Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy-học từ vựng cho học sinh Trường Tiểu học Khánh Nhạc A, huyện Yên Khánh
lượt xem 2
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là cơ sở lý luận về phương pháp dạy học ngoại ngữ, sáng kiến đề xuất một số phương pháp chủ yếu trong dạy học từ vựng nhằm nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Anh ở Trường Tiểu học Khánh Nhạc A hiện nay nói riêng và trong giáo dục Tiểu học nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy-học từ vựng cho học sinh Trường Tiểu học Khánh Nhạc A, huyện Yên Khánh
- PHÒNG GD&ĐT HUYỆN YÊN KHÁNH TRƯỜNG TIỂU HỌC KHÁNH NHẠC A TÊN SÁNG KIẾN: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY-HỌC TỪ VỰNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC KHÁNH NHẠC A, HUYỆN YÊN KHÁNH ” Môn: Tiếng Anh Tên tác giả: Trần Văn Lý Giáo viên môn Tiếng Anh Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Khánh Nhạc A
- Yên Khánh, tháng 5 năm 2018
- PHÒNG GD&ĐT HUYỆN YÊN KHÁNH TRƯỜNG TIỂU HỌC KHÁNH NHẠC A TÊN SÁNG KIẾN: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY-HỌC TỪ VỰNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC KHÁNH NHẠC A, HUYỆN YÊN KHÁNH ” Môn: Tiếng Anh Tên tác giả: Trần Văn Lý Giáo viên môn Tiếng Anh Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Khánh Nhạc A Yên Khánh, tháng 5 năm 2018
- MỤC LỤC Mục lục Trang I. TÊN CƠ SỞ ĐƯỢC YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN. 1 II. TÁC GIẢ 1 III.TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG 1 IV. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (MÔ TẢ NỘI DUNG SÁNG KIẾN) 3 1. Giải pháp cũ thường làm 3 1. 1. Cung cấp từ vựng 3 1.2. Nhưng kĩ thuật, hoạt động luyện tập, ghi nhớ và kiểm tra từ vựng. 4 2. Giải pháp mới cải tiến 6 2.1. Nâng cao hiệu quả dạy-học từ vựng trên lớp. 6 2.1.1. Cung cấp từ vựng. 5 2.1.2. Nâng cao hiệu quả việc luyện tập và ghi nhớ từ vựng. 6 2.1.3 Kiểm tra từ vựng 8 2.2. Nâng cao hiệu quả học từ vựng thông qua việc tạo môi trường 19 ngôn ngữ. 2.3 Nâng cao hiệu quả việc học sinh tự học và ghi nhớ từ vựng ở nhà. 19 V. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC 19 1. Hiệu quả kinh tế 19 2. Hiệu quả xã hội 20 VI. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG VII. KẾT LUẬN
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy-học từ vựng cho học sinh Trường Tiểu học Khánh Nhạc A, huyện Yên Khánh. I.TÊN CƠ SỞ ĐƯỢC YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN: Phòng giáo dục và đào tạo huyện Yên Khánh II. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN: Họ và tên: Trần Văn Lý Ngày sinh: 09/12/1984 Chức vụ: Giáo viên – Tổ 4-5 Trình độ: Đại học Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Khánh Nhạc A xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình Điện thoại: 0985780993 – Email: lytran0912@gmail.com Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% III. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG 1.Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy-học từ vựng cho học sinh Trường Tiểu học Khánh Nhạc A, huyện Yên Khánh” 2. Lĩnh vực áp dụng: Giảng dạy môn tiếng Anh ở trường Tiểu học 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ năm học 2016 – 2017 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường Tiểu học Khánh Nhạc A, xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình IV. NỘI DUNG SÁNG KIẾN. A. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Lý do chọn đề tài. Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, cùng với việc trau dồi tiếng mẹ đẻ (Tiếng Việt) thì học ngoại ngữ nói chung, Tiếng Anh nói riêng đã trở thành nhu cầu cần thiết của thế hệ trẻ Việt Nam. Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, việc học ngoại ngữ được tiến hành ở tất cả các cấp học và từng bước đạt hiệu quả với Đề án “ Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục Quốc dân giai đoạn 2008 – 2020”. Ở trường Tiểu học Khánh Nhạc A việc dạy và học ngoại ngữ (Tiếng Anh) được nhà trường nghiêm túc thực hiện, chất lượng ngày một nâng cao. Tuy Người thực hiện: Trần Văn Lý – Trường Tiểu học Khánh Nhạc A 1
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy-học từ vựng cho học sinh Trường Tiểu học Khánh Nhạc A, huyện Yên Khánh. nhiên so với yêu cầu thực tế, chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở trường Tiểu học Khánh Nhạc A nói riêng và các trường tiểu học nói chung còn nhiều hạn chế cần khắc phục, đặc biệt là việc dạy – học từ vựng. Từ vựng là một công cụ, phương tiện quan trọng nhất trong việc học Tiếng Anh. Ở bất kỳ một kỹ năng nào của việc học ngoại ngữ đều phải sử dụng đến từ vựng. Vì vậy, từ vựng Tiếng Anh là nguồn vốn, là công cụ chính cho người học. Trong thực tế, việc dạy học từ vựng cho học sinh tiểu học gặp nhiều khó khăn, do khả năng ghi nhớ của các em còn hạn chế; mặt khác đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học chủ yếu là trực quan, sự tập trung chú ý kém, dễ bị phân tán,… Do đó, giáo viên rất vất vả trong việc tạo cho học sinh hứng thú say mê môn học nói chung, học từ vựng nói riêng. Làm thế nào để thu hút học sinh đến với môn học, giúp các em ghi nhớ và sử dụng tốt từ vựng là băn khoăn, trăn trở của mỗi giáo viên dạy Tiếng Anh. Vì vậy, tôi mạnh dạn lựa chọn tìm tòi, áp dụng “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy – học từ vựng cho học sinh Trường Tiểu học Khánh Nhạc A, huyện Yên Khánh.” nhằm tìm ra những phương pháp dạy học giúp học sinh tích cực tham gia học tập, dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ từ vựng, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh và các môn học khác. 2. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở lý luận về phương pháp dạy học ngoại ngữ, sáng kiến đề xuất một số phương pháp chủ yếu trong dạy học từ vựng nhằm nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Anh ở Trường Tiểu học Khánh Nhạc A hiện nay nói riêng và trong giáo dục Tiểu học nói chung. 3. Phạm vi nghiên cứu. Những phương pháp dạy học từ vựng Tiếng Anh ở Trường Tiểu học Khánh Nhạc A hiện nay và một số năm trước đây. 4. Đối tượng nghiên cứu. Những phương pháp dạy học từ vựng Tiếng Anh ở Trường Tiểu học Khánh Nhạc A. Người thực hiện: Trần Văn Lý – Trường Tiểu học Khánh Nhạc A 2
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy-học từ vựng cho học sinh Trường Tiểu học Khánh Nhạc A, huyện Yên Khánh. 5. Phương pháp nghiên cứu. Sáng kiến sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm, đọc các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu (các Văn kiện của Đảng, Nhà nước và của ngành, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học...). - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, phân tích, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê,.... B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Giải pháp cũ thường làm. Dạy từ vựng chỉ là một phần của tiết học tuy nhiên nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự thành công của cả tiết học bởi vì việc thực hành mẫu câu, rèn kỹ năng giao tiếp có lưu loát, trôi chảy, thuận lợi hay không tùy thuộc vào việc học sinh có đọc được từ mới, nắm được nghĩa và cách sử dụng vốn từ vựng hay không. Vậy nên giáo viên phải có những phương pháp giảng dạy phù hợp cho từng tiết dạy. Làm sao để mỗi khi giới thiệu và kiểm tra từ vựng các em cảm thấy hào hứng nhưng vẫn đem lại hiệu quả. Thông thường học từ vựng thường diễn ra theo kiểu : Giáo viên đọc bài rồi liệt kê ra những từ (theo giáo viên) chưa từng xuất hiện trong quá trình dạy học gọi là từ mới ( new words ) sau đó giáo viên ghi tất cả những từ mới đó lên bảng, giải thích nghĩa bằng Tiếng Việt rồi cho học sinh đọc một số lần. Yêu cầu các em học thuộc lòng từ mới để kiểm tra trong tiết học sau. Đôi khi cũng có sử dụng thêm một vài phương pháp dạy từ vựng khác theo cách truyền thống như chỉ đưa ra một vài vật thật rồi giới thiệu từ, nghĩa của từ, cách phát âm, ... Dưới đây là một vài phương pháp thường làm: 1.1. Cung cấp từ vựng. Những kĩ thuật cung cấp từ vựng thường áp dụng: a. Cung cấp từ vựng trực tiếp Đây là phương pháp truyền thống, giáo viên cung cấp viết tất cả từ mới có trong bài học lên bảng và viết nghĩa của từ, đọc và cho học sinh đọc theo. Người thực hiện: Trần Văn Lý – Trường Tiểu học Khánh Nhạc A 3
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy-học từ vựng cho học sinh Trường Tiểu học Khánh Nhạc A, huyện Yên Khánh. Example: - Pink: màu hồng - Red: màu đỏ - Blue: màu xanh lam - ..................... b. Đưa ra từ đồng nghĩa Phương pháp này chỉ áp dụng được với một số ít đơn vị bài học. Giáo viên gợi ý cho học sinh đoán từ nhờ những từ đồng nghĩa mà học sinh đã được học. Example: truck = van autumn = fall football = soccer difficult=hard c. Đưa ra từ trái nghĩa Example: in front of good hot strong young behind bad cold weak old d. Sử dụng đồ vật thật Giáo viên có thể chỉ vào các đồ vật thật có sẵn ở trong lớp và giới thiệu : a book, a pen , a ruler, a fan, a desk, a chair, ... Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào đồ vật và đoán nghĩa của từ. Phương pháp này cho các em hứng thú học tập và sự tập trung cao vì các từ giáo viên giới thiệu là những đồ vật rất gần gũi với các em hằng ngày và dễ đoán nghĩa đối với các em. Đồ vật thật có thể ở xung quanh lớp hoặc giáo viên có thể chuẩn bị ở nhà. e. Dịch nghĩa Dịch là thủ thuật dạy nhanh nhất, dễ nhất song rất đơn điệu. Dịch giúp giáo viên khi dạy nhiều từ một lúc hoặc từ trừu tượng để tiết kiệm thời gian. 1.2. Nhưng kĩ thuật, hoạt động luyện tập, ghi nhớ và kiểm tra từ vựng. Những hoạt động thường làm để luyện tập và kiểm tra từ vựng thường được áp dụng như cho học sinh đọc lại nhiều lần (đọc đồng thanh, đọc cá nhân) và gọi học sinh đọc lại để kiểm tra hoặc có thể sử dụng một vài kĩ thuật đơn giản như rub out Người thực hiện: Trần Văn Lý – Trường Tiểu học Khánh Nhạc A 4
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy-học từ vựng cho học sinh Trường Tiểu học Khánh Nhạc A, huyện Yên Khánh. and remember, matching, ... Giáo viên sử dụng đều đặn những phương pháp này trong các tiết học sẽ làm cho hoạt đọng trở nên đơn điệu nhàm chán, học sinh ghi nhớ từ vựng một cách bị động và hời hợt. * Những phương pháp trên có những ưu điểm sau: - Giáo viên không mất nhiều thời gian chuẩn bị và giới thiệu hoạt động vì học sinh quen với những cách làm này. - Mọi giáo viên đều có thể áp dụng được. - Giáo viên không mất thời gian quản lý, bao quát và ổn định lớp. - Có thể tận dụng tranh ảnh, những đồ dùng dạy học có sẵn. *Những phương pháp trên bộc lộ một số hạn chế như: Áp dụng phương pháp cung cấp từ vựng theo cách cũ một cách đều đặn, máy móc sẽ khiến: - Hoạt động học tập diễn ra đơn điệu, học sinh tiếp thu từ mới một cách thụ động động, áp lực, căng thẳng và trở nên chán nản, thiếu tập trung. - Học sinh khó nhớ từ và nhanh quên dẫn đến các em có vốn từ không phong phú, lúng túng, thiếu tự tin trong giao tiếp. - Học sinh ít có cơ hội vận động, luyện tập thực hành phát âm. Chủ yếu tập mới trung ghi nhớ nghĩa và cách sử dụng từ. Những hạn chế trên đã ảnh hưởng đến chất lượng dạy học Tiếng Anh. Qua điều tra khảo sát chất lượng học sinh ở lớp 4A Trường Tiểu học Khánh Nhạc A, sau một tiết học (sử dụng những phương pháp trên cung cấp và dạy các em 10 từ, cụm từ về các hoạt động hàng ngày: go to school, brush my teeth,...) thu được kết quả như sau: * Bảng thống kê số liệu điều tra ban đầu: - Về chất lượng ghi nhớ và thuộc từ vựng. Số lượng từ ghi nhớ Lớp Dưới 5 từ 5-8 từ 9-10 từ 4A(34 hs) 6 em (17,6%) 15 em (44,1%) 13 em (38,3%) - Về mức độ hứng thú đối với hoạt động và tiết học. (Điều tra bằng phiếu kín lấy ý kiến nhận xét của học sinh sau tiết học). Người thực hiện: Trần Văn Lý – Trường Tiểu học Khánh Nhạc A 5
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy-học từ vựng cho học sinh Trường Tiểu học Khánh Nhạc A, huyện Yên Khánh. Không thích Bình thường Thích 8 em (23,5%) 16 em (47,1%) 10 em (29,4%) Kết quả trên cho thấy, những phương pháp cũ thường làm có những ưu điểm nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế, chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh và nhất thiết cần có phương pháp mới cải tiến. 2. Giải pháp mới cải tiến Từ vựng là một trong ba thành tố tạo thành hệ thống kiến thức ngôn ngữ và đóng vai trò là phương tiện, điều kiện hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp. Như vậy, học từ vựng là một trong những phần quan trọng nhất khi học ngoại ngữ, nếu muốn giỏi Tiếng Anh thì dù ở bất kỳ kỹ năng nào : nghe, nói, đọc, viết đều cần có vốn từ. Muốn vậy, giáo viên cần phải tổ chức hoạt động học tập nói chung, việc học từ mới nói riêng sao cho nhẹ nhàng hấp dẫn, tạo không khí vui tươi, thoải mái khiến các em “Học mà vui, vui mà học”. Để tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em say mê học tập, trau dồi được vốn từ phong phú, nắm vững cấu trúc câu, cách sử dụng từ và mạnh dạn tự tin khi giao tiếp bằng Tiếng Anh. Để đảm bảo và nâng cao hiệu quả việc dạy-học từ vựng giáo viên cần nắm vững và tuân theo một số nguyên tắc dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học như: - Chơi hơn dạy - Nghe - nói nhiều hơn đọc - viết: - Hoạt động, hình ảnh hơn lý thuyết - Bắt chước hơn ngữ pháp - Học cụ hơn giáo trình - Vui hơn cho điểm Trên cơ sở đó, giáo viên cần có những phương pháp để nâng cao hiệu quả của việc dạy-học từ vựng. 2.1. Nâng cao hiệu quả dạy-học từ vựng trên lớp. Từ việc nắm bắt được tâm lý học sinh tiểu học, giáo viên cần luôn thay đổi và sử dụng đa dạng các phương pháp giới thiệu, cung cấp từ vựng một cách đa dạng, tự nhiên và cuốn hút. Bên cạnh những phương pháp truyền thống nêu trên, chúng ta còn nhiều phương pháp, kỹ thuật và hoạt động khác nhằm tạo hứng thú trong việc cung cấp, luyện tập thực hành nhằm giúp học sinh ghi nhớ từ vựng một cách hiệu quả hơn trong lớp học. Người thực hiện: Trần Văn Lý – Trường Tiểu học Khánh Nhạc A 6
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy-học từ vựng cho học sinh Trường Tiểu học Khánh Nhạc A, huyện Yên Khánh. 2.1.1. Cung cấp từ vựng. Có nhiều kỹ thuật dạy từ vựng, tùy vào từng chủ điểm, từng bài học và từng từ cần cung cấp giáo viên nên chọn kỹ thuật giới thiệu từ hợp lý. Một từ có thể áp dụng nhiều kỹ thuật khác nhau và giáo viên cũng nên áp dụng linh hoạt nhiều kỹ thuật để giới thiệu các từ vựng trong bài học. Dưới đây là một số kỹ thuật tôi thường áp dụng. a. Sử dụng giáo cụ trực quan để dạy từ vựng (real objects) Đây là cách giáo viên có thể sử dụng những đồ vật thật có sẵn trong lớp hoặc đã chuẩn bị ở nhà để giới thiệu từ. Các đồ dùng trực quan khá dễ dàng chuẩn bị nhưng lại mang lại hiệu quả rất cao khi giới thiệu từ. Có rất nhiều chủ đề có thể sử dụng kỹ thuật này. Ví dụ: School things: a pen/ a book/..., ; Toys: a robot/ a car/ a ship/... b. Sử dụng hình ảnh/vẽ tranh (visial aids) Đây là cách giúp học sinh dễ dàng đoán nghĩa của từ mới, nhớ từ thông qua tranh ảnh. Giáo viên có thể sử dụng những hình ảnh có sẵn liên quan đến chủ đề bài học hoặc vẽ tranh cho học sinh quan sát nhằm giới thiệu nghĩa của từ nhằm giúp học sinh luyện tập ghi nhớ từ. Đây cũng là những phương tiện dạy học rất tích cực và thu hút học sinh. Farmer teacher c. Dùng hành động, cử chỉ điệu bộ (Miming/ Guesture/TPR) Sử dụng hành động hay cử chỉ điệu bộ cũng là kỹ thuật rất phổ biến và hiệu quả khi giới thiệu từ vựng. Kỹ thuật này dễ áp dụng và không mất thời gian chuẩn bị nhưng lại rất cuốn hút học sinh. Ví dụ: Sử dụng nét mặt: happy/ sad/ angry… Sử dụng điệu bộ: cold/ hot/ swim/ sing/… d. Đưa tình huống / Giải thích (situation / explaination) Dùng tình huống thực trong lớp hoặc giải thích để học sinh hiểu được từ. Ví dụ: Today is my birthday. I am happy. Người thực hiện: Trần Văn Lý – Trường Tiểu học Khánh Nhạc A 5
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy-học từ vựng cho học sinh Trường Tiểu học Khánh Nhạc A, huyện Yên Khánh. e. Đưa ra ví dụ (example) Giáo viên đưa ra ví dụ có chứa từ cần dạy để học sinh đoán nghĩa của từ. Ví dụ: Apple, ornage, banana…are fruits/ Football, badminton,…are sports Trên đây là một số kỹ thuật giới thiệu từ mới tại lớp. Giáo viên nên lựa chọn sử dụng một cách phù hợp và linh hoạt nhằm thu hút học sinh, mang lại hiệu quả cao nhất. 2.1.2. Nâng cao hiệu quả việc luyện tập và ghi nhớ từ vựng. a. Luyện từ vựng qua bài hát, chant, kịch, truyện,... Qua những bài hát, bài chant có sẵn trong sách giáo khoa hoặc giáo viên có thể sử dụng những giai điệu quen thuộc để sáng tác những bài hát, bài chant đơn giản nhằm giúp học sinh ghi nhớ từ vựng, cách phát âm, ngữ điệu,... Có thể sử dụng vào chủ yếu hoạt động khởi động hoặc củng cố nhằm gây sự thu hút, hứng thú cho học sinh một cách rất hiệu quả. Với phương pháp này giáo viên cần đầu tư thời gian để tìm trên các trang mạng những bài hát, chant, những video clip phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi các em. Ưu điểm: Sử dụng video clip, các bài hát, bài chant phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học. Lôi cuốn hấp dẫn các em tham gia học tập. Phương pháp này giúp các em ghi nhớ từ và cách sử dụng từ một cách tự nhiên, thoải mái. Lớp học rất sôi nổi và phát huy sự sáng tạo của học sinh cũng như giúp các em ghi nhớ từ vựng sâu hơn. Example 1: This is the way we go to school. This is the way we go to school, This is the way we brush my teeth, Go to school, go to school. Brush my teeth, brush my teeth This is the way we go to school. This is the way we brush my teeth. So early in the morning. So early in the morning. (Học sinh có thể thay thế các cụm hoạt động khác vào để sáng tác các bài hát mới). Giáo viên cũng có thể gợi ý giúp học sinh sử dụng mẫu câu và từ vựng mới học để sáng tác các bài hát mới dựa vào những giai điệu bài hát quen thuộc. Người thực hiện: Trần Văn Lý – Trường Tiểu học Khánh Nhạc A 6
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy-học từ vựng cho học sinh Trường Tiểu học Khánh Nhạc A, huyện Yên Khánh. Example 2: When will Sports Day be? - (Unit 10-grade5). When will Sports Day be? It will be in November. It will be in September On Teachers’ Day. On Saturday. When will the music festival be? When will the singing /(singing) It will be in June, in June. contest be? On Children’s Day. (Gợi ý học sinh dựa vào giai điệu bài hát “ Không dám đâu”). b. Luyện tập từ vựng bằng TPR Đây là phương pháp vận động, TPR là một loại hình học từ vựng mà các em rất thích nhẹ nhàng, thu hút, dễ tiếp thu. Các em có thể TPR theo bài hát, chant (xem video clip và làm theo các hoạt động). Hoặc giáo viên vừa đọc từ vừa diễn tả từ đó bằng hành động, các em nói và làm theo. Trong chương trình Tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học, có rất nhiều từ và cụm từ chúng ta có thể luyện tập thông qua hình thức TPR giúp các tiết học Tiếng Anh trở lên sôi nổi hấp dẫn. Example: - Sử dụng hành động. wash your hand brush your teeth Ưu điểm: Đây là cách sử dụng phổ biến, có thể áp dụng trong tất cả các tiết dạy. Dễ dàng thực hiện, sôi nổi và đặc biệt gây hứng thú cho học sinh. Sử dụng phương pháp này học sinh được vận động và ghi nhớ từ vựng sâu hơn. Giáo viên không mất nhiều thời gian chuẩn bị. c. Vẽ tranh, tô màu. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh vẽ những hình đơn giản để học sinh có thể nhớ từ lâu hơn. Với cách học này học sinh rất dễ học, dễ nhớ và rất hứng thú. a cat a fish a plane Người thực hiện: Trần Văn Lý – Trường Tiểu học Khánh Nhạc A 5
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy-học từ vựng cho học sinh Trường Tiểu học Khánh Nhạc A, huyện Yên Khánh. d. Trò chơi Trò chơi không phải lúc nào cũng là một loại hình giải trí . Thực ra nó có thể sử dụng để củng cố từ vựng đã giới thiệu trong bài học theo một phương pháp hấp dẫn học sinh một cách có tổ chức và vui vẻ. Vì vậy giáo viên cần phải biết vận dụng các trò chơi trong các bài dạy để cho học sinh vừa học vừa chơi để bài học được diễn ra nhẹ nhàng, bớt căng thẳng. Tuy nhiên tuỳ vào bài cụ thể mà giáo viên có thể chọn ra trò chơi phù hợp với mục đích của bài học. Trò chơi có thể sử dụng trong hoat động khởi động để học sinh nhớ lại từ vựng hay sử dụng trong các hoạt động luyện tập giúp các em ghi nhớ từ. Dưới đây là một số trò chơi minh họa thường sử dụng trong các hoạt động dạy học từ vựng trong lớp học. Network Example: Fish Chicken Noodles FOOD bread Pork Beef …… Bingo Example: badminton volleyball tennis football basketball table tennis Words chain: Học sinh nói theo chủ điểm hoặc nói lại các từ đã học trong tiết học trước. Pupil 1 : headache. Pupil 3 : backache. Pupil 2 : toothache. Pupil 4 : earache. Slap the board. Người thực hiện: Trần Văn Lý – Trường Tiểu học Khánh Nhạc A 9
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy-học từ vựng cho học sinh Trường Tiểu học Khánh Nhạc A, huyện Yên Khánh. - Mục đích giúp cho học sinh ôn lại từ và nhớ từ. Trò chơi này cũng có thể giúp giáo viên kiểm tra và ôn vừa cách phát âm vừa ngữ nghĩa của từ cho học sinh và phù hợp với các tiết có nhiều từ và từ mang nhiều nghĩa trừu tượng. Ngoài ra còn dễ thực hiện trong hầu hết các tiết dạy tạo không khí lớp sôi động và hứng thú. Các trò chơi trên truyền hình như: “Chiếc nón kỳ diệu” hay “ Ai là triệu phú”.... Who’s a millionaire. Trò chơi trên internet: “ Lái xe an toàn” (Safe driving). Người thực hiện: Trần Văn Lý – Trường Tiểu học Khánh Nhạc A 17
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy-học từ vựng cho học sinh Trường Tiểu học Khánh Nhạc A, huyện Yên Khánh. 2.1.3 Kiểm tra từ vựng Kiểm tra từ vựng là bước không thể thiếu trong qua trình dạy từ vựng cho trẻ em. Giáo viên không nên hỏi các em câu hỏi ‘‘Các em đã nhớ chưa ?’’ vì các em sẽ trả lời là nắm được, nhưng đó có thể là những học sinh tốt, còn học sinh chưa nắm được có thể các em sẽ không trả lời. Vì vậy giáo viên phải kiểm tra việc nắm từ vựng của học sinh băng các hoạt động cụ thể, nhưng những hoat động giáo viên đưa ra phải đa dạng và thu hút học sinh và cũng đảm bảo tính nhẹ nhàng, học sinh chủ động tham gia. Đây cũng là một kĩ thuật rất quan trọng giúp học sinh tự nhận biết khả năng ghi nhớ của mình. Có rất nhiều hình thức giáo viên có thể sử dụng để kiểm tra từ vựng, dưới đây là một số hoạt động minh họa cho việc kiểm tra từ vựng của học sinh. a. Kiểm tra từ vựng qua các hoạt động củng cố nhận biết đọc, viết. Match words with pictures. 1. sing 2. play the guitar 3. play table tennis 4. play voleyball 5. play the piano Look and write words. 1. cktrus ....................... 2. lanpes ……………… Look and read. Put a tick (V) or a cross (X) in the box. 1. skip. v x 2. dance Look and read.Write Yes or No. 1. Teacher’s Day 2. Christmas 3. Halloween Người thực hiện: Trần Văn Lý – Trường Tiểu học Khánh Nhạc A 18
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy-học từ vựng cho học sinh Trường Tiểu học Khánh Nhạc A, huyện Yên Khánh. ....Yes..... .....No..... .......No......... b. Kiểm tra từ vựng qua các hoạt động nghe. Listen and match A B C D E 1 2 3 4 5 Listen and tick () (1point) 1. A. B. Listen and draw the line. A B C D 1 2 3 4 Listen and colour. 1. a black dog 3. a white cat 2. a yellow robot 4. a blue paper boat Đây là hình thức kiểm tra chủ yếu kĩ năng nghe của học sinh và giúp các em củng cố khả năng phát âm. Dựa vào các hình thức kiểm tra từ vựng trên giáo viên có Người thực hiện: Trần Văn Lý – Trường Tiểu học Khánh Nhạc A 19
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy-học từ vựng cho học sinh Trường Tiểu học Khánh Nhạc A, huyện Yên Khánh. thể phân loại được mức độ nhận thức của học sinh, đó cũng là một trong những tư liệu giúp giáo viên đánh giá lại phương pháp giảng dạy của mình. 2.2. Nâng cao hiệu quả học từ vựng thông qua việc tạo môi trường ngôn ngữ. Đối với việc học ngoại ngữ, môi trường học rất quan trọng, Các hình ảnh trực quan luôn được học sinh quan tâm đặc biệt. Hình ảnh trực quan giúp các em hứng thú tiếp nhận kiến thức một cách rất tự nhiên. Các em chủ động quan sát và học. Các em vừa được xem, được chơi và học thậm chí các em không biết đó là mình đang học. Các em được ôn lại và bổ sung từ vựng cũng như những kiến thức đã học. Vì thế đây là hình thức mang lại môi trường học tiếng Anh rất hiệu quả. a. Trang trí phòng học, trưng bày sản phẩm. Giáo viên và học sinh cùng trang trí phòng học theo chủ điểm bài học, chủ điểm các ngày đặc biệt như các ngày lễ. Học sinh vẽ tranh, viết các từ vào tranh để trưng bày. Khi tham gia hoạt động này các em sẽ được ôn luyện củng cố vốn từ. Giáo viên thường xuyên tổ chức, khuyến khích học sinh làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành các projects và trình bày trước lớp để các em thi đua tìm ra sản phẩm tiêu biểu nhất trưng bày ở phòng học hoặc góc học tập của lớp mình. Trang trí lớp học cho Trung Thu và Lễ Giáng Sinh Người thực hiện: Trần Văn Lý – Trường Tiểu học Khánh Nhạc A 20
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy-học từ vựng cho học sinh Trường Tiểu học Khánh Nhạc A, huyện Yên Khánh. Thông qua hoạt động nêu trên giáo viên có thể phát huy được tất cả điểm mạnh của học sinh. Các em có cơ hội được thể hiện mình, hoạt động này lôi cuốn được đông đảo học sinh tham gia một cách chủ động và tích cực, chính vì thế hiệu quả của việc học từ vựng được nâng cao. b. Tạo môi trường Tiếng Anh ngoài lớp học. Ngoài phòng học Tiếng Anh học sinh cũng được tiếp xúc với môi trường Tiếng Anh ngoài lớp học như hành lang, cầu thang, thư viện cầu thang, thư viện xanh, hàng cây biết nói,… Đây cũng là những hình thức tạo cho học sinh có được môi trường ngôn ngữ hiệu quả và tiện lợi. Học sinh được tiếp xúc với môi trường ngay từ cổng trường, học sinh được tiếp xúc với tiếng Anh ngay khi ra chơi và khi đang chơi. Hàng cây biết nói ở khu vực sân trường Khuôn viên hành lang, tường được vẽ (treo tranh) theo chủ điểm Người thực hiện: Trần Văn Lý – Trường Tiểu học Khánh Nhạc A 21
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy-học từ vựng cho học sinh Trường Tiểu học Khánh Nhạc A, huyện Yên Khánh. ¬ Khu vực cầu thang, thư viện thân thiện Các hình thức trên không chỉ giúp học sinh ôn tập kiến thức mà còn tạo điều kiện cho các em hình thành phát triển những năng lực, phẩm chất cần thiết. c. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp bằng tiếng Anh như sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh, múa hát sân trường, trò chơi dân gian, đóng kịch, kể chuyện, đọc thơ, vè, diễn thời trang,…Đây là những hoạt động không chỉ thu hút được số lượng đông đảo học sinh tham gia, mà còn mang lại hiệu quả rất cao, có tác dụng rất tích cực đến thái độ của các em đối với tiếng Anh. Học sinh không những có cơ hội bổ sung, ôn tập, ghi nhớ từ vựng mà còn giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, các em có cơ hội học hỏi, giao lưu với bạn bè, có cơ hội được thể hiện mình,… Sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh Người thực hiện: Trần Văn Lý – Trường Tiểu học Khánh Nhạc A 22
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 276 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 190 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 177 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 42 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 30 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 71 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn