Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh những học sinh có hoàn cảnh khó khăn vào học tại trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương
lượt xem 0
download
Đề tài "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh những học sinh có hoàn cảnh khó khăn vào học tại trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương" nghiên cứu các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả những biện pháp tư vấn, tuyển sinh những học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến học tập tại Trung tâm GDNN- GDTX Tương Dương. Từ đó nhằm thu hút học sinh, giữ sĩ số học sinh, nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh những học sinh có hoàn cảnh khó khăn vào học tại trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Thế kỷ XXI, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ. Cùng với đó là sự phát triển không ngừng với những tác động đa chiều của nền kinh tế thị trường. Trong những năm qua sự tác động tích cực của nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ. Song bên cạnh đó, những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường cũng dẫn đến những ảnh hưởng to lớn đối với xã hội Việt Nam, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng được đào sâu, một bộ phận không nhỏ người dân có đời sống khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa. Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Theo đó, trong sự phát triển và đổi mới giáo dục thì công tác giáo dục hướng nghiệp, hỗ trợ cho học sinh khó khăn được đến trường đang là một vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chú trọng đổi mới. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khănđược tham gia học tập tại các cơ sở giáo dục trên cả nước nói chung và ở huyện Tương Dương nói riêng hiện đã và đang nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, các nghành và nhiều tổ chức xã hội. Trong những năm qua đã có nhiều chính sách thu hút hỗ trợ các huyện nghèo của Chính phủ như: Chương trình 135, Nghị quyết 30A, Nghị định 116, Nghị định 81… Thế nhưng thực tế các em học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo ở vùng sâu vùng xa vẫn gặp rất nhiều khó khăn hoặc ít được theo học thêm lên ở bậc THPT hay các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp sau khi các em tốt nghiệp THCS. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là phần lớn học sinh ở vùng sâu, vùng xa đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn, đời sống kinh tế, tinh thần nghèo nàn, lạc hậu; điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện di chuyển, đi lại, đường sá xa xôi cũng là yếu tố tác động gây nên những khó khăn cho học sinh ở những vùng dân cư này. Đối với Trung tâm GDNN - GDTX Tương Dương, trong những năm qua cùng với sợ hỗ trợ của chính quyền địa phương các cấp, hoạt động giáo dục nói chung và giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn vào học tại Trung tâm GDNN-GDTX đã có nhiều chuyển biến tích cực, bước đầu đạt được những hiệu quả đáng khích lệ, qua đó giúp đỡ và tạo điều kiện cho nhiều học sinh nghèo khó khăn, yên tâm xác định đến Trung tâm học tập và rèn luyện. Qua đó tăng tỷ lệ người dân học hết bậc THPT, nâng cao dân trí, làm giảm các tệ nạn xã hội, các hủ tục lạc hậu như tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống…do nhận thức không đầy đủ, thiếu hiểu biết về luật pháp. 1
- Tuy vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả và sự đa dạng của các biện pháp hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến theo học tại Trung tâm, thì cần có nhiều giải pháp mang tính lâu dài, bền vững nhằm giúp đỡ nhiều hơn, chất lượng hơn. Do đó, nghiên cứu các giải pháp nhằm giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến học tại Trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm nghiên cứu và đưa ra các giải pháp cụ thể. Cùng với thực trạng vừa nêu và mong muốn đề xuất, áp dụng được các giải pháp hiệu quả nhằm hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến học tại Trung tâm GDNN - GDTX Tương Dương, trong năm học này chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh những học sinh có hoàn cảnh khó khăn vào học tại trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương” để làm sáng kiến kinh nghiệm. 2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả những biện pháp tư vấn, tuyển sinh những học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến học tập tại Trung tâm GDNN- GDTX Tương Dương.Từ đó nhằm thu hút học sinh, giữ sĩ số học sinh, nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Phạm vi ứng dụng: Những giải pháp của đề tài đưa ra có thể áp dụng tại Trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương, từ đó nhân rộng và áp dụng trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể tại các Trung tâm GDNN-GDTX ở các huyện trong cả tỉnh, đặc biệt là các Trung tâm GDNN – GDTX ở các huyện miền núi có nhiều học sinh dân tộc thiểu số, thuộc hộ nghèo và cận nghèo sống, học tập xa gia đình. 3. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng của những học sinh có hoàn cảnh khó khăn không tham gia học tại các cơ sở giáo dục nói chung và Trung tâm GDNN - GDTX Tương Dương nói riêng mà tham gia thị trường lao động khi chưa đủ tuổi. Đề tài đề xuất một số biện pháp nhằm tổ chức các hoạt động tư vấn, tuyển sinh những học sinh có hoàn cảnh khó khăn tham gia học tập tại trung tâm GDNN- GDTX Tương Dương, từ đó định hướng cho các em lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai, góp phần thực hiện thành công mục tiêu của nghành giáo dục. Với kết quả nghiên cứu, đề tài mong muốn chia sẻ kinh nghiệm và sáng kiến của chúng tôi đối với đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị và cách thức tổ chức các biện pháp tư vấn, tuyển sinh những học sinh có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội tham gia học tập rèn luyện tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Tương Dương. Đồng thời, với mong muốn các biện pháp tư vấn, tuyển sinh những học sinh có hoàn cảnh khó khăn ngày càng được quan tâm tại Trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương và được nhân rộng ở nhiều đơn vị khác, từ đó giúp các học sinh có 2
- hoàn cảnh khó khăn có cơ hội tham gia học tập, rèn luyện phát triển để trở thành công dân có ích cho xã hội. 4. Tính mới của đề tài Đối với các huyện miền núi nói chung và huyện Tương Dương nói riêng, học sinh tốt nghiệp THCS thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, khi tham gia học tại các trường THPT chi phí gia đình chu cấp cho các em để trang trải thuê phòng trọ, ăn ở, các khoản đóng góp học tập là không đủ, mặc dù các em đã được hưởng chế độ hỗ trợ học tập theo nghị định 81. Bên cạnh khó khăn về kinh tế đối tượng học sinh này lại có học lực yếu luôn có tư tưởng không muốn học tiếp, chỉ muốn đi làm kiếm thêm thu nhập càng nhanh càng tốt. Tổ chức tư vấn làm thay đổi tư tưởng từ già làng, trưởng bản, người có uy tín trong bản làng, phụ huynh và học sinh, tìm kiếm các giải pháp mang tính đặc thù của Trung tâm để hỗ trợ về cả vật chất lẫn tinh thần để những học sinh có hoàn cảnh khó khăn tham gia học tập tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Tương Dương là những nội dung trọng tâm mà đề tài đề cập tới. Trong bối cảnh hiện nay các Trung tâm GDNN-GDTX ở các huyện miền núi đang gặp nhiều khó khăn vì số lượng người học đến với Trung tâm GDNN - GDTX ngày càng giảm sút. Nhiều lý do khách quan như nhận thức của người dân về GDTX chưa đúng, nhu cầu của người học giảm, hệ thống các trường nghề đa dạng phong phú, có nhiều hình thức hỗ trợ thu hút người học… Trước tình hình đó Trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương đã tìm cho mình một hướng đi mới đó là tìm các biện pháp tư vấn, tuyển sinh những học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến học tập và rèn luyện tại Trung tâm, đó cũng là lần đầu mà các trung tâm khác chưa làm được. Qua 2 năm tổ chức các biện pháp tư vấn, tuyển sinh những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, Trung tâm đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Đồng thời đề tài cũng dựa trên việc rút kinh nghiệm và áp dụng các giải pháp trong 2 năm (Từ năm học 2022-2023 đến năm học 2023-2024) tại Trung tâm GDNN - GDTX Tương Dương. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý thuyết 1.1. Vai trò của Giáo dục và Đào tạo đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Chủ trương, đường lối của Đảng về công tác dân tộc nói chung và về phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi nói riêng từ thời kỳ đổi mới đến nay được thể hiện rõ qua văn kiện các kỳ Đại hội và chỉ thị, nghị quyết chuyên đề của Đảng; mang tính toàn diện, đồng thời được sửa đổi, bổ sung cụ thể trong từng nhiệm kỳ, từng giai đoạn, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội. Nội dung cơ bản thống nhất trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khoá IX là: “Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công 3
- nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc. Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh - quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất. Trải qua mỗi kỳ Đại hội, trên cơ sở những thành tựu lý luận và thực tiễn đã đạt được, các văn kiện của Đảng về giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) ngày càng chú trọng hơn tới tính vùng miền trong đề xuất chủ trương, bám sát thực tiễn phát triển giáo dục nhằm đề ra các quyết sách phù hợp, bảo đảm hiệu quả, khả thi trong quá trình triển khai. Nghị quyết số 29-NQ/TWngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã khẳng định: “Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách...”. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng thêm một bước cụ thể hoá sâu sắc hơn: “Đảm bảo các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển. Huy động phân bổ, sử dụng, quản lý hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển, tạo sự chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hoá, xã hội ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng tính đặc thù của từng vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc... Nghiêm trị mọi âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. Đối với phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Văn kiện Đại hội XIII nhấn mạnh: “Quan tâm thích đáng đến phát triển giáo dục ở miền núi, vùng cao, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”; “có chính sách đầu tư đặc thù cho vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”. Các bộ, ngành Trung ương đã tham mưu Chính phủ ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác GD-ĐT đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên nhiều phương diện khác nhau. Đồng thời, thường xuyên rà soát, điều chỉnh, sửa đổi các chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. Cụ thể như: chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục vùng DTTS và miền núi; chính sách đối với học sinh, sinh viên; chính sách đầu tư, hỗ trợ về cơ sở vật chất; chính sách phát triển hệ thống trường chuyên biệt; chính sách cử tuyển và phát triển nguồn nhân lực; chính sách về dạy tiếng, chữ DTTS; chính sách về công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và xây dựng xã hội học tập… 4
- 1.2. Những biểu hiện tâm lý nổi bật của những học sinh có hoàn cảnh khó khăn 1.2.1. Các em dễ bị tổn thương và luôn có sự mặc cảm, tự ti Trong tương tác với người lớn, và bạn bè, thiếu niên có xu hướng cường điệu hoá các tác động của người lớn, bạn bè trong ứng xử hằng ngày. Các em thường suy diễn, thổi phồng, cường điệu hoá quá mức tầm quan trọng của các tác động đó, đặc biệt là các tác động liên quan đến danh dự và lòng tự trọng của các em. Vì vậy, chỉ cần một sự tác động của người lớn hoặc bạn bè làm tổn thương chút ít đến các em thì trẻ thiếu niên coi đó là sự xúc phạm lớn, sự tổn thất tâm hồn nghiêm trọng, từ đó dẫn đến các phản ứng tiêu cực với cường độ mạnh. Một trong những biểu hiện tâm lý của những học sinh có hoàn cảnh khó khăn khi ở vị thành niên đó là sự mặc cảm và tự ti. Đặc biệt đối với những học sinh là người DTTS được các em thể hiện ra rất rõ ràng. Những học sinh có hoàn cảnh khó khăn có thể do điều kiện kinh tế, học lực yếu hay vì những khiếm khuyết của bản thân, các em luôn có sự mặc cảm với những người xung quanh, các em luôn tìm cách tránh xa mọi người, sợ bị người khác nhìn thấy khuyết điểm của mình, sợ bị nhận xét đánh giá, bàn tán về những khuyết điểm khó khăn đó. Vì vậy các em không muốn tham gia các hoạt động tập thể, tránh những nơi đông người, nhiều em rơi vào bế tắc, tự thu mình, tự kỷ, chán nản, học tập giảm sút và nhiều em đã quyết định bỏ học tìm kiếm việc làm kiếm thêm thu nhập với mong muốn thay đổi bản thân để chứng minh năng lực bản thân với mọi người. 1.2.2. Hoài nghi, thiếu tin tưởng Trong quan hệ với người lớn, ở tuổi thiếu niên thường xuất hiện nhiều mâu thuẫn. Trước hết là mâu thuẫn trong nhận thức và nhu cầu của đối tương HS THCS. Do sự phát triển mạnh về thể chất và tâm lý nên trong quan hệ với người lớn, thiếu niên có nhu cầu thoát ly khỏi sự giám sát của người lớn, muốn độc lập. Vì vậy khi các em đã dần dần không còn muốn giao tiếp với bạn bè, người trong làng, trong bản, không muốn sống loanh quanh luẩn quẩn ở xó nhà, ở bản, bắt đầu hình thành suy nghĩ phải thay đổi cuộc sống, môi trường sống, điều kiện sống. Các em bắt đầu tìm hiểu làm quen những bạn, người lớn ở những nơi khác không ai biết đến hoàn cảnh khó khăn của bản thân mình. Khi các em biết, tiếp xúc với các người lớn như cô chú, anh chị đi làm ăn xa về nhìn thấy có thu nhập, mua sắm được điện thoại, xe máy, quần áo thời trang…rồi được nghe kể về các mối quan hệ bên ngoài, được đi đây đi đó các em cảm thấy ngưỡng mộ, đã tin tưởng những người nay mà bắt đầu hoài nghi, thiếu tin tưởng vào những gì mà thầy cô tư vấn, giảng dạy, khuyên bảo. Bởi những người đó không học hành những vẫn đi làm được và có thu nhập từ đó các em bắt đầu hình thành suy nghĩ bỏ học để đi làm kiếm tiền mặc dù chưa đủ tuổi. 5
- 1.2.3. Các em ôm ấp giấc mơ thay đổi số phận Các em ở tuổi thiếu niên có khát vọng được độc lập, mong muốn được khẳng định, không thích sự quan tâm, can thiệp của người lớn, không thích có sự kiểm tra, sự giám sát chặt chẽ của người lớn trong cuộc sống và trong học tập. Nếu được thoả mãn, thiếu niên sung sướng, hài lòng. Ngược lại, nếu khát vọng không được thoả mãn, sẽ nảy sinh ở các em nhiều phản ứng mạnh mẽ (do người lớn ngăn cản hoặc không tạo điều kiện để các em thoả mãn, dẫn tới quan hệ không ổn giữa thiếu niên với người lớn, tạo nên “xung đột" trong quan hệ giữa các em với người lớn). HS THCS có thể không nghe lời, cãi lại người lớn, bảo vệ quan điểm riêng bằng lời nói, việc làm, chống đối người lớn hoặc bỏ nhà ra đi... Bên cạnh đó xã hội càng ngày càng phát triển kéo theo đó là nhu cầu về cuộc sống sinh hoạt ngày càng cao. Thông qua mạng xã hội đã tác động tiêu cực tới nhận thức của các em dẫn tới lối sống buông thả, đua đòi, thích hưởng thụ tạo ra những hiện tượng lệch lạc trong suy nghĩ. Từ đó hình thành giấc mơ thay đổi cuộc sống để bằng bạn bè, hay những hình tượng trên mạng xã hội càng nhanh càng tốt. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến 2.1. Cơ sở thực tiễn Từ thực tế thực hiện công tác tư vấn, phân luồng tuyển sinh, chúng tôi nhận thấy tình trạng học sinh không tham gia học THPT, học nghề sau khi tốt nghiệp THCS đang còn nhiều. Nguyên nhân chính là do hoàn cảnh gia đình khó khăn, các em không tự mình vươn lên khi không có sự hỗ trợ về kinh tế để theo đuổi học hành. Bên canh đó Trung tâm GDNN – GDTX cũng chưa tìm được những giải pháp hỗ trợ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn vào học. Về phía giáo viên: Việc tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh, mong muốn của học sinh đã được thực hiện nhưng còn chưa thường xuyên và chưa đồng đều, mới chỉ dừng lại ở hình thức, chưa đi sâu vào thực chất nhằm giúp các em bằng những giải pháp cụ thể, lâu dài để các em theo học được 3 năm cấp THPT. Sự nhiệt tình, tâm huyết, năng nổ ở một vài giáo viên vẫn còn hạn chế. Mặc dù đã có giáo viên thực hiện việc nhờ cơ quan báo chí, các nhà hảo tâm ủng hộ bằng vật chất hỗ trợ chi phí sinh hoạt hàng ngày cho các em. Nhưng cách thức tổ chức còn nhỏ lẻ, manh mún và tạm thời nên việc các em có hoàn cảnh khó khăn duy trì theo học chưa đạt được như mong muốn. Về phía học sinh: Học sinh ở Trung tâm chủ yếu là học sinh DTTS, điều kiện kinh tế còn rất khó khăn, kĩ năng sống hạn chế. Ý thức học tập chưa cao, đi học xa nhà lại không nhận được sự quan tâm động viên từ gia đình. Vì thế, ra ở trọ theo học các em phụ thuộc vào sự hỗ trợ, giúp đỡ từ Trung tâm và giáo viên. Các giải pháp hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn vào học tại Trung tâm GDNN-GDTX là việc làm thiết thực và ý nghĩa. Thể hiện tính chất thực tiễn cao, 6
- từ những biện pháp được đề cập giáo viên sẽ giúp học sinh có nghị lực, có niềm tin, có chỗ dựa để theo học hết chương trình GDTX cấp THPT và học nghề. Không chỉ thế còn hình thành được những quan điểm đúng đắn, hành động cụ thể phù hợp với xu thế phát triển của đất nước ở hiện tại và trong tương lai. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải thay đổi, tư tưởng suy nghĩ để sau mỗi khoá học, học sinh không chỉ có học văn hóa, học nghề mà còn phải phát triển được năng lực bản thân, biết quý trọng những người đã giúp đỡ mình trưởng thành, biết sống nhân ái, biết yêu thương, che chở, đùm bọc lẫn nhau. Từ đó trở thành những công dân có ích cho xã hội. 2.2. Đặc điểm tình hình chung của địa phương Tương Dương là huyện miền núi cao, nằm về phía Tây của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh khoảng 200km; cách cửa khẩu Nậm Cắn khoảng 90km; có diện tích tự nhiên 280.778,18 ha, chiếm 17% diện tích tự nhiên tỉnh Nghệ An; có 4 xã tiếp giáp nước CHDCND Lào với tổng chiều dài đường biên giới là 61 km. Có toạ độ địa lý từ 180 58’ đến 190 39’ vĩ độ Bắc và 1040 03’ đến 1040 55’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp CHDCND Lào, phía Nam giáp CHDCND Lào và huyện Con Cuông, phía Tây giáp huyện Kỳ Sơn, phía Đông giáp huyện Quế Phong, Quỳ Châu. Là một trong 3 huyện nghèo của tỉnh theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ. Tương Dương có tổng số dân là 77.240 người, gồm 6 dân tộc chủ yếu là: Thái: 53.645 người; Mông: 3.833 người; Poọng: 865 người; Ơ Đu: 351 người; Kinh: 7.762 người; Khơmú: 10.584 người; dân tộc khác (Hoa, Vân Kiều, Đan Lai, Lào): 200 người (Theo số liệu thống kê của Phòng Dân tộc huyện tháng 12/2022). Dân cư phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở dọc đường quốc lộ 7A, đặc biệt là thị trấn Thạch Giám. Mật độ dân số trung bình là 27 người/km². Trình độ dân trí không cao. Với đặc điểm tình hình nêu trên, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hôm nay, huyện Tương Dương có những thuận lợi và khó khăn sau: Thuận lợi: Huyện được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước; được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ngànhcấp tỉnh. Trong những năm qua huyện đã được các đồng chí lãnh đạo chủ trì của Tỉnh ủy, UBND tỉnh nhiều lần về thăm và làm việc, giúp huyện tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc. Các cấp ủy đảng và hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở đoàn kết, đồng thuận, tin tưởng vào sự đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, đã tạo đà thuận lợi căn bản để thực hiện những kế hoạch, mục tiêu và nhiệm vụ mà trong Đại Hội Huyện Đảng bộ lần thứ XXVII đề ra. Khó khăn: Địa bàn của huyện rộng, nhiều khu vực xa xôi, cách trở, giao thông đi lại, thông tin liên lạc, nhất là vào mùa mưa lũ rất khó khăn (từ trung tâm huyện vào trung tâm xã xa nhất 130 km). Do vậy, công tác lãnh đạo, chỉ đạo cơ sở thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nói 7
- chung và thực hiện hiện Chỉ thị số 10 và Hướng dẫn số 09 của Trung ương nói riêng bị ảnh hưởng nhất định như chưa sâu sát, kịp thời trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Đội ngũ cán bộ, đảng viên của huyện tuy đã có nhiều tiến bộ so với trước đây, nhưng còn nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại vào cấp trên; phong cách, lề lối và phương pháp làm việc còn hạn chế, thụ động, chậm trễ, thiếu sáng tạo trong việc vận dụng, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết của các cấp. Đối với học sinh học có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Tương Dương đa số là con em DTTS kinh tế gia đình khó khăn đa số là hộ nghèo, hộ cận nghèo; học sinh cấp THCS là lao động chính trong gia đình, nên các em phải đi làm để phụ giúp gia đình, phụ huynh chủ yếu làm nương rãy, gánh nặng mưu sinh và cơm áo gạo tiền hàng ngày khiến họ không dành sự quan tâm lớn cho tạo điều kiện để con em đi học, nâng cao học vấn, nâng cao tay nghề. Các làng, bản có học sinh có hoàn cảnh khó khăn cư trú thường xa trung tâm huyện, để ra học tại các trường THPT cần phải có tiền thuê nhà trọ để ở, mua sắm các vật dụng hằng ngày, tiền ăn hàng tháng, sinh hoạt phí, các khoản đóng góp khác…Mặc dù đã có các chính sách hỗ trợ của nhà nước nhưng chưa đủ do đó nhiều gia đình không đủ điều kiện để chu cấp cho các em tiếp tục theo học ở các trường THPT. Trình độ dân trí thấp, còn nhiều người không biết chữ, không có khả năng tiếp cận các thông tin, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước để từng bước cải thiện cuộc sống vật chất, tinh thần, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân và gia đình, dân cư sinh sống trên địa bàn còn thưa thớt bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều phong tục lạc hậu như tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống… 2.3. Thực trạng công tác tổ chức các biện pháp tư vấn, tuyển sinh những học sinh khó khăn đến học tập tại Trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương Trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương là đơn vị giáo dục đóng trên địa bàn thị trấn Thạch Giám, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Từ khi thành lập cho đến nay, Trung tâm thường xuyên nhận được sự quan tâm của địa phương, sự nhiệt tình của Ban đại diện Cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục học sinh. Đơn vị có tập thể giáo viên đoàn kết nhất trí, có tinh thần trách nhiệm cao, 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ nghiệp vụ. Các tổ chức đoàn thể trong Trung tâm hoạt động đồng đều và có sự đoàn kết thống nhất cao trong lãnh đạo, chỉ đạo. Chi bộ trung tâm lãnh đạo toàn diện, quan tâm chỉ đạo chặt chẽ mọi phong trào hoạt động của Trung tâm. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học được các cấp quan tâm và bổ sung hàng năm tạo điều kiện cho việc dạy và học. Để nâng cao hiệu quả các biện pháp tư vấn, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn vào học tại Trung tâm GDNN-GDTX, quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã tiến hành thống kê, tìm hiểu thực trạng học sinh tốt nghiệp THCS không tiếp tục đi học THPT hoặc học nghề mà đi làm cụ thể như sau: 8
- Năm học Tổng số HS Tổng số HS tốt nghiệp Số HS có hoàn cảnh tốt nghiệp THCS không học tiếp khó khăn không học THCS tiếp 2019 - 2020 1087 124 tỷ lệ 11,4% 119 tỷ lệ 96% 2020-2021 1098 131 tỷ lệ 11,9% 122 tỷ lệ 93,1% 2021 - 2022 1076 57 tỷ lệ 5,2% 48 tỷ lệ 8,5% 2022 - 2023 1061 39 tỷ lệ 3,6% 32 tỷ lệ 8,2% Bảng 1: Số lượng HS sau tốt nghiệp THCS bỏ học đi làm và HS có hoàn cảnh khó khăn bỏ học đi làm trên địa bàn huyện Tương Dương. Nhìn vào kết quả khảo sát ở Bảng 1chúng ta nhận thấy rằng từ năm học 2019 – 2020 đến năm học 2022 – 2023 tỷ lệ HS sau khi tốt nghiệp THCS không tham gia học tiếp tại các trường THPT, Trung tâm GDNN-GDTX hay các trường nghề giảm từ 11,4% xuồng 3,6%. Số HS có hoàn cảnh khó khăn bỏ học trong các năm học đang còn rất nhiều, đều luôn chiếm trên 82% trong tổng số học sinh bỏ học. Từ kết quả đó chúng ta thấy rằng việc nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiểu quả trong công tác tư vấn, phân luồng tuyển sinh những học sinh có hoàn cảnh khó khăn vào học tại Trung tâm GDNN – GDTX là rất cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn huyện Tương Dương. 2.4. Những thuận lợi và khó khăn của Trung tâm 2.4.1. Thuận lợi Trung tâm luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo của Sở GD& ĐT Nghệ An, của lãnh đạo Huyện Tương Dương. Trung tâm nhận được sự ủng hộ tạo điều kiện của Phòng Giáo dục huyện Tương Dương, UBND các xã, thị trấn và đặc biệt là các trường THCS trong công tác tư vấn tuyên truyền, phân luồng tuyển sinh. Đội ngũ cán bộ giáo viên luôn có sự đồng lòng, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu hết mình vì sự phát triển chung của Trung tâm. Luôn thích ứng với các đổi mới của giáo dục, thích ứng với điều kiện, hoàn cảnh mới của trung tâm. Đặc biệt trong các hoạt động tư vấn tuyên truyền, phân luồng tuyển sinh. Công tác tuyển sinh, quản lý học sinh KTX luôn được giáo viên tự giác, tự nguyện. Giáo viên có tinh thần, trách nhiệm trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nơi ăn ở, học tập của học sinh. Cán bộ giáo viên nhiệt tình, sáng tạo, yêu thương học sinh. Mỗi tối một giáo viên trực KTX đến 22 giờ đêm học sinh đi ngủ thầy cô mới nghỉ. Giáo viên vừa chủ nhiệm lớp đồng thời là cán bộ tuyển sinh và cũng là thủ quỹ nhà bếp, đầu bếp, phục vụ, quản sinh… Vậy nên trong 2 năm trở lại đây, Trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương đã trở thành địa chỉ tin cậy để phụ huynh tin tưởng gửi con theo học. 9
- Các em học sinh tại Trung tâm đều ngoan ngoãn, lễ phép và luôn vâng lời thầy cô giáo. Có ý thức học tập, đồ dùng học tập, sách giáo khoa, vở ghi được TT hỗ trợ đầy đủ. Học sinh học tại trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương đa số là con em DTTS, có học lực yếu, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Vào học tại trung tâm các em không phải học bắt buộc Tiếng Anh, không phải thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn ngoại ngữ. Các em chỉ học 07 môn chính: Toán, Văn, Lý, Hóa, Sử, Địa, Sinh và thi tốt nghiệp đa số 04 môn: Văn, Toán, Sử, Địa. Vì thế chương trình học nhẹ hơn, áp lực thấp hơn, có thời gian để đầu tư các môn thi tốt nghiệp. Đây là điểm thuận lợi trong quá trình tuyển sinh của trung tâm. Học tại trung tâm các em được đăng ký học thêm chương trình trung cấp nghề miễn học phí và có chế độ hỗ trợ học nghề cho học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo. Sau khi tốt nghiệp các em sẽ có hai bằng: THPT và trung cấp nghề. Học sinh được ở miễn phí KTX, khu nhà ăn hiện đại phục vụ ăn uống sinh hoạt hàng ngày, trung tâm miễn tiền điện, nước cho học sinh. Thực phẩm hàng ngày phục vụ cho việc nấu ăn được giáo viên lựa chọn đảm bảo an toàn vệ sinh, an toàn thực phẩm. 2.4.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi trên, khi thực hiện công tác tư vấn tuyển sinh và đặc biệt là đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn trung tâm vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nguồn kinh phí để tổ chức hỗ trợ là tự túc và vận động qua báo chí, các đoàn thiện nguyện nên khó khăn và thiếu chủ động. Nhà nước không có quy định hỗ trợ kinh phí ăn ở cho học sinh trung tâm. Chủ yếu do trung tâm và giáo viên đóng góp để nuôi học sinh. Nếu số lượng học sinh ở nội trú tăng lên thì việc huy động kinh phí là rất khó khăn. Học sinh tại trung tâm không thuộc đối tượng được hưởng chế độ theo Nghị định 116/CP như các trường THPT trên địa bàn. Là con em DTTS, cùng học trên địa bàn huyện nhưng nếu học THPT các em sẽ được chi trả chế độ học tập, được cấp gạo hàng tháng. Nhưng học ở trung tâm thì không được hưởng. Để đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo viên luôn chọn thực phẩm tươi, sống, an toàn trên địa bàn. Vì thế giá thành thường cao hơn thực phẩm trên thị trường, trong lúc kinh phí hạn hẹp nên còn chi âm, lạm phát. Phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình mà ỉ lại cho nhà nước và phó thác cho thầy cô. Cả phụ huynh và học sinh đều chưa xác định được động cơ học tập, các em không hứng thú khi đến trường, đến lớp. Từ đó các em chán học rồi bỏ học. Hầu hết phụ huynh lo mưu sinh hàng ngày mà không quan tâm việc học tập và không quản lý con em mình, chưa tạo điều kiện cho việc học của con như: xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng kế hoạch học tập ở nhà, ủng hộ và phối hợp với trung tâm trong các hoạt động tổ chức giáo dục... 10
- Khó khăn trong công tác tuyển sinh: Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học lấy bằng THPT chưa được nhận thức một cách đúng mức trong một bộ phận phụ huynh và học sinh nên gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh. Đa số học xong lớp 9 là đi lao động ở các công ty, số còn lại học THPT và số ít là vào trung tâm. Mặc dù tốt nghiệp ở trung tâm thì bằng cũng giống THPT nhưng đa số phụ huynh vẫn cho rằng bằng tốt nghiệp bên THPT sẽ tốt hơn bằng tốt nghiệp tại trung tâm. Học sinh vào học tại trung tâm thường là học lực yếu nên ảnh hưởng đến chất lượng đại trà và mũi nhọn. Ý thức, tinh thần, trách nhiệm của một số học sinh trong quá trình tham gia các hoạt động mà giáo viên và nhà trường tổ chức còn yếu, các em còn ham chơi, quên nhiệm vụ. Kinh nghiệm, kỹ năng tổ chức các biện pháp hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó của một số giáo viên còn hạn chế. Giáo viên chưa dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, áp dụng biện pháp để tổ chức hoạt động này một cách hiệu quả. Cơ sở vật chất, dụng cụ phục vụ cho hoạt động giáo dục nói chung và hỗ trợ học sinh vượt khó học tập nói riêng chưa đồng bộ đôi khi còn thiếu nên dẫn đến hiệu quả chưa được như mong muốn. 3. Kết quả đạt được Ngay từ đầu năm học chúng tôi đã xây dựng kế hoạch nhằm tiến hành các giải pháp tổ chức hoạt động tư vấn tuyển sinh các học sinh có hoàn cảnh khó khăn vào học tại trung tâm. Chúng tôi cũng đã tiến hành một số hoạt động điều tra, khảo sát thực tế đối tượng là học sinh có hoàn cảnh khó khăn để có những căn cứ, số liệu cụ thể, từ đó sẽ có những giải pháp hay và cách làm hiệu quả hơn. Bước đầu tiến hành thực nghiệm sư phạm chúng tôi đã thu về được những kết quả như sau: - 100% học sinh khó khăn khi được tư vấn vào học tại trung tâm đã hiểu được chương trình học và biết được về việc được hỗ trợ vật chất, tinh thần. Học sinh thay đổi nhận thức và có mong muốn vào học tại trung tâm. - Thực hiện tốt chương trình “03 đủ”, tìm cách giúp cho 100% các em đủ ăn, đủ mặc, đủ đồ dùng học tập. Từ đó để học sinh có hoàn cảnh khoa khăn có cơ hội học tập, vui chơi và hòa nhập nhiều hơn với cộng đồng, các em hình thành được hứng thú, tạo động lực cho các em duy trì học tập tại Trung tâm. - Phụ huynh đã có những thay đổi nhận thức về vai trò của việc học và nhu cầu được học của con em mình. Chất lượng giảng dạy của trung tâm ngày càng được nâng cao, hầu hết học sinh đều đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học, góp phần từng bước thực hiện hoàn thiện các tiêu chí xây dựng “Trường học thân thiện”, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo. Với số lượng học sinh đến với Trung tâm ngày càng tăng, qua 02 năm thực hiện các giải pháp hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào học tại trung 11
- tâm chúng tôi đã đạt được kết quả đáng khích lệ (qua biểu đồ so sánh số lượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn học tại Trung tâm trước và sau khi thực hiện các giải pháp hỗ trợ). Theo đó số học sinh có hoàn cảnh khó khăn cũng tăng lên, giúp đỡ các em và gia đình thắp lên ước mơ đến trường tìm con chữ, có bằng cấp và tay nghề để lập nghiệp. Từ đó góp phần giảm tỉ lệ thất học, tệ nạn xã hội và được phản ánh qua các bảng số liệu sau: Thời gian Năm học Tổng số học sinh vào Tổng số HS Tỷ lệ học tại Trung tâm có hoàn cảnh khó khăn vào học tại Trung tâm Trước khi thực hiện các 2020 - 2021 0 0 0% biện pháp hỗ trợ HS 2021 - 2022 18 14 77,7% Sau khi thực hiện các biện 2022 - 2023 69 62 89,8% pháp hỗ trợ HS 2023 - 2024 52 49 94,2% Bảng 2: Số lượng HS vào học tại Trung tâm và số HS có hoàn cảnh khó khăn vào học tại Trung tâm và bỏ học qua các năm học từ 2020 -2021 đến 2023 - 2024 Từ Bảng 2 đã tổng hợp kết quả thống kê số HS có hoàn cảnh khó khăn vào học tại Trung tâm. Số liệu HS bỏ học tổng hợp những năm chưa tiến hành các giải pháp hỗ trợ HS cao hơn nhiều so với số liệu HS bỏ học những năm đã thực hiện các giải pháp hỗ trợ HS. Kết quả thống kê trên được thể hiện dưới dạng biểu đồ 100 94.2 89.8 90 Số HS có hoàn cảnh khó khăn vào học tại Trung tâm GDNN-GDTX Tương 77.7 80 Năm học 2020 - 2021 70 Tỷ lệ 0% 62 Năm học 2021 - 2022 60 Dương 49 Tỷ lệ 77,7% 50 Năm học 2022 - 2023 40 Tỷ lệ 89,8% 30 Năm học 2023 - 2024 18 20 Tỷ lệ 94,2% 10 0 0 0 như sau: Biểu đồ 1: So sánh tỉ tệ HS khó khăn vào học tại Trung tâm GDNN – GDTX huyện Tương Dương từ năm học 2020-2021 đến năm học 2023 - 2024 12
- Biểu đồ đã biểu thị sự so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện các biện pháp hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn vào học tại Trung tâm. Kết quả thực hiện đã cho chúng tôi thấy tỉ lệ HS có hoàn cảnh khó khăn vào học tại Trung tâm GDNN – GDTX huyện Tương Dương tăng dần từ 0% (Năm học 2020-2021) lên đến 94,2% (Năm học 2023-2024). Đáng chú ý là 02 năm học 2020-2021 và năm học 2021 - 2022 khi chúng tôi chưa thực hiện các biện pháp hỗ trợ thì HS có hoàn cảnh khó khăn vào học tại Trung tâm GDNN – GDTX huyện Tương Dương có tỷ lệ rất thấp. Từ năm học 2022 - 2023 và năm học 2023 - 2024 sau 02 năm áp dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh những học sinh có hoàn cảnh khó khăn vào học tại trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương, tỉ lệ học sinh có hoàn cảnh khó khăn vào học tại Trung tâm tăng rõ rệt theo từng năm học. Như vậy, với kết quả đó có thể khẳng định các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh những học sinh có hoàn cảnh khó khăn vào học tại trung tâm GDNN - GDTX Tương Dương là cần thiết. 4. Một số giải pháp hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học tập tại Trung tâm GDNN - GDTX Tương Dương 4.1. Những cơ sở đưa ra giải pháp 4.1.1. Căn cứ vào năng lực của trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương 4.1.1.1. Cơ sở vật chất Trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương có vị trí địa lý nằm ngay trung tâm thị trấn. Trung tâm có diện tích 5260 m2, 01 dãy nhà làm việc cấp 04 với 06 phòng làm việc; có 02 phòng họp (hội trường có sức chứa 100 người) được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết như âm thanh, ánh sáng, máy chiếu. Khu giảng đường là 1 dãy nhà 2 tầng gồm 10 phòng học (mỗi phòng học trang bị 18 bộ bàn ghế, 01 bộ bàn ghế dành cho giáo viên; 04 bóng đèn chiếu sáng, 02 quạt trần, 01 bảng dài 3m). Có 04 phòng học được trang bị Tivi kết nối mạng internet đảm bảo phục vụ dạy học chương trình THPT mới. Trung tâm còn có 01 dãy nhà KTX 3 tầng gồm 24 phòng, trong đó có 04 phòng khách được trang bị đầy đủ tiện nghi phục vụ cho các giảng viên ở các trường về giảng dạy. Trung tâm có 01 nhà ăn đảm bảo vệ sinh phục vụ từ 100-150 người; 01 phòng bếp nấu đảm bảo an toàn cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhà ăn được thiết kế hiện đại do dự án Luxembourg thiết kế, xây dựng. Trung tâm có 02 sân chơi thể dục, thể thao có không gian rộng rãi, thoáng mát, quang cảnh đẹp thích hợp cho các hoạt động ngoài trời, ngoại khóa, vui chơi. Khu nhà để xe rộng rãi đủ chỗ bỏ xe của giáo viên và học sinh. Đặc biệt Trung tâm có một dãy gồm 3 nhà xưởng thực hành các nghề Gò hàn, May công nghiệp, Điện được trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy trình độ sơ cấp và trình độ trung cấp nghề. 13
- Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin được kết nối internet đầy đủ đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học. 4.1.1.2. Đội ngũ cán bộ, viên chức Trung tâm Với 15 viên chức giáo viên, có 05 giáo viên có trình độ thạc sĩ. Bộ máy trung tâm gồm Ban giám đốc và 03 tổ (Tổ GDTX; Tổ GDNN; Tổ hành chính). Trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương đã nỗ lực học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, có 08 giáo viên của tổ GDTX đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục, tâm huyết với nghề, có kĩ năng sư phạm, luôn năng nổ nhiệt tình, đáp ứng được việc quản lý, dạy học một cách hiệu quả. Đội ngũ cán bộ giáo viên luôn có sự đồng lòng, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu hết mình vì sự phát triển chung của Trung tâm. Luôn thích ứng với các đổi mới của giáo dục, thích ứng với điều kiện, hoàn cảnh mới của trung tâm. Đặc biệt trong các hoạt động nội trú của học sinh. Công tác tuyển sinh, quản lý học sinh KTX luôn được giáo viên tự giác, tự nguyện. Từ đó được học sinh yêu mến, phụ huynh tin tưởng. 4.1.2.3. Căn cứ vào đặc điểm học sinh của Trung tâm Như trên đã nêu, đối tượng học viên theo học tại trung tâm đa số là học lực yếu, có hoàn cảnh khó khăn. Các em đi học xa nhà, không có sự chăm sóc của gia đình và người thân. Ý thức học tập chưa cao, điều kiện kinh tế gia đình lại khó khăn nên cuộc sống vật chất và tinh thần đều thiếu thốn. Nếu không có sự hỗ trợ về vật chất các em sẽ không theo học được mà bỏ học giữa chừng. Vì thế giáo viên cần có những giải pháp thiết thực, lâu dài giúp các em theo đuổi ước mơ học tập. Tạo cho các em niềm tin, chỗ dựa để các em yên tâm học tiếp. Từ đó hướng các em vào những kĩ năng thường ngày, đặc biệt là biết yêu thương quý trọng bản thân mình. Tạo động lực để các em thêm yêu cuộc sống, yêu gia đình và hình thành mục đích sống ý nghĩa, sống đàng hoàng, sống tươi đẹp. Giúp các em hiểu rằng cuộc sống của gia đình các em sẽ thay đổi khi các em được học hành, được trang bị những kiến thức cơ bản mới vững vàng bước vào đời. 4.2. Các giải pháp cụ thể 4.2.1. Nhóm giải pháp 1: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền cho người dân về việc nâng cao trình độ học vấn, rèn luyện kỹ năng nghề nhằm phát triển kinh tế, xã hội và phát triển con người a. Mục tiêu: Hiện nay, những hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện miền núi Tương Dương đó là tình trạng đói nghèo, kém phát triển, các tệ nạn xã hội, các hủ tục lạc hậu…là do người dân chưa nhận thức đúng và thiếu hiểu biết về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; một số đồng bào bị kẻ xấu lợi dụng xúi dục làm gây mất ổn định an ninh chính trị ở một số nơi. Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ học vấn của đồng bào còn thấp, kỹ năng nghề không có, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. 14
- Chính vì vậy việc tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân để họ nhận thấy được việc học nâng cao trình độ học vấn, rèn luyện kỹ năng nghề là con đường ngắn nhất, bền vững nhất để xóa đói giảm nghèo, góp phần xây dựng bản làng quê hương văn minh, giàu đẹp. b. Cách thức thực hiện Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp bách, trong quá trình thực hiện công tác tư vấn tuyên truyền tuyển sinh chúng tôi đã đi tìm hiểu nguyên nhân tại sao trong nhưng năm gần đây rất nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn sau khi tốt nghiệp THCS không tiếp tục tham gia học THPT, học nghề mà xác định đi làm khi chưa đủ 18 tuổi, từ đó xây dựng nội dung, xác định đối tượng, đề ra các hình thức tuyên truyền cụ thể như sau: - Nguyên nhân chính các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn sau khi tốt nghiệp THCS không tham gia học lên bậc THPT hoặc đi học trung cấp nghề: + Khó khăn trong nhận thức: Rất nhiều phụ huynh và các em học sinh chưa xác định rõ được tầm quan trọng của việc học nâng cao trình độ văn hóa, học kỹ năng nghề, học THPT xong để làm gì. Họ chỉ nghĩ làm thế nào để nhanh kiếm tiền giải quyết những khó khăn trước mắt. + Khó khăn về kinh tế: gia đình không đủ kinh phí để chu cấp cho các em khi tham gia học ở các trường THPT, các trường nghề ở xa. + Khó khăn trong học tập: các em có học lực yếu, cảm thấy chán nản không có động lực để học tiếp, các em cũng chưa biết đến chương trình GDTX cấp THPT kết hợp với học trung cấp nghề phù hợp với năng lực và hoàn cảnh của bản thân. + Khó khăn về tâm lý: tâm lý mặc cảm vì gia đình nghèo, vì học kém sợ bạn bè chê cười. Tâm lý muốn đi làm kiếm tiền thay đổi hoàn cảnh gia đình, tránh được sự dèm pha của bạn bè đồng thời muốn chứng minh năng lực của bản thân. - Nội dung tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, nhiệm vụ của GDNN-GDTX đối với phát triển kinh tế, xã hội và phát triển con người + Tuyên truyền về vai trò nhiệm vụ của Trung tâm GDNN-GDTX đối với phát triển kinh tế - xã hội và phát triển con người. + Tuyên truyền về chương trình học GDTX cấp THPT kết hợp học trung cấp nghề: Học sinh vào học tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Tương Dương các em sẽ được đăng ký học song song 2 chương trình, chương trình GDTX cấp THPT và trung cấp nghề. Chương trình GDTX cấp THPT các em học ít môn hơn so với chương trình THPT, bên cạnh đó các em được đăng ký học 1 trong các nghề Gò hàn, May thời trang, Điện công nghiệp, Thú y. Sau 3 năm các em vừa có bằng trung cấp nghề vừa có bằng THPT, sẽ rút ngắn được thời gian học tập của các em, tiết kiệm được kinh phí ra trường các em đủ điều kiện tham gia thị trường lao động có tay nghề cao có thu nhập ổn định. Chương trình học rất phù hợp với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, khó khăn về học lực. + Tuyên truyền về chính sách nhà nước hỗ trợ đối với người học: Các em thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sau khi tốt nghiệp THCS đăng ký học trung cấp 15
- nghề ngoài được miễn giảm 100% học phí, các em còn được nhà nước hỗ trợ chi phí học tập 1.800.000 đồng/tháng 1 và các chế độ hỗ trợ khác. + Tuyên truyền về các chính sách hỗ trợ của Trung tâm GDNN-GDTX huyện Tương Dương: Khi các em vào học tại Trung tâm được bố trí ở ký túc xã miễm phí, các em chỉ đóng tiền điện, nước và tiền ăn hàng tháng. + Tuyên truyền định hướng giải quyết việc làm sau khi học xong: Trung tâm đã thực hiện ký kết với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Nghệ An, Công ty xuất khẩu lao động Phúc Chiến Thắng để tìm kiếm, tư vấn giới thiệu việc làm trong và ngoài nước cho học sinh sau khi tốt nghiệp. - Đối tượng tuyên truyền: việc xác định đúng đối tượng cần tuyên truyền sẽ giúp giảm thời gian, lựa chọn hình thức địa điểm phù hợp để mang lại hiệu quả cao trong quá trình thực hiện công tác tuyên truyền. Chúng tôi đã thực hiện chia nhóm, phân vùng để thực hiện công tác tuyên truyền trên các đối tượng cụ thể như sau: + Đối với học sinh lớp 9: Các em ở gia đoạn này việc trang bị cho các em các thông tin về các trường THPT, các Trung tâm GDNN – GDTX, các trường nghề, lựa chọn nghề nghiệp, định hướng việc làm rất cần thiết. Qua các thông tin đó các em xác định tương lai cho mình bằng cách lựa chọn học ở đâu, chọn nghề gì và làm gì để phù hợp với năng lực của bản thân, hoàn cảnh gia đình. + Đối với phụ huỵnh của các học sinh đang học lớp 9: Phụ huynh là người trực tiếp tư vấn và quyết định cho các con học ở đâu, học văn hóa hay học nghề. Việc phụ huynh nắm bắt thêm các thông tin về Chương trình đào tạo, chế độ chính sách, điều kiện ăn ở, cơ hôi việc làm khi cho các con học tại Trung tâm GDNN- GDTX huyện Tương Dương để họ hiểu đúng, lựa chọn nơi học cho con đúng với năng lực của các con và hoàn cảnh của gia đình là rất cần thiết. + Già làng, trưởng bản, người có uy tín: Đây là lực lượng nòng cốt, là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân, có nhiều đóng góp thiết thực trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và vận động quần chúng, nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đội ngũ này đã phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Họ đã thể hiện bằng hành động, việc làm cụ thể để làm gương và tích cực vận động, giáo dục con cháu, cộng đồng trong việc bảo vệ phát huy giá trị văn hóa dân tộc, vận động đồng bào xây dựng nếp sống mới, xây dựng gia đình văn hóa, làng bản văn hóa; giữ gìn, phát huy phong tục tập quán tốt đẹp và xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, đặc biệt trong thực hiện việc cưới, việc tang và lễ hội truyền thống của các dân tộc. Đặc biệt nếu họ nhận thấy được lợi ích khi cho con cháu vào học tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Tương Dương họ sẽ tuyên truyền vận động con cháu vào học hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều. - Hình thức tuyên truyền: 1 Thực hiện theo nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. 16
- + Các nhóm đã vào trực tiếp tại các trường Trung học cơ sở phối hợp với các giáo viên phụ trách công tác hướng nghiệp dạy nghề tại trường tổ chức các buổi tuyên truyền, phân luồng, tư vấn về chọn trường học, nghề học cho các em sau khi tốt nghiệp THCS để phù hợp với năng lực, hoàn cảnh của mỗi em. + Tuyên truyền trực tiếp cho đối tượng phụ huynh: Hằng năm các trường THCS luôn tổ chức họp phụ huynh của khối lớp 9 vào giai đoạn học kỳ 2 của năm học, nhận thấy đây là cơ hội tốt Trung tâm đã liên hệ, phối hợp với các trường THCS lồng ghép tổ chức tuyên truyền trực tiếp cho các cho các phụ huynh. + Các nhóm đã liên hệ với Đảng ủy, chính quyền các xã xin phép tổ chức các buổi tuyên truyền trực tiếp cho đối tượng già làng, trưởng bản và người có uy tín. + Tuyên truyền gián tiếp qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội: Trên trang Facebook của trung tâm, Cổng thông tin điện tử Huyện Tương Dương, Bản tin Tương Dương. Hình 1: Một số hình ảnh chúng tôi thực hiện công tác tuyên truyền 17
- c. Kết quả: Sau 2 năm tổ chức thực hiện công tác chúng tôi nhận thấy người dân, phụ huynh và học sinh đã thay đổi nhận thức, thấy được tầm quan trọng của việc học văn hóa và học nghề. Đặc biệt nhiều phụ huynh và học sinh biết đến các chương trình đào tạo, các chính sách hỗ trợ khi học tại Trung tâm GDNN – GDTX huyện Tương Dương. Điều đó được thể hiện số lượng học viên tại Trung tâm từ năm học 2022 – 2023 đến năm học 2023 – 2024 đã tăng hơn rất nhiều so với những năm học trước (Bảng 2). 4.2.2. Nhóm giải pháp 2: Tăng cường phối hợp với các trường trung cấp nghề triển khai có hiệu quả việc đào tạo song song 2 chương trình GDTX cấp trung học phổ thông và trung cấp nghề đồng thời tổ chức giới thiệu, giải quyết việc làm sau đào tạo. a. Mục tiêu: Đào tạo nghề kết hợp với giáo dục văn hóa THPT là hướng đi không chỉ mang lại ý nghĩa to lớn đối với phát triển nhân lực của địa phương mà còn giúp cho mỗi học sinh hoàn cảnh khó khăn có cơ hội được học chương trình GDPT, tiếp cận nghề nghiệp, hình thành kỹ năng, rèn luyện tay nghề sớm. Đặc biệt giúp các em tiết kiệm được thời giam, có thêm kinh phí học tập2, nếu các em học xong THPT rồi mới học nghề thì phải mất ít nhất là 5 năm, nhưng nếu các em học song song 2 chương trình GDTX cấp THPT và học trung cấp nghề thì chỉ mất 3 năm. Tốt nghiệp ra trường các em vừa đủ 18 tuổi để tham gia thị trường lao động. b. Cách thức thực hiện: Nhận thấy những được những ưu điểm, thế mạnh của việc kết hợp đào tạo song song 2 chương trình và rất phù hợp với đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế và khó khăn trong học tập, phù hợp với thực trạng hiện nay trên địa bàn huyện Tương Dương. Chúng tôi đã tham mưu cho UBND huyện ký kết đào tạo nghề với các trường như Cao đẳng Việt Nam – Hàn Quốc, Trường trung cấp DTNT Nghệ An. Đặc biệt Trung tâm cũng đã thực hiện ký kết đào tạo nghề trình độ trung cấp với trường Trung cấp DTNT Nghệ An tại Trung tâm cụ thể các nội dung sau: - Về phía Trung tâm có trách nhiệm: Lập tờ trình xin UBND huyện chủ trương phối hợp với trường trung cấp DTNT Nghệ An mở các lớp trung cấp nghề tại Trung tâm GDNN – GDTX; phối hợp trường trung cấp nghề tổ chức tư vấn, tuyển sinh; sắp xếp bố trí thời gian hợp lý để các em đảm bảo thời gian tham gia vừa học hệ GDTX cấp THPT và vừa học trung cấp nghề; Bố trí cơ sở vật chất phòng thực hành, phòng học lý thuyết, điện nước đảm bảo thực hiện được đồng 2 Những HS thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo khi tham gia học trung cấp nghề được nhà nước hỗ trợ kinh phí học tập 1.800.000 đồng/ tháng theo nghị định 81. 18
- thời 2 chương trình; hỗ trợ một phần vật chất, đồ dùng để các học sinh có hoàn cảnh khó khăn vào ở ký túc xá; quản lý, theo dõi giám sát HS cả trong thời gian học và khi các em sinh hoạt ở nội trú. - Về phía trường trung cấp DTNT Nghệ An: Lập hồ sơ trình sở LĐTB&XH thực hiện đào tạo nghề trình độ trung cấp trên địa bàn huyện Tương Dương; bố trí giáo viên giảng dạy các lớp trung cấp nghề đặt tại Trung tâm theo đúng quy định; bố trí đưa trang thiết bị thực hành lên tại Trung tâm để giảng dạy đảm bảo chất lượng của các lớp trung cấp nghề; đảm bảo chi trả chế độ, chính sách cho các em được diện được hưởng theo đúng quy định; phối hợp với Trung tâm tìm kiếm, giới thiệu giải quyết việc làm cho các HS sau khi ra trường. Hình 2: Một số hình ảnh về lễ ký kết với trường trung cấp DTNT Nghệ An và các lớp học trung cấp nghề tại Trung tâm 19
- c. Kết quả: Sau hai năm học thực hiện liên kết đào tạo song song hai chương trình GDTX cấp THPT và trung cấp nghề, tại Trung tâm đã tổ chức được 5 lớp học trung cấp nghề bao gồm 02 lớp nghề may công nghiệp, 01 nghề Gò hàn, 02 lớp nghề điện. Hỗ trợ được 111 HS thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo mỗi tháng 1.800.000 đồng giúp các em ổn định tư tưởng, yên tâm học. Đây là một minh chứng cụ thể nhất để giúp Trung tâm tổ chức tư vấn tuyển sinh những học sinh có hoàn cảnh khó khăn cho những năm tiếp theo. 4.2.3. Nhóm giải pháp 3: Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ học sinh ở nội trú. Xây dựng đội ngũ giàu nhiệt huyết, yêu nghề có trách nhiệm. 4.2.3.1. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ học sinh ở nội trú. a. Mục tiêu Năm học 2023-2024, Trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương có tổng số học sinh là 102 em, trong đó 74 em ở tại KTX. Nếu HS không ở KTX thì tạm tính tiền thuê phòng trọ, điện nước mỗi tháng 200.000 đồng; tiền ăn uống sinh hoạt 1.000.000 đồng; tổng chi phí là 10.800.000 đồng/năm học. Như vậy, 3 năm cấp III gia đình sẽ phải chu cấp cho các em 32.400.000 đồng. Và khi thực hiện mô hình nội trú, miễn phí tiền phòng ở, chỉ đóng 650.000 đồng tiền ăn mỗi tháng; 3 năm theo học gia đình các em chỉ mất 17.550.000 đồng, giảm gần một nửa so với các em ở trọ học. Tính tổng số học sinh được ở kí túc xá theo mô hình nội trú mà trung tâm xây dựng từ năm học 2022 - 2023 đến nay thì lợi ích mang lại không hề nhỏ. Riêng năm học 2022-2023 và năm học 2023 - 2024 có tổng 128 em ở nội trú, mỗi em tiết kiệm hơn so với ở trọ 15.000.000 đồng/3 năm thì 54 em sẽ đỡ chi phí cho các bậc phụ huynh hơn 1.920.000.000 đồng. Như vậy, từ phép so sánh trên chúng tôi nhận thấy rằng đầu tư cơ sở vật chất để HS vào ở nội trú là giải pháp cần thiết và quan trọng trong các biện pháp hỗ trợ học sinh khó khăn vào học tại Trung tâm. Việc chăm lo nơi ăn chỗ ở cho HS là vấn đề được đặt lên hàng đầu bởi vì chỉ khi nào Trung tâm làm tốt những vấn đề này mới tạo được lòng tin của phụ huynh khi đó họ mới an tâm gửi con vào học tại Trung tâm. b. Cách thức thực hiện: Để góp phần thực hiện vấn được điều đó chúng tôi đã tham mưu cho Cấp ủy, Ban giám đốc xây dựng kế hoạch tập trung tăng cường sửa chữa, bổ sung và đảm bảo trang thiết bị cần thiết để phục vụ giảng dạy, học tập và cho HS vào ở ký túc xá đặc biệt là học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Một số kinh nghiệm rút ra trong qua trình thực hiện các biện pháp hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn vào học tại Trung tâm trong lĩnh vực cơ sở vật chất cần thực hiện là: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 277 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 177 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 43 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 72 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 25 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn