Minh Hạc, 2004). Học tập là một trong những nhiệm vụ quan trọng của học sinh và trong quá trình học tập, hứng thú học tập giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của các quá trình học tập. Nhờ hứng thú mà trong quá trình học tập, học sinh có thể giảm mệt mỏi, căng thẳng, tăng sự chú ý, thúc đẩy tính tích cực tìm tòi, sáng tạo. Hứng thú tạo nên ở học sinh sự tích cực học tập, khao khát tiếp cận và đi sâu vào tìm hiểu, khám phá tri thức. Vai trò của hứng thú đối với hoạt động học tập của học sinh. Hứng thú học tập có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc chiếm lĩnh tri thức. Nếu ngƣời học có hứng thú với môn học nào đó, nghĩa là ngƣời học rất mong muốn nắm vững tri thức môn học, cho dù có sự mệt mỏi về cơ bắp ngƣời học cũng sẽ hƣớng toàn bộ quá trình nhận thức của mình vào đó. Hứng thú còn là nguồn kích thích mạnh mẽ làm cho các quá trình nhận thức diễn ra với tốc độ nhanh, có chiều sâu và có hiệu quả. Trong hoạt động học tập, hứng thú làm cho các quá trình cảm giác, tri giác, trí nhớ, tƣởng tƣợng và tƣ duy diễn ra tập trung hơn và đạt đƣợc hiệu quả cao hơn. Song, hứng thú học tập không chỉ là động lực thúc đẩy làm cho hoạt động nhận thức diễn ra thêm mạnh mẽ và lâu bền, mà còn là một thuộc tính bền vững của cá nhân góp phần tác động vào xu hƣớng tâm lý của cá nhân. Hứng thú học tập làm giảm bớt sự căng thẳng thần kinh và loại trừ những ức chế ngoại lai làm cản trở hoạt động nhận thức, làm tăng sức làm việc của học sinh trong học tập. Hứng thú học tập làm nảy sinh tính tích cực học tập của học sinh. Những học sinh có hứng thú học tập thực sự thƣờng học tập một cách tích cực và chủ động sáng tạo hơn. Học sinh không chỉ chú ý nghe giảng, mà còn tiến hành nhiều hình thức học tập khác nhƣ: học bài và làm bài tập đầy đủ, tìm đọc các tài liệu tham khảo và chú ý tìm tòi ứng dụng tri thức vào thực tiễn. Nhƣ vậy, hứng thú trong học tập có vai trò quan trọng và làm tăng hiệu quả của các quá trình nhận thức đối với học sinh. “Bằng cách phát triển hứng thú, chúng ta sẽ phát huy một trong những năng lực quý giá, cao quý nhất của con ngƣời là năng lực thích thú, tập trung vào hoạt động hoàn toàn say mê với công việc cần làm” (L-X-Xôlô-Vây Trích, 2001). Khi có hứng thú học tập, học sinh sẽ có thái độ và cách thức học tập theo đặc trƣng của hứng thú. Đó cũng chính là những dấu hiệu để nhận biết hứng thú học tập. Vì hứng thú kèm theo sự tập trung, chú ý cao, có tác dụng tổ chức và định hƣớng cho các 5
  12. quá trình tâm lý diễn ra tốt hơn. Khi hứng thú học tập đƣợc củng cố và phát triển một cách có hệ thống, sẽ trở thành cơ sở của thái độ tích cực đối với học tập, là một trong những động cơ mạnh mẽ quan trọng nhất của việc học. Ngƣợc lại, không có hứng thú học tập, ngƣời học sẽ ở vào một trạng thái rất bất lợi cho việc tiếp thu kiến thức và làm cho hiện tƣợng mệt mỏi đến sớm hơn. 1.3. Yêu cầu về những kỹ năng cần đạt của học sinh thông qua môn bóng đá Yêu cầu về những kỹ năng cần đạt của học sinh thông qua môn bóng đá rất đa dạng từ khả năng kỹ thuật, tƣ duy đến thể chất. Một số yêu cầu quan trọng mà học sinh cần đạt đƣợc thông qua việc tham gia vào môn bóng đá: - Học sinh cần phải phát triển kỹ năng chơi bóng đá cơ bản nhƣ điều khiển bóng, đá bóng, dừng bóng, đánh đầu, chạy nhanh, .... Điều này đòi hỏi sự tập trung và lặp lại các động tác để trở nên thông thạo. - Bóng đá không chỉ là về kỹ thuật, mà còn về tƣ duy chiến thuật. Học sinh cần phải học cách đọc trận đấu, đƣa ra quyết định nhanh chóng và phối hợp đồng đội để đạt đƣợc mục tiêu trong trò chơi. - Bóng đá cũng thúc đẩy tƣ duy sáng tạo. Các học sinh cần tạo ra các pha bóng, chiến thuật, cách tiếp cận đội hình đối thủ để tạo sự bất ngờ và cải thiện khả năng ghi bàn. - Bóng đá là môn thể thao đội hình, vì vậy học sinh phải học cách làm việc trong nhóm, tƣơng tác, trao đổi thông tin và hỗ trợ đồng đội trong suốt trận đấu. - Học sinh có thể phát triển khả năng lãnh đạo thông qua việc đảm nhiệm vai trò nhƣ đội trƣởng hoặc lãnh đạo trong trận đấu. Sự lãnh đạo trong bóng đá đòi hỏi khả năng đƣa ra quyết định nhanh chóng và truyền đạt hƣớng dẫn cho đồng đội. - Bóng đá đòi hỏi thể lực tốt nên học sinh cần phải phát triển sự bền bỉ và sức mạnh để duy trì hiệu suất cao trong suốt thời gian thi đấu. 1.4. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh có ảnh hƣởng đến việc tổ chức hoạt động trong giảng dạy môn bóng đá Độ tuổi của các em học sinh THPT là độ tuổi các em đang dần trƣởng thành về mặt thể lực, nhƣng sự phát triển cơ thể chƣa thể bằng với ngƣời lớn. Ở độ tuổi này, độ tăng trƣởng về chiều cao và trọng lƣợng đã chậm lại so với khi các em bắt đầu tuổi dậy thì. Sự tăng trƣởng về chiều cao, cân nặng có sự khác biệt giữa học sinh nam và học sinh nữ. Trung bình các em học sinh nam đạt đƣợc sự tăng trƣởng ở độ tuổi 17- 18 tuổi, các em học sinh nữ đạt đƣợc sự tăng trƣởng vào khoảng 16 - 17 tuổi. Trọng lƣợng của các em trai đã đuổi kịp các em gái và tiếp tục vƣợt lên. Sức mạnh cơ bắp tăng rất nhanh. Nhìn chung thì đây là lứa tuổi các em có cơ thể phát triển cân đối, khỏe và đẹp. Theo Sinh lý học TDTT của Lƣu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (2003), thì cơ thể của các em học sinh THPT có những đặc điểm nhƣ sau: 6
  13. Hệ xƣơng: “Vẫn tiếp tục được cốt hoá mãi tới năm 24 - 25 mới hoàn thiện. Cơ tăng khối lượng và đạt 43 - 44% trọng lượng toàn thân. Sự cốt hoá bộ xương là chấm dứt sự phát triển chiều dài”. Hệ thần kinh: “Được phát triển một cách hoàn thiện. Khả năng tư duy, phân tích tổng hợp và trừu tượng hoá được phát triển thuận lợi tạo điều kiện tốt cho việc hình thành phản xạ có điều kiện. Ngoài ra, do hoạt động mạnh của tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến yên, làm cho quá trình hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế. Giữa hưng phấn và ức chế nhiều khi không cân bằng đã làm ảnh hưởng đến hoạt động thể lực”. Hệ cơ: “Riêng bắp cơ lớn như cơ đùi, cơ cánh tay phát triển nhanh, các cơ co phát triển sớm hơn cơ duỗi vì vậy sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh là hợp lý. Các bài tập phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức và đảm bảo cho tất cả các loại cơ”. Hệ tuần hoàn: “Đã phát triển hoàn thiện, sau hoạt động, mạch và huyết áp hồi phục tương đối nhanh chóng, cho nên lứa tuổi học sinh THPT (15 - 17 tuổi) phù hợp với những bài tập chạy dai sức và những bài tập có cường độ và khối lượng tương đối lớn”. Còn theo cuốn sách Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Lê Văn Hồng (1995) thì: “Vị trí tâm lý của thanh niên có tính chất không xác định, ở mặt này họ được coi là người lớn, mặt khác lại không, tính chất đó và những yêu cầu đề ra cho thanh niên được phản ánh một cách độc đáo về tâm lý thanh niên. Vị trí “không xác định” của thanh niên là một tất yếu khách quan. Người lớn phải tìm cách tạo điều kiện cho việc xây dựng một phương thức sống mới phù hợp với mức độ phát triển chung của họ bằng cách khuyến khích hành động có ý thức trách nhiệm riêng và khuyến khích sự giáo dục lẫn nhau trong tập thể thanh niên mới lớn”. Thái độ của các em với học tập có tính lựa chọn hơn, ở các em đã hình thành hứng thú học tập gắn liền với những khuynh hƣớng nghề nghiệp. Cuối bậc THPT các em đã biết xác định cho mình một hứng thú ổn định đối với một môn học nào đó với một lĩnh vực nhất định. Hứng thú này thƣờng liên quan đến các dự định nghề nghiệp trong tƣơng lai của các em. Tuy nhiên, việc các em quá tập trung vào những môn học định hƣớng nên sẽ dẫn đến tình trạng xao nhãng những môn học mà các em cho đó là môn phụ. Ở độ tuổi này, tâm lý và sinh lý của các em đang trong thời kỳ phát triển mạnh nhất. Các em có khả năng tƣ duy lý luận, tƣ duy trừu tƣợng cũng phát triển. Tƣ duy chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn đồng thời tính phê phán của tƣ duy cũng phát triển. Các em đã nhận thức đƣợc cái tôi của mình trong hiện tại, nhận thức đƣợc vị trí của mình trong xã hội, trong tƣơng lai để từ đó khắc phục những khó khăn để đạt đƣợc mục đích mình đã định. Đây chính là đặc điểm thuận lợi để rèn luyện các tố chất thể lực. Ngoài ra, còn có sự hình thành thế giới quan, hệ thống những quan 7
  14. điểm về tự nhiên và xã hội, về các quy tắc ứng xử. Đối với môn học giáo dục thể chất nói chung và môn bóng đá nói riêng. Việc tổ chức hoạt động giảng dạy cần phải xem xét những đặc điểm tâm sinh lí này. Các em ở độ tuổi này có khả năng phát triển kỹ năng xã hội tốt hơn. Tuy nhiên, cần quan tâm đến cách học sinh xử lý áp lực để đảm bảo các em vẫn có khả năng tham gia hoạt động học tập một cách tích cực. Ngoài ra, việc hiểu sâu hơn về sở thích và đam mê của từng học sinh trong cũng rất quan trọng. Môn bóng đá có thể trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của học sinh, giúp học sinh thể hiện bản thân và tạo niềm đam mê. Tùy thuộc vào sở thích của từng học sinh, việc tổ chức hoạt động dạy học tốt sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sự tƣơng tác xã hội hoặc phát triển kỹ thuật cá nhân. 1.5. Sự khác biệt trong chƣơng trình GDTC cũ và chƣơng trình GDPT 2018 Trƣớc khi chƣơng trình GDPT 2018 đƣợc áp dụng, môn bóng đá thƣờng đƣợc giảng dạy trong bối cảnh của chƣơng trình GDTC cũ. Dƣới hình thức này, giáo viên thƣờng chú trọng đến việc truyền đạt kiến thức lý thuyết về bóng đá, kỹ thuật và chiến thuật. Tuy nhiên, các phần kiến thức lý thuyết thƣờng ở mức cơ bản và thiếu tính linh hoạt. Mặc dù đã tạo ra nền tảng kiến thức quan trọng, chƣơng trình GDTC cũ lại thƣờng bỏ qua phần nâng cao các kỹ năng cơ bản khác nhƣ kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tƣ duy sáng tạo,... Do đó đã làm hạn chế khả năng phát triển toàn diện của học sinh trong môn bóng đá. Chƣơng trình GDPT 2018 mang đến một sự thay đổi đáng kể trong việc giảng dạy môn bóng đá. Nó khuyến khích việc áp dụng phƣơng pháp giảng dạy sáng tạo hơn, kích thích hứng thú, sự tƣơng tác và hợp tác giữa học sinh. Môn bóng đá không chỉ đơn thuần là việc học kỹ thuật và chiến thuật, mà còn là cơ hội cho học sinh phát triển kỹ năng mềm quan trọng nhƣ kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tƣ duy sáng tạo, quản lý thời gian,... Ngoài ra, Chƣơng trình GDPT 2018 cũng tạo cơ hội cho học sinh thể hiện khả năng thông qua các dự án và hoạt động thực tế, không chỉ thông qua kỳ thi cuối kỳ. Điều này thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh trong việc học môn bóng đá và giúp học sinh hiểu sâu hơn về môn thể thao này. 2. THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY MÔN BÓNG ĐÁ TẠI TRƢỜNG THPT HÀ HUY TẬP 2.1. Thực trạng về chƣơng trình giáo dục thể chất tại cấp THPT Tại trƣờng THPT Hà Huy Tập, thực trạng giảng dạy môn bóng đá trong chƣơng trình giáo dục thể chất cho học sinh đang phản ánh một số khía cạnh đáng chú ý. Chƣơng trình giáo dục thể chất ở cấp THPT dựa trên khung chƣơng trình môn học quốc gia, điều này đòi hỏi các trƣờng phải tuân thủ và triển khai theo quy định. Tuy nhiên, việc thiếu điểm nhấn vào việc phát triển toàn diện cho học sinh thông qua môn bóng đá là một trong những thách thức lớn. Tại trƣờng chƣa có nhiều phƣơng pháp tổ chức dạy bóng đá sáng tạo, dạy học vẫn theo phƣơng pháp truyền thống là chủ yếu, thƣờng tập trung vào việc truyền đạt kiến thức về kỹ thuật 8
  15. và luật chơi của môn bóng đá. Những khía cạnh về kỹ năng mềm nhƣ kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian, tƣ duy sáng tạo thƣờng không đƣợc đánh giá hay phát triển đầy đủ. Học sinh thƣờng chỉ đơn thuần tham gia vào việc thực hiện các bài tập về kỹ thuật và trò chơi môn bóng đá mà không thấy đƣợc mục tiêu lớn hơn của việc học môn thể thao này. 2.2. Thực trạng phƣơng pháp dạy môn bóng đá tại trƣờng Thực tế tại trƣờng THPT Hà Huy Tập, phƣơng pháp giảng dạy môn bóng đá gặp một số thách thức và hạn chế đáng chú ý. Mặc dù giáo viên cũng đã cố gắng áp dụng nhiều phƣơng pháp mới để đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh theo chƣơng trình mới, song quá trình thực hiện còn nhiều lúng túng, phƣơng pháp giảng dạy chƣa thực sự đổi mới, thƣờng coi trọng việc truyền đạt kiến thức về kỹ thuật và luật chơi của môn bóng đá nhƣng cách tiếp cận này cần sự đa dạng hóa. Các bài giảng thƣờng tập trung vào việc trình bày thông tin lý thuyết một cách chuyên sâu, tuy nhiên lại thiếu sự tƣơng tác và tham gia tích cực của học sinh. Phƣơng pháp dạy môn bóng đá tại trƣờng vẫn đƣợc thực hiện theo cách giảng dạy truyền thống, trong đó giáo viên đóng vai trò trung tâm và học sinh là ngƣời thụ động. Điều này đã làm giảm hứng thú và sự tƣơng tác trong quá trình học. Học sinh thƣờng không có cơ hội thể hiện khả năng cá nhân và không phát triển đƣợc các kỹ năng mềm quan trọng. Ngoài ra, việc thiếu sự đa dạng hóa trong phƣơng pháp dạy cũng dẫn đến việc học sinh không cảm thấy hứng thú với môn học. 2.3. Thực trạng cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ công tác giảng dạy môn bóng đá tại trƣờng THPT Hà Huy Tập Cơ sở vật chất: TT Cơ sở vật chất Số lƣợng Chất Lƣợng 1 Nhà tập đa năng 01 Tốt 2 Sân bóng chuyền 02 Tốt 3 Sân bóng đá 7 ngƣời 01 Tốt 4 Sân bóng rổ 01 Tốt 5 Dụng cụ học tập Đầy đủ Tốt Cơ sở vật chất tại trƣờng hiện tại có chất lƣợng tốt, song số lƣợng sân bãi còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc nhƣ cầu tập luyện do số lƣợng học sinh ngày càng đông của nhà trƣờng, hiện tại sân bãi chỉ đƣợc dùng để phục vụ cho công tác dạy học chính khóa nên chƣa có nhiều công năng trong các buổi học tập ngoại khóa của các em học sinh. Vậy vấn đề cấp thiết đặt ra trƣớc mắt là cần 9
  16. phải bổ sung và nâng cấp sân bãi tập luyện thì mới có thể thu hút đƣợc sự chú ý của các em học sinh. Cơ sở vật chất phải đầy đủ và hiện đại thì các em học sinh mới có hứng thú tham gia luyện tập. 2.4. Thực trạng đánh giá hứng thú học tập của học sinh trong môn bóng đá tại trƣờng Để minh chứng cho hứng thú học tập của các em học sinh tôi đã thực hiện bảng khảo sát dƣới đây. Bảng khảo sát hứng thú học tập của 104 các em học sinh lớp 10D1 và 10D2 tại trường THPT Hà Huy Tập trước khi áp dụng biện pháp. Không Hứng Rất Tiêu chí hứng thú thú hứng thú Tham gia các hoạt động theo nhóm để 44/104 45/104 15/104 nâng cao năng lực giao tiếp và hợp tác 42,3% 43,2% 14,5% Quay video luyện tập để tạo hứng thú và 64/104 28/104 12/104 động lực nâng cao chất lƣợng học tập 61,5% 27% 11,5% Học tập qua tranh ảnh, video để kích thích 72/104 25/104 7/104 hứng thú và rèn luyện năng lực tự học 69.2% 24.0% 6,8% Xây dựng kế hoạch tập luyện để phát triển 48/104 44/104 12/104 năng lực và kỹ năng 46,2% 42,3% 11,5% Tham gia các trò chơi vận động bổ trợ 34/104 54/104 16/104 nhằm nâng cao tinh thần và sự tƣơng tác 32,7% 51,9% 15,4% Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá quá trình 70/104 29/104 5/104 học tập của bản thân và đồng đội 67,3% 27.9% 4,8% Tham gia các hoạt động giao lƣu, thi đấu 36/104 51/104 14/104 thể thao 34,6% 49% 13,4% Qua bảng khảo sát trên có thể thấy tỉ lệ các em học sinh cảm thấy rất hứng thú đối với các tiêu chí mà tôi đƣa ra là cực kỳ thấp. Chỉ có 15,4% các em tỏ ra rất hứng thú với việc tham gia các trò chơi vận động bổ trợ nhằm nâng cao tinh thần và sự tƣơng tác. Với tiêu chí tham gia các hoạt động theo nhóm để nâng cao năng lực giao tiếp và hợp tác cũng chỉ có 14,5% các em tỏ ra rất hứng thú và 13,4% với tiêu chí tham gia các hoạt động giao lƣu, thi đấu thể thao. Các tiêu chí còn lại là rất thấp, đa số các em học sinh còn lƣời va không hứng thú với việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá quá trình học tập nên chỉ có 4,8% tổng số học sinh của hai lớp tỏ ra rất hứng thú. 6,8% các em học sinh tỏ ra rất hứng thú với việc học các động tác TDTT qua tranh ảnh, video. 11,5% là của hai tiêu chí còn lại với nội dung quay video luyện tập để tạo hứng thú và động lực nâng cao chất lƣợng học tập và xây dựng kế tập luyện để phát triển năng lực và kỹ năng. 10
  17. 2.5. Thực trạng thái độ học tập về kết quả học tập môn bóng đá của học sinh tại trƣờng Thái độ học tập của một số học sinh trong môn bóng đá không tích cực. Các em tập trung nhiều hơn vào các môn học văn hóa, vẫn còn nhiều học sinh chỉ xem môn GDTC là một môn học phụ. Do đó đã dẫn đến việc học sinh không tham gia hoặc tham gia môn bóng đá một cách thụ động. Hơn nữa, một số học sinh thƣờng không hứng thú với môn học này. Trong quá trình triển khai dạy học thƣờng rời rạc, các em học sinh trong lớp không phối hợp với nhau để hoàn thành mục tiêu chung. Song song đó, học sinh cũng không chịu học, những học sinh yếu thƣờng lảng tránh, nhiều em không tự giác tích cực, tinh thần hợp tác, gắn kết các thành viên theo yêu cầu của kĩ thuật dạy học chƣa đƣợc phát huy tốt. Cũng chính vì điều này đã dẫn kết quả học tập trong môn bóng đá của học sinh tại trƣờng THPT Hà Huy Tập cũng không đạt đƣợc mức cao. Về kết quả học tập. Tất cả các điểm kiểm tra lý thuyết và thực hành ở trong chƣơng trình giảng dạy nội dung chính khoá của môn giáo dục thể chất đều có thang điểm, quy định và quy cách đánh giá kết quả học tập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Tuy nhiên, trong thực tế, vì một số lý do khác nhau nên có nhiều em chƣa đạt yêu cầu đối với môn thể chất, nhƣng các giáo viên luôn tạo điều kiện để tổng kết cho học sinh Đạt yêu cầu trên cơ sở học sinh có ý thức, thái độ học tập tốt, nắm đƣợc nội dung, kiến thức bài học... Bảng kết quả học tập của học sinh lớp 11D1 và 11D2 tại Trường THPT Hà Huy Tập trước khi áp dụng biện pháp. Lớp TT Tiêu chí đánh giá 11D1 10D2 Đạt Chƣa đạt Đạt Chƣa đạt 17/52 35/52 20/52 32/52 1 Dẫn bóng 32,7% 67,3% 38,5% 61,5% 27/52 25/52 34/52 18/52 2 Đá bóng 51,9% 48,1% 65,4% 43,6% 20/52 32/52 28/52 24/52 3 Dừng bóng 38,5% 61,5% 53,8% 46,2% 12/52 40/52 20/52 32/52 4 Ném biên và đánh đầu 23,1% 67,9% 38,5% 61,5% 19/52 33/52 22/52 30/52 5 Thủ môn 36,5% 63,5% 42,3% 57,7% Từ bảng trên ta có thể thấy đƣợc các tiêu chí để đánh giá két quả học tập của 11
  18. các em học sinh đều ở mức thấp. Tỉ lệ phần trăm các em có thể dẫn bóng của cả hai lớp đều dƣới 38,5%. Số học sinh biết đá bóng ở lớp 11D1 là 51,9% và lớp 11D2 là 65,4%. Số học sinh biết dừng bóng ở cả hai lớp lần lƣợt là 38,5% và 53,8%. Việc ném biên và đánh đầu có lẽ là kỹ năng yếu nhất của các em học sinh khi tỉ lệ của hai chỉ đạt 23,1% và 38,5%. Và ở kỹ năng của thủ môn cũng không có lớp nào đạt quá 42,3%. Nhƣ vậy, để đánh giá thực trạng kết quả giáo dục thể chất tại trƣờng THPT Hà Huy tập không thể căn cứ vào kết quả học tập môn giáo dục thể chất mà phải căn cứ vào thực trạng năng lực thể chất theo Tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ GD & ĐT ban hành. 2.6. Tổng kết lại những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nghiên cứu 2.6.1. Thuận lợi Hiện nay, Trƣờng THPT Hà Huy Tập đã đƣợc trang bị đầy đủ các cơ sở vật chất cần thiết để đáp ứng tốt nhất nhu cầu giảng dạy và học tập môn bóng đá. Nhà trƣờng luôn nhận đƣợc sự quan tâm sâu sắc từ phía Sở giáo dục và đào tạo, các ban ngành, đoàn thể và hơn hết là có sự quan tâm đặc biệt của phụ huynh học sinh. Hầu hết các em học sinh đều hợp tác một cách tích cực và tham gia vào quá trình học tập. Giáo viên luôn tận tâm, nhiệt tình và quan tâm các em trong công tác học tập và giảng dạy. Giáo viên không ngừng học tập và đổi mới để thích nghi với sự tiến bộ của giáo dục, để từ đó có những phƣơng pháp dạy học tốt nhất cho học sinh. 2.6.2. Khó khăn Bên cạnh một số thuận lợi trên, trƣờng chúng tôi cũng gặp không ít các khó khăn: Tuy các trang thiết bị và dụng cụ phục vụ việc học tập môn bóng đá đã đƣợc trang bị nhƣng vẫn chƣa đủ về số lƣợng, đặc biệt là sân bóng đá để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu dạy và học so với số lớp ngày càng đông. Vẫn còn một số các em học sinh vẫn xem môn GDTC là môn học phụ, không có sự yêu thích và hứng thú trong quá trình học tập. Do đó mà nhiều học sinh vẫn chƣa tập trung vào môn học. Một số học sinh không chịu học, thƣờng xuyên lảng tránh môn bóng đá. Tinh thần học tập cũng không đƣợc phát huy tối đa. 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN BÓNG ĐÁ CHO HỌC SINH THPT Biện pháp 1: Đa dạng hình thức chia nhóm học tập để kích thích tinh thần thi đua học tập trong tiết học bóng đá hiệu quả Mục đích: Việc tăng cƣờng hoạt động làm việc theo nhóm luyện tập theo nhóm nhằm mục đích giúp các em học sinh có cơ hội học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau để 12
  19. cùng nhau tiến bộ. Các em cùng nhau chia sẻ quan điểm và ý kiến của mình, tăng cƣờng tƣơng tác, thảo luận giữa các học sinh. Đồng thời nâng cao tính tích cực, chủ động của các em học sinh, để các em chủ động khám phá học hỏi kiến thức từ bạn học và các vấn đề cũng đƣợc các em tự mình giải quyết. Nội dung thực hiện: Việc tổ chức các hoạt động làm việc theo nhóm có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển giáo dục, năng lực tự học và kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh bởi qua hoạt động này, ngoài các kiến thức học đƣợc khi thầy cô giảng bài các em còn học đƣợc từ những ngƣời bạn cùng nhóm với mình. Thông qua các hoạt động nhóm, kết hợp với thảo luận trong giờ học sẽ giúp cho giờ học trở nên linh hoạt, tạo không gian hoạt động đa dạng, nâng cao khả năng hợp tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh; tạo cơ hội cho học sinh tự nghiên cứu, tự thể hiện khả năng của mình, tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và phát triển toàn diện nhân cách. Môi trƣờng học tập hợp tác sẽ giúp các em học sinh phát triển đƣợc kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giúp đỡ bạn bè. Bên cạnh đó việc hoạt động theo nhóm kết hợp với thảo luận sẽ giúp các em học sinh rèn luyện đƣợc ý thức làm việc tập thể, năng lực tập thể cũng nhƣ năng lực quản lý cũng đƣợc phát triển thông qua hoạt động này. Từ đó các em học sinh sẽ khắc phục đƣợc sự rụt rè, ngại giao tiếp của bản thân. Một số kỹ thuật chia nhóm có thể áp dụng nhƣ: Chia nhóm ngẫu nhiên bất kỳ, chia nhóm theo tên, chia nhóm theo tháng sinh, chia nhóm theo mùa xuân hạ thu đông,.. Bƣớc 1: Chia nhóm học sinh để cùng nhau học và luyện tập - Giới thiệu chủ đề chung của giờ học: Nhiệm vụ này sẽ đƣợc thực hiện bởi giáo viên tuy nhiên tùy từng tuần và tùy từng chủ đề mà nhiệm vụ này có thể đƣợc giáo viên giao cho học sinh thực hiện. - Thành lập các nhóm làm việc: lớp học đƣợc chia thành từng nhóm nhỏ. Tùy vào mục tiêu, yêu cầu của vấn đề luyện tập, các nhóm có thể đƣợc phân chia ngẫu nhiên nhƣ những bạn đứng gần nhau sẽ đƣợc chia thành một nhóm hoặc chia theo mục đích của giáo viên nhƣ sẽ chia các bạn yếu kém cùng với các bạn học sinh giỏi để giúp đỡ lẫn nhau cùng cố gắng. Nhiệm vụ đƣợc giao cho các nhóm tùy từng môn học có thể giống nhau hoặc khác nhau. Có rất nhiều tiêu chí thành lập nhóm, giáo viên có thể áp dụng linh hoạt các hình thức chia nhóm nhƣ: + Chia nhóm ngẫu nhiên (giáo viên có thể chia nhóm theo hàng, theo tổ, theo số thứ tự,...); + Chia nhóm theo năng lực học tập của các em học sinh: giáo viên dựa vào năng lực học tập của học sinh để chia thành các nhóm và đảm bảo rằng trong mỗi nhóm phải hội tụ đủ các em học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu. Làm nhƣ vậy để mỗi khi có nhiệm vụ làm bài tập nhóm thì những bạn học sinh khá, giỏi sẽ giúp đỡ các bạn trung bình, yếu để cùng nhau đạt đƣợc kết quả cao. 13
  20. + Chia nhóm cố định: Để tiết kiệm thời gian cho mỗi tiết học thì giáo viên có thể chia các nhóm cố định đƣợc duy trì trong một số tuần hoặc theo tháng. Các nhóm sẽ tựu đặt tên riêng cho mình và khi nhận nhiệm vụ thì có thể làm luôn mà không phải tốn thời gian chia lại nhóm. - Xác định nhiệm vụ của các nhóm: Sau khi chia nhóm xong giáo viên sẽ là ngƣời phân chia nhiệm vụ cho từng nhóm và giải thích nhiệm vụ cụ thể giữa các nhóm, xác định rõ những mục tiêu cần đạt. Bƣớc 2: Tổ chức hoạt động thi đua giữa các nhóm Việc tổ chức các hoạt động giao lƣu và thi đua giữa các nhóm vừa giúp nâng cao hứng thú cho học sinh, tạo cơ hội để các em giáo tiếp với nhau, lại tạo nên môi trƣờng thi đua, cạnh tranh lành mạnh, để học sinh các nhóm có động lực để cố gắng, đốc thúc nhau học tập. Các hoạt động này tôi thƣờng tổ chức vào các buổi ôn tập, các tiết có học kỹ thuật mới. Ngoài ra trong giờ học sinh sẽ có những hình thức đánh giá và khen thƣởng cho các nhóm tích cực. Một số hoạt động thi đua giữa các nhóm nhƣ: - Tổ chức thi tâng bóng giữa các nhóm với nhau - Tổ chức thi sút bóng vào gôn giữa các nhóm - Tổ chức đá bóng sân 5 ngƣời hoặc 7 ngƣời giữa các nhóm Việc tổ chức cho các em học sinh tham gia các cuộc thi nhằm mục đích tạo ra một môi trƣờng thi đua lành mạnh cho các em dƣới sự kiểm soát của các thầy cô trong bộ môn giáo dục thể chất. Qua các cuộc thi nhƣ này, ngoài việc đƣợc luyện tập thƣờng xuyên, các em sẽ có cơ hội học tập những kỹ thuật mới từ những đồng đội của mình. Mỗi một cuộc thi cũng là một lần để các em học sinh nhận ra đƣợc bản thân mình còn yếu kém ở kỹ năng gì để có thể tập luyện, trau dồi kỹ năng ấy chuẩn bị cho những cuộc thi tiếp theo. Cuối cùng, thông qua các cuộc thi nhóm các em học sinh còn học đƣợc kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phối hợp với các bạn để có thể giành đƣợc điểm cao nhất. Các em học sinh cũng sẽ dần trở nên cởi mở, biết giúp đỡ các bạn yếu kém để cùng nhau cố gắng hơn nữa. Khi tham gia vào các hoạt động học và luyện tập theo nhóm, các em học sinh thƣờng rất tập trung vào các hoạt động đƣợc giáo viên đƣa ra. Các em đều nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ luyện tập của nhóm mình để nâng cao kỹ năng thể chất của bản thân. Từ đó các em sẽ khắc sâu phần kiến thức đã học hơn, các em sẽ tiếp nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng hơn. Đặc biệt, lớp đã đoàn kết hơn, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp của các em học sinh cũng đƣợc cải thiện đáng kể. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2