Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh tại trường THPT Hà Huy Tập
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu đề tài "Một số biện pháp nâng cao công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh tại trường THPT Hà Huy Tập" nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học môn Giáo dục quốc phòng – an ninh. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học môn Giáo dục quốc phòng – an ninh tại trường THPT Hà Huy Tập một cách có hiệu quả, nhằm đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh tại trường THPT Hà Huy Tập
- SỞ GD & ĐT NGHỆ AN ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH TẠI TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP” LĨNH VỰC: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH Năm học: 2021 – 2022
- 2
- SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH TẠI TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP LĨNH VỰC: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH Họ tên tác giả: Lê Văn Quyền Tổ : Khoa học xã hội Điện thoại : 0944119786 Năm học: 2021 – 2022 3
- MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu, tính mới của đề tài.........................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 1. Cơ sở khoa học về công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông 3 1.1. Cơ sở lý luận 3 1.2. Cơ sở pháp lý 6 1.3. Cơ sở thực tiễn 7 2. Thực trạng công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học môn Giáo dục quốc phòng – an ninh tại trường THPT Hà Huy Tập....................................9 2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường và một số thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học môn Giáo dục quốc phòng – an ninh.............9 2.1.1. Đặc điểm tình hình nhà trường 9 2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học môn Giáo dục quốc phòng – an ninh tại trường THPT Hà Huy Tập................12 2.2. Thực trạng về công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học môn Giáo dục quốc phòng – an ninh tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và tại trường THPT Hà Huy Tập nói riêng. 15 2.2.1. Thực trạng về công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học môn Giáo dục quốc phòng – an ninh ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An.................................15 2.2.2. Thực trạng về công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học môn Giáo dục quốc phòng – an ninh tại trường THPT Hà Huy Tập.........................................................16 3. Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học môn Giáo dục quốc phòng – an ninh tại trường THPT Hà Huy Tập.........................................18 3.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, kỹ năng sử dụng thiết bị cho cán bộ giáo viên bộ môn, học sinh trong việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học môn Giáo dục quốc phòng – an ninh. 18 3.1.1. Biện pháp giáo dục, tuyên truyền, vận động............................................................18 4
- 3.1.2. Biện pháp hành chính 18 3.2. Nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ giáo viên quản lý phòng thiết bị dạy học môn Giáo dục quốc phòng – an ninh. 19 3.3. Chỉ đạo sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận: Ban giám hiệu, tổ nhóm chuyên môn, cán bộ giáo viên quản lý phòng thiết bị bộ môn, giáo viên và học sinh trong việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học môn GDQPAN..................21 3.3.1. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận..................................21 3.3.2. Xây dựng kế hoạch và qui chế bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học..... ..23 3.3.3. Quy trình tổ chức thực hiện việc sử dụng thiết bị dạy học......................23 3.4. Một số hình ảnh về công tác bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học và học sinh tham gia học tập, hội thao Giáo dục quốc phòng và thành tích đạt được....25 3.4.1. Một số hình ảnh về công tác bảo quản thiết bị dạy học môn Giáo dục quốc phòng an ninh tại trường THPT Hà Huy Tập..............................................25 3.4.2. Một số hình ảnh về công tác quản lý sử dụng thiết bị dạy học môn Giáo dục quốc phòng an ninh tại trường THPT Hà Huy Tập.......................................26 3.4.3. Một số hình ảnh học sinh tham gia học tập môn Giáo dục quốc phòng an ninh của trường THPT Hà Huy Tập. 27 3.4.4. Một số hình ảnh học sinh tham gia hội thao và những thành tích đạt được trong hội thao GDQPAN của trường THPT Hà Huy Tập..................................28 4. Kết quả thực hiện đề tài . 32 4.1. Bảng thống kê so sánh của 01 năm học trước chưa thực nghiệm và 02 năm học sau thực nghiệm khi thực hiện các giải pháp ở trên......................................32 4.1.1. Năm học 2018 – 2019: Trước khi áp dụng các biện pháp………………….32 4.1.2. Năm học 2019 – 2020: Năm thứ nhất áp dụng các biện pháp.....................33 4.1.3. Năm học 2020 – 2021: Năm thứ hai áp dụng các biện pháp.......................34 4.2. Kết quả đánh giá xếp loại cuối năm của môn Giáo dục quốc phòng – an ninh trước khi thực nghiệm 34 4.3. Kết quả đánh giá xếp loại cuối năm của môn Giáo dục quốc phòng – an ninh sau khi thực nghiệm 35 4.4. Bảng so sánh kết quả học tập cuối năm môn Giáo dục quốc phòng – an ninh trước và sau khi thực nghiệm: 35 PHẦN III. KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ 36 1. Kết luận 36 5
- 2. Kiến nghị 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Nội dung Viết tắt Bộ giáo dục và Đào tạo BGD&ĐT Sở giáo dục và Đào tạo SGD&ĐT Giáo dục trung học GDTrH Trung học phổ thông THPT Giáo dục quốc phòng an ninh GDQPAN Cơ sở vật chất CSVC Thiết bị dạy học TBDH Giáo viên GV Học sinh HS Số thứ tự STT 6
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, ngoài việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, cán bộ quản lý giáo dục còn phải chú ý đến việc tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho nhà trường. Hiện nay thiết bị dạy học ở các nhà trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An tuy được tăng cường hàng năm nhưng do không đồng bộ, thiếu chủng loại, chưa đảm bảo chất lượng kỹ thuật, còn thiếu cán bộ chuyên trách …khả năng sử dụng thiết bị của một bộ phận giáo viên còn hạn chế, công tác đào tạo bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là chưa có biện pháp quản lý và sử dụng thiết bị dạy học phù hợp nên tình trạng “dạy chay”, “học chay” xảy ra khá phổ biến. Do đó, chưa phát huy được tính chủ động tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập, chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển giáo dục. Thiết bị dạy học trong nhà trường có một vai trò rất quan trọng, là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu của giáo viên và học sinh. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và hội nhập quốc tế. Giáo dục quốc phòng – an ninh cho học sinh là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh. Nhận rõ vị trí vai trò quan trọng của nhiệm vụ trên, một nội dung không thể thiếu được để nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng – an ninh trong các nhà trường THPT hiện nay, đó là công tác quản lý và sử dụng vũ khí trang thiết bị vật chất vào quá trình dạy học là một nhu cầu cấp thiết, đáp ứng cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Hiện nay thiết bị dạy học môn Giáo dục quốc phòng – an ninh đã được nhiều ngành, nhiều cấp lãnh đạo quan tâm và thu được nhiều kết quả đáng kể trong việc ứng dụng vào dạy học tại các trường THPT, trong đó có trường THPT Hà Huy Tập, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Song song với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học, thì việc từng bước ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học tại các nhà trường ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên sự đồng bộ cũng như việc đề xuất mua sắm, cung cấp các trang thiết bị cho quá trình dạy học môn Giáo dục quốc phòng – an ninh ở các trường THPT trong toàn tỉnh hiện nay thì “cầu vượt cung” , còn là một khoảng cách khá lớn. Đặc biệt hơn là việc đề ra các giải pháp, biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và sử dụng các vật chất, vũ khí trang thiết bị dạy học môn Giáo dục quốc phòng an ninh một cách có hiệu quả, an toàn đảm bảo và đúng quy định. Từ nhu cầu thực tiễn và yêu cầu của việc đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay, bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy lĩnh vực Giáo dục quốc phòng – an ninh và phụ trách chung điều hành quản lý phòng bảo quản thiết bị của bộ môn nên tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Một số biện pháp nâng cao công tác quản lý và sử 7
- dụng thiết bị dạy học môn Giáo dục quốc phòng an ninh tại trường THPT Hà Huy Tập”. 2. Mục đích nghiên cứu, tính mới của đề tài Mục đích nghiên cứu: Khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học môn Giáo dục quốc phòng – an ninh. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học môn Giáo dục quốc phòng – an ninh tại trường THPT Hà Huy Tập một cách có hiệu quả, nhằm đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Tính mới của đề tài: Nêu rõ tầm quan trọng của thiết bị dạy học đối với quá trình dạy học môn học GDQPAN. Phân tích, làm rõ thực trạng hiện nay về công tác bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học môn GDQPAN ở các trường THPT. Từ đó đề xuất một số biện pháp cụ thể gắn với thực tế, đặc thù môn học nhằm nâng cao công tác bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học an toàn, hiệu quả nhất. Đặc biệt hơn là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của giáo viên và học sinh trong quá trình sử dụng thiết bị dạy học, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDQPAN. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Xác định cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn của việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học. 3.2. Phân tích thực trạng việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học môn Giáo dục quốc phòng – an ninh tại trường THPT. 3.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học môn Giáo dục quốc phòng – an ninh tại trường THPT. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Các thiết bị dạy học phục vụ cho giảng dạy và học tập môn Giáo dục quốc phòng – an ninh tại trường THPT Hà Huy Tập. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học môn Giáo dục quốc phòng – an ninh tại trường THPT Hà Huy Tập. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận. 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp quan sát Phương pháp phỏng vấn Phương pháp ý kiến chuyên gia Phương pháp tổng kết kinh nghiệm... 5.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ Sơ đồ Thống kê 8
- Bảng biểu PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1.Cơ sở khoa học về công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông 1.1. Cơ sở lý luận Giáo dục và Đào tạo muốn phát triển tốt thì đòi hỏi phải phát triển cơ sở vật chất (CSVC) nói chung và thiết bị dạy học (TBDH) nói riêng cả về chất và lượng. Trong báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII được trình bày tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI có đoạn: “Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hoá nhà trường, lớp học, sân chơi, bãi tập, máy tính nối mạng Internet, thiết bị học tập và giảng dạy hiện đại, thư viện …” và “Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”. Như vậy, theo tinh thần nghị quyết của Đảng và nhà nước sẽ tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học, bởi vì yêu cầu cấp bách về chất lượng giáo dục đào tạo không cho phép kéo dài tình trạng CSVC nghèo nàn, thiếu TBDH tối thiểu mà phải bằng mọi cách xây dựng và tăng cường CSVC, TBDH trường học trở thành một hệ thống hữu hiệu, một yếu tố chủ yếu nhằm đổi mới phương pháp dạy học, đưa việc dạy và học lên một tầm chất lượng mới. Nghị quyết của Chi bộ Đảng trường THPT Hà Huy Tập cũng đã chỉ rõ: “ Tiếp tục tăng cường, hoàn thiện CSVC, bổ sung TBDH và đi vào hoạt động có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho công tác dạy và học”. Để đạt được những mục tiêu nêu trên, ngoài những lý do khách quan thì công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục của nhà trường. Để đổi mới Giáo dục và Đào tạo thì giải pháp trọng tâm là nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học. Một trong những điều kiện để đổi mới phương pháp giảng dạy là cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. 1.1.1. Khái niệm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học Là tất cả các phương tiện vật chất được huy động vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt được mục đích giáo dục. 1.1.2. Nội dung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học CSVC và TBDH bao gồm: Trường học; sách giáo khoa; thư viện trường học; các thiết bị phục vụ dạy học. Thiết bị dạy học bao gồm các thiết bị dùng chung, các thiết bị trực quan, thực nghiệm và các thiết bị kỹ thuật, các phương tiện (nghe nhìn). Thiết bị dạy học các bộ môn được sử dụng thường xuyên nhất, chúng trực tiếp tham gia vào quá trình giảng dạy và học tập, gắn liền với nội dung và phương pháp trong 9
- từng tiết học nên được xem là bộ phận quan trọng góp phần đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học. Thiết bị dạy học được sản xuất, cung cấp hàng loạt, đồng bộ theo những tiêu chuẩn kỹ thuật xác định của quốc tế hoặc trong nước là các thiết bị dạy học chính quy. Ngoài ra còn có các thiết bị dạy học không chính quy do giáo viên và học sinh tự làm hoặc sưu tầm, tận dụng, cải tiến cũng góp phần không nhỏ trong việc dạy học. 1.1.3. Vị trí cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Quá trình dạy học, giáo dục cấu thành bởi nhiều thành tố liên quan chặt chẽ và tương tác với nhau, trong đó CSVC và TBDH là một thành tố không thể tách rời SƠ ĐỒ CÁC CẶP THÀNH TỐ CẤU THÀNH QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Theo sơ đồ, các cặp thành tố có quan hệ tương hỗ hai chiều. việc điều khiển tối ưu các mối quan hệ của các thành tố có thể coi là một nghệ thuật về mặt sư phạm. CSVC và TBDH có mặt trong quá trình trên đồng thời có vai trò như các thành tố khác và không thể thiếu một thành tố nào. 10
- 1.1.4. Vai trò cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học. TBDH là điều kiện để thực hiện nguyên lý "Trực quan" và nguyên lý "học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn". Đứng về mặt nội dung và phương pháp dạy học thì CSVC và TBDH đóng vai trò hỗ trợ tích cực. Vì có TBDH tốt thì ta mới có thể tổ chức được quá trình dạy học khoa học, đưa người học tham gia thực sự vào quá trình này, tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của người dạy. Thiết bị dạy học (nhất là các phương tiện dạy học hiện đại: máy tính, máy chiếu đa năng, tivi, máy bắn tập MBT, súng AK hoán cải, mô hình đường đạn, mô hình lựu đạn, video...) góp phần mở rộng nguồn tri thức cho học sinh, giúp việc lĩnh hội một khối lượng tri thức lớn nhanh chóng hơn (trăm nghe không bằng một thấy), đồng thời góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên. TBDH không chỉ đóng vai trò minh hoạ cho bài giảng của giáo viên, cho học sinh quen với các đặc tính bên ngoài, bên trong của sự vật và hiện tượng, diễn biến của quy trình công nghệ mà còn đảm bảo cho học sinh nhận biết sâu sắc các vấn đề đó, tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. (Theo VAT Project :"Khả năng của các giác quan trong việc duy trì học tập : Nghe 11%, nhìn 81%, các giác quan khác 8%."). Tính trực quan trong hoạt động dạy học thường được thực hiện nhờ TBDH. Các TBDH thay thế cho những sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà giáo viên và học sinh không thể tiếp cận được. Chúng giúp cho giáo viên phát huy tác dụng tất cả các giác quan của học sinh trong quá trình truyền thụ kiến thức, làm cho học sinh nhận biết được quan hệ giữa những hiện tượng, tái hiện được những khái niệm, quy luật làm cơ sở cho việc áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất và đời sống. Như vậy, TBDH tạo điều kiện dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. 1.1.5. Yêu cầu và tính chất của cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Yêu cầu : + Phù hợp đối tượng : Phải xem xét đặc điểm tâm, sinh lí lứa tuổi, khi tổ chức và thiết kế cơ sở hạ tầng trường học,lựa chọn các mẫu TBDH, nguyên vật liệu cho công tác giảng dạy, học tập. + Phù hợp khả năng và đặc điểm tư duy học sinh : Sự hỗ trợ của các TBDH để vấn đề phức tạp trở nên dễ hiểu. Tính chất: + Tính khoa học: là mức độ chuẩn xác trong việc phản ánh hiện thực + Tính sư phạm: sự phù hợp với các yêu cầu về mặt sư phạm như độ rõ, kích thước, màu sắc. 11
- + Tính kinh tế: giá thành tương xứng với hiệu quả giáo dục đào tạo, phù hợp với tình hình kinh tế đất nước. 1.1.6. Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Là tác động có mục đích của người quản lý nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống CSVC và TBDH phục vụ đắc lực cho công tác dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 1.1.7. Nội dung của quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Bao gồm phòng để thiết bị dạy học, phòng học bộ môn, thao trường thực hành luyện tập, các tài liệu trực quan (tranh ảnh, bản đồ, bảng biểu…), các mô hình ( mô hình đường đạn, mô hình lựu đạn...), những điều kiện hỗ trợ khác (điện, nước...) 1.1.8. Chức năng của quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Lập kế hoạch sử dụng, trang bị, bảo dưỡng sửa chữa, bảo quản TBDH; tổ chức việc thực hiện kế hoạch, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và có các điều chỉnh thích hợp để đảm bảo kế hoạch thực hiện được các mục tiêu đề ra. 1.2. Cơ sở pháp lý 1.2.1.Thực hiện công văn số 4450/BGDĐTGDQPAN ngày 04/10/2021 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQPAN) năm học 20212022 1.2.2. Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo; triển khai thực hiện Luật GDQPAN năm 2013.Quyết định số 1911/QĐTTg ngày 18/10/2013 của Thủ tướng chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật GDQPAN 1.2.3. Quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 24/CTTTg ngày 03/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch Covid 19. 1.2.4. Kiểm tra, rà soát số lượng, chất lượng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, cùng với bảo đảm của trên các trường cần quan tâm bố trí kinh phí mua sắm, bổ sung thiết bị dạy học môn GDQPAN theo lộ trình hàng năm nhằm đáp ứng nhu cầu dạy học theo đúng Thông tư số 01/2018/TTBGDĐT ngày 26/1/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT. Chú trọng công tác quản lý, bảo quản và khai thác sử dụng các thiết bị dạy học đúng tính năng, tác dụng và đảm bảo an toàn tuyệt đối. Bố trí kho chuyên dùng chứa vũ khí, trang thiết bị môn học, thực hiện nghiêm túc chế độ bảo quản, bão dưỡng, quy tắc an toàn trong trong quản lý, khai thác vũ khí, trang bị. 12
- 1.2.5. Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh thực hiện theo Thông tư 26/2020/TTBGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ GDĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông Tư số 58/2011/TT BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 1.2.6. Công văn số 2610/SGD&ĐT Nghệ An – GDTrH : V/v Hướng dẫn quản lý và sử dụng thiết bị dạy học. 1.2.7. Công văn số 219/SGD&ĐT Nghệ An – GDTrH : Hướng dẫn sử dụng, bảo quản và quản lý sử dụng súng tiểu liên AK hoán cải năm 2018. 1.2.8. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý đảm bảo hiệu quả chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên. Hằng năm các trường rà soát, mua sắm bổ sung thiết bị bảo đảm cho việc dạy học môn GDQPAN và rà soát đảm bảo đúng chế độ trang phục cho giáo viên GDQPAN theo đúng quy định hiện hành. 1.3. Cơ sở thực tiễn Hiện nay một số nước phát triển trên thế giới đã bước sang thời kỳ của nền kinh tế tri thức, dựa trên cơ sở phát triển mạnh như vũ bão về khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường. Đất nước có nhiều cơ hội lớn để phát triển kinh tế. Muốn "đi tắt, đón đầu", hội nhập với nền kinh tế thế giới thì yếu tố con người, sản phẩm của nền giáo dục đào tạo đóng vai trò quyết định. Nhận thức rõ vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển đất nước, Đảng ta khẳng định "Giáo dục là quốc sách hàng đầu", "giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn Dân”. Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải phát triển nền giáo dục theo hướng: Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục; phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới quản lý giáo dục. Để thực hiện được mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục toàn diện trong giai đoạn hiện nay của Đảng và Nhà nước. Phải chuẩn bị nhiều điều kiện trong đó cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là điều kiện quan trọng của quá trình dạy học. Giáo dục quốc phòng an ninh là một bộ phận của công tác giáo dục quốc gia, tác động tích cực và trực tiếp đến nhận thức của toàn dân trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh của đất nước; là một biện pháp cơ bản để thống nhất nhận thức, nâng cao trách nhiệm đối với nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước: Đây là yêu cầu tất yếu đảm bảo xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh góp phần bảo vệ an ninh Tổ quốc. Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta, nhằm trang bị cho học sinh những nội dung cơ bản về đường lối quân sự, an ninh và các kiến thức, kỹ năng quân sự cần thiết. Qua đó, để học 13
- sinh nhận thức đầy đủ về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do tính đặc thù môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh thường “khô cứng”, người học dễ nhàm chán, bởi vậy, cùng với việc cập nhật kịp thời, bổ sung sự phát triển mới của nhiệm vụ Quốc phòng – an ninh, bảo vệ Tổ quốc vào nội dung giảng dạy, các giáo viên cần đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học của học sinh theo hướng thiết thực, hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh và sự phát triển của nhiệm vụ Quốc phòng – an ninh. Đồng thời, nâng cao chất lượng soạn giáo án, ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiên cứu, trao đổi, cập nhật, khai thác thông tin, tư liệu trong biên soạn giáo án điện tử, mô phỏng các tình huống chiến đấu, động tác kỹ thuật,… và đưa những hình ảnh, thông tin mới về hoạt động Quốc phòng – an ninh vào bài giảng, tạo sự sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn người học qua từng bài học. Trong quá trình lên lớp, giáo viên cần sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy, huấn luyện, tích hợp hóa các phương pháp dạy học trong cùng một bài giảng, khắc phục lối truyền thụ một chiều theo kiểu độc thoại, tăng tính đối thoại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy, vận dụng kiến thức vào thực hành và thông qua thực hành để tiếp thu kiến thức lý thuyết. Trong điều kiện hiện nay của các trường, cơ sở vật chất đã có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và xã hội. Nhưng thiết bị dạy học còn thiếu về số lượng, chất lượng chưa đảm bảo, không đồng bộ về cơ cấu, một số thiết bị đã cũ, hỏng, nguồn kinh phí do nhà nước cấp để mua sắm, sửa chữa, nâng cấp thiết bị dạy học (nhất là thiết bị hiện đại) còn hạn chế. Bên cạnh đó việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học hiện có của các trường còn nhiều hạn chế về nhận thức của cán bộ giáo viên, về vai trò và ý nghĩa của thiết bị dạy học trong quá trình đổi mới. Những khó khăn và bất cập của thiết bị dạy học mâu thuẫn với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, với nguyện vọng của giáo viên và học sinh. Có thiết bị dạy học phù hợp để nâng cao chất lượng dạy học và nắm bắt kiến thức một cách trực quan sinh động, rèn luyện kỹ năng thực hành. Đây là cơ sở thực tiễn để tìm ra các biện pháp quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới và mục tiêu giáo dục. Công tác quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay, người cán bộ quản lý không chỉ nắm vững pháp luật mà còn phải có các kỹ năng quản lý. Một số tồn tại trong việc quản lý, sử dụng TBDH ở trường THPT Hà Huy Tập trong thời gian qua tuy đã được quan tâm, đầu tư nhưng hiệu quả đem lại chưa thực sự cao. Thiết bị, đồ dùng dạy học tuy được bảo quản khá tốt nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao, chưa thu hút được giáo viên mượn và học sinh thực hành vớiTBDH. Nhân viên thiết bị của nhóm bộ môn là giáo viên giảng dạy kiêm nhiệm, nhiệt tình với công việc nhưng nghiệp vụ, kỹ năng còn rất nhiều hạn chế. Làm thế nào để nâng cao nhận thức, kỹ năng quản lý và sử dụng thiết bị 14
- cho giáo viên, nghiệp vụ của nhân viên thiết bị… luôn là một câu hỏi day dứt, trăn trở. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học mà Đảng và nhà nước đang đề ra yêu cầu nhà trường phải xây dựng hệ thống CSVC cần thiết, TBDH đảm bảo. 2. Thực trạng công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học môn Giáo dục quốc phòng – an ninh tại trường THPT Hà Huy Tập. 2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường và một số thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học môn Giáo dục quốc phòng – an ninh. 2.1.1. Đặc điểm tình hình nhà trường Trương THPT ̀ Hà Huy Tập toa lac tai ̣ ̣ ̣ phường Lê Lợi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Có một sự trùng hợp rất thú vị và rất đỗi tự hào là ngày kỉ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày hội quốc phòng toàn dân cũng là ngày thành lập mái trường mang tên cố Tổng bí thư Hà Huy Tập. Cách đây đúng 47 năm, ngày 22/12/1975, từ sau khói lửa chiến tranh, nhân dân thành phố Vinh vui mừng, phấn khởi khi con em mình được đến một địa chỉ giáo dục mới là trường Cấp 3 vừa học vừa làm Vinh tiền nhân của mái trường THPT Hà Huy Tập. Từ ngôi trường tranh tre nứa mét chỉ có 4 lớp với 200 học sinh, cán bộ giáo viên chỉ có 8 người. Đến nay, ngôi trường được xây dựng khang trang, hiện đại, có 42 lớp với gần 1900 học sinh và 101 cán bộ giáo viên. Cùng với sự phát triển và ổn định về quy mô, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Ban giám hiệu qua các thời kì đều đặt nhiệm vụ nâng cao chất lượng dạy học lên hàng đầu. Trong năm học 20212022 trường có 70 cán bộ giáo viên trình độ thạc sỹ, có 60 giáo viên từng đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh. Và chính các thầy cô đã chắp cánh cho học sinh vươn tới ước mơ. Các thầy cô ở trường THPT Hà Huy Tập đã xây dựng một chương trình giáo dục của nhà trường hiện đại, chú trọng nhiều hơn vào giáo dục kĩ năng để đào tạo nên những công dân phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực theo đúng tinh thần Nghị quyết 29. Chúng ta có thể tự hào khi những nỗ lực suốt hơn 47 năm qua được các cấp, các ngành ghi nhận, ngợi khen. Và tự hào hơn, mái trường THPT Hà Huy Tập thực sự là địa chỉ được yêu mến, được tin tưởng của học sinh, phụ huynh thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. a. Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên Bảng 1: Tình hình đội ngũ CBQL, GV, nhân viên nhà trường Bả Tạ Hiệu Phó hiệu Giáo Kế Văn Thư, Thiết Y o p trưởng trưởng viên toán Thủ quỹ bị tế vệ vụ Biên 01 03 91 01 02 02 01 chế 15
- Hợp 03 01 đồng TC 01 03 91 01 02 02 02 03 01 Bảng 2: Số lượng giáo viên thuộc các bộ môn MÔN SỐ GIÁO VIÊN Văn 18 Sử 04 Địa 04 GDCD 03 Toán 21 Lý 12 Hoá 07 Sinh 05 Tin 04 Anh 12 Thể dục 05 Quốc phòng 03 Công nghệ 01 b. Tình hình học sinh Bảng 3: Tổng số học sinh và số lớp năm học 20212022 Khối Số lớp Số học sinh 10 15 680 11 14 635 12 13 585 Tổng 42 1900 Đa số học sinh có ý thức học tập tốt, rèn luyện tốt và được thể hiện qua kết quả hai mặt giáo dục từ năm học 2017 2018 đến năm học 2020 – 2021 dưới đây: 16
- Bảng 4: Kết quả xếp loại học lực từ năm học 2017 2018 đến năm học 2020 2021 Năm Năm Năm 2019 Xếp 2017 2018 – Năm 2020 – 2021 – 2020 loại 2018 2019 HS TL(%) HS TL(%) HS TL(%) HS TL(%) Giỏi 585 37 590 35 700 39 710 37 Khá 965 60 985 58 1100 61 1115 59 Tr. Bình 50 3 125 7 90 5 75 4 Yếu 0 0 0 0 0 0 0 0 Kém 0 HS 0 0 0 0 0 0 0 Bảng 5: Kết quả xếp loại hạnh kiểm từ năm học 20172018 đến năm học 2020 2021 Năm Năm Năm Xếp 2017 2018 – 2019 – Năm 2020 – 2021 loại 2018 2019 2020 HS TL(%) HS TL(%) HS TL(%) HS TL(%) Tốt 1400 87,5 1500 88,2 1620 90 1670 88,3 Khá 155 9,7 150 8,8 150 8,3 175 9,3 T.bình 45 2,8 50 3 30 1.7 45 2,4 Yếu 0 0 0 0 0 0 0 0 c. Tình trạng về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường * Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chung của nhà trường Diện tích trường: 20.000 m2 Phòng học: Có trên 45 phòng có đủ bàn ghế, bảng, tivi, máy chiếu, ánh sáng, quạt phục vụ cho dạy và học 1 ca. Phòng làm việc Hiệu vụ, phòng họp hội đồng... Phòng nghe, nhìn: 02 phòng Phòng thiết bị dạy học,thí nghiệm: 03phòng Thư viện: 01 phòng Phòng máy tính: 02 phòng 17
- Phòng kho thiết bị dạy học môn Quốc phòng: 01phòng Phòng kho thiết bị dạy học môn Thể dục: 01phòng Phòng sinh hoạt nhóm chuyên môn: 08 phòng Sân học thực hành Thể dục – Quốc phòng * Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được cung cấp và mua sắm phục vụ cho công tác giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng – an ninh tại trường THPT Hà Huy Tập hiện nay: Đơn Số TT Tên thiết bị Ghi chú vị tính lượng 1 Tài liệu 1.1 Sách giáo viên GDQP lớp 10,11,12 Quyển 3 2 Tranh in 2.1 Bộ tranh dùng cho lớp 10 Bộ 02 2.2 Bộ tranh dùng cho lớp 11 Bộ 02 2.3 Bộ tranh dùng cho lớp 12 Bộ 02 3 Các loại súng 3.1 Súng tiểu liên AK47 luyện tập Khẩu 100 Súng trường CKC hoán cải Có mã số của 3.2 Khẩu 10 từng khẩu súng(Lưu sổ) Súng tiểu liên AK hoán cải Có mã số của 3.3 Khẩu 10 từng khẩu súng(Lưu sổ) 4 Máy bắn tập 4.1 Máy bắn MBT03 Bộ 01 Súng kết hợp với máy bắn tập Có mã số của 4.2 MBT Khẩu 02 từng khẩu súng ( Lưu sổ) 5 Lựu đạn 5.1 Mô hình lựu đạn cắt bổ Quả 30 5.2 Mô hình lựu đạn luyện tập Quả 130 18
- 6 Thiết bị khác 6.1 Bia ngắm bắn số 4 Cái 04 Mô hình đương đạn trong không 6.2 Cái 05 khí 6.3 Bệ tỳ, bao cát Cái 08 6.4 Kính kiểm tra ngắm Cái 32 6.5 Nẹp tranh Cái 30 6.7 Dụng cụ băng bó ( nẹp gỗ, tre) Cái 40 6.8 Tủ đựng súng và đựng thiết bị Cái 05 6.9 Khóa tủ súng AK và CKC Cái 12 6.10 Cáng cứu thương Cái 01 2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học môn Giáo dục quốc phòng – an ninh tại trường THPT Hà Huy Tập. a. Những thuận lợi * Về phía nhà trường Trong những năm vừa qua trường THPT Hà Huy Tập được cấp trên đầu tư về cơ sở vật chất như phòng nghe Ngoại ngữ, phòng Tin học, nhà đa chức năng, đặc biệt hơn là được cung cấp những thiết bị quân sự phục vụ cho dạy học môn Giáo dục quốc phòng an ninh: như súng trường CKC hoán cải; súng tiểu liên AK hoán cải; máy bắn tập MBT03, lựu đạn...các cơ sở vật chất được nâng cao hơn so với những năm trước. Bên cạnh đó được sự quan tâm của BGH trường đối với công tác thiết bị, hàng năm trường đã trích kinh phí để đầu tư mua sắm các thiết bị còn thiếu đối với môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh, phòng kho được bố trí liền kề với khu vực bảo vệ an toàn đảm bảo và rất thuận tiện cho việc mượn trả các thiết bị phục vụ cho dạy học các bài lý thuyết và thực hành. Có 1 phòng kho quốc phòng có diện tích là 40m2. Thiết bị hàng năm được bổ sung khá đầy đủ, đồng bộ, có chất lượng khá tốt có thể đảm bảo cho các bài sử dụng trang thiết bị không bị gián đoạn. Các thiết bị này được bảo quản an toàn, đúng quy định. * Về phía giáo viên Nhóm Giáo dục quốc phòng an ninh của trường THPT Hà Huy Tập gồm ba thầy cô giáo, trong đó có hai giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành cử nhân sư phạm Giáo dục quốc phòng – an ninh. Đây là một yếu tố quan trọng để 19
- nâng cao chất lượng giảng dạy, kết quả học tập. Vì thực tế hiện nay các trường THPT trên địa bàn Tỉnh, giáo viên đảm nhiệm giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng – an ninh đang là các giáo viên không được đào tạo đúng chuyên ngành kiêm nhiệm, được đào tào ngắn hạn, nên chất lượng giảng dạy còn nhiều hạn chế. Phần lớn các giáo viên trong nhóm đều có ý thức cao trong việc sử dụng các thiết bị dạy học, có sự chuẩn bị và đầu tư, nghiên cứu kỹ các nội dung trước khi lên lớp với các tiết phải sử dụng thiết bị dạy học. Giáo viên bộ môn được tập huấn thường xuyên về công tác chuyên môn và cách sử dụng thiết bị dạy học; nhiều giáo viên tự học tự trao đổi kiến thức về thiết bị dạy học nên sử dụng rất thành thạo thiết bị dạy học phục vụ cho bài giảng, tạo sự hứng thú học tập cho học sinh. Các tiết học có sử dụng thiết bị dạy học được giáo viên triển khai thực hiện, đảm bảo nội dung giảng dạy. Bên cạnh việc sử dụng các thiết bị sẵn có, một số giáo viên còn đầu tư nghiên cứu để cải tiến, chế tạo các loại đồ dùng dạy học để phù hợp với điều kiện nhà trường hoặc còn tự tạo ra những đồ dùng dạy học rất sáng tạo, tự làm những loại vật chất mà trong danh mục thiết bị dạy học không có. * Về phía học sinh Đa phần học sinh đều rất say mê, hứng thú khi được tiếp xúc với các thiết bị dạy học môn Giáo dục quốc phòng – an ninh. Vì khi được tiếp xúc trực tiếp với trang thiết bị, vật chất, vũ khí sẽ giúp cho các em ngoài việc khắc sâu kiến thức bài giảng còn giúp cho các em rút ra nhiều bài học bổ ích khác nữa. Đặc biệt hơn khi được học các tiết thực hành ngoài thao trường bãi tập, học sinh rất hào hứng vì được học các các trang thiết bị, vật chất vũ khí thực tế sẽ giúp các em được làm quen với vũ khí trang bị, hình thành ý thức bảo vệ tổ quốc, ngoài ra còn khơi dậy cho học sinh niềm đam mê khám phá khoa học. Chính vì điều đó trường THPT Hà Huy Tập hàng năm đều đã tổ chức các đợt hội thao GDQPAN cấp trường, thu hút đông đảo học sinh toàn trường tham gia và ngoài ra tuyển chọn bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về Quốc phòng, an ninh tham gia hội thi hội thao Giáo dục quốc phòng – an ninh các trường THPT cấp Tỉnh do sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Và các em đã đạt nhiều thành tích cao trong đợt hội thao. b. Những khó khăn * Về phía nhà trường Thiết bị dạy học của nhà trường đã được trang bị nhưng một số thiết bị được cấp từ những năm trước đến nay đã kém chất lượng. Một số thiết bị còn thiếu so với danh mục thiết bị tối thiểu của môn học. Có những thiết bị được cấp có hạn sử dụng ngắn. Nguồn kinh phí dành cho mua sắm, bổ sung thiết bị dạy học còn hạn hẹp tuy nhiên nhà trường đã cố gắng khắc phục và tiến hành xây dựng để đặt phòng kho quốc phòng vào một vị trí an toàn, đảm bảo đúng theo yêu cầu. Có những thiết bị do tính đặc thù nên tìm mua một số bộ phận là 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 279 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 45 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp tính khoảng cách trong hình học không gian lớp 11
35 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả daỵ - học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh qua tiết 07 - bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia
45 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 29 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn